1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giùm bạn! ^Ô^

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi vo_thuong_man, 19/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HYATOKUTE

    HYATOKUTE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    519
    Đã được thích:
    0
    Link đây, tự đọc, http://www.vnexpress.net
  2. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    XÃ HỘI


    "Chân dài" xuất ngoại
    Thứ hai, 27/8/2007, 16:53 GMT+7
    Cùng với những chuyến hàng không giá rẻ, một số cô gái "buôn phấn bán hoa" (thường được gọi là "****" ở Việt Nam đã sang các nước Singapore, Malaysia... dưới hình thức "du lịch" để hành nghề.
    Xu hướng này có vẻ đang rộ lên và đã xuất hiện vài "sao" trên đất khách. Chúng tôi đã tìm cách tiếp cận với hai kiều nữ nhân lúc họ về nước và qua ít giờ trò chuyện những "bí mật" của "nghề" được hai người đẹp hé lộ...
    Sự thật sau những chuyến "du lịch"
    Dù được người quen gọi điện thoại giới thiệu trước, nhưng vì lý do "quá bận", hai "sao" đã hẹn gặp chúng tôi ở sân bay Nội Bài, trước giờ họ bay sang Singapore một tiếng đồng hồ. Sau những lời hỏi han xã giao ban đầu có vẻ rất thân thiện, Yến Trang và Diệu Phương - 2 cô gái trẻ, xinh đẹp với phong cách ăn mặc hiện đại biết khoe những gì cần khoe và một kiểu trang điểm lộ rõ sự chuyên nghiệp nói chuyện với chúng tôi cởi mở một cách lạ thường.
    Yến Trang kể về "cái thuở ban đầu": "Chẳng hay ho gì cái việc này, trước đây em vì hoàn cảnh xô đẩy nên phải mang thân đi làm "gái" kiếm tiền. Một lần đi "dẫn khách" ở Sài Gòn năm trước, tình cờ em nhận được lời đề nghị của một vị khách người Hồng Kông rằng, có muốn thỉnh thoảng qua Singapore hay Malaysia du lịch thì sẽ giới thiệu. Em cũng tò mò thử đi xem sao. Chẳng dè đi "du lịch" thực chất cũng chỉ là "phục vụ" cho mấy ông ngoại quốc trong tour từ A đến Z. Nhưng từ ngày qua bên đó kiếm tiền dễ hơn nhiều. Mỗi chuyến đi bọn em được bo gấp 2, 3 lần so với đi khách trong nước".
    Lần đầu tiên xuất ngoại Trang gặp nhiều bỡ ngỡ nhất là về điều kiện sinh hoạt như chỗ ăn ở đi lại, ngôn ngữ giao tiếp và nhất là chưa quen mối nên hầu như thời gian đầu chỉ đi được với khách quen. Nhưng bây giờ, qua hơn 1 năm "chinh chiến" cô đã trở thành một trong những "bạn hàng" thân thiết và có "số má" tiếng tăm trong giới ******* trên đất Singapore.
    Mái tóc dài, đôi mắt to, làn da trắng, một đôi chân dài không kém cạnh những người mẫu có tiếng... - những vẻ đẹp tự nhiên trời phú cùng với "sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ" khách hàng đã giúp Trang vươn lên trở thành cô gái thuộc đẳng cấp giá "tiền đô" và vì thế dân trong giới gọi Trang bằng một cái tên cũng rất dễ nhận biết là "Trang đô la".
    Khác với Trang một người có trình độ văn hoá lớp 10 của bậc học phổ thông. Diệu Phương tốt nghiệp cao hơn với tấm bằng khá và đã có công ăn việc làm. Trong một lần đi công tác ở Malaysia tình cờ cô có quen một người khách ở cùng khách sạn. Sự dễ dãi trong lần đầu gặp gỡ đã vô tình tạo điều kiện để Phương bước sâu vào con đường mại dâm một cách vô thức. Lúc đầu chỉ là những món quà đắt tiền mà cô được nhận qua những chuyến đi chơi dài ngày cùng người khách lạ nhưng sau đó nó được cụ thể hóa bằng những tờ đôla.
    Thế rồi Phương được mời vào một tua du lịch sang Singapore, được bao toàn bộ chi phí ăn ở, ngoài ra còn thêm 300 USD để "tiêu vặt". Nhưng trong chuyến đi ấy, Phương phải làm "vui lòng" một doanh nhân người Thái Lan. Người đẹp này đã thoáng chút "lăn tăn" về phẩm giá của mình sau đó đã "tặc lưỡi". Vừa được đi du lịch giải trí, vừa được thu nhận về những khoản tiền cao gấp vài lần tiền lương mà cô vất vả lao động trong một tháng đã khiến Phương như một con nghiện lao vào vòng kiếm tiền truỵ lạc.
    Giờ đây Phương có thể sẵn sàng "đi" với bất cứ một người khách lạ nào nếu cô cảm thấy hứng thú đặc biệt là những lúc cần tiền. Lạ lùng ở chỗ cô chỉ coi đó là một hoạt động... giải trí bình thường, mà theo lời cô thì: "Làm việc vất vả nên mình cũng phải có đôi ba lần đi xả stress, nhất là lại có người bao thì chẳng dại gì từ chối". Vì vậy mà mỗi lần cảm thấy mệt mỏi hay bức xúc Diệu Phương lại xách vali đi "du lịch".

    Ảnh minh hoạ

    Những nẻo đường "đi khách"
    Đa phần các cô gái qua nước ngoài "làm ăn" là đi theo lời giới thiệu từ những vị khách mà họ quen biết trong những lần "đi" khách ở Việt Nam. Chính vì vậy trong những lần đầu qua "bên đó" họ nhận được giúp đỡ từ những "bạn hàng" nên những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu nhanh chóng được giải quyết. Các cô thường lựa chọn Singapore rất đông và điều đó tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các người đẹp gặp gỡ, ngã giá.
    Khu Trung tâm đô thị lớn Orchat - một trong những khu kinh doanh buôn bán sầm uất nhất của Singapore là điểm dừng chân "kiếm cơm" của nhiều cô gái. Đây cũng là một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch của khách nước ngoài. Các cô gái thường qua lại đây trong vai người mua hàng và khách du lịch.
    Họ tìm nhiều cách để làm quen với khách và sự thành công trong những cuộc làm quen ấy chiếm tỉ lệ cao vì đa phần khách Sing và cả khách nước ngoài khi đã lọt vào tầm ngắm của các cô đều là những vị khách "ham của lạ" qua sự đánh giá từ cái nhìn đầu tiên và qua cách ứng xử từ hành động "à ơi" của những "người đẹp". Tuy nhiên những đối tượng có thể tham gia hình thức "chào khách" kiểu này phải là những cô gái rất trẻ và đẹp thậm chí vốn tiếng Anh dắt lưng cũng phải kha khá.
    Phần đông các cô khi được khách hỏi đều nói mình bị lừa sang đây nên phải tìm cách kiếm tiền để... quay về. Một cách "chào" khách nữa cũng khá phổ biến dành cho các cô gái chưa đủ "tầm" để có thể "vẫy khách" tại những trung tâm lớn là việc người ta cùng tự tạo cho mình một địa chỉ làm ăn mang tính tập trung.
    Không ầm ĩ, ồn ào, không tập trung quá đông trong một khu vực hay để xảy ra bất cứ một sự việc mang tính mất trật tự an ninh nào mà cảnh sát có thể động chạm tới, các cô gái hoạt động tương đối độc lập ngay tại những khu vực mà mình thuê nhà trọ. Những chuyến "đi" khách kiểu này thường là những chuyến "tàu nhanh" và giá cả do đôi bên cùng thoả thuận.
    Phương - cô gái đã có 5 chuyến "du lịch" ngồi trong nhà chờ sân bay rít thuốc lá và tiếp tục câu chuyện: "Việc thuê nhà và các hoạt động ăn ở sinh hoạt của bọn em không cố định tại một địa điểm cụ thể nên cũng chẳng có cơ quan nào có thể quản lý được, nhất là việc giám sát những người không phải là công dân của nước sở tại thì lại càng khó khăn. Nếu có vấn đề nhạy cảm phát sinh bọn em sẽ lập tức di chuyển địa điểm ăn ở và thay đổi cả địa bàn hoạt động".
    Trên thực tế cách đây một vài năm để hạn chế việc các cô sang Singapore và Malaysia hành nghề mại dâm, chúng ta đã đưa ra một quy định có tính "lọc thải" tương đối cao. Đó là: phải có trong tay ít nhất là 1.000 USD nếu muốn xuất cảnh. Tuy nhiên tại thời điểm này quy định đó đã không còn nhiều tính khả thi. 1.000 USD không còn là điều quá khó khi mà "chiến lợi phẩm" họ thu hồi sau mỗi chuyến "du lịch" kéo dài 1 tháng thường gấp 3, gấp 4 con số đó.
    Nếu những hoạt động mua bán mại dâm ở trong nước thường được tổ chức thành các đường dây và khi bị các cơ quan chức năng phát giác thì cả tổ chức đó sẽ bị lật tẩy, thì các hoạt động mại dâm của các chân dài trên đất Singapore và Malaysia chủ yếu là những hoạt động độc lập. Vì vậy mọi hoạt động diễn ra không hề ồn ào hay có thể gây sự chú ý.
    Nước mắt trên đất khách
    Những chuyến xuất ngoại với những cô gái như Trang, Phương đâu chỉ có những tờ đôla, những bữa tiệc hào nhoáng với các quý ông lịch thiệp, đằng sau đấy là nỗi đắng cay, "bẽ bàng mây sớm đèn khuya" mà chỉ người trong cuộc mới hiểu.
    Lần đầu tiên trong cuộc gặp gỡ, chúng tôi thấy Trang "đôla" mặt đượm buồn: "Làm "nghề" này không cẩn thận dính HIV ngay. Việc bám tua trong 4,5 ngày có khi bọn em phải phục vụ 2,3 khách. "Làm việc" liên tục và gặp khách "quái đản" nên nhiều khi không dùng các biện pháp phòng tránh. Bạn em đã có đứa bị HIV. Còn em với Phương đều phải đi phá thai mấy lần". Trang "đôla" buông một tiếng thở dài, bảo: "Em và Phương gần như mất khả năng sinh con rồi".
    Phương tiếp lời: "Ngẫm lại mình đã mất hết: danh dự, người yêu, công việc... Bây giờ cứ bước chân lên máy bay là thấy nổi da gà, mấy lần tự nhủ chuyến bay này là chuyến cuối, nhưng vẫn chưa phải thế".
    Chuyến bay sang Singapore sắp cất cánh, hai cô vào phòng làm thủ tục. Chuyến bay này là lần đi sau chót của họ chăng?
    Kể chuyện không thích kể về chân dài xuất ngoại
    Năm 2006 trong một chuyến đi công tác Singapore - Malaysia cùng đồng sự, tôi phát hiện ra một điều: có chuyện một số người Việt chuyển hướng xuất ngoại ******* thường xuyên! Ban đầu tôi không tin lắm sau vì tò mò muốn tìm hiểu và khi đã tai nghe mắt thấy thì chuyến đi công tác đó trở thành ám ảnh khó quên.
    Chuyến bay xuất phát từ thành phố HCM. Thông tin nghe được bắt đầu từ người chủ của Phòng bán vé máy bay tại Q.12: "Sang du lịch hả? Xả hơi, giảm streess? Toàn gái Việt thôi. Ở SG cũng có mà". Thắc mắc tôi hỏi: "Nhiều thế cơ à"? Trả lời: "Rất nhiều. Phòng vé này bán vé cho các em sang Sing kiếm tiền là nhiều nhất., hơn cả cho dân đi du lịch, công tác. Đơn cử, hôm nay cậu đi thì biết. Vài chục em".
    Và quả nhiên tại phòng chờ ra máy bay tôi thấy các chân dài trẻ trung sành điệu tung tăng đi lại, nói cười nhiều ghê. Các em đi với nhau từng nhóm 5-6 người, sơ sơ đếm cũng thấy gần 7-8 nhóm như thế và không hề có đàn ông đi kèm.
    Loay hoay một hồi chúng tôi kiếm được một chỗ ngồi gần ngay một nhóm như thế. Nhìn kỹ thấy đều rất trẻ, đẹp và cao, đội hình rất đều. Thử bắt chuyện làm quen để tán dóc cho vui tôi hỏi một em ngồi ngay bên cạnh có vẻ già dặn và sành sỏi: " Sang Sing du lịch hả em? Cho anh nhập cuộc với cho dzui".
    Quay lại nhìn vừa như dò xét vừa như giễu cợt em trả lời: "Tụi này đi làm ăn anh à, thích dzui dzẻ thì qua đó tới chỗ tụi em chơi...". Tôi cười. Đôi ba câu chuyện trong thời gian chờ lên máy bay nhưng với chủ ý khai thác thông tin của mình cộng với những thông tin sau này có được tôi đã hình dung được phần nào việc xuất ngoại làm tiền của họ.
    Chân dài sang Sing- Malay hoặc một số nước Châu Á khác như CPC, Taiwan... làm gái bán dân thường không đi đơn lẻ mà theo nhóm và có đường dây tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp. Thường mới sang lần đầu trước khi "xuống núi" các em sẽ được tập hợp lại một chỗ và được đào tạo bài bản "kiến thức, các món nghề lẫn giao tiếp" kể cả các em đã có thâm niên hoạt động chuyên nghiệp tai VN.
    Chính vì vậy sau khi sang hoạt động được 1 lần thường các em sẽ còn tiếp tục sang nhiều lần bởi đã thông thuộc đường đi nước bước, "món nghề" được nâng cao và đặc biệt thu nhập rất cao. Được biết mỗi chuyến đi trong vòng 30 ngày (khoảng thời gian được phép lưu trú tại Sing hoặc Malay) mỗi em dắt lưng 2.000-3.000 USD (thậm chí hơn) về nước ăn chơi nhảy múa1-2 tháng hết tiền lại sang.
    Cứ xem thực tế "bảng thành tích" xuất ngoại đáng nể của các em chắc chắn bạn hoa mắt bởi chi chít dấu hải quan Sing- Malay. Có em tâm sự: Cũng nhục và cực lắm anh ơi! khách hàng bên đó nhiều, đa dạng và "hành" dữ lắm?! Nhiều khi sang đó nếu đen đủi kiếm tiền 1 tháng không đủ tiền về VN chữa bệnh. Thế nhưng tụi em vẫn đi. Quen rồi. Còn biết làm gì hơn?
    Tới sân bay quốc tế Changi Singapore, tôi để ý thấy sau khi làm thủ tục hải quan xong các nhóm chân dài ra ngoài đã có người đón và có nhóm tất cả phải rút tiền trong túi ra đưa cho một người Sing - rồi họ lùa cả ra xe buýt. Sau hỏi ra mới biết khi đó Sing mới có quy định tất cả các phụ nữ da vàng vào Sing phải mang trong người tối thiểu 2.000 đôla Sing vì chính phủ nước này lo ngại gái ******* các nước nhập cảnh vào Sing để hoạt động. Thật đáng buồn.
    Nhưng còn đáng buồn hơn khi ở Sing và ở cả Malay, chúng tôi đi taxi khi người lái xe hỏi: Are you Thailand? Trả lời: No. I''m Vietnamese thì đều được nghe: Oh. Vietnam. Vietnamese girl is beautiful, good, very good! kèm theo một tràng cười to?! Một lái xe taxi còn buông cả hai tay ra khỏi vô lăng và làm "dấu hiệu" và cười rất khả ố. Hắn khoe thường xuyên đưa khách du lịch các nước đi tới khu đèn đỏ có Vietnam girl và thỉnh thoảng rủng rỉnh hắn cũng thư giãn...
    Mặc dù không trực tiếp tới các khu đèn đỏ ở Sing- Malay nhưng tôi cũng tưởng tượng ra được nó tệ hại đến mức nào. Mỗi khi nghe những câu chuyện về "chân dài" nhà ta bên nước bạn tôi đã thấy rất khó chịu và cay đắng, buồn cho tai tiếng vì "chân dài xuất khẩu" kiểu này.
    Doanh nhân Lê Hữu Tình

    * Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
    Theo Phùng Nguyên - Hồng Vân


  3. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    XÃ HỘI

    Du học Mỹ ký sự (Kỳ 3):
    Đi làm chui
    Thứ năm, 30/8/2007, 14:02 GMT+7
    Luật Mỹ qui định du học sinh không được phép làm thêm ngoài trường học. Làm thêm trong trường thì việc ít, nhiều người đăng ký, nên cơ hội gần như không có. Vì phải gánh chuyện cơm áo gạo tiền nơi xứ lạ, nhiều du học sinh đành phải đi làm chui!
    >> Kỳ 1: Ngày đầu tiên đi học
    >> Kỳ 2: Tập sống!
    Đừng tưởng ở Mỹ giỏi tiếng Mỹ là đủ để đi làm thêm và nói chuyện với mọi người. Ngoài những người bưng bê ở các tiệm phở tại Mỹ, hiếm ai có thể hiểu được nghĩa của chữ ?odiệt cò ke?, ?olà zí? và ?olạt? là gì. Tiếng Mỹ cả đấy. Vì thế, bài học đầu tiên của nghề bưng phở mà nhiều người phải học khi đi làm chui ở các tiệm phở là phải thuộc lòng thực đơn, mang một lúc được sáu ly cối trà đá trong tay và phải có một đôi tai quen cách phát âm tiếng Mỹ kiểu ?otrời ơi?.

    Phụ bếp tại nhà hàng là một trong những việc làm chui phổ biến của nhiều du học sinh Việt - Ảnh: N.Tập

    Tiếng Mỹ ?otrời ơi?
    Sau vài ngày thử việc, ông chủ kêu N. lại: ?oNgày mai, tao cho mày tiếp khách, nhận order (yêu cầu đặt món ăn). Làm cho cẩn thận, làm sai là tự bỏ tiền túi ra đền đấy?. Ngày hôm sau, tiếp những người khách Mỹ đầu tiên, tuy có hơi run nhưng N. cũng nhận đặt món của khách khá trót lọt. Tuy nhiên, không ngờ lại gặp khó khăn với chính đồng hương của mình. Gặp hai vợ chồng người Việt trung niên vào tiệm, N. niềm nở tiếp từ ngoài cửa (dù sao cũng là đồng hương, phải phục vụ tận tình hơn chứ!). Bà vợ dõng dạc kêu: ?oCho cô một diệt cò ke?, ông chồng thì: ?oCho chú một tô lạt?.
    Tưởng nghe nhầm, N. hỏi lại nhưng vẫn nghe y chang. Trong thực đơn làm gì có món diệt cò ke? Bụng đã ?ođánh lô tô?, chết rồi, hôm nay là ngày đầu tiên làm chính thức, N. đánh bạo hỏi lần cuối: ?oDạ thưa, diệt cò ke là gì??, bà khách nhìn từ đầu xuống chân N. như ngạc nhiên lắm và chỉ vào dòng chữ trong thực đơn: ?oDiet Coke nè!?. Thì ra đó là nước uống Coca Cola dùng cho người ăn kiêng.
    Bà khách còn ?otốt bụng? khuyên: ?oCon mới từ VN qua phải không, hèn gì tiếng Anh tệ quá. Ráng học thêm tiếng Anh cho kha khá mới dễ xin việc làm con ơi!?. Chưa hết, ông chồng vừa đụng vô tô phở mấy miếng đã kêu N. lại rầy rà: ?oSao lạt nhách vậy nè??, ?oDạ, thì chú yêu cầu rõ ràng cho một tô lạt mà, con đã dặn đầu bếp bỏ thật ít muối thôi?.
    Ông khách kêu trời và lấy ngón tay chỉ vào chữ large (lớn) trên thực đơn: ?oTao yêu cầu tô lớn chứ có kêu lạt mặn gì đâu, học tiếng Anh ở đâu mà yếu xìu vậy??. Tiếng Mỹ của người Việt thì ra là như vậy! Người Việt nói tiếng Mỹ như thế, gặp người Hàn Quốc còn khủng khiếp hơn, khi họ nói: ?oLà zí, please? (Xin vui lòng, là zí) thì phải biết đó là họ muốn một tô lớn (large).
    Muốn làm ?olính? bưng phở phải thuộc tính nết của từng loại khách. Khách Hàn thích ăn hành tây, gặp khách Mễ phải luôn để sẵn thật nhiều chanh, gặp khách da đen phải luôn có sẵn chai xì dầu trên bàn để họ pha và uống chung với? nước trà! Chưa kể, phải luôn để ý vì họ có lắm ?otrò ma?. Nhiều người ăn gần hết rồi, lựa lúc người phục vụ không để ý, họ bỏ vào đó vài sợi tóc và kêu ầm lên. Lúc đó dù biết rõ ràng khách muốn chuồn nhưng người phục vụ vẫn phải ?ongậm bồ hòn làm ngọt? đến xin lỗi rối rít và xin phép? không lấy tiền. Và dĩ nhiên, sau đó ?obão tố? sẽ được trút hết lên đầu những người phục vụ.
    Công nghệ ?oép?
    Các tiệm Mỹ không dám nhận du học sinh vì như vậy là bất hợp pháp. Biết ?ophận làm chui?, hầu hết du học sinh người Việt chỉ làm tại các nhà hàng, tiệm ăn của người Việt hoặc người Hoa. Biết được điều đó nên các ông chủ ép tối đa.
    Luân, du học sinh tại Seattle, kể: ?oHồi mới qua, đi lang thang tìm việc cả tháng cũng chưa có. Sau có một chợ nhỏ của người Việt cần người bốc vác, dọn dẹp em nhận lời ngay. Phải huỳnh huỵch vác gạo, khuân hàng liên tục.

    Mai Thanh Tú - sinh viên Đại học Houston - đang phụ việc tại phòng thí nghiệm trường, vừa có lương, vừa có dịp học hỏi. Nhưng không phải ai cũng có được cơ hội như Tú - Ảnh: N.Tập

    Trời ở Seattle lạnh ngắt vậy mà mồ hôi vẫn đổ đầm đìa. Cực nhưng em nghĩ cũng được an ủi vì bà chủ tốt, nói chuyện rất ngọt ngào. Giữa buổi làm có mang bánh, nước ngọt cho uống. Đến bữa đưa cơm canh cho ăn. Cuối tháng lãnh lương, em tưởng mình nhầm khi đếm chỉ được 500 USD (khoảng 4 USD/giờ). Em thắc mắc thì bà chủ mặt lạnh băng: Chị trừ tiền ăn của em. Chưa kể thời gian ăn trưa, nghỉ giải lao, chị cộng ra hết rồi nè, sao tính vào lương được??.
    Ở VN nghe nói làm thêm ở Mỹ được trung bình 8 USD/giờ. Chuyện đó có thật, nhưng con số may mắn đó chỉ chiếm chưa đến 10%. Ở những nơi tập trung đông người Việt như California hoặc Texas, kiếm được việc làm 5-5,5 USD/giờ đã mừng lắm rồi. V. chỉ mới 17 tuổi, nhà ở Đồng Nai, qua Washington học trung học.
    Mỗi ngày đi làm mất hơn hai giờ đi xe buýt, tháng đầu tiên lương chỉ được chưa đến 3 USD/giờ (mức lương tối thiểu tại bang Washington là 7-7,5 USD/giờ) mà không được hưởng tiền tip (số tiền này khá lớn vì hầu như ở Mỹ ai cũng phải chi tiền tip cho người phục vụ). Tính giờ còn đỡ, chủ khác lại tính lương khoán theo ngày nhưng ngày của chủ thì dài vô chừng. Ngọc, du học sinh ở California, kể: ?oNgày đầu tiên xin việc, chủ ngọt ngào đưa ra mức lương 50 USD/ngày làm từ 12g trưa đến khoảng 9g tối (khoảng 5 USD/giờ).
    Nhưng vào làm rồi mới biết, 9g đóng cửa nhưng phải ở lại dọn dẹp đến gần 11g mới xong. Chưa kể làm cho tiệm ăn Tàu và Việt gần như phải chấp nhận một luật bất thành văn là ?okiêm nhiệm?. Công việc của Ngọc là chạy bàn nhưng gánh cả dọn dẹp, rửa chén và thậm chí chùi toalet. Hay như Hà (Houston, Texas) lại bị một kiểu ?oép lương? khác: vào xin việc, chủ cho biết mức lương là 20 USD/ngày/11 giờ nhưng được hưởng tiền tip. Thấy quán cũng đông, Hà chấp nhận. Nhưng khi nhận lương tuần đầu, Hà ngớ người ra vì tiền tip ngoài phải chia cho nhân viên khác, còn phải chia 50% cho bà chủ!
    Nếu không nói ra, chẳng ai biết Hà là con của một ?ođại gia? ở Sài Gòn, nhà có mấy biệt thự cho thuê, mẹ là đầu mối lớn ở chợ An Đông. Buổi sáng học đến 11g xong là chạy đi làm đến 9g tối. Liên tục 10 giờ/ngày, 6 ngày/tuần. Hà tâm sự: ?oNhà em ở VN có người giúp việc nên chẳng bao giờ em đụng móng tay vào làm gì cả. Hồi mới đi làm, ba mẹ em không tin và hỏi liệu làm được mấy ngày. Em tức lắm, quyết tâm phải chứng minh cho gia đình biết em đã trưởng thành, có thể tự lo cho bản thân. Vì thế, em không được quyền bỏ cuộc. Nhiều khi tối về, tức và tủi thân quá, em đóng cửa nằm khóc một mình, nhưng sáng mai lại tiếp tục kiếp làm chui?.
    Ở Lynnwood (Washington) có quán phở T khá nổi tiếng, chủ trả lương cho phục vụ cũng cao (8 USD/giờ) nhưng ít ai làm ở đó thời gian dài. K., một ?olính? cũ ở quán, cho biết: ?oCực mấy tui cũng chịu được, nhưng bị bạo hành về tinh thần thì tui thua?. K. kể ngày đầu đến xin việc, ông chủ nhìn săm soi từ đầu đến chân K. rồi hất hàm: ?oMày học ngành nào??. ?oDạ, quản trị kinh doanh?. ?oBưng phở cũng bày đặt học quản trị kinh doanh. Tao chẳng cần học cũng làm chủ mày. Nhục không? Nhục thì nghỉ làm đi?. Hay: ?oÊ, mệt không mày? Mệt thì kệ ****** chứ?? Dù cần việc làm lắm nhưng K. nghỉ. Nghỉ không phải nhục vì đi bưng phở mà cảm thấy lòng tự trọng bị xúc phạm.
    Theo Nguyễn Tập


  4. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    SỐNG


    Gia đình: Ảo và thực
    Thứ năm, 30/8/2007, 14:17 GMT+7
    Nhiều ý kiến cho rằng khi cụm từ ?ocộng đồng cư dân mạng?, ?ogia đình thời @? trở thành những khái niệm phổ cập thì cũng là lúc các nhà chức trách, các chuyên gia tâm lý... nên xem xét lại các ?ohội chứng trong gia đình hiện đại?.
    Chỉ với từ khoá ?ogia đình hiện đại?, người viết đã tìm được hơn 100 kết quả là các bài viết bằng tiếng Việt về mô hình xã hội mới với các gia đình hiện đại trong thời đại công nghệ thông tin... Tích cực có, tiêu cực cũng có, song hầu hết các bài viết là lời kêu gọi, là nỗi lo ngại về sự ?obiến mất? của gia đình truyền thống.
    Những sân chơi @
    ?oTuổi thơ thì phải học, tuổi trẻ thì phải làm việc. Nếu để đến tuổi già mới chơi thì không còn sức lực và thời gian. Sống như thế là vô nghĩa!? ?" chị M.L (nhân viên của Taylo Nelson) đã nhận định vui như thế. Và giải pháp của những cô gái này là ?olàm hết sức, chơi hết mình?. Họ cho rằng: Nếu chơi trong khi độc thân chưa đủ thì phải chơi cả khi đã lập gia đình, đã có con cái. Họ chơi, tuy nhiên, sân chơi không phải là sàn nhảy, quán bar mà là các forum (diễn đàn) ?" các sân chơi @.

    Công nghệ mạng phát triển đã tạo ra nhiều "gia đình internet"
    Hiện nay, chỉ riêng các diễn đàn trên mạng bằng tiếng Việt cũng đã lên tới con số hàng ngàn. Bên cạnh đó, mấy năm gần đây, sự phát triển của blog cũng đã mang lại cho nhiều người một nơi sinh hoạt tinh thần cực kỳ đáng kể. Bạn có thể tìm cho mình rất nhiều diễn đàn và trở thành member (thành viên) sinh hoạt thường xuyên với những người bạn khác có cùng đam mê, sở thích. Người yêu nhiếp ảnh thì tham gia vào các forum về ảnh như photo.com, photoworld. Người yêu âm nhạc thì tham gia vào diễn đàn yeuamnhac.com. Ngay cả những sân chơi có tính chuyên môn hẹp hơn như lĩnh vực kiểm toán, kế toán cũng không thiếu (website kiemtoan.com.vn)...
    Những diễn đàn lớn nhất, nhiều thành viên tham gia nhất hiện nay ở nước ta có thể kể đến là ttvnol.com, photo.vn... Đây là những forum hội tụ nhiều lứa tuổi, có nhiều hoạt động ngoại khoá (offline) đa dạng và hấp dẫn nhất. Từ chỗ chỉ là nơi để trao đổi và trau dồi kiến thức, các member đã trở nên hiểu và thân thiết với nhau hơn. Tuy nhiên, sự khăng khít giữa cá nhân với cộng đồng mạng mình yêu thích đã gần như tỉ lệ nghịch với sự gắn bó cùng cộng đồng nhỏ của họ ?" gia đình. Như thế, khái niệm một gia đình ảo tồn tại song song với một gia đình thật trong lòng mỗi cá nhân đang ngày càng lớn theo sự phát triển của công nghệ mạng.
    Tổ ấm có hẳn là gia đình?
    Theo một thống kê của Yahoo và hãng truyền thông OMD được thực hiện trên toàn thế giới, một gia đình hiện đại được gọi là gia đình internet với hàng chục thiết bị điện tử, viễn thông khác nhau. Từ cuộc thăm dò này, một bức tranh thú vị về gia đình hiện đại cũng được dựng lên. Trong đó, phụ nữ không phải là người độc quyền trong chuyện bếp núc, đàn ông không phải là người độc quyền thăng tiến nơi công sở và các ông bố trong gia đình bây giờ cũng không phải là người hiểu biết rộng nhất về công nghệ thông tin và các thiết bị mạng, điện tử.
    Việc giải trí, sinh hoạt, mua sắm được tiến hành dân chủ hơn giữa các thành viên trong gia đình. Những người được hỏi cho rằng chat, email, ĐTDĐ trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Thậm chí, chúng còn giúp các thành viên trong gia đình diễn đạt với nhau trôi chảy hơn các suy nghĩ khó thể hiện của mình. Không như cảnh báo của các chuyên gia tâm lý và các nhà chức trách trong xã hội, gia đình ảo và gia đình thực đang tồn tại song song cùng nhau và có ranh giới rõ ràng.
    Chị T.P (32 tuổi, hoạ sĩ thiết kế), thành viên của diễn đàn Trái Tim Việt Nam online đã tự nhận rằng gia đình mình là một gia đình điển hình của ?othời đại mạng?. Gia đình chị có ba thành viên gồm hai vợ chồng và đứa con chưa đầy 1 tuổi. Vợ và chồng, mỗi người ?ochơi? trên một diễn đàn. Anh thì mê nhiếp ảnh nên đã là thành viên chính của photo.vn từ hai năm nay, còn chị thì cũng lang thang trên khắp các diễn đàn của ttvnol.com từ hơn một năm trước.
    Cả gia đình, mỗi tuần thậm chí còn không có nổi một bữa cơm chung vào ngày cuối tuần. Từ thứ hai đến thứ sáu là công việc, còn 2 ngày cuối tuần là những chuyến offline xa. Không tẻ nhạt và vô trách nhiệm, cả hai vợ chồng chị cùng ngầm thoả thuận chăm lo tốt nhất cho con trong khả năng có thể, không xâm phạm vào khoảng trời riêng của nhau và không bắt nhau phải lắng nghe, quan tâm đến những tâm tư, sở thích của người kia. Để làm được điều này, chị P. cho rằng: Cần phải thích nghi với cuộc sống mới. Chị không thể bắt chồng mình sau khi tan sở hoặc ngày cuối tuần phải chăm chăm về ngồi cạnh vợ con. Mỗi người trong gia đình chị đã thực sự tìm được cuộc sống riêng khác của mình.
    Không như gia đình chị P., gia đình chị H. và anh T. trên diễn đàn photo.vn lại có cuộc sống khác. Hễ cứ đến ngày nghỉ, hai vợ chồng lại ?oquẳng? con cho ông bà nội ngoại để đi offline chụp ảnh ở ngoại thành và tỉnh xa. Đối với chị H., cuộc sống phóng khoáng, tự do như thời son rỗi giúp hai vợ chồng chị cùng thoải mái về tinh thần và cởi mở hơn. Chị cho rằng, không cần bó buộc vào khuôn mẫu truyền thống, gia đình hiện đại phải là gia đình mà các cá nhân tìm được cuộc sống đích thực của mình thông qua tự do cá nhân và đời sống tinh thần khoáng đạt.
    Những gia đình như chị P., H., không phải là ít. Hai vợ chồng chơi chung một diễn đàn hay chơi tách biệt trên nhiều diễn đàn hoặc đi tìm sự ấm cúng, sẻ chia trên diễn đàn đã trở thành phổ biến. Trên blog của một nữ nhà văn, người có nickname vietdu tâm sự rằng ông đã ngoài 50 tuổi và không thể chia sẻ với vợ mình những bức xúc nơi công sở, những đam mê văn học hay đơn giản hơn chỉ là những cảm xúc bất chợt khi nhìn thấy một khung trời thiên nhiên nào đó. Ông đã tìm thấy niềm vui trong blog của nữ nhà văn này. Mỗi khi buồn chán, bức xúc nơi công sở, ông thường nghĩ đến người bạn ảo của mình để kiềm chế hoặc xua tan những cảm xúc đó.
    Theo nhiều chuyên gia tâm lý, ?ogia đình là tổ ấm? ?" không còn là khái niệm phổ biến nữa. Ngày nay, các cá nhân có thể tìm kiếm cho mình nhiều tổ ấm khác và không thể đồng nghĩa chuyện này với việc ngoại tình hoặc ngoại tình tư tưởng. Đáng nói là không ít phụ nữ, những người gìn giữ dây cương hạnh phúc của gia đình hiện đại đã phải làm quen với điều này để chấp nhận ?othực thể chồng? và qua đó, để... giữ hạnh phúc gia đình.
    Theo Thùy Trang


  5. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    ?oQuái nữ? thời @
    Thứ sáu, 31/8/2007, 11:20 GMT+7
    Họ là những cô gái thông minh, xinh đẹp và có phần? tham vọng khi quyết tâm sở hữu nhà cao cửa rộng, xe xịn mà không mất công ?ocày?. Các nàng trở thành cơn ác mộng của những quý ngài thành đạt trên đường công danh ham hố ?ocải thiện đời sống tinh thần?.
    Những cô thư ký lắm chiêu
    Về làm thư ký cho Hùng, giám đốc một công ty đang ăn nên làm ra, Thư biết mình chỉ là đồ trang sức cho anh. Công việc của Thư là làm một con búp bê xinh đẹp, ăn nói có duyên, luôn ở bên anh khi tiếp xúc với đối tác.

    Những ông sếp giàu là mục tiêu của những "cô thư ký" xinh đẹp (Ảnh minh họa)
    Bao nhiêu kiến thức thu lượm thời còn là sinh viên không được sử dụng, ban đầu Thư rất ấm ức, nhưng về sau Thư cũng phần nào an tâm hơn với những tính toán riêng của mình.
    Với sắc đẹp trời phú, không mất nhiều thời gian để Thư khiến anh giám đốc đã yên bề gia thất nhưng vẫn hay ?omắt la mày liếc? xiêu lòng. Đi đâu Hùng cũng kè kè thư ký bên cạnh, trừ mỗi khi? về nhà.
    Biết cá đã say mồi, Thư ung dung ngồi chờ thời điểm thích hợp để ?ogiật câu?. Những cuộc hẹn, tin nhắn, những chuyến công tác dài ngày cùng những tấm ảnh ?onóng? của hai người đều được Thư lưu lại.
    Đến khi có đủ ?otang chứng vật chứng? để kết tội một giám đốc đứng đắn, một người chồng thủy chung và một ông bố mẫu mực trong mắt mọi người thì Thư bắt đầu ?ovòi vĩnh?.
    Bảo hiểm nhân thọ, điện thoại di động kèm cước sử dụng hàng tháng, máy tính xách tay? đều được anh giám đốc ?obấm bụng? đáp ứng.
    Đến khi Thư thủ thỉ em muốn một chiếc SH để đi làm cho ?otiện? thì Hùng ?oté ngửa?. Thư quyết định chơi ván bài lật ngửa: ?oEm đã là của anh rồi thì anh phải có trách nhiệm với em chứ. Em nghĩ anh phải mua cho em một căn hộ nữa mới phải. Nếu không em dám chắc vợ anh rất muốn biết thứ này?. Thư lấy trong túi ra đưa cho Hùng tất cả những gì đã sưu tập được và không quên giữ lại bản gốc.
    Há miệng mắc quai, Hùng chưa biết phải làm gì để đối phó với cô thư ký lắm ?othủ đoạn? cùng vụ tống tiền mang màu sắc tình ái này khi mà vợ con hết mực yêu thương và tin tưởng anh.
    Tuy có ?othủ đoạn?, nhưng so với Ly, Thư chỉ xếp hàng em út. Ly là điển hình trong việc đi đầu sử dụng ?ocông nghệ cao? để tống tiền bằng tình thời hiện đại.
    Cũng là ?ođồ trang sức? cho một giám đốc thành đạt, Ly sắm cho mình một máy ghi âm hiện đại ghi lại tất cả những gì hai người ?otrao đổi? với nhau, ngoại trừ? công việc.
    Chưa dừng lại ở đó, Ly còn thuê riêng một ?othám tử? tư chuyên quay phim và chụp ảnh tất cả những gì xảy ra khi hai người cùng đi ?ocông tác? dài ngày tại một khách sạn nào đó. Ly rất hài lòng khi các cảnh ái ân nóng bỏng cũng được ghi lại đầy đủ.
    Không đầu tư dàn trải, manh mún, Ly chỉ ?oxin? anh một ?ocăn biệt thự nho nhỏ cùng một chiếc ô tô cũng nhỏ thôi? để đi lại cho bằng chị bằng em.
    Không để giám đốc kịp phản ứng, Ly gửi tặng anh một chiếc USB chứa đầy những ?okỷ niệm? ngọt ngào của hai người đồng thời đưa ra chương trình ?okhuyến mãi? rất mùi mẫn: ?oNếu chiều em thì anh vẫn giữ được gia đình hạnh phúc, đồng thời trong mắt mọi người anh vẫn là một giám đốc thành đạt đáng kính. Hơn nữa, anh lại có thêm chỗ để nghỉ chân mỗi khi ?otrái gió trở trời?.
    Không biết vì muốn bảo vệ danh dự, hạnh phúc gia đình hay muốn ?ocơi nới? thêm nhà cửa mà vị giám đốc này quyết định ?oduyệt chi? chiều lòng người đẹp.
    Vũ khí sinh học
    Ông Dũng phát hoảng khi cô trợ lý dạo này bỗng thèm của chua, thích ăn những thứ không thể gọi thành tên và luôn miệng kêu buồn nôn với đồng nghiệp. Linh tính mách cho ông có điều chẳng lành nhưng ông chưa dám gặng hỏi.
    Tuyển Nhung về làm trợ lý từ 2 năm nay, ông vốn đáng tuổi chú của Nhung nên thường rất nghiêm túc, mối quan hệ chú cháu rất tốt đẹp. ?oChẳng lẽ chỉ một lần ?oquá đà? trong chuyến công tác vừa rồi mà??. Ông cũng chẳng dám nghĩ tới nữa.
    Không để ông phải chờ lâu, một buổi chiều khi chỉ còn mình ông trong phòng làm việc thì Nhung gõ cửa bước vào. Ấp úng rào đón mãi cô mới nói được: ?oThưa chú, em? đã có? bầu?. Dù đã linh tính trước nhưng ông Dũng không khỏi bàng hoàng: ?oLàm gì có chuyện đó!?.
    Đến lúc này thì Nhung òa khóc những giọt nước mắt tức tưởi của một người con gái ?otrót dại?: ?oSao anh lại dám nghi ngờ em? Anh đã cướp đi đời con gái của em thì phải có trách nhiệm với mẹ con em chứ!?.
    Ông Dũng chưa kịp định thần thì Nhung lại nấc lên: ?oNếu anh không tin, em cũng không ép. Em sẽ sinh con rồi cho kiểm tra ADN, sau đó mang con đến cho? chị nhà nuôi?.
    Nhung tức tưởi rời phòng ông Dũng không quên để lại giấy chứng nhận có thai đúng vào thời điểm chuyến công tác vừa rồi. Ông Dũng đau khổ dằn vặt, tuổi này rồi còn mắc sai lầm, rồi đây ông biết ăn nói thế nào với mọi người?
    Cực chẳng đã, ông gọi Nhung đến bàn cách giải quyết cái thai đang ngày càng lớn lên trong bụng. Nhưng Nhung thủ thỉ bằng tất cả những gì yếu mềm nhất của một người phụ nữ sắp làm mẹ: ?oThôi anh ạ, em không bỏ con đâu, dù sao cũng là con của chúng mình mà?.
    Nhung bàn với ông cách giải quyết mang tính nhân văn hơn: ?oEm xin nghỉ việc vào TPHCM sinh con rồi ở lại luôn trong ấy. Em chẳng dám xin gì cho riêng mình, chỉ xin anh cho con một căn hộ và một khoản trợ cấp đủ để con học hết đại học. Nếu anh muốn nhận con thì bất cứ lúc nào mẹ con em cũng chờ đợi?.
    Chẳng thể làm gì hơn, ông Dũng đành phải tặc lưỡi rút một số tiền tiết kiệm khá lớn để giải quyết ?othương vụ? đầy tình người này.
    Tiền đã được gửi vào tài khoản cá nhân bí mật tại ngân hàng. Không ai để ý trên chuyến bay muộn từ Hà Nội vào TPHCM có một cô gái trẻ lẻn vào nhà vệ sinh, cẩn thận tháo lớp độn bụng, quay ra thoải mái thả mình xuống ghế.
    Đôi mắt cô lim dim nghĩ đến một căn hộ sang trọng cùng một công việc hấp dẫn mà người ?ochú? mới quen vừa giới thiệu.
    Chỉ tội nghiệp vị giám đốc già, chắc giờ này vẫn chưa xem kỹ lại tờ giấy chứng nhận có thai của một cơ sở y tế vô danh, với địa chỉ và số điện thoại ma mà người trợ lý ?otrung thành? để lại trên bàn chiều hôm ấy.
    Theo Nguyễn Thanh Phong

  6. LieuYCa

    LieuYCa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    THẾ GIỚI
    Chủ nhật, 02-09-2007

    Trung Quốc: Những mảnh đời bi thảm trong lò gạch
    01-09-2007 00:52:42 GMT +7

    Một nô lệ lò gạch cao tuổi ở Trung Quốc
    Những thân hình tiều tụy trong áo quần tả tơi, những bộ mặt thất thần, cơ thể đầy thương tích. Đây không phải là hình ảnh của những tù nhân ở các trại tập trung của Đức Quốc xã trong thế chiến thứ 2 mà là bộ dạng của những nô lệ lò gạch đã được giải thoát ở Trung Quốc mới đây
    Vào một ngày cuối mùa đông năm ngoái, trong khi cả làng Ngọc Bảo (ven sông Hoàng Hà) đang chuẩn bị đón Tết, anh thanh niên 22 tuổi Mã Dũng Cường chia tay bố mẹ, đón xe buýt đi Tây An để nhận việc làm mới. ?oHọ nói sẽ trả công tôi mỗi tháng 1.500 tệ? - Mã nói hào hứng. Không vui sao được khi nghề công nhân xây dựng của anh hiện tại chỉ được 500 tệ (khoảng 1 triệu đồng) mỗi tháng, ăn còn không đủ, nói chi đến các chi phí khác. Mã lại đang ấp ủ một chuyện hệ trọng, đó là lấy vợ. Mà lấy vợ thì không thể không có nhà hoặc một công việc tàm tạm để ăn nói với bố mẹ vợ tương lai. Tại một văn phòng tuyển dụng lao động ở ngay ga xe lửa gần nhà, Mã đã tìm thấy công việc mới là làm bảo vệ đêm cho một công ty tại Tây An với mức lương gấp 3 lần lương hiện tại. Ngày 28-2-2007, Mã lên đường.
    Suýt tàn đời trong lò gạch
    Sau một ngày trời ròng rã trên xe đò, Mã đã đến được Tây An, nơi làm việc theo như hợp đồng. Tuy nhiên, Mã lại phải đi tiếp vì theo những đại diện của ?ocông ty? đi cùng, nơi làm việc của anh đã thay đổi. Cùng với ba người đồng hành khác, Mã bị nhét lên một chiếc ô tô cà tàng để tiếp tục cuộc hành trình. Sau khi lên xe, Mã đề nghị được gọi điện thoại về nhà. ?oKhông được phép? - người của ?ocông ty? lạnh lùng trả lời. Đó là khoảnh khắc mà anh thanh niên nhà nông Mã Dũng Cường hiểu được rằng cuộc đời anh đã bắt đầu bước vào những ngày tồi tệ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự bắt đầu.
    Đến làng Hậu Phượng (tỉnh Sơn Tây), Mã và những người bạn đồng hành xuống xe để nhận ?onhiệm sở?. Đó là một... lò gạch bẩn thỉu, có cánh cổng kiên cố khép kín với hàng rào kẽm gai bao xung quanh. Ngay lập tức, Mã và ba người kia bị đưa thẳng vào công xưởng lò gạch. Hằng ngày, dưới sự canh gác gắt gao của đàn chó dữ và những gã đốc công với những chiếc gậy lăm lăm trong tay, Mã cùng những người khác phải làm việc từ 5 giờ 30 phút cho đến tận 20 giờ 30 phút. Công việc của Mã là vận chuyển gạch và bữa ăn trưa của họ chỉ bắt đầu khi chiếc kim đồng hồ chỉ vào con số 14 giờ 30 phút với thực đơn chủ yếu là bắp cải và bánh ngọt. Những gã đốc công luôn thẳng tay trừng phạt những ai làm việc chậm chạp, tỏ thái độ phàn nàn hoặc thậm chí chỉ vì nói chuyện với người bên cạnh trong khi làm việc. Mã và các đồng nghiệp không được trả lương. Một đêm khuya, lợi dụng bọn đốc công ngủ say, Mã trốn khỏi trại và chui vào một cánh đồng tiêu dưới thung lũng gần lò gạch. Tuy nhiên, cuộc chạy trốn đã trở nên vô ích vì Mã không thể tìm được đường ra và bị bắt lại sau đó. ?oTao sẽ cùm chân mày lại? - gã đốc công vừa giáng cây gậy vào người Mã vừa gầm gừ. Mã quỳ xuống van xin và thề rằng sẽ không bao giờ dám trốn nữa.
    Cuộc đời Mã đã tưởng chừng như sẽ kết thúc ở cái lò gạch địa ngục này thì vận may đã đến với anh. Tháng 6-2007, cảnh sát ập vào lò gạch, Mã cùng với nhiều người khác đã được giải thoát. Một viên cảnh sát dúi vào tay Mã 100 tệ và khuyên anh nên tìm đường về nhà ngay. Đó là kết cục của gần 100 ngày đêm trên hành trình kiếm sống để đời của Mã.
    Mất tiền, mất cả mạng
    Tuy nhiên, số phận của Mã Dũng Cường còn may mắn hơn rất nhiều so với những nô lệ lò gạch ở thị trấn Linh Phong (tỉnh Sơn Tây). Ngày 27-5 vừa qua, cảnh sát vũ trang Trung Quốc đã đột kích một lò gạch ở thị trấn này và sự thật đã khiến nhiều người giật mình: 31 công nhân đóng gạch tại đây đã phải trải qua một quãng đời làm nô lệ thực sự. Họ phải ăn ở trên nền nhà lò gạch, phải làm việc từ 16 đến 20 giờ/ngày, bị giam cầm, đánh đập hết sức tàn bạo. Có người đã loạn trí nhớ, không còn nhớ nổi họ tên và quê quán. Tháng 12-2006, một công nhân 60 tuổi, do không đủ sức làm việc, đã bị một đốc công dùng xẻng đánh đến chết.
    Không giống như Mã Dũng Cường, chuyện về số phận của cậu thanh niên 14 tuổi Hào Bằng của gia đình nông dân Hào Hưng (tỉnh Hà Nam) lại không may mắn như vậy.

    Tình trạng bị đánh đập, ngược đãi như thế này rất thường thấy tại các lò gạch ở Trung Quốc
    Tháng 3-2004, một người đàn ông đến làng và tự xưng là nhân viên tuyển dụng của một nhà hàng ở tỉnh láng giềng. Gã này tuyên bố sẽ trả cho Hào Bằng 500 tệ mỗi tháng kèm bao ăn ở nếu cậu chịu làm bồi bàn ở nhà hàng nơi anh ta đang làm. ?oChúng tôi đã tin vì anh ta là người quen biết của hàng xóm chúng tôi? - bố Hào Bằng kể. Hoàn cảnh kinh tế gia đình ông nông dân Hào Hưng quá khó khăn vì thu nhập của cả nhà chỉ khoảng 2.000 tệ mỗi năm nhờ mấy vụ ngũ cốc và đậu phộng mang lại. Do vậy, khoản tiền 6.000 tệ cho một năm đi làm của con trai tại nhà hàng đã quá hấp dẫn để ông Hào Hưng đồng ý cho Hào Bằng ra đi.
    Trong 6 tháng đầu, gia đình ông Hào Hưng còn liên lạc được với con qua điện thoại di động. Có lần, Hào Bằng đề nghị gia đình gửi cho cậu 3.200 tệ với lý do cần tiền hùn vốn với bạn bè mở nhà hàng. Cả nhà ông Hào Hưng phải chạy đôn chạy đáo vay mượn cho đủ số tiền trên để gửi cho con. Số tài khoản mà gia đình ông Hào Hưng đã chuyển tiền vào không có tên chủ tài khoản. Từ đó đến nay, mặc dù đã ra sức tìm kiếm khắp nơi, gia đình ông Hào Hưng vẫn hoàn toàn mất tin tức về đứa con trai của họ. Số tiền đã gửi vào tài khoản trên xem như đã mất trắng.
    Nhức nhối nạn cưỡng bức lao động trẻ em
    Tháng 5-2007, phóng viên Phó Chấn Trung của Đài Truyền hình Hà Nam, trong quá trình thâm nhập một số lò gạch ở tỉnh Sơn Tây để làm phóng sự điều tra về tình trạng mất tích của trẻ em địa phương, đã công bố một sự thật đau lòng. Đó là tại một số lò gạch, có vô số trẻ vị thành niên phải sống và bị cưỡng bức lao động hết sức tồi tệ. Các em đã phải sống trong những điều kiện khủng khiếp, bị ép làm việc đến kiệt sức, bị đánh đập dã man; có em đã trở thành người câm. Khi Phó đề nghị một ông chủ lò gạch nhượng lại một trong số các lao động nhí này, ông ta không hề giấu giếm: ?oTôi đã phải mất 400 tệ để mua nó về?.

    THANH THẢO
    Kỳ tới: Giải thoát những người khốn cùng

  7. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Quên mất bản thân
    30-09-2007 22:38:24 GMT +7

    Tham gia hoạt động xã hội có thể giúp các bạn trẻ giảm stress. Ảnh: H. Đào
    Áp lực công việc khiến nhiều bạn trẻ không kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng và hay quên. Hậu quả là chất lượng công việc giảm sút, có nguy cơ mất việc...
    Ừ, em phải làm gấp nhưng không được sai sót. Chị sẽ về xem liền?; ?oCần gặp mình à? Suốt tuần này mình bận rồi?...
    Cứ thế, ngồi chưa đầy 30 phút, điện thoại của Hoài Ngọc, quản lý đội ngũ PR của một công ty phần mềm ở quận 3 - TPHCM, liên tục réo. Chưa nói được chuyện gì, Ngọc đã đứng lên xin lỗi bạn bè: ?oMình có việc gấp, phải đi bây giờ?. Mọi người nhìn nhau ngỡ ngàng vì Ngọc thay đổi nhiều quá so với hồi mới ra trường.
    Đẩy bạn bè ra xa
    Ra trường, với ưu thế về ngoại hình và khả năng giao tiếp tốt, Ngọc được nhận vào làm PR cho một công ty phần mềm có tiếng. Những sự kiện do Ngọc phụ trách làm vừa lòng đối tác càng nhiều, cô càng nhanh chóng được cất nhắc lên vị trí quản lý. Từ đó, một phần vì công việc bận rộn, một phần do thấy mình ?ođã có một vị trí nhất định trong xã hội? nên Ngọc trở nên lạnh lùng, kiểu cách và ngày càng ít bạn bè.
    Có phải cuộc sống quá bận rộn đã làm cho mối quan hệ giữa bạn bè ngày càng xa cách? Đem câu hỏi này hỏi một số bạn trẻ thành đạt, chúng tôi nhận được câu trả lời: Thường là vậy! Với thời gian làm việc từ 12 đến 14 giờ mỗi ngày, họ ít có thời gian dành cho bản thân và bè bạn. Từ đó, dù không cố ý nhưng tình cảm bè bạn cứ nhạt dần.
    Mới đây, khi có việc cần gặp Minh Đức, người bạn thân thời đại học đang làm trưởng phòng kinh doanh Công ty H.T (quận 1 - TPHCM), tôi phải ngồi chờ anh gần 3 giờ. Nhìn vẻ mặt mệt mỏi của bạn, tôi đành phải thôi luôn ý định nhờ cậy. Đức bảo tôi: ?oMấy đứa ở phòng mình cũng vậy. Công ty sắp tung ra mặt hàng mới nên phải chuẩn bị quảng cáo, tiếp thị... Làm riết rồi đứa nào cũng bèo nhèo như cái giẻ rách?.
    Không chịu nổi áp lực
    Tin P. Q bị bệnh tâm thần phải bỏ ngang việc học ở nước ngoài, khiến bạn bè bàng hoàng. P. Q là con gái rượu của một giám đốc ngân hàng tại TPHCM. Cô học giỏi, ngoan hiền, là con nhà giàu nhưng sống rất giản dị, hòa đồng, bạn bè đều quý. Mấy năm nay, từ bỏ công việc ở ngân hàng của cha, P. Q đi du học tại Anh. Lấy xong thạc sĩ, cô lại học tiếp chương trình tiến sĩ. Hè năm ngoái, P. Q còn về VN, theo mẹ đi làm từ thiện. Mẹ P. Q cho biết, cô phát bệnh từ đầu năm. Thoạt đầu, mọi người cứ tưởng đó chỉ là trạng thái stress nhất thời mà P. Q đã từng trải qua. Thế nhưng đến tháng 5 thì cô mất ngủ triền miên, bỏ cả ăn uống. Bệnh càng trầm trọng hơn khi P. Q lúc nhớ, lúc quên...
    Lục tìm số liệu các ca tư vấn của Trung tâm Tư vấn Gia đình Việt trong quý III/2007, chúng tôi phát hiện có đến 67/215 ca tư vấn liên quan đến trạng thái trầm cảm do áp lực công việc. Theo ghi nhận, trong số này, có đến hơn 90% làm việc trên 12 giờ mỗi ngày và 87% chỉ ngủ 4 giờ mỗi ngày. Bà Thu Mai, chuyên viên tư vấn của Trung tâm Tư vấn Gia đình Việt, cho biết: ?oTrạng thái thường gặp nhất ở các bạn là cáu bẳn, không kiềm chế được cảm xúc, dễ nổi nóng với người xung quanh và hay quên nhiều việc quan trọng. Hậu quả là chất lượng công việc giảm sút, bị lãnh đạo phê phán, mất lòng tin. Cuối cùng là bị cho nghỉ việc?.
    Đừng trở thành ?otù nhân? của chính mình
    Một điều khá thú vị là trong lúc chúng tôi chuyện trò thì có hai người khách trẻ ghé thăm. Một trong hai người là Tính, ?othân chủ? của các chuyên viên tư vấn. Tính khoe vừa đi du lịch xuyên Việt về và chuẩn bị bắt tay vào công việc ở một công ty mới.
    Chẳng chút ngại ngần, Tính bộc bạch một cách khôi hài: ?oHồi trước tôi làm ở một đơn vị giao nhận kho vận quốc tế. Mê công việc nên hôm nào cũng làm tới 23, 24 giờ đêm; người gầy như con mắm. Người yêu không chịu nổi nên đã chia tay. Qua cú sốc ấy, tôi chợt nhận ra rằng năm nay mình mới 28 tuổi, không thể sống như thể ngày mai là tận thế. Vậy là tôi xin nghỉ việc để tìm một công việc khác, ít áp lực hơn?.
    Theo bà Thu Mai, trường hợp của Tính rất đáng để mọi người suy nghĩ. Say mê công việc là đặc điểm nổi bật của lớp trẻ, nhưng phải biết hài hòa giữa làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, chăm sóc bản thân. Nếu không, các bạn trẻ sẽ trở thành ?otù nhân? của chính mình.
    Ngân Hà
  8. Thí sinh có giọng hát sát thủ Võ Bùi Khánh Uyên sẽ tham gia Universal Idol
    Nha Trang - 28/09/2007 9:01 am
    Kẻ được mệnh danh là sát thủ thi hát Võ Bùi Khánh Uyên sinh sống tại Nha Trang hiện đang được nhiều người ủng hộ tham gia cuộc thi Universal Idol.
    Võ Bùi Khánh Uyên được giám khảo các cuộc thi đánh giá khá cao về phương diện kiên trì vì trong nửa năm qua. Võ Bùi Khánh Uyên đã tham gia sơ sơ khoảng 200 cuộc thi hát lớn nhỏ từ cấp câu câu lạc bộ karaoke cho đến quốc gia, quốc tế tại Nha Trang, với thành tích nổi bật nhất là giải 3 cuộc thi karaoke dành cho 3 người.
    Ca sĩ sát thủSinh ra và lớn lên ở Nha Trang từ nhỏ, Võ Bùi Khánh Uyên đã có thành tích giúp thành viên các gia đình lân cận trở nên miễn nhiễm với các tiếng động ghê rợn của máy xay, máy nghiền, máy đóng cọc, máy trộn bê tông hay tiếng ồn từ các phim kinh dị. Giọng hát của Võ Bùi Khánh Uyên còn có sức tác động đến cả thị trường bất động sản Nha Trang. Dù giá nhà đất khu vực lân cận có tăng chóng mặt thì khu vực Võ Bùi Khánh Uyên sinh sống vẫn luôn là khu vực nhà giá rẻ dành cho người có khả năng chống đỡ với các âm thanh có độ sát thương cao đối với màng nhĩ.
    Được biết Võ Bùi Khánh Uyên bắt đầu tham gia các cuộc thi từ nhỏ và đã tham gia hơn 3000 cuộc thi lớn nhỏ từ lứa tuổi măng non đến trưởng thành. Theo báo cáo, hầu hết thành viên Ban Giám khảo các cuộc thi trên đã phải điều trị lâu dài tại Khoa Tai Mũi Họng sau khi hoàn thành vai trò chấm thi của mình.
    Yo
    <a href=''http://www.yobanbe.com/yo/fakeview/view.26559.html''>Giọng hát sát thủ</a>
  9. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Ngất, có cả hình cơ á
  10. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    SỐNG


    "Hội chứng" thiêu thân
    Thứ ba, 16/10/2007, 10:44 GMT+7
    Sống trong thế giới phẳng, con người đang phải quay cuồng với nhịp độ chóng mặt của cuộc sống hiện đại. Trên đường đua của cuộc đời, chúng ta đương nhiên phải bỏ qua nhiều thứ. Người ta bắt đầu thấy tiếc và đang kêu gọi sống chậm lại.
    Bây giờ chẳng cần kêu gọi "nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ", người ta cũng lao rầm rầm ra đường. Người nào người nấy đều vội vã, nhiều tham vọng để mình không bị tụt hậu.
    Nhanh chóng mặt
    Một trong những lí do diễn ra cảnh tắc đường thường xuyên của một thành phố lớn có lẽ chính vì ai cũng vội vã. Chẳng ai chịu nhường nhau. Ai cũng cố chen, cố nhích để tìm cho mình một lối đi, để không bị tụt lại.
    Đi phải nhanh và ăn cũng phải nhanh. Những KFC, Loteria phục vụ những bữa ăn mọc lên như nấm trên các đường phố. Người ta lựa chọn nó đôi khi không phải vì nó ngon mà vì nó nhanh, tiện.

    (Ảnh minh họa)
    Anh Tuấn Anh (35 tuổi, trưởng phòng kinh doanh của một công ty tư nhân) luôn bắt đầu công việc vào lúc 8h sáng, kết thúc công việc vào lúc 10h đêm. Đấy là chưa kể có những hôm anh phải mang việc về nhà làm cả đêm. Bữa trưa, bữa tối chỉ là cái cớ để gặp đối tác làm ăn. Lúc nào anh cũng quay cuồng với quá nhiều dự án, quá nhiều chiến lược, chiến dịch kinh doanh của công ty. Thậm chí vài ngày liền anh và con trai chẳng nói với nhau được câu nào.
    Đây cũng là hình ảnh quen thuộc, tiêu biểu của nhiều người đàn ông hiện đại. Họ chỉ biết lao đầu vào công việc, cuối tháng mang tiền về cho vợ mà không biết vợ con sống thế nào. Không kém cạnh, rất nhiều phụ nữ ngày nay cũng xoay chóng mặt với những mục tiêu riêng. Thậm chí mọi mối quan hệ tình cảm, trách nhiệm với nhau rũ bỏ cũng nhanh. Yêu nhanh, lấy nhanh, bỏ nhau cũng nhanh.
    Khái niệm nhịp sống
    Để dùng một khái niệm chuẩn cho hiện tượng này, theo TS Ngô Thanh Hồi (Giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, Hà Nội) được gọi là nhịp sống. Nhịp sống là tốc độ sống nhanh hay chậm của xã hội. Một trong những xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại chính là sống nhanh. Trên đà một nước đang phát triển, hội nhập thế giới, Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của guồng quay cuộc sống hiện đại này. Đây cũng là một thử thách chung buộc con người ta phải thích nghi. Tuy nhiên nhiều người bị ảnh hưởng quá mạnh bởi nhịp sống này khiến họ sống nhanh, sống gấp gây ra hội chứng thiêu thân.
    Nhiều người cho rằng: xã hội hiện đại giống như một đường cao tốc, chúng ta buộc phải chạy nhanh, chạy đúng tốc độ quy định thì mới không bị xe khác tông hay bị bật ra ngoài, tụt lại đằng sau. Chính vì vậy triết lí của những người sống nhanh là: muốn có tiền tài, địa vị thì phải xoay như chong chóng, phải biết tận dụng mọi cơ hội. Cơ hội không dành cho những kẻ chậm chân, phải biết tham vọng...
    Theo


    Ôi,Xã Hội...

Chia sẻ trang này