1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Môi trường sáng tạo ​
    TTCT - Thần giữ cửa thiên đàng hỏi:
    - Tại sao con chết?
    - Dạ, con bắt chước Newton ngồi dưới gốc cây để mong tìm ra một định luật vĩ đại khác cho nhân loại.
    - Thế con cũng ngồi dưới gốc cây táo à?
    - Dạ không, con ngồi dưới gốc cây sầu riêng.
    Câu chuyện này chỉ mang tính thư giãn chút thôi. Một câu chuyện khác ai cũng biết là định luật Archimedes ra đời trong chiếc bồn tắm mà ông Archimedes đang nằm trong tình trạng ?ovừa mới sinh ra?. Hầu như những phát minh quan trọng của nhân loại không từ các phòng thí nghiệm mà ở đâu đó nơi mà sức sáng tạo được thỏa sức tung hoành.
    Khi bước vào thư viện, chúng ta nói chuyện nhẹ nhàng và di chuyển cẩn thận. Khi đến một buổi tiệc, chúng ta nói và cười nhiều hơn bình thường. Khi đến văn phòng chúng ta trở nên lịch sự và nghiêm túc hơn. Chúng ta ứng xử theo sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Mỗi người cần một không gian sáng tạo cho riêng mình.
    Giám đốc sáng tạo của một công ty quảng cáo có thói quen đi coi phim để tìm kiếm ý tưởng. Anh cho rằng làm một tác phẩm điện ảnh khá giống việc sáng tạo một phần mềm, bởi những công việc này đòi hỏi việc kết hợp các tài năng lại với nhau để đưa ra sản phẩm có tính sáng tạo cao, với những giới hạn về tiền bạc và thời gian. Trong môi trường doanh nghiệp, nếu được làm việc trong một môi trường sáng tạo, dường như ở các nhân viên cũng nảy sinh nhiều sáng kiến hơn.
    Có những người chỉ ở nơi đông người mới nghĩ được nhiều. Người khác lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới suy nghĩ được. Bạn hãy tạo một môi trường mà ở đó bạn có thể có được nguồn cảm hứng để suy nghĩ sáng tạo. Những người trong các ngành đòi hỏi sự sáng tạo như: nhà văn, copywriter, designer... luôn làm việc ở những nơi không gò bó sự sáng tạo.
    Một người bạn tôi là nhà văn kể rằng không thể làm việc ở nhà hay văn phòng, nơi làm việc duy nhất của cô ta là ở quán cà phê. Lúc nào bên mình cũng kè kè một chiếc laptop và khi có cảm hứng là viết bất kỳ đang ở đâu. Những ý tưởng hay chợt đến nhưng cũng dễ dàng bay đi. Các nghệ sĩ hay những người làm công việc sáng tạo biết rõ điều này và luôn mang theo mình một cuốn sổ để ghi lại những ý tưởng ấy. Tuy nhiên, đâu cần phải là một nhà văn mới có những ý nghĩ hay xuất hiện trong đầu. Hãy luôn mang theo một cuốn sổ, bạn sẽ có thể giữ lại những suy nghĩ thoáng qua đó.
    Hãy tạo cho mình một không khí thích hợp cho việc sáng tạo. Có thể là ở căn phòng của bạn, có thể ở công viên, bờ hồ... Trang trí phòng bằng những bức ảnh, ánh sáng... mà bạn thích. Hãy mở những bản nhạc êm dịu. Hãy tìm một không gian tốt nhất có thể phát huy hết khả năng của mình.
    NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU
    Được mikvaki88 sửa chữa / chuyển vào 15:16 ngày 20/08/2007
  2. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Khi đàn ông cô đơn​
    Đàn ông thực ra thích đi săn hơn là đi nuôi con gì. Thật ra nếu có điều kiện nuôi con gì đó thì đàn ông cũng có nhiều thứ để nuôi. Nuôi ở đây có nghĩa là chăm sóc một sinh vật sống chứ không phải như mấy ông máu mê cờ bạc nuôi con đề.
    Đàn ông nuôi con gì đó đôi khi là để show off, để chứng tỏ sự phong lưu của mình - phong lưu với nghĩa là đủ ăn, đủ tiêu không phiền lụy gì, nuôi để tiêu khiển để giết thì giờ trong lúc rảnh rỗi, nhàn hạ. Đôi khi vui chơi cũng có thưởng, đàn ông nuôi chơi con gì đó mà kiếm tiền thật.
    Đàn ông thường nuôi chó. Nuôi chó có lẽ là do bản năng, là để nhớ cái thời còn ở trong hang và đi săn có ông bạn bốn chân đi cùng. Chó đàn ông nuôi khác chó đàn bà nuôi. Chó đàn ông nuôi thường là hoành tráng, là chó săn, chó đấu hay ít ra là bẹc-giê. Đàn ông nuôi chó để trông nhà, một phần là để tăng thêm độ nhất cho mình.
    Đàn ông Việt có ông Ngô Duy Tân ở Bình Dương nuôi chó rồi nuôi luôn đàn hổ 37 con.
    Đàn ông nuôi chó rồi, có thể nuôi thêm gà chọi, cá chọi. Tổ chức cho gà chọi, cho cá chọi cũng là một cách để di dưỡng tính tình của đàn ông thích chọi. Cụ Vương Hồng Sển - tác giả của nhiều cuốn sách về thú chơi của đàn ông - bảo: Không thú chơi nào sung sướng và thể thao bằng tự mình săn sóc con gà nòi, ôm nó trum trủm vào lòng, cho nó ăn, khi tắm, khi làm cựa, khi bồng nước... Trái đất cứ xoay, người dân Việt quê ngày xưa mùa hạn thì chơi gà; mùa ướt, gà đổ lông thì quay sang chơi cá chọi.
    Đàn ông không thích chọi có thể nuôi chim cảnh, cá cảnh. Có người tổng kết đàn ông Việt thích chơi hoa mà cũng có tính thích nuôi chim. Nuôi chim công phu không ai bằng, phải lo cho chim nước trong, cát mịn để chim rửa cánh vùi lông, sớm khuya vui với chim còn hơn với... người thân. Nuôi cá như cá Rồng (Hắc Long, Kim Long, Hồng Long, Thanh Long, Ngân Long?) phải luôn lọc và thay nước, phải thả vài quả bóng bàn lên mặt nước để tạo sự chú ý của cá nhằm tránh hiện tượng sụp mắt, phải cho cá ăn thức ăn tươi sống, ngoài máy lọc phải dùng một máy phun nước ngang tạo sóng để cho con cá chăm bơi... Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu, nuôi cái gì cũng phải chăm chút, o bế như chăm chút, o bế người đẹp chân dài mà đàn ông thường bận việc, nuôi gì đó có khi phải đợi đến lúc về hưu.
    Có những đàn ông phải ở một mình, có lúc trong lòng thấy trống trải muốn có một sinh vật sống ở bên cạnh mình nhưng lại không có nhiều thời gian để chăm nuôi bèn nuôi rùa. Có loại rùa vàng chỉ sống trên cạn, rất hiền lành và chậm lớn. Có loại rùa xanh, còn gọi là rùa Mexico, sống nửa trên cạn nửa dưới nước. Rùa rất đẹp vì những hoa văn trên mai và dưới bụng khiến người ta liên tưởng đến những văn tự cổ đại. Nhưng có người cho rằng rùa là con vật linh thiêng, để thờ cúng, không thể thích là nuôi được hay nuôi rùa xúi, công việc chậm chạp. Không biết thế nào, nhưng đàn ông thích nuôi gì thì cứ nuôi, thế mới là đàn ông... cô đơn.
    Phan An
  3. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Chơi đồ dự án​
    TTC - Một vị lãnh đạo ở tỉnh miền Trung nói tỉnh của ông hiện nay đang làm hai chương trình: ?oTrồng cây trụ điện, nuôi con miền Tây?. ?oTrụ điện? thì dễ biết rồi, trồng nó là để đưa điện đi, một hình ảnh tiêu biểu của công nghiệp hóa.
    ?oCon miền Tây? là các em, các cháu lỡ bước ở phía Nam ra, làm việc trong các chỗ karaoke, massage, hớt tóc nữ; một sinh hoạt tiêu biểu của đô thị hóa. Chỉ có trồng cây này và nuôi con này thì dù có lộn xộn chút ít, nhưng địa phương đỡ thâm công mắc nợ. Nói một cách khác, địa phương nào lỡ lầm chơi đồ dự án đều khiến bà con thâm công mắc nợ tuốt luốt.
    Mấy năm trước, bà con nông dân ở Phú Yên được ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ?omời? nuôi bò dự án. Kế hoạch nghe sướng lắm: Bà con vay tiền ngân hàng, một công ty quốc doanh sẽ bán bò lai về cho mà nuôi. Bà con nuôi bò lớn, công ty sẽ thu mua lại, đồng lời sẽ thuộc về bà con hết ráo. Than ôi, người ta bán về cho bà con loại... bò bịnh.
    Loại bò này đi ngược chiều tiến hóa của sinh học: Nuôi năm đầu 1 ngàn con, năm sau còn lại... 7 trăm con. Mạnh như bò, mà nó vẫn chết, không chết thì ốm nheo ốm nhách. Nông dân mắc nợ tứ giăng. Trong tinh thần đó, ở Sơn La có dự án trồng chè, ở Kon Tum có dự án trồng dứa (khóm), ở Quảng Nam có dự án trồng lúa Nhị Ưu, ở Bình Thuận có dự án trồng bắp lai Bioseed. Gần đây nhất, ở Đồng Tháp có dự án nuôi gà công nghiệp.
    Kết quả hơi bị thê thảm: Cây chè ở Sơn La teo nhách, trái dứa (khóm) ở Kon Tum không có ai tới thu mua, giống lúa Nhị Ưu ở Quảng Nam thất mùa, bắp lai ở Bình Thuận có cây nhưng không có trái, có trái nhưng ít đậu hột, có hột nhưng hột lép như hột... é. Thời sự nhất là con gà ở Đồng Tháp còn tệ bạc hơn. Đem về mới 1 ngày tuổi chúng bị bệnh. Gà chết lai rai, có chỗ chết đại trà. Bà con nông dân lo điếng người, trong khi các quan chức bề trên thì đùn đẩy trách nhiệm.
    Một phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói: ?oDự án là do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh làm chủ, Sở chỉ phối hợp?. Bà phó chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh nói: ?oĐấu thầu cung cấp giống là do Sở lựa chọn và tiến hành. Hội chỉ kết hợp với thú y lựa chọn hộ nuôi và tập huấn kiến thức cho bà con?.
    Ông tổng giám đốc công ty Lương Mỹ (Hà Tây) - người cung cấp gà giống, nói: ?oĐàn gà này đã được tiêm vắc-xin, khi giao gà có sự kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Tháp?. Nói túm lại, ai cũng có chân lý, chỉ có người nông dân lỡ rước gà về nuôi là phải chịu mắc nợ. Họ nợ vì nhẹ dạ, cả tin chơi đồ dự án! Miệng nhà quan có gang có thép. Chưa thấy ai dám vỗ ngực, xưng tên: ?oLỗi này là của đơn vị chúng tôi!?.
    Bò ở Phú Yên, chè ở Sơn La, lúa ở Quảng Nam, dứa ở Kon Tum, bắp ở Bình Thuận thất bại nhưng không có đơn vị nào nhận lỗi, không có ai bị truy cứu trách nhiệm. Trong khi đó, nhân dân phải è cổ trả nợ, nông dân nghèo lại thêm nghèo. Soi bằng kính hiển vi, người ta chưa nhìn thấy mối quan hệ tiêu cực nào giữa 3 đơn vị cung cấp giống, làm dự án, và phối hợp thực hiện dự án.
    Thế nhưng trong dự án gà... bệnh mới đây ở Đồng Tháp, địa phương có thể buộc công ty Lương Mỹ (Hà Tây) đền bù cho bà con nông dân. Không truy cứu trách nhiệm hình sự được thì phải có việc đền bù dân sự, chứ còn nói chuyện trớt he kiểu ông tổng giám đốc rằng gà đã được chích ngừa, rằng đã được chứng kiến khi giao, thì xin lỗi, Đồ Bì nói còn mạnh hơn ông! Giả thiết rằng công ty thơm thảo, tặng cho tôi 1 ngàn con gà loại này để nuôi chơi, tôi cũng không thèm nuôi! Thời điểm này mà làm ăn kiểu bán hàng dỏm thì là tự đào lỗ mà chôn... gà giống. Cho nên chương trình ?oTrồng cây trụ điện, nuôi con miền Tây? tuy có hơi buồn cười chút đỉnh vẫn còn hơn các dự án nuôi, trồng tào lao vừa kể.
    Ít nhất là bà con nông dân tránh được sự bực mình, sự thua lỗ do các giống dỏm, giống giả đem lại. Một xã hội phát triển, có thêm một chút karaoke, một chút massage, một chút hớt tóc nữ cũng là sự thường. Thế nhưng, một xã hội phát triển (và cả xã hội chưa phát triển) vẫn không thể chấp nhận các giống bò bệnh, gà bệnh, bắp dỏm, lúa dỏm.
    ĐỒ BÌ
  4. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Lễ khai giảng của ai?​
    TTO - Tôi mơ ước có ai đó sẽ rời hàng ghế đại biểu, rời cái bục phát biểu cao ngạo nghễ, cầm micro đi về phía các em, nắm tay những đứa trẻ hồn nhiên và trong sáng đang háo hức trong ngày quan trọng nhất của một năm học ?
    Như bao nhiêu người bình thường khác, tôi đã có 16 năm đi học. Nghề nghiệp cũng cho tôi nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường học đường, dự nhiều lễ khai giảng ở nhiều địa phương. Vài năm gần đây, tôi bắt đầu được đưa chính các con đến trường trong ngày đầu năm học. Vì thế, hầu như năm nào tôi cũng được tham dự lễ khai giảng, không với tư cách là người trong cuộc thì cũng với tư cách là người ?oquan sát?.
    30 mùa khai giảng tôi đã trải qua để lại trong tôi nhiều cảm xúc khác nhau. Nhưng có một cảm giác rất chung đó là vẫn còn một cái gì đó không trọn vẹn, không ổn.
    Cứ mỗi mùa khai giảng tới, tôi lại tự hỏi tại sao bao nhiêu năm nay, trong tất cả những ngày lễ của môi trường học đường, thầy cô và quan khách luôn ngồi cách biệt với các em, trên những dãy bàn ghế chải khăn trang trọng, trong bóng mát, có nước tinh khiết để ngay trước mặt.
    Trong khi đó...
    Con gái tôi và các bạn của nó, là những học sinh lớp 2, háo hức đến trường từ 7h sáng. 8h lễ mới bắt đầu. Nhiều cháu xin cô: ?oCô ơi con khát nước, cho con đi uống nước? Cô giáo nghiêm mặt: ?oKhông nước niếc gì cả?. Tôi là phụ huynh ?odanh dự? được mời đến dự lễ, ngồi ngay phía dưới, lòng thương những đứa bé mồ hôi mồ kê nhễ nhại, mà đành phải làm thinh.
    Chương trình lễ bao nhiêu năm vẫn thế: Này thư chúc mừng năm học mới của *************, của cấp lãnh đạo tỉnh, rồi diễn văn của hiệu trưởng, phát biểu của lãnh đạo địa phương, đến học sinh đọc lời hứa, đại diện hội phụ huynh gủi gắm tâm tư, và đôi khi có cả giáo viên đọc diễn văn thể hiện tinh thần quyết tâm hòan thành nhiệm vụ.
    Trên diễn đàn cứ diễn thuyết, học sinh ngồi duới cứ ngọ nguậy, túm năm tụm ba. Trường nào nghiêm thì giáo viên chủ nhiệm khoanh tay đi lên đi xuống dọc theo hàng học sinh lớp mình với vẻ mặt phát đi tín hiệu cảnh báo!
    Tại sao những dãy bàn dành cho đại biểu không được kê cuối hội trường, cuối sân trường, để giáo viên và quan khách suốt buổi lễ có thể quan sát được thái độ, cảm xúc, mức độ tiếp nhận của học sinh và quan trọng hơn là thể hiện rõ thái độ trân trọng đối với những nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục?
    Tại sao các thầy cô giáo, các vị quan chức hầu như không bao giờ có động thái giao lưu, hỏi han các học sinh, lắng nghe tâm tư của các em trong ngày khai giảng? Hầu như tất cả đều đến với các em bằng những diễn văn được viết sẵn, với phần lớn là những ngôn từ mòn cũ, sáo rỗng, những khẩu hiệu khô khan, mà có lẽ những người đọc thừa biết là các em sẽ không để lọt vào tai một chữ nào!
    Tại sao chương trình lễ không được thiết kế trong giới hạn thời gian phù hợp với tâm lý tiếp nhận của các em (mà bản thân các nhà giáo dục đã biết khá rõ: 35 phút với tiểu học, 45 phút với phổ thông và khoảng 90 phút với đại học ?" cao đẳng.)
    Tôi cũng mơ ước có những ?odiễn giả?, trong ngày khai giảng, bắt nhịp cho các em hát chung một bài, kể cho các em nghe một câu chuyện vui thật ý nghĩa, ?ophỏng vấn? các em về những mong ước, những nguyện vọng của các em. Tôi mơ ước có ai đó sẽ rời hàng ghế đại biểu, rời cái bục phát biểu cao ngạo nghễ, cầm micro đi về phía các em, nắm tay những đứa trẻ hồn nhiên và trong sáng đang háo hức trong ngày quan trọng nhất của một năm học ?
    Liệu rằng những ước mơ ấy của tôi có quá xa vời?
    CÙ THỊ THANH HUYỀN
    không hề, nếu có ngày em làm bộ trưởng Bộ GD&ĐT =>
  5. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Lên "sàn" chốn công viên​
    TTC - Thời sự làm... khỏe của các bô lão đời 2007 không chỉ là sáng sáng huơ tự do vài chục cái tại gia cho máu huyết lưu thông, hay rủ nhau ra công viên lắc eo, múa gậy, xoè quạt...
    Mấy món đó, theo nhiều cụ là "cũ rích", ngày nay món mới phải bảo đảm vừa nghệ thuật vừa thể thao, thế nên các cụ mới nô nức rủ nhau đi "te" thiên nhiên - tức là khiêu vũ dưỡng sinh (KVDS) ngoài công viên! ?
    Mới 6 giờ sáng, ở công viên Thanh Niên (công viên Gia Định cũ) đã nghe "Sơn nữ ca" lảnh lót ở góc công viên? Trên một lối đi rợp mát cây xanh, gần chục cặp đang say sưa lướt sàn? xi-măng trong điệu tango dìu dặt: Giày cao gót sánh với giày da đen bóng, giày "đát" sân "quần" kết với giày vải chạy bộ, hoa râm kề với "bông bưởi" , tóc "tái chế" chen với đầu "giải tỏa trắng"? Thế mà trông các cụ "tông-suyệt-tông" một cách hoàn chỉnh mới lạ chứ!
    Có cặp cả cụ ông cụ bà, nhìn vào là biết ngay đang "phê" theo nhạc, nhảy mà cứ lim dim; lại có cặp, cụ ông lẩm nhẩm đếm bước còn cụ bà thỉnh thoảng lại liếc xuống đất? kiểm soát chân xem có chệch "quỹ đạo" không? Hôm nay là thứ ba, theo lịch thì các cụ không học bài mới, chỉ dợt bài cũ và tổ chức giao lưu nội bộ trong CLB khiêu vũ dưỡng sinh của cô Oanh.
    "Sơn nữ ca" vừa dứt, chuyển sang "Nhạc rừng", một lão tiền bối vội thoát chiếc áo gió "kín cổng cao tường" rồi nhanh nhẹn bước ra sàn. Nhìn cụ Hiệp lướt valse thanh thoát, duyên dáng dìu quý bà sồn sồn, chẳng thể ngờ cụ đã 84, nhưng sáng nào cũng phơi phới cỡi gắn máy như trai 18 từ nhà đến công viên, không vắng buổi nào?
    ?6 giờ chiều, bên hông hồ nước giữa "quảng trường" công viên Lê Văn Tám, vài "sồn sồn phu nhân" đang tranh thủ ôn bài trước giờ vô học. Cô Mỹ, 57 tuổi, vừa tập "te" cách đây độ một tháng, đang bước lên rồi bước xuống rất nghiêm túc theo nhịp cha cha cha, mồ hôi ướt đẫm lưng áo của cô. Dợt độ 15 phút, cô dừng lại xả hơi, tươi cười: "Cũng còn mỏi chân, nhưng đỡ lắm rồi so với mấy bữa đầu, tối ngủ mình mẩy rêm hết, sáng dậy nhấc chân lên không nổi?".
    Ra sân tiếp theo là Quyên, đã "băm" mấy mùa, đang rầu rĩ vì thân hình "hơi bị béo", vừa lắc hông vừa bước đều trên đôi cao gót bít mũi? Mới dợt sơ sơ chừng 5 phút thì cô đã vã mồ hôi, vừa định ngồi xuống thì thầy Tâm la lên: "Tập vầy thì làm sao mà có eo cho được?". Đúng 6 giờ 30 phút, nhạc nổi lên, cả lớp gần 40 người "cưa" hai, nửa theo thầy Tâm ôn bài cũ, nửa theo thầy Tuấn học tango?
    Một góc sân vang vang giọng thầy: "Chân trái bước lên 1-2-3 chập, 1-2-3 chập?", rồi giọng các "đào" ơi ới: "Thầy ơi, nhiều quá hổng nhớ nổi thầy ơi!". Nhiều "đào" còn lọng cọng chân, nhiều "kép" động tác chưa chỉn chu nhưng tất cả đều hết sức hào hứng tập luyện? Cô Tâm trợ giảng kể trong tiếng nhạc ồn ã: Lúc mới vào lớp nhìn học viên nào cũng rệu rã, máy móc như long ốc hết, nhưng càng tập, họ như lột xác thành người khác!
    Các cụ thường đùa với nhau, có thể thành lập vài CLB con trong CLB KVDS, nào là "CLB đái tháo đường", "CLB cao huyết áp, mỡ trong máu", "CLB thấp khớp"? nhưng điều vui mừng là thành viên mấy CLB bất đắc dĩ trên càng luyện khiêu vũ thì tinh thần ngày càng phấn chấn? Cụ Biên, U80 cho biết, ở nhà bệnh ở đâu cứ kéo đến rần rần, chỉ muốn nằm suốt, nhưng đã vào CLB, có bệnh nằm nhà không yên, làm sao bỏ bạn bỏ sân được, cũng ráng tới.
    Ấy vậy mà hết bệnh! Như cụ Văn Bia, Việt kiều Mỹ, 80 tuổi, tiểu đường trên 30 năm, tim loạn nhịp, huyết áp cao, thuộc dạng "bác sĩ chê", đến ghi tên học KVDS hết sức ấn tượng: Vừa ra bệnh viện Việt - Pháp, tay xách cả vali hồ sơ bệnh án, chân sưng phù vì thấp khớp, thận yếu, bụng bự? Thế mà sau 8 tháng "te" , giờ cụ Bia có thể khiêu vũ một lúc 4 giờ liền không mệt và trở thành "trợ lý ngoài luồng" của thầy giáo, sẵn lòng giúp bạn nhảy mau hiểu bài?
    Chính các bô lão thất thập, bát thập là những người đắt "sô" nhất ở sàn nhảy công viên. Vì tình trạng phổ biến là dư "đào" thiếu "kép", nên các cụ chạy "sô" bở hơi tai? Một buổi sáng giữa tháng 7-2007 ở công viên Thanh Niên, cụ Hiệp vừa xong bản tango khí thế, ngồi xuống bệ đá nghỉ mệt, lấy quạt ra phe phẩy vài nhát thì một cô trạc 50 - 55 tuổi chạy tới kéo tay: "Bố, bố, bố đi với con bản này đi", thế là ông cụ bỏ quạt, đứng lên ngay giúp con cháu vượt khó...
    Còn ở công viên Lê Văn Tám, cụ Bia vừa dìu một cô U70 dợt cha cha cha, xong về chỗ liền cầm quạt phành phạch nhưng là quạt cho bạn nhảy? Cung cách lịch sự và ga-lăng của những cụ ông ở sàn công viên thật đáng cho các bạn trai trẻ thời nay học tập! Thầy phụ trách lớp KVDS nào cũng nhận xét: "Chung tình" đến cùng với KVDS vẫn là cánh tiền bối. Các cô cậu hậu sinh chỉ học cho biết nhảy nên vừa "đủ lông đủ cánh" thì vù ra vũ trường. Còn các cụ ông cụ bà thì xem lớp học như ngôi nhà thứ hai của mình, nhiều cụ đã "rành 6 câu" nhưng vẫn ở lại sinh hoạt?
    Thỉnh thoảng các cụ hứng lên hay vào dịp lễ lạc, cả lớp sáng, lớp chiều, cả trăm cụ hùn lại kéo nhau đem theo bánh trái nước nôi bao luôn cả vũ trường để? so chân! Các cụ không thèm chơi mấy vũ trường be bé mà phải là vũ trường lớn như vũ trường Hoa Hồng bên quận 5 để nhảy cho sướng?
    Ở CLB KVDS công viên Lê Văn Tám tháng nào cũng có sinh nhật tập thể, các "xì-lô lão lão", "cha-cha bà bà" cũng quậy tưng theo kiểu già vui ra phết! Trong khi ở ngoài kia, chỉ số chứng khoán lên xuống cà giựt, thì ở các công viên này, các cụ ông cụ bà ngày ngày cứ đúng hẹn lại "lên sàn". Họ là những "nhà đầu tư " cho chính sức khoẻ của mình, và chỉ số tươi vui, khỏe mạnh vẫn lên đều đều từng ngày?
    H.H.A
  6. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Giúp đồng bào bị lũ lụt: hãy nhắn 1400​
    TT (TP.HCM) - Mọi người muốn ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung, Tây nguyên bị thiệt hại trong đợt lũ lụt tháng 8-2007 có thể nhắn tin từ điện thoại cố định và điện thoại di động đến số 1400, áp dụng cho tất cả mạng điện thoại di động và cố định trong cả nước. Mỗi tin nhắn có giá 5.000 đồng, toàn bộ số tiền thu được sẽ được chuyển tới tài khoản của Ủy ban T.Ư MTTQ VN để ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
    Chương trình này nằm trong ?oTháng nhắn tin tự nguyện? do Ủy ban T.Ư MTTQ VN phối hợp với Bộ Thông tin - truyền thông thực hiện, bắt đầu từ ngày 20-8 đến hết 19-9-2007.
  7. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    bài này hay khiếp
    Đi "cổ" hay... bóp cổ thể thao?​
    TTC - Có một nơi, khỏi cần tốn tiền vào rạp đeo kính "thực tại ảo" tìm cảm giác mạnh cũng có thể tha hồ thưởng thức cảm giác hồi hộp, nơm nớp lo sợ bị "đạn" lạc, bị "ăn" dép, "ăn" chai lọ và một số thứ "ăn" xong là nổi cục nổi u đầy người?
    Chốn làm cho đến "thượng đế" cũng phát khùng đấy chính là khán đài của tất tần tật sân vận động có cho bộ môn bóng đá đăng ký hộ khẩu thường trú hay tạm trú! Ngồi tại chỗ xem đá bóng đương nhiên là vô cùng tươi sống, ngon lành gấp bội lần so với xem "ướp lạnh" trên TV, dù là "cấp đông" trực tiếp trên LCD to vật vã.
    Thế nhưng ngồi xem tại chỗ thì lại vương vướng cái khoản một số bác cổ động viên (CĐV), đến cổ vũ cho đội nhà mà phần "cuồng" trội hẳn hơn phần "nhiệt", thưởng thức thể thao thì ít mà muốn kiếm chuyện gây sự với bọn "kẻ thù" trên sân lẫn trên khán đài thì nhiều? Đội nhà đá hay, thắng trận giòn giã thì vui hể hả cả làng.
    Nhưng khi đội nhà bất ngờ thua theo kiểu "nghẹn ngào tức tưởi trào huyết họng" trước đối thủ yếu hơn; hoặc khi trọng tài thổi có phần hơi ép (theo cách suy diễn của CĐV nhà ta) thì ngay lập tức "dòng máu anh hùng" của nhiều bác CĐV phụt ra ngay trên khán đài trong trạng thái không kiểm soát nổi!
    Biểu hiện đầu tiên là có sự tăng nhiệt đột ngột, nên có rất nhiều bác đang áo quần chỉnh tề bỗng nhiên lục đục lột quần lột áo; tiếp đến mồm mép bắt đầu nhóp nhép khởi động, ban đầu là lầm bầm lục xục trong mồm sau đó là hét tướng lên, vừa nhảy choi choi vừa "phun châu nhả ngọc" loạn xị.
    Không chỉ chửi cầu thủ, đại loại như: "Thằng này đá thối không ngửi được?", "Đuổi cổ nó ra đi anh em ơi?", các bác CĐV này còn lôi luôn cả trọng tài vào tụ cho nó thêm xôm: "Trọng tài gì mà thổi ngu thế? Mày không có mắt à?", "Mày cầm bao nhiêu tiền mà thổi như thế?", "Cái thằng đầu bã đậu này nó muốn ăn củ đậu bay đấy"...
    Toàn là những ngôn từ ấn tượng mà chỉ có vào xem đá bóng mới lãnh hội hết sự phong phú của "văn hóa chửi" xứ? CĐV! Lắm anh đi xem bóng đá mà cứ như đi góp vốn nhậu, mang cả đế "thập toàn đại bổ", bia hơi Hà Nội, cầy tơ Yên Phụ, lạc rang húng lìu? toàn đặc sản thứ dữ vừa nóng hôi hổi vừa thổi vừa xơi vào sân để có cái cay cay bùi bùi tọng vào mồm cho nó khí thế? Nên có cái cảnh vừa nhồm nhoàm vừa chửi bới, vừa "dzô" xong thì cho cái ly bay tự do ngay vào đầu "thằng mọi" bên kia? hết sức ngoạn mục!
    Chửi bới, đấu võ mồm, đấm đá trực tiếp trên chiến trường khán đài chưa đã, nhiều anh còn rủ nhau lần mò vào blog kẻ thù hay lân la vào forum bọn "bên kia chiến tuyến" để lăng mạ, xúc xiểm, khích bác? Một trong những trận "thư hùng" nhớ đời trong lịch sử CĐV bóng đá là trận các bác Thép miền Nam Cảng SG gặp Halida Thanh Hóa trên sân Quân khu 7. Chưa bao giờ tinh thần "toàn xứ CĐV kháng chiến" lại sôi sục như thế này: Bất kể già trẻ bé lớn, bác nào có chai thì dùng chai, có lọ dùng lọ, có dép dùng dép, có? nón cối dùng nón cối nhằm thẳng kẻ thù loi choi dưới sân mà chọi!
    Thậm chí, trong cơn điên "rửa nhục", chả biết làm cách quái gì mà nhiều bác ở khán đài A, D còn bứt được cả ghế của sân vận động ( t ô n g cộng là 19 chiếc!) quẳng đùi đụi xuống sân thị uy. Lực lượng cảnh sát bảo vệ khiếp vía! Các bác ở tổ trọng tài, bác nào bác nấy xám ngoét như gà bị cắt tiết, phải chạy lúp xúp như vịt tìm nơi trú ẩn trước cuộc tập kích bất thình lình này? Các bác CĐV khác thì cứ như dựng cờ khởi nghĩa tới nơi, cởi trần trùng trục, quấn khăn vàng quanh đầu, nổi lửa ngùn ngụt ngay trên khán đài?
    Ban tổ chức buộc phải dừng trận đấu lại để các cầu thủ thoát thân, bảo toàn lực lượng! Sau mỗi mùa bóng, "kỹ thuật chiến đấu" và "vũ khí" của các CĐV "cuồng" ngày càng được? nâng lên tầm cao mới! Đời đầu chỉ là đấu võ mồm, ném qua ném lại mấy thứ vớ vẩn, nhưng càng về sau cả đường mồm lẫn vài đường khác, đường nào cũng lên "đô" thấy rõ! Điên lên thì cứ việc "xáp lá cà" cho nó lưu thông máu huyết, kinh mạch không tắc nghẽn?
    Muốn bày tỏ tình cảm đang đến hồi "nồng nàn" thì dùng các loại nước bẩn "thơm" điếc mũi đóng? bịch "tặng" tại chỗ, như trận Becamex Bình Dương - Tài chính Dầu khí SLNA, một số bác CĐV ở khán đài A3 đã tạt nguyên con cả thùng nước (không biết mang vào sân bằng cách nào?) xuống lực lượng cảnh sát khi họ đang cố gắng ngăn chặn những "cơn bốc hỏa" của CĐV SLNA! Cần tăng độ "mùi mẫn" hơn thì dùng? mắm tôm ủ lâu năm, như có lần các CĐV Nam Định bày tỏ tình hữu nghị giữa các dân tộc bằng việc dội bom mắm tôm vào một bác cầu thủ nước ngoài ở đội khách LG HN ACB vốn là "người xưa" của đội Nam Định!
    Hay về khoản to mồm thì các CĐV Viettel Thể Công đã có công sáng tạo vài kiểu rất lạ như đã làm "dàn đồng ca" kéo dài cả chục phút: "Đ.M... trọng tài", khi trọng tài Phạm Bá Hòa không cho Viettel Thể Công hưởng quả phạt đền! Thành ra nhiều người vẫn còn tiếc cái thời truyền hình trực tiếp còn cảnh "quần đi trước, áo đuổi theo", khi ấy vào sân xem đá bóng sao mà tình thương mến thương thế, có khi bác CĐV ngồi kế bên hứng chí lên còn vỗ đen đét sang cả đùi CĐV "đối thủ" mà chả sao cả.
    Còn bây giờ, có khi còn phải chơi nón bảo hiểm ngồi xem ấy chứ! Cổ động mà cứ như đi đòi nợ thuê thì "cổ" làm gì, chỉ tổ làm bẩn thể thao mà thôi!
    NGUYÊN DJ - LE QUE

  8. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Blog định hình kênh tuyển dụng mới?​
    Tuy chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, nhưng tuyển dụng lao động qua blog (nhật ký điện tử) cũng như tuyển người viết blog đang ngày một nhiều hơn và được chú ý hơn.
    "Lên" blog tuyển người
    Sau vụ đạo diễn Bùi Thạc Chuyên online tuyển diễn viên, phương pháp tuyển dụng lao động qua blog bắt đầu được nhiều công ty, doanh nghiệp chú ý tới. Blog thực sự được coi là một kênh để tuyển dụng bên cạnh việc đăng báo hoặc đưa lên các website, diễn đàn như trước nay các đơn vị vẫn làm.
    Công ty SmartHome mở rộng hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng tại TP.HCM và các tỉnh phía nam. Người phụ trách tuyển dụng ngoài việc thông tin ra các kênh truyền thông, trung tâm giới thiệu việc làm đã tranh thủ post thêm lên blog cá nhân rao tuyển chi tiết các vị trí. Từ yêu cầu, mô tả công việc tới lương bổng, các chế độ đều được đưa rất chi tiết. Thậm chí, anh còn cài sẵn mẫu hồ sơ để các ứng viên có thể download về điền vào cho đỡ mất công.
    Tìm hiểu thêm thì việc tuyển người qua blog cá nhân này đã được sử dụng cả năm nay nhưng chi tiết, cụ thể và mật độ đăng tuyển gần đây mới tăng theo cơn sốt blog ở giới trẻ. Trước đó, Trung tâm An ninh mạng - BKIS tuyển nhân viên kinh doanh cũng đã đưa blog vào "danh mục" rao tuyển.
    Câu lạc bộ Nguồn nhân lực của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội cũng có riêng một blog để đăng các nhu cầu tuyển dụng thường xuyên từ các công ty cho các thành viên lựa chọn. Đầu việc khá đa dạng, từ chuyên viên phân tích tài chính, kiểm soát tài chính, PR, hành chính, nhân sự tới bán hàng, nghiên cứu thị trường, cộng tác viên dịch thuật... Kiểm tra danh sách các công ty rao tuyển, có không ít các "đại gia" như FPT, Samsung, Toyota; các công ty tên tuổi như Marcom, Galaxy, công ty truyền dẫn viễn thông Điện lực...
    Tuyển người viết blog
    Mới đây, công ty cổ phần thông tin Maco, kinh doanh thương mại điện tử với siêu thị thông tin trực tuyến đã lên mạng rao tuyển blogger (người viết blog). Có thể nói đây là đơn vị đầu tiên tuyển dụng blogger vào làm kinh doanh tại Việt Nam một cách bài bản. Điều kiện tuyển dụng rất thoáng: không giới hạn tuổi tác trình độ, có năng khiếu viết văn, yêu thích PR và marketing, sử dụng thành thạo Yahoo 3600 và blog Opera; thời gian làm việc tự do, blogger có thể lựa chọn hoặc làm việc ở nhà hoặc làm việc ở công ty.
    Anh Phạm Văn Tú, phụ trách tuyển dụng của Maco cho biết, xu thế sử dụng blog làm công cụ PR, marketing ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. "Do đó trong chiến lược phát triển tới, chúng tôi có sử dụng blog làm công cụ hỗ trợ cho công tác PR và marketing nhằm đưa thương hiệu, sản phẩm công ty tới được với khách hàng đa dạng và nhiều chiều hơn. Bên cạnh đó, blog có thể tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng rất nhanh chóng, sẽ hỗ trợ chúng tôi trong việc đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng...".
    Theo các chuyên gia tư vấn về lao động việc làm, việc tuyển người qua blog hoặc tuyển blogger cho công ty tuy chưa thực sự mạnh hay rộng khắp, nhưng đã cho thấy những dấu hiệu tích cực và đang ngày một nhiều thêm. Trong tương lai không xa và với tốc độ phát triển của Internet, blog sẽ thực sự là một kênh tuyển dụng và là một công việc thu hút lao động.
    Theo ĐÔNG HUY - Lao động
  9. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến dạy con!​
    TTC - Rất nhiều cặp vợ chồng yêu nhau, lấy nhau và cùng nhau nhìn về một hướng: Có con. Trong không ít tổ chim câu, khi thiên thần nhỏ xuất hiện, niềm vui tràn ngập, cùng với sự lung linh của 3 ngọn nến "Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng?".
    Thế nhưng, việc dạy dỗ các thiên thần tí hon, đôi khi lại khiến hai ngọn nến bố mẹ? đốt cháy cả gia đình! Tiếp thu lời khuyên của các nhà tâm lý: "Dạy con bằng tấm gương", bà Minh Thủy áp dụng ngay cho việc giáo dục thằng cu Bi. Tuy nhiên, bà có phần "sáng tạo" riêng của mình, để không "đụng hàng" với các bà mẹ khác.
    Đó là "sưu tầm" các kiểu gương "đen" của ông xã để bảo con tránh xa. Ví dụ, muốn con dọn đồ chơi, bà nói rằng: "Con phải tập ngăn nắp, sạch sẽ, chứ đừng bầy hầy, lộn xộn như ba con, sẽ không ai thèm thương đâu!". Thằng nhỏ ham ăn uống, bà có bài: "Con phải học cách ăn uống điều độ, nếu không sau này mắc chứng ham nhậu nhẹt như ba con thì không thể nào ?~làm giàu không khó?T được con ạ!".
    Nói chung, bà cố tìm mọi cách để con trai "không giống cánh, cũng chẳng giống lông" ông bố "xấu xa". Bao nhiêu điều tốt đẹp của chồng, bà tạm quên đi, để tập trung chĩa vào cái xấu của ông, nhằm giúp cho con không mắc sai lầm. Không những thế, bà còn huy động lực lượng bên ngoại: bà ngoại, các dì? hỗ trợ kỹ thuật thêm!
    Ông chồng của bà, từ lúc có con bỗng thấy mình như một kẻ đầy tội lỗi, khuyết điểm. Những lúc vắng mặt bà vợ, ông tranh thủ "nhét" vào đầu óc thằng con trai một bài học duy nhất: "Đừng nghe bất cứ chuyện gì phụ nữ - từ ngoại, dì cho tới má con - nói. Khi nào con lớn, con mới hiểu và cảm thông nhiều nỗi khổ của ba!". Để giúp cho bà vợ phong phú thêm nhiều bài học cho con, ông càng ngày càng? tệ hơn. Cứ thế, cậu con trai lớn lên trong tình trạng "rối loạn" niềm tin: ?oBa đúng hay mẹ đúng??.
    Ông Trần Quý, rất chuộng việc dạy con theo sách. Ông tìm mua tất cả những loại sách đang "hot" như: ?oDạy con làm giàu?, ?oTrở thành người thành công?? Nhưng bà Thu Thảo, vợ của ông lại nghi ngờ: "Chắc gì mấy người viết sách lại có con, mà có con chắc gì con của họ đã nên người, mà chắc gì nên người, con của họ đã giàu. Ông không nghe câu ?~Cha làm thầy, con đốt sách?T sao, lại còn có câu ?~Đời cha ăn mặn, đời con khát nước?T. Con cái giàu là do số của nó, chứ dạy dỗ cái gì?".
    Mặc cho ông chồng nghiên cứu chữ nghĩa, bà dạy con theo cách riêng, với phương châm: dễ dàng và hiệu quả. Đó là gọi điện cho bạn bè thân, bà con, đồng nghiệp? nhằm tích lũy và biến hóa kinh nghiệm thực tế của thiên hạ thành của mình. Con cái của chị Tư, anh Chín, cô Năm? tốt, xấu thế nào, bà đều ghi nhận tỉ mỉ? để rút ra cách dạy con mình. Chưa biết con của bà có phát triển nhân cách như bà mong đợi không, nhưng ông xã bà lại nhận ra vợ mình bỗng trở thành một "bà tám" chuyên nghiệp, lê lết ngồi đâu cũng kể chuyện con mình, hỏi chuyện con người, rồi áp dụng lung tung, vô tội vạ?
    Hai vợ chồng mở nhiều cuộc tranh luận không có lối thoát. Đứa con gái lên 10 phải lên tiếng... giải tán, cả hai mới sực tỉnh tạm dừng cuộc chiến. Có lần, con gái bà không chịu đi học, sau một hồi gọi điện tùm lum, bà ngồi thẫn thờ không biết xử lý sao vì "chiên da" nào cũng tư vấn quá hay, quá có lý, bà không biết phải nghe theo lời ai? Còn bà Thái Hồng, quyết tâm theo trường phái "Dạy con từ thuở còn thơ".
    Với bà, còn thơ là lúc con mới biết đi lững chững, răng mới nhú?Vì thế, bà yêu cầu ông xã phải nghiêm túc, đàng hoàng để con bắt chước. Cụ thể, ông phải về nhà đúng giờ để vừa ôm con vừa thông báo với con: "Ba luôn ưu tiên thời gian cho gia đình". Buổi tối, ông không được xem tivi quá khuya, không được bù khú tào lao với bạn bè. Bà lý luận: "Con còn bé xíu, nhưng nó thấy, nó biết và nó nhớ hết trơn đó!!".
    Ông chồng bà không hề chống lại chủ trương của bà nhưng với ông, tuổi còn thơ phải được "uốn nắn" từ từ, nếu không lớn hơn sẽ sinh hư. Vì thế, ông áp dụng kiểu "kỷ luật sắt", không được nuông chiều, từ chuyện ăn, chuyện ngủ, tới chuyện chơi. Thành ra thằng nhóc vừa ăn vừa có cái roi kế bên, không ăn là "phét" ngay, không dỗ dành phí lời! Ngủ thì theo Tây, bỏ nó một mình một phòng, để tập tính tự lập ngay từ bé?
    Tất nhiên, bà vợ không thể nào dễ dàng chịu nghe theo chồng. Bà tạm gác việc dạy con, để dành công sức "dạy chồng" trước. Nhưng ông xã bà vẫn vững vàng giữ nguyên "bản lĩnh đàn ông", hiên ngang cảnh báo với vợ "Không có phần tui, chỉ có bà dạy con trai, coi chừng nó thành Pê-đê, hối hận không kịp!". Bà vợ cảm thấy như mình đang sống với một gã? ngông chứ không phải "người đàn ông chân thật" ngày xưa.
    Thành ra, hai vợ chồng gây lộn như cơm bữa, vì sự đối chọi dữ dội giữa hai "trường phái" bên mềm nhũn như bún, bên cứng ngắt cứng ngơ như cục đá! Cuộc thi dạy con trong nhà thường không có ban giám khảo, không có giải thưởng? thế nhưng có nhiều cặp vợ chồng hào hứng dự thi và luôn cố giành phần thắng về mình.
    Ai cũng dựa vào nguyên tắc: "Tôi đẻ ra được, tôi dạy được". Nhưng họ quên, dạy con đâu phải thuộc lĩnh vực "bản năng tự nhiên" như sanh đẻ. Con cái càng không phải là ?ovật thí nghiệm" để bố mẹ thử nghiệm đủ các kiểu phương pháp. Bạn muốn dạy con tốt, trước hết bạn phải đầu tư vào chính bản thân mình, phải thật sự là một ông bố, bà mẹ tốt. Mà đã tốt, thì không có chuyện giành giật quyền dạy con, áp đặt quan điểm của mình.
    Dạy con phải là một "công trình lớn" đầy tính khoa học và nghệ thuật trong cuộc đời mỗi người, chứ không phải là chiến trường để thi thố "tài năng"!
    PHƯ CHU

    (chẹp chẹp) nhìn người mà nghĩ đến ta, chả biết nên mừng hay nên lo nữa
  10. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    em chộp bài này trong 1 blog kha khá hot, hy vọng giúp ích được nhiều người (cái này là "lướt blog giùm bạn" chứ hết "đọc báo giùm bạn" rồi)
    MARKETING BLOG 3.0: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BLOG​
    Marketing Blog version 3.0: Building blog brand
    Với hai phần trước Marketing Blog version 1.0 và version 2.0 thì các bạn đã có thể có được một con số total page view khá hấp dẫn để thỏa mãn cái số đẹp của các bạn rồi,hơn nữa nó là thực lực công sức các bạn đã làm được. Bạn đã vào được danh sách các blog của khối Commen Wealth của Việt Nam 360, không còn là cô bé bán diêm ngồi khóc một mình ở góc khuất nữa.
    Có lẽ bây giờ việc con số total page view nó không quá quan trọng như khi view bạn còn thấp thay vào đó cái bạn muốn đó là khẳng định cái tôi của mình hay một cách khác xây dựng thương hiệu cho cái blog của mình. Để mỗi khi ai nhắc đến blog bạn thì họ sẽ hình dung tới blog bạn với một chủ đề nào đó.Sau đây là các cách bổ sung để blog bạn có thể HOT lên và có một nhãn hiệu riêng cho blog bạn.
    MARKETING BLOG VERSION 3.0​
    1) Avatar on Top.
    Một số người tự hỏi rằng tại sao cái friendlist của bạn có những ava bạn bè ở trên và có những avatar bạn bè lại ở dưới không hiện lên trên. Sau một thời gian nghiên cứu mò mầm và cuối cùng được Godfarther giải đáp thì nguyên lí của nó là dựa trên sự update của blog chủ nhân đó.
    Hồi đầu chắc các bạn trong friendlist của mình sẽ luôn thấy avatar của blog mình luôn nằm trong top friendlist của các bạn và mỗi lần ấn Home của blog các bạn các bạn sẽ luôn thấy blog mình ở đấu tiên. Đúng vậy đó là mình luôn update blog mình bằng review, một cái review sẽ được coi như một bài blog mới và lập tức blog bạn sẽ được đưa lên top no.1 trong friendlist ngay. Bây giờ mình và godfarther nằm trong top 100 best reviewer của yahoo khá lâu rồi.
    Nhưng nếu bạn lười viết review thì bạn chỉ cần ấn nút save blast một lần nữa là cũng được tính như 1 cái review và blog bạn sẽ lên ví trí đầu ngay.Như vậy với avatar hấp dẫn thì những ai lướt qua blog các bạn bạn cơ hội click vào blog bạn sẽ cao lên rất nhiều,giúp gia tăng khách ghé qua blog bạn.
    2.Spam Comments Strategy:
    Vâng như đã viết ở phần Marketing version 1.0 thì việc spam comments là việc quyết định đến sự nổi tiếng nhanh hay chậm của blog các bạn.Các bạn đi quick comments ở các blog nhiều người ra vào thì sẽ tăng cơ hội nhiều người ghé qua blog bạn nhưng các bạn nên tập trung spam các blog nổi mà lượng quick comments không quá nhanh không sẽ rất mệt.
    Thứ hai không phải cứ có blog nào mới cũng spam như thế nhiều khi bài blog bạn dở ẹc mà đi spam mọi người vào đọc thấy chán sẽ tạo ấn tượng kém cho blog bạn và như thế nhãn hiệu blog của bạn sẽ trở nên chán so với độc giả.Vậy khi nào có bài blog nào bạn cảm thấy hay hẵng đi spam để khi ai đến đọc họ sẽ có ấn tượng tốt và đáng nhớ về blog bạn,qua đó nhãn hiệu của bạn sẽ được đi lên.
    3.Public Relation:
    Cái này thì sẽ hơi khó vì để được các báo chí nhắc tới hay để các blog khác nhắc tới và quảng cáo về blog bạn thì bạn thật sự phải có bài blog nào thật sự hay để họ copy về và trích dẫn blog bạn như thế họ đã quảng bá blog bạn đến mọi người khác.
    Theo như cá nhân tôi thì việc muốn có blog hay để người khác đi copy về thì có 3 thể loại viết:
    {}Hài ước dí dỏm:Vâng cách xì teen này rất quan trọng
    {}Lãng mạn tình cảm
    {}L?Zập luận sắc xảo.
    Và khi bạn có một bài hay rồi thì các bạn nên spam nhiều vào ở các blog báo ?Zđể dễ tạo dư luận.Tất nhiên còn cách nhờ quan hệ bạn bè lăng xê như Andre đã viết song nó thật sự không hiệu quả cao cho lắm trong thực tế.
    4.Message Strategy:
    Khi bạn có một lượng bạn blog đông đảo trong friendlist thì việc thong báo đến họ khi bạn có bài nào hay bằng message là một trong những phương pháp nhanh và tiện dụng của blog.Luôn luôn nhớ có bài nào thực sự hay và có tính chia sẻ cao hẵng đi nhắn message đến bạn bè.
    Thứ hai là khi nhắn message các bạn phải tắt cái danh sách friends của bạn đi để người nhận không nhìn thấy cái friendlist của bạn và họ dung danh sách đó spam message các bạn của bạn.Như vậy sẽ rất ảnh hưởng tới thương hiệu blog bạn và bạn sẽ bị liệt vào blog spam ngay và sau này khi bạn nhắn message dễ bị del ngay.
    5.Joining Group:Pooling ideas:
    Tạo group cũng là một cách để lăng xê và tạo thương hiệu cho nhóm cũng như cá nhân.Cái lợi ích của việc tạo nhóm là bạn có thể học hỏi,cùng nhau sáng tạo ra những ?Z tưởng mới để viết.Nó cũng một phần tạo sức ép để bạn viết hay hơn.Và một cái quan trọng nữa là khi bạn hết ?Z ideas ý tưởng thì blog bạn vẫn được mọi người biết đến qua thương hiệu nhóm và sẽ được mọi người vẫn ghé qua.

Chia sẻ trang này