1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giùm bạn! ^Ô^

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi vo_thuong_man, 19/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Cứu ai, và cứu như thế nào?

    Thị trường chứng khóan hiện nay đang có lợi cho ai?
    TTO - Đọc bài viết "Chứng khoán đã được cứu" trên quý báo, tôi chạnh lòng khi nghĩ tới cảnh tình của những người thu nhập thấp trong xã hội ta.
    >> Chứng khoán đã được cứu
    Trước hết nói về thị trường chứng khoán và bất động sản: Khi "vào thời" của chứng khoán và bất động sản, chỉ một bộ phận nhỏ trong xã hội được hưởng lợi, mà người ta có thể gọi họ với nhiều tên gọi mỹ miều: các "đại gia", các "nhà đầu tư", ... Khi đó xã hội được hưởng lợi gì từ họ thì chưa rõ, duy có một điều thấy rõ là mức lạm phát tăng cao không kiểm soát được.
    Các phân tích của các chuyên gia tài chính, Chứng khoán trong thời gian qua cũng phản ánh một phần nào: Chứng khoán chưa thực sự trở thành một kênh huy động vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh, mà thực chất các công ty chủ yếu sử dụng tiền để tái đầu tư vào thị trường tài chính và bất động sản.
    Vậy mới có cái cảnh nhà nhà làm ngân hàng, người người làm bất động sản. Tôi xin lấy một ví dụ đã tạo nên một vòng luẩn quẩn như sau: Một công ty cổ phần, phát hành một lượng cổ phiếu với giá thị trường cao gấp 5 - 6 lần mệnh giá. Huy động được lượng vốn lớn này, ngay lập tức người ta đầu tư bằng cách chọn một số loại cổ phiếu "blue-chip" nào để mua hoặc thậm chí làm cổ đông chiến lược. Phần khác thì bỏ tiền vào mua đất.
    Lúc này họ có thể mua đất với giá gấp hai ba lần giá thị trường cũng không sao. Với thông tin mua được miếng đất đó, giá cổ phiếu của họ ngay lập tức tăng lên. Lúc này công ty cổ phần không hưởng lợi trực tiếp nữa mà là "đất" cho các nhà đầu tư kiếm lời, lướt sóng. Riêng về cái dự án nhà đất kia, đầu vào là giá đất đã cao thì đương nhiên đầu ra giá bán cao ngất ngưởng.
    Tất nhiên là sẽ có những nhà đầu cơ thu mua và đem lại lợi nhuận cao. Nhưng thay vì chi tiền lời dự án đó cho cổ đông, công ty cổ phần sẽ phát hành thêm cổ phiếu "thưởng". Cổ đông quên mất là cái miếng đất đã được sử dụng rồi, đâu còn để tiếp tục mang lợi nhuận về cho công ty? Khi này công ty cổ phần lại tiếp tục chạy các dự án mới, giá đất tăng, và nguồn cung cho đất cũng giảm theo.
    Khi đó cổ đông mất niềm tin, giá cổ phiếu xuống, thị trường nhà đất đóng băng, ... và các đại gia đang có nguy cơ từ tỷ tỷ phú trở thành tỷ phú...
    Thì may thay, họ đã được cứu!!!
    Vậy nên tôi xin đưa ra mấy câu hỏi mong được tòa soạn giúp lấy ý kiến:
    1. Cứu thị trường Nhà đất thì người dân có được hưởng lợi gì? Liệu nhà nước có tính đến quyền lợi của những người nghèo và thu nhập trung bình? Họ đã không mua được nhà thì phải đi thuê. Mà nhà đất giá cao thì đương nhiên tiền thuê nhà tăng, có phải thu nhập của người không nhà sẽ giảm?
    2. Thị trường chứng khoán tăng trở lại, vậy có thực sự có thêm một lượng vốn bỏ vào các dự án sản xuất kinh doanh thực sự, tạo thêm công việc, thu nhập cho người nghèo?
    3. Khi đồng USD còn mạnh, chúng ta vẫn quản lý ngoại hối rất tốt. Nay thì nó không ổn định và suy yếu. Vậy lý do gì mà ta lại lệ thuộc vào USD nhiều thế? Cái ý định cho cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài mua trực tiếp bằng tiền USD có phải là đô la hóa nền kinh tế? Còn nếu bán USD để mua tiền Việt thì làm sao ngăn được lạm phát?
    4. Và câu hỏi cuối cùng của tôi là vậy thì ai sẽ cứu người nghèo, các tầng lớp cán bộ công nhân viên có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội ta, mà tiếc thay vẫn còn chiếm tỷ lệ đa số?
    Tôi hiện đang điều hành một công ty có gần 100 công nhân. Tết vừa qua, tìm mọi cách giảm chi phí cũng chỉ tăng được 10% lương cho công nhân. Trong công ty vẫn còn một số lao động công nhật với thu nhập chỉ khoảng 1 triệu đồng. Cảm thấy áy náy mà lực bất tòng tâm vì tăng lương nữa thì ngoài khả năng của công ty. Nói thật, tôi chẳng dám nghĩ đến việc họ sẽ sống ra sao với 1 triệu đồng một tháng trong cơn bão giá hiện nay.
    Vậy Báo Tuổi Trẻ có thể hỏi giúp tôi, ai là người cần cứu ngay và đáng cứu, các "đại gia" hay những người lao động? Và cứu như thế nào?
    Mong lắm nhận được sự đồng cảm của quý báo. Trân trọng và cảm ơn
    HOÀNG CUNG
  2. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0



    Thứ Ba, 24/06/2008, 07:10
    Bộ GD&ĐT công khai việc tuyển Thứ trưởng
    TP - Hôm qua, ngày 23/6, Bộ GD&ĐT đã cho đăng trên trang web của Bộ (http://www.moet.gov.vn) thông báo về việc giới thiệu ứng cử viên chức danh Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

    Theo đó, Bộ GD&ĐT đang chuẩn bị ?okhuyết? một vị trí Thứ trưởng phụ trách nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; đào tạo với nước ngoài... (do Thứ trưởng Trần Văn Nhung sẽ nghỉ hưu vào tháng 10 năm 2008). Kèm theo thông báo là các tiêu chí cụ thể.
    Ai có thể tham gia ứng cử?
    Theo thông báo về việc giới thiệu ứng cử viên chức danh Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ứng cử viên phải có độ tuổi không quá 55 (nam giới) hoặc 50 (nữ giới), có sức khỏe, có học vị tiến sĩ, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phổ biến (ưu tiên tiếng Anh); đã hoặc đang làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh/ thành phố, lãnh đạo các trường ĐH hoặc CĐ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT.
    Ứng cử viên được yêu cầu hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao; Trung thực, có phẩm chất, đạo đức tốt; tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục đại học...
    Theo thông báo ?onhững người tự thấy có đủ điều kiện và có nguyện vọng được xem xét giữ trách nhiệm Thứ trưởng Bộ GD&ĐT gửi lý lịch về Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT, số 49 đường Đại Cồ Việt, Hà Nội, trước ngày 5/7/2008?.
    Ngoài việc đăng thông báo trên mạng, Bộ GD&ĐT cũng đã gửi công văn về các địa phương, các trường ĐH, CĐ và các đơn vị trực thuộc Bộ để đề nghị các địa phương, các trường giới thiệu ứng cử viên cho chức danh này của Bộ.
    Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT cho biết, chiều 23/6, chính Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Cục CNTT đưa các thông báo cũng như công văn trên lên trên trang web của Bộ.

    Cuộc ?ocách mạng? tuyển lãnh đạo của Bộ GD&ĐT sẽ tạo ra động lực mới cho lĩnh vực GD&ĐT?
    Qua vòng loại sẽ thuyết trình trước ban giám khảo
    Theo ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD&ĐT), đây không phải là lần đầu tiên Bộ GD&ĐT tiến hành hình thức thông báo tuyển công khai, rộng rãi các vị trí lãnh đạo ở cơ quan Bộ GD&ĐT.
    Cách đây không lâu, Bộ GD&ĐT cũng đã tuyển chức danh Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hình thức động và mở này.
    Tuy nhiên, lúc đó việc thông báo tuyển chọn chỉ mới gửi cho các địa phương, các trường và các đơn vị có khả năng có ?onguồn? chứ chưa thông báo lên mạng rộng rãi như hiện nay. Kết quả có 8 hồ sơ được gửi về Bộ GD&ĐT. Qua khâu tuyển chọn hồ sơ, 6 ứng cử viên đã bị loại. Có 2 ứng cử viên được vào vòng cuối cùng để ?othi đấu? với nhau.
    Vào ?ocuộc đấu?, 2 ứng viên lần lượt tranh tài bằng cách thuyết trình về dự kiến kế hoạch công việc mình sẽ thực hiện nếu được vào cương vị mới.
    Ban giám khảo gồm toàn bộ thành viên trong Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT. Sau phần thuyết trình của 2 ứng cử viên, ban giám khảo phản biện, thảo luận và từng người đưa ra nhận xét. Rốt cục, ông Phạm Mạnh Hùng (nguyên Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên) được lựa chọn.
    Ông Bùi Mạnh Nhị nói: ?oTrong cuộc tuyển chọn đó, các thành viên Ban cán sự Đảng của Bộ đã dễ dàng thống nhất với nhau nên không cần phải biểu quyết. Tuy nhiên, với các cuộc tuyển chọn về sau này, nếu cần biểu quyết thì Ban cán sự Đảng sẽ biểu quyết?.
    Về cuộc tuyển chọn Thứ trưởng lần này, hình thức tuyển chọn cũng tương tự. Sau ngày 5/7, Bộ GD&ĐT sẽ báo cho các ứng viên thời gian thi tuyển. Đồng thời, Bộ sẽ gửi cho các ứng viên chương trình và kế hoạch công tác, nhiệm vụ của Bộ để các ứng cử viên chuẩn bị kế hoạch hành động cho bản thân mình.
    Theo ông Bùi Mạnh Nhị, lãnh đạo Bộ GD&ĐT hy vọng hình thức thi tuyển này sẽ giúp Bộ tuyển chọn được cán bộ vừa có tâm huyết, vừa có năng lực làm việc ở những vị trí chủ chốt trong cơ quan Bộ.
    Trước khi quyết định tuyển chọn Thứ trưởng đợt này bằng hình thức thi tuyển, Bộ GD&ĐT đã báo cáo trực tiếp trong các cuộc họp cũng như qua các văn bản với Ban tổ chức Trung ương, Ban cán sự Đảng Chính phủ, Bộ nội vụ và đều nhận được sự tán đồng.
    Quý Hiên

    ***Mình có nên apply ko nhỉ???

Chia sẻ trang này