1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giùm bạn! ^Ô^

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi vo_thuong_man, 19/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. co_sao_ko_em

    co_sao_ko_em Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Túm nại nà ko nên " nín" cưới hả pak?
    Noái chung là khi nào 2 bên "thèm" thì cưới, cứ phải cả 2 thèm 1 lúc cơ, hehe

  2. tatcachoem

    tatcachoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0

    Hùng tuyên bố: ?oNhư thế này là sướng nhất. Tự do không ai quản thúc và làm được những gì mình muốn?. Còn Phương vẫn muốn sau giờ tan tầm được shopping, "hội tụ" với bạn bè những ngày nghỉ. Tóm lại, là không phụ thuộc và vướng bận gì.
    Chẳng ai trong hai người muốn từ bỏ thú vui riêng của mình và yêu cầu người kia phải chấp nhận. Cuối cùng là không bàn tới nữa, bởi mỗi lần bàn là một lần giận hờn chẳng ai chịu khuất phục ai.
    Yêu bao lâu thì nên tính đến chuyện hôn nhân? Khó có thể đưa ra được câu trả lời chính xác bởi mỗi người mỗi cảnh ngộ khác nhau và quan niệm sống của mỗi người cũng mỗi khác.
    Nguyên nhân đưa ra để trì hoãn có rất nhiều có lý do từ phía nam hoặc phía nữ hay từ phía gia đình. Những lý do đưa ra tưởng rằng rất hợp lý nhưng đó không chỉ là bề ngoài. Nguyên nhân sâu xa vẫn là sự e ngại về trách nhiệm của một người cha một người chồng hay trách nhiệm của một người vợ và người mẹ trong gia đình.
    Bên cạnh đó khi có gia đình mọi thứ với họ sẽ thay đổi: Tự do, những cuộc nhậu bạn bè, sự nghiệp và những mối quan hệ khác. Họ sẽ phải thay đổi, dù ít dù nhiều.
    Cuộc sống trước đây với họ là tự do và chỉ lo cho riêng mình. Nhưng khi có gia đình họ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn và sự tồn tại của những con người khác.
    Hôn nhân à, tại sao không sống chung, làm giấy kết hôn nhỉ, tại sao cứ mãi ràng buộc nhau nhỉ?
    Tự do ôi tớ yêu tự do lắm!
  3. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Hẹn hò - Ưu, khuyết và giá trị
    31-07-2007 16:29:26 GMT +7
    Ảnh: Inmagine
    Bạn có biết tâm điểm của các phân tử có điện tích dương và âm là một điểm của ánh sáng. Điều này cũng đúng với những mối quan hệ luyến ái thực sự. Giữa những xúc cảm tích cực và tiêu cực là nơi bạn sẽ tìm thấy một điểm chung của trí tuệ, quan niệm, sự đồng cảm - đó là tình yêu.
    Những người còn đơn chiếc thường tìm kiếm một người bạn có nhiều điểm giống họ. Tuy nhiên, cần cân nhắc rằng nếu hai người quá tương đồng về tính cách thì một trong hai người thực sự sẽ không thấy cần thiết. Mục đích của một mối quan hệ trong thực tế là dạy cho lòng tự ái của những phần tính cách không thừa nhận. Những điều đó được thể hiện thông qua các giá trị. Mỗi người đều có những giá trị của riêng mình và không có hai người nào lại hoàn toàn giống nhau. Giá trị ra lệnh cho số phận - bất cứ thứ gì hỗ trợ cho chúng là quyến rũ và những gì kích thích chúng sẽ trở nên nhàm chán.
    Những giá trị được tạo ra dựa trên sự nhận thức về một điều thiếu thốn, một khoảng trống tồn tại. Tuy nhiên, Luật bảo toàn cho rằng bất cứ thứ gì hiểu được khi thiếu vắng tồn tại dưới một dạng thức không thể nhận ra. Bạn có nghĩ mình đang thiếu cái gì tức là bạn đang tìm nó ở chính đối tác? Những giá trị quyết định cách chúng ta kiểm soát mối quan hệ.
    Có 3 dạng quan hệ thường gặp và kết quả của chúng hoàn toàn khác nhau đối với mỗi người:
    - Mối quan hệ cẩu thả: là một dạng quan hệ mà trong đó bạn chỉ để ý và thể hiện những giá trị của riêng mình mà không hề quan tâm tới đối tác .
    - Mối quan hệ quá tận tình: là khi bạn nghĩ tới những giá trị của đối tác mà quên đi bản thân. Mối quan hệ này thường cảm thấy không mấy bền vững vì phía được quan tâm sẽ lờ đi mọi nhu cầu tình cảm của người này và gây ra sự căng thẳng.
    - Mối quan hệ chu đáo: là nơi cả hai cùng quan tâm đến tư tưởng tình cảm của nhau. Hai người đều nghĩ cùng thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho nhau. Định nghĩa của sự chu đáo là hiểu nhau kỹ càng để biết những giá trị của nhau và cách thể hiện tình cảm chân thành. Bất cứ khi nào có sự hỗ trợ giá trị, bạn cần loại bỏ nguyên tắc cứng nhắc và chỉ thiết lập quy củ nếu xuất hiện sự thách thức, bất lợi cho những điều quý giá kia. Các quốc gia làm thế, những doanh nghiệp cũng vậy và mối quan hệ cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Bạn sẽ làm điều đó khi những giá trị của bạn bị đe doạ.
    Để tìm được tình yêu đích thực hai người phải tôn trọng những giá trị của nhau và bao bọc chúng bằng tình yêu dưới những dạng thức mới mà trước đây chúng ta chưa nhận thấy. Mục đích của tất cả các mối quan hệ là phá bỏ những rào cản kìm hãm chúng ta nhận biết và thể hiện tình yêu. Khi đối diện, mỗi cặp đôi đều có một tâm điểm của tình yêu và sử dụng hẹn hò như một cơ hội rèn luyện cách tìm ánh sáng tình yêu giữa hai người.
    Theo N.M (VTV/About)
  4. co_sao_ko_em

    co_sao_ko_em Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    páo káo với mấy pak là hnay BÁO chả có j hay cả
  5. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Cưới nhau vì tiếc công yêu
    Yêu nhau gần 10 năm nhưng khi cưới cả Mai và Hoàng đều chẳng háo hức gì. Họ thấy không hợp nhau nhưng lại tiếc thời gian yêu và ngại bắt đầu với người khác nên tặc lưỡi kết hôn.
    Nghe tin Hoàng và Mai chuẩn bị làm đám cưới, bạn bè ai cũng thở phào: "Một kết thúc có hậu. Cặp này ''cắn'' nhau hoài chẳng qua là vì quá yêu nhau mà thôi!". Không ngờ, chính chú rể lại thổ lộ: "Tôi không cưới cô ấy thì biết... lấy ai bây giờ? Nghĩ đến viễn cảnh làm lại từ đầu với một người mới, thấy ngán quá! Dù gì về tắm ao ta cũng chắc ăn hơn".
    Trong khi đó, cô dâu cũng chẳng thấy náo nức trước ngày cưới. Cô thấy mình không hợp Hoàng, đặc biệt là rất ghét cái tính ghen bóng ghen gió của anh. Nhưng Mai lo mình đã 30 tuổi, nếu bỏ Hoàng chẳng biết còn kiếm được ông nào chững chạc mà vẫn độc thân. Cô cũng nghĩ dù có yêu ai thì cũng phải bắt đầu lại với chừng ấy "công đoạn": thăm dò, hò hẹn, cà phê cà pháo, giận hờn, làm lành... nên tặc lưỡi: "thôi kệ" và hy vọng cưới xong có thể điều chỉnh những gì không hòa hợp giữa hai người.
    Nam là bác sĩ tại một bệnh viện ở TP HCM. Nhìn dáng vẻ thư thái, hay đùa tếu của Nam, không ai ngờ anh mang "khối u tình" từ rất lâu mà chưa biết lúc nào "giải phẫu" được. Vợ Nam là con gái duy nhất của một thương gia giàu có nổi tiếng. Trước khi cưới, vợ chồng Nam đã có 6-7 năm trời tìm hiểu nhau.
    Trong khoảng thời gian đó, họ hay xích mích về chuyện Nam nhất định không chịu ở rể. Có lúc, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, cô gái tuyên bố thẳng thừng: "Chỉ có những người nào chịu ở rể, cha mẹ mới gả tôi cho người đó. Phận làm con, tôi phải chiều theo ý muốn của cha mẹ. Nếu anh không đạt ''tiêu chuẩn'' này, chúng ta đành chia tay nhau!". Tự ái, bác sĩ Nam vội vàng đáp trả: "Tôi thà chấp nhận chia tay còn hơn chịu cảnh... cầy chui gầm chạn!".
    Sau bận đó, Nam bắt đầu quan sát đồng nghiệp nữ, anh để mắt các cô gái thực tập, anh lục lại những mối quan hệ cũ... để xem có ai hợp với mình hơn. Vài lần, anh cũng chở đôi ba cô gái đi uống cà phê. Song, chưa được hai tháng, Nam đã thấy mệt mỏi và mất phương hướng trong các mối quan hệ với người khác giới. Trong lúc đó, bà mẹ già của anh ngày càng ca cẩm, thúc hối Nam phải lấy cô người yêu cũ trước khi bà nhắm mắt... Nam đành tặc lưỡi quay về với "người xưa" và chấp nhận vô điều kiện những yêu cầu từ nhà gái.
    Cưới xong, Nam sống gượng gạo, lặng lẽ như chiếc bóng trong gia đình vợ. Mấy lần thuyết phục vợ dọn ra riêng bằng số tiền dành dụm của hai vợ chồng, Nam đều bị phản đối quyết liệt. Đêm đêm, sau giờ trực, Nam chỉ biết gửi gắm tâm sự đến những chuyên viên tư vấn.
    Bà Thạch Ngọc Yến, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý giáo dục gia đình và thanh thiếu niên TP HCM cho biết, bà gặp rất nhiều trường hợp nam nữ chấp nhận kết hôn mặc dù giữa họ có lấn cấn, thậm chí là mâu thuẫn. Những ca tìm đến tư vấn thường cho rằng họ không còn trẻ trung (trên dưới 30 tuổi), quỹ thời gian không nhiều, lo công danh sự nghiệp đã "mướt mồ hôi" huống chi nghĩ đến việc "cua gái" hoặc "tìm người yêu mới lớn tuổi hơn"...
    Mặt khác, có những cô gái tuổi còn trẻ nhưng đã lỡ "dâng hiến" tất cả cho người yêu, đến khi nhận ra đó không phải là "một nửa" mình muốn gắn bó suốt đời nhưng cũng cố níu kéo tình cảm. Bà Yến cho rằng, có những cặp vợ chồng sống hạnh phúc sau khi trải qua nhiều thử thách và biết chấp nhận điểm tốt - điểm chưa tốt của nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều đôi bế tắc sau khi nhắm mắt đưa chân bước vào đời sống hôn nhân.
    Theo chuyên viên tư vấn tâm lý này, một khi hai người trong cuộc nảy sinh bất đồng, không thấy hòa hợp như trước thì họ không nên vội vã quyết định điều gì mà cần lùi lại để xem xét, nhìn nhận thực chất tình cảm dành cho nhau. Nếu sau khoảng lặng đó, hai người thấy không thể sống thiếu nhau thì vững bước tiến tới. Còn ngược lại, chia tay không phải là muộn màng đối với bất kỳ lứa tuổi nào.
    (Theo Thanh Niên)
  6. LieuYCa

    LieuYCa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0

    ĐỌC
    Thức dậy lúc 3 giờ sáng
    Thứ hai, 6/8/2007, 08:47 GMT+7
    Có một lần, tôi thử thằng Cân. Điện thoại cho nó lúc 3 giờ sáng, kêu đến ngay đi, tao đang buồn gần chết ở quán rượu mực. Điện thoại xong tôi tắt máy, vào giường ngủ tiếp. Mấy hôm sau vẫn không thấy nó gọi chửi bới gì. Tôi thì bận lằng nhằng việc này việc nọ cũng không gọi cho nó.
    Chương gọi tới hớt hải phân trần: Tao đi công tác mới về, không biết thằng Cân phải nằm bệnh viện. Tôi hơi nhột: Viện nào? Bao giờ? Ba hôm rồi, bị đụng xe. Thằng điên này không hiểu sao đêm hôm vẫn còn mò mẫm lòng vòng ngoài phố bị bọn tổ lái huých vào. Chương thở dài mệt mỏi.
    Tôi hoang mang vào viện. Cân nằm gác chân bó bột lên thành giường:
    - Tao loanh quanh mấy vòng phố không tìm ra mày?
    - Đ.mẹ - Tôi tức lộn ruột, lòng đầy ân hận - Tao đùa mày đấy.
    - Ê, tao tưởng mày đang lên cơn trầm cảm cần tao tới cứu.
    Tôi ngồi phịch xuống ghế, lòng đầy chán nản. Cân nhịp nhịp cái chân không gãy: ở bệnh viện cũng hay lắm. Các em rất xinh và vô trùng. Tôi bật cười. Phong cách Hemingway đây: gãy chân nằm bệnh viện và yêu cô y tá. Tôi thấy tội lỗi của mình vơi đi được một chút. Căn phòng thằng bạn tôi nằm chẳng có vẻ gì là phòng bệnh viện trừ sự hiện diện của cái chân bó bột. Tranh tĩnh vật treo trên tường, nhạc Chopin, hoa trên bàn. Chắc chắn là cô y tá phải đẹp rồi. Cân khoái chí: tự nhiên được hưởng thụ. Bảo hiểm trả hết mà. Mày thấy chưa, cứ chê tao đi làm thuê!
    Tôi và thằng Chương và thằng Đinh nữa luôn gọi thằng Cân là "tên làm thuê chuyên nghiệp". Nó có thể giải thích rất rành rọt cho ba thằng chúng tôi biểu đồ Elliot xu hướng lên xuống và sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán. Cân rất hiếm khi sai lúc dự đoán cổ phiếu nào sẽ lên giá, cổ phiếu nào sẽ giảm giá. Nhưng Cân không hề chơi cổ phiếu. Cân làm đúng nghiệp vụ của nó: phân tích tài chính. Cái đầu tính nhanh hơn máy tính và tư duy logic cộng với sự nhạy cảm trời cho khiến Cân trở thành đối tượng săn lùng của các công ty chứng khoán và ngân hàng.
    Nó từ chối phắt khi thằng Đinh rủ nó thành lập công ty. Tám trên hai bốn tiếng nhìn thấy sự phập phồng của thị trường đã khiến tao mệt lắm rồi. Cân dứt khoát. Tao không muốn phập phồng tiếp trong mười sáu tiếng còn lại. Phương châm sống của nó là: đẩy nỗi lo lắng sang cho người khác. Cân không mua xe ô tô không phải vì không đủ tiền (tôi nghi là Cân thậm chí đủ tiền mua cả Maybach). Nó nhạo báng lúc tôi phải đau đầu tìm chỗ đậu xe mới khi ban giám hiệu nhà trẻ cạnh nhà tôi quyết định không cho tôi thuê chỗ đậu xe trong sân với lý do lãng xẹt: có đơn thư tố cáo về việc sử dụng tiền cho thuê sân!
    Thấy chưa - Cân cả cười - mua cái lo vào người có sướng không? Như tao đây, cần đi thì thuê xe, có thằng đến tận nơi đưa đón, lên xe thích thì nhắm mắt, thích thì mở mắt. Mày tự lái xe có dám nhắm mắt không? Chẳng phải lo dầu mỡ, bảo hiểm, bảo dưỡng gì. Ê, nhưng mày yên tâm đi. Nhiều đứa cũng ngu giống mày. Bỏ một đống tiền ra mua ô tô nhưng lại đem cầm cố chính cái ô tô đó để vay tiền cho kinh doanh. Luẩn quẩn. Trong khi đó, con cá mập tài chính như công ty tao thì thuê hết: thuê ô tô, thuê dịch vụ bảo vệ, thuê dịch vụ vệ sinh, đến tuyển dụng cũng thuê công ty kiểm toán tuyển cho. Càng nghĩ càng thấy ưu việt, cứ trả một cục tiền là xong. Khỏi phải lo chế độ, chế tài gì cả. Hết hợp đồng, hết trách nhiệm. Không hài lòng lập tức thuê dịch vụ khác. Các bên cứ tranh nhau phục vụ tốt nhất.
    4a.jpg

    Tôi tức luận điệu của Cân nhưng khó vặn lại lý luận của nó. Lái xe công ty tôi làm việc như một chuẩn mực về giờ giấc. Đúng 8 giờ sáng đến (theo nội quy lao động công ty), nhận được phiếu lệnh đưa trưởng phòng marketing đi thăm khách hàng từ chín giờ sáng tới mười một giờ thì đúng mười một giờ quay lại công ty dù có hay không có trưởng phòng marketing trên xe. Giám đốc công ty yêu cầu tới đón lúc bảy giờ sáng thì nói không đi được giờ đó vì phải đưa con tới trường.
    Trong xe cạnh mấy tờ báo an ninh là quyển Bộ luật Lao động dày cộp và nhàu nhĩ. Hợp đồng lao động đã trót ký rồi, giám đốc cũng chẳng bỗng dưng mà sa thải được, cũng chẳng chuyển được công việc khác vì hợp đồng đã ghi rõ nhiệm vụ là lái xe, cũng chẳng cho ngồi chơi xơi nước được vì theo luật công ty phải bố trí công ăn việc làm cho người lao động. Mỗi lần nhận được phiếu lương lại tra hỏi nhân sự trừ thế này là bao nhiêu phần trăm cho bảo hiểm y tế đấy nhỉ, bao nhiêu phần trăm cho bảo hiểm xã hội ấy nhỉ. Nhân sự mà yếu bóng vía hoặc nhớ không chính xác thì lại bị giảng cho một bài về luật lao động.
    Trong trường hợp này thì quả là Cân có lý. Cũng với phương châm đẩy nỗi lo cho người khác, Cân yêu nhiều nhưng chẳng cưới cô nào. Nó thay người yêu đồng thời với việc chuyển công ty. Nói đúng hơn là mỗi lần làm ở công ty nào, Cân lại yêu một đồng nghiệp. Rất tiện và rất an toàn. Nó giảng giải cho chúng tôi (giống như giảng giải về sự phập phồng của thị trường chứng khoán): tiện đi ăn trưa, tiện đi công tác, tiện đi tiệc tùng - party cùng nhau, tiện đi chung xe ô tô, đi chung máy bay, tiện ở chung khách sạn, nhân thân lại rõ ràng. Môi trường làm việc lại cạnh tranh về quyền lợi như thế cô nào chả muốn phấn đấu, yêu thì yêu hết mình chứ nói chuyện lập gia đình thì giãy đành đạch. OK, tớ cân hết. Có cô tớ cũng không muốn bỏ đâu nhưng chuyển sang công ty mới thì lại yêu cô mới tiện hơn.
    Ngược lại, tôi không thể yêu đồng nghiệp. Có lần tôi làm ở nhà máy có tới ba nghìn công nhân nữ. Các cô công nhân xuất thân nông dân ăn sáng bằng xôi, ăn trưa bằng xôi, ăn tối bằng xôi mà vẫn béo tròn béo trục, cô nào tay cũng kềnh kệnh mấy chỉ vàng ta. Ngủ gật trong dây chuyền bị gọi lên phòng quản lý viết kiểm điểm, cô nào cũng khóc như mưa như gió, được thả về phân xưởng lại cười tít mắt bình luận anh quản lý đẹp trai.
    Có lần tôi làm việc ở công ty có ba trăm nhân viên bán hàng. Các cô dù tóc ngắn hay tóc dài đều cặp búi sau gáy, mặc đồng phục, miệng cười thường trực. Ngày nào cũng thấy ba trăm cô gái cười thường trực mép nhếch sang hai bên cùng một khẩu độ, tối về tôi cứ lẩn thẩn nghĩ, không biết hết giờ làm việc các cô ấy có ngậm miệng lại được không.
    Sếp trực tiếp của tôi hiện nay có bao nhiêu màu thuốc nhuộm tóc trên đời đều đã dùng cả. Tôi sợ nhất là đầu tuần đi làm. Trên đường từ nhà tới công ty, cứ cầu trời khấn phật cho mắt con hôm nay được nghỉ ngơi, nhưng vừa tới công ty đã thấy cái đầu tóc ngắn củn nhuộm tím lịm ngồi vênh vang trong phòng. Good morning sếp mà muốn nhắm nghiền mắt lại. Tuần sau có thể là màu vàng rơm, sau nữa có thể là đồng, sau nữa có thể là không màu (sếp giải thích là tẩy tóc để nhuộm màu mới). Trang phục của sếp quanh năm là váy ngắn trên đầu gối mười lăm phân khiến tôi trở nên vô cảm, dù có nhìn ba trăm đôi chân trần hay ba nghìn đôi chân trần đi chăng nữa cũng chỉ nghĩ đó là phương tiện đi lại mà thôi.
    Ba thằng bạn tôi cứ tiếc rẻ cho những cơ hội của tôi. Thằng Đinh cười khành khạch bảo: Chắc mày sắp lập am tu tại gia? Tu là tu thế nào. Cơm không ăn gạo còn đó, các cô gái lúc nào cũng vây quanh tôi, tôi chỉ cần dấn tới lúc nào cần. Cơ hội đầu tư luôn luôn có, cái chính là thời điểm chớp lấy cơ hội quyết định sự thành công. Thằng Cân kết luận chắc nịch và nói thêm, giọng kẻ cả: Tao nghĩ mày chẳng bao giờ biết tóm lấy cái cơ hội ấy cả.
    Tôi mặc kệ mấy thằng bạn khích bác. Chúng nó cũng vẫn độc thân lông nhông đấy thôi và hội của chúng tôi đang rất vui vẻ. Cứ có dịp là tụ tập, bất kể 3 giờ sáng hay 12 giờ trưa. Ba thằng kia lúc dắt theo cô này lúc dắt theo cô khác, cô thì múa môi tanh tách, cô chỉ mủm mỉm khuấy nước, cô thì cho cả nắm hạt dưa vào mồm lúc sau phun ra toàn vỏ như biểu diễn ảo thuật.
    Có một lần tôi cũng dắt theo một cô, đi dự tiệc cưới. Cô này có vẻ tinh tế. Sau mấy ngày quen nhau, buổi tối đang nấu cháo điện thoại với nàng thì con Rich sủa ầm lên. Nàng im lặng một lúc rồi hỏi nhà anh rộng lắm nhỉ, chó nhà anh to lắm nhỉ. Hỏi vì sao biết thì nàng cười khúc khích: Em nghe giọng chó sủa âm âm rền rền như thế thì biết ngay. Sau mấy ngày được giới thiệu làm quen, nàng đã nhỏn nhẻn gõ cửa nhà tôi mang theo con mèo con: Em nhặt được ở đầu phố nhà anh. Sặc mùi Murakami. Tôi thả ngay con mèo khi nàng về.
    Tôi không bỏ việc, không nấu mì, không là quần áo và không nuôi mèo, nói chung tôi không ảnh hưởng Murakami. Nhưng tôi vẫn tới đón nàng đi dự đám cưới đứa bạn cùng lớp. Ba thằng Chương, Đinh và Cân nín thở nhìn tôi dắt nàng vào. Những đứa bạn cùng lớp gào lên, thay vì nâng cốc chúc mừng cô dâu chú rể lại tấp nập sang bàn tôi chúc tụng. Nàng điềm nhiên ăn uống, nhai kỹ, nuốt nhẹ trong khi tôi quá căng thẳng với sự nhộn nhạo của lũ bạn. Tôi cứ như bị thôi miên vào quai hàm nhai đều đặn của nàng. Sau tiệc cưới tôi đổi sim điện thoại, đi công tác sáu tỉnh miền duyên hải, khi trở về may quá không thấy con mèo con nào lảng vảng trước cửa nhà.
    4.jpg

    Trong các cuộc tụ tập, lại chỉ có ba thằng kia dắt theo lúc cô này, lúc cô khác. Các cô gái của Cân nhìn biết ngay là dân văn phòng, nói năng không thuần Việt, gặp tình huống khó diễn tả lập tức phải tìm sự hỗ trợ của tiếng nước ngoài. Các cô gái của Chương lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác con cá lác, thỉnh thoảng lại giật mình cái đùng hỏi lại "Em á?!". Thằng Chương cứ yêu cô nào đến lúc nói năng hoạt bát rồi, tự hiểu được nội dung của bộ phim Việt Nam hai đứa đi xem chung mà nó không cần phải phiên dịch thì nó lại bỏ, lại dụng công kiếm một em ngơ ngơ ngác ngác khác. Bồ của thằng Đinh cô sau to hơn cô trước. Nó đặc biệt thích các cô gái to cao béo mập và dạn dĩ. Mà thường thì các cô gái to cao béo mập đều rất dạn dĩ. Tôi không hiểu thằng Đinh dùng bùa mê thuốc lú gì mà một thằng chỉ cao hơn cái đinh thuyền như nó lại khiến được các cô gái cao to vượt chuẩn cúc cung phục vụ.
    Chính vì vậy, chúng tôi rất hay tụ tập ở nhà thằng Đinh. Sàn nhà lúc nào cũng sạch bóng. Hoa cắm tung tóe khắp nơi. Bốn đứa chỉ việc ngồi khoanh chân chơi bài. Một em nào đó (làm sao tôi nhớ hết tên các cô bồ của nó được) đang hớn hở băm chặt xào nấu dưới bếp, lúc sau rón rén hỏi các anh đã ăn chưa, gặp cái nhăn mặt của Đinh lại rón rén xuống bếp, chờ lệnh. Hiếm cô nào nấu nướng ở nhà Đinh được tới lần thứ ba. Hỏi nguyên nhân thì nó cười bí hiểm: Lại gầy đi rồi!
    Cái hội bốn đứa chúng tôi, lúc thì ồn ào cô này cô khác, lúc lại trơ ra chỉ có bốn thằng. Ê, nhưng không thể gọi tụi mình là hội độc thân được - lại vẫn thằng Cân hay lý luận. Độc thân là sống một mình. Tao rất hiếm khi sống một mình. Quanh tao lúc nào chẳng có đồng nghiệp - Cân nháy mắt cười hóm hỉnh. Chúng mình chẳng thiếu gì cả và lại thừa tự do.
    Cuộc sống thật đáng tận hưởng.
  7. LieuYCa

    LieuYCa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Thứ Ba, 07/08/2007 - 11:26 AM
    Những ?ocầu thủ? không fairplay
    Công sở như một sân banh, áp dụng luật chơi chung và văn hoá ứng xử có tính toàn cầu. Tuy vậy không phải cầu thủ nào xách giày vào sân cũng thuộc luật chơi, hoặc biết cách chơi đẹp. Và rắc rối xảy ra!
    Ở công ty T, cả mấy tuần liên tục, phòng thu mua liên tục xảy ra mất tiền. Gần đây nhất là việc Tú - một nhân viên trong phòng - mất cả phong bì đựng lương khi quên khoá tủ rồi ra khỏi phòng. Khi quay lại thì phong bì đã không cánh mà bay.

    Bực bội, Tú nói với trưởng nhóm để báo cáo sếp nhằm tìm biện pháp ngăn chặn, người trong phòng mà chơi xấu như thế khiến ai nấy nghi kỵ lẫn nhau, mất cả hoà khí tập thể.

    Sếp người nước ngoài chỉ bàn riêng với trưởng nhóm. Ông vờ để quên một tờ giấy bạc mệnh giá lớn trên bàn rồi bỏ đi. 15 phút sau quay lại, tờ giấy bạc quả nhiên biến mất. Ông đề nghị kiểm tra. Tờ giấy bạc với số series đã được ông đánh dấu nằm trong ví của Tuyết - một nhân viên có bề ngoài chẳng có gì khả nghi. Tuyết lập tức bị cho thôi việc.

    Tại phòng tổng vụ của công ty M, Mai là người có lợi thế hơn hẳn nhiều người về mặt bằng cấp và năng lực dù Mai gần như nhỏ tuổi nhất phòng. Thế nên, khi được đề bạt làm nhóm trưởng (supervisor), những ?ocây đa, cây đề? trong phòng rất khó chịu. Họ phản ứng bằng cách bất hợp tác với Mai, nói xấu Mai đủ điều. Không ít lần Mai khóc tức tưởi và muốn bỏ cuộc vì không chịu nổi thái độ của mọi người. Rồi được sự tin cậy và thúc đẩy của sếp, Mai vẫn nán trụ lại với một quyết tâm, cuộc sống là một cuộc chiến đấu với con người và tư duy cũ kỹ.

    Nhưng những rắc rối kiểu như trên chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện vừa xảy ra tại công ty K mới thực sự ?ogiật gân?. Kiều bị phát hiện việc giả mạo hoá đơn, ký khống hàng loạt chứng từ nhằm chiếm đoạt một số tiền lớn của công ty. Cô ta quyết tâm trả thù Kiên - người đã phát hiện ra sự gian trá ấy.

    Biết chắc công ty sẽ kỷ luật bằng cách cho thôi việc, Kiều làm đơn xin nghỉ. Trước đó, Kiều đã kịp lôi kéo những người cùng bộ sậu với mình và ?ovận động hành lang? thêm một số người khác vốn có mâu thuẫn với Kiên để ký tên trong lá thư tố cáo Kiên? quấy rối ******** cô ta. Kiều lu loa khắp nơi rằng việc này đã được đưa ra công an và cô ta sẽ theo đuổi vụ kiện tới cùng. Lãnh đạo công ty rất tỉnh táo và hiểu được việc làm của Kiều, ?ocười khẩy? vào lá đơn của Kiều: ?oChuyện tin đồn ác ý thôi mà?!

    Với các doanh nghiệp, hiệu quả công việc và doanh số đương nhiên là mục đích hàng đầu. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp nhìn xa trông rộng, quản trị theo khuynh hướng quan hệ con người và con người, họ ráo riết và nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh. Và như thế, những ?ocầu thủ? không tuân thủ luật chơi hay chơi kiểu ác ý, không sớm thì muộn cũng bị thẻ vàng, thẻ đỏ, thậm chí là treo giày.

    Vấn đề ở đây thuộc về các ?ocầu thủ? những công dân văn phòng, họ có muốn thi đấu và được tôn trọng hay muốn bị truất quyền thi đấu!

    Theo Vi Lê
    Sài Gòn tiếp thị
  8. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Ra quán, học kinh doanh
    08-08-2007 22:44:57 GMT +7
    Ông Bùi Trọng Giao, Giám đốc huấn luyện Tập đoàn Enchoise (Mỹ), đang thảo luận cùng bạn trẻ tại quán cà phê V3
    Như thường lệ, cứ đến chủ nhật của tuần thứ hai và thứ tư mỗi tháng là ông Lý Văn Tâm, 49 tuổi, quận 6 - TPHCM, Giám đốc DNTN Tư vấn kế toán tài chính Bách Chiến, đưa cả nhân viên và gia đình ?ođi học thêm?. Nơi ông đến không phải là một ngôi trường khang trang nào mà là... quán cà phê V3 nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3-TPHCM.
    Sáng 5-8, trong khán phòng rộng chừng 300 m2 của quán V3, có rất đông người đến ?otầm sư học đạo? như ông Tâm. Họvừa nhâm nhi thức uống vừa chăm chú lắng nghe ông Bùi Trọng Giao, Giám đốc huấn luyện Tập đoàn Enchoise (Mỹ), thuyết giảng chuyên đề ?oLàm việc theo nhóm-khẳng định sức mạnh tập thể?.
    Ông Phan Anh Tuấn, 54 tuổi, cán bộ quản lý trình dược viên Công ty Roussel VN, tâm sự: ?oLần đầu tôi đi uống cà phê và nghe diễn đàn kiểu này. Những thông tin thực sự cần thiết cho công việc của tôi?. Cạnh đó, là nhóm nhân viên kỹ thuật, hành chính, IT... đến từ Công ty TNHH Vietphone Group. Bà Lâm Ngọc Quý, phụ trách marketing của Vietphone Group, nói: ?oCạnh tranh ngày càng sôi động, bắt buộc phải cập nhật, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức mới?. Theo bà Quý, Vietphone Group sử dụng chủ yếu nhân sự trẻ và làm thế nào để gắn kết đội ngũ này là quan tâm hàng đầu. Đó là lý do mà Vietphone Group tổ chức cho nhân viên đến đây. Anh Lê Xuân Độ, 30 tuổi, chia sẻ: ?oTôi đã từng khởi nghiệp ở lĩnh vực thiết kế phần mềm và bị thất bại. Qua 4 lần tham gia tại đây, tôi rút ra nhiều kinh nghiệm và sẽ cùng nhóm bạn làm lại từ đầu?.
    Làm việc thời wifi
    Công việc hằng ngày của anh Nguyễn Hữu Dũng, 33 tuổi, ở đường Nguyễn Văn Đậu, Q.Bình Thạnh, bắt đầu từ 7 giờ 30. Anh cảm thấy chán cảnh cứ đúng giờ thì đến công ty, hết giờ thì về, nên 4 năm qua, anh đã tìm cho mình ?ovăn phòng làm việc di động? tại quán cà phê Điểm Hẹn Sài Gòn trên đường Cao Thắng nối dài, quận 10-TPHCM. Anh nói: ?oỞ đây, tôi mới có... khí thế làm việc vì được ngồi phòng máy lạnh, vừa uống cà phê, tán gẫu vừa làm việc mà không chịu ràng buộc giờ giấc. Giám đốc không phạt tôi tội vô kỷ luật, vì hiệu quả làm việc mà tôi mang về còn nhiều hơn khi chỉ ngồi một chỗ?.
    Theo anh Trần Nguyên Trình, 31 tuổi, phó giám đốc phụ trách nhân sự một công ty tư nhân chuyên kinh doanh thiết bị văn phòng, thay vì mất thời gian đến các trung tâm giới thiệu việc làm, anh chọn các quán cà phê có đường truyền wifi, vào các mạng việc làm tìm người, rồi hẹn hò, vừa uống cà phê vừa phỏng vấn. ?oQua cách ăn, uống, đứng ngồi, cử chỉ giao tiếp... mình có thể biết được phong cách, ?ocon người thật? của họ mà trong không gian chật hẹp ở công ty, khó có thể phát hiện được?- anh Trình cho biết.
    Xu hướng vào quán cà phê vừa thư giãn vừa làm việc đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Văn Tân, chuyên viên thiết kế Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ M.T, thường chọn quán Nhịp Sống Sài Gòn để làm việc: Điều này phụ thuộc vào quy định của từng công ty, vị trí, công việc của mỗi người và không phải công ty nào cũng đồng tình. Vấn đề là hiệu quả làm việc mang lại ra sao.
    Xu hướng tất yếu?
    Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu của ?othượng đế?, hàng loạt các quá bar, cà phê ra đời, được thiết kế sang trọng, tiện nghi, tạo không gian mở kết hợp giữa thư giãn với bàn chuyện làm ăn, kinh doanh. Trên các đường phố ở TPHCM, những quán bar, cà phê trở thành điểm hẹn quen thuộc của giới doanh nhân, trí thức trẻ phải kể đến chuỗi cà phê Trung Nguyên, Window, V3, Nhịp Sống Sài Gòn, Những Người Bạn, Góc Phố, Niết Bàn, Luân Hồi...
    Trong sự nhộn nhịp mà đa phần là giới thượng lưu, thu nhập khá giả hay ra vào quán này, để ý một chút, dễ bắt gặp những vị khách chuyên ?osăn đầu người?, thường là giám đốc, cán bộ quản lý nhân sự các công ty ra đây hẹn hò, phỏng vấn, tuyển chọn nhân sự. Nhưng nhiều nhất vẫn là dân làm ăn tự do. Anh Bùi Trung Trực, nhà ở quận Gò Vấp-TPHCM, trước đây làm trưởng phòng kinh doanh của một công ty bia rượu khá nổi tiếng ở Bình Dương với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng, nhưng anh đã nghỉ ngang và chuyển sang nghề môi giới, đầu tư chứng khoán. Ngoài ra sàn, nơi làm việc của anh vẫn là những quán cà phê. Không phải chuyện ?ohên-xui? nhưng chỉ sau một năm... vừa làm vừa chơi, anh ?otrúng? nhiều quả đậm, tậu được miếng đất 450 triệu đồng tại Gò Vấp.
    Theo ông Bùi Trọng Giao, đây là xu hướng tích cực và rất thời thượng cho giới trẻ làm việc không cần văn phòng. Đôi lúc không gian làm việc là nhân tố đem lại cho nhân viên sự cảm hứng cao độ để làm việc hiệu quả.
    Nơi làm giàu từ ý tưởng
    Từ năm 2006 đến nay, tại quán cà phê V3, Trung tâm Thông tin Tư vấn Kinh tế Thanh niên thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên TPHCM đã tổ chức hàng chục diễn đàn nghề nghiệp như ?oLập dự án kinh doanh?, ?oQuản lý nhân sự và thu hút nhân tài?, ?oXây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ-bắt đầu từ đâu??, ?oTiếp cận và huy động vốn?, ?oXây dựng văn hóa doanh nghiệp?... thu hút hơn 1.600 lượt người tham gia. Ông Nguyễn Tử Anh, phó giám đốc trung tâm, cho biết đây là cách làm mới, giúp doanh nhân, thanh niên bổ sung kỹ năng kinh doanh, quản lý, sự tự chủ nghề nghiệp, biết cách vươn lên khởi nghiệp, làm giàu từ những ý tưởng mới lạ của chính họ.
    Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH
  9. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    SỐNG


    "Bảo hành"? tình yêu
    Thứ hai, 13/8/2007, 09:19 GMT+7
    Sẽ thật thô khi ví tình yêu như một dịch vụ cần bảo hành. Nhưng nếu không khéo léo ?omarketing? và ?oPR? cho sản phẩm của mình, sớm hay muộn bạn cũng rơi vào bế tắc hoặc tự ?ođào thải? khỏi ?otình trường?
    Tình yêu, tự thân nó cũng là một nhu cầu của con người, vậy tại sao ta không lên một chiến lược dài hạn nhằm duy trì và tăng ?othị phần? tình yêu nơi bạn đời?
    Nếu hiểu biết tâm lý ?okhách hàng?, đưa ra những ?osản phẩm? phù hợp đi kèm những dịch vụ hấp dẫn đến hoàn hảo thì không gì có thể ngăn cản bạn ?ođộc quyền? trong phân khúc tình yêu.
    ?oBảo hành? tình yêu trọn đời
    Anh là một doanh nhân trẻ luôn có những ?ođộc chiêu? nhằm mời gọi và níu giữ khách hàng. Trên thương trường anh táo bạo bao nhiêu, trong tình yêu anh cũng không kém phần quyết đoán. Ngay khi nói yêu chị, trong một căn phòng lãng mạn đầy nến và hoa - anh vẫn ?ohoành tráng? như thế mỗi khi tung ra sản phẩm mới - anh đã nghĩ đến những chiến lược nhằm đi từ chiếm đa số ?othị phần? đến ?ođộc quyền? trong thế giới tình cảm của chị. Anh lên kế hoạch ?obảo hành? trọn đời ?osản phẩm? của mình đi kèm với lịch trình ?obảo trì? tình yêu chi tiết đến tận?70 năm.
    Anh hài hước kể: ?oMình luôn tự hỏi rằng mọi sản phẩm khác luôn có chế độ bảo hành và bảo trì, tại sao tình yêu lại không? Ví dụ như ô tô ngày nay, họ bảo hành đến tận 3 năm sử dụng với các chi tiết bình thường, còn trọn đời sản phẩm đối với động cơ cơ mà. Mình một lần nữa lại thắng khi là người tiên phong bảo hành tình yêu nhằm giữ vững thị phần trong phân khúc thị trường này?.

    Tình yêu cũng cần phải được "bào trì" thường xuyên
    Anh hoàn toàn đúng. Nhìn quyển lịch trình ?obảo trì? tình yêu của anh mới hiểu được rằng tình yêu có giá trị thế nào với anh. Từ năm nào đưa vợ đi du lịch ở đâu đến làm gì khi vợ ốm đều được anh lên kế hoạch và thực hiện nghiêm túc.
    Anh cười: ?oĐôi khi cũng có một vài thay đổi nhỏ cho phù hợp với với điều kiện thực tế, nhưng nhìn chung ?okhách hàng? của mình luôn hài lòng với lịch trình ?obảo trì? này?.
    Trả lời câu hỏi ?oanh bảo hành tình yêu của mình như thế nào??, anh không giấu giếm: ?oTất cả, có thể nói từ A đến Z. Mỗi khi ?okhách hàng? có vấn đề gì, mà mình thì thường chủ động tìm vấn đề khách hàng, là mình lại giải quyết triệt để. Nhỏ nhất là cùng làm bếp, giúp làm việc nhà, lớn hơn thì một buổi ăn tối lãng mạn và không quên 2 vé xem phim hài hoặc có thể một chuyến du lịch bất ngờ. Nếu chịu khó để ý, mình không thiếu cách để làm hài lòng khách hàng đâu nhưng đừng quên bí mật đến phút chót đấy, vì bí mật chính là yếu tố gây bất ngờ và thu hút sự chú ý của ?okhách hàng? tốt nhất?.
    ?oHậu mãi? hoàn hảo
    Chế độ ?obảo trì? và ?obảo hành? hoàn hảo như vậy nhưng anh vẫn chưa hài lòng: ?oCác công ty bảo hiểm lớn không bao giờ quên sinh nhật của khách hàng, luôn gửi tặng lịch mỗi khi tết đến và đôi khi là những món quà thú vị?. Có lẽ vì thế mà tất cả các mốc kỷ niệm đều được anh ghi nhớ. Ngày tình yêu ra đời, nơi nụ hôn đầu tiên, lần đầu giận nhau? anh không quên gửi những món quà bất ngờ cho ?okhách hàng? của mình.
    ?oĐôi khi chính khách hàng cũng không nhớ nổi những mốc ấy, nhưng không sao, mang lại niềm vui cho ?okhách hàng? chính là công việc của những người ?olàm thị trường? như chúng ta mà?.
    - ?oCuộc sống và tình yêu không hề đơn giản, rất nhiều tình yêu rơi vào nhàm chán rồi đi đến phá sản??.
    - ?oĐúng vậy, nhưng nhàm chán bản thân nó không có tội. Cái có tội chính là những con người không muốn hoặc không biết cách đẩy lùi nó ra khỏi tình yêu. Tại sao người ta luôn phải đổi mới bao bì sản phẩm, luôn làm mới các dịch vụ và không ngừng vắt óc suy nghĩ phương pháp tiếp thị hoàn hảo nhất?
    Vì người ta sợ khách hàng sẽ bỏ rơi mình mà chuyển sang dùng sản phẩm hoặc dịch vụ khác. Tình yêu cũng vậy thôi, nếu đầu tư công sức và trí tuệ một cách quyết liệt như khi ta làm thị trường thì sẽ không có cái gọi là nhàm chán?.
    Một lần nữa anh lại đúng. Điều này lý giải tại sao qua gần 30 năm chung sống mà ?okhách hàng? của anh không hề biết đến sự nhàm chán. Anh luôn vắt óc suy nghĩ cách ?oPR? bản thân sao cho vừa tinh tế vừa lôi cuốn. Bên anh, chị luôn tìm lại được những khoảnh khắc tuyệt diệu khi con tim bắt đầu rung động. Hơn nữa, anh luôn biết cách gọi những kỷ niệm đẹp ùa về trong chị mỗi khi có một mốc son đáng nhớ.
    Là doanh nhân nên anh luôn biết cách kết hợp giữa phương pháp ?olàm thị trường? truyền thống và hiện đại. Anh luôn tặng hoa cho vợ mỗi khi có cơ hội. Luôn quan tâm và hỏi han ?okhách hàng?. ?oEm yêu, em có hạnh phúc không? Em có biết anh yêu em nhiều tới mức nào không?? là thông điệp anh gửi tối vợ hằng đêm trước khi chìm vào giấc mộng. Anh không bao giờ quên hôn vợ trước khi đi làm và gọi điện về mỗi khi có việc đột xuất.
    Không biết những điều này có phải là những món quà nhỏ trong chế độ ?ohậu mãi? hoàn hảo của anh không?
    ?oPR? khéo léo, giữ chân? chồng
    Anh cứ tưởng chỉ mình mới là ?ochuyên gia thị trường? trong thế giới tình cảm của anh chị. Với anh đây là thị trường ?ođộc quyền hoàn hảo? nơi mà ?ocung? duy nhất là anh còn ?ocầu? là chị. Thế nhưng anh đã phải thay đổi ?otư duy? khi một tai nạn giao thông xảy ra khiến chị phải nhập viên một tháng. Hóa ra anh đã là ?okhách hàng? của chị từ lâu rất lâu rồi. Quá quen sử dụng ?osản phẩm? và ?odịch vụ? miễn phí của chị khiến anh không nhận ra điều đó.

    "Giữ chân" chồng có khó?
    Từ những bữa ăn sáng đủ chất mà chị đã dày công tìm hiểu, ly cà phê anh uống mỗi ngày đến quần áo, giày dép? tất cả do một tay chị quán xuyến và ?ocung cấp? cho anh. Anh trách tai nạn không may xảy ra với vợ nhưng cũng thầm cảm ơn sự kiện này. Nhờ nó mà anh nhận ra một nhà cung cấp vĩ đại những thứ nhỏ nhất của đời sống.
    Chị là một phụ nữ đẹp, dịu dàng nhưng cách ?olàm thị trường? thì cũng vô cũng tinh tế. Chị biết không có gì kéo chồng từ cơ quan về thẳng nhà bằng một bữa cơm tối với thực đơn đa dạng, liên tục thay đổi, tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc, không có gì có thể níu giữ chồng ở nhà mỗi khi có một trận đấu lớn băng sự nũng nịu của một người con gái: ?oỞ nhà xem với?em?. Hoặc đôi khi chị không ngần ngại mặc áo T-sirt, đeo băng - rôn cùng chồng hò hét cổ vũ đội bóng yêu thích.
    Chị biết chồng rất tâm lý và yêu mình sâu sắc nên dù công việc bận rộn đến đâu chị cũng luôn sắp xếp và hưởng ứng những đề nghị ?obảo trì? tình yêu của chồng. Bên cạnh chồng, lúc nào chị cũng khéo léo ?omarketting? cho ngoại hình của mình. Vì thế mà không dưới một lần anh hỉ hả có người vợ đẹp người đẹp nết.
    Chị biết chồng đam mê ô tô, hàng đêm sau khi nói lời yêu là những Lamboghini, Ferrari, SRL McLaren? lại ngự trị trong giấc mơ của anh ấy. Không hề phản đối mà ngược lại, chị chủ động nhặt nhạnh những thông tin, những hình ảnh và tạp chí có liên quan đến để về góp phần cùng làm giàu bộ sưu tập của chồng. Chị luôn nghĩ, nếu ô tô là nữ hoàng trong giấc mơ anh ấy thì chị sẽ là người phụ nữ khiêm nhường nhưng duy nhất ngự trị trong trái tim anh.
    Chị luôn hạnh phúc cùng chồng thực hiện kế hoạch ?obảo trì? hạnh phúc, cam kết cùng chồng thực hiện kế hoạch ?obảo hành trọn đời? cho tình yêu.
    Tình yêu bao giờ cũng có những quy luật riêng của nó, không giống với quy luật thị trường nhưng nếu ta biết ?ocung? và ?ocầu? một cách tinh tế thì hạnh phúc không nằm ngoài tầm tay.
    Hãy nhớ rằng, không gì là vĩnh cửu. Vì vậy một chiến lược ?obảo trì? hoàn hảo và một chế độ ?obảo hành trọn đời? đối với tình yêu chính là nhân tố quyết định thắng lợi trong ?ophân khúc? thị trường nhiều biến động này.
    Theo Thanh Phong



  10. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Yêu sếp thì ấm mình

    Lần cuối cùng bạn bắt tay sếp là khi nào? Và hỏi thật, đời bạn đã bắt tay sếp bao nhiêu lần? Có lẽ chỉ là lần bạn vô tình gặp sếp đi với bồ ở nhà hàng. Lúc ấy cái bắt tay của sếp đầy tính miễn cưỡng để ngầm nhắc bạn đừng có mà bép xép. Số lần bắt tay thì có lẽ quá ít để mà cho rằng đó là một cử chỉ có thật trên đời.
    Thử ở địa vị sếp xem, bắt tay ai chứ lại đi bắt tay gã nhân viên quèn? Chả có cơn cớ gì. Nhưng ngoài cái bắt tay ra, chúng ta đã bày tỏ tình cảm với sếp bằng cách nào đây?
    Đã qua rồi cái thời các sếp là những kẻ chuyên quyền, hách dịch, áp đặt quan điểm của mình lên khối nhân viên còn lại. Sếp văn phòng thời nay là những cá tính thức thời, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và lời hứa nghe khả thi hơn.
    Song có thực hiện hay không, hình như xưa nay vẫn thế, không ai dám chắc. Với phận nhân viên như chúng ta, các sếp luôn là một vấn đề nếu không phải chính yếu trong những chuyện gắn bó với công việc thì cũng là một giá trị đại diện cho công ty. Xét cho cùng, mọi ban bệ hành chính hay luật lệ công ty lằng nhằng không bằng một sếp.
    Sếp và công ty, hai mặt của một tấm danh thiếp. Sếp sẽ là minh quân khi công ty này đã đáp ứng nguyện vọng của bạn và là đối tượng bị bạn muốn chỉ trích nhiều nhất khi công ty ngược đãi bạn.
    Các sếp cũng không phải kẻ quan liêu ăn trên ngồi trốc mà không biết đến những phản ứng đó. Sếp thời nay toàn dân du học khắp nơi, kiến thức thiên hạ có hai bồ thì họ cũng phải có một bồ, MBA hay bằng quản trị ở một trường bạn chỉ nghe tên đã hãi.
    Họ thông minh đã đành, họ lại có hình thức nữa, điều này là một nỗi phiền muộn cho các nữ nhân viên khi sếp đã có gia đình rồi. Theo cái nhìn của bạn về một con người hoàn hảo thì sếp là một minh chứng: Sếp nào cũng lịch lãm, quần áo toàn hàng hiệu, xe đời mới... lại biết đồng cảm với nhân viên.
    Thời nay, các sếp ít cáu hơn ngày xưa thì phải, các sếp vẫn chả giương cao ngọn cờ ?ovăn hoá công ty?, mỗi nhân viên là một thành viên đóng góp vào tập thể đấy thôi! Và với suy diễn của bạn, gặp bao điều khó chịu, bao trở ngại đến thế mà sếp vẫn ?ocool?, tức là họ chả có cách nào ngoài cách phải nuốt hận vào trong. Sếp lúc này giống như MC truyền hình, cho dù người chơi dốt hay chương trình trục trặc, lên hình vẫn cứ tươi. Hết rồi thời sếp úi xùi, nhân viên đến lấm lét nhìn mặt sếp dang u ám mà thì thà thì thào đêm qua sếp cãi nhau với vợ, sáng nay bà lao công đến gặp sếp đang đánh răng ở... phòng vệ sinh.
    Quan hệ giữa sếp và nhân viên theo xu thế của các chương trình đào tạo quản lý càng ngày càng được tiêu chuẩn hoá. Bây giờ bạn đừng hòng mơ lại cái thời bỗ bã, cái không khí hơi làng xã kia, nơi những chú Tư bác Bảy vẫn chỉ đạo cứ thế mà làm rồi công việc bạn cũng hoàn thành như dự định. Bạn gần như bị đặt vào một cuộc chạy đua với sếp.
    Sếp là toàn năng, sếp là hoàn hảo, sếp là cự phách, và từ khi bạn bắt tay với sếp lần đầu tiên khi được tuyển vào làm, bạn thành kẻ chạy trên đường marathon cùng với sếp đến đứt hơi.
    Trong thâm tâm những dân văn phòng mà lòng trung thành có nhiều, sếp là tiêu chuẩn. Khi ta mới vào làm, ta hướng đến mục tiêu ?ophải làm được như sếp?. Khi ta đã mệt vì chạy đường trường với sếp, ta nghĩ ?ohãy chỉ cần làm theo sếp bảo mà thôi?. Có phải là khi bạn phụ trách một dây chuyền thôi nhé, bạn đã rất bực bội khi nghe nhân viên dưới quyền nhem nhẻm trả lời: ?oGiám đốc bảo thế ạ?. Trách họ mà làm gì, sếp với họ là một hàn thử biểu, là trọng tài phân xử và nhiều khi sếp muốn là Chúa muốn.
    Khi chúng ta còn thần tượng sếp, với những ấn tượng huy hoàng mà sếp tạo ra (một lòng thờ sếp kính cha thì hơi quá, nhưng ở cơ quan, ai là người ký lương cho bạn?), chúng ta đem lòng yêu sếp là chuyện rất hiển nhiên. Nó không chỉ là sự hàm ơn mà còn là một ý thức rất rõ rệt về sự an toàn của mình.
    Sếp là một lá chắn bảo hộ hoặc một nơi bạn trông vào đó để làm kim chỉ nam cho hành động của mình. Bạn cũng tự dưng nảy ra tâm lý muốn bảo vệ thần tượng, cho dù sếp cũng đầy cái khiến bạn bất bình, nhưng đi ra ngoài, bạn cũng giống như những bà vợ, ?oxấu chàng hổ ai?, nói xấu sếp thì mình thiệt.
    Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là vĩnh viễn, bạn có nói xấu thì người ta vẫn thấy con sư tử bị thương vẫn là con sư tử chứ không hoá thành con lừa đội lốt như bạn ra sức tuyên truyền. Kết quả là bạn dựng nên một tấm ảnh của sếp như là đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary vẫn ngọt ngào ca ngợi Bill Clinton cho dù Monica Lewinski còn sống sờ sờ ra đấy.
    Lẽ dĩ nhiên, khi bạn phải đứng về phía sếp, điều ấy có nghĩa là bạn sẽ đối đầu với những sếp khác hoặc ngay với những cấp dưới trong cơ quan. Chuyện bè phái cũng xưa như là chuyện chiến tranh nóng chiến tranh lạnh, sếp ắt không thể hô một tiếng mà toàn dân văn phòng rầm rập tuân theo.
    Các sếp phó, hay những người quan trọng số 2, số 3 trong công ty hoàn toàn có thể can thiệp vào những đường hướng của sếp trưởng và nghĩa là công ty có thể ngày mai sẽ khác. Vậy bạn, con muỗi trong công ty, sẽ ra sao khi những trâu bò này va quệt sừng mỏ với nhau?
    Trong trường hợp này, bạn khó mà vô tình rũ áo vô can. Nếu bạn trung thành, bạn ắt phải lên tiếng bảo vệ người cầm lái của bạn. Còn không, thì tình yêu bạn dành cho sếp để đâu rồi? Hay lúc này, bạn sẽ thấy: ?oỜ, đúng thật, sếp sai quá đi, thủ cựu và tệ hại? như hôm nay gió đông chuyển hướng gió Lào.
    Đến đây, chúng ta ngộ ra cái tình yêu dành cho sếp ấy hoá ra cũng giống như cử chỉ bắt tay, xã giao và hờ hững. Rồi bạn bỗng thấy xung quanh, ai cũng thế hết, cứ mười người thì đến chín mang một nỗi hận về sếp. Như thể bạn đã bị tình yêu kia làm cho mù loà bấy lâu nay. Bạn đã yêu như thế nào mà ra nông nỗi ấy nhỉ?
    Yêu sếp là một lẽ tự nhiên, khi bạn thấy đó là một cá tính thú vị và hấp dẫn. Cái truyền thuyết về lực hút giữa sếp phong trần hấp dẫn với thư ký chân dài thông minh được thêu dệt chỉ cho thấy một khía cạnh rất hẹp của mối tình này.
    Yêu sếp cũng không chỉ có nịnh bợ, dĩ nhiên chẳng cứ sếp mà đến chúng ta cũng còn thích được khen. Định nghĩa tình yêu, có lẽ đầy đủ nên gói lại trong ý nghĩa mềm dẻo, khi đầy khi vơi, phải biết đón ý mà lựa chiều thể hiện. Nếu yêu mà đã dễ, thì các nhà tâm lý với hàng nghìn trang sách tư vấn đã không có đất để tồn tại.
    Yêu sếp là kết quả của một quá trình tương tác chứ không phải là thứ sét đánh kiểu nhìn thấy nhau đã mê. Quan hệ với sếp là một cuộc chung sống để khẳng định giá trị của bạn. Sếp cũng như một vị giám khảo, tư cách của ta lắm khi phụ thuộc vào sự chấm điểm của vị này. Cái đích của dự án chưa chắc phải là bộn tiền thu về mà phải thể hiện được mong muốn, ý tưởng và giá trị của sếp trong đó.
    Biết bao nhân viên phải ra đi trong khi đang ăn nên làm ra đấy thôi, đơn giản là sếp muốn họ dù quý khách hàng đến mấy cũng không thể cao hơn tình cảm dành cho sếp. Đây thực sự là một quan hệ tế nhị, bạn thử soi mà xem, hôm nay khi thực hiện kế hoạch, bạn đã khéo léo gài câu ?otheo sự chỉ đạo của anh Trương giám đốc, chúng ta đã đạt được mục tiêu? bao nhiêu lần?
    Để nói xấu đồng nghiệp thì còn khó, chứ nói xấu sếp thì dễ vô cùng. Đơn giản là vì chúng ta kỳ vọng họ mang lại cho đời ta một cuộc sống ổn định, một sự đảm bảo lâu dài cho tương lai, nghĩa là như một người đang yêu đặt cược tình yêu vào sếp.
    Một khi như vậy, nhân viên chúng ta đương nhiên mang một mối bận tâm có màu sắc chiếm hữu, và phản ứng của chúng ta là muốn được đền đáp. Chúng ta có khác gì một đám vợ bé đầy hờn ghen khi ông chồng chung - sếp này tỏ ra thiên vị một kẻ nhất định hay luôn thi hành chính sách nụ cười mị dân cho tất cả.
    Bạn cần sự đặc biệt cho bạn cơ! Ôi chao, cái quan hệ như thế, cắt nghĩa đến tận cùng là một sự yêu đến vong thân. Đâu rồi cá tính và sự khẳng định độc lập của bạn?
    Nhưng rồi có độc lập, có dửng dưng mà đứng ngoài cuộc yêu chung ấy, chúng ta như những cung nữ dẫu có oán hàng nghìn khúc ngâm vẫn mơ ngày xe dê của minh quân ghé đến xơi bó cỏ của mình.
    Chúng ta phải nuôi cái tình yêu ấy, thắp một ngọn đèn chờ cái ngày đó, trừ khi bạn nhất định ly dị vĩnh viễn với lang quân - sếp. Khi đó bạn sẽ khâu vá trái tim viên chức của mình, đặng một ngày đặt vào một tình yêu tương tự ở một nơi đầy hứa hẹn. Sếp ở đó sẽ lại là người khiến bạn nhiều phen thót tim, lắm ca choáng váng và đôi lúc muốn nổi loạn. Tình yêu thực ở đời cũng chỉ xoay vần quanh những trạng thái đó mà thôi.
    Chúng ta đều biết tình yêu bao giờ cũng tác động từ hai phía, nghĩa là ta có yêu sếp thì sếp cũng mới yêu lại ta. Cho dù ta có thầm thương trộm nhớ đi chăng nữa, cái sự yêu quý đó ắt có ngày minh chúa nhận ra, dẫu có chậm. Chứ nếu mà ghét, thì họ nhanh ngửi thấy lắm.
    Bởi vì yêu là một lẽ dĩ nhiên, một phẩm chất mang tính trung thành của dân văn phòng nên các sếp mặc nhiên quên phứt đi, chỉ đến khi cái cục ghét nó lồi lên trên mắt, trên thái độ của nhân viên thì lúc ấy bệnh đã ăn sâu vào đến tủy.
    Xét về mối hận không được đền đáp của nhân viên văn phòng chúng ta, có khác gì mối hận tình như phim cổ trang Trung Quốc, Hàn Quốc, đều chỉ vì không được đền đáp? Yêu mà hoá ghét thì dễ hơn là đã ghét như thế, yêu lại làm sao đây, thưa các sếp?


Chia sẻ trang này