1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Hòa mạng ADSL và điện thoại cố định chỉ mất 1.000 đồng ​
    Công ty viễn thông Viettel (Viettel Telecom) vừa công bố một chương trình khuyến mại kéo dài từ ngày 4/9-15/10/2007 với tên gọi ?oHoà mạng ADSL và điện thoại cố định (ĐTCĐ) chỉ với 1.000 đồng?.
    Các khách hàng hòa mạng mới ADSL và điện thoại cố định mạng Viettel đều chỉ phải trả 1.000 đồng. Ngoài ra, khách hàng lắp đặt ADSL sẽ được giảm 30% giá mua modem (từ 600.000 đồng còn 420.000 đồng). Khách hàng lắp đặt ĐTCĐ cũng được giảm 30% giá máy ĐTCĐ hiển thị số (từ 250.000 đồng xuống 175.000 đồng). Nếu khách hàng lắp đặt ADSL trên đường ĐTCĐ hoặc ĐTCĐ trên đường dây của ADSL của Viettel thì được tặng thêm 1splitter trị giá 30.000 đồng.
    Trường hợp khách hàng lắp đặt mới đồng thời cả ADSL và ĐTCĐ, ngoài việc chỉ cần đóng 1.000 đồng, giảm 30% phí mua modem và ĐTCĐ hiển thị số, tặng 1 splitter, khách hàng còn được tặng thêm 3 tháng thuê bao dịch vụ hiển thị số trị giá 15.000 đồng. Để tham gia chương trình khuyến mại này, khách hàng chỉ cần đóng trước 100.000 đồng và sẽ được trừ mỗi tháng 33.000 đồng vào hoá đơn cước hàng tháng trong 3 tháng liên tiếp (tính từ tháng thứ hai sử dụng dịch vụ).

    TTXVN
  2. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Ngày Quốc khánh của cư dân mạng ​
    TTO - Đến hẹn lại lên, cũng như mọi năm, cứ đến 2-9 là các blogger lại thi nhau tút lại ?oáo" cho blog thân yêu của mình. Từ Avatar, theme đến cả entry. Tất cả đều muốn thể hiện những điều sâu thẳm từ trái tim: Tôi là người Việt Nam, tôi yêu Việt Nam...
    Có lẽ, chưa năm nào Bảo Khánh (một 9X) lại vui như năm nay. Ngày tết độc lập của dân tộc lại trùng với ngày Bảo Khánh bước qua tuổi 16. Dòng chữ ?o2-9 vừa là Quốc Khánh, vừa là...Khánh lễ. Phân vân không biết để avatar nào lên nhưng cuối cùng, tổ quốc vẫn trên hết" nhấp nháy trên Blast của cô gái trẻ, kèm theo avatar là cờ Việt Nam và WTO cùng với khẩu hiệu "Welcome to my country" (Chào mừng đến đất nước của chúng tôi)
    Mọi blog đều nhộn nhịp và rực rỡ sắc cờ đỏ sao vàng. Nhiều ?olính mới? chọn ngày này để hòa vào cộng đồng blog cho dễ nhớ và ấn tượng.
    Niềm tự hào có lẽ là điều bắt gặp ở mỗi blog trong ngày này. Tự hào về một Việt Nam đang chuyển mình, tự hào về sức trẻ Việt Nam trong xu thế hội nhập, tự hào, tự hào...
    Tưởng như cuộc sống trong cộng đồng ảo tạo cho giới trẻ ngày nay sự vô tâm, ích kỷ nhưng một tinh thần dân tộc, một ý chí của con người Việt Nam luôn ở trong họ dù bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào, chỉ khác nhau ở cách thể hiện mà thôi.
    Không phải tình cờ mà blog của Mr.Tuấn lại ngân lên những lời ca ngọt ngào : "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn, từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam. Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ. Từ trái tim xin một lời, tôi yêu Việt Nam.?
    Blogger Văn Hiệu bỏ ra một đêm không ngủ để lên mạng gởi lời nhắn nhủ cho tất cả các thành viên blog mình, với lời nhắn: "Mọi người treo cờ trong niềm phấn khích, với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại! (Chủ tịch Hồ Chí Minh) - Nhiệt liệt chào mừng kỷ niêm 62 năm Quốc khánh nước nhà"!
    Cảm nhận về khoảnh khắc tự hào mùa thu năm ấy, cộng đồng blog đã chứng tỏ dù "thế hệ Online" vẫn còn gây ra không ít phàn nàn với những "ngôn từ Online" hay "lai căng"... song trong họ vẫn tồn tại một tinh thần yêu nước, niềm kiêu hãnh về ngày Quốc khánh, về bản Tuyên ngôn độc lập ngày nào.
    Lòng yêu nước của con người Việt Nam là vậy. Cho dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, thế hệ nào họ vẫn có cách thể hiện tình yêu tổ quốc của mình theo những cách khác nhau và blog là phương tiện được giới trẻ 8x, 9x ngày nay sử dụng.

    TRẦN GIA
  3. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Sống trong mùa tăng giá​
    AT - Sau đợt điều chỉnh giá một số loại vật tư đầu vào của nền kinh tế như xăng dầu, điện, than..., dù chưa đến hẹn nhưng ?ocơn bão? tăng giá đã và đang diễn ra khá ồ ạt. Giá cả đắt đỏ, cuộc sống sinh viên gặp nhiều khó khăn hơn...
    Từ chợ...
    Nhóm sinh viên Duyên, Trang, Nhi (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) than: ?oDạo này đi chợ mua cái gì cũng tăng giá. Ngay cả bó rau muống cũng tăng 1.000đ, nói gì đến cá thịt?. Nhóm của Trang gồm bốn người cùng ở chung một phòng trọ, đi chợ nấu cơm vì vừa tiết kiệm vừa không quen ăn cơm ?obụi?. Trước đây mỗi ngày đi chợ khoảng 25.000đ là có đủ cá, thịt, rau tươm tất, nay mỗi sáng đi chợ cầm 35.000đ trong tay mà chẳng biết mua gì để đảm bảo thức ăn cho cả ngày. Và ?obài ca? rau muống trở thành lựa chọn quen thuộc của cả phòng gần một tháng nay.
    Khu vực quanh các trường đại học Giao thông vận tải, Văn Hiến, Kỹ thuật công nghệ (Q.Bình Thạnh) trước đây có thể dễ dàng kiếm được đĩa cơm ?obụi? với giá 5.000-6.000đ, nhưng nay tìm đỏ con mắt cũng chẳng thấy quán nào bán cơm với giá ấy. Một đĩa cơm nguội ngắt với mấy miếng thịt mỡ, một ít giá xào và lèo tèo mấy lát dưa leo được bán với giá 8.000đ. Nguyễn Văn Hà, sinh viên Trường ĐH Mở, ngán ngẩm: ?oNhiều lúc thấy đĩa cơm mà chẳng nuốt nổi. Giá tăng hơn 2.000 đồng mà thức ăn thì ít hơn. Kiểu này có lẽ phải tiếp tục với ?ođiệp khúc? mì tôm thôi!?.
    Giá cả sinh hoạt ở làng đại học Thủ Đức vốn được coi là bình dân, phù hợp với cuộc sống sinh viên nhưng thời gian này sinh viên ở đây cũng đang kêu khổ vì vật giá leo thang. Trước đây chỉ cần 2.000đ là nhiều sinh viên thuộc các trường thành viên ĐH Quốc gia có được một tô hủ tiếu gõ ăn khuya để học bài, nhưng nay giá đã tăng lên gấp đôi, 4.000đ. Nguyễn Hữu Sơn, sinh viên năm 3 Trường ĐH Bách khoa, cho biết: ?oNăm 1, 2 mình học đại cương ở cơ sở dưới đây. Đầu năm nay học tại cơ sở chính ở Q.10 nhưng mình vẫn ở trọ dưới này vì được cái không khí yên tĩnh, sinh hoạt rẻ hơn trên nội thành nhiều. Ai ngờ giá cả ở đây bây giờ cũng tăng chóng mặt, khác chi nội thành. Chắc là cuối tháng này mình phải chuyển lên trên đó để đỡ tốn tiền đi lại?.
    ... Đến phòng trọ
    Theo chân một nhóm sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng đi tìm phòng trọ ở đường Ngô Tất Tố (Q.Bình Thạnh), chúng tôi không khỏi giật mình bởi giá phòng tăng đột biến. Một phòng khoảng 20m2 nằm trên gác xép ọp ẹp, nóng bức... được bà chủ hét giá 800.000đ. Trong khi đó Ngọc Hùng, khoa quản trị doanh nghiệp ĐH Tôn Đức Thắng ở cùng dãy trọ, cho biết cách đây vài tháng giá căn phòng này chỉ khoảng 600.000đ. Đem thắc mắc này hỏi chủ nhà thì nhận được lời giải thích: ?oBây giờ cái gì cũng tăng, cũng đắt đỏ cả. Giá xăng còn tăng huống chi? phòng ở?(?!).
    Không thuộc kiểu ?oăn theo mùa tăng giá?, việc tăng giá phòng trọ tại một số nơi như khu Bắc Hải (Q.10), xóm trọ trước cổng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (Đinh Tiên Hoàng, Q.1)... có vẻ ?ohợp lý? hơn. Một số chủ nhà trọ nói rằng đây là thời điểm đông đảo thí sinh tập trung về thành phố thi đại học, cao đẳng nên xảy ra tình trạng thiếu phòng cho thuê.
    Nắm bắt cơ hội này, nhiều chủ phòng trọ nhanh chóng đẩy giá phòng tăng thêm 100.000đ-200.000đ/căn mà không hề thỏa thuận với sinh viên dù theo hợp đồng cho thuê phòng ở, họ phải báo trước việc tăng giá khoảng một tháng. Có trường hợp những sinh viên thuê phòng ở lâu năm bị dồn lại ở chung để chủ nhà dành phòng cho thí sinh thi đại học thuê. ?oPhòng mình vốn chỉ ở bốn người, nay phải ghép thêm hai người nữa. Chủ nhà bảo ở dồn vậy cho đến khi qua đợt thi đại học. Đang chuẩn bị thi học kỳ nên tụi mình chưa thể chuyển phòng, mà ở lại thì chật chội quá? - Lê Quang Đạt (Trường ĐH Giao thông vận tải) ở trọ trên đường Phan Văn Trị, bức xúc.
    Giá điện, nước tăng cũng là gánh nặng lớn mà sinh viên đang phải chịu đựng. Khảo sát giá điện, nước tại một số khu trọ sinh viên trên địa bàn TP trong thời gian gần đây chúng tôi nhận thấy giá nước máy dao động 10.000đ-15.000đ/m3, điện 3.000đ-5.000đ/kWh, cao hơn nhiều so với mức giá trần của Nhà nước. Đáng nói là dù từ đầu năm đến nay không hề có đợt điều chỉnh giá nước nào theo qui định chung nhưng tại nhiều khu trọ, chủ nhà vẫn tăng giá nước theo kiểu ăn theo.
    Và nỗi khổ sinh viên
    Thực tế cho thấy ?ocơn bão? tăng giá đang tạo sức ép đến bài toán chi tiêu của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Với cuộc sống sinh viên, khó khăn chồng chất nặng nề hơn khi phải đối mặt với chuyện ?ocơm gạo? hằng ngày. ?oNhiều khi tập trung sức lực để học thi không mệt bằng phải tính toán sinh hoạt làm sao cho đủ với số tiền eo hẹp mà gia đình gửi? - Hà tâm sự.
    Giá cả đắt đỏ, sinh viên phải dè sẻn hơn, thậm chí phải tiết kiệm đến mức tối đa những sinh hoạt cần thiết, nói gì đến nhu cầu giải trí giảm áp lực học hành. Hậu quả là xảy ra tình trạng một số sinh viên không đủ sức khỏe để tập trung cho mùa thi cử đang đến gần.
    Để trang trải cuộc sống, một số sinh viên tranh thủ đi làm thêm dù đang trong mùa thi căng thẳng bài vở. Thời gian kiếm sống không thể nào không ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ. Đồng thời có không ít sinh viên dự định ở lại hè học thêm tiếng Anh, vi tính, chứng chỉ nghiệp vụ chuẩn bị cho hành trang ngày tốt nghiệp đành phải về quê để tránh ?ocơn bão? tăng giá đang ?ohoành hành? ở chốn giảng đường.
    Theo dự báo, chỉ số giá tiêu dùng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng. Xem ra nỗi khổ của sinh viên trong mùa tăng giá vẫn còn dài dài...
    CÔNG DŨNG
    câu này nghe đau khổ quá. nghĩ lại thấy mình thật may vì nhà không quá xa trường
  4. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư vào hướng nghiệp​
    Không chỉ có nền kinh tế đứng hàng thứ 2 thế giới, Nhật Bản còn là một quốc gia phát triển vượt trội về khoa học kỹ thuật và giáo dục. Thực tế, tỷ lệ mù chữ của người dân Nhật Bản gần như bằng không, có hơn 70% học sinh học lên đến bậc ĐH, CĐ và TCCN. Bên cạnh hơn 1.000 trường ĐH và CĐ, chính phủ Nhật Bản còn chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp, trung học chuyên tu và các trường chuyên môn với mạng lưới dày đặc hơn 3.000 trường.
    Trường học của Nhật là nơi đào tạo về đạo đức và hành vi ứng xử
    Trường học Nhật Bản được hình thành từ thời Edo (1601-1867), ban đầu với tên gọi "Terakoya" - là nơi mà các nhà sư, võ sĩ dạy chữ và dạy các phép tính cho con em dân thường. Trong thời kỳ này, giao dịch ngoại thương Nhật Bản phát triển mạnh, nhu cầu học chữ cũng phát triển theo, tỷ lệ tới trường rất cao đạt từ 70~80%. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với khu vực thành thị của các nước châu Âu như Anh, Pháp lúc bấy giờ.
    Bước vào thời Minh trị 1872, hệ thống giáo dục được phân chia rõ rệt. Cả nước đã hình thành các bậc tiểu học, trung học và đại học. Và cũng trong thời kỳ này Terakoya đã dần mất đi, tuy nhiên nhu cầu về giáo dục càng ngày càng phát triển mạnh.
    Đặc biệt, tại các trường học của Nhật, những môn học như đạo đức, hành vi ứng xử rất được coi trọng. Học sinh được giáo dục cả việc tự chuẩn bị bữa ăn trưa tại trường, hay trách nhiệm phải làm vệ sinh trường học...
    ?oHệ thống 6 - 3 - 3 - 4?
    Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện nay được biết đến ở "hệ thống 6 - 3 - 3 - 4", nghĩa là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm ĐH. Trong đó, 9 năm đầu được xem là chương trình giáo dục bắt buộc, học sinh được miễn phí tiền học và tiền sách giáo khoa. Còn bậc ĐH, quy định chung là 4 năm, nhưng với những ngành học như y khoa, thú y... thì hệ ĐH có thể kéo dài đến 6 năm, hệ CĐ thì từ 2 đến 3 năm.
    Sau khi hết trung học cơ sở, nếu không vào trường trung học phổ thông thì học sinh vẫn có thể chọn lựa trường trung học chuyên tu, chuyên nghiệp để sớm có được kỹ thuật chuyên môn, đây cũng là sự lựa chọn của không ít giới trẻ Nhật Bản.
    Chú trọng giáo dục hướng nghiệp
    Hiện nay tại các trường trung học chuyên tu ở Nhật Bản có hơn 50.000 người đang theo học. Hệ thống các trường này nhằm đào tạo những chuyên viên như chuyên viên sửa chữa xe, chăm sóc công viên, y tá, y sĩ làm việc trong phòng phóng xạ, chuyên viên dinh dưỡng, thẩm mỹ, chuyên viên thuế, chuyên viên thiết kế thời trang... Họ được công nhận một khi trải qua các cuộc thi kiểm tra cũng như đạt được các tiêu chuẩn về phẩm chất và kinh nghiệm thực tiễn.
    Khác với hệ giáo dục chuyên tu được đào tạo từ 1 đến 3 năm, chương trình học 5 năm của các trường trung học chuyên nghiệp lại chú trọng vào thí nghiệm và thực hành, với mục đích đào tạo các kỹ thuật viên, các kỹ sư có tính sáng tạo và thực tiễn. Không chỉ dừng lại ở đó, những người tốt nghiệp trung học chuyên tu, trung học chuyên nghiệp vẫn có cơ hội học lên cao từ những trường chuyên môn hay vào học ĐH. Hiện Nhật có khoảng 3.000 trường chuyên môn với hơn 700 ngàn người đang theo học.
    Được biết, để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đang tiến hành mở các khóa học dành cho người lớn tuổi về hưu, các phụ nữ có con nhỏ, nâng cao tay nghề cho những người đã đi làm. Bên cạnh đó là việc trợ cấp các khóa học dành cho việc phát triển chương trình giáo dục nâng cao tay nghề dành cho người thất nghiệp trẻ tuổi, người không có nghề nghiệp...
    Ngoài ra, hằng năm, Chính phủ Nhật Bản cũng dành một số học bổng cho học sinh nước ngoài muốn theo học các bậc học này tại Nhật. Tại nhiều trường dạy tiếng Nhật cũng có chương trình ôn thi vào các trường trung học chuyên nghiệp, chuyên tu dành cho học sinh nước ngoài. Thí sinh có thể nộp hồ sơ và được xét tuyển trực tiếp vào các trường nói trên mà không cần phải sang Nhật để dự thi.
    H.A
  5. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Chuyện học hành ở Bangkok: Khi quán cà phê thành thư viện ​
    Nếu không học ở nhà hay thư viện, giới học sinh sinh viên ở Bangkok (Thái Lan) ưa đến các quán cà phê hay nhà hàng đồ ăn nhanh để làm bài tập hay học nhóm. Sự thoải mái và việc giao tiếp với bạn bè tại những nơi này khiến họ hứng thú hơn với chuyện học hành.
    9 giờ rưỡi tối, Pao (Suphitcha Wongprasopchai) vơ chồng sách đi vội ra cửa và bảo với cô bạn ở cùng phòng: "Tớ đi học đây". Cô bạn người Việt trố mắt: "Đi học á? Học ở đâu giờ này?". Pao nói ngắn gọn: "Ở quán cà phê" rồi bước nhanh ra khỏi cửa. Cô bạn người Việt cùng phòng của Pao nói đùa: "Ở Việt Nam mà cứ kéo nhau đem sách vở vào quán cà phê ngồi học thế này chắc sẽ bị coi là đối tượng đặc biệt mất". 10 giờ tối ở quán cà phêá Banrie ở khu Ekkamai, nhóm bạn học của Pao đang đợi cô đến. Quán cà phê này được trang hoàng không quá sang trọng nhưng ánh sáng thì quá tuyệt để đọc sách và bàn ghế thì quá lý tưởng để ngồi học. Ở tầng 1 của quán cà phê này kinh doanh cà phê, nhà hàng và có biểu diễn nhạc sống.
    Tầng 2 là quán dành riêng cho khách uống cà phê, có trang bị điều hòa nhiệt độ và internet. Tầng này là nơi tập trung đông giới học sinh sinh viên nhất. Pao nhanh chóng ngồi vào bàn nơi các bạn cô đã kịp bày biện sách vở, tài liệu và máy tính xách tay. Không chỉ có nhóm của cô, ở các bàn khác cũng có các nhóm học sinh còn mặc nguyên đồng phục ở trường đang cắm cúi thảo luận bài tập. Tại một số bàn khác, vài nữ sinh có vẻ như còn học trung học với chồng sách cao ngất vừa viết vừa bấm máy tính. Pao kể, học sinh Thái Lan thích ra quán ngồi học, vừa có thể học nhóm vừa "buôn chuyện" khi giải lao, có thể ăn uống, cười đùa thoải mái, điều mà họ không thể làm được khi ở thư viện. Còn nếu về nhà học, bốn bề là bức tường thì dễ sinh chán nản hay buồn ngủ, thậm chí mò lên internet chat chit. Khi đó việc học bị xao nhãng. Pao hào hứng kể: "Ra quán có bạn bè, cảnh đẹp, có nhạc nên có hứng thú học hơn". Những lúc gần đến mùa thi, quán còn đông hơn nữa. Có khi cả 2 tầng của quán chật cứng học sinh sinh viên.
    Thật vậy, nếu lần đầu tiên bước vào quán Banrie, người ta sẽ ngỡ đây là một thư viện. Giới học sinh sinh viên ở Bangkok còn hay đến quán cà phê Starbuck hay nhà hàng đồ ăn nhanh McDonald để ngồi học. Bangkok đang mọc lên thêm các quán cà phê mới. Có thể đó sẽ là những điểm trú chân tiếp theo của giới học sinh sinh viên ở thành phố nhộn nhịp này.
    Riêng với quán Banria, Pao kể tiếp, dường như là nơi mà học sinh Bangkok ưa thích hơn cả bởi quán mở 24/24. Nếu ngồi lâu quá thì nhân viên cũng không buồn chạy ra hỏi thăm kiểu như: "Anh chị có dùng thêm gì không?" như các quán khác. Chỉ cần mua một ly nước rẻ tiền nhất ở đây bạn cũng có thể ngồi học cả đêm mà không sợ bị nhân viên của quán ra đuổi khéo. Ngoài ra, vì giá nước ở đây khá đắt so với túi tiền trung bình của học sinh sinh viên nên lợi dụng lúc không ai để ý, có người đã nhanh chân chọn một góc khuất rồi ngồi vào. Cũng chẳng ai ra hỏi thăm. Hoặc cùng lắm, để an toàn, có một mẹo nhỏ khác mà giới học sinh sinh viên ở đây hay làm để có thể ngồi ở quán cả đêm miễn phí. Đó là đợi lúc một người khách đi ra, một anh chàng hay cô nàng có thể nhanh tay với ngay ly nước uống dở của vị khách vừa đi kia và đặt sang bàn mình. Có ly nước uống dở làm "vật bảo đảm", vậy là có thể yên tâm ngồi cả đêm học bài.
    Từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng, nhất là gần kỳ thi, quán tấp nập trong tiếng cười nói và nhạc mở khá to. Những tưởng như vậy sẽ làm các học sinh, sinh viên ở đây mất tập trung nhưng Pao giải thích: "Chính không khí sôi động này luôn làm cho bạn tỉnh táo và hứng khởi. Không khí yên lặng khi học tại nhà hay thư viện có lẽ làm bọn mình ngủ gật mất". Mà có lẽ cũng khó ngủ tại quán thật khi mà ở mỗi bàn đều có biển nhắc nhở khá dễ thương rằng khách không được ngủ trong quán, không gác chân lên ghế, không có các hành động không phù hợp như ôm, hôn trong quán... Nhìn chung, không khí học hành ở đây khá nghiêm túc. Những ai đến đây một mình thì ôm một góc, cắm máy nghe nhạc vào tai rồi cặm cụi ngồi học. Các nhóm học chung thì thảo luận sôi nổi, tuy có cười nói lớn một chút nhưng vẫn tập trung vào vấn đề thảo luận. Đến khoảng 2 giờ sáng, quán có vẻ vãn bớt nhưng vẫn có người ngồi lại đến lúc bình minh.
    Học bài không nhất thiết là phải gò bó trong một môi trường nghiêm túc hay cứng nhắc, nhất là đối với giới trẻ, đối tượng thích tung tẩy và có suy nghĩ thoáng. Một khi đã có ý thức học nghiêm túc thì sự thoải mái sẽ tạo cảm hứng cho giới trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Điều này không chỉ đúng với chuyện học ở các quán cà phê. Còn cô bạn người Việt cùng phòng của Pao bám đuôi đi học cùng thì chép miệng: "Giá như quán cà phê ở Việt Nam tăng ánh sáng lên chút nhỉ".
    Việt Phương
    nếu ở khu trung tâm Cần Thơ có những quán như thế này, bán thêm các loại trà sữa trân châu & sinh tố trái cây thì cực kỳ đắt khách (teen); mùa thi chắc lớp em sẽ cắm trại luôn tại quán
  6. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Cảm xúc trong ngày khai trường​
    TT - Ngày 5-9-2007. Nhìn những đứa con của mình với vẻ bề ngoài dửng dưng trước thềm của ngày bắt đầu năm học mà lòng tự hỏi không biết trong chúng có cảm xúc gì?
    Có không trong các con trẻ cái ý nghĩ mọi vật xung quanh trường đều như mới ra, mọi người xung quanh trường đều như trẻ lại, đều rất đáng yêu? Có không cảm xúc háo hức, mừng rỡ, tràn ngập yêu thương và cả sức sống mới sau những tháng nghỉ hè dài? Có không cái cảm xúc rất đỗi thiêng liêng tươi mới không sao tả được khi cất tiếng hát quốc ca với đôi mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng trong buổi chào cờ đầu tiên của năm học mới?...
    Tôi thật sự muốn khám phá suy nghĩ - cảm xúc đang diễn ra trong con tôi và trong hàng trăm nghìn học sinh vào ngày đầu tiên của năm học mới. Trải nghiệm của một phụ huynh, của một nhà giáo vẫn đưa tôi đến băn khoăn: hẳn còn nhiều học sinh chẳng có xúc cảm đặc biệt gì về ngày khai trường.
    Bởi nhiều lẽ! Đối với nhiều trẻ, ngày khai giảng đâu phải là ngày đầu tiên đến trường để bắt đầu một năm học mới, một chương trình học mới. Việc học hầu như đã bắt đầu từ một hoặc vài hoặc nhiều tuần trước đó. Sâu xa hơn vì rằng các bạn trẻ hiện nay có vẻ biết nhiều về thế giới, khoa học, kỹ thuật, máy tính... và thông minh hơn nhiều so với thế hệ chúng tôi ngày xưa cùng lứa. Nhưng có nhiều điều các em chưa biết hoặc biết chưa đủ. Đó là cách cư xử giao tiếp với người xung quanh. Đó là sự quan tâm đến con người, đến sự việc xung quanh mình. Đó là thái độ vị tha, sẵn lòng sẻ chia thông cảm với mọi người. Đó là hiểu biết về đất nước, con người xứ Việt. Đó là thái độ "miễn nhiễm" với cuộc sống nặng mùi thực dụng vật chất.
    Những xúc cảm chân thành ấy ngày mỗi ngày được khơi nguồn, được vun đắp sẽ hóa thân thành hoài bão cống hiến vì quê hương, vì hạnh phúc của cộng đồng, của nhân dân trong những trái tim trẻ.
    "Đất nước đang cần có nhiều hơn nữa những trí thức và lao động có tay nghề, có kỹ năng, có hoài bão cống hiến vì Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, ngành giáo dục đóng vai trò nòng cốt". (Trích thư của ************* ***************** gửi thầy cô và học sinh nhân ngày khai trường 5-9-2007).
    Vì vậy, mỗi năm học mới hãy là một công cuộc khai thông trí tuệ và hơn nữa là một công cuộc khơi nguồn cảm xúc lành mạnh trong các em, chắp cánh ước mơ, thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống và thôi thúc lòng nhiệt huyết vì cộng đồng trong mỗi bạn trẻ học sinh đất Việt.
    HOÀNG TUYẾT
    đúng là lời của các ông các bà ngày xưa, nghe tốt đẹp quá, sáo quá. ngày nay còn bao nhiêu học sinh "mỗi ngày đến trường là một ngày vui", chỉ còn thấy mệt và lo thôi
  7. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Những món quà vặt​
    Hồi nhỏ ăn cái gì cũng ngon". Câu nói thường nghe của nhiều người dù trong số họ, cao lương mỹ vị năm châu bốn bể họ ăn được nhiều. Câu nói đó là chân thành, không phải làm dáng.
    Nhưng khi những món ăn hồi nhỏ bày ra trước mắt, chắc hầu hết sẽ nếm thử rồi lắc đầu. Điều đó cũng giống như khi gặp lại một người hồi nào đã từng yêu tha thiết, ai cũng bảo "biết vậy không gặp thì hay hơn!".
    Như vậy, những món ăn yêu thích hồi còn nhỏ ta luôn luôn ăn không chỉ bằng lưỡi, bằng miệng mà bằng cả tâm hồn, cảm xúc và tất nhiên bằng cả nhu cầu cơ thể của tuổi nhỏ đang lớn. Cái bánh nào ngon bằng bánh mẹ cho ta khi mới đi chợ về, còn gói trong lớp giấy điều mỏng mảnh thấm loang vết dầu từ vỏ bánh? Chén cơm nào ngon bằng chén cơm ấm nóng trong một chiều mưa, sau một trận đá banh ngoài bãi cỏ gần nhà? Lúc ấy cơm ăn với cá, thịt, trứng chiên hay ba khía đều ngon.
    Ôi, những cảm giác ẩm thực tuyệt vời nay không còn nữa. Bây giờ, những câu hỏi lẩn quẩn trong đầu khi ngồi trước món ăn: Nó có quá béo không? Mặn quá không? Có nhiều đường quá không? Liệu có làm nặng dạ dày không?... Rồi sau khi tự trả lời xong các câu hỏi, ta bắt đầu ăn bằng thái độ chắt lưỡi làm liều hay tự tin vì đã tự thẩm định hàm lượng của chúng. Mệt quá hỉ?
    Gần đây, mỗi khi cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống bon chen này, muốn trở lại cáí thời con nít ngây ngô và trong trẻo, tôi lại đến trước một cổng trường tiểu học và... đứng ngó. Ở đó luôn có một ông bảo vệ, già hay trẻ mà suốt dọc đường tuổi nhỏ mình hay gặp và sợ, một cái trống to đùng để báo giờ ra chơi vào lớp và chắc chắn có một đội ngũ bán hàng rong trước cổng trường.
    Lại là những trái cóc gọt vỏ ngâm nước tỉa hình cái bông, miếng xoài tượng xanh quệt miếng mắm ruốc, cái bao kẹo bông gòn, miếng me tẩm đuờng, khoai mì luộc có dừa nạo và muối đậu... Nếu có con, mình sẽ không cho chúng mua ăn. Và khi mình ra về, chúng sẽ chen nhau, thò tiền qua cáí cổng sắt để mua và nhâm nhi để cảm thấy sung sướng y như mình hồi nhỏ.
    Vì dù sao đó cũng là một phần làm nên tuổi thơ của chúng ta, những món quà vặt...
    ĐẶNG YÊN HÒA
    thèm, thèm quá
  8. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0

    Cái vòng gian trá​
    Mệ tôi ở ngoài quê nấu ăn ngon nổi tiếng xứ kinh kỳ. Về cồn Hến hỏi bà Hai Sau rất nhiều người biết tiếng. Mệ nói muốn nấu ăn ngon phải gửi gắm tâm trạng mình vào trong đó.
    Người nấu có vui vẻ, mong muốn mang lại bữa cơm ngon lành thì người ăn mới cảm nhận được tâm trạng đó mà thấy ngon. Tôi mang lời dạy của mệ theo chồng vào Sài Gòn lập nghiệp.
    Còn nhớ lúc đó là năm 1972, trưa hè nóng oi ả, lại đang mang thai, tôi thèm chén đậu hũ nước đường của mệ quá. Ra chợ, mua ít đậu nành nấu đậu hũ. Ở nhà có một mình, ăn làm sao hết một nồi đậu hũ to, tôi mang biếu hàng xóm dùng lấy thảo. Ai cũng khen đậu hũ tôi nấu quá ngon. Họ bảo tôi sao không nấu bán cho mọi người có ăn hoài. Thấy có lý, tôi tập tành quang gánh, nấu nồi đậu hũ nước đường bán cho bà con lối xóm kiếm lời nuôi con. Ngày qua ngày, gánh đậu hũ của tôi mỗi một đắt hàng.
    Thời mới giải phóng khó khăn là thế mà gia đình tôi lúc nào cũng cơm no áo ấm. Từ đôi quang gánh ban đầu, tôi đã mở được một cửa hiệu nho nhỏ để bán sữa đậu nành, đậu hũ miếng, đậu hũ nước đường, cả chao gia truyền nữa. Chao tôi làm rất ngon, những miếng chao nổi trên mặt nước béo ngậy. Những hũ chao không nhãn hiệu của tôi đã hiện diện trong bữa cơm với rau muống xào hay chấm với thịt luộc. Không những thế, tôi còn bỏ mối cho mấy tiệm lẩu dê. Những năm 1980, tôi phải thuê 2-3 thợ phụ mới hết việc. Mệ tôi vào thăm, thấy con cái làm ăn khấm khá cũng mừng. Mệ nói làm ăn buôn bán phải có cái tâm, ?ocó đức mặc sức mà ăn?, đừng ham giàu mà mua gian bán lận thì không bao giờ khá nổi.
    Nhưng chuyện buôn bán đâu có xuôi chèo mát mái mãi. Người ta thấy tôi buôn bán đắt hàng liền mở quán cạnh tranh. Tôi bán 1 đồng, họ bán 9 hào để cạnh tranh. Không muốn mất mối, tôi phải giảm giá. Sở hụi ngày một tăng, nào tiền thuế má, tiền công thợ, tiền mặt bằng, rồi còn chi phí sinh hoạt gia đình bao nhiêu thứ, mà bán giảm giá hoài thì lấy chi lời.
    Thế là tôi phải giảm chất lượng. Hồi xưa một ký đậu ba lít nước thì nay tôi cho đến bốn, năm lít nước. Không đúng công thức, đậu nhão nhoẹt, không đông, không béo... tôi lần tìm ra chợ Kim Biên mua bột béo, thạch cao phi về pha thêm. Còn đường thì pha thêm ?ođường ngọt?, còn gọi là đường hóa học. Người ta nói: ?oNgười mua lầm chứ người bán đâu có lầm?. Ai mà biết được chén đậu hũ mát lành thơm ngon của tôi bữa nay chỉ còn một phần ba đậu, còn lại toàn bột béo; nồi nước sữa đậu nành chỉ được nấu cho hơi nóng chứ không sôi vì sợ trào, sợ mất bọt, hũ chao meo mốc đã được gạt đi để bán chứ không đổ bỏ. Người ta vô tư ăn mà đâu biết bao nhiêu sự nguy hại rình rập bên mình. Tôi chỉ bán chứ chẳng bao giờ dám cho con ăn những thứ chính tay mình nấu.
    Mệ tôi bảo: ?oKhôn ngoan không lọ thật thà?, tôi càng gian trá thì quán của tôi ngày càng ế ẩm. Mỗi ngày mỗi thâm hụt vốn, tôi phải thu hẹp chuyện làm ăn, người làm cho nghỉ hết mà cũng không trụ nổi. Mỗi tháng cứ xoay nhanh như chong chóng, tôi rất sợ những ngày 30, 31 vì nó báo hiệu hàng trăm thứ nợ đang đến hạn. Tôi đành dẹp quán, mang đôi quang gánh ngày xưa ra nấu đậu hũ đường đi bán khắp hang cùng hẻm tận. Và vẫn không thoát được ?ocái vòng gian trá?. Bởi nếu nấu đậu hũ nguyên chất, ngon như ở quê tôi từng nấu thì giá lên tới 3.000 đồng/chén, không thể bán được cho những người trong xóm bình dân.
    Cho tới ngày đứa con trai duy nhất của tôi đi làm trong khu chế xuất bị ngộ độc thực phẩm phải nằm viện hết hai tuần. Cùng vào viện với con tôi có năm người khác. Thân nhân của họ chửi bới trách móc những người làm ăn bất lương để công nhân ăn cơm trưa bị ngộ độc. Tôi đồng cảnh ngộ như họ nhưng không dám mở lời, bởi tôi nhận ra mình cũng là một trong số những người ?obất lương? đó. Lúc đó, tôi mới bắt đầu suy nghĩ về chuyện tôi làm. Nhiều khi nhìn những đứa trẻ thơ húp ngon lành một hơi hết sạch chén đậu hũ mà tôi thấy xót xa, cắn rứt. Tôi tự dối mình bằng lập luận: ?oMột chén đậu hũ nhỏ tí ti thì có nhiêu bột béo, mà có phải ngày nào người ta cũng ăn đâu??. Nhưng trong tôi, có một tiếng nói khác đang cãi lại: ?oNếu như người bán nào cũng nghĩ như tôi, thì dù mỗi ngày chỉ một chút thôi nhưng với nhiều món ăn, thức uống khác? tất cả đều là thuốc độc và rồi sẽ nhập viện như con tôi? .
    Ngày ngày gánh đậu hũ đi bán, tôi biết mình đang bán thứ độc hại cho người ta để kiếm lời và rồi biết đâu lại mua thứ độc hại khác về dùng. Tôi sẽ phải thay đổi để không ray rứt khi về thăm mệ hằng năm.
    NGUYỄN THỊ CHÚC
    từ giờ ăn đậu hũ nước đường thấy hết ngon luôn. é, é, sao nhiều người ăn nhiều đồ vặt lề đường quá mà chưa bị ngộ độc lần nào => may thật
  9. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    "Tiếng sao Hỏa" của 9X Trung Quốc​
    TT - Nếu bạn gặp phải một dòng chữ lung tung gồm chữ Hán, chữ Latin, chữ Hàn, chữ Nhật, chữ số, và những hình biểu tượng nhỏ trong lúc chat với teen Trung Quốc, chớ vội nghĩ đó là lỗi hiển thị của trang web hay máy vi tính bị trục trặc.
    Đó có thể là một cách nói chuyện đang được ngày càng nhiều thanh thiếu niên thuộc thế hệ 9X Trung Quốc sử dụng trên mạng. Người ta gọi ngôn ngữ đó là "tiếng sao Hỏa".
    Bị chống đối
    Hiện nay công dân mạng Trung Quốc thuộc thế hệ 9X đã vượt qua thế hệ 8X, họ không chỉ thay thế một số chữ bằng những chữ phát âm tương tự trong lúc tán gẫu trên mạng để thêm thú vị, mà còn bắt đầu sử dụng cả bộ thủ của chữ Hán, hình biểu tượng (như ngôi sao, mũi tên), chữ Hàn, chữ Nhật để tạo ra một thứ ngôn ngữ mới. Với những người không quen thuộc kiểu chat này, thứ tiếng đó chẳng khác nào một câu chào đến từ sao Hỏa.
    "Tiếng sao Hỏa" là do công dân mạng Đài Loan phát minh, đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên các trang web và diễn đàn Trung Quốc. Để hỗ trợ các "chat thủ? mới "vào nghề", những "chuyên gia tiếng sao Hỏa" đã biên soạn hẳn các công cụ như "từ điển tiếng sao Hỏa", "cẩm nang đánh chữ sao Hỏa" và những bài viết hướng dẫn sử dụng "tiếng sao Hỏa". Thậm chí họ còn soạn cả một phần mềm có chức năng "phiên dịch" chữ bình thường ra "tiếng sao Hỏa".
    Trước sự tràn ngập của "tiếng sao Hỏa", một số nhà ngôn ngữ học lo ngại rằng nó sẽ có hại cho văn hóa truyền thống của chữ Hán. Một số diễn đàn trên mạng đã kêu gọi tiêu diệt "tiếng sao Hỏa".
    Cấm không được!
    Tuy nhiên, những người cởi mở hơn cho rằng đó là chuyện bình thường. Giáo sư Lưu Kế Nghiệp, làm việc tại Học viện Chính trị thanh niên Trung Quốc, cho rằng không cần quá nhạy cảm đối với vấn đề này. "Ngôn ngữ không phải là không bao giờ thay đổi. Việc chúng ta thường sửa chữa từ điển đã chứng minh điều này. Còn truyền thống chữ Hán dựa vào lịch sử rất sâu sắc, những ý kiến cho rằng "tiếng sao Hỏa" có hại cho chữ Hán là đã quá xem nhẹ tính bao dung của tiếng Hán" - giáo sư Lưu Kế Nghiệp phân tích.
    Đa số phụ huynh tỏ ra bức xúc vì hoàn toàn không hiểu "đám trẻ ngày nay giao tiếp với nhau kiểu gì?. Nhưng cũng có người cho rằng "tiếng sao Hỏa" là một ý tưởng mới của thế hệ mới, không việc gì phải ngăn cấm (mà muốn cấm cũng đâu có được!).
    Chị Từ, mẹ của một cô bé 9X, cho biết: "Khi lần đầu tiên nhận được tin nhắn chứa những chữ như "Orz" (là một hình dạng để bày tỏ sự thán phục), "3Q" (cảm ơn)... tôi thật không hiểu gì hết, dù đã tra từ điển tiếng Anh. Sau khi con gái giải thích, tôi thấy hình thức ngôn ngữ này rất năng động, là đặc sắc của người trẻ?. Thậm chí chị Từ cho biết mình không gặp khó khăn gì trong việc giao tiếp với con gái. "Quá trình học ngôn ngữ của trẻ em và cố gắng hiểu ý nghĩa của "tiếng sao Hỏa" cũng rất thú vị?.
    Dù bị chê cười hay cấm đoán, những teen sử dụng "tiếng sao Hỏa" vẫn đi theo đường của mình. Hiện nay, không chỉ thế hệ 9X mà cả thế hệ 8X Trung Quốc cũng hưởng ứng ngôn ngữ này.
    CHÚC XIN (Bắc Kinh)
    cứ tưởng kiểu viết chữ bỏ dấu + phát âm lẹo lưỡi của teen Việt là quái lắm rồi; dân Tàu còn ác hơn nữa =>
  10. binhthuongkhach

    binhthuongkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=221576&ChannelID=3
    Cầu Cần Thơ bị sâp. Hic Thảm khốc quá!

Chia sẻ trang này