1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bài học từ một cuộc phỏng vấn
    Tôi nhìn hai anh em và khóc. Sau mỗi cuộc đời là một số phận. Lẽ ra tôi không nên kết luận về một con người khi chưa tìm hiểu. Lẽ ra tôi nên biết nhìn nhận và lắng nghe?Tôi chỉ biết xin lỗi anh. Tự hứa sẽ quay lại chăm sóc nhiều hơn cho em gái anh - như một lời tạ lỗi muộn màng...
    Ngày Tết cận kề, chi đoàn công ty tôi tổ chức quyên góp, tặng quà cho những gia đình nghèo ở quận 7. Nơi đầu tiên tôi đến là một căn nhà tồi tàn dưới chân cầu Tân Thuận. Em gái nhỏ xíu, ở trong căn nhà nhỏ xíu.
    Khuôn mặt em đẫm nước mắt khi kể lại cách đây 6 tháng, mẹ em bị tai nạn giao thông phải nằm bệnh viện Chợ Rẫy. Gia đình phải bán hết mọi thứ để lo cho mẹ một ngày gần hai triệu tiền thuốc, nhưng chỉ được 1 tháng sau mẹ qua đời. Đau đớn hơn, ba tháng sau ba em cũng bị té xe chấn thương sọ não nằm hôn mê ở bệnh viện Chợ Rẫy. Nhà còn gì giá trị phải đem bán nốt, cái gì bán không được thì năn nỉ người quen cầm cố giúp. Anh trai em làm công trình ở Cần Thơ phải bỏ việc về chăm ba 24/24.
    Nhưng ba em cũng chỉ tồn tại được ở phòng chăm sóc đặc biệt được 3 tuần là ra đi, chỉ được một lần mở mắt lặng lẽ nhìn hai anh em rồi hôn mê sâu vĩnh viễn. Hai anh em chỉ biết ôm nhau khóc, trên vai là cả gánh nặng tinh thần lẫn vật chất.
    Ai cũng rơi nước mắt. Mọi người đang giúp em dọn dẹp, bày đồ cúng lên bàn thờ thì anh trai em về đến. Đó là một thanh niên nhỏ con, ốm yếu? Nhìn rất quen, hình như tôi đã gặp một lần ở đâu đó.
    Người thanh niên đến chào tôi và hỏi như thể có dịp để nói ?oChị còn nhớ tôi không? Tôi đã xin việc ở công ty chị đấy?.
    Tôi sửng sốt khi nhớ lại đợt công ty cần tuyển nhân viên mới, tôi ở vị trí sơ tuyển. Người thứ 10 phỏng vấn là một thanh niên nhỏ con, ốm yếu, khoác một bộ đồ ngay ngắn nhưng đã bạc màu. Trong bộ hồ sơ xin việc tôi không thấy có bằng đại học mà chỉ thấy bảng điểm của năm học cuối cùng, là tháng 10-2000. Tôi rất ngạc nhiên vì đã 5 năm qua lẽ nào anh ta không thể hoàn tất để nhận bằng tốt nghiệp? Khi tôi đưa ra câu hỏi trên, anh ta im lặng, mắt nhìn xuống.
    Không đợi anh ta trả lời, tôi ngọt ngào: ?oChắc anh không đủ khả năng theo đến cùng? Thời bây giờ nhiều người học 6, 7 năm trời mới kiếm ra tấm bằng. Mà có người ham chơi bị nhà trường cấm hẳn luôn kia?. Anh ta ngước đôi mắt ngạc nhiên nhìn tôi, nhưng chưa kịp nói gì tôi đã gọi người kế tiếp. Anh ta đứng lại một lát như tính nói gì, rồi lại thôi lặng lẽ đi ra.
    ?oTôi đã lấy bằng tốt nghiệp ĐH, năn nỉ một người quen cho vay năm triệu để lo tiền thuốc cho ba tôi, nhưng cũng chỉ thêm được có mấy ngày là ông ra đi??
    Người thanh niên gồng mình cố ngăn dòng nước mắt nói tiếp ?oLúc đó tôi không thể giải thích, nhưng tôi không phải là người ham chơi bỏ bê học hành như chị nghĩ. Tôi biết hồ sơ xin việc của tôi không hợp lệ, lại trái nghề, nhưng tôi cần một công việc để trả nợ và lo cho em gái tôi, nó cũng chẳng còn ai??.
    Tôi nhìn hai anh em và khóc. Sau mỗi cuộc đời là một số phận. Lẽ ra tôi không nên kết luận về một con người khi chưa tìm hiểu. Lẽ ra tôi nên biết nhìn nhận và lắng nghe?
    Tôi chỉ biết xin lỗi anh. Tự hứa sẽ quay lại chăm sóc nhiều hơn cho em gái anh - như một lời tạ lỗi muộn màng.
    BẢO NGỌC
    Trích Báo Tuổi Trẻ
  2. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Mẹ, con và người giúp việc
    Sáng ra, khi chúng tôi còn ngái ngủ, con bé đã xuống nhà từ lúc nào. Bà giúp việc đến. Tiếng lách cách mở cổng. Tiếng bước chân vào nhà và sau yên lặng là tiếng thỏ thẻ trong vắt của con tôi: ?oCháu chào bà! Tối qua bà ngủ có ngon không?...".
    Vợ tôi sinh cháu thứ hai hơn 4 tháng. Nhà ít người nhưng bận bịu và chật chội, chúng tôi quyết định chỉ tìm người giúp việc ban ngày. Công việc chính là bế cháu và phụ lo cơm nước.
    Bà giúp việc của gia đình tôi tuổi gần 60, hơi vụng về nhưng hiền lành, ngay thật. Quan hệ giữa bà với vợ chồng tôi khá đơn giản và thoải mái, nhưng có điều lạ là cô con gái đầu 7 tuổi của chúng tôi rất hay ?odị ứng? với bà. Buổi sáng, khi bà đến chúng tôi còn trên gác, con bé đã có mặt dưới nhà ?otheo dõi? từng động tác của bà. Chốc chốc nó lại căn vặn: ?oTại sao bà làm thế??. Những lúc đó bà thường im lặng, còn con bé thì chắp tay ra sau, lẩm bẩm trong mồm: ?oRõ thật vô tích sự!?. Chúng tôi nhắc nhở, nó không phản ứng, song có vẻ ngấm ngầm và quyết liệt hơn.
    Một hôm, trong khi bà đang cho cháu nhỏ ăn, nó đi học về, luôn mồm kêu đói và gắt: ?oBà làm cho cháu bát cơm!?. Bà nhỏ nhẹ: ?oCơm bà nấu rồi, cháu tự lấy ăn hay cố chờ bà, đỡ lỡ bữa ăn của em nhé!?. Chỉ có thế, con bé đã gào lên: ?oBà là người ở, tại sao lại bắt cháu chờ. Bố mẹ cháu trả tiền để bà làm thế hả??. Không hiểu bà đã nghĩ gì, chỉ biết khi kể lại câu chuyện đó với chúng tôi, đôi mắt bà rưng rưng.
    Tôi định mắng con, nhưng vợ tôi can: ?oEm muốn nghĩ thêm về mọi chuyện?. ?oCòn gì nữa, nếu cứ tiếp tục thế này, tâm hồn của nó sẽ chai lì đi mất? - Tôi gắt. Vợ tôi gật đầu: ?oAnh nói đúng. Chính vì thế mới cần suy nghĩ?.
    Sáng hôm sau, bà giúp việc đến. Con bé thức dậy, rón rén xuống nhà, vợ tôi lẳng lặng bước theo. Từ phòng trên, tôi nghe tiếng lách cách mở cổng và tiếng vợ tôi vui vẻ: ?oCháu chào cô ạ! Hôm qua rét thế cô ngủ được không??. Đến giờ ăn trưa, đợi con bé ngồi vào mâm, vợ tôi cầm bát cơm, quay sang bà giúp việc: ?oCháu mời cô xơi cơm! Cháu xin lỗi, hôm nay nhiều việc quá nên cháu về hơi muộn!?.
    Con bé hơi nhíu mày, vẻ miễn cưỡng rồi cũng lí nhí: ?oCháu? mời bà?. Tối đến trước khi đi ngủ, vợ tôi đã kể với cháu về bà như một người mẹ đáng kính: chồng mất khi con bà còn bé, bà đã hết mực thương yêu và làm lụng nuôi con. Còn bây giờ bà đi làm để tìm kiếm niềm vui và dành dụm giúp con mình lập nghiệp: ?oBà ấy làm việc vì con. Mẹ cũng thế. Nếu mẹ bị người ta mắng mỏ, con có buồn không??. Con tôi im lặng, chốc chốc lại trở mình như cố giấu tiếng thở dài. Có vẻ nó bị bất ngờ trước những điều mẹ nói.
    Sáng ra, khi chúng tôi còn ngái ngủ, con bé đã xuống nhà từ lúc nào. Bà giúp việc đến. Tiếng lách cách mở cổng. Tiếng bước chân vào nhà và sau yên lặng là tiếng thỏ thẻ trong vắt của con tôi: ?oCháu chào bà! Tối qua bà ngủ có ngon không? Cháu xin lỗi bà, từ nay cháu sẽ không làm bà buồn nữa đâu bà ạ!?.
    HÀ TRANG
    Trích Báo Tuổi Trẻ
  3. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Những món quà đáng yêu cho Ngày Valentine
    Bạn đã kết hôn hay chỉ đang trong khúc dạo đầu của những tháng ngày yêu đương? Điều đó không quan trọng, hãy ******** yêu của bạn luôn luôn mới, luôn luôn nồng nàn và nhất là trong dịp Valentine này qua những món quà gợi ý sau:
    1. Truyền thống: Hoa hồng. Những bông hoa luôn xinh đẹp dẫu chóng tàn. Bạn có thể tặng cho người ấy một bó hoa, một bình hoa hay một lẵng hoa kèm theo tấm thiếp với những lời yêu chân thật, trong một không gian lãng mạn, tình yêu của bạn sẽ càng thăng hoa...
    2. Bữa ăn tự nấu: Sẽ thú vị biết bao nếu bạn tự tay chuẩn bị cho người ấy một bữa ăn với những món ăn mà người ấy yêu thích. Đừng ngại việc xăn tay áo lên - dù bạn thuộc phái mày râu - để vào bếp! Việc này sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc bất ngờ lắm đấy!
    3. CD với những bài hát đặc biệt: Những bài tình ca bất hủ hay những bài nhạc mới trẻ trung, nồng nàn như chính tính yêu của bạn. Hãy gói nó thật đẹp và tặng cho nửa kia của bạn trong những ngày Valentine gần kề nhé!
    4. Nữ trang: Một chiếc vòng cổ bằng bạc, vàng, pha lê đều có thể đem đến cho nàng niềm vui bất ngờ. Đây cũng là một dịp rất tuyệt vời để bạn ngỏ lời cầu hôn qua bằng một chiếc nhẫn...
    5. Những viên sôcôla hình trái tim: Những viên kẹo sôcôla ngọt ngào sẽ thay bạn nói bao điều. Món quà "muôn năm không cũ" này dường như không thể thiếu được trong ngày Valentine...
    6. Một lá thư tình: Ở giữa thời đại Internet như hiện nay, việc ngồi viết một bức thư tình tưởng như là điều trong... cổ tích! Nhưng hãy đem đến cho tình yêu của bạn sự thăng hoa khi bạn viết cho người ấy những lời yêu thương, hoặc một bài thơ tình lãng mạn người ấy yêu thích trên một tờ giấy thật đẹp. Độc đáo hơn, bạn có thể sử dụng công nghệ thông tin là chìa khóa cho trái tim bạn qua một slideshow hình ảnh của hai người, trên nền nhạc một bài hát lãng mạn...
    B.D. (Theo Askmen)
    Trích Báo Tuổi Trẻ
  4. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0


    Người đẹp giữa đời thường
    22:15:01, 08/02/2006Trương Công Khả




    [​IMG]

    Các người đẹp tham gia chương trình Cây mùa xuân do Báo Thanh Niên tổ chức vào dịp Tết Bính Tuất 2006 tại Cần Thơ - ảnh: Trương Công Khả
    Tây đô vốn nổi danh là vùng đất sản sinh ra những người đẹp. Nhiều cô gái Cần Thơ được biết đến qua các danh hiệu Người đẹp Tây đô, hoa khôi Duyên dáng đồng bằng và cả hoa hậu, á hậu của các cuộc thi trong nước. Chợt tò mò muốn biết, những người đẹp đăng quang năm ấy nay làm gì, ở đâu...

    Thử làm một thống kê mới thấy, kể từ năm 1992 - khi bắt đầu xuất hiện nhiều các cuộc thi nhan sắc từ cấp quốc gia cho đến khu vực - đã có hàng chục người đẹp đất Tây đô đoạt vương miện. Nhiều lối rẽ đã mở ra cho các cô gái sau ngày đăng quang. Có người sau khi đạt vương miện hoa khôi Duyên dáng đồng bằng (DDĐB) đã trở thành phu nhân của một tổng giám đốc có tiếng về kinh doanh thời trang. Có người trở thành người mẫu chuyên nghiệp ở TP.HCM như hoa khôi học đường Vân Anh hay người mẫu Xuân Thanh. Nhưng đa phần các cô vẫn chuyên tâm vào học hành để kiếm một nghề nghiệp vững chắc khác.
    Bùi Thị Diễm sống tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ, sau khi tốt nghiệp lớp 12 vào năm 2003 đã tham gia cuộc thi DDĐB và giật ngay ngôi vị Á hậu I cùng 5 giải phụ khác. Qua năm 2005, Diễm tham dự cuộc thi Hoa hậu Báo Phụ nữ Việt Nam qua ảnh và đoạt vương miện hoa hậu. Liền sau đó là lời mời tham gia chụp ảnh quảng cáo cho các mặt hàng mỹ phẩm, rồi được mời tham gia chương trình Duyên dáng Việt Nam thứ 14 và 15. Diễm còn được các đạo diễn ?ongắm nghía? và mời đóng phim nhựa với vai chính tên Mi trong phim  Gió thiên đường (công chiếu vào ngày 14.2 này). Những tưởng ánh đèn sân khấu sẽ quyến rũ Diễm nhưng cô cho biết: "Hiện nay, khi nào rảnh em mới nhận tham gia các chương trình biểu diễn thời trang lớn ở TP.HCM, hoặc chụp ảnh quảng cáo. Thời gian hiện tại, em ưu tiên cho việc học. Hiện em đang là sinh viên năm thứ 3 khoa Quản trị kinh doanh Trường đại học Cần Thơ. Mới đây, em đã lấy được bằng B Anh văn và tin học. Em chỉ muốn sau khi ra trường được làm những công việc đúng với chuyên môn của mình. Những ngày đầu năm mới, em có một kỷ niệm đẹp khi tham gia chương trình Cây mùa xuân  do Báo Thanh Niên tổ chức - thăm hỏi tặng qùa người già cô đơn ở viện dưỡng lão, Hội người khuyết tật và trại trẻ mồ côi ở Cần Thơ, Hậu Giang".


    [​IMG]Hoa hậu Bùi Thị DiễmCòn Hoa khôi DDĐB năm 2004, Vũ Đặng Hoàng Ngân (sinh 1984) thì hiện đang là sinh viên năm thứ 3 Trường đại học RMIT tại TP.HCM chuyên ngành thương mại. Ngân cho biết: "Sau khi đạt vương miện hoa khôi DDĐB, nhiều công ty mời làm người mẫu quảng cáo nhưng tiếc là em không có thời gian để nhận lời, thậm chí không kịp tham dự cuộc thi  Hoa hậu toàn quốc năm đó tại Tuần Châu. Thời gian không đủ để học nữa mà ở trường dạy toàn tiếng Anh không hà! Chỉ cần lơ là là theo không kịp bạn bè. Năm sau em sẽ ra trường và dự định du học tại Úc để lấy bằng thạc sĩ thương mại". Sắc đẹp rồi cũng tàn phai, học thức mới quan trọng quyết định cho tương lai - Ngân khẳng định như vậy.
    Bùi Thị Hương Giang, hoa khôi DDĐB năm 2002, "gom" luôn các giải phụ như ứng xử, gương mặt khả ái, Miss Thái Tuấn - cũng năm đó Hương Giang đạt luôn Á khôi 2 cuộc thi Người đẹp các tỉnh phía Nam và lọt vào tốp 10 Hoa hậu toàn quốc Báo Tiền Phong - cũng là cô gái Tây đô. Tưởng rằng hàng loạt giải thưởng nhan sắc như vậy sẽ khiến Giang chọn cho mình con đường khác, nào ngờ Giang chỉ xem như một cuộc thử sức và tiếp tục chú tâm vào chuyện học hành. Được biết, Hương Giang vừa mới tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngoại thương Trường đại học Cần Thơ vào cuối năm 2005. Cô cũng kịp lấy bằng B tin học và bằng C Anh văn. Hương Giang cho biết cô sẽ tiếp tục học lên cao học hoặc sẽ đi du học.
    Còn Hoa khôi Người đẹp Tây đô Nguyễn Thị Tuyết Vân (năm 2003) và Trần Hoàng Tuyết Phượng (năm 2005) thì đang tập trung học Anh văn, Tin học và luyện thi đại học. Hai cô dự định nếu không đậu đại học năm nay thì cũng theo học một khóa quản trị kinh doanh trung cấp và sẽ học dần thêm những năm sau. Hai hoa khôi còn bật mí, giờ rảnh tranh thủ đi học... nấu ăn vì đó là "vũ khí lợi hại" của bất cứ phụ nữ nào. Bây giờ, Tuyết Vân và Tuyết Phượng không còn làm người mẫu chuyên nghiệp nữa nhưng nếu có những chương trình lớn thì đi cho vui hoặc rảnh thì nhận chụp quảng cáo để thêm kinh nghiệm.
    Xem ra, các người đẹp đất Tây đô vẫn còn đó "hương đồng gió nội" miền Tây.
    Trương Công Khả
  5. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Học yêu - chuyện của cả cuộc đời
    Đã mười năm làm công tác tư vấn về hôn nhân gia đình, tôi nhận thấy nhiều vấn đề bức xúc, mà nổi cộm nhất vẫn là tình trạng ly hôn ngày một gia tăng. Một thống kê của Trung tâm Tư vấn tình yêu-hôn nhân-gia đình, cho thấy số ca hỏi về ly hôn chiếm 70% số ca tư vấn về Luật Hôn nhân và gia đình trong ngày. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng xét cho cùng chỉ một nguyên nhân chính là: tình yêu đã hết!
    Như chúng ta đã biết, nền tảng của hôn nhân là tình yêu. Khi tình đang nồng mà không biết nâng niu, gìn giữ; khi tình rạn nứt mà không biết hàn gắn và khi tình đã cạn mà không có một biện pháp nào để vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình, thì hôn nhân tan vỡ là điều tất yếu! Qua tư vấn, tôi đã chứng kiến một số thực tế và quan niệm mà tôi cho là lệch lạc và sai lầm trong cuộc sống lứa đôi:
    - Đã là vợ chồng thì đương nhiên phải có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, quý trọng lẫn nhau. Cần gì phải giữ ý tứ, chăm chút, ân cần, đưa đón từng tí... cho nhau.
    - Sau khi kết hôn, không cần quan tâm đến chuyện tình yêu nữa, vì nhiệm vụ bây giờ là sinh con đẻ cái, chăm lo làm ăn... Dẫn đến tình trạng người chồng chỉ biết đến công việc làm ăn, đi biền biệt, trong khi nhiều người vợ thì tối ngày chỉ biết đến con, quẩn quanh với chuyện nội trợ.
    - Nhiều bạn gái khi lập gia đình có nhiều bằng đại học, ngoại ngữ, vi tính nhưng hỏi về nội trợ, nấu nướng thì lơ-tơ- mơ, thậm chí có người còn không nấu được bữa cơm đơn giản cho gia đình; cũng có người lại cho rằng nữ công gia chánh là chuyện nhỏ, lúc nào học chẳng được, từ từ học.
    - Nhiều bạn trai cho rằng tất cả những công việc nội trợ như: nấu ăn, chợ búa, giặt giũ, nuôi dạy con, đưa đón con... là việc của phụ nữ, nên phó thác hết cho vợ.
    - Khi mới yêu nhau thì rất chú ý đến chuyện hẹn hò, đi chơi, du lịch, mua sắm, tặng quà cho nhau; rồi tổ chức đám cưới thật rình rang; tuần trăng mật thật tuyệt vời, nhưng khi về chung sống với nhau thì họ quên bẵng đi hết.
    - Cần gì phải chăm lo nhan sắc, ăn mặc, phẩm hạnh... như giai đoạn mới yêu nhau (!?).
    Chính những quan niệm lệch lạc này đã làm cho tình yêu giữa vợ và chồng nguội lạnh và cạn dần theo thời gian, theo năm tháng. Để vun xới tình yêu, để củng cố tình cảm vợ chồng, các bên đều phải khắc phục cho được những quan niệm lệch lạc nói trên, nhất là khi cuộc sống chung của vợ chồng bắt đầu có những rạn nứt, xung đột. Như thuở ban đầu, mỗi người luôn phải giữ gìn sự hấp dẫn riêng của mình, nói cách khác là phải tự làm mới mình. Ở đây, không đơn thuần chỉ là sắc đẹp, là thể xác mà cả vẻ đẹp về tâm hồn, về đời sống tinh thần nữa.
    Như vậy là phải học yêu chăng? Vâng, theo tôi đây là chuyện rất cần thiết, là chuyện muôn thuở của đôi lứa yêu nhau, của các cặp vợ chồng và là chuyện "học cả đời" vẫn chưa hết!
    Huỳnh Minh Vũ
    (Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình)

    Trích Báo Thanh Niên
  6. Nguoi_Can_Tho

    Nguoi_Can_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Năm cô gái đến từ nước Mỹ

    [​IMG]

    Các sinh viên Mỹ trong một buổi trình diễn nhạc cụ dân tộc VNHôm chia tay bên bờ sông Hậu, chúng tôi đã ngồi với nhau cùng hát Lý Cây Bông, Người ơi người ở đừng về?
    Yêu nhau cởi áo ơi à cho nhauVề nhà dối rằng cha dối mẹA à a á aRằng a ối a qua cầuRằng a ối a qua cầuTình tình tình? gió bay?
    Chỉ buổi học thứ hai, cả năm cô gái đã hát rất mượt mà bài dân ca quan họ được ký âm và dịch sang Anh ngữ. Một sinh viên hỏi tôi: Vì sao bài này có rất nhiều ngân kéo dài: a à a á a, rằng a ối a qua cầu, rằng a ối a qua cầu. Tình tình tình? gió bay? Tôi chưa kịp suy nghĩ, đáp bừa:
    - Vì nói dối nên ấp úng!
    Cả lớp cười ồ lên.
    Về nhà, tôi mới vỡ lẽ ra rằng chính nhờ người học ?" mà lại là người Mỹ - giúp mình hiểu hơn về âm nhạc của chính dân tộc mình.
    Các bạn sinh viên Mỹ đặc biệt yêu thích âm nhạc truyền thống Việt Nam. Họ say mê thưởng thức và tỉ mỉ nghiên cứu sự uyển chuyển của quan họ Bắc Ninh, sự mộc mạc, nồng hậu của Lý Nam Bộ và vẻ đẹp dân dã mà cường tráng của bài chòi!
    Trong đoàn có Kathryn Bartholomew - đến từ đại học Colby ?" là con của một giáo sư âm nhạc, cô bảo rằng cô sẽ về kể lại với cha mình về sự độc đáo của điệu thức bài chòi. Chỉ với năm sinh viên học mà có đến 21 thầy giảng dạy. Vừa đi vừa dạy, vừa học. Dạy trên đồng ruộng, dạy dưới dòng sông, dạy trong rừng, dạy ngoài biển.
    Trò học thầy đã đành mà thầy cũng học trò! Đúng như lời của người xưa nói: Dạy chính là học. Với một học trình nhiệt đới (Tropical Semester) diễn ra trong 4 tháng mà họ đã theo thầy lặn lội khắp các vùng quê Nam Bộ, tìm hiểu thấu đáo từng con nước lớn, con nước ròng, con nước rong, con nước kém?, lên tận đầu nguồn châu thổ Cửu long đắm mình trong mùa nước nổi, về tận mũi Cà Mau nghe muỗi hát! Rồi lại đi Cần Giờ nghiên cứu hệ sinh thái rừng tràm, rừng ngậm mặn, hiểu cặn kẽ chi ly cách sử dụng và phân tích dược tính từng cây thuốc nam ở Nam Bộ.
    Cứ sau mỗi chuyến đi, họ lại quay về đại học Cần Thơ và đến ở nhà dân. Mỗi người sống cùng với một gia đình và mọi sinh hoạt đều hoàn toàn Nam Bộ. Các sinh viên Mỹ học tiếng Việt mỗi buổi chiều, đi chơi nói bằng tiếng Việt, đi chợ cũng bằng tiếng Việt. Ai hỏi bằng tiếng Anh, họ trả lời bằng tiếng Việt. Họ biết chọn lựa ngôi thứ phù hợp để xưng hô, khi thì em, khi thì con, khi thì chị?, và biết gọi thầy, bác, anh, dì, ông ngoại? thay cho I và You.
    Nhờ sự liên kết đào tạo giữa trường Quốc tế SIT (School for International Training) và đại học Cần Thơ  mà giờ đây vùng châu thổ Cửu Long ?" vốn là cái nôi của nền công nghiệp lúa nước ?" đang ở trong điều kiện độc tôn văn hóa (monocultural) đã chuyển dần sang đời sống đa phương văn hóa (intercultural).
    Học kiểu mới, giờ học lý thuyết rất ít, mà giờ học thực hành rất nhiều. Trong học phần âm nhạc, sau khi học về hệ thống thang âm ngũ cung, tính năng của từng nhạc cụ, sự khác biệt giữa bộ gõ phương Tây và bộ gõ Việt Nam, sinh viên tự tay đánh thử các loại đàn. Trước mắt họ, ngay tại giảng đường là một gallery sống động về các nhạc cụ dân tộc Việt: Vì sao đàn bầu một dây mà đánh được nhiều nốt cao thấp khác nhau ?" tính năng monostring của đàn bầu có liên quan gì đến chùa Một Cột, đến quan niệm nhất nguyên của người Việt ?" tất cả trong một, một trong tất cả?
    Tại sao đàn tranh lại có 16 dây, tại sao phím đàn kìm xê dịch được chứ không gắn chặt vào cần như phím đàn sến? Tại sao nhạc phương tây có bốn bộ mà nhạc Việt Nam có ba bộ? Tại sao trong âm nhạc phương Tây bộ dây đứng đầu (violin, viola, cello, contrebass), còn trong âm nhạc Việt Nam thì bộ gõ lại đứng đầu? Tại sao hệ thống cồng chiêng Tây Nguyên khi diễn tấu, người đánh lại di chuyển vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ như hướng bay của 18 con chim lac trên mặt trống đồng?
    Ôi! Bao nhiêu là điều bí ẩn về văn hóa được người xưa ký thác trong âm nhạc!
    Chỉ với chiếc mỏ ếch ?" kéo một đường trên lưng ếch ?" phát ra một chuỗi âm thanh hệt như tiếng ếch kêu! Có lẽ đây là một nhạc cụ độc đáo có một không hai trên thế giới mà tôi tình cờ phát hiện khi đưa sinh viên đại học Cần Thơ đi thực tế miền Trung.
    Sau những học phần ở đại học Cần Thơ , cả đoàn lại lên đường ra miền Bắc trong 10 ngày, nghiên cứu tại Trung tâm tài nguyên và môi trường của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Nông Nghiệp I, đi thực địa ở rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng sinh thái Cát Bà. Rồi về lại đại học Cần Thơ  để báo cáo kết quả nghiên cứu độc lập của từng chuyên ngành mà mỗi sinh viên đang theo học tại các Trường đại học ở năm tiểu bang của nước Mỹ:
    Helen Behr đến từ Carletton College với đề tài ?oSo sánh giáo dục tiểu học giữa thành thị và nông thôn châu thổ Cửu Long?. Becca Wait (Earlham College) với đề tài ?oKế hoạch hóa gia đình ở châu thổ Cửu Long? hay Julie M. Ela (Colorado College): ?oNhững ảnh hưởng về môi trường của việc nuôi tôm tập trung quá mức?. Kathryn Bartholomew (Colby College): ?oPhát triển du lịch tại vườn Quốc gia Cát Tiên trong hướng đa dạng sinh học cây trồng?. Và rất đặc biệt như đề tài của Nathalie Savell đến từ StMartin College: ?oĐạo đức xã hội Phật giáo phản ánh trong hành vi và thói quen của người Việt?.
    Sau những ngày ngắn ngủi mà đáng nhớ ở Việt Nam, các bạn sinh viên Mỹ lại ngược dòng Mekong lên đường sang Phnom Penh tiếp tục hành trình nghiên cứu nền văn minh Chùa Tháp. Và họ lại quay về đoàn tụ với gia đình vào dịp lễ Giáng Sinh!
    Hôm chia tay bên bờ sông Hậu, chúng tôi đã ngồi với nhau cùng hát Lý Cây Bông, Người ơi người ở đừng về, Suzanna, Chiếc áo bà ba và cả Clementine
    Tôi đã kịp tặng cho mỗi người bạn Mỹ một tấm thiệp xuân Bính Tuất 2006:
    ?oMuối chua, chanh mặn, ớt ngọt, đường cayNhánh rừng thì đắng từ ngày xa anh??
    Theo Người lao động Xuân Bính Tuất
  7. Nguoi_Can_Tho

    Nguoi_Can_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Ứng viên nữ đầu tiên của "Đề án Cần Thơ 150"

    [​IMG]

    Phan Hồ Hải Uyên
    TTO - Tốt nghiệp loại giỏi ngành Trồng trọt của khoa Nông nghiệp Trường ĐH Cần Thơ năm 2004, Phan Hồ Hải Uyên không đi làm ngay mà tiếp tục học Anh văn để tìm học bổng du học thạc sĩ.
    Và rồi, "Đề án Cần Thơ 150" được khởi động và Uyên nằm trong số 3 ứng viên đầu tiên được tuyển chọn. Ước mơ du học đã sớm thành hiện thực với Uyên. 
    Được tuyển thẳng vào lớp 10 Trường THPT chuyên ban Châu Văn Liêm (TP Cần Thơ), lại được học lớp chọn, Hải Uyên có nhiều lợi thế phát huy khả năng của mình. Từng đi thi học sinh giỏi Anh văn cấp tỉnh và đạt giải ba, mọi người cứ tưởng Uyên sẽ thi ĐH những ngành liên quan đến tiếng Anh nhưng Uyên lại chọn ngành Trồng trọt của ĐH Cần Thơ và ngành Sinh vật của ĐH Đà Lạt để ứng thí.
    Uyên cho biết, "Ngoại ngữ chỉ là phương tiện để giao tiếp, học hỏi thêm. Ngay từ năm lớp 10 mình đã thích học môn Sinh vì cô bộ môn có cách dạy rất hay. Càng học mình càng thấy say mê và quyết định thi ngành Sinh, Trồng trọt bởi khoa học cây trồng rất gần gũi với cuộc sống, môi trường sống".
    Trúng tuyển cả hai trường Uyên chọn học ĐH Cần Thơ vì điều kiện gia đình không cho phép học tại ĐH Đà Lạt. Càng học Uyên càng thích thú các môn học nuôi cấy mô, vi sinh, ứng dụng công nghệ sinh học... và ngoại ngữ đã góp phần giúp Uyên đọc được các tài liệu, sách hướng dẫn nước ngoài, bổ trợ rất tốt cho kiến thức chuyên ngành của Uyên.
    Vừa học giỏi chuyên ngành, Uyên vừa trau dồi thêm năng khiếu ngoại ngữ. Trong hồ sơ nộp vào "Đề án Cần Thơ 150", điểm thi TOEFL của Hải Uyên đạt 573 điểm, số điểm "dư" tiêu chuẩn cũng như khả năng đi du học và Uyên trở thành ứng viên nữ đầu tiên được chọn.
    Khoảng tháng 5, đầu tháng 6-2006 Hải Uyên sẽ lên đường sang Bỉ học thạc sĩ ngành Nông nghiệp công nghệ cao tại Trường ĐH Leuve, một trường ĐH hàng đầu tại nước này và mạnh nhất trong lĩnh vực trồng trọt, đúng với chuyên ngành của Uyên.
    Hiện tại, thời khóa biểu của Hải Uyên gần như kín mít với lịch học ngoại ngữ, học sâu thêm chuyên môn để chuẩn bị lên đường đi du học. Năm Bính Tuất này cũng là năm tuổi của Uyên và như nhận xét của PGS-TS Lê Quang Minh, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ: "Đây là những người ?omở đường? cho cuộc bứt phá của TP Cần Thơ trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng sự phát triển của TP, góp sức xây dựng TP Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế xã hội của ĐBSCL".


    "Đề án Cần Thơ 150" được khởi động dựa trên ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực *************** chỉ đạo Bộ GD-ĐT chủ trì xem xét chỉ đạo việc thực hiện đề án do Trường ĐH Cần Thơ đề xuất đưa 1.300 học sinh trong vùng ĐBSCL đi học tập và đào tạo ở nước ngoài (từ năm 2005 đến 2015). 
    Tên của đề án này là Mekong 1.000. Mục tiêu ban đầu là đưa đi nước ngoài đào tạo 1.000 cán bộ khoa học trong vòng 10 năm tới, nhưng Phó Thủ tướng đã chỉ đạo phải nâng lên con số 1.300 cán bộ (13 tỉnh - thành ĐBSCL, tương đương 100 cán bộ/tỉnh - thành). Tuy nhiên, con số của đề án này có thể lên đến 1.500 cán bộ. Mục tiêu của đề án là đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ sau ĐH ở nước ngoài, nhằm góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa vùng ĐBSCL. 
    Đồng thời, thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, đặc biệt ở khía cạnh khoa học công nghệ (KHCN), phát huy thế mạnh từng địa phương và liên kết sức mạnh KHCN trong vùng. Có 11 ngành nghề được ưu tiên đào tạo: cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, chế biến, xây dựng, vật liệu, hóa và công nghệ sinh học; lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị, tài chính - thương mại - ngân hàng...
    Nguồn kinh phí đào tạo thực hiện dự án có ba nguồn từ Bộ GD-ĐT, địa phương và đối tượng được đào tạo, nhưng chủ yếu vẫn là nguồn kinh phí từ địa phương. 
    Ngày 23-9-2005 Trường ĐH Cần Thơ đã khởi động "Đề án Cần Thơ 150". 
     
  8. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Cây viết
    Tôi và Lan học cùng lớp trong trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Hai đứa có một điểm chung là bố mẹ đã ly dị, hiện tại sống với mẹ, đặc biệt cả hai đều rất ?olỳ?.
    Phải chăng vì lý đó mà trong lớp hai đứa chơi rất thân với nhau! Hôm qua, đang viết bài thì viết của tôi hết mực. Quay sang mượn Lan, trong bóp bút của Lan có một cây viết mực rất đẹp nhưng khi mở ra thì ngòi gãy, giun hư.
    Tôi lấy làm lạ nên sau giờ học đã hỏi bạn. Lan kể: ?oCây viết này của bố tặng trong lần sinh nhật thứ 10. Từ nhỏ đến lớn, chưa khi nào bố quan tâm, tặng quà gì cho mình ngoài cây viết đó. Suốt ngày chỉ toàn những rượu, ma túy và những cơn hành hạ, đánh đập mẹ con mình. Bố mẹ mình đã ly dị 6 năm. Sống với mẹ nhưng nhờ có cây viết này mình luôn nghĩ tới bố, nghĩ những điều tốt lành chứ không chỉ là những kỷ niệm buồn? Vì thế cây viết đã hư nhưng mình vẫn giữ nó không rời?.
    Còn tôi, ba mẹ đã ly dị 8 năm. Lý do chỉ vì sau khi sinh em tôi - đứa con gái thứ ba - bà nội buộc ba mẹ phải ly dị để ba lấy người khác có con nối dõi (nhà chỉ có duy nhất mình ba). Tôi đã hận ba, thề rằng sẽ hận suốt đời. Những kỷ niệm, món quà mà ba tặng cho tôi, tôi đều bỏ hết. Khi nghĩ đến ba, tôi chỉ coi đó là kẻ thù của mình. Ai hỏi, tôi nói ba đã chết?
    Câu chuyện của Lan làm tôi suy nghĩ rất nhiều: lòng độ lượng, bao dung? một tâm hồn cao thượng.
    Còn bạn, bạn nghĩ sao?
    NGUYỄN HOÀN
    Trích Báo Tuổi Trẻ
  9. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Hành động và ý định
    Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều...
    Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dày lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giày lẫn vớ.
    Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.
    Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.
    Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ "Chào buổi sáng" hay "Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?". Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào. Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình... cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giày. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh ta thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giày và một đôi vớ.
    Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa nó cho một người lớn kèm lời chú thích: "Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả".
    Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giày và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.
    Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi.
    Phương Thi
    (Theo Heartwarmer)

    Trích Báo Thanh Niên
  10. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Không và có
    Các em yêu quý,
    Anh còn nhớ rất rõ câu chuyện của ba dạy về phép làm toán. Đó là hồi anh mới năm tuổi, ba bắt đầu dạy làm các phép tính đơn giản. Các em hẳn biết rằng ba của chúng ta chỉ có cách dạy theo những điều gần gũi trong cuộc sống.
    Một lần anh hỏi ba: ?oBa ơi, có phải mình cộng nhiều số không lại thì sẽ được số một??. Các em đừng cười! Trong đầu óc non nớt của một đứa trẻ lập luận rất đơn giản: hẳn là cộng nhiều thứ lại với nhau thì chắc phải được một thứ lớn hơn, nhiều hơn!
    Nếu chúng ta theo đại số mà tính lại thì nếu lấy số âm là cộng cho nhau thì kết quả càng âm, tức càng đi xa số không hơn. Nếu con của các em hỏi như thế thì các em sẽ trả lời ra sao? Ba của chúng ta đã trả lời rất đơn giản: ?oNếu hôm nay vịt nhà ta không đẻ trứng nào, ngày mai cũng vậy, ngày mốt cũng thế, vậy thì con có được trứng nào không??. Nghe ba trả lời, anh ?oà ra thế?, dù có hàng vạn số không cộng lại với nhau cũng không thể nào được một số nào khác ngoài số không.
    Lớn lên, anh thấy đó là một triết lí sâu sắc. Đó là ba đã vận dụng một triết lí trong thực tế cuộc sống. Đã không rồi thì không thể nào có được!
    Các em yêu quý,
    Cuộc sống này cũng vậy thôi. Các em mong mỏi mình sẽ có được những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống thì phải trải qua những cái ?ocó? nhỏ nhặt đầu tiên, chứ không thể bỗng nhiên mà có. Này nhé, em gái, em đã là cô giáo, thì những cái ?ocó? đầu tiên của em là lòng say mê làm cô giáo từ khi em còn chưa đi học; là quá trình nhiều năm dài tích lũy kiến thức; là sự rèn luyện trình độ, nhân cách của một người giáo viên?
    Còn em trai, em đang là cử nhân vi sinh vật, là kết quả của nhiều năm tìm tòi, khám phá những điều kỳ diệu của tự nhiên trong chùm phong lan dại hay bụi chuối sau nhà, thậm chí cả bầy nòng nọc mỗi mùa mưa đặc sệt ở các vũng nước; là sự chịu khó nghiên cứu học tập qua hàng loạt thí nghiệm, thực nghiệm?
    Nay mai, các em có muốn trở thành những người đi sâu hơn trong lĩnh vực của mình, các em cũng phải tích lũy từ những cái ?ocó? đã qua và những cái sẽ tới. Đó là một quá trình dài, liên tục, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ, bền bỉ.
    Anh dặn dò các em cũng chính là tự răn mình, không được lơ là trong cuộc sống. Chúng ta đứng lại tức là thụt lùi vì thế giới này luôn vận động tiến về phía trước. Anh em chúng ta phải không ngừng phấn đấu trong học tập, trong công tác và trong các mặt của cuộc sống, nếu không muốn mình bị đào thải.
    Anh càng nhớ câu chuyện ?ocó - không? của ba nhiều năm trước, lại càng trân trọng sự hi sinh của ba và mẹ, những người đã cho chúng ta những điều ?ocó? đầu tiên vô giá của cuộc đời!
    Không và có
    Các em yêu quý,
    TTO - Anh còn nhớ rất rõ câu chuyện của ba dạy về phép làm toán. Đó là hồi anh mới năm tuổi, ba bắt đầu dạy làm các phép tính đơn giản. Các em hẳn biết rằng ba của chúng ta chỉ có cách dạy theo những điều gần gũi trong cuộc sống.
    Một lần anh hỏi ba: ?oBa ơi, có phải mình cộng nhiều số không lại thì sẽ được số một??. Các em đừng cười! Trong đầu óc non nớt của một đứa trẻ lập luận rất đơn giản: hẳn là cộng nhiều thứ lại với nhau thì chắc phải được một thứ lớn hơn, nhiều hơn!
    Nếu chúng ta theo đại số mà tính lại thì nếu lấy số âm là cộng cho nhau thì kết quả càng âm, tức càng đi xa số không hơn. Nếu con của các em hỏi như thế thì các em sẽ trả lời ra sao? Ba của chúng ta đã trả lời rất đơn giản: ?oNếu hôm nay vịt nhà ta không đẻ trứng nào, ngày mai cũng vậy, ngày mốt cũng thế, vậy thì con có được trứng nào không??. Nghe ba trả lời, anh ?oà ra thế?, dù có hàng vạn số không cộng lại với nhau cũng không thể nào được một số nào khác ngoài số không.
    Lớn lên, anh thấy đó là một triết lí sâu sắc. Đó là ba đã vận dụng một triết lí trong thực tế cuộc sống. Đã không rồi thì không thể nào có được!
    Các em yêu quý,
    Cuộc sống này cũng vậy thôi. Các em mong mỏi mình sẽ có được những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống thì phải trải qua những cái ?ocó? nhỏ nhặt đầu tiên, chứ không thể bỗng nhiên mà có. Này nhé, em gái, em đã là cô giáo, thì những cái ?ocó? đầu tiên của em là lòng say mê làm cô giáo từ khi em còn chưa đi học; là quá trình nhiều năm dài tích lũy kiến thức; là sự rèn luyện trình độ, nhân cách của một người giáo viên?
    Còn em trai, em đang là cử nhân vi sinh vật, là kết quả của nhiều năm tìm tòi, khám phá những điều kỳ diệu của tự nhiên trong chùm phong lan dại hay bụi chuối sau nhà, thậm chí cả bầy nòng nọc mỗi mùa mưa đặc sệt ở các vũng nước; là sự chịu khó nghiên cứu học tập qua hàng loạt thí nghiệm, thực nghiệm?
    Nay mai, các em có muốn trở thành những người đi sâu hơn trong lĩnh vực của mình, các em cũng phải tích lũy từ những cái ?ocó? đã qua và những cái sẽ tới. Đó là một quá trình dài, liên tục, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ, bền bỉ.
    Anh dặn dò các em cũng chính là tự răn mình, không được lơ là trong cuộc sống. Chúng ta đứng lại tức là thụt lùi vì thế giới này luôn vận động tiến về phía trước. Anh em chúng ta phải không ngừng phấn đấu trong học tập, trong công tác và trong các mặt của cuộc sống, nếu không muốn mình bị đào thải.
    Anh càng nhớ câu chuyện ?ocó - không? của ba nhiều năm trước, lại càng trân trọng sự hi sinh của ba và mẹ, những người đã cho chúng ta những điều ?ocó? đầu tiên vô giá của cuộc đời!
    TRÚC GIANG
    Trích Báo Tuổi Trẻ
    Được undertow sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 10/02/2006

Chia sẻ trang này