1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo dùm bạn (Thông tin về vụ sập cầu Cần Thơ- trang 28)

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi undertow, 11/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sorrow_heart

    Sorrow_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    "Phụ nữ không nên hy sinh một cách mù quáng"

    "Phụ nữ là người thầy đầu tiên của con người, vừa sinh con ra họ đã bế, ru con và dạy con"...
    Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Quý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, khẳng định, mặc dù chỉ số phát triển giới của Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới, phụ nữ Việt Nam hiện vẫn phải chịu nhiều bất bình đẳng so với nam giới. Nhân ngày 8-3, bà đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.

    * Là một trong những người đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về giới, bà đánh giá thế nào về sự bình đẳng giới ở Việt Nam?
    - Liên Hợp Quốc hằng năm đều công bố chỉ số phát triển giới của các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều năm liền, Việt Nam luôn đứng ở hàng giữa, tức không phải là nước có sự bình đẳng giới tốt nhất hoặc kém nhất. Bình đẳng giới tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chính sách của nhà nước, sự phát triển về kinh tế, nhận thức của người dân. Việt Nam đứng ở quãng giữa thì cũng là điều mừng vì đã vượt nhiều nước có nền kinh tế phát triển hơn.
    Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của kinh tế và tư duy thì Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải bàn liên quan đến bình đẳng giới. Bước vào đổi mới năm 1986, khi bắt đầu mở hướng nghiên cứu giới thì các nhà nghiên cứu mới nhận ra được điều này.
    * Lĩnh vực nào phụ nữ Việt Nam bị bất bình đẳng nhiều nhất, thưa bà?

    Tiến sĩ Lê Thị Quý
    - Đó chính là sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ. Theo thông báo chính thức của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, thời gian lao động của nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày. Khoảng thời gian vượt trội này, chị em toàn làm việc không công như nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, dạy dỗ con cái... Ở vùng nông thôn và miền núi, nơi dân trí thấp, phụ nữ dân tộc thiểu số còn phải làm việc quần quật từ 5h sáng đến 11-12h đêm.
    Ở một khía cạnh khác, nữ giới chiếm gần một nửa lực lượng lao động, nhưng số giữ vị trí lãnh đạo so với dân số và so với tiềm năng thực sự của chị em là rất thấp. Trong 64 tỉnh thành, hiếm thấy có phụ nữ làm chủ tịch UBND tỉnh hay bí thư tỉnh ủy. Ở các cấp thấp như huyện, xã, số nữ giới làm lãnh đạo cũng rất nhỏ nhoi.
    * Nhưng cũng có lý giải cho rằng, trên bình diện chung, khả năng của nữ thấp hơn so với nam?
    - Theo các nghiên cứu khoa học, khả năng của nam và nữ không khác gì nhau, thậm chí có trường hợp nữ giỏi hơn rất nhiều. Không thể nói là năng lực của phụ nữ kém hơn nam giới mà là điều kiện của họ tồi hơn rất nhiều. Chị em bị thiệt thòi ở giai đoạn mang thai, sinh con. Thời gian này ít cũng phải 10 năm khiến quá trình đào tạo của họ bị gián đoạn. Chỉ có người nào cố gắng hết sức mới theo kịp được nam giới cùng trang lứa, nếu không sẽ bị thụt lùi.
    Một thiệt thòi nữa là xã hội đang đẩy cho phụ nữ tất cả công việc nội trợ gia đình. Ngay khẩu hiệu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam "Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà" là rất sai. Tại sao không phải là "Nam nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà"? Tại sao lại đẩy nam giới ra khỏi việc nhà trong khi thực tế rất cần bàn tay của họ? Khẩu hiệu ấy thể hiện sự bất bình đẳng rất lớn. Nếu phụ nữ phải làm tất cả công việc gia đình thì còn đâu thời gian học tập.
    Ở các nước như Thụy Điển còn có chính sách chồng chia sẻ việc nhà với vợ. Ở Áo, nam giới không làm việc nhà còn bị phạt.
    * Bà đánh giá thế nào về nạn bạo hành ở Việt Nam?
    - Chúng tôi vừa tiến hành cuộc điều tra bạo lực gia đình ở Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ, kết quả cho thấy đánh vợ hiện nay rất phổ biến. Đặc biệt, ở nông thôn, chồng đấm đá, tát vợ một cách bừa bãi. Thực sự, những vụ đánh vợ đến nỗi chết, gây thương tích được phản ánh trên báo chí thì không nhiều, nhưng đấm tát, xúc phạm nhân phẩm thì diễn ra thường xuyên, đến nỗi người ta coi là bình thường.
    Ở các nước có thống kê quốc gia về nạn bạo lực gia đình, nhưng Việt Nam chưa có vì mình cho là chuyện xấu. Chúng tôi đã đấu tranh, đưa vấn đề bạo lực gia đình ra ánh sáng và rất mừng là Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đang chuẩn bị soạn thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình. Đây không còn là vấn đề của riêng gia đình mà là của toàn xã hội.
    * Có ý kiến cho rằng một số phụ nữ đòi hỏi bình đẳng thái quá, gần như muốn chuyển đổi vai trò giữa hai giới?
    - Những người nhận xét phụ nữ đòi hỏi bình đẳng thái quá là không hiểu biết về giới. Thực tế nam nữ chưa bình đẳng, ngay cả Liên Hợp Quốc từng nhiều lần khẳng định hiện nay trên thế giới chưa nơi nào nữ giới đạt được sự bình đẳng. Trong hoàn cảnh như thế, việc đấu tranh đòi bình quyền là rất bình thường, không có gì thái quá.
    * Theo bà, phải làm thế nào để thay đổi quan niệm xã hội, để phụ nữ thực sự bình đẳng với nam giới?
    - Sự bất bình đẳng giới xuất phát từ trong xã hội phụ quyền, tồn tại hàng nghìn năm nay. Để thay đổi nó là cả quá trình lâu dài và khó khăn. Trước hết, phụ nữ phải được học hành để nhận thức đúng về giới. Khi chưa có luật pháp hỗ trợ thì ngay trong gia đình, chị em phải biết bố trí các thành viên khác cùng chia sẻ việc nhà, dành thời gian học hành, phấn đấu cho sự nghiệp. Phụ nữ không nên chấp nhận hy sinh một cách mù quáng. Bác Hồ đã nói giải phóng phụ nữ tức phụ nữ phải tự làm là chính, nam giới và chính quyền chỉ có thể hỗ trợ.
    Về mặt nhà nước, phải có chính sách và phải giám sát việc thực hiện chính sách đó nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy hết khả năng của mình. Chúng tôi hay gọi là ***g ghép giới, tức là đưa vấn đề về giới vào trong chính sách và muốn thực hiện được phải có chương trình toàn quốc.
    Tôi muốn nói thêm, trong cách giáo dục con trẻ, người lớn phải có cách nhìn nhận đúng đắn về giới. Xã hội hiện vẫn cho rằng dạy trẻ nam hướng ngoại, trẻ nữ hướng nội là tốt nhất, hay bây giờ cứ ra ngõ gặp gái thì cho là xui xẻo... Tất cả cách nghĩ ấy, hành vi ấy thể hiện sự bất bình đẳng. Phụ nữ là người thầy đầu tiên của con người, vừa đẻ ra họ đã bế, ru con và dạy con rồi, vậy tại sao lại không tôn trọng họ, lại cho rằng ra ngõ gặp gái là xui?
    * Là người đấu tranh đòi bình đẳng cho phụ nữ, vậy xin hỏi trong gia đình bà có sự bình đẳng?
    - Chồng tôi là Viện trưởng Viện nghiên cứu Thanh niên, là một chuyên gia nghiên cứu về xã hội học. Con trai tôi đang dạy xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền. Cả ba cùng nghề thành ra rất hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Nếu ai có thiên hướng gì thì được giúp đỡ tối đa để phát huy hết khả năng.
    Nhân ngày 8-3, tôi chỉ có lời nhắn nhủ chị em hãy cố gắng có được sự ủng hộ của gia đình để tạo cho mình một không gian tự do và sáng tạo.
    (Theo VnExpress.net)
    Được sorrow_heart sửa chữa / chuyển vào 11:56 ngày 11/03/2006
  2. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Tìm chỗ cho người chết







    [​IMG]

    Nhà cửa chen chúc trong những khu nghĩa địa tại phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.





    Sau khi chính quyền quy hoạch hàng ngàn hecta đất thành những khu đô thị mới, chuyện tìm chỗ cho người chết ở TP Cần Thơ trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Người dân trong vùng dự án nhận tiền bồi hoàn phần mồ mả ông bà, người thân xong, lúng túng và chẳng biết đem về đâu vì Nghĩa trang nhân dân Mỹ Khánh đã quá tải.


    Chính quyền địa phương thực ra cũng hết sức thấm thía điều "lo cho người chết chính là lo cho người sống!" và hiện đang tìm mọi cách để "chữa cháy" thực trạng bức xúc này.
    Sáng 12/3, từ quận trung tâm Ninh Kiều, tôi "nhảy" phà Xóm Chài, vượt sông Cần Thơ để sang quận Cái Răng. Đây là địa bàn tập trung dự án khu đô thị mới nhiều nhất của Cần Thơ hiện nay và tổng diện tích "công trường" - đất nằm trong vùng quy hoạch hơn 2.000ha. Và đây cũng là địa bàn mà người dân bức xúc về chuyện lo "chỗ" cho người chết hơn hết.
    Điểm "khảo sát" đầu tiên của chúng tôi là phường Hưng Phú. Trở ra đường chính từ 3 con hẻm cụt của phường này, tôi không thể hình dung được rằng ở đô thị bậc nhất của miền Tây, lại có sự chen chúc đến mức hỗn độn, kinh khủng giữa người sống với người chết đến như thế. Ông T - nhà trong hẻm 9, khu vực III, Hưng Phú chẳng giấu giếm: "Cách nay ba năm, thấy cụm nghĩa địa này còn trống, tôi cũng bắt chước mấy hộ dân trước đó nhảy vào cất nhà ở đại". Tôi biết, hầu hết hộ dân ở đây đều nghèo - thậm chí nghèo nhất nhì nơi đây, chẳng có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định nên chấp nhận sống chen chúc cùng với mồ mả như thế.
    Một người dân nhà gần trại hòm đầu hẻm dường như cũng bức xúc cùng chính quyền, cho tôi biết thêm: "Sống ở đó rồi cũng đã có người chết, chôn luôn tại đó. Đất thổ mộ bỗng trở thành đất thổ cư. Khu này là nằm trong dự án bờ kè. Chính quyền cứ dễ dãi chuyện này thành thói quen, mai mốt giải tỏa, bốc cốt mệt lắm!".
    Rất nhiều hộ dân cùng phường Hưng Phú bộc bạch? nỗi lòng: "Có muốn chôn cất người chết cách xa khu vực sinh sống cũng chẳng được chú ơi!".
    Ông M, nhà gần đường dẫn cầu Cần Thơ chỉ cho tôi ngôi mộ còn chưa xanh cỏ trong khu đất thổ mộ nhà ông và cho biết: "Đó là ngôi mộ của? anh sui tôi. Toàn bộ đất của gia đình ảnh bị "dính" vào một dự án khu dân cư nên phải ở trọ, chờ được tái định cư. Cách nay gần tháng, anh sui tôi bị tai biến chết. Hổng có chỗ nào chôn nên tôi cho anh ở ké!".
    Bà H, nhà gần một cụm mộ chen chúc với mật độ dày đặc, thuộc khu vực 1, Hưng Phú kể: "Do không có chỗ chôn nên cuối năm 2005, người anh rể của bà qua đời phải chở tuốt về Cà Mau - quê gốc của ảnh, để an táng". Tôi hỏi sao không thiêu để dễ bề quản lý? Bà H nói: "Thói quen của người dân xứ này hồi nào đến giờ là vậy. Nhà cửa, ruộng vườn ở đâu, thì mồ mả ông bà ở cạnh đó để tiện bề chăm sóc nhang khói". Nghe bà H nói điều này, tôi chợt nhớ đến rất nhiều hộ dân bị giải tỏa để xây dựng khu công nghiệp Trà Nóc II (thuộc địa bàn quận Ô Môn). Tại khu tái định cư gần đó, gần như nhà nào cũng mua thêm một lô đất nữa để dành chỗ cho ông bà mình yên nghỉ.
    Trao đổi với PV Báo CAND, ông Đàm Văn Chung - Phó Giám đốc Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ cũng hết sức bức xúc việc không còn chỗ dành cho người chết. Ông cho biết, nghĩa trang nhân dân Mỹ Khánh hiện có khoảng 2.000 ngôi mộ và thực sự đã quá tải. Theo quy định, sau khi "gửi" vào đây 5 năm, thân nhân của ngôi mộ phải thu xếp di dời nhưng có đến trên 30% không tuân theo quy định này nên nghĩa trang càng ngày càng quá tải. Để chữa cháy cho tình trạng này, Công ty đã xây 2 kho để chứa những hài cốt quá hạn, không có người đến bốc, di dời.
    Ông Chung kể, cách nay khoảng 6 năm, đơn vị cũng từng kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, đầu tư 2 lò thiêu để giải quyết nhu cầu của người dân, đồng thời thay thế lò thiêu cũ đã xuống cấp. Tuy nhiên, do tình hình tài chính lúc đó còn quá eo hẹp nên dự án này buộc phải gác lại. Hiện nay, sau khi Cần Thơ "lên đời", có sự biến động lớn về dân cư, chuyện lo cho người chết càng bức bách hơn. Công ty Công trình đô thị vẫn "không quên" dự định trước đây là xây dựng 2 lò thiêu gas; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền thay đổi về quan niệm chôn cất trong người dân.
    Ông Mai Hồng Châu - Phó Chủ tịch UBND quận Cái Răng còn thông tin thêm với chúng tôi rằng, UBND TP Cần Thơ vừa chấp nhận mở rộng Nghĩa trang Từ Thiện thêm gần 6ha nữa để "chữa cháy" nhu cầu bức xúc của người dân vùng dự án hiện nay.
    Dự thảo quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn TP Cần Thơ sẽ dành khoảng 400ha để lo? chỗ cho người chết. Cụ thể, sẽ có một nghĩa trang ở huyện Vĩnh Thạnh rộng 50ha, ở quận Cái Răng 50ha và ở huyện Cờ Đỏ 200ha. Lúc đó, Nghĩa trang Mỹ Khánh và Từ Thiện? sẽ được di dời, quy tập vào các nghĩa trang lớn này. Quy hoạch trên đã được thông qua Thành ủy, HĐND, UBND TP và đang trình Bộ Xây dựng thẩm định. Nếu được, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất[​IMG]
     

      Thái Bình
  3. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0

    Công an TP. Cần Thơ: Bắt hai tên cướp giật nghiện ma túy



    Lúc 18 giờ ngày 13-3-2006 trên đường tuần tra, các trinh sát Đội truy nã - Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội CATP. Cần Thơ đã bắt hai tên ?oăn bay? khi chúng vừa giật dây chuyền của chị Nguyễn Thị Mộng Tuyền trên đường CMT8, P. An Thới, Q. Bình Thủy.





    [​IMG]


    Bọn chúng gồm Lê Ngọc Nam (SN 1981) và Nguyễn Tăng Thắng (biệt danh Thắng gà chết, SN 1979, đều ngụ P. An Hòa, Q. Ninh Kiều).Tại cơ quan điều tra, bước đầu Nam và Thắng khai nhận cùng kết hợp với các đối tượng khác gây ra hàng chục vụ cướp giật trên địa bàn thành phố Cần Thơ thời gian qua. Với thủ đoạn lợi dụng trời nhá nhem tối, bọn chúng dùng môtô rảo quanh các đoạn đường vắng rồi ra tay giật dây chuyền, túi xách, điện thoại di động... của người đi đường. Toàn bộ tài sản cướp được bọn chúng mang đến các tiệm cầm đồ bán lấy tiền mua ma túy. Được biết cả hai tên Nam, Thắng đều nghiện ma túy và nhiễm HIV.


    T.S
  4. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Tình xưa nối lại



    Trong 100 đôi tình cũ ?odấu yêu quay về?, có 95 đôi thất vọng về nhau. Đặc biệt có đến 80 đôi "làm hỏng" cuộc sống hiện tại của nhau và không ít đôi sau đó đã trở thành "kẻ thù". Vậy mà vẫn không ít người tin rằng "tình cũ không rủ cũng đến".
    Tại sao tình cũ khó quên?
    Yêu nhau và lấy nhau vẫn luôn là ước nguyện của mọi lứa đôi. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó như gia đình ngăn cản, hai người sống quá xa nhau, hiểu lầm nhau? mà nhiều đôi yêu nhau say đắm nhưng không lấy được nhau.

    Không hiếm người mang nặng mối tình đó suốt cả cuộc đời, ngay cả khi anh đã đi lấy vợ, chị đã có chồng. Khi không thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, tâm lý chung của con người là thường tìm về những kỷ niệm đẹp đẽ của quá khứ để trốn vào đó, để an ủi lòng mình.

    Nhiều người thường ngầm so sánh vợ (chồng) mình với người yêu cũ, và thấy sao mà nhạt nhẽo, vô vị, khác hẳn "anh ấy" (cô ấy) ngày xưa. Đây là tâm lý "con cá bị mất là con cá to

    Ai xui tình cũ gặp nhau?

    Chia tay nhau rồi, ai dám chắc trong đời đôi tình nhân lại không có lúc gặp nhau? Có vô vàn điều xui khiến cho "tình cũ rủ nhau". Rồi một ngày, hai người yêu cũ gặp nhau ngẫu nhiên trong một cuộc hội thảo khoa học, trên một chuyến tàu, trong một đám cưới người bạn chung. Có cả những trường hợp một bên đã yên bề gia thất, nhưng bên kia chưa chịu quên tình cũ, vẫn chủ động săn đón, gặp gỡ...

    Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau

    Có một mối tình cũ để thỉnh thoảng nhớ về nó như một kỷ niệm thì cũng tốt, nó làm cho tâm hồn ta phong phú, giàu có hơn. Nhưng trong đời có phải ai cũng nghĩ thế. Sau bao nhiêu buồn phiền vì phải chia tay, khi gặp nhau tình cũ trỗi dậy.

    Họ không thấy rằng "em hát khác xưa, tiếng khóc cũng khác xưa", mà họ vẫn nghĩ rằng họ là những chàng trai cô gái ngày nào. Vì vậy, đã có bao nhiêu tổ ấm gia đình chao đảo hoặc đổ vỡ vì chuyện "tình cũ không rủ cũng đến". Người thì thậm thụt ngoại tình, hẹn hò, mong nhớ, hờn ghen.

    Người lại bỏ chồng vì nằng nặc đòi "nối lại tình xưa". Lại có anh thấy người yêu cũ đã quá lứa nhỡ thì, thì gạ gẫm đòi "sống cùng em, bù đắp cho em những thiệt thòi của quá khứ". Có anh đường đột đến gặp người chồng của người yêu cũ, đề nghị: "Anh phải hứa thương yêu cô ấy, không được làm khó cô ấy. Nếu không, anh có thể chia tay để tôi chăm lo cho cô ấy, bởi chúng tôi rất yêu nhau trước khi cô ấy lấy anh".

    Chắc chẳng nói thì ai cũng đoán ra tất cả những kết cục không mấy sáng sủa của những chuyện nói trên.

    Thật lạ lùng là khi họ còn trẻ, còn tự do, có thể tự quyết định cuộc sống của mình mà họ còn chẳng mang lại hạnh phúc cho nhau, thế mà bây giờ mọi chuyện đã muôn phần gian khó hơn, họ lại cứ tưởng rằng có thể bù đắp cho nhau, chia sẻ cuộc đời cùng nhau.

    Có nên nối lại tình xưa?

    Những đôi trai gái yêu nhau, hãy biết gắng sức để vượt qua mọi gian khó, để đến với nhau trong hạnh phúc hôn nhân. Nếu thực sự các bạn không thể đến với nhau nữa, hãy chia tay nhau một cách có văn hóa, để tình yêu ra đi, tình người ở lại. Xin chớ quá xúc động mà hẹn hò nhau rằng "sẽ gặp nhau ở kiếp khác" hay "anh sẽ tìm em cho dù mai sau em đã có chồng!".
    Theo Thị trường& Tiêu dùng

  5. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    Đúng đấy. Khi đã hết sức cố gắng mà không tìm được cảm giác yêu nhau thì rõ ràng 2 người không phải sinh ra dành cho nhau.
    Níu kéo trong trường hợp này chỉ tòan đem đến phiền tóai và đau khổ mà thôi.
  6. undertow

    undertow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Topic đắt hàng quá
    Chuyện nhỏ
    Giám đốc một công ty lớn đã sống sót trong thảm kịch 11-9 bởi vì ông đã dành buổi sáng hôm đó đưa cậu con trai nhỏ đến trường mẫu giáo ngày đầu tiên.
    Một phụ nữ đến trễ và thoát nạn vì chuông báo thức của cô không reo
    Một người khác thoát chết vì kẹt xe trên đường đến công ty
    Một người lỡ xe buýt
    Một người vấy bẩn áo và phải trễ giờ làm vì thay áo
    Một người xe chết máy
    Một người vừa ra khỏi cửa lại phải quầy quả đi vào vì chuông điện thoại reo
    Một người có con ốm nên chẳng kịp giờ làm
    Một người gọi taxi hoài chẳng có
    Bây giờ, khi bị kẹt xe lỡ một lần thang máy hay phải trở vào nghe điện thoại khi chớm ra cửa (tất cả những thứ từng khiến tôi quạu quọ), tôi tự nhắc mình rằng đó chính là cuộc sống mà tôi phải nâng niu từng giây.
    Lần sau, nếu buổi sáng của bạn trở nên tồi tệ, chẳng hạn như bọn trẻ rề rà thay áo, chìa khóa xe đột nhiên mất tiêu, tới ngã tư nào cũng gặp đèn đỏ, xin đừng nổi nóng.
    Hãy tin vào mỗi giây phút tuyệt vời của cuộc sống mà ta đang có.
    LẠI TÚ QUỲNH dịch (Theo Positive Thoughts)
    Trích Tuổi Trẻ Online
    Được undertow sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 14/04/2006
  7. in_anotherlife

    in_anotherlife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Việc động vật bị mắc bệnh rồi lây nhiễm sang người không có gì mới lạ. Nhưng những năm gần đây hay xảy ra những trường hợp như vậy: động vật ngày càng hay truyền cho người virút, vi trùng và ký sinh trùng.
    Các chuyên viên của Viện dị ứng và các bệnh lây nhiễm quốc gia Mỹ cho rằng, đây chỉ là chặng đầu của con đường dài: sắp tới. Những căn bệnh mới sẽ xuất hiện càng nhiều hơn và gây thiệt hại càng nghiêm trọng hơn. Đó là do sự phát triển của các quá trình toàn cầu hóa, môi trường sinh thái xấu đi, con người ngày càng tiếp xúc mật thiết hơn với các loài động vật khác nhau.
    Hơn nữa nhiều loài động vật từ xa xưa không hề sống gần gũi với con người thì nay lại được con người thuần hóa. Những loài động vật đặc sản của châu Á nay lại được đưa vào thực đơn trên bàn ăn của cả người châu Âu.
    Cơ cấu hiện đại của ngành sản xuất lương thực thực phẩm dẫn đến tình trạng là dịch bệnh xuất hiện trong gia súc có thể đe dọa đời sống và sức khỏe của hàng trăm nghìn người.
    Sự thay đổi của khí hậu làm thay đổi môi trường sống của chim di cư và côn trùng (như muỗi chẳng hạn). Chúng mang những tác nhân gây bệnh đi xa. Sự thay đổi môi trường sống của con người và động vật cũng làm biến đổi cả các cơ chế tác động của các tác nhân gây bệnh khác nhau.
    Laurie Garrett, tác giả cuốn sách ?oTrận dịch hạch tương lai? cho rằng khi mà tác nhân gây bệnh cho động vật chưa lây nhiễm sang người thì chưa thể biết quy mô đại dịch lớn đến chừng nào và không ai có thể tiên đoán được.
    Dưới đây là 14 loại bệnh chính mà con người mắc phải từ động vật:
    1. AIDS. Con người mắc phải virút HIV từ những loài vượn dạng người sống ở Trung Phi. Hiện đã có gần 24 triệu người chết vì bệnh này.
    2. Bệnh viêm phổi cấp. Con người có thể đã lây bệnh này từ loài cầy hương. Dịch bệnh đã đánh vào hàng nghìn người, hàng trăm người trong số đó đã chết.
    3. Bệnh sốt Đănggơ. Tác nhân gây bệnh này là muỗi. Những đợt dịch đầu tiên đã bùng phát vào những năm 1950 ở Thái Lan và Philippin. Trong những năm 1970 dịch đã lan sang 9 nước. Hiện nay dịch lẻ tẻ nổ ra ở 100 nước.
    4. Sốt Ebola. Có giả thuyết cho rằng con người bị nhiễm loại virút này từ vượn dạng người. Tác nhân gây bệnh được truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu và bài tiết của người bệnh. Trong những năm 1970, Bệnh Ebola nổ ra ở Xuđăng cướp đi sinh mạng của 90% số người bị nhiễm.
    5. Bệnh sốt vàng. Con người lây virút gây bệnh này từ vượn dạng người ở Trung Phi. Muỗi là vật truyền bệnh. Những ca bệnh sốt vàng đầu tiên đã có gần 400 năm trước. Loại vắcxin chống bệnh sốt vàng đã diều chế từ 60 năm nay.
    6. Bệnh sốt tây sông Nil. Con người bị nhiễm virút gây bệnh này từ chim và thông qua muỗi. Bệnh sốt này nguy hiểm từ chỗ tỷ lệ tử vong cao. Những trường hợp mắc bệnh đã được ghi nhận không chỉ ở riêng châu Phi mà cả ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ.
    7. Bệnh sốt rét. Tác nhân gây bệnh sốt rét truyền cho con người khi bị muỗi anôphen đốt. Mỗi năm có gần 300 triệu người mắc bệnh, một triệu người trong số đó bị chết.
    8. Bệnh Laima. Con người nhiễm vi khuẩn gây bệnh qua hươu và chuột. Các triệu chứng của bệnh giống như cúm, nhưng bệnh diễn ra ở thể trầm trọng hơn và gây viêm khớp. Trong những năm 1970, lần đầu tiên bệnh xảy ra ở thành phố cùng tên ở Mỹ vì thế nó được mang đó
    9. Bệnh đậu mùa. Con người lây bệnh từ lạc đà. Căn bệnh này nổi tiếng từ 3000 năm trước và trong một thời gian dài là nguyên nhân chính làm trẻ tử vong. Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng cũng là nạn nhân của bệnh đậu mùa, chẳng hạn như Pie Đại đế của Nga và vua Pháp Ludowic 15. Theo đánh giá của các nhà lịch sử học, vào cuối thể kỷ XIX mỗi năm có gần 50 triệu người bị mắc bệnh đậu mùa. Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa vượt quá 30% tổng số người mắc. Trường hợp cuối cùng mắc bệnh đậu mùa diễn ra vào năm 1977.
    10. Bệnh đậu mùa khỉ. Con người bị lây bênh này từ chuột vàng. Những trường hợp mắc bệnh được ghi nhận vào cuối tháng 5 năm ngoái ở Mỹ. Căn bệnh này cũng tiến triển như bệnh đậu mùa thông thường nhưng nhẹ hơn và chưa gây tử vong.
    11. Bệnh dịch hạch. Con người bị lây bệnh này từ chuột cống và những loài gặm nhấm khác. Tác nhân gây bệnh được truyền qua vết cắn. Bệnh dịch đầu tiên được nổ ra ở thế kỷ thứ 6 và ở Vizantia: Trong 50 năm gần 100 triệu người bị chết. Vào thế kỷ XIV , bệnh dịch hạch phương Đông đã cướp đi sinh mạng của chừng 1/3 dân số châu Á và châu Âu. Vào cuối thế kỷ XIX đã xảy ra đợt dịch hạch toàn cầu thứ 3 đánh vào trên 100 cảng trên thế giới. Năm 1999 nó lại bùng phát ở 14 nước, chủ yếu ở châu Phi, trên 2,6 nghìn người mắc bệnh, 212 người trong số đó tử vong.
    12. Bệnh nhũn não. (Thường được biết đến với bệnh bò điên). Con người lây bệnh này từ bò. Trên thế giới lẻ tẻ có vài trường hợp chết người vì ăn phải loại thịt bò có chứa tác nhân gây bệnh đánh vào não. Những trường hợp bị bệnh bò điên xảy ra ở những nước khác nhau. Căn bệnh này gây hại cho nông nghiệp châu Âu chừng 60-120 tỷ đô la.
    13. Bệnh viêm não. Con người nhận được tác nhân gây bệnh viêm não từ loài gặm nhấm và chim. Muỗi và bọ cũng là vật trung gian mang virút. Mỗi năm có 100-200 nghìn người mắc các bệnh viêm não khác nhau, 10-15 nghìn người đã chết.
    14. Bệnh khuẩn salmonella. Con người bị lây bệnh này từ bò, lơn, dê, vịt và ngỗng khi trứng và thức ăn có khuẩn salmonella sống. Cũng có những trường hợp tử vong vì bệnh khuẩn này.
  8. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    ĐH Cần Thơ khánh thành Trung tâm Tài nguyên học liệu

    [​IMG]


    Trung tâm Tài nguyên học liệu của Trường ĐH Cần Thơ
    TTO - Trung tâm Tài nguyên học liệu (TTTNHL) Trường ĐH Cần Thơ vừa được chính thức khánh thành sáng nay 25-4-2006.
    TTTNHL ĐH Cần Thơ được xây dựng trong khuôn viên của thư viện ĐH Cần Thơ nhằm cung cấp một dịch vụ đa năng cho tất cả sinh viên và đội ngũ giảng viên, nhân viên.
    Dự án này trị giá hơn 9 triệu USD. ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam chịu trách nhiệm hoàn thành toàn bộ dự án do Tổ chức Atlantic Philanthropies tài trợ. 
    TTTNHL ĐH Cần Thơ có tổng diện tích 7.200m2 với tòa nhà bốn tầng có sức chứa hơn 1.000 sinh viên. Tòa nhà bao gồm thư viện, khu vực nghe nhìn, hội trường được thiết kế theo kiểu nhà hát, phòng hội nghị, phòng học, trang thiết bị đa truyền thông và các khu vực tự học.
    Những dịch vụ hiện đại bao gồm trang thiết bị phục vụ hội thảo, hội nghị qua truyền hình, hệ thống thu hình an ninh nội bộ và hệ thống máy dịch. TTTNHL ĐH Cần Thơ được trang bị 425 máy tính với 60 nhân viên. Thư viện có khoảng 100.000 đầu sách, tạp chí và tư liệu nghe nhìn.
    Tiêu chí của dự án là thiết kế và xây dựng nên một thư viện dựa trên những khuôn mẫu hiện đại và dịch vụ cung cấp thông tin đạt tiêu chuẩn. Sự phối hợp giữa công nghệ tiên tiến, trang thiết bị dạy và học chất lượng cao, nguồn dữ liệu thông tin điện tử và sách mới nhất sẽ được cung cấp cho sinh viên và nhân viên lần đầu tiên tại Cần Thơ.
    Trước đó, hai TTTNHL tương tự đã được bàn giao cho ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng. Công trình thứ tư hiện đang được xây dựng tại ĐH Thái Nguyên.
    QUỐC DŨNG
  9. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Đìu hiu chợ cổ
    Khách đến chợ thưa thớt. Hàng hóa ế ẩm, ứ đọng. Hàng chục quầy phải đóng cửa hoặc không mở cửa vì ít người mua. Tiểu thương rơi vào tình thế dở khóc dở cười... Đó là chuyện xảy ra ở chợ cổ Cần Thơ.
    [​IMG]
    Nhiều lô cửa đóng then cài như thế này - Ảnh:TT

    Người bán... nhiều hơn người mua!
    Gần 9g sáng, chúng tôi ghé vào chợ cổ Cần Thơ tọa lạc tại một vị trí đẹp trên đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều. Hàng chục lô cửa đóng then cài. Khách đến mua sắm lèo tèo. Một chủ kinh doanh vải cho biết: ?oCó lúc tiểu thương... nhiều hơn người đi chợ!?.
    Chào buổi sáng bằng một tiếng thở dài, bà H.T.N. (lô D13) chuyên bán đồ trang sức nói vẻ buồn chán: ?oĐã 10 ngày qua quầy của tôi không bán được món gì vì không khách!?. Bà N. còn cho biết hàng hóa bán ít ai mua, vậy mà mỗi tháng phải đóng phí mặt bằng 1.200.000đ, tiền thuế 233.000đ và các chi phí khác như tiền điện (2.000đ/kg), phí vệ sinh.
    Ông Nguyễn Châu Thành (lô E16), kinh doanh mặt hàng vải, cho biết thời gian đầu chợ mới đi vào hoạt động đúng dịp cận Tết (cuối năm 2004), hàng hóa bán được nhưng càng về sau khách đến chợ ngày một ?ocạn? dần.
    Một chủ kinh doanh (lô D12) nói: ?oChúng tôi hiện nay có chi mà không có thu. Có khi một tuần tôi chỉ bán được một cây kẹp tóc! Nói nghe mắc cỡ chứ thực tế là vậy. Điều này lý giải vì sao hàng loạt cửa tiệm đóng cửa im ỉm, không ít người phải trả lô cho chủ rồi đi nơi khác.
    Chúng tôi chỉ mong được nhà đầu tư quan tâm cứu xét hạ giá cho thuê mặt bằng xuống để người dân hạn chế bớt gánh lo trong thời điểm hiện tại?.
    Theo ghi nhận của chúng tôi, khoảng thời gian từ 12g-14g chợ trống vắng đến mức ?ođáng sợ? mà nói theo lời chị Phan Mỹ Thanh (lô E13) là: ?oChỉ nghe văng vẳng tiếng chim kêu chứ không nghe tiếng người nói?.
    Nhiều tiểu thương với nét mặt đăm chiêu ngồi ăn hạt dưa hoặc nằm dài trên ghế bố ngủ gục. Chị Thanh còn cho biết: ?oNhững ngày khách đông, nắng tốt bán được 2, 3 cái nón, còn gặp mưa thì không bán được cái nào. Tình hình này làm sao chúng tôi duy trì lâu dài được?.
    Ế vì đơn điệu

    Nhiều khách vào đây mua sắm đều cho rằng chợ cổ thường bán những mặt hàng phục vụ khách du lịch nên sợ bị tiểu thương thách giá. Hơn nữa thấy chợ vắng khách, hàng loạt lô đóng cửa khiến nhiều khách không muốn vào chợ.
    Các hộ kinh doanh chỉ mong muốn được ngành chức năng quan tâm hạ giá cho thuê mặt bằng. Đồng thời quảng bá, có biện pháp kích thích người tiêu dùng đến đây tham quan, mua sắm nhiều hơn. Bởi nếu cứ theo đà hiện tại thì chỉ vài tháng nữa các hộ kinh doanh sẽ dọn đi hết, khi ấy chợ cổ sẽ... dẹp.
    Trao đổi với chúng tôi, ông La Quan Ba - giám đốc Trung tâm Đầu tư & khai thác chợ Cần Thơ - cho biết trước đây trung tâm đã vay trên 3 tỉ từ nguồn vốn ngân hàng để đầu tư và sửa chữa lại chợ cổ. Thời gian hoàn trả dứt điểm là năm năm.
    Trung bình một năm công ty chi trả khoảng 700 triệu cho ngân hàng và hằng tháng xuất ra trên 40 triệu để chi cho các chi phí khác nên vài năm đầu giá cho thuê mặt bằng có cao và các tiểu thương đã đồng ý mức giá trước khi ký hợp đồng thuê lô.
    Chợ ế ẩm đang gây khó cho cả nhà đầu tư và tiểu thương. ?oSẽ là rất khó cho chúng tôi khi điều tiết giá cho thuê mặt bằng trong tình trạng này. Chúng tôi hiểu và rất chia sẻ điều đó và cũng đã kiến nghị UBND TP Cần Thơ đề nghị ngành thuế giảm và miễn thuế một thời gian nhưng không được giải quyết? - ông Ba nói.
    Riêng về tình trạng chợ vắng, ông Ba cho rằng lẽ ra nơi đây phải là nơi bán những sản phẩm mang tính đặc thù, đặc sản của miền sông nước Cửu Long nhưng phần lớn tiểu thương chỉ bán các mặt hàng thông thường (quần áo may sẵn, giày dép, vải...) và một số tiểu thương bán giá cao.
    Nhiều tiểu thương cũng thừa nhận mặt hàng tại đây còn đơn điệu, không mang tính đặc thù nhưng cho rằng muốn tìm những sản phẩm đặc trưng của đồng bằng để bán và quảng bá tại chợ không dễ.
    Tuy vậy, ông Ba lạc quan cho rằng trong tương lai khi bến tàu du lịch Cần Thơ đi vào hoạt động, rồi có phố đêm, phố cho người đi bộ sẽ thu hút lượng khách không nhỏ đến đây tham quan, mua sắm. Khi đó chợ cổ sẽ là một tour du lịch và là điểm đến của du khách.
    Theo Tuổi Trẻ

  10. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Xây dựng nhà máy lọc dầu 2 triệu tấn/năm tại Cần Thơ.​
    Ngày 26.4, UBND TP Cần Thơ thông qua quy hoạch chi tiết xây dựng nhà máy lọc dầu có công suất 2 triệu tấn/năm. Nhà máy có diện tích khuôn viên 100ha được đặt gần cảng Cái Cui ở khu đô thị Nam sông Cần Thơ, với vốn đầu tư là 396 triệu USD, 100% vốn của nước ngoài.

Chia sẻ trang này