1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Nghề phục vụ nam hốt bạc​
    Sáng kiến sử dụng nhân viên nam cho toàn bộ phận bán hàng, tiếp thị, lễ tân, chăm sóc khách hàng của Công ty mỹ phẩm Printem ở Trung Quốc đã phát huy tác dụng. Chỉ trong một thời gian ngắn, doanh số bán hàng của công ty tăng vọt và số khách hàng nhân đôi.
    Một xu hướng kinh doanh giải trí mới đang được giới kinh doanh ở Hong Kong, Thượng Hải và Nam Kinh (Trung Quốc) ưa chuộng là sử dụng nhân viên nam để rút hầu bao của các quý bà, quý cô ?orủng rỉnh? tiền bạc và có đời sống phong lưu. Theo các nhà xã hội học, đây là một dấu hiệu cho thấy sự ?ođổi ngôi ngoạn mục? của phụ nữ và đàn ông Trung Quốc.
    "Phụ nữ luôn cảm thấy mình xinh đẹp và đáng yêu hơn khi đứng trước đàn ông. Ngay chính các chàng trai cũng cảm thấy có hứng hơn để làm việc". Một nhân viên PR của công ty đã tâm sự như vậy. Tất nhiên, các nhân viên nam phải học kỹ năng bán hàng và có ý thức trau chuốt hình thức hơn.
    Câu lạc bộ Hoa Vũ nhỏ bé nhưng rất nổi bật ở thành phố Nam Kinh nhờ đội ngũ nhân viên phục vụ là 50 tiếp viên nam, ăn mặc đúng mốt, lịch lãm trong bộ comple chỉnh tề, tóc vuốt keo bóng lộn. Họ là những "kỹ nam" theo đúng nghĩa, chỉ mua vui chứ không phục vụ ***. Đó là những bậc thầy trong nghệ thuật quyến rũ và chinh phục phái đẹp. Cứ 3 tháng một lần các kỹ nam được tham gia khóa huấn luyện kỹ năng cơ bản bắt buộc, đặc biệt là kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, cách lắng nghe, tiếp chuyện và ngôn ngữ cơ thể.
    "Bạn luôn phải quan sát và lắng nghe để hiểu khách muốn gì. Nếu khách chưa cảm thấy thoải mái, hãy nói chuyện để tạo không khí vui vẻ và tin cậy. Chưa hết, bạn phải đoán trước hành động của khách, khi nào họ muốn uống, lúc nào họ muốn tâm sự. Và cuối cùng là cách nhận tiền boa thật khéo léo. Cho dù bản thân có chuyện gì thì trước mặt khách, bạn chỉ được phép cười và cười thật tươi". Đó là những kiến thức rất sơ đẳng mà họ được học qua khóa huấn luyện.
    Còn nếu muốn trở thành một kỹ nam giỏi, ngoài vẻ bề ngoài bắt mắt, mỗi người đều phải biết khai thác điểm mạnh của mình và tìm ra các ?ochiêu thức tiếp thị? riêng thu hút khách. Khách hàng của những CLB này thường là các nữ doanh nhân hoặc quý bà, quý cô có hầu bao rủng rỉnh. Đến đây, những kỹ nam chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm sẽ tạo cho họ cảm giác mình là người phụ nữ tuyệt vời, đáng để đàn ông trên khắp hành tinh khao khát.
    Chi phí cho những giây phút lãng mạn, cho những lời đường mật rót vào tai họ là khoảng 20.000 nhân dân tệ một giờ. Trong 2 năm qua, đã có hơn 100 quán có tiếp viên nam mọc lên ở Hong Kong, Thượng Hải, Nam Kinh. Sự bùng nổ này bắt nguồn từ Nhật Bản, lan sang Trung Quốc và nhanh chóng trở thành ?omốt thời thượng? nhằm đáp ứng nhu cầu của các quý bà, quý cô giàu có mà phần lớn tôn thờ cuộc sống độc thân hay thích cuộc sống độc lập.
    Nỗi phiền lòng duy nhất của các kỹ nam là phải phục vụ quý bà có máu ghen. Nhiều người phải nhịn nhục, bị mắng nhiếc vô cớ, nhưng vẫn phải cười, lịch sự tiễn khách để lần sau họ lại tới. Có người phải cố uống nhiều rượu hơn để được trả thù lao cao.
    Không biết vì loại dịch vụ này độc đáo hay vì giá quá rẻ (khoảng 100 nhân dân tệ cho mỗi hợp đồng) mà chỉ sau 2 ngày đăng quảng cáo công ty đã nhận được hàng loạt e-mail từ phía những phụ nữ quan tâm và chỉ trong một thời gian ngắn những mẩu tin quảng cáo dịch vụ kiểu này trở nên phổ biến trên các trang web.
    Các "oshiin nam? thường được trả lương theo giờ, có thể được yêu cầu vào bất cứ lúc nào, bất cứ việc gì, như hộ tống khách đi mua sắm, tiếp rượu bữa ăn hoặc giúp giải sầu khi khách cô đơn, hay đơn giản chỉ là phục vụ những tư tưởng lãng mạn của họ.
    Được mikvaki88 sửa chữa / chuyển vào 01:17 ngày 02/05/2007
  2. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Hướng đến đô thị loại I -TP Cần Thơ ?ovề đích sớm? ?
    ....................................................................................................................
    Phấn đấu trở thành đô thị loại I trước năm 2010 là một trong những mục tiêu quan trọng mà TP Cần Thơ đang tập trung đầu tư, thực hiện. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hiện nay TP Cần Thơ đã đạt nhiều tiêu chí và có khả năng sẽ trở thành đô thị loại 1 vào năm 2009.
    Sau ba năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và hai năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về ?oXây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?, TP Cần Thơ đã có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng phát triển toàn diện. GDP tăng bình quân 15,6%, thu nhập bình quân đầu người tăng 22,9%, vốn đầu tư trên địa bàn tăng 2,3 lần... Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, bộ mặt đô thị cũng có nhiều đổi thay. Nhiều dự án, công trình có tính chất cấp vùng đã được triển khai, đang hoàn thành, như: Cảng Cái Cui, cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ, Quốc lộ 1, đường Bốn Tổng - Một Ngàn, đường Nam Sông Hậu... càng tạo điều kiện cho Cần Thơ ngày càng vươn lên tầm của một trung tâm động lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
    Hiện nay, tại khu vực nội đô thành phố, nhiều công trình giao thông được nâng cấp, sửa chữa và đưa vào sử dụng như: đường Trần Ngọc Quế, Ngô Hữu Hạnh, cầu Ninh Kiều, cầu Rạch Ngỗng 2... Rất nhiều công trình khác (từ nguồn vốn của Trung ương đầu tư trên địa bàn và vốn ngân sách của thành phố) đang được triển khai để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chỉnh trang, phát triển đô thị như: kè Xóm Chài, kè bảo vệ khu vực cồn Cái Khế, kè rạch Khai Luông, kè rạch Cái Khế, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, đường Mậu Thân - Sân bay Trà Nóc, nhà máy xử lý nước thải Hưng Phú... Cùng với sự đầu tư của Nhà nước là việc tham gia tích cực của các doanh nghiệp và người dân, nhiều khu đô thị mới đã hình thành ở khu vực Nam sông Cần Thơ, Quốc lộ 91B, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, khu vực cồn Cái Khế, Cồn Khương... góp phần mở rộng, phát triển không gian đô thị.
    Song song với đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, một mục tiêu lớn mà TP Cần Thơ phấn đấu là trở thành đô thị loại I trước năm 2010, theo tinh thần Nghị Quyết 45 của Bộ Chính trị đã xác định. Từ năm 2006 thành phố đã xây dựng đề án ?oNâng cấp TP Cần Thơ lên đô thị loại I trước năm 2010? để đánh giá lại hiện trạng đô thị, đồng thời đề ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Theo đánh giá của Sở Xây dựng thành phố, đơn vị chủ trì thực hiện đề án, tại thời điểm đề án được thông qua, TP Cần Thơ đã đạt được gần 63 điểm/100 điểm của tiêu chí về đô thị loại 1. Trong đó, một số tiêu chí như: chức năng đô thị, tổng thu ngân sách, cân đối thu chi ngân sách, mức tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo, phát triển nhà ở, cấp nước sạch, mật độ dân số nội thị... đều đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn thấp nên hạn chế lớn nhất của thành phố hiện nay là cơ sở hạ tầng đô thị, vì còn nhiều tiêu chí đạt thấp như: giao thông (đạt 25%), thoát nước mưa và thoát nước bẩn (đạt 25%), tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, mật độ dân số thấp... Đòi hỏi thành phố phải có nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thiện.
    TP Cần Thơ có thuận lợi để thực hiện mục tiêu đề ra, vì ngoài việc đầu tư kinh phí, Chính phủ quyết định thông qua Quy hoạch chung xây dựng TP Cần Thơ đến năm 2025. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để thành phố thực hiện đô thị hóa. Trước khi trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch này, Bộ Xây dựng và thành phố đã tổ chức nhiều cuộc lấy ý kiến các chuyên gia đầu ngành về quy hoạch, kể cả trong và ngoài nước. Nhiều chuyên gia nhận định, TP Cần Thơ có nhiều cơ sở trở thành thành phố cấp khu vực Đông Nam Á. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính cho biết: ?oTiêu chí về vị trí của Cần Thơ đã đảm bảo. Các tiêu chí về mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp có thể được xem xét khi công nhận là đô thị loại 1, do đặc thù là thành phố đồng bằng, với đặc trưng sông nước. Tuy nhiên, tiêu chí về hạ tầng không thể ?onương nhẹ?, vì cơ sở hạ tầng của thành phố còn phục vụ cho cả hơn 17 triệu dân của ĐBSCL?. Sắp tới đây, khi sân bay quốc tế Cần Thơ đưa vào sử dụng, cầu Cần Thơ thông xe, Cụm cảng biển số 6 với cảng chính là Cái Cui vào hoạt động... cơ sở hạ tầng của thành phố tương đối đảm bảo, vai trò trung tâm càng thể hiện rõ hơn. Thứ trưởng Trần Ngọc Chính, khẳng định: ?oVới đà phát triển như hiện nay, TP Cần Thơ có thể được công nhận là đô thị loại I vào cuối năm 2008 hoặc đầu năm 2009?.
    Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ *************** cũng đã đồng ý về mặt nguyên tắc cho ?oBộ Xây dựng và thành phố được thuê chuyên gia nước ngoài tham gia lập quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng đô thị. Thủ tướng nhấn mạnh: Bộ Xây dựng và TP Cần Thơ phải chọn tư vấn thật sự có ?otầm cỡ? để quy hoạch TP Cần Thơ trở thành thành phố văn minh, hiện đại; xứng đáng là thành phố trung tâm động lực của Đồng bằng sông Cửu Long, cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Công. Đầu tư xây dựng TP Cần Thơ là trách nhiệm chung không chỉ của Cần Thơ, vì đầu tư phát triển Cần Thơ là đầu tư cho Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước?.
    Ngoài các dự án, công trình đã triển khai, hiện nay nhiều dự án quy mô có tác động lớn đến sự phát triển của thành phố đang được các bộ, ngành Trung ương và thành phố khẩn trương hoàn tất thủ tục để triển khai xây dựng trong thời gian tới, như: Dự án đường Nam sông Hậu, dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, dự án nâng cấp Quốc lộ 91... TP Cần Thơ càng có thêm nhiều cơ hội để phát triển toàn diện.
    Nguồn:http://www.baocantho.com.vn/vietnam/kinhte/52127/

  3. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ: Cuồng sát vì ham muốn vợ của người khác

    [​IMG]
    Chiều 4/5, Trần Vũ Phong đã được đưa từ phòng hậu phẫu sang Khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa Trung ương - Cần Thơ. Y đã tự sát sau khi giết chết người tình là cô Lê Thị Bích Tuyền.

    Bốn vết đâm thủng bụng, thủng gan và tá tràng của Phong không còn đe dọa tính mạng, tuy nhiên ******** của Phong là cô Lê Thị Bích Tuyền thì đã chết bởi 14 nhát đâm của Phong.
    Trần Vũ Phong 24 tuổi, ở số 152/54/32D, Lạc Long Quân, phường 3 (quận 11, TPHCM). Cô Lê Thị Bích Tuyền 19 tuổi, ở ấp Tầm Vu 2, xã Thạnh Hòa (Phụng Hiệp, Hậu Giang). Hai người ở xa nhau khoảng 200 km nhưng quen nhau là do Bích Tuyền lên thăm anh trai ở TPHCM mà gặp Phong.
    Khi gặp Phong thì Bích Tuyền đã có chồng người Đài Loan và cô đang làm thủ tục xuất cảnh. Nhưng Phong bất chấp điều đó, vẫn muốn sống với Bích Tuyền.
    Gia đình hai bên phát hiện ra sức ngăn cản. Cách nay 1 tháng, gia đình Phong tổ chức cưới vợ cho Phong. Bích Tuyền cũng hoàn thành thủ tục và khoảng 15 ngày nữa sẽ xuất cảnh theo chồng. Tuy nhiên, 2 người vẫn liên lạc với nhau.
    Ngày 2/5, Phong từ TPHCM về Hậu Giang đưa Bích Tuyền lên khách sạn Thiên Lộc 2 ở phường Cái Khế (TP Cần Thơ) thuê phòng ngủ với mục đích giết Bích Tuyền rồi tự sát.
    Dọc đường, Phong mua 2 con dao Thái Lan. Đêm 2/5, sau khi ân ái, Phong đã dùng dao đâm Bích Tuyền, sau đó tự đâm vào bụng mình. Sáng 3/5, khi phát hiện thì Bích Tuyền đã chết còn Phong được đưa đi cấp cứu.
    (TH8X)

  4. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    8X đưa "người yêu" vào khách sạn để... tự sát
    Bất chấp sự ngăn cấm của bố mẹ và chuẩn bị xuất cảnh sang Đài Loan để đoàn tụ với chồng, Tuyền vẫn "đi lại" với Phong - người đã có vợ. Xin phép bố mẹ đi uống cà phê, Tuyền được Phong đưa vào khách sạn và bỏ mạng tại đây.

    Lúc 7h ngày 3/5, tại khách sạn Thiên Lộc 2 (138 đường CMT8, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều) đã xảy ra một vụ án mạng thương tâm. Nạn nhân là Lê Thị Bích Tuyền (19 tuổi, ngụ ở ấp Tầm Vu 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đã bị đâm chết tại phòng nghỉ số 23. Bên cạnh xác của Tuyền còn có Trần Vũ Phong (24 tuổi, ngụ tại 152/54/32D đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TP HCM) cũng đang hấp hối vì lòi ruột ra ngoài.
    Ngay lập tức sự việc được nhân viên khách sạn Thiên Lộc 2 báo cho Công an quận Ninh Kiều, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH và Phòng Kỹ thuật hình sự CATP Cần Thơ đến khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và điều tra vụ việc.
    Theo nhân viên khách sạn, lúc 17h ngày 2/5, Tuyền, Phong và anh Lưu Triều Hưng (25 tuổi, ngụ ở 145/52, KP 11, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP HCM) đến thuê 2 phòng 22 và 23 để nghỉ, trong đó Phong và Tuyền nghỉ cùng phòng 23.
    Đến 7h sáng 3/5, Hưng thức dậy sang phòng của Tuyền và Phong thì thấy cả hai đang nằm bất động. Tuyền đã chết, còn Phong bị thương nặng hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
    Theo lời kể của ông Lê Văn Lựu (cha của Tuyền): Tuyền và Phong quen biết nhau hơn 6 tháng nay khi Tuyền lên nhà anh trai ở TP HCM chơi (anh trai Tuyền lấy em họ của Phong). Mặc dù biết Tuyền đã có chồng là người Đài Loan từ gần 1 năm về trước nhưng Phong vẫn cứ theo đuổi. Hai bên gia đình đã ngăn cản mối tình ngang trái này vì Phong đã có vợ hơn một tháng nay, còn Tuyền chuẩn bị xuất cảnh qua Đài Loan đoàn tụ cùng chồng.
    Lúc 15h ngày 2/5, Tuyền xin phép mẹ ra quán gần nhà uống cà phê cùng Phong. Trước khi đi, Tuyền còn nói với mẹ là đi một lúc sẽ về nhưng gia đình đợi mãi chẳng thấy Tuyền về, bởi Phong đã đưa Tuyền lên Cần Thơ thuê khách sạn để nghỉ.
    Theo nhận định ban đầu của Cơ quan điều tra CATP Cần Thơ, đây là vụ án mạng liên quan đến mâu thuẫn tình cảm giữa Phong và Tuyền. Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn là Phong dùng hung khí đâm chết Tuyền rồi tự vẫn.
    Hiện vụ việc đang được CATP Cần Thơ tiếp tục điều tra, làm rõ.
    TH8X theo Công An Nhân Dân

  5. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    Chi 575 tỉ đồng để làm đẹp Cần Thơ
    [​IMG]
    Mô hình cảnh quan kè sông Cần Thơ - Ảnh: T.Thái

    TT - Tuyến kè dài 10km với tổng mức đầu tư 575 tỉ đồng, ngoài việc chống sạt lở còn là điểm nhấn cảnh quan, địa điểm du lịch.
    Sông đẹp nhưng thiếu kè
    Bến Ninh Kiều (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) nằm ngay trên ngã ba sông, nơi vàm Cần Thơ tiếp giáp với sông Hậu và xung quanh có nhiều công trình cổ kính rất đẹp và thơ mộng nên nơi này là một trong những điểm đến được du khách lựa chọn khi đặt chân đến đất Tây đô. Nơi đây, khách du lịch tập trung rất đông, trong khi đó công viên nhỏ hẹp nên khách bộ hành chừng năm phút là hết chỗ để đi.
    Gần đây, nhiều người dân thành phố Cần Thơ rất vui khi biết được chính quyền thành phố đã có chủ trương xây dựng kè dọc theo hai bên sông Cần Thơ và liên hoàn với bến Ninh Kiều hiện nay. Dự án này sẽ là điểm nhấn, tô điểm cho vẻ đẹp đô thị sông nước Tây đô. ?oSông Cần Thơ chảy uốn lượn quanh thành phố rất đẹp. Tuy nhiên, hiện nay nhà cửa cất san sát không theo trật tự qui hoạch nào hết. Nếu hai bờ sông thành phố được làm kè đàng hoàng thì sông Cần Thơ sẽ trở nên địa điểm rất đẹp và thơ mộng? - một du khách nói.
    Theo đơn vị thiết kế (Công ty Tư vấn xây dựng công trình thủy lợi I và Viện Khoa học thủy lợi miền Nam), tuyến kè hai bên sông Cần Thơ dài khoảng 10km, tuyến bờ trái (quận Ninh Kiều) bắt đầu từ cầu Cái Sơn đến nhà khách số 2 (giáp bến Ninh Kiều hiện nay). Tuyến bờ phải (quận Cái Răng) bắt đầu từ cầu Cái Răng đến cầu Quang Trung.
    Theo ông Võ Hiển - phó phòng thiết kế (Công ty Công trình thủy lợi I) - ngoài phần kè chính còn có phần công viên sau kè: gồm những công trình kiến trúc tạo nên cảnh quan đô thị như vỉa hè, kết hợp với các bồn hoa, lan can mỹ thuật tạo không gian phục vụ giải trí cho nhân dân vui chơi, sinh hoạt thể thao, đồng thời tăng vẻ mỹ quan cho khu vực du lịch ven sông... ?oCông trình kè sông Cần Thơ là một trong những công trình lớn nhất mà đơn vị thực hiện tại ĐBSCL. Với công trình này, bộ mặt đô thị thành phố Cần Thơ sẽ thay đổi rất nhiều? - ông Hiển nhận định.
    Giải tỏa 680 hộ
    Thành phố Cần Thơ có rất nhiều sông, rạch lớn nhỏ chảy uốn lượn quanh thành phố. Theo nhận định của chuyên gia kiến trúc, đây là một lợi thế trời cho, là điều kiện hết sức lý tưởng để phát triển thành phố đẹp và thơ mộng. Tuy nhiên, hiện nay ven theo các con sông, rạch ở thành phố Cần Thơ có rất nhiều nhà cửa cất lấn chiếm, xả rác xuống sông, chất thải các nhà máy xí nghiệp chưa được xử lý thải trực tiếp ra sông làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm nhiều con sông ?oqua đời?, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của các dòng sông. Thời gian qua, tình trạng sạt lở đã phá hủy nhiều công trình công cộng, nhà cửa của người dân.
    Trong lần báo cáo của đơn vị tư vấn thiết kế với Thường trực Thành ủy Cần Thơ gần đây về phương án xây dựng kè hai bên sông Cần Thơ, ông Nguyễn Tấn Quyên - bí thư Thành ủy thành phố Cần Thơ - nhấn mạnh: công trình kè sông Cần Thơ không chỉ là công trình chống sạt lở, khắc phục tình trạng lấn chiếm, san lấp ven bờ sông của các hộ dân cư mà còn là điểm nhấn cảnh quan, là địa điểm du lịch khi khách đặt chân đến thành phố Cần Thơ. Ông Quyên nói: ?oThành phố chúng ta có những yếu tố để trở thành một thành phố đẹp, lý tưởng trong tương lai?.
    Thành ủy, UBND TP Cần Thơ đã thống nhất chọn phương án kết cấu kè là dạng tường đứng trên nền cọc kết hợp với mái nghiêng và dạng tường cừ bêtông ứng suất kết hợp với mái nghiêng. Lãnh đạo Thành ủy Cần Thơ cũng thống nhất trước mắt chỉ giải tỏa trong phạm vi 15m kể từ vị trí tuyến công trình vào trong bờ, dự kiến có khoảng 680 hộ bị giải tỏa, tổng mức đầu tư dự án khoảng 575 tỉ đồng.
    TẤN THÁI
    (tuoitre.com.vn)
    Được kitty_cantho sửa chữa / chuyển vào 16:40 ngày 18/05/2007
    Được kitty_cantho sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 18/05/2007
  6. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34

    ?oVề miền Tây ?" thăm đất Hậu Giang?




    (VietNamNet) - Miền Tây được biết đến với những con sông chạy dài xa tít tắp, chiếc cầu khỉ chênh vênh bắc qua nhiều con rạch ngoằn nghèo. Miền Tây - ?otình phù sa tuy đục mà trong?. Về miền Tây thăm đất Hậu Giang. Miền Tây, đến một lần rồi say mình trước những dòng sông thương nhớ. Để nhớ, nhớ mãi rồi lại tìm về!
     
    Miền Tây hiện ra với hai bờ sông san sát những căn nhà mái tôn đơn sơ, nằm chông chênh trên những cây cọc tràm hoặc xi măng. Dưới bến, những đứa trẻ đen nhẻm vùng vẫy trong dòng nước màu xám, toe toét cười, vẫy vẫy tay chào khách với những nụ cười rộng mở, vô lo.
     
    Đến với vùng đất này, du khách lên thuyền rồi lướt qua những rặng cây, những làng nghề, vườn ăn trái. Mỗi chỗ, dừng chân một chút để thưởng thức cái đặc sắc của đặc sản miền Tây cũng như sự tiếp đón ân cần, niềm nở của người dân nơi đây.
     
    Một trong những thú vui của du lịch miền Tây là thăm các làng nghề, các lò bánh, lò cốm. Cơ sở sản xuất bánh giấy của chị Nguyễn Thị Út lúc nào cũng có khách ghé thăm. Những cái bánh giấy hình bán cầu vàng nhạt, bánh khoai hình tròn vàng nâu, lấm tấm mè, trông thật hấp dẫn. Thử một cái, bánh nóng hổi, dòn rùm rụm, nhanh chóng tan trong miệng, để lại vị ngòn ngọt của đường cát, vị beo béo của nước dừa và mùi thơm ngào ngạt của vani, của mè.
     
    Lò cốm của anh Phạm Văn Hồ gần đó. Cả đoàn đứng quanh xem anh thợ trẻ tên Ba làm việc. Chỉ với khoảng 2 lon thóc nếp, sau khi rang với cát nóng, thóc nở bung ra thành một rổ bỏng trắng bóc. Sàng cát và vỏ trấu, bỏng được ngào đường trộn nước cốt dừa rồi ép khuôn, cắt thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật.
     
    Xưởng sản xuất kẹo dừa của anh Trần Văn Minh nằm trên một nhánh nhỏ của sông Tiền. Nước cốt dừa được cô trong những cái chảo to đến khi đặc sánh rồi đổ ra khay chờ khô, cắt thành viên rồi gói giấy, đóng bao?Những đôi mắt thán phục nhìn con dao trên tay chị Vui, vợ anh Minh, lướt trên những mảng kẹo, chia ra thành những viên nhỏ đều tăm tắp...
    [​IMG]

    Rừng tràm, đặc trưng sông nước miền Tây. Ảnh: Giao Thủy
     
    Thuyền tiếp tục lướt qua những rặng sú, rặng bần, những vườn nhãn trĩu quả để cập bến cù lao An Bình, với mầu xanh ngút ngàn của những vườn cây ăn trái. Chúng tôi mê mải ngắm những chùm chôm chôm đỏ lấp ló sau những tán lá xanh, hỏi chú Bảy Râu, chủ nhà: ?oSao chú không hái, để chín, lỡ rụng, uổng!?. Chú Bảy cười hồn hậu, lắc đầu: ?oHái chi! Để khách dùng cho thoải mái! Đáng bao nhiêu!?. Phía sau nhà là vườn sầu riêng rậm rạp. Gió từ dòng kênh thổi tới, đưa mùi hương đặc trưng của trái chín lan tỏa khắp không gian làm ngất ngây du khách.
     
    Bữa trưa dọn ra dưới bóng râm của những tàng cây trĩu quả. Chỉ là những món ăn bình dân miệt vườn: Canh cải xanh nấu gừng, cá kèo kho khô, đậu cô ve xào, tôm rim?Vậy mà thật ngon! Có lẽ nhờ nguyên liệu ?otại chỗ? tươi rói? Tôi nói ý này với chú Bảy, chú gật đầu: ?oMiệt vườn này năm nào cũng có lũ. Cực thì cực thật nhưng nhờ lũ mà cù lao được bồi đắp phù sa. Nên cây trồng ở đây thứ gì cũng ngon ngọt!?.
     
    Sau bữa trưa, chúng tôi được nằm nghỉ ngơi trên những cái võng trong vườn. Vừa đu đưa, vừa lắng nghe chim hót, cũng là một cái thú khó tìm ở thành phố. Đâu đó vọng lại tiếng gáy của cu cườm. Tiếng kêu thân thuộc kéo tôi về thời thơ ấu đầy ắp tiếng chim cu. Dạo đó, tôi hay cùng bọn trẻ trong xóm lội qua con sông nhỏ trước nhà mùa nước cạn, sang bờ bên kia hái sim. Những trái sim chín mọng, đen bóng, ngọt lừ?
     
    Sống ở thành phố, rất lâu rồi tôi không được nghe tiếng cu gáy. Những quả sim và dòng sông cạn, nước trong vắt, lơ thơ chảy, cuốn theo những viên sỏi trắng phau dưới đáy thường trở về, khắc khoải trong nỗi nhớ của tôi về một miền đất kỷ niệm. Thật kỳ lạ, là ngay ở đây, trên miền Tây xa xôi này, tôi lại được trở về với tuổi thơ qua tiếng chim gù, sống động và tươi rói.
    Thuyền lại tiếp tục len lỏi giữa những làng nuôi cá bè sầm uất trên sông Hậu. Mỗi nhà bè là một thế giới thu nhỏ với mọi hoạt động của cuộc sống từ: ăn uống, tắm rửa, học hành, yêu nhau và sinh con đẻ cái?
    Vào nhà của anh Hưng, cả đoàn quây lại ngắm những đàn cá ba-sa, cá điêu hồng, cá rô phi? tranh nhau nhảy lên đớp mồi. Dưới ánh nắng, vảy của chúng óng ánh như pháo hoa trong đêm hội. Một cảnh tượng hiếm hoi mà nếu không đến miền Tây, sẽ chẳng bao giờ tôi được thấy.
    Nghề dệt thổ cẩm ở làng Chăm cũng là điểm đến lý thú. Không chỉ để chọn lựa vài thứ trong số đủ loại thổ cẩm về làm quà, mà còn có thể ngắm các cô gái Chăm duyên dáng bên khung dệt, nghe tiếng lách cách vui tai của thoi đưa.
    Thành phố Cần Thơ, thủ phủ miền Tây, nơi sầm uất nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài 65km bên bờ sông MeKong huyền thoại. Một đêm ở lại ?oTây Đô?, tôi đã lang thang khắp thành phố trên chiếc xe đạp lôi đặc trưng miền Tây của ông Sáu Thơ. Và cảm thấy nơi đây cũng thật bình yên lạ, không thấy có chuyện bị cướp giật đêm hôm như các thành phố lớn. 
     
    Đến bến Ninh Kiều, một thắng cảnh của Cần Thơ, ông Sáu đưa tay chỉ ra sông: ?oSắp tới đây, chính quyền sẽ cho xây một tuyến kè dài 10km, dọc theo hai bên sông, nối với bến Ninh Kiều?. Giọng ông đầy tự hào: ?oMức đầu tư đến 575 tỉ đồng lận!?. Tôi thoáng chút ngạc nhiên, một người dân bình dị như ông Sáu mà cũng rành phương án qui hoạch vậy sao?
     
    Ngày thứ 3, thuyền lướt qua những đám lục bình xanh ngắt đang lừ đừ trôi, những khu rừng tràm rậm rạp, những chiếc ghe chở đầy trái cây đủ màu, rau xanh đủ loại đang băng băng trên dòng sông, ngang qua những chiếc xuồng ba lá có những cô gái đang rướn người, gồng mình khoát mái chèo?, đến chợ nổi Cái Răng.
    [​IMG]

    Buôn bán trên sông nước ở Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ. Ảnh: Giao Thủy
     
    Chợ đang giữa buổi, san sát đủ loại ghe thuyền với cách giới thiệu sản phẩm độc đáo: một cây sào (cây bẹo) treo hàng hóa cắm trước mũi. Cứ nhìn vào những ?ocây bẹo? sẽ biết trên ghe bán gì: bầu bí, dưa hấu, hành củ, sắn nước, khoai mì, khoai lang... Ngoài ra, trong chợ còn có những chiếc ghe dịch vụ, như những cái quán di động, phục vụ các nhu cầu khác: đồ ăn, thức uống, thuốc men?, và cả nhu cầu làm đẹp: cắt tóc, gội đầu, mát-xa, xông hơi, bấm huyệt?
     
    Không chụp giật, chèo kéo hay có bất cứ hành động chèn ép khách mà để khách đến tự chọn tự cảm nhận và tự thấy thích thú theo những cách riêng. Chỉ rất bình thường, bình dị từ hành động, lời nói, cách tiếp đãi ân cần, người dân vùng sông nước nơi đây đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng du khách.
    Tất cả những hình ảnh đó sẽ còn níu kéo chúng tôi trở lại vùng đất đã trở nên thân thương này không chỉ một lần nữa? Tạm biệt Hậu Giang, chào thành phố Cần Thơ yêu mến, chia tay miền Tây nhưng câu hát về một vùng đất Nam Bộ của nhạc sĩ Trần Long Ẩn cứ vương mãi trong trí óc tôi, đan xen nhiều cảm xúc lẫn lộn.
    ?oVề miền Tây thăm đất Hậu Giang.
    Thương câu hát để ru bao đời.
    Thương cây lúa lớn nhanh theo người.
    Dầm mưa dãi nắng, tưới xanh ruộng đồng?.
    Đời vui, nước trôi ngược dòng.
    Tình phù sa tuy đục mà trong .
    Trông con nước nó trôi lạng lùng.
    Thương ôi chín nhánh sông quê mình.
    Cần Thơ gạo trắng, nước trong là đây?
     
    (Trích ?oĐàn sáo Hậu Giang? của nhạc sĩ Trần Long Ẩn)                



    Trần Thị Giao Thủy
    http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/05/699408/
  7. sun_forever

    sun_forever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    2.871
    Đã được thích:
    34

    ?oVề miền Tây ?" thăm đất Hậu Giang?




    (VietNamNet) - Miền Tây được biết đến với những con sông chạy dài xa tít tắp, chiếc cầu khỉ chênh vênh bắc qua nhiều con rạch ngoằn nghèo. Miền Tây - ?otình phù sa tuy đục mà trong?. Về miền Tây thăm đất Hậu Giang. Miền Tây, đến một lần rồi say mình trước những dòng sông thương nhớ. Để nhớ, nhớ mãi rồi lại tìm về!
     
    Miền Tây hiện ra với hai bờ sông san sát những căn nhà mái tôn đơn sơ, nằm chông chênh trên những cây cọc tràm hoặc xi măng. Dưới bến, những đứa trẻ đen nhẻm vùng vẫy trong dòng nước màu xám, toe toét cười, vẫy vẫy tay chào khách với những nụ cười rộng mở, vô lo.
     
    Đến với vùng đất này, du khách lên thuyền rồi lướt qua những rặng cây, những làng nghề, vườn ăn trái. Mỗi chỗ, dừng chân một chút để thưởng thức cái đặc sắc của đặc sản miền Tây cũng như sự tiếp đón ân cần, niềm nở của người dân nơi đây.
     
    Một trong những thú vui của du lịch miền Tây là thăm các làng nghề, các lò bánh, lò cốm. Cơ sở sản xuất bánh giấy của chị Nguyễn Thị Út lúc nào cũng có khách ghé thăm. Những cái bánh giấy hình bán cầu vàng nhạt, bánh khoai hình tròn vàng nâu, lấm tấm mè, trông thật hấp dẫn. Thử một cái, bánh nóng hổi, dòn rùm rụm, nhanh chóng tan trong miệng, để lại vị ngòn ngọt của đường cát, vị beo béo của nước dừa và mùi thơm ngào ngạt của vani, của mè.
     
    Lò cốm của anh Phạm Văn Hồ gần đó. Cả đoàn đứng quanh xem anh thợ trẻ tên Ba làm việc. Chỉ với khoảng 2 lon thóc nếp, sau khi rang với cát nóng, thóc nở bung ra thành một rổ bỏng trắng bóc. Sàng cát và vỏ trấu, bỏng được ngào đường trộn nước cốt dừa rồi ép khuôn, cắt thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật.
     
    Xưởng sản xuất kẹo dừa của anh Trần Văn Minh nằm trên một nhánh nhỏ của sông Tiền. Nước cốt dừa được cô trong những cái chảo to đến khi đặc sánh rồi đổ ra khay chờ khô, cắt thành viên rồi gói giấy, đóng bao?Những đôi mắt thán phục nhìn con dao trên tay chị Vui, vợ anh Minh, lướt trên những mảng kẹo, chia ra thành những viên nhỏ đều tăm tắp...
    [​IMG]

    Rừng tràm, đặc trưng sông nước miền Tây. Ảnh: Giao Thủy
     
    Thuyền tiếp tục lướt qua những rặng sú, rặng bần, những vườn nhãn trĩu quả để cập bến cù lao An Bình, với mầu xanh ngút ngàn của những vườn cây ăn trái. Chúng tôi mê mải ngắm những chùm chôm chôm đỏ lấp ló sau những tán lá xanh, hỏi chú Bảy Râu, chủ nhà: ?oSao chú không hái, để chín, lỡ rụng, uổng!?. Chú Bảy cười hồn hậu, lắc đầu: ?oHái chi! Để khách dùng cho thoải mái! Đáng bao nhiêu!?. Phía sau nhà là vườn sầu riêng rậm rạp. Gió từ dòng kênh thổi tới, đưa mùi hương đặc trưng của trái chín lan tỏa khắp không gian làm ngất ngây du khách.
     
    Bữa trưa dọn ra dưới bóng râm của những tàng cây trĩu quả. Chỉ là những món ăn bình dân miệt vườn: Canh cải xanh nấu gừng, cá kèo kho khô, đậu cô ve xào, tôm rim?Vậy mà thật ngon! Có lẽ nhờ nguyên liệu ?otại chỗ? tươi rói? Tôi nói ý này với chú Bảy, chú gật đầu: ?oMiệt vườn này năm nào cũng có lũ. Cực thì cực thật nhưng nhờ lũ mà cù lao được bồi đắp phù sa. Nên cây trồng ở đây thứ gì cũng ngon ngọt!?.
     
    Sau bữa trưa, chúng tôi được nằm nghỉ ngơi trên những cái võng trong vườn. Vừa đu đưa, vừa lắng nghe chim hót, cũng là một cái thú khó tìm ở thành phố. Đâu đó vọng lại tiếng gáy của cu cườm. Tiếng kêu thân thuộc kéo tôi về thời thơ ấu đầy ắp tiếng chim cu. Dạo đó, tôi hay cùng bọn trẻ trong xóm lội qua con sông nhỏ trước nhà mùa nước cạn, sang bờ bên kia hái sim. Những trái sim chín mọng, đen bóng, ngọt lừ?
     
    Sống ở thành phố, rất lâu rồi tôi không được nghe tiếng cu gáy. Những quả sim và dòng sông cạn, nước trong vắt, lơ thơ chảy, cuốn theo những viên sỏi trắng phau dưới đáy thường trở về, khắc khoải trong nỗi nhớ của tôi về một miền đất kỷ niệm. Thật kỳ lạ, là ngay ở đây, trên miền Tây xa xôi này, tôi lại được trở về với tuổi thơ qua tiếng chim gù, sống động và tươi rói.
    Thuyền lại tiếp tục len lỏi giữa những làng nuôi cá bè sầm uất trên sông Hậu. Mỗi nhà bè là một thế giới thu nhỏ với mọi hoạt động của cuộc sống từ: ăn uống, tắm rửa, học hành, yêu nhau và sinh con đẻ cái?
    Vào nhà của anh Hưng, cả đoàn quây lại ngắm những đàn cá ba-sa, cá điêu hồng, cá rô phi? tranh nhau nhảy lên đớp mồi. Dưới ánh nắng, vảy của chúng óng ánh như pháo hoa trong đêm hội. Một cảnh tượng hiếm hoi mà nếu không đến miền Tây, sẽ chẳng bao giờ tôi được thấy.
    Nghề dệt thổ cẩm ở làng Chăm cũng là điểm đến lý thú. Không chỉ để chọn lựa vài thứ trong số đủ loại thổ cẩm về làm quà, mà còn có thể ngắm các cô gái Chăm duyên dáng bên khung dệt, nghe tiếng lách cách vui tai của thoi đưa.
    Thành phố Cần Thơ, thủ phủ miền Tây, nơi sầm uất nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài 65km bên bờ sông MeKong huyền thoại. Một đêm ở lại ?oTây Đô?, tôi đã lang thang khắp thành phố trên chiếc xe đạp lôi đặc trưng miền Tây của ông Sáu Thơ. Và cảm thấy nơi đây cũng thật bình yên lạ, không thấy có chuyện bị cướp giật đêm hôm như các thành phố lớn. 
     
    Đến bến Ninh Kiều, một thắng cảnh của Cần Thơ, ông Sáu đưa tay chỉ ra sông: ?oSắp tới đây, chính quyền sẽ cho xây một tuyến kè dài 10km, dọc theo hai bên sông, nối với bến Ninh Kiều?. Giọng ông đầy tự hào: ?oMức đầu tư đến 575 tỉ đồng lận!?. Tôi thoáng chút ngạc nhiên, một người dân bình dị như ông Sáu mà cũng rành phương án qui hoạch vậy sao?
     
    Ngày thứ 3, thuyền lướt qua những đám lục bình xanh ngắt đang lừ đừ trôi, những khu rừng tràm rậm rạp, những chiếc ghe chở đầy trái cây đủ màu, rau xanh đủ loại đang băng băng trên dòng sông, ngang qua những chiếc xuồng ba lá có những cô gái đang rướn người, gồng mình khoát mái chèo?, đến chợ nổi Cái Răng.
    [​IMG]

    Buôn bán trên sông nước ở Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ. Ảnh: Giao Thủy
     
    Chợ đang giữa buổi, san sát đủ loại ghe thuyền với cách giới thiệu sản phẩm độc đáo: một cây sào (cây bẹo) treo hàng hóa cắm trước mũi. Cứ nhìn vào những ?ocây bẹo? sẽ biết trên ghe bán gì: bầu bí, dưa hấu, hành củ, sắn nước, khoai mì, khoai lang... Ngoài ra, trong chợ còn có những chiếc ghe dịch vụ, như những cái quán di động, phục vụ các nhu cầu khác: đồ ăn, thức uống, thuốc men?, và cả nhu cầu làm đẹp: cắt tóc, gội đầu, mát-xa, xông hơi, bấm huyệt?
     
    Không chụp giật, chèo kéo hay có bất cứ hành động chèn ép khách mà để khách đến tự chọn tự cảm nhận và tự thấy thích thú theo những cách riêng. Chỉ rất bình thường, bình dị từ hành động, lời nói, cách tiếp đãi ân cần, người dân vùng sông nước nơi đây đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng du khách.
    Tất cả những hình ảnh đó sẽ còn níu kéo chúng tôi trở lại vùng đất đã trở nên thân thương này không chỉ một lần nữa? Tạm biệt Hậu Giang, chào thành phố Cần Thơ yêu mến, chia tay miền Tây nhưng câu hát về một vùng đất Nam Bộ của nhạc sĩ Trần Long Ẩn cứ vương mãi trong trí óc tôi, đan xen nhiều cảm xúc lẫn lộn.
    ?oVề miền Tây thăm đất Hậu Giang.
    Thương câu hát để ru bao đời.
    Thương cây lúa lớn nhanh theo người.
    Dầm mưa dãi nắng, tưới xanh ruộng đồng?.
    Đời vui, nước trôi ngược dòng.
    Tình phù sa tuy đục mà trong .
    Trông con nước nó trôi lạng lùng.
    Thương ôi chín nhánh sông quê mình.
    Cần Thơ gạo trắng, nước trong là đây?
     
    (Trích ?oĐàn sáo Hậu Giang? của nhạc sĩ Trần Long Ẩn)                



    Trần Thị Giao Thủy
    http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/05/699408/
  8. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    Bi hài quanh Vietnam Idol
    Có thí sinh quá tự tin vào giọng hát của mình nên "hiên ngang" nói với giám khảo: "Tại sáng nay, em làm sao chứ ở nhà em hát hay lắm, ai cũng khen hết, giám khảo chấm đậu em đi. Vào vòng trong, em hát hay cho nghe".
    Cần Thơ

    Một thí sinh gốc Tây Nguyên, đang học tại Đại học Cần Thơ phi thân đánh rầm từ cánh gà ra giữa sân khấu cất cao giọng: "Ôi con chim, con chim, con chim Katu... ú... u" một tràng khiến cả ban giám khảo giật mình rồi phải "dừng hàng" với lời nhắc: "Xin con chim Katu...ú..u vui lòng giới thiệu tên mình".

    Người miền Tây nổi tiếng chất phác, có sao nói vậy, khi biết mình đã bị loại, một nữ thí sinh thật thà tâm sự với giám khảo: "Em mà rớt, chắc má cạo đầu em. Mấy bữa nay, viện lý do đi thi, em bắt bả nấu cơm, dành thời gian cho em luyện giọng mà. Em hứa với bả, mai mốt thành sao, em thuê chục người nấu cơm luôn".

    Có thí sinh, quá tự tin vào giọng hát của mình nên "hiên ngang" nói với giám khảo: "Tại sáng nay, em làm sao chứ ở nhà em hát hay lắm, ai cũng khen hết, giám khảo chấm đậu em đi. Vào vòng trong, em hát hay cho nghe".

    Một nam thí sinh khác, khi biết vòng thi thử giọng chỉ đơn giản là hát, không nhạc đệm, đã đề nghị giám khảo... tưởng tượng là có ban nhạc. Anh vừa giải thích vừa diễn tả: "Nhạc dạo. Trống dzô nè... Kèn... Rồi... Bắt đầu hát nha...".

    Đỉnh điểm của cái sự thật thà là khi một thí sinh bước vào phòng thi với gương mặt bí xị, giám khảo hỏi: "Sao mặt em bí xị vậy? Ăn sáng chưa?". Thí sinh thật thà: "Dạ sáng nay, nôn nóng đi thi quá, chưa kịp ăn gì nên bây giờ đói lắm".

    Giám khảo: "Có bánh mì đây nè, ăn hông?". Thí sinh: "Ăn chứ". Rồi vừa nhai nhồm nhoàm, thí sinh vừa dặn giám khảo: "Đợi xíu nha! Ăn xong em hát cho giám khảo nghe...".

    Đà Nẵng

    Một chàng thí sinh, chắc xem quá nhiều chương trình Thúy Nga Asia nên chơi toàn nhạc hải ngoại. Bị đánh hỏng, anh ngơ ngác: "Ủa, em hát hay mà?"

    Giám khảo Siu Black đã ngơ ngẩn vì có thí sinh, thay vì giới thiệu và hát, đã xin ban giám khảo cho mình được "nói vài lời". Và vài lời của nàng kéo thành bài diễn văn dài lê thê, sau đó xin phép chốt lại là: "Em rất thần tượng chị Siu Black. Em thi, thắng thua không quan trọng. Chỉ cần em được hát cho chị Siu nghe là em vui rồi...".

    Nàng rớt. Để an ủi, giám khảo Tuấn Khanh đề nghị: "Em nói thần tượng chị Siu thì bây giờ anh mời em đến bắt tay chị Siu, xem như kỷ niệm được gặp thần tượng của mình". Lập tức cô nàng ngoảnh mặt: "Thôi, rớt rồi. Bắt tay chi nữa".

    TPHCM

    Ở cụm này, thí sinh ăn mặc "hot" hơn hẳn những điểm thi khác. Có em mặc áo hai dây "mát mẻ", khiến ban giám khảo không có chỗ để dán số báo danh, vì sợ đụng chỗ nhạy cảm đành... kiếm miếng băng keo dán luôn số lên người.

    Có em còn để luôn cả áo chip ở nhà, cúi chào thật thấp để mong được "chiếu cố", khiến các vị giám khảo hãi hùng không dám ngước nhìn.

    Hài hước nhất là có bạn thí sinh đem xoài dưới quê lên tặng Ban giám khảo, lập tức "được" anh chàng MC Nguyên Vũ la váng lên: "Cho mình xem hai trái xoài của bạn được không?". Không biết MC nổi tiếng với câu nói cửa miệng "Đúng rồi" này sợ thí sinh "lừa" hay xưa nay chưa thấy xoài bao giờ...

    (Theo Tuổi Trẻ Cười)
    www.dantri.com.vn
  9. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    Bi hài quanh Vietnam Idol
    Có thí sinh quá tự tin vào giọng hát của mình nên "hiên ngang" nói với giám khảo: "Tại sáng nay, em làm sao chứ ở nhà em hát hay lắm, ai cũng khen hết, giám khảo chấm đậu em đi. Vào vòng trong, em hát hay cho nghe".
    Cần Thơ

    Một thí sinh gốc Tây Nguyên, đang học tại Đại học Cần Thơ phi thân đánh rầm từ cánh gà ra giữa sân khấu cất cao giọng: "Ôi con chim, con chim, con chim Katu... ú... u" một tràng khiến cả ban giám khảo giật mình rồi phải "dừng hàng" với lời nhắc: "Xin con chim Katu...ú..u vui lòng giới thiệu tên mình".

    Người miền Tây nổi tiếng chất phác, có sao nói vậy, khi biết mình đã bị loại, một nữ thí sinh thật thà tâm sự với giám khảo: "Em mà rớt, chắc má cạo đầu em. Mấy bữa nay, viện lý do đi thi, em bắt bả nấu cơm, dành thời gian cho em luyện giọng mà. Em hứa với bả, mai mốt thành sao, em thuê chục người nấu cơm luôn".

    Có thí sinh, quá tự tin vào giọng hát của mình nên "hiên ngang" nói với giám khảo: "Tại sáng nay, em làm sao chứ ở nhà em hát hay lắm, ai cũng khen hết, giám khảo chấm đậu em đi. Vào vòng trong, em hát hay cho nghe".

    Một nam thí sinh khác, khi biết vòng thi thử giọng chỉ đơn giản là hát, không nhạc đệm, đã đề nghị giám khảo... tưởng tượng là có ban nhạc. Anh vừa giải thích vừa diễn tả: "Nhạc dạo. Trống dzô nè... Kèn... Rồi... Bắt đầu hát nha...".

    Đỉnh điểm của cái sự thật thà là khi một thí sinh bước vào phòng thi với gương mặt bí xị, giám khảo hỏi: "Sao mặt em bí xị vậy? Ăn sáng chưa?". Thí sinh thật thà: "Dạ sáng nay, nôn nóng đi thi quá, chưa kịp ăn gì nên bây giờ đói lắm".

    Giám khảo: "Có bánh mì đây nè, ăn hông?". Thí sinh: "Ăn chứ". Rồi vừa nhai nhồm nhoàm, thí sinh vừa dặn giám khảo: "Đợi xíu nha! Ăn xong em hát cho giám khảo nghe...".

    Đà Nẵng

    Một chàng thí sinh, chắc xem quá nhiều chương trình Thúy Nga Asia nên chơi toàn nhạc hải ngoại. Bị đánh hỏng, anh ngơ ngác: "Ủa, em hát hay mà?"

    Giám khảo Siu Black đã ngơ ngẩn vì có thí sinh, thay vì giới thiệu và hát, đã xin ban giám khảo cho mình được "nói vài lời". Và vài lời của nàng kéo thành bài diễn văn dài lê thê, sau đó xin phép chốt lại là: "Em rất thần tượng chị Siu Black. Em thi, thắng thua không quan trọng. Chỉ cần em được hát cho chị Siu nghe là em vui rồi...".

    Nàng rớt. Để an ủi, giám khảo Tuấn Khanh đề nghị: "Em nói thần tượng chị Siu thì bây giờ anh mời em đến bắt tay chị Siu, xem như kỷ niệm được gặp thần tượng của mình". Lập tức cô nàng ngoảnh mặt: "Thôi, rớt rồi. Bắt tay chi nữa".

    TPHCM

    Ở cụm này, thí sinh ăn mặc "hot" hơn hẳn những điểm thi khác. Có em mặc áo hai dây "mát mẻ", khiến ban giám khảo không có chỗ để dán số báo danh, vì sợ đụng chỗ nhạy cảm đành... kiếm miếng băng keo dán luôn số lên người.

    Có em còn để luôn cả áo chip ở nhà, cúi chào thật thấp để mong được "chiếu cố", khiến các vị giám khảo hãi hùng không dám ngước nhìn.

    Hài hước nhất là có bạn thí sinh đem xoài dưới quê lên tặng Ban giám khảo, lập tức "được" anh chàng MC Nguyên Vũ la váng lên: "Cho mình xem hai trái xoài của bạn được không?". Không biết MC nổi tiếng với câu nói cửa miệng "Đúng rồi" này sợ thí sinh "lừa" hay xưa nay chưa thấy xoài bao giờ...

    (Theo Tuổi Trẻ Cười)
    www.dantri.com.vn
  10. wine_biber

    wine_biber Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Mảnh giấy tình yêu
    (Em tình cờ đọc được một câu chuyện trên báo svvn mà em thấy là rất hay. em muốn gửi lên để các anh chị cùng xem)
    Chúng tôi yêu nhau được hai năm. Có lúc vui, lúc buồn , lúc hoà hợp....lúc cải vả. Có một lần chúng tôi cải nhau rất lâu. Không ai chịu ngưng và không ai chịu nghĩ là mình sai. Thậm chí tôi còn muốn nói chia tay cho xong chuyện.
    Lúc đó anh bảo "bây giờ chúng ta sẽ cố gắng bình tỉnh . Anh và em mỗi người lấy ra một mảnh giấy nhỏ và hãy viết vào đó tất cả những gì khó chịu về nhau mà từ trước đến giờ không nói ra. Rồi chúng ta sẽ đổi cho nhau và xem sau đó chúng ta có thể tiếp tục được không.
    Tôi đang rất tức giận nên tôi ngồi viết hết 15 phút . Tôi viết tất cả những gì đáng ghét nhất ở anh ta mà tôi nghĩ là tôi phải chịu đựng suốt thời gian qua. Anh cũng ngồi viết rất lâu.Sau đó chúng tôi đổi giấy cho nhau.
    Chưa lúc nào tôi lại xấu hổ như việc mình làm lúc đó.Tôi chỉ muốn giật lại tờ giấy mà mình đã đưa cho anh ấy thôi. Nhưng tôi không thể làm thế được. Khi tôi đọc xong mảnh giấy mà anh đưa cho tôi , tôi đã khóc vì xúc động. Bởi vì trong tờ giấy của anh , anh cũng viết kính nhưng chỉ có duy nhất một câu " anh yêu em"..Và sau lần đó thì chúng tôi không còn giận nhau

Chia sẻ trang này