1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên "chạy sô" giúp việc nhà​
    "Ngày 6/8: Ủi đồ, rửa chén và lau sàn bếp. Lau nhà, nhớ lau sạch cầu thang và thanh vịn...". Sau khi đọc mảnh giấy nhỏ treo sau cánh cửa, Thanh cắm đầu vào công việc. Cũng như Thanh, nhiều nữ sinh viên (SV) đã chọn giúp việc nhà là cách làm thêm hữu hiệu trong dịp hè này để kiếm tiền trang trải học hành.
    Nhận "tiền tươi" mỗi ngày
    Đây là hè đầu tiên Thanh (quê Nghệ An, SV trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) xa gia đình. Sau những ngày bù đầu với sách vở, cô chỉ muốn lên tàu về quê, ao ước được thư giãn trong khu vườn rợp bóng mát của gia đình. Nhưng nghĩ đến tiền mua vé tàu, nan giải hơn là chi phí học hành đến mấy triệu đồng cho năm học mới, Thanh phát hoảng. Thế là ngày ngày, Thanh đến xếp hàng ở các trung tâm giới thiệu việc làm.
    Khó tìm được những việc "ngon ăn" như bán hàng, dạy kèm... nhìn tới nhìn lui Thanh thấy còn sót lại một số công việc như giúp việc nhà, tiếp thị sản phẩm... "SV trí thức như tụi mình mà lại đi làm giúp việc nhà à? Lỡ ai nhìn thấy, về quê kể thì xấu hổ chết!" - Thanh nhớ lại cảm giác miễn cưỡng khi bắt đầu công việc làm thêm này. Thế nhưng, sau hơn một tuần thử sức, Thanh đã không còn ngần ngại. Mỗi tuần, cô chạy như con thoi giữa ba gia đình ở Q.1, Q.3 và Q.6 (TP.HCM) để kịp "tiến độ" công việc. "Dù làm công việc này nhưng mình luôn được chủ nhà tôn trọng, lại được nhận "tiền tươi" mỗi ngày" - Thanh cho biết. Chịu khó "chạy sô", mỗi ngày Thanh kiếm được gần 100 ngàn đồng.
    Nguyễn Thị Nghĩa (quê Long An, SV trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đã có thâm niên trong nghề này. Ban đầu, Nghĩa cũng chăm chăm tìm chỗ dạy kèm cho phù hợp với "mác" cô giáo tương lai. Nghĩa so sánh: "Dạy kèm không hề dễ: phải biết tính nết học trò, phải soạn bài giảng, giờ giấc cố định mà thu nhập lại không cao. Trong khi đó, chỉ cần vui vẻ, trung thực, siêng năng là có thể trở thành người giúp việc với tiền công khá cao". Mỗi tuần, Nghĩa dành 4 buổi đến giúp việc cho 2 gia đình. Mỗi buổi, Nghĩa làm trong vòng 3 tiếng (8 ngàn đồng/giờ) nhưng chủ nhà thường "làm tròn" lên đến 30 ngàn đồng, có khi 40 ngàn đồng trả công cho Nghĩa. Bên cạnh đó, chủ nhà còn hay mời Nghĩa ăn cơm, thỉnh thoảng có thức ăn ngon lại bảo Nghĩa mang về nhà trọ... Ngoài thu nhập khá (dư tiền gửi về cho mẹ), Nghĩa còn học được rất nhiều "bí kíp" nấu ăn từ bếp của những bà nội trợ.
    Giữ gìn "thương hiệu" sinh viên
    Nguyễn Thị Nghĩa được đối xử ưu ái vì cô "chịu khó, làm việc sạch sẽ" theo như nhận xét của anh, chị Thanh Hà - Xuân Hương (nhà ở đường 3 Tháng 2, P.14, Q.10, TP.HCM). Chị Hương cho biết, trước đây chị từng thay 6 người giúp việc trong vòng 6 tháng vì không hợp. "Những người khác cầm tay chỉ việc có khi không hiểu, còn SV nói ít hiểu nhiều. Các em biết quý thời gian nên tới là cắm đầu làm ngay", chị Hương so sánh. Chuyện xảy ra gần đây khiến chủ nhà càng thêm ấn tượng tốt về người giúp việc: lúc ủi đồ, Nghĩa phát hiện trong túi ông chủ có tiền và đã tự động trả lại. Hỏi chuyện, Nghĩa nói giản dị: "Nếu mình gian dối thì sẽ gây khó khăn cho những người giúp việc đến sau và ảnh hưởng đến danh dự của giới SV nói chung"... Chính nhiều "điểm cộng" như vậy nên Nghĩa được chủ nhà đề nghị chuyển đến ở chung và làm việc lâu dài. Thậm chí, khi vào năm học mới, chủ nhà sẽ "chạy" theo lịch học của Nghĩa để bố trí giờ giấc thuận tiện cho cô!
    Còn Thu Sương (SV trường ĐH Mở TP.HCM) cho hay, làm nghề này khá nhẹ nhàng nhưng cũng không ít thử thách. Đó là những khi chủ nhà tạo "tình huống giả" (để tiền, vật hớ hênh...) để thử lòng người giúp việc. Cũng có một số chủ nhà vô cùng khó tính, kỹ lưỡng, ví dụ yêu cầu người giúp việc phải giữ miếng vải chùi chân lúc nào cũng sạch sẽ, trắng tinh như... khăn lau mặt. "Đôi khi mình thấy may mắn khi được "tôi luyện" bản lĩnh chịu đựng, thích nghi trong những môi trường như vậy. Nếu chủ nhà khó tính mà cuối cùng cũng hài lòng về bạn, thì càng đáng tự hào chớ sao!", Sương khẳng định.
    Hầu hết những SV làm nghề giúp việc đều không muốn người khác gọi mình là "ô-sin". Theo các bạn, gọi như vậy chẳng khác gì đầy tớ; còn các bạn chỉ giúp việc theo giờ và nếu cần, có thể chủ động đề nghị ngưng hợp đồng nếu thấy công việc không phù hợp hoặc chủ nhà đối xử không tốt.
    Như Lịch
  2. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Bà Mười Xiềm bị "ăn theo" thô bạo​
    Từ khi đi Mỹ về, bà Mười Xiềm ở Cần Thơ - nghệ nhân đại diện Việt Nam dự Lễ hội văn hóa dân gian do Viện Smithsonian tổ chức tại Washington D.C (Mỹ) - bán bánh xèo không ngơi tay. Thế nhưng thương hiệu Mười Xiềm đang có nguy cơ bị triệt tiêu...
    Thương hiệu nổi tiếng
    Bà Mười Xiềm nói, mọi lần đi chợ tốn ngoài trăm ngàn là mua đủ vật dụng để bán, giờ phải chi chừng năm, bảy trăm ngàn đồng. Con cháu trong nhà làm không ngơi tay, bữa nào khách đông bà phải rủ bà con lối xóm lại giúp và chia nhau chút đỉnh tiền công xá. Khách của bà Mười Xiềm giờ không chỉ bà con lối xóm của khu Trà Nóc, mà còn là thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên, du khách từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận đến ăn. Trong khi đó, cái quán lá đơn sơ của bà Mười Xiềm nằm tuốt trong một con đường ngoại ô heo hút. Mới đây, nhân dịp khai trương mở rộng nhà sách tại Cần Thơ, các thành viên của Công ty Văn hóa Phương Nam đã đưa nguyên đoàn quan khách từ Sài Gòn xuống đi ăn bánh xèo Mười Xiềm. Không cao lương mỹ vị gì nhưng khi vừa gói cái bánh xèo giòn rụm, vừa nghe bà Mười kể chuyện tây, chuyện ta, lại thêm tiếng ếch nhái, ễnh ương ì ộp quanh nhà thì tất thảy mọi người đều bảo "Đã!".
    Tuyệt đại đa số khách từ xa đến đều bảo họ biết đến bánh xèo Mười Xiềm là qua báo chí. Thử vào trang web tìm kiếm Google, gõ tên "bà Mười Xiềm", trong 0,25 giây cho ra... 5.690 trang thông tin có tên bà Mười! Hầu như tất thảy báo chí trong và ngoài nước đều thông tin đậm về sự kiện bà Mười đi Mỹ. Có thể kể ra: "Mười Xiềm đi Mỹ", "Mười Xiềm nổi lửa đổ bánh xèo tại Washington D.C", "Hoan hô bà Mười Xiềm" (Thanh Niên), "Mười Xiềm đi sứ bánh tét" (Sài Gòn Tiếp Thị), "Bánh xèo đi Mỹ" (Sài Gòn Giải Phóng)...
    Khi bà Mười qua Mỹ, rất nhiều bà con xa xứ đến tìm gặp bà vì "Tui đọc Báo Thanh Niên điện tử biết bà, giờ tới gặp nói chuyện chơi cho đỡ nhớ quê mình". Rõ ràng, bà Mười Xiềm đã hoàn thành xuất sắc vai trò một "sứ giả văn hóa" đem chuông đi đánh xứ người. Và báo chí đã góp phần không nhỏ trong việc định hình một thương hiệu chỉ trong thời gian rất ngắn. Bà Mười cũng lật đật... tăng giá một cái bánh xèo từ 3 ngàn đồng lên 5 ngàn đồng. Bà hịch hạc nói: "Hổng phải tui đi Mỹ về bày đặt... làm giá cao nghen. Tại tui thấy khách ăn bây giờ toàn người ở chợ không à, tui phải mua tép lớn hơn một chút, mua thêm thịt thà vô nữa thành thử hổng lời lóm hơn trước nhiêu đâu. Mà tại mấy cô quảng cáo cho tui quá chừng, tui phải làm sao cho xứng, để người ta đừng chê. Lúc này tui... có tiếng rồi mà".
    "Ăn theo" kiểu... hỗn!
    Quả tình việc định hình thương hiệu của bà Mười Xiềm là chuyện mà bất kỳ nhà kinh doanh dù tiếng tăm cỡ nào cũng phải... thèm! Khi bà Mười chưa đi Mỹ, tại tọa đàm "Liên kết giải pháp phát huy giá trị đặc sản truyền thống" do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức tại Cần Thơ, có một số công ty đã ký kết bản ghi nhớ sẽ giúp đỡ khi bà Mười đi Mỹ trở về; đại biểu huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) thì tài trợ nếp cho bà gói bánh, chỉ mong sao bà Mười nói giùm cho một tiếng "Dẻo vậy là nhờ tui gói nếp Phú Tân nghen".
    Tuần trước, một doanh nhân địa phương lân cận đã nhờ báo chí "nói giúp" với bà Mười cho họ một cuộc hẹn. Điều họ muốn thương thảo hợp tác là: một là mời bà Mười đứng bán giúp những ngày cuối tuần, có xe đưa đón đàng hoàng; hai là mời bà Mười lên hợp tác làm một tháng ẩm thực mang tên Mười Xiềm; ba là nhượng quyền thương hiệu "Mười Xiềm" và họ cam đoan sẽ chỉ kinh doanh một điểm duy nhất tại địa phương đó mà thôi. Hào hứng báo tin, ai dè bà ỉu xìu: "Hổng được rồi cô ơi. Họ nói tui giờ là người của Nhà nước rồi. Tui ký rồi, nội trong vòng 3 năm tui chỉ làm với họ thôi". Ủa, "họ" nào mà mang danh Nhà nước nói kỳ vậy nè!
    Sáng 9/8, tôi trở lên quán bà Mười. Hỡi ôi! Tấm bảng "Bánh xèo Mười Xiềm" có tấm hình bà Mười tráng bánh, có biểu tượng nhà ***g Chợ cổ Cần Thơ rất tình tự dân tộc do Báo Sài Gòn Tiếp Thị treo tặng ngay chính diện đã bị lột xuống, thay vào đó là bảng hiệu của... Công ty du lịch Phù Sa, trực thuộc Công ty nông súc sản xuất nhập khẩu Cần Thơ. Dường như bảng hiệu chưa đã, công ty này còn chơi luôn một hộp đèn chần dần. Ông chồng bà Mười méo miệng than: "Hôm đó tui không cự nự là mấy ổng bắt dẹp sạch tấm bảng Mười Xiềm rồi. Đây là nhà tui, người ta ăn là ăn bánh xèo Mười Xiềm mà sao tui hổng được quyền". Mà quả tình, giữa bánh xèo Mười Xiềm, ai nấy đều biết tiếng và Phù Sa - một khu du lịch vẫn còn còn vắng khách - thì đâu là chủ thể đây? Đạo đức kinh doanh ở đâu?
    Hỏi ra mới biết, theo thỏa thuận bà Mười sẽ sang khu du lịch Phù Sa bán 2 ngày cuối tuần, mỗi ngày được trả lương 300 ngàn đồng và kéo dài trong 3 năm. Nghe thì có vẻ lớn (đối với một nông dân, chứ đối với nghệ nhân thì chưa chắc), mỗi năm được chừng 30 triệu, nhưng khổ nỗi bà chỉ được lãnh theo tuần, làm tới đâu lãnh tới đó. Nếu vậy thì can cớ gì để treo bảng hiệu kiểu này. Bà Mười nói: "Họ có tài trợ tui một số món đồ: mấy bộ bàn, 20 cái dĩa, 40 cái chén, cái tủ lạnh 3,6 triệu nhưng tiền điện tui trả, đưa tui 4,8 triệu nhưng chỉ để làm cầu tiêu cho du khách...". Chỉ có vậy mà thôi.
    Nhìn kỹ bảng hiệu của công ty này mới thấy tên bà Mười nhỏ xíu so với thương hiệu công ty và lại còn chi chít thông tin về tour, tuyến, địa điểm du lịch... Một đồng nghiệp cùng đi phán một câu: "Mấy cha nội này "ăn theo" mà... vừa hỗn, vừa tham". Dù trong thỏa thuận với bà Mười chỉ có hợp tác 2 ngày cuối tuần mà thôi, nhưng trên hộp đèn lại thông báo giờ bán các ngày còn lại, kiểu như đây là vệ tinh của Phù Sa. Tôi hỏi bà Mười vậy chớ họ có trả thêm một khoản nào khác không? Bà Mười chất phác trả lời: "Thôi kệ cô ơi. Trời cho mình làm ăn khá thì mình khá. Giờ mình nói ra thì người ta nói mình tham tiền của người ta".
    Tôi đặt lại vấn đề của doanh nhân địa phương lân cận về hợp tác kinh doanh và nhượng quyền thương hiệu, bà Mười nói: "Để tui xin phép mấy ông Phù Sa coi thử nghen cô". Bà nói thêm: "Hôm trước đi họp mấy ổng nói tui không làm cho Phù Sa thì cũng phải làm cho một điểm nào đó ở Cần Thơ chứ không đi xứ khác. Tại tui là người của Nhà nước rồi".
    Quả là một bà nông dân chất phác, coi trọng lời hứa, rất đáng kính trọng. Và bà luôn cho rằng mình chịu ơn "mấy ông Nhà nước" quá chừng (ý bà chỉ mấy ông doanh nghiệp), trong khi chính chúng ta mới là người chịu ơn khi bà đã quảng bá quá thành công hình ảnh Việt Nam tại Mỹ.
    Qua việc "hợp tác kinh doanh" mà bà Mười bị "ăn theo" một cách quá đáng như vậy, thấy nổi lên một số chuyện cần bàn. Cung cách làm ăn khá vụng về của một doanh nghiệp Nhà nước đã vô hình trung triệt tiêu thương hiệu Mười Xiềm. Tại sao lại có một số ý kiến quá cục bộ, địa phương khi cho rằng bà Mười ở trên đất Cần Thơ là chỉ được làm ở Cần Thơ? Việc địa phương đưa bà đi dự lễ hội không đồng nghĩa với việc bà không được tự do hành nghề theo cách của mình. Thứ nữa, Cần Thơ đang chuẩn bị cho năm du lịch quốc gia với mong muốn thu hút nhiều khách du lịch. Điều du khách cần là cái không gian dân dã quê mùa, nay không gian đó bị can thiệp thô bạo liệu họ có còn muốn đến? Đó là chưa tính đến khả năng dễ xảy ra khi các công ty lữ hành khác đưa khách đến, thấy nhà bà Mười đã trở thành vệ tinh của một công ty cùng ngành nghề liệu họ có đến lần thứ hai? Điều cuối cùng, các cơ quan văn hóa đưa bà Mười đi Mỹ nghĩ sao đây khi trong hợp đồng với Phù Sa có ghi bà sẽ có mặt tại nơi này cả các ngày lễ, Tết? Lỡ trong những dịp này Nhà nước cần bà Mười - mà nay là nghệ nhân, là sứ giả văn hóa - đi quảng bá, giao lưu thì sao?
    Xoay quanh sự kiện này sẽ không chỉ dừng lại ở chuyện xây dựng thương hiệu, chuyện PR, nhượng quyền kinh doanh, sản phẩm du lịch mới... Không hiểu, Cục Di sản văn hóa sẽ nghĩ sao trước việc một nghệ nhân, một "sứ giả" văn hóa phi vật thể đã bị "ăn theo" một cách thô bạo như vậy. Tiếc cho Cần Thơ - vốn đã nghèo sản phẩm du lịch - nay có nguy cơ mất luôn một thương hiệu quá thành công. Rốt cùng thấy thương bà Mười quá đỗi...
    Hồng Hạnh
  3. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Du lịch Trung Quốc "nói thách... như đùa"​
    TTC - Nhiều khách du lịch sang Trung Quốc, đã có nhiều kinh nghiệm ?oxương máu? trong việc mua sắm. Xứ sở của hàng nhái, cứ thật giả, giả thật chẳng biết lần vào chỗ nào. Vào xưởng chế tác ngọc mua con kỳ lân giá gần 400 tệ, tối ra khu Vương Phủ tỉnh thấy con lân cũng y chang giá vài chục tệ.
    Chiếc vòng đeo xúc xa xúc xắc ở tay mua ở Vạn Lý Trường Thành 30 tệ, đi mấy ngày thấy có nơi bán còn có 2 tệ. Tưởng chỉ có chợ Bến Thành nổi tiếng nói thách gấp 4, 5 lần khiến khách trả giá cỡ nào cũng dính chấu, đi rồi mới biết xứ mình còn thua xa vụ này. Các trung tâm mua sắm, chợ bình dân ở Bắc Kinh nói giá cao ngất trời mây.
    Một đôi vợ chồng trẻ hớn hở như vừa lập được một chiến tích khi chiếc ví nhái hàng hiệu nói giá 380 tệ mua được với giá 30 tệ. Chiếc áo sơ-mi nói giá 760 tệ, trả 80 tệ kỳ kèo vài tiếng bán ngay. Đôi giày nói 500 tệ, trả giá 50 tệ người bán chỉ vào chiếc giày cũ rách ngụ ý nói với giá ấy chỉ có thể mua được đôi giày như thế. Vậy mà cuối cùng vẫn bán.
    Người mua, kẻ bán mặc cả giống như cuộc đấu trí lẫn nhau... Người Trung Quốc có câu: "Ai không biết cười thì đừng nên mở tiệm!". Giá hầu hết các món hàng luôn được khách VN trả khởi điểm là 10%, vậy mà người bán vẫn cười hề hề. Dùng nghệ thuật kỳ kèo tới lui bán cho bằng được món hàng. Khi các du khách đã "rành 6 câu" kinh nghiệm trả giá rồi thì ngân khố đem theo đã cạn sạch. Ngẫm lại "hành trình" mua sắm càng thêm ấm ức. Đành buông câu an ủi muôn thuở: "Chắc là tiền nào của nấy thôi!".
    BO BO XÌ
  4. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Công chức & hội chứng 13 lá​
    TTC - Công chức có 8 giờ ở công sở, công chức mệt mỏi, công chức cần tìm nơi giải trí. Đơn thuần là nhậu nhẹt hay massage hoài thì cũng chán, công chức hiện tại đang ưa chuộng loại hình 13 lá. Nói thẳng ra là đánh bài, 4 tay thì gầy 1 sòng. Sòng lên, sòng xuống, sòng vui buồn lẫn lộn. Kể cả những chuyện cười ra nước mắt.
    "Kính mời tham dự chương trình Làm giàu không khó"
    Nguyên văn tin nhắn được M.H. soạn để rủ các chiến hữu gầy sòng là "Kính mời quý khách tham dự chương trình Làm giàu không khó. Thời gian 5h30 chiều. Địa điểm quán NN. Để thuận tiện cho cuộc chơi, đề nghị nhớ mang theo tiền". Nhóm của M.H. toàn là công chức trẻ, nên không cần bàn tính nhiều lắm về thời gian. Cứ tan sở là chơi thoải mái.
    Ban đầu, nhóm chỉ ngồi quán cà phê đơn thuần nói chuyện trên trời dưới đất. Nhưng về sau, ngồi hoài cũng buồn. Vậy là cùng nhau "Tiến lên". Tiến lên trước tiên là ghi điểm độ, theo kiểu ?oMày thua chịu mồi, tao thua chịu bia?. Càng về sau, mức độ gay cấn đã lên đến đỉnh điểm thì bỏ luôn chuyện độ điếc mà chuyển sang ăn tiền.
    Chung tiền tại quán thì kỳ, nên cả nhóm ngụy trang bằng cách cũng ghi điểm. Nhưng mỗi điểm được ghi tượng trưng cho số tiền tùy theo qui định. Tàn cuộc chơi, hễ ai âm điểm thì cứ chung tiền, ai điểm dương thì hả hê bỏ túi. Để thêm phần hoành tráng, nhóm quyết định đổi từ gầy sòng bằng ?oLàm giàu không khó?. Nghe cứ như đang tham dự gameshow trên đài truyền hình.
    Chưa đủ, hội còn định nghĩa như bài là dao, quán cà phê là chiến trận? Có lần vui miệng, một anh hét toáng lên: "Chủ quán ơi! Cho bọn tớ mượn con dao!". (Nghĩa là bán cho bộ bài). Bình thường, chủ quán hiểu tính, mang bài ra. Nhưng hôm ấy, có cô bé phục vụ mới, đã ngây thơ mang ra? con dao thiệt. Khiến cả bọn hết hồn. Mà công chức trẻ, mới tốt nghiệp đại học đâu phải khi nào cũng có tiền. Nên mới có chuyện ghi điểm sảng khoái xong đến lúc tính tiền, cả bọn đành cười trừ, vì có đứa nào còn tiền đâu mà chung chi!
    Trong lúc chủ quán thấy hội đánh bài ngày nào cũng tụ tập, cứ tưởng khách là dân sành điệu chính hiệu. Hóa đơn mang ra, tiền thức ăn lẫn tiền nước hơn 300.000đ. Một cậu đành hi sinh bỏ lại điện thoại, mai kiếm tiền chuộc. Mấy cậu còn lại ngượng ngùng nhìn nhau quyết tâm mai bỏ bài. Nhưng quyết tâm là quyết tâm, mai nhận được tin nhắn lại quên béng, và cùng ?oLàm giàu không khó?.
    Chưa xong, thấy cả bọn đánh bài, nhiều chiến hữu không đánh cũng kéo đến cổ vũ. Cổ vũ thì ít, mà chủ yếu ăn uống xong lập tức ?obye bye?, tiền thì đợi "bọn ác" kia sau khi "chém" nhau xong sẽ tính. Quá chán chiến hữu không mời, cả hội qui định chiến hữu thành nhiều thành phần ?oKhách mời? (những người được gọi điện thoại, hay nhắn tin mời tới ngồi nói cho khí thế), khách mời sẽ được chiêu đãi thức ăn và nước uống. ?oKhách giao lưu? (tự tới coi, tự uống nước, tự ăn và tự tính tiền, không ảnh hưởng đến ai).
    Chưa đã, một cậu còn đề xuất ai muốn tham gia chương trình ?oLàm giàu không khó? phải ký quỹ với giá 300.000đ/người để tham dự. Một chiến hữu chiều nay mới ký quỹ, mai đã nhắn tin mượn tiền lại để đóng tiền nhà trọ. Ăn thua đâu không thấy, chỉ thấy cuối tháng cả hội chạy nợ như điên để trang trải chi phí tạm. Chỉ có chủ quán cà phê là thoải mái nhất! Cứ thẳng tay tính giá thức uống và thức ăn.
    Đã bỏ tiền đánh bài chẳng lẽ cự nự chuyện giá cả đắt đỏ trong quán cà phê. Cả hội ngồi từ lúc tan sở cho đến lúc quán đóng cửa cũng chưa muốn về. Nể khách quen. Có lúc, chủ quán còn ưu tiên cho cả hội một bàn riêng để đánh? suốt đêm. Đánh suốt đêm rồi mai khóa điện thoại ngủ. Sếp có gọi thì cứ ?oDạ, sếp! Hôm qua em trúng gió. Hôm qua em bệnh. Hôm qua em bị ngộ độc thực phẩm...?. Sếp nghe lính nói vậy thì thương mà du di, chứ sếp đâu biết "Dạ, sếp! Cả đêm qua em trúng?. bài".
    Giết người có thưởng (!?)
    Công chức trẻ được thoải mái bao nhiêu về thời gian, thì công chức già lại khốn khổ bấy nhiêu. Công chức già mê chuyện đỏ đen lại càng khổ hơn, bởi điện thoại vợ réo, điện thoại con gọi về ngủ? Nhưng, cái khó ló cái khôn... Công chức già muốn "giải trí" bèn tìm cách đi học thêm Anh văn, luyện thi tại chức để nâng cao trình độ nhằm mau được đề bạt? Còn luyện ở đâu thì đố các nội thê biết được.
    Có công chức còn cao thủ hơn khi phát biểu: "Vợ tui bây giờ giỏi lắm mấy ông ơi! Tui đi làm về lúc 11h khuya, bả cho là sớm. Còn tui đi cả đêm thì bả nghĩ là mình ghé cơ quan học thi, nên cũng bình thường...". Hội công chức già chủ yếu đánh phỏm. Nên mỗi lần anh nào lỡ tay đánh ?obậy? con nào đó, để anh chàng khác câu được thì điệp khúc "Giết người có thưởng, giết người có thưởng!" lại vang lên rất? sống động.
    Khác với công chức trẻ, công chức già "giết người" toàn ngồi tại cơ quan. Chỉ cần thân thiết với anh bảo vệ thường trực chút xíu là ?oOK?. Mà cho dù không thân thiết thì bảo vệ cũng chẳng lên đến tận phòng làm việc của công chức làm gì. Nên không tốn tiền nước, không phải ghi điểm (rất dễ bị xù), hễ chơi ván nào thì tiền tươi ngay ván đó. Càng chơi, công chức già càng? máu. Chuyện công chức thua vài triệu một đêm rất bình thường. Công chức già có tiền, thua ngày nay thì mai gỡ. Mai không gỡ được thì mốt gỡ.
    Có công chức thua nhiều quá đâm cáu, nói: "Tao thua hết bán nhà? chơi tiếp. Tụi bây khỏi lo" (?). Có công chức bị vợ siết quá rát, không tham gia "giết người" được. Bèn bỏ ra hơn 500.000đ/tháng, kiếm một anh gia sư đang là sinh viên đến cơ quan dạy kèm Anh văn để che mắt vợ. Lấy lý do học ở cơ quan thoải mái hơn. Với lại, mỗi lần vợ gọi đến cơ quan đều nghe tiếng chồng và "thầy" hết ?oHello?, lại ?oGoodbye? thì tin? sái cổ!
    Với bình phong là gia sư, công chức dành hết thời gian trổ tài nghệ vào sòng. Trong lúc chờ tay, gia sư sẵn sàng làm người thế chỗ. Gia sư thỏ thẻ "Em ngồi cho? đủ tụ thôi. Chứ em có biết đánh đâu!". Ngồi đủ tụ chưa được 2 tiếng, gia sư đã đánh cho 3 người ngồi "không đủ tụ" thua liểng xiểng. Đau vì bị gia sư lừa, nhưng bởi gia sư không khai báo khi vợ hỏi, nên công chức bỏ ý định cho gia sư? mất dạy.
    Công chức khác đón con từ nhà trẻ thẳng về cơ quan, bật truyền hình cáp lên cho con ngồi coi ?oTom and Jerry?, còn mình thì coi? bài. Con đói, cứ bánh ngọt mà cầm lòng. Vừa được thoải mái chiến đấu, lại được vợ khen là chồng gương mẫu, vì biết làm việc cơ quan ngoài giờ, vẫn dành lo giáo dục cho con cái.
    Con đang coi ?oTom and Jerry?, thì đứt cáp. Con khóc đòi về, công chức đang thua nên cáu lắm. Vừa ẵm con ra xe, vừa lẩm bẩm: "Mồ tổ thằng truyền hình cáp, mày hại ông! Thà mày giết ông có hơn không?". Tiếng lầm bầm nghe tha thiết đến nao lòng!!!
    ÚT BI
  5. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Hành chính văn phòng: Có hẳn là nhàm chán?​
    Cả ngày ngồi văn phòng, "vật lộn" giữa đống giấy tờ, hồ sơ và làm công việc ngày nào cũng giống như ngày nào, sắp xếp và ghi chép. Đó là tất cả những gì người ta nghĩ về nghề hành chính văn phòng, một công việc theo ý kiến số đông là chẳng có lấy một phần trăm thú vị và hấp dẫn.
    Mai đi làm cho phòng hành chính của một doanh nghiệp nước ngoài đã được hai năm. Lúc đầu, mới bước chân vào nghề, cô cũng nghĩ rằng công việc của mình sẽ chẳng lấy gì làm thú vị, sẽ chỉ có 8 tiếng ngồi phòng giấy mỗi ngày với những hoạt động lặp đi lặp lại quanh đống sổ sách, hồ sơ. Thế nhưng ngay tuần làm việc đầu tiên, Mai đã phải nghĩ khác. Công việc hành chính bận rộn và có quá nhiều điều khiến cô không hề cảm thấy nghề của mình ?okhô cứng?.
    Nếu bạn chỉ nghĩ rằng công việc hành chính văn phòng chỉ xoay quanh việc tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu và các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc vận hành của công ty thì bạn nhầm; bởi với những người làm hành chính văn phòng thời buổi hiện nay, có khối việc mà có khi bạn phải làm ngoài giờ cho kịp tiến độ và môi trường làm việc sẽ không chỉ bó buộc trong một căn phòng.
    Dân hành chính văn phòng ngày nay chạy đi chạy lại như con thoi với vô số nhiệm vụ. Bên cạnh những công việc hàng ngày như quản lý và thực hiện việc đặt báo chí phục vụ nhu cầu của các phòng ban; chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ; quản lý công tác lễ tân, khánh tiết, đưa đón và tiếp khách cho công ty; đảm bảo tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ; mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm cho công ty? các nhân viên hành chính văn phòng còn phải ?oxông pha? với nhiệm vụ đối ngoại cho công ty; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty trong phạm vui chức năng, nhiệm vụ của mình?
    Mức lương của dân hành chính ở các công ty trong nước hiện nay khoảng 2-3 triệu/tháng. Với công ty nước ngoài, con số này sẽ là 300-450 USD/tháng; với những chức danh cao hơn, mức lương có thể là 1.000-2.000 USD/tháng.
    Do đó, trong mắt ban lãnh đạo, nhân viên hành chính văn phòng đóng vai trò khá quan trọng vì không ai khác, chính họ là người tư vấn sát sườn các vấn đề pháp lý cho lãnh đạo trong việc tổ chức chỉ đạo và thực hiện kinh doanh không phạm luật; xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của công ty?
    Với ?onúi? công việc ấy, dân hành chính văn phòng từ nhà quản trị cho đến đội ngũ nhân viên gần như phải thâu tóm, nắm bắt được tất cả mọi chuyện diễn ra trong công ty, đôi khi chính họ phải đứng ra giải quyết cả những vấn đề cá nhân không liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ; dung hòa các mối quan hệ của nhân viên vì lợi ích của công ty. Vì vậy, ngoài năng lực, họ còn cần có tố chất nhiệt tình, năng động, biết cảm thông và vô số những kỹ năng ?ogiắt lưng? khác để ứng biến khi cần.
    Hiện nay, dân hành chính văn phòng đã quen dần với cách làm việc theo cơ chế mở với tính chuyên nghiệp hóa ngày càng cao. Yêu cầu của các nhà tuyển dụng cũng đã khác nhiều so với trước. Họ đòi hỏi các ứng viên văn phòng phải đa năng, tức là có thể làm được nhiều việc như thư ký, văn thư, nhân sự, quan hệ đối ngoại, có kiến thức về kế toán, tiếp thị, kinh doanh?
    Ngoài việc là những trợ thủ đắc lực cho nhà quản lý, họ còn phải giỏi kỹ năng thực hành để làm việc có hiệu quả, sáng tạo và linh hoạt, không máy móc, cứng nhắc.
    Theo VÕ HIỀN - VTV
  6. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Tấm biển giữa Bangkok​
    Ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) có một tấm biển rất lớn. Lớn như những biển quảng cáo ngoài trời và khiến ai cũng chú ý. Nhưng điều mà nó làm người Thái giật mình hơn cả là dòng chữ in trên đó: "Hôm qua, Việt Nam bắt đầu chập chững... Hôm nay, họ sẽ vượt lên chúng ta. Đừng đợi đến cái ngày ấy. Chung lòng hợp sức xây dựng nước Thái".
    Tấm biển trên đặt ngay giao lộ Prachanukhun ở quận Chatuchak của Bangkok. Người Thái giật mình cũng phải. Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và ngày càng thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài. Trong khi đó, Thái Lan vừa trải qua cuộc "cải cách chính trị" hồi tháng 9 năm ngoái và dường như tốc độ phát triển của nước này có phần chậm lại. Việt Nam cũng chẳng phải xa xôi gì với Thái Lan. Hai nước đều nằm ngay trong khu vực Đông Nam Á. Không cần biết bao lâu Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan nhưng người Thái cứ lo trước đã.
    Thật vậy, người Thái nhắc đến Việt Nam nhiều trong thời gian gần đây. Một số tạp chí còn có các bài chuyên đề về Việt Nam mà gần đây nhất là tờ G-Mag dành hẳn 7 trang để nói về những thành tựu mà nước ta đạt được dưới nhan đề: Việt Nam trên đà phát triển. Ngoài trang bìa của tạp chí này là hình Thủ tướng *************** và nền cờ đỏ sao vàng nổi bật. Những người dân thường đôi khi cũng bàn tán về Việt Nam. Một ngày sau sự kiện 19.9.2006, tại ngôi đền Erawan ngay trung tâm Bangkok, một người đàn ông trung niên tâm sự: "Việt Nam ư? Chỉ 5 năm nữa thôi Việt Nam sẽ vượt lên Thái Lan". Tại một quán ăn bình dân khác gần Tượng đài Chiến thắng, một người phụ nữ nói: "5 năm nữa thôi, Thái Lan sẽ tụt lại sau Việt Nam. Việt Nam đang phát triển nhanh quá". Nhiều người dân Thái được hỏi về vấn đề này đều trả lời con số 5. Tại sao lại là 5 năm? 5 năm có phải là quá nhanh? Xin dẫn một ví dụ nho nhỏ: chỉ riêng về hệ thống cầu đường, giao thông và cơ sở hạ tầng thì xin đoan chắc trong vòng 5 năm Việt Nam chưa thể vượt qua Thái Lan. 10 năm chăng? Có thể. Nhưng người Thái đặt ra mốc 5 năm. Họ đã lo lắng từ bây giờ. Có lẽ họ đã thấm câu chuyện ngụ ngôn "Thỏ và rùa". Họ đã là thỏ. Cái lo lắng của họ hoàn toàn hợp lý.
    Tại sao người ta lại phát minh ra phương pháp phân tích SWOT? Tại sao SWOT lại được áp dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống và ngay cả bản thân mỗi người đến thế? SWOT có nghĩa là strengths (ưu điểm), weaknesses (nhược điểm), opportunities (cơ hội) và threats (nguy cơ). Người ta dùng SWOT để phân tích đặc điểm sản phẩm, công ty và thậm chí là bản thân trước khi lập một kế hoạch phù hợp cho tương lai. Ưu điểm và cơ hội thì dễ rồi, ai cũng có thể kể ra. Còn nhược điểm và nguy cơ? Liệu 2 yếu tố này có dễ đối mặt. Không ai hoàn hảo. Bởi vậy, ưu điểm luôn đi kèm với nhược điểm. Trong cơ hội luôn có nguy cơ rình rập. Nhược điểm và nguy cơ cũng cần được xác định rõ ràng không kém 2 yếu tố còn lại.
    Người Nhật từng dạy học sinh rằng các em sinh ra trong một đất nước nghèo tài nguyên, một đất nước từng thua trận trong chiến tranh. Người Nhật đã nhận ra nhược điểm và nguy cơ của mình. Việt Nam có rừng vàng, biển bạc, được thiên nhiên ưu đãi, chúng ta phải lo điều gì?
    Việt Phương (từ Thái Lan)
    và chúng ta sẽ phải trả giá vì đã dạy học sinh mình chỉ cần tự hào vì đã có vàng và bạc rồi (thì ngồi đó mà ngắm, mà ăn; chừng hết thì ...thôi)
  7. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Phim nhạc kịch cho tuổi teen​
    TTO - Khi điện ảnh có được thành công với những phần 2, phần 3, kênh Disney dĩ nhiên không bỏ lỡ cơ hội để tung ra phần 2 của High School Musical (HSM, ảnh) vào ngày 17-8-2007 vừa qua.
    Bộ phim được dựng để chiếu trên truyền hình này là một hiện tượng của cả văn hóa phổ thông và tiếp thị, đủ trong sáng để chiếu trên Disney, đủ hấp dẫn để thu hút một thế hệ mới đến với nhạc kịch.
    Từ khi khởi chiếu vào tháng 1-2006, HSM đã có được khoảng 160 triệu lượt người xem, thu vào 500 triệu USD từ việc bán DVD, đĩa nhạc phim (đây là đĩa bán chạy nhất bất kể thể loại nào của năm 2006) và các vật dụng bán lẻ khác. Các diễn viên trong phim thực hiện một chuyến lưu diễn qua 40 thành phố và trên sân khấu ở Chicago, một vở nhạc kịch dựa theo phim cũng vừa mở màn. Tháng tới sẽ có thêm vở diễn trên sân băng ở New York.
    HSM rất giống với bộ phim ca nhạc ở thập niên 70 là Grease, bộ phim xác nhận vị trí ngôi sao của John Travolta và Olivia Newton-John. Fan của phim chủ yếu là các cô gái nhưng cũng thu lượm được các chàng trai nhờ đưa thêm yếu tố thể thao vào cốt truyện. Thành công của HSM nhờ nhấn mạnh vào sự kết hợp âm nhạc và nhảy múa, vốn đang tràn lan ở Mỹ qua các show như So You Think You Can Dance, Dancing With the Stars, American Idol. Disney đã đánh vào kẽ hở là chưa có ai thèm dựng phim nhạc kịch cho tuổi vị thành niên và dựng cốt truyện dựa trên khao khát tự khám phá khả năng ca hát như trong các show Idol.
    Dàn diễn viên trẻ măng của HSM đều trở thành ngôi sao. Nam diễn viên chính Zac Efron năm nay mới 19 tuổi nhưng đã xuất hiện đều đặn trên bìa các tạp chí tuổi teen và đang đóng trong phim Hairspray. Đầu tháng 7 rồi, các cô gái xếp hàng đứng đợi trong mưa 8 tiếng trước buổi công chiếu Hairspray chỉ để ngắm thần tượng trong phút chốc.
    Ảnh hưởng của đối tượng teen và tween (chỉ độ tuổi từ 9 đến 14), vốn thích xem đi xem lại các chương trình yêu thích, càng lúc càng rõ rệt. ?oMọi người đang đọc Harry Potter và chuẩn bị xem Transformers. HSM rất thích hợp cho mùa hè dành cho thiếu nhi?.
    Ngay lần chiếu lại đầu tiên, các phim truyền hình thường mất rất nhiều lượng khán giả nhưng lần chiếu thứ 21 của HSM trên Disney, lượng khán giả đạt 5,8 triệu người, bằng 75% lần phát sóng đầu.
    Clip nhạc đầu tiên từ HSM 2 là What Time Is It đã được trình chiếu và được đón nhận tích cực, dự đoán tương lai khá tươi sáng cho HSM 2.
    TRÍ QUYỀN
  8. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Lang thang du ngoại​
    Khi giá của những tour du lịch nước ngoài ngày càng rẻ và có nhiều bạn trẻ ?okhoái? làm ?ota balô? sang Tây, Tàu, thì bước chân bạn trẻ Việt in dấu trên đường thiên lý ?ongoại? ngày càng phổ biến. Và, trên con đường thiên lý nhiều thú vị nhưng cũng lắm rủi ro ấy, có những nỗi éo le ?ohổng giống ai? bởi người trong cuộc thừa máu mê du lịch mà thiếu ngoại ngữ lẫn những kiến thức sơ đẳng với những thứ máy móc tự động.
    ?oChuyện nhỏ? mà... ná thở
    Chỉ cần 199 USD bạn có thể đi Thái Lan, hay thêm hơn 100 ?ođô? nữa là bạn đường hoàng đặt chân đến Malaysia. Và chúng tôi quyết định dành dụm tiền nhuận bút ?ocày? nát mặt các báo, tạp chí trong một năm trời để du... Singapore cho thỏa chí tang bồng.
    An vị trên máy bay, cả nhóm tí tởn cười. Tin chắc hành trình của mình suôn sẻ. Nhưng không ngờ, con đường đau khổ chỉ mới bắt đầu. Đến cổng soát vé tại sân bay Singapore, nàng H. nhanh chóng nhắc cả bọn mang hộ chiếu đến bàn kiểm soát. Nhân viên hải quan nhìn H. ?ođiệu? từ đầu đến chân. Nàng ta vốn là ?odân? học tiếng Pháp, tiếng Anh chỉ bập bẹ mà lại sĩ diện với chàng người yêu đi cùng. Thế là nhân viên hải quan hỏi gì cũng ?oYes, Yes? tỏ ra rất chi là sành điệu. Anh nhân viên hải quan chợt lớn tiếng, cả nhóm hết hồn và thót tim khi anh hướng dẫn viên du lịch của một công ty du lịch Việt Nam đưa khách đi Singapore gần đó chạy tới giúp đỡ. Hóa ra, anh nhân viên hải quan hỏi có phải là dân Việt Nam qua Singapore tìm chồng và có ý định ở lại đảo quốc sư tử luôn không? H. nhà ta không hiểu nên... ?oyes? đại!
    Điện thoại éo le... ký!
    Sau khi cất ba lô, cả bọn kiếm mua thẻ điện thoại. Chao ôi, đến lúc này mới hối hận chuyện mình là chuyên gia ngủ gục trong giờ học Anh văn. Hướng dẫn loằng ngoằng, cả bọn hè nhau gọi đến 5, 7 lần mà không được. Liền ?omuối mặt? xuống nhờ tiếp tân gọi. Hóa ra là vì mải cãi nhau nên không bấm phím #.
    Tưởng nỗi ?ođau khổ liên lạc? đến đó là chấm dứt thì D. lại bị vướng. D. là một đứa con cực kỳ hiếu thảo. Suốt dọc chuyến bay, ?ohắn? cứ tra tấn tai tôi là nhất định sẽ mua cho mẹ chiếc vòng nạm ngọc. Đến khu trung tâm thương mại, D. cũng muốn ?okhùng? thật trước cơ man màu sắc. D. tìm điện thoại gọi về cho mẹ để được tư vấn. Nhưng phải có tiền xu thì mới gọi được. Có đứa nào có xu của Singapore đâu! Thế là lại dắt díu nhau đổi tiền xu và ?otóm lấy? một buồng điện thoại công cộng. Tiếng cô tổng đài thánh thót... nghe chẳng hiểu nói gì. Thế là D. đành mua đại chiếc vòng nạm ngọc bích.
    Tưởng yên rồi, đến lượt tôi bị ?odính chưởng?. Mải mê với nhiều chiếc máy laptop đẹp, nhìn lại, cả nhóm đã biến mất. Không biết làm sao để liên lạc, lúc đi chỉ có H. giữ địa chỉ khách sạn. Cuối cùng, nói tiếng ?otay? mỏi rã rời thì cũng về đến khách sạn và sau đó ngồi đợi cả đám bạn quay về.
    Hãy là du khách thông minh!
    Sau chuyến đi, cả nhóm có những kinh nghiệm nhớ đời: Điều quan trọng trước hết phải biết những số điện thoại của khách sạn nơi mình ở, các số điện thoại khẩn cấp của địa phương và quan trọng nhất là số điện thoại và địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam ở các nước ấy. Thứ hai là điện thoại của các thành viên trong đoàn phải được kết nối với nhau. Nếu không thì cũng phải chuẩn bị những loại thẻ có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh đơn giản. Nếu bạn đi du lịch ?obụi? cả nhóm như chúng tôi thì việc giữ liên lạc nhóm là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, những câu giao tiếp thông dụng trong tiếng Anh phải được học thuộc kỹ càng. H. cười bẽn lẽn nói rằng các bạn nữ nhớ kỹ, khi không nghe rõ người ta hỏi gì thì nhớ đừng có ?oyes?, ?oyes?.
    Mỗi cuộc hành trình luôn mang đến cho người đi những trải nghiệm thú vị. Những ?osự cố éo le hổng giống ai? sẽ làm bạn lớn lên nhiều khi phải tự mình xoay trở. Sự trưởng thành đó chẳng có nhà trường nào dạy và cũng chẳng ai có thể là thầy của ai cả vì những tình huống mà cuộc sống trao cho mỗi người đều khác biệt. Chỉ có điều chung là nếu chúng ta chuẩn bị chu đáo thì sẽ hạn chế được những sự cố đó.
    ?oBí kíp? bỏ túi
    * Thái Lan: Ăn mặc lịch sự, cởi giày khi viếng thăm chùa chiền, đền thờ. Phụ nữ không bao giờ được đứng gần hoặc ngồi gần các nhà sư.
    * Singapore: Chú ý đến việc bảo vệ môi trường, không nhai kẹo cao su, hút thuốc lá hoặc xả rác ở nơi công cộng.
    * Hàn Quốc: Nhớ mang theo dầu gội đầu, sữa tắm, kem và bàn chải đánh răng... Nhiều khách sạn ở Hàn Quốc thường không phục vụ các vật dụng vệ sinh cá nhân trong phòng nghỉ mà sẽ tính thêm tiền dịch vụ nếu du khách sử dụng bàn chải, kem đánh răng của khách sạn.
    * Nhật Bản: Khi bước vào quán ăn phải cởi giày, thấy bàn trống không được ngồi ngay mà hãy đứng đợi cho đến khi người phục vụ xếp bàn và mời vào. Tăm xỉa răng không để trên bàn ăn, ăn xong bạn ra quầy tính tiền và lấy tăm ở đó.
    Hoàng Huy
  9. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    "Phơi bày" mọi chuyện trên blog, nên không "Public" hóa chuyện thầm kín ​
    Lần đầu tiên Hùng tham gia chương trình "offline" bạn bè trên mạng của bạn gái mình, thật bất ngờ, chuyện Hùng có bao nhiêu cái thẹo ở lưng, những thói quen tốt, thói quen xấu tưởng chừng chỉ có những người thân mới biết thì không ngờ, cả "hội blogger" ai cũng biết. Lý do đơn giản là vì những chuyện riêng tư đó đều được bạn gái Hùng kể lể khá thường xuyên trên mạng.
    Nhật ký thời nay không còn hiểu đơn giản theo kiểu truyền thống là cuốn sổ bìa da đặt dưới gối nữa mà là một blog cá nhân có hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn... người đọc.
    Còn nhớ vào đầu năm 2007, giới blogger Mỹ xôn xao vì việc một nhân viên quốc hội đâm đơn kiện cô bạn gái vì cô đã tả lại "quá mức thân mật" cuộc tình vụng trộm trên blog. Ở VN, tính đến thời điểm này vẫn chưa có sự kiện tụng nào liên quan đến blogger trong chuyện tình cảm. Nhưng "nguy cơ, hiểm họa" trong những chuyện này là có thật. Giới blogger Sài Gòn khá quen thuộc với một cô nàng là nhân viên của một công ty quảng cáo suốt ngày lên blog kể lể lại chuyện riêng tư của mình và một "gã trai" đã có gia đình. Những tin nhắn tán tỉnh nhau, những chuyện kín đáo của riêng hai người đều được T. đem lên net làm "mồi nhậu" cho bạn bè, thậm chí cả những người vô tình ghé ngang qua blog của T.
    Hay như N., nhân viên của một công ty lớn thường xuyên đem chuyện bạn trai của mình tặng cho mình áo quần, laptop, tiền bạc... lên mạng khoe. Chuyện cũng bình thường thôi nếu bạn trai đó của N. không phải là sếp trong công ty và là một người đã có gia đình với hai đứa con!
    Khi đưa chuyện quá riêng tư lên mạng, người bị thiệt hại đầu tiên chính là bản thân bạn. Cả hai cô gái kể trên sau đó đều bị blogger nặc danh mà "nghi can" là các bà vợ hăm dọa, thậm chí đòi tạt a-xít... Một bài học khá "thấm" dành cho các blogger này: "Bất cứ ai muốn tiết lộ đời sống riêng của mình đều có thể làm điều đó, nhưng vấn đề sẽ khác hẳn nếu bạn muốn phơi bày chuyện riêng của ai khác có liên quan".
    Tiết lộ chuyện kinh doanh của khách hàng
    Làm việc với quá nhiều "deadline" (thời hạn) và áp lực của một nhân viên quảng cáo nên có lần Xuân lên blog "chửi rủa" khách hàng của mình nào là ngu dốt, nào là không chuyên nghiệp, thậm chí Xuân còn tiết lộ một vài thông tin liên quan đến đợt tung sản phẩm mới của khách hàng. Tính chất kết nối của blog đã khiến khách hàng vô tình đọc được. Kết quả là Xuân phải nhận một lá thư khiển trách của sếp và yêu cầu cam kết về thái độ và cách làm việc với khách hàng. Cũng từ sự cố này mà
    Xuân rút ra kết luận trên blog của mình: "Hãy thận trọng trước khi đưa một điều gì lên blog, vì nó luôn ẩn chứa những mối nguy hại làm tiết lộ thông tin về công việc của công ty. Mối nguy hại của blog công sở sẽ xảy đến nếu bạn không lường trước được những rắc rối khi post những thông tin hằng ngày lên mạng vì mục đích cá nhân. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi viết bất cứ thông tin về công việc của bạn lên blog".
    Trên thế giới, mức độ nguy hại của việc này còn cao hơn nhiều. Delta Air Lines, Google, Ladies Home Journal, Wells Fargo và Ohio cũng công khai rằng đã từng đuổi nhân viên vì blog của họ. Từ thực tế này, bạn nên nhớ chớ "phơi bày" tất cả mọi chuyện ở công ty lên blog và hãy luôn thận trọng trước khi viết về bất cứ điều gì.
    Trâm Anh Ken
  10. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Anh cứ nói tiếng Việt cũng được ​
    Tôi có một nhóm bạn hợp ăn hợp chơi. Nghe thì có vẻ không ổn lắm trong quan niệm của nhiều người. Thường thì phải hợp về chí hướng, về công việc, hay có chung những mục đích sống cụ thể rõ ràng, chứ ai lại hợp ăn, hợp chơi. Vậy mà cái lũ hợp ăn hợp chơi này, đi được với nhau bền nhất.
    Có thể là vài tuần, không điện thoại, e-mail, không cần biết những người bạn kia đang ở đâu, làm gì. Nhưng chỉ cần một trong số đó, bấm điện thoại, lệnh triệu tập thì ai cũng ráng mà thu xếp công việc, để cùng nhau, ít thì ăn với nhau một bữa, tưng bừng. Nhiều thì ba lô, lên đường. Gần thì loanh quanh mấy tỉnh phía Bắc, ngồi yên ấm trên xe, chạy được vài chục km rồi mới hỏi nhau, lần này đi đâu đấy? Xa thì, Lào, Campuchia... Đi lại bây giờ thật đơn giản, nhất là khi thế giới mỗi ngày một phẳng.
    Lần này, sau vài cuộc điện thoại, vài cái nhắn tin, mọi người đều sắp xếp được thời gian, trừ tôi. Và đích đến, là nước Lào anh em. Tôi đã hào hứng, đã chuẩn bị và là người muốn có mặt trong đoàn nhất, vì tôi chưa một lần đến đất nước xinh đẹp này. Nhưng rồi, lại nhưng. Cuối cùng thì chính tôi ở lại.
    Hai tuần ở nhà. Ngóng những cái e-mail hiếm hoi của ai đó trong đoàn, thỉnh thoảng nhớ ra đứa tuột xích là tôi, thương cảm gửi những dòng vội vã "Phi cai doi mu. Dep tuyet voi. Chung ta dang o bien gioi Thai Lan, co mua qua cho mu" (tạm dịch là: Phí cái đời mụ. Đẹp tuyệt vời. Chúng ta đang ở biên giới Thái Lan, có mua quà cho mụ!). Tôi thì trong tâm trạng đứa cùn, háo hức muốn một điều gì đó, biết là sẽ không có được, thì tặc lưỡi, ừ thì cả hội sẽ lại đi Luang Prabang, Vientiane hay Xieng Khuang... với cưỡi voi, may ra thì dự lễ hội té nước... Những điều này, ai lên mạng, nhấp con chuột, cũng sẽ thấy rất rõ, chú thích rất kỹ dưới những tấm ảnh nét thật là nét. Thế là xong phép thắng lợi tinh thần.
    Và rồi, mọi người, kết thúc tua. Về trong cái nắng gắt gao bên đó, da mặt ai cũng bóng một màu nâu khỏe mạnh. Tranh nhau kể, những chuyện có thể họ mắt thấy tai nghe cũng không nhiều màu sắc đến vậy nhưng nhắc lại cho một đứa không biết gì là tôi, thì mắm muối gia vị thêm nếm đầy đủ lắm. Sau một hồi. Tôi không thu thập được cụ thể một điều gì. Ví dụ danh lam thắng cảnh có rất nhiều đình chùa cổ kính được bảo vệ và giữ gìn vì đấy là di sản của cả một dân tộc (Tôi và các bạn đọc báo cũng biết rồi). Ví dụ một đất nước triệu voi (Ai cũng biết lâu rồi)...
    Cho tới bây giờ, tôi cũng vẫn chưa đến được nước Lào anh em, hàng xóm xinh đẹp. Nhưng nếu bạn hỏi, có biết một điều gì về Lào không, tôi sẽ kể cho bạn hai câu chuyện, mà bản quyền là của nhóm hợp ăn hợp chơi thu lượm được.

    Chuyện thứ nhất
    Mọi người ở Lào, ngày thứ ba. Họ đi bộ, lang thang khắp những khu chùa cổ kính. Trời nắng, đói và khát. Bắt đầu tới giờ phải ăn và chợp mắt. Một thói quen công chức dù có đi tới cùng trời cuối đất cũng không thể bỏ. Đoàn có năm người. Mỗi người một hướng, tìm kiếm hàng quán. Trưa vắng. Yên bình những con phố nhỏ. Và rồi, có một nhà hàng hiện ra. Từ xa. Đã nghe thấy tiếng nhạc, rầm rầm trống phách. Quán đỏ rực màu khăn trải bàn, cổng chào băng - rôn khẩu hiệu mời khách tiếng địa phương nắn nót. Tất cả nhìn nhau. Rồi tiến vào. Những người phụ nữ trong đoàn lập tức phát huy bản tính là, nhặt những sợi bún trong một rổ bún to lên, hỏi: Ăn bún không? Người khác thì túm một nắm bánh phở (hoặc những sợi bột giống bánh phở) hỏi: Hay là ăn phở? Một người khác, vốn trầm tĩnh và lặng lẽ, nhăn nhó, sao quán ăn gì mà mở nhạc to như đám cưới ấy. Một người trong đoàn trả lời như biết rồi: Thì quán ăn nào chẳng mở nhạc to, Việt Nam mình cũng thế là gì.
    Tranh luận rất xôm trò. Là ăn bún hay phở? Hay cơm? Cơm thì có gì không? Phải ăn rau, vì đi chơi mấy ngày, thiếu rau, miệng nhiệt hết cả rồi. Tự nói, tự trả lời, rồi nhìn quanh, mới thấy chủ quán đi đâu hết mà bỏ quán tơ hơ thế này, chủ quán ơi, ra bán hàng đi...
    Cuối cùng, cũng có một người - ai cũng cho đấy là chủ quán - đi ra, cười chúm chím. Không kịp để cho chủ quán kịp hỏi thực khách cần gì, năm cái miệng các bạn tôi cất lên, như thể không thể chậm hơn được nữa, đói lắm rồi. Bún gì vậy? Phở bò hay phở gà? Cơm thì có món gì? Làm ơn vặn nhỏ nhạc đi, ăn uống mà mở nhạc to, nhức đầu lắm (tất nhiên, những câu thoại này được anh trưởng đoàn dịch lại bằng tiếng Anh giọng chuẩn).
    Chủ quán chỉ cười, nhân hậu, chân tình, gật đầu tiếp thu tất cả. Rồi lịch sự kéo ghế mời năm người ngồi xuống. Vẫn không trả lời là bún gì, phở gì, cơm kèm món gì, chỉ cười. Rồi ngập ngừng, e thẹn, pha chút khó xử, áy náy, nói tiếng Anh không chuẩn lắm, đại ý là: Hôm nay, nhà chúng tôi tổ chức đám cưới cho con trai trưởng. Nhà chúng tôi không phải là nhà hàng, nhưng mọi người đã vào đây, xin ở lại dự ngày vui của con chúng tôi, chúng tôi rất vinh dự!
    Chuyện thứ hai
    Mọi người trên một chuyến xe bus, suốt chặng đường dài, đủ mọi chuyện được nói. Những chuyện tiếu lâm mà họ đọc được, nghe được đâu đó, mang ra góp vui. Riêng anh lái xe mặt thanh thản, mắt nhìn thẳng phía trước, miệng tủm tỉm cười lịch sự. Đi mãi. Con đường trước mắt ngày càng hút dài, lóa nắng. Một người trong đoàn hội ý, không biết nên đi tiếp hay dừng lại ăn uống một cái gì đó. Bèn cử anh trưởng đoàn bất thành văn, giỏi tiếng Anh - là thứ tiếng ai cũng cần biết khi đi ra khỏi nước Việt Nam mình (trừ sang Trung Quốc thì bó tay!). Anh này đi lên, ngồi cạnh tài xế lúc nào cũng mủm mỉm cười, uốn lưỡi, phát âm chuẩn tiếng Anh được đào tạo bài bản: Do you speak English?
    Người lái xe vẫn chúm chím cười, nghe hết câu tiếng Anh hoàn hảo đó, khẽ gật đầu, quay sang nhìn trưởng đoàn, ánh mắt đầy thân thiện, nhẹ nhàng: Anh cứ nói tiếng Việt cũng được, cho thoải mái.
    Vậy đấy.
    Nước Lào bé nhỏ, hàng xóm tốt bụng của chúng ta, trong tôi là thế. Một nụ cười, một ánh mắt, một lời mời hãy ở lại với gia đình dự ngày vui... đủ để cho tôi, một kẻ không đến tận nơi, chỉ nghe qua lời kể của những người bạn, là đủ.
    Nguyễn Thị Thu Huệ

Chia sẻ trang này