1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Không và có
    Các em yêu quý,
    Anh còn nhớ rất rõ câu chuyện của ba dạy về phép làm toán. Đó là hồi anh mới năm tuổi, ba bắt đầu dạy làm các phép tính đơn giản. Các em hẳn biết rằng ba của chúng ta chỉ có cách dạy theo những điều gần gũi trong cuộc sống.
    Một lần anh hỏi ba: ?oBa ơi, có phải mình cộng nhiều số không lại thì sẽ được số một??. Các em đừng cười! Trong đầu óc non nớt của một đứa trẻ lập luận rất đơn giản: hẳn là cộng nhiều thứ lại với nhau thì chắc phải được một thứ lớn hơn, nhiều hơn!
    Nếu chúng ta theo đại số mà tính lại thì nếu lấy số âm là cộng cho nhau thì kết quả càng âm, tức càng đi xa số không hơn. Nếu con của các em hỏi như thế thì các em sẽ trả lời ra sao? Ba của chúng ta đã trả lời rất đơn giản: ?oNếu hôm nay vịt nhà ta không đẻ trứng nào, ngày mai cũng vậy, ngày mốt cũng thế, vậy thì con có được trứng nào không??. Nghe ba trả lời, anh ?oà ra thế?, dù có hàng vạn số không cộng lại với nhau cũng không thể nào được một số nào khác ngoài số không.
    Lớn lên, anh thấy đó là một triết lí sâu sắc. Đó là ba đã vận dụng một triết lí trong thực tế cuộc sống. Đã không rồi thì không thể nào có được!
    Các em yêu quý,
    Cuộc sống này cũng vậy thôi. Các em mong mỏi mình sẽ có được những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống thì phải trải qua những cái ?ocó? nhỏ nhặt đầu tiên, chứ không thể bỗng nhiên mà có. Này nhé, em gái, em đã là cô giáo, thì những cái ?ocó? đầu tiên của em là lòng say mê làm cô giáo từ khi em còn chưa đi học; là quá trình nhiều năm dài tích lũy kiến thức; là sự rèn luyện trình độ, nhân cách của một người giáo viên?
    Còn em trai, em đang là cử nhân vi sinh vật, là kết quả của nhiều năm tìm tòi, khám phá những điều kỳ diệu của tự nhiên trong chùm phong lan dại hay bụi chuối sau nhà, thậm chí cả bầy nòng nọc mỗi mùa mưa đặc sệt ở các vũng nước; là sự chịu khó nghiên cứu học tập qua hàng loạt thí nghiệm, thực nghiệm?
    Nay mai, các em có muốn trở thành những người đi sâu hơn trong lĩnh vực của mình, các em cũng phải tích lũy từ những cái ?ocó? đã qua và những cái sẽ tới. Đó là một quá trình dài, liên tục, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ, bền bỉ.
    Anh dặn dò các em cũng chính là tự răn mình, không được lơ là trong cuộc sống. Chúng ta đứng lại tức là thụt lùi vì thế giới này luôn vận động tiến về phía trước. Anh em chúng ta phải không ngừng phấn đấu trong học tập, trong công tác và trong các mặt của cuộc sống, nếu không muốn mình bị đào thải.
    Anh càng nhớ câu chuyện ?ocó - không? của ba nhiều năm trước, lại càng trân trọng sự hi sinh của ba và mẹ, những người đã cho chúng ta những điều ?ocó? đầu tiên vô giá của cuộc đời!
    TRÚC GIANG
    Trích báo Tuổi Trẻ
  2. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Infobroker - Nghề dành cho 8X
    Một giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard tiên đoán: ?oThế kỷ 21, đồng tiền sẽ quay vòng nhanh tương đương tốc độ ánh sáng, song thông tin phải được chuyển tải với tốc độ nhanh hơn nữa?. Điều này, phụ thuộc vào những nhà Infobroker!
    Infobroker là gì?
    8X Vũ Xuân Thùy Dung hiện đang là infobroker (nhân viên môi giới thông tin) của công ty Navigos Group ?" một công ty chuyên cung ứng nguồn lao động cao cấp. Công việc của Dung là tìm kiếm thông tin các phiên giao dịch chứng khoán, thông tin kinh tế trên Internet, tìm người theo yêu cầu khách hàng. Có khi phải thu thập thông tin về đời tư của một vị tổng giám đốc một tập đoàn kinh tế lớn.
    Trong tương lai, khi mà cuộc sống được tự động hoá hoàn toàn, lúc đó xe ôtô sẽ không cần đến lái xe, các thiết bị gia đình sẽ tự điều khiển, tự khắc phục những hư hỏng. Các chip điện tử đóng vai trò liên lạc được ?ocấy? vào các thiết bị máy móc. Sẽ có hàng triệu bit thông tin được chuyển tải qua lại giữa các chip điện tử này.
    Các nhà môi giới thông tin sẽ có nhiệm vụ khai thác các dữ liệu đó. Làm nghề này, tính chính xác của thông tin được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần một lần đưa ra thông tin không kiểm chứng, sai sự thật, bạn sẽ có nguy cơ bị thôi việc ngay.
    Công việc buộc bạn phải nhập vai
    A. Trong vai một ?othợ săn thông tin?
    Kinh tế phát triển theo chu kỳ. Sau những năm trì trệ sẽ lại đến những năm phát triển. Vì vậy sẽ có những nhà đầu tư săn lùng doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khả năng tiềm ẩn giành được thành công vào giai đoạn phục hồi.
    Các nhà môi giới thông tin phải thăm dò mọi góc độ và khía cạnh của các công ty từ tình hình tài chính, chế độ lương bổng, bảo hiểm xã hội của công nhân.... Những thông tin này được chuyển tới các nhà đầu tư để đưa ra những quyết định đúng đắn.
    B. Là một trợ lý.
    Infobroker sẽ thu thập tin cập nhật để cung cấp cho các phóng viên ?ochế biến? thành những bài báo, những phóng sự... Một nhà Infobroker sẽ là trợ lý đắc lực cho các chuyên gia phân tích rủi ro. Infobroker sẽ giúp đạt thành công trên bàn thương thảo vì nắm bắt được những thông tin về đối tác của mình.
    C. Một ?o007?
    Các nhà môi giới thông tin giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng để tung ra những sản phẩm hay dịch vụ mới. Tập đoàn Microsoft đã tuyển dụng cả một đội quân môi giới thông tin để tiếp cận giới trẻ ở khắp mọi nơi. Thành công của các tập đoàn lớn như Sony, Nokia, Samsung, IBM phải kể đến kết quả lao động cần mẫn của các nhà môi giới thông tin.
    Tuy vậy, những nhà môi giới thông tin không phải là một ?ođiệp viên kinh tế?, nhiệm vụ của họ cũng không phải là ?oăn cắp? những bí quyết công nghệ kỹ thuật của công ty khác. Họ chỉ khai thác và thu thập thông tin, xử lý các thông tin công khai và theo đơn đặt hàng cho các doanh nghiệp.
    Cơ hội đang rộng mở cho 8X
    Sinh viên làm nghề này thường từ các trường Ngoại thương, Báo chí, Quan hệ Quốc tế...
    Hiện nay đây là một nghề mà ở các nước phát triển, 8X rất quan tâm. ?oSẽ không thiếu việc cho những nhà môi giới thông tin? - Đó là lời khẳng định của giáo sư John Hopkin.
    Theo Sinh viên VN
  3. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa trang không bia mộ
    Cầu bắc qua nơi các bé yên nghỉ đã sập rồi. Chiếc thuyền nhỏ chao đảo trên dòng sông cuồn cuộn chảy. Gió mưa trái mùa gào thét tạt ướt khách qua sông và sũng cả những sinh linh trong hũ sành nhỏ bé...
    Ông già lom khom cố gắng xoay xở tấm áo mưa che chở cho các bé, rồi nói với tôi: ?oChúng tôi gọi đây là "dòng sông vĩnh biệt!".
    Con thuyền lắc lư mãi rồi cũng cập được bến đò ngang Hòn Thơm. Chúng tôi len lỏi trên con đường mòn lô xô cỏ, đá. Nghĩa trang nằm cô quạnh giữa lưng chừng núi, quay mặt về phía thành phố Nha Trang. Cơn mưa trái mùa tầm tã mãi rồi cũng tạnh. Mặt trời cuối ngày trồi khỏi đám mây đen, hắt nắng vàng vọt lên những nấm mồ lơ thơ nhỏ xíu...
    Chiều cuối cùng
    Ông già Lê Quang Lý dặn mọi người giữ im lặng. Nghi lễ tiễn đưa cuối cùng thiếu vòng hoa, kèn trống và cũng không một giọt nước mắt người ruột thịt. Mười sinh linh nhỏ bé trong mười hũ sành được cẩn thận đặt trên bệ thờ đơn sơ bằng đá. Những nén hương được thắp lên. Khói hương bảng lảng bay theo gió núi và lời cầu nguyện. Ông Lý, ông Mỹ, anh Phúc, chị Kim... đứng lại gần bệ thờ hơn.
    Hình như nhóm thiện nguyện muốn lấy chút hơi ấm của mình để sưởi cho các bé lần cuối cùng trong buổi chiều lạnh lẽo. Không có tiếng khóc nào bật ra cửa miệng, nhưng trong khoảnh khắc lặng lẽ này tôi có thể cảm nhận sự nghẹn ngào trong từng ánh mắt đau đáu. Chiều nay, trong các bé vô danh chuẩn bị về mộ núi có một bé đã tượng hình đầy đủ. Anh Tống Phước Phúc lại một lần nữa lấy họ mình đặt tên cho bé. Anh thủ thỉ gọi bé là con, rồi lặng lẽ bê hũ sành đặt xuống hố huyệt đã đào sẵn.
    Gió núi lạnh lẽo lại ào ào gào thét. Lá khô và tàn nhang rơi rụng lõa xõa trên nghĩa trang... Từng bé, từng bé dần dần được đặt nằm liền nhau trên một hàng huyệt mộ. Khi những nắm đất đầu tiên được rải lên, trời bất chợt lại trở mưa. Nhìn những nấm đất nhỏ xíu lở lói trong màn mưa nặng hạt, mọi người nuốt tiếng khóc vào trong, đứng lặng lẽ dụi mắt. Họ đã khóc và hình như ông trời cũng khóc trên mặt người! Tối chập choạng phủ bóng nhanh trên núi, vẫn chưa ai chịu về.
    Mọi người còn nán lại để quét dọn lá khô và thủ thỉ với những nấm mồ được đặt tên mình. Cuối nghĩa trang, nhiều huyệt đã được xây sẵn. Tuy nhiên, ông Lý bảo tôi chắc chỉ vài hôm nữa sẽ đầy thôi. Bé thơ đầu tiên mới được đưa về đỉnh núi này cách đây hơn một năm, nhưng đến giờ đã lên đến 3.574 nấm mồ. Tất cả các bé dù đã tượng hình hay chưa đủ hình hài đều được nhóm thiện nguyện đưa về từ các nhà hộ sinh, bệnh viện, kể cả bãi rác đường phố. Một số ít trong đó là thai bị chết lưu trong bụng mẹ, nhưng hầu hết đều đã được quyết định không cho ra đời.
    Và cả mười bé chiều nay đều có số phận như thế. Anh Phúc ngậm ngùi kể ba bé đã được những người chạy xe ôm, nhặt ve chai chuyển đến. Các bé còn lại do chính anh và các bạn thiện nguyện nhặt về chỉ trong một ngày. Trong đó có một bé anh nhặt được trên bãi biển. Manh giấy báo sơ sài gói bé đã tả tơi trong sương lạnh qua đêm và những con sóng xô dạt bờ cát. Thi hài bé cũng đã chuyển màu tím đen như đất đá.
    Anh Phúc gạt nước trên đôi mắt sũng ướt, tâm sự với tôi: mọi người ở đây đều đau đáu mong mỏi những nấm mồ được đặt tên người ruột thịt, nhưng đến nay mới chỉ có hai nấm mồ có đánh dấu. Hai nữ sinh viên quê tận miền Bắc, đang học ở thành phố Nha Trang, không dám cho con ra đời đã đến bệnh viện giải quyết, rồi quấn bọc nilông ôm thai nhi đã lớn của mình đến gửi nghĩa trang này.
    Hai cô gái khóc ngất khi rải nắm đất cho con, nhưng vẫn không đủ dũng cảm lấy tên mình hay tên người cha giấu mặt nào đó đặt cho con trên bia mộ. Những người thiện nguyện chứng kiến chuyện này rất buồn, nhưng rồi tự an ủi dù sao bé thơ nằm đó cũng không quá lạnh lẽo. Hầu hết nấm mồ đều không tên tuổi và không có một người thân nào tiễn đưa hay viếng thăm, nhỏ nước mắt dù chỉ một lần!
    Vừa rồi, chỉ có một bà mẹ sinh viên và bạn trai (có lẽ cha bé) là người thân đầu tiên ghé lại cắm nén nhang trong ngày giỗ con. Cả nhóm thiện nguyện đã gạt nước mắt vì mừng tủi lẫn lộn! Tuy các bé thơ yên nghỉ ở đây đều giống nhau ở nấm mồ gạch đơn sơ, nhưng nhóm thiện nguyện vẫn cẩn thận đánh số ký tự và ghi nhật ký chi tiết ngày giờ, nơi tìm được bé. Bởi họ vẫn hi vọng một ngày nào đó cha mẹ các bé sẽ quay lại tìm con mình...
    Cha mẹ của hàng ngàn đứa con
    Anh Phúc với bốn đứa con nuôi của mình
    Tìm đến nghĩa trang này, tôi không khó khăn lắm để chứng kiến một buổi tiễn đưa cuối cùng vì ngày nào cũng có chuyện buồn đó, nhưng phải tâm sự thật nhiều mới được nghe những người thiện nguyện bày trải lòng mình. Họ nói rằng chỉ là những việc ?onhỏ bé âm thầm? thôi và tất cả đều đã nhận làm cha mẹ cho 3.574 bé thơ ở đây.
    ?oBiết rằng cũng không thể còn làm được gì cho các bé, nhưng chúng tôi nghĩ rằng dù sao các bé cũng được an ủi phần nào!?. Họ đã quyết định chọn ngày 13-7 làm ngày giỗ chung cho các bé. Đó là buổi tất cả các nấm mồ sẽ có một cành hoa, một nén nhang và lời cầu nguyện.
    Năm 2004 cũng vào ngày 13-7 này, anh Phúc đưa vợ đến bệnh viện sinh con. Vợ sinh khó, anh đã thức trắng đêm bên hành lang bệnh viện để căng thẳng và nguyện cầu. Tuy nhiên, khi anh vừa nở nụ cười rạng rỡ nghe tiếng con khóc chào đời thì cũng là lúc anh phải chứng kiến một bé thơ qua đời ngay lúc lọt lòng mẹ. Không hiểu vì vô tâm hay có lý do nào đó, người mẹ bất hạnh đã lặng lẽ bỏ con lại. Anh Phúc đã cười lẫn khóc khi vừa ôm đứa con ấm áp trong lòng vừa nhìn xác bé thơ nằm co quắp lạnh lẽo một mình.
    Trong đầu anh vụt lóe lên một ý tưởng bất ngờ mà cả đời chưa bao giờ nghĩ tới. Thu xếp cho vợ con xong, anh xin bệnh viện được giải quyết cho bé thơ đã qua đời. Anh về nhà, đi khắp vùng ven thành phố Nha Trang tìm đất trống. Nhiều người biết chuyện, cảm thương, định cho đất nhưng lại lấn cấn hàng xóm. Cuối cùng, anh tìm được một bãi đất trên triền núi Hòn Thơm cách trung tâm thành phố Nha Trang chỉ một con sông. Núi đá nhiều hơn đất, anh phải đục đá đến tóe cả máu tay để đào được hố huyệt.
    Bé thơ bất hạnh đầu tiên được nơi an nghỉ, rồi đến bé thứ hai, thứ ba, thứ tư... Nhiều người xúc động giúp đỡ hết mình, nhưng cũng có người ngạc nhiên về cái nghĩa trang tự phát ?okỳ lạ? này, kể cả địa phương. Anh phải làm giấy tờ trình bày, rồi chạy tới chạy lui hàng chục lần để tìm sự cảm thông, chấp thuận. Khi chuyện đất đai vừa tạm ổn thì lại gặp lấn cấn với các nhà hộ sinh, bệnh viện. Họ nghi ngờ một người cứ ngày ngày đi xin xác thai nhi.
    Từ tận trái tim mình, anh chân tình bày tỏ hết nguyện vọng, công việc, phương cách chôn cất bảo đảm vệ sinh môi trường. Một số nơi đồng ý, nhưng có nơi vẫn bắt anh phải làm lý lịch có xác nhận ?okhông tiền án, tiền sự?, kể cả giấy khám sức khỏe ?othần kinh bình thường?. Dõi mắt nhìn những nấm mồ đang mờ dần trong bóng tối chập choạng, anh trầm ngâm kể với tôi: ?oThật lòng, lúc đầu đụng chuyện tôi cũng buồn lắm, bi quan nghĩ rằng sẽ chẳng đi tới đâu. Nhưng sau đó tôi lại rất thanh thản khi ngày càng có nhiều người hiểu và sẻ chia với mình!?.
    Hiện nay, nhóm thiện nguyện làm mẹ cha của các bé thơ ở nghĩa trang này đã lên đến mười người. Tất cả đều bình thường và lặng lẽ như bao người khác trong xã hội. Anh Phúc đang mưu sinh bằng nghề thợ xây, chị Phạm Thị Minh Anh là công nhân, anh Nguyễn Đình Rong làm bún, chị Nguyễn Thị Xuân bán thuốc lá lề đường, vợ chồng ông Lý nuôi tôm, ông Mỹ là công chức về hưu, anh Phú là thợ điện...
    Hầu hết họ đều tình cờ biết chuyện, tìm đến nhau, rồi phát tâm cùng làm việc. Chị Xuân không chồng con, bán thuốc lá nuôi cha mẹ già. Chiều chiều, chị lên nghĩa trang quét dọn, rồi thủ thỉ với các nấm mồ bé thơ như tâm sự với chính con mình. Còn ông Mỹ bỏ bàn cờ tướng giết thời gian để đi nhặt nhạnh các thai nhi xấu số. Ông ưu tư: ?oTôi đã trải qua gần hết cuộc đời, nếm đủ buồn vui thế thái nhân tình, nhưng nhiều lúc cũng không cầm nổi nước mắt!?.
    Đốt nén nhang cuối cùng cắm lên bệ thờ, người công chức về hưu này bặm môi nuốt tiếng khóc vào trong, kể: ?oTôi và bạn cùng nhóm đã bao lần phải nhặt thai nhi từ bãi rác, thậm chí trong bọc nilông treo trên bờ rào, cuộn giấy báo ngoài hè đường, bãi biển. Thai nhi chưa tượng hình còn đỡ, nhiều bé đã đủ chân tay, đầu tóc bị kiến bu, thậm chí chó mèo gặm dở dang...?. Tôi thần người, lặng lẽ nhìn người đàn ông lớn tuổi khóc không thành tiếng. Giọt nước mắt rơi xuống bệ thờ, vỡ ra rồi nhòe đi trong bóng chiều chập choạng...
    Bé ơi đừng khóc nữa
    Theo thời gian, công việc lặng lẽ của những người lặng lẽ ngày càng được nhiều người biết đến. Có phòng hộ sinh chuẩn bị sẵn cả bao cho cuối ngày họ đến nhận. Có những bà mẹ lặng lẽ bọc xác bé trong chiếc khăn tìm tới. Thậm chí cả những người mới chỉ quyết định không cho con mình ra đời cũng ?oxin một chỗ? trước khi vào phòng kế hoạch hóa gia đình, mặc dù họ dứt khoát không để lại danh tánh cho thai nhi xấu số có một mộ bia đàng hoàng...
    ?oNhiều ngày nghĩa trang này phải đầy thêm hàng chục mộ mới...? - Phúc buồn buồn tâm sự, nhưng anh cũng cho biết bên cạnh việc nghĩa tận, họ cũng có niềm vui rất lớn khi cứu sống được nhiều bé thơ. Ngoài việc họ trực tiếp tìm đến các bà mẹ đang dùng dằng có cho con ra đời hay không, thì những bác xe ôm hay chị tiểu thương, cô y tá cũng là những nguồn tin cho họ biết đang có những sinh linh cần phải cứu.
    Phúc kể anh và các bạn là cha của hàng ngàn đứa con đã qua đời, nhưng cũng là cha của hàng chục bé thơ đang sống. Hôm tôi đến, nhà anh vẫn đang nuôi một cô gái quê Bến Tre. Trước đó, cô mang thai gần năm tháng đến bệnh viện xin phá, may có người biết anh Phúc đã gọi điện báo. Anh bỏ dở việc, đội mưa tầm tã đến tìm cô gái. Ngồi trước một người sắp làm mẹ đang suy sụp tinh thần, anh chỉ nhẹ nhàng khuyên:
    ?oHủy thai lớn thế này chắc nguy hiểm lắm. Thôi, nếu em khó khăn các anh sẽ giúp đỡ cho đến lúc mẹ tròn con vuông. Các anh hứa nếu em không nuôi được bé, các anh sẽ nuôi cho đến bất cứ lúc nào em đủ điều kiện nhận lại?. Cô gái gạt nước mắt cảm ơn, tá túc dưới mái nhà anh Phúc để giữ lại con. Một bé trai kháu khỉnh đã chào đời và bú cả bầu vú mẹ lẫn vợ anh Phúc. Có lần người mẹ trẻ này kể vì gia đình chồng không chấp nhận nên cô định hủy con. Phúc tâm sự anh không quan tâm chuyện thế nào, chỉ thương đứa bé vô tội và nó cũng xinh yêu như con anh.
    Hiện Phúc còn đang là cha của bốn bé được mẹ cho ra đời nhưng không thể thực hiện chức trách mẫu tử. Một cô mù chữ, dính bầu đã sáu tháng trong lúc đi chăn bò với bạn trai ở miệt quê nghèo khó. Một em mới học lớp 10. Một bà thì ở vỉa hè, sống vất vả bằng nghề lượm rác, không thể nuôi thêm đứa con thứ ba không cha...
    Có người mẹ quá khó khăn, anh chủ động tìm gặp. Có người âm thầm đến gửi con cho anh. Anh nhận nuôi rồi viết giấy cam kết sẽ trả lại con không điều kiện bất cứ lúc nào họ quay lại. Nhưng đến nay bóng họ vẫn biền biệt! Không nỡ để bé vô danh, anh đã đặt cho các tên là Vinh, Trường, Lộc, Tâm và tất cả đều mang họ Tống của anh. Tình thương của anh cùng các bạn thiện nguyện và những tấm áo, hộp sữa của anh xe ôm, chị tiểu thương nghèo khó mang đến đã giúp các bé ngày ngày lớn lên trong ấm áp.
    Cho đến nay Phúc và các bạn có thể biết chính xác từng nấm mồ sinh linh ở nghĩa trang, nhưng không thể nhớ hết nổi đã cứu sống được bao nhiêu bé thơ. Anh kể nhiều lần đã dẫn chính các cô gái định hủy con đến nghĩa trang này. Anh muốn họ thấy thực tế lạnh lẽo. Nếu các bé nằm ở đây có linh hồn, thì anh cũng muốn các linh hồn trong trắng đó nguyện cầu cho các bé thơ khác đang trong bụng mẹ được chào đời.
    Thế rồi, nhiều cô đã ngồi gục đầu suy tư, nhiều cô đã bật khóc, để cuối cùng hầu hết đều quyết định giữ lại con mình. Đó cũng là khoảnh khắc niềm vui hiếm hoi lướt trên nghĩa trang không bia mộ này. Và những người thiện nguyện lại âm thầm thủ thỉ bên các nấm mồ nhỏ xíu: ?oBé ơi đừng khóc nữa!?.
    QUỐC VIỆT
    Trích Báo Tuổi Trẻ
  4. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Lòng bao dung
    Tôi và Hà là một đôi bạn thân. Chắc do từ nhỏ chúng tôi đã học cùng nhau và nhất là gia cảnh hai đứa lại hao hao giống nhau, nhưng hình như nó thảm hơn tôi khá nhiều.
    Tuy cha tôi hay chửi bới mẹ con tôi nhưng như thế là tôi vẫn có cha, còn cha nó thì đã bỏ mẹ con nó để đi theo người đàn bà khác từ khi nó còn đỏ hỏn (điều này tôi được nghe mẹ tôi kể lại còn mẹ nó thì tuyệt nhiên chẳng bao giờ đả động ).
    Cho tới một ngày....
    Hôm đó, chúng tôi được nghỉ sớm do cô giáo bị ốm. Hai đứa tung tẩy về nhà. Đến trước cửa nhà tôi bỗng vọng ra tiếng mẹ tôi đang nặng lời trách ai đấy:
    -Cô ngốc vừa thôi. Tôi không cho cô vay tiền là để cho cô dứt hẳn với thằng sở khanh ấy. Cô không thấy nó đang lợi dụng cô sao. Nó là bố cái Hà thật nhưng nó bỏ mẹ con cô đơn độc trong lúc khó khăn nhất rồi bây giờ bệnh tật lại lết về đây van lạy cô. Tôi cốt không cho cô vay thì cô lại đi bán máu đem tiền cho nó. Cô bị trời đày à mà sao phải khổ thế!
    Lúc đó tôi chỉ kịp nhìn thấy bóng cái Hà chạy bổ vào nhà oà lên nức nở:
    - Con ghét ông ấy, con ghét ông ấy, ông ấy không phải bố con.
    Mẹ nó ôm nó vào lòng thổn thức:
    - Hà nghe mẹ nói này. Bố có lỗi, bố đã xin mẹ tha thứ rồi. Bố đang bệnh nặng rất cần mẹ con mình. Nghe mẹ đi con.
    Nó vùng vằng khóc một lúc mới xuôi, mẹ nó, mẹ tôi và tôi cũng khóc. Tôi biết đó là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc, của một đứa con khao khát được gọi cha và một người vợ sắp tìm lại chồng. Biết đâu trong giờ phút đó cha nó cũng đang khóc để nguôi đi sự ân hận và tủi hổ trong lòng.
    ...Chúng tôi đã lớn lên như vậy đấy, trong những giọt nước mắt biết mỉm cười và trong sự bao dung quảng đại của những tấm lòng người mẹ.
    ĐÀO HỒNG DIỆP
    Trích Báo Tuổi Trẻ
    Được undertow sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 13/02/2006
  5. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Cha vẫn sẽ luôn bên con
    Đây là một câu chuyện cảm động từ một trận động đất lớn tại Mỹ năm 1989. Cơn chấn động chết người này đã làm nhiều người tử vong chỉ trong chưa đầy bốn phút.
    Trong cơn hỗn loạn của trận động đất, có một người cha đang chạy xe đến trường để đón con trai mình. Khi ông tới nơi thì ngôi trường đã tan thành bình địa.
    Đứng quan sát những gì còn sót lại của ngôi trường, người cha nhớ lại lời hứa với con trai: ?oDù có xảy ra chuyện gì đi nữa, cha vẫn sẽ luôn bên con?. Nước mắt bắt đầu trào ra từ khóe mắt ông. Cảnh vật sao trông vô vọng quá, nhưng ông không thể thất hứa với con được. Nhớ phòng học của con trai nằm ở cuối góc bên phải của ngôi trường, ông vội chạy tới và bắt đầu đào bới đống đổ nát.
    Khi ông đang đào, những người cha người mẹ đau khổ khác cũng vừa chạy đến kêu gào thảm thiết: ?oTrời ơi con trai tôi!?, ?oÔi con gái của tôi!?. Họ vừa cố kéo người cha ra khỏi đống đổ nát vừa nói: ?oĐã quá trễ rồi!?, ?oChúng chết cả rồi!?, ?oÔng không thể làm gì được nữa đâu!?, ?oVề nhà đi!?. Ngay đến viên cảnh sát và người lính cứu hỏa cũng khuyên ông tốt hơn hết là nên về nhà. Ông nói với những người đã ngăn cản mình: ?oMọi người có tính giúp tôi không??. Họ không trả lời ông và ông lại tiếp tục đào bới, quăng từng viên gạch ra ngoài để cứu con trai mình.
    Người đàn ông này cứ đào bới như thế suốt tám tiếng đồng hồ, rồi 12 tiếng, rồi 24 tiếng và rồi đến 36 tiếng. Cuối cùng, ở tiếng thứ 38, khi ông đẩy được viên đá lớn nhất ra ngoài, ông nghe giọng nói của con trai. Ông thét gọi tên con ?oArmand!? và có tiếng trả lời ông: ?oCó phải cha không? Con đây nè cha!?.
    Rồi cậu bé nói thêm: ?oCon bảo mấy bạn đừng lo lắng. Con nói với tụi nó nếu cha còn sống, nhất định cha sẽ tới cứu con và khi cha cứu con, tụi nó cũng sẽ được cứu. Cha đã từng hứa với con ?odù có xảy ra chuyện gì đi nữa, cha sẽ vẫn luôn bên con!? và cha đã ở đây. Cha đã giữ lời!?.
    THANH GIANG dịch (Theo Internet)
    Ttrích Tuổi Trẻ
    Được undertow sửa chữa / chuyển vào 09:40 ngày 13/02/2006
  6. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Cơ hội vinh danh tình yêu
    Lễ tình nhân không chỉ còn là ngày kỷ niệm ngày mất của vị giám mục Valentine chính thức bị xử tử khi ủng hộ và chứng giám cho các cặp nam nữ yêu nhau vào năm 237 sau Công nguyên (14-2-237 SCN), mà nó đã trở thành ngày lễ của mọi người.
    Có lẽ nguyện vọng chính đáng của người xưa rằng hãy ủng hộ tình yêu lứa đôi, ủng hộ khát vọng vươn đến hạnh phúc đã được xem như là một chân lý. Sâu thẳm trong lòng mỗi người và mọi người ai cũng nhớ đến thời điểm này, thời điểm được xem như cơ hội để bộc lộ, bày tỏ, sưởi ấm và vun bón tình yêu thật nồng nàn, sâu sắc. Hãy hiểu thật đúng rằng ngày 14-2 không chỉ dành cho những cặp tình nhân mà đã trở thành ngày lễ tình yêu dành cho những người đã yêu, đang yêu và sắp yêu nhau. Đó là ngày tình yêu, hạnh phúc được tôn vinh, là giờ khắc tình thương được vinh danh để mọi người hướng về nhà.
    Không chọn cho người vợ mình những món quà "độc" mà chỉ nguyện về với vợ con sớm hơn thường buổi, quyết định cùng với người yêu ở nhà để tiết kiệm một chút chi phí mà lại có không gian thật lãng mạn bên chiếc đèn cầy để bàn tính chuyện sanh con... chắc không có nghĩa là không biết sử dụng cơ hội quý giá này.
    Mấy bạn thanh niên Việt kiều chọn lựa về với quê hương cùng quyết chí với người yêu dựng xây gia đình hạnh phúc trong ngày lễ tình yêu đấy bất ngờ, thú vị. Đấy là tâm sự của khá nhiều bạn trẻ đã giải bày khi bộc lộ cùng với chúng tôi nhân những buổi chạy show tư vấn cộng đồng trong ngày lễ yêu thương này.
    Tình yêu chỉ thực sự vững bền nếu như mỗi người biết nuôi dưỡng nó bằng cách thức phù hợp nhất với mình và người ấy. Một cặp nam nữ quyết định sẽ cùng nhau đi cung cấp hoa tươi phục vụ cho những người yêu nhau đi chơi ngoài phố để tìm một ít kinh phí dành cho đám cưới tập thể sắp tổ chức. Họ nghĩ rằng 364 ngày còn lại có thể là những cơ hội quý hơn cả kim cương... để sưởi ấm tình yêu.
    Giá trị tinh thần, giá trị văn hóa không thể chỉ được vinh danh qua những món quà tặng hay những lời yêu thương có cánh. Giá trị ấy chỉ được vững bền nếu thực sự được tôn vinh. Một thái độ xử sự đầy nhân đạo, một hành vi thật tôn trọng người yêu, một lý tưởng sống thật nhân ái, chan hòa và mang đậm chất nhân văn sẽ là những gì đẹp nhất trở thành "nhiệt" cho tình yêu đơm hoa kết quả.
    Cơ hội vẫn là cơ hội. Nắm bắt cơ hội để bày tỏ tình yêu, vun bón tình yêu tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Tuy vậy, những giá trị đẹp nhất của tình yêu vẫn xuất phát từ sự tự nguyện, chân thành, thật tâm của mỗi người. Tình yêu chỉ lớn dần và vững bền dựa trên cái tâm của mỗi người khi yêu.
    Hãy mở rộng vòng tay để đón không khí yêu của valentine như mở rộng vòng tay để đón một giá trị văn hóa thật đẹp của hồn người. Sự thăng hoa trong tình yêu sẽ trở thành tình người, trở thành tình thương nhân loại bao dung.
    TS HUỲNH VĂN SƠN
    Trích Báo Tuổi Trẻ
  7. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thủ lĩnh và trách nhiệm
    Về quê. Và tôi đi làm. Khi ban giám đốc đài giao cho tôi phụ trách chương trình phối hợp với Đoàn thanh niên, tôi biết ơn và ngưỡng mộ lắm. Tôi chưa từ nan bất cứ việc gì khi Đoàn có yêu cầu, từ biên giới xa xôi cho đến các sóc vùng sâu; các đợt cứu lũ; chống dịch...
    Ở đâu có thanh niên làm là ở đó có tôi. Họ đi hằng ngày, tôi đi một ngày thì có thấm vào đâu!
    Trong gần 10 năm gắn bó với Đoàn tôi luôn mong rằng Đoàn bước ra đường là người ta nể. Chẳng ai phủ nhận bây giờ Đoàn có mặt trong mọi hoạt động có ích cho xã hội, thế nhưng cũng có không ít kẻ đã lợi dụng vai trò của tổ chức Đoàn để mưu lợi cá nhân. Chẳng bao giờ tôi quên được cơn bão năm 1999 đẩy người dân miền Trung vào cảnh màn trời chiếu đất. Cả nước đã chia sẻ với bà con.
    Tỉnh tôi, các lãnh đạo bận đi tiếp xúc cử tri nên vẫn thấy im ắng lắm. Đến ngày thứ ba, tôi xót ruột gọi cho bí thư tỉnh đoàn và một chiến dịch vận động quyên góp được triển khai ngay. Tôi gọi cho bí thư Đoàn cơ quan tôi xin chi viện. Câu trả lời là ?okhông!?. Tôi gọi điện nhờ đồng nghiệp ở các huyện hỗ trợ và lại gọi bí thư Đoàn cơ quan xin cho chương trình vận động quyên góp được đi trước.
    ?oCác chương trình trong những ngày tới đã được làm sẵn, làm ở đây mà không biết chuyện này à, muốn thì thứ tư tuần sau đi?. Tôi hét lên: ?oAnh cũng là dân miền Trung mà!?. Tôi đành gọi cho phó giám đốc để xin đặc cách. Rất may là phó giám đốc đồng ý và bảo tôi cứ làm đi, khi nào xong thì cho đi luôn.
    Chúng tôi đội mưa theo chân thanh niên đi vận động, bí thư của tôi nhìn thấy cười: ?oHăng hái quá ta!?. Xong việc, chúng tôi đi dự đám cưới một đồng nghiệp. Chẳng ai có thể ngờ rằng bí thư đã sao lại toàn bộ những gì chúng tôi làm và ?oký tên?. Sau khi chương trình đi, tỉnh khen cơ quan tôi nhanh nhạy. Và giám đốc đã xuýt xoa: ?oNhờ có bí thư Đoàn! Tội nghiệp, nó không dám đi dự đám cưới để ở nhà xử lý vụ đó?...
    Tôi có một thần tượng. Nhưng khi thần tượng lên làm thủ lĩnh thanh niên thì sinh tật. Thủ lĩnh bàng quan với nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần của cha mẹ mình để vô tư cười đùa cùng những cái nick vô tình trên máy tính.
    Một ngày làm việc của thủ lĩnh là 8g vào cơ quan, 10g lên mạng, 14g vào phòng làm việc, 15g đi chat. Mặc cho mẹ yếu cha đau, thủ lĩnh còn phải hẹn hò với các em ?o@.com? trước đã. Thủ lĩnh không thích đi cơ sở. Mà nếu có đi cơ sở thì thủ lĩnh thường đi ?otăng hai?, có khi quên mất mình là ai... Lại có thủ lĩnh mở mắt ra đã súc miệng bằng... rượu.
    Đi chỉ huy chiến dịch nhưng khi ban chỉ huy họp thì thủ lĩnh chỉ còn... như một cọng bún thiu. Mọi người hô hào thanh niên sống đẹp, có ai bảo thủ lĩnh của thanh niên phải sống đẹp đâu!
    Vì thế thương biết bao những thủ lĩnh sống có trách nhiệm. Khi nghe tin một thanh niên bị cây đè gãy xương sống không có điều kiện ăn tết, có một thủ lĩnh đã mang ngay phần quà đến tặng. Chứng kiến một cô gái tật nguyền biết may vá, thủ lĩnh ấy đã vận động luôn một chiếc máy may để cô gái có phương tiện mưu sinh...
    Nửa đêm lại nhận tin nhắn của một thủ lĩnh: ?oTớ chỉ sợ khi những cơ chế làm tớ không còn niềm đam mê nữa thì niềm tin sẽ phai nhạt, sẽ không còn ?olửa? nữa, tớ sẽ không còn cơ hội để cống hiến hết sức?, rồi lại nhắn: ?oNên trung thành với lý tưởng và con đường mình đã chọn, phải không you??...
    Vâng, tôi tin ở những thủ lĩnh ấy - họ đến với Đoàn bằng niềm tin, trách nhiệm chứ không dùng Đoàn làm bàn đạp tiến thân; họ sẽ luôn đi theo con đường mình chọn dù trước mắt vẫn còn những ?ocơ chế? đôi khi làm họ phải băn khoăn trăn trở.
    MINH PHƯỚC
    Trích Báo Tuổi Trẻ
  8. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Về quê
    Lần đầu tiên được về quê ngoại.
    Gió thổi hiu hiu qua mấy khe lá, trời đêm càng làm cho âm thanh của gió miền quê hay lạ. Trên chiếc võng đong đưa kẽo kẹt , ngoại bắt đầu kể lại câu chuyện xưa?
    ?oHồi đó trong thôn có một thầy giáo thiệt dễ thương. Thầy dạy học cho mấy đứa nhỏ mà không có lấy tiền. Đám học trò của thầy Minh có thằng Út em cô ba Thơ. Cô ba cổ mến lòng tốt bụng của thầy Minh nên hay mang cơm cho thầy mỗi trưa. Thầy Minh cũng thương cô ba đẹp người đẹp nết? Rồi hai người yêu nhau, hẹn ngày làm đám cưới.?
    ?oChắc là vui lắm phải không ngoại??
    ?oChiến tranh mà con, ngay cái ngày đám cưới, bom nó dội xuống. Thầy Minh chạy ra cái chòi dạy học để kêu mấy đứa nhỏ đang chơi ở đó về? Chưa tới được chòi thì??
    Ngoại thở dài, mắt rưng rưng?
    ?oLúc đó thầy mới chừng 20 tuổi đầu, vậy mà? Cô ba Thơ đứng trước mộ thầy Minh mà không khóc nổi? Rồi thằng Út cũng đi bộ đội, cái thằng không biết thương chị, nó hy sinh luôn ở chiến trường, để cô ba Thơ lại có một mình thui thủi... Rồi cổ ở vậy, dạy học luôn tới giờ mà không lấy ai hết.?
    Ngọn đèn còn đang sáng ở đầu ngõ là đèn nhà cô ba Thơ. Người cô giáo đầu hai thứ tóc mà vẫn vui cười bên mấy đứa học trò nhỏ. Sống không quên hôm qua nhưng sống là vì hôm nay và ngày mai. Có lẽ, cô ba Thơ tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống khi đi trên con đường mà thầy Minh đã chọn.
    Gió vẫn cứ đung đưa qua mấy ngọn cây khế. Trăng sáng lộ dần sau đám mây xám. Bên chiếc võng đong đưa, tôi ngồi nhìn ngoại đang thiu thiu ngủ rồi lại hướng mắt về phía xa xa. Chắc sẽ có nhiều dịp nữa tôi lại về đây, nghe ngoại kể những câu chuyện về đời người, về lẽ sống. Và cũng là để ghé thăm cô, như là thăm một người thầy cũ vậy?
    T. HÀ
    Trích Báo Tuổi Trẻ
  9. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Chiếc huy chương bạc đáng giá hơn vàng
    Mở đầu không mấy vui vẻ với vài ca doping bị phát hiện, nhưng đêm thi cuối của nội dung trượt băng nghệ thuật đôi, khán giả có thể thở phào nhẹ nhõm: tinh thần thể thao chân chính vẫn đang cùng ngọn lửa Olympic tỏa sáng Torino 2006...
    Sau màn trình diễn hoàn hảo của đôi người Nga, hai vận động viên Trung Quốc quyết định thực hiện một cú ném Salchow (vận động viên nam tung vận động viên nữ lên không) xoay 4 vòng đầu tiên trong lịch sử, nhằm tạo ?ođột phá? để giành huy chương vàng nhưng thật đáng tiếc, pha biểu diễn quá táo bạo đã trả giá bằng một cú té rất nặng. Cô vận động viên bé nhỏ Dan Zhang được bạn diễn dìu vào trong, đứng không vững, gập người lại vì đau đớn, chấn thương chắc rồi! Ai cũng cảm thấy tiếc vì tới thời điểm đó, họ là đôi có số điểm cao thứ nhì...
    Vài phút trôi qua, ánh mắt huấn luyện viên đầy lo lắng và thất vọng, Dan Zhang cũng tốn khá nhiều khăn giấy, cô khóc... Khóc vì đau thì ít mà vì xót thì nhiều... Xót cho bao tháng ngày khổ luyện có nguy cơ theo mây cùng khói tan đi... Thêm một phút trôi qua, Dan Zhang đứng thẳng dậy, nắm tay bạn diễn cả quyết. ?oKhông thể tin được, họ bắt đầu lại bài biểu diễn, một nghị lực và sự dũng cảm phi thường!?, tiếng bình luận viên thốt lên đầy ngạc nhiên trong truyền hình. Những động tác nhu hòa, uyển chuyển, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của cả hai, không thể tin được là Dan Zhang vừa mới bị chấn thương vài phút trước đó. Tim tôi như ngừng đập khi họ thực hiện lại một cú Salchow: Dan Zhang xoay 3 vòng không chê vào đâu được trên không và đáp xuống nhẹ nhàng... Tuyệt vời! Bài thi kết thúc, khán đài bùng nổ tiếng vỗ tay. Dan Zhang lại khóc, lần này có lẽ nước mắt cô rơi vì hạnh phúc, cô đã hoàn thành nhiệm vụ! Chưa bao giờ tôi thấy câu ?oHãy biết đứng dậy sau khi vấp ngã? lại trọn vẹn ý nghĩa như thế...
    Phút chờ đợi kết quả cũng là lúc Dan Zhang được chăm sóc lần đầu tiên sau cú ngã, bác sĩ quấn băng trắng toát đầu gối của cô. Mọi người thấp thỏm, hồi hộp, ?onếu họ không được bước lên bục danh dự thì ban giám khảo đã phụ lại tinh thần thi đấu quên mình của Dan Zhang, họ rất xứng đáng đạt huy chương !?, bình luận viên thốt lên đầy xúc động. Và, thật không ngờ, ban giám khảo đã rất ?ofair play?: lỗi té chỉ bị trừ một điểm, Dan Zhang và Hao Zhang được 189,73 điểm, hơn cặp VĐV hạng ba 2,82 điểm, giành huy chương bạc! Huy chương bạc Olympic nhưng huy chương vàng về tinh thần thể thao dành cho Dan Zhang và cho cả các vị giám khảo...
    ?oMột đêm khó quên và một quyết định mang tính nhân văn của ban giám khảo!?, tôi mượn lời bình luận viên thay lời kết. Mặc cho những gian lận, bất chấp cả hiện trạng ?othương mại hóa? tràn lan, tôi vẫn tin vào ý nghĩa thật sự của thể thao: những nỗ lực rèn luyện và tinh thần thi đấu chân chính sẽ luôn được đền đáp xứng đáng. Thể thao vẫn rất vui, phải không bạn?
    http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2006/2/14/139353.tno
  10. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bố và con gái
    Ông bà tôi sinh được cả thảy bảy người con, năm trai, hai gái. Vì đông con, nhà nghèo, nên chỉ có bác gái cả là bác Đãng được học hành đến nơi đến chốn.
    Bác tôi xinh đẹp, hát hay, suốt ngày chỉ biết cười nói. Học hết phổ thông, rồi đỗ đại học, ông tôi lặn lội đạp xe đưa người con gái đang tuổi ăn tuổi lớn lên nhập trường. Rồi ông lại lặn lội đạp hơn trăm cây số về nhà, thương con một mình côi cút mà nửa đường phải dừng lại mấy lần vì nước mắt.
    Ngày đó, khi tiếng Anh là một ngoại ngữ còn nhiều xa lạ (tiếng Nga thông dụng hơn) thì bác tôi đã tốt nghiệp đại học sư phạm chuyên ngành này và vào Quảng Trị dạy học. Trong thời gian học tập công tác, bác đã gặp gỡ và thương yêu một người quê ở Nam Định. Mặc dầu không được ông tôi đồng ý, vì ông không muốn con gái lấy chồng xa, hơn nữa, lại hơn nhiều tuổi, nhưng bác vẫn không thay đổi quyết định. Bà tôi vẫn kể lại ngày đưa dâu, khi vừa khuất ngõ, ông đã gieo cả một mâm bát đĩa ra giữa sân.
    Nhưng sau này ông lại thương hơn người con rể thật thà. Ông vẫn viết thư cho bác trai bảo hãy chăm lo cho người con gái vụng về không biết làm gì vì từ nhỏ chỉ có biết ăn và học.
    Khi bác tôi sinh con gái đầu lòng, ông một mình lặn lội vào trong Quảng Trị, đưa đứa cháu bé nhỏ non nớt về nhà ngoại vì sợ bác tôi sau khi sinh yếu ớt không thể nuôi nổi. Để nhớ tới người con gái con rể vẫn còn ở trong đó, ông đặt tên cho chị tôi là Đông Hà.
    Khi hai bác chuyển về Nam Định và sinh người con gái thứ hai, ông lại lặn lội đem đứa cháu thứ hai về nuôi cho đến khi đến tuổi đi học, vì lúc đó bác tôi đau yếu luôn, đồng lương nhà giáo lại quá nghèo nàn.
    Bác rể tôi là con trưởng, thế nên mặc dù đã có hai con gái, nhưng dưới sức ép họ hàng và cũng mong muốn có một cậu con trai, nên bác tôi tiếp tục trải qua 2 lần sinh nở nữa, nhưng cũng đều là con gái. Khi nghe thông báo đứa trẻ thứ tư vừa sinh là con gái, bác tôi chảy nước mắt. Ông tôi cầm tay bác, an ủi ?oThôi con, tam nam bất phú, tứ nữ bất bần?.
    Bây giờ bốn người con gái của bác đã lớn. Tất cả đều tốt nghiệp đại học, có hai chị đã lập gia đình và đều có bằng thạc sĩ. Nhưng lúc tưởng như tất cả những khó khăn đã ở lại đằng sau thì bác tôi ngã bệnh. Khi cầm trên tay giấy xác nhận căn bệnh của bác, bốn chị con gái đã bật khóc nghẹn ngào. Chỉ mình bác không khóc.
    Tin buồn ấy đến vào ngày cuối năm. Bác bảo có lẽ đây là cái Tết cuối cùng của bác nên bác muốn được ăn Tết với ông bà và anh chị em trong nhà. Nhưng rồi nghĩ lại, bác lại bảo rằng nếu ông bà mà biết bác bệnh, có khi không chịu nổi. Ông bà đã già rồi. Khi tất cả cô chú qua thăm bác, bác đều dặn không được cho ông bà biết chuyện. Mọi người không thể cầm được nước mắt khi nhìn bác, khi nhìn mái tóc óng ả ngày nào giờ không còn nữa. Mọi người chụp ảnh, bác đội tóc giả và cười thật tươi.
    Khi đem ảnh về cho ông bà xem, ông lật bật chạỵ đi lấy kính rồi ngồi cả buổi xem những tấm ảnh, rồi lại trầm ngâm. Ông bảo bà ?oSao nó gầy thế? Ăn uống làm sao mà da xấu thế này? Mà nó uốn tóc quăn thế này tôi trông lạ quá, nhìn không ra"?
    Rồi có lần ông thấy mấy chị em ngồi nói chuyện với nhau, thấy ông thì im bặt, mắt vẫn còn đỏ hoe, ông chỉ bảo ?oMấy đứa có gì giấu tao??. Như một linh tính, ông bảo ?oCon Đãng làm sao? Năm nay thấy chúng mày không cho tao sang chơi nhà nó là tao biết có chuyện rồi?. Nước mắt ông chảy trên gò má nhăn nheo. Không giấu được ông, cô tôi phải kể thật.
    Ông ngồi im lặng suốt một ngày trời. Ông cũng không nói cho bà hay. Rồi ông gọi tất cả các chú thím vào trong nhà, bảo ?oChuyện thế mà chúng mày giấu. Chừng này tuổi, có gì mà tao không chịu đựng được. Khi người ta đau đớn nhất thì là lúc người ta kiên cường nhất, không được phép yếu đuối để mà gục ngã. Con Đãng nó đau thế mà không kêu, vẫn cười được thì tao làm sao mà quỵ được?Nhưng chúng mày cũng đừng nói với bà ấy, bà ấy yếu lắm rồi?".
    Bố tôi đưa ông sang thăm bác. Ông đứng nhìn bác, rồi chỉ cười bảo một câu ?oBây giờ bảo tao lai mày bằng xe đạp lên Hà Nội, tao vẫn còn lai được, sức người nhiều khi nhiều hơn những gì mình nghĩ đấy, con ạ??
    Và lần đầu tiên từ khi biết mình bị bệnh, bác tôi bật khóc?
    THU THỦY (Hà Nội)
    Trích Tuổi Trẻ Online

Chia sẻ trang này