1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giùm bạn! ^Ô^

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi vo_thuong_man, 19/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SATHUKHONGVOTINH

    SATHUKHONGVOTINH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    5.343
    Đã được thích:
    1
    Hè mà có thời gian đi du lịch thì tuyệt thật đấy....
  2. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    SỐNG
    Kết hôn thời công nghệ
    Lấy nhau qua tin nhắn
    Thứ bảy, 2/6/2007, 15:12 GMT+7
    Lâu nay, người ta vẫn công nhận một thứ tình yêu nhanh chóng kiểu như tình yêu sét đánh. Và xét cho cùng người ta yêu nhau dưới dạng bất cứ tình yêu nào cũng đều xuất phát từ cảm xúc của trái tim.
    Thời công nghệ hiện đại này cho phép người ta được làm quen, được bày tỏ, được thể hiện nhiều cách yêu hơn và vì thế việc tìm bạn đời cũng trở nên dễ dàng hơn. Qua những dòng tin nhắn qua chiếc điện thoại cầm tay, hay một vài cái nickname chát qua Internet người ta có thể yêu nhau rồi đi đến hôn nhân. Tất cả những việc đó đều không có gì để nói nếu như người ta không quá vội vàng, không quá cảm tính, coi hôn nhân là chuyện cảm xúc nhất thời...
    Có ai đó đã đưa ra lời khuyên cho rất nhiều bạn trẻ rằng: Thời công nghệ hiện đại này trên hành trình đi tìm bạn trăm năm nên có chiếc điện thoại cầm tay. Đó vừa là một cách thể hiện bản thân cũng là một phương tiện hữu hiệu để tìm tình yêu và xây một tổ ấm... Thật đáng tiếc cho những ai quá lạm dụng lời khuyên này vào việc đi đến quyết định hôn nhân chỉ qua những tin nhắn ngọt ngào...
    kethon.jpg
    Chỉ vì một thói quen nhắn tin, quen được quan tâm yêu chiều qua tin nhắn mà họ đã vội vàng làm đám cưới để rồi lại đi đến một quyết định đáng buồn là ly hôn (Ảnh minh họa)
    Yêu thời điện thoại
    Gặp nhau một lần trong quán trà, nhìn thấy Phương có vẻ dễ thương, Nam khéo léo nhờ một cậu bé nhân viên phục vụ xin số điện thoại của Phương. Bắt đầu từ lúc đó, Nam gửi những tin nhắn ngọt ngào cho Phương.
    Lúc đầu, Phương cũng không để ý lắm đến những tin nhắn đó bởi cô thấy đó là một trò vô bổ. Thế nhưng những tin nhắn hết sức dễ thương, quyến rũ của Nam đã làm cho Phương không thể không hồi âm.
    Đã vậy, Nam còn bỏ ra một chút thời gian để đi theo Phương đến quán trà mà cô hay lui tới. Nam chưa xuất hiện trước mặt Phương mà vội đặt mục tiêu ngỏ lời thành công với cô qua những dòng tin nhắn mới ?oxuất đầu lộ diện?.
    Đêm nào Nam cũng gửi đi vài chục tin nhắn cho Phương và cũng nhận lại được chừng ấy tin nhắn của cô. Dần dần, cả hai như nghiện tin nhắn, nghiện số điện thoại của nhau, bất cứ lúc nào cũng lướt tay trên bàn phím điện thoại gửi tin nhắn cho nhau. Cả hai đều cảm thấy yêu nhau lúc nào không biết.
    Và lời yêu được cả Phương và Nam dễ dàng trao gửi đến nhau. Đến lúc này, Nam mới quyết định gặp Phương. Lần gặp nhau đầu tiên trò chuyện, tuy cả hai đều có chút gì đó hơi thất vọng bởi không ai nói được những điều giống như tin nhắn hay nói. Nhưng cả hai đều cố gạt đi với suy nghĩ: Gặp nhau lần đầu ngại ngùng nên không nói được điều hay ho là chuyện đương nhiên. Thế là cả hai lại tiếp tục yêu nhau qua tin nhắn.
    Điều trùng hợp của Nam và Phương là chỉ thích trò chuyện qua tin nhắn điện thoại vì dường như cả hai đều sợ nếu gặp nhau sẽ mất đi những điều êm dịu mà cả hai đã trao cho nhau qua những dòng tin mỗi đêm. Họ yêu nhau say đắm, nồng nàn qua chiếc điện thoại dù số lần gặp nhau rất ít.
    Một đêm nọ, cảm thấy không thể sống thiếu Phương, không thể cứ nhắn tin mà cả hai phải ?oở hai đầu nỗi nhớ?, Nam nhắn cho Phương rủ cô làm đám cưới. Phương cũng cảm nhận được nỗi cô đơn khi đêm về cứ làm bạn với chiếc điện thoại, chỉ gửi đi những nhớ thương mà không được một bờ vai đàn ông che chở. Và ngay hôm sau, cả hai hẹn gặp nhau bàn chuyện làm đám cưới.
    Lấy nhau - chiếc điện thoại tội đồ
    Đám cưới của Nam và Phương diễn ra nhanh chóng. Cả hai gia đình cũng lấy làm phấn khởi bởi cô dâu và chú rể đều đã ở tuổi phải ?odựng vợ gả chồng?.
    Nam và Phương trong lễ thành hôn thấy hạnh phúc rạng ngời tuy cả hai cùng có những dự cảm mơ hồ nào đó về sự vội vàng của mình. Nhưng rồi những tin nhắn ngọt ngào mà hai người đã gửi cho nhau như một động lực, như một niềm tin để cả hai cùng hy vọng vào tương lai của một tổ ấm bền lâu.
    Trong tuần trăng mật dù lúc nào cũng kè sát bên nhau nhưng vợ chồng Nam vẫn giữ thói quen gửi cho nhau những tin nhắn âu yếm, yêu thương. Nhưng rồi chỉ sau tuần trăng mật ít hôm, khi cả hai bắt đầu phải xây dựng một cuộc sống riêng thì những vấn đề mới nảy sinh.
    Phương vốn không phải là một phụ nữ đảm đang nên những công việc nội trợ cô luôn tỏ ra lúng túng. Còn Nam lại rất hy vọng rằng Phương sẽ là một cô vợ chăm sóc tốt cho anh - giống như sự dịu dàng, đằm thắm mà cô vẫn thể hiện qua những tin nhắn ngày yêu nhau.
    Và rồi Nam sớm thất vọng bởi Phương có nhiều lối cư xử hết sức vụng về và có phần thô lỗ. Phương hoàn toàn không giống như người Nam yêu qua những tin nhắn. Ngược lại thì Phương cũng nhận ra rằng chồng mình không phải là một người đàn ông bao dung và lịch lãm giống như những gì mà anh đã thể hiện qua chiếc điện thoại di động. Nam cũng không chiều chuộng cô như đã yêu chiều, săn sóc qua những lời trao gửi ngọt ngào.
    Dần dần, cả Nam và Phương đều nhận ra rằng giữa họ là một khoảng cách quá lớn cả về tình cảm lẫn quan điểm, lối sống... Cuộc sống vợ chồng của Nam và Phương trôi qua trong không khí ngột ngạt, nặng nề mà cả hai đều cảm thấy ức chế, đều cảm thấy ân hận vì sự vội vàng của mình.
    Giữa họ chưa từng có sự hòa hợp nào nên những mâu thuẫn lớn nhỏ cứ phát sinh mỗi ngày. Và khi Phương cảm thấy rằng cần phải giải phóng mình khỏi cuộc hôn nhân ?ovô lý? này để tránh những hậu quả xấu hơn cũng là lúc Nam đề nghị ly hôn.
    Bạn bè cũng như gia đình của hai người biết con đường dẫn đến đám cưới và cuộc ly hôn của Nam và Phương đều cảm thấy xót xa. Bởi họ đã quá coi nhẹ chuyện hôn nhân, quá cảm tính, quá bột phát khi quyết định chuyện trăm năm của đời mình...
    Thời công nghệ hiện đại này, không thiếu gì những cặp uyên ương tìm đến với nhau, say đắm với một tình yêu chỉ qua chiếc điện thoại di động. Và rồi trở nên vội vàng đi đến hôn nhân. Kết quả sau cùng của nhiều cặp uyên ương này đa phần cùng chung số phận giống như tổ ấm của Nam và Phương.
    Thực tế và cũng là theo các chuyên gia tâm lý thì khi thể hiện mình qua chiếc điện thoại di động thì dường như ai cũng trở nên lý tưởng hơn, dễ hấp dẫn đối phương hơn. Chính vì thế cả hai đều dễ làm cho nhau cảm giác như đã tìm thấy một nửa đích thực của mình nên mới nhanh chóng đi đến quyết định hôn nhân.
    Và khi gặp nhau trong cuộc sống đời thường, đối mặt với những phức tạp thực sự của đời sống vợ chồng họ dễ thất vọng, dễ đổ vỡ về nhau. Đó là lời lý giải vì sao nhiều cặp uyên ương yêu nhau say đắm qua chiếc điện thoại nhưng cũng nhanh chóng tan vỡ cuộc hôn nhân khi nhìn thấy hết những gì mà chiếc điện thoại không bộc lộ được...
    Theo Thu Giang
    phunuvn.gif
  3. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    SỐNG
    Kết hôn thời công nghệ
    Lấy nhau qua tin nhắn
    Thứ bảy, 2/6/2007, 15:12 GMT+7
    Lâu nay, người ta vẫn công nhận một thứ tình yêu nhanh chóng kiểu như tình yêu sét đánh. Và xét cho cùng người ta yêu nhau dưới dạng bất cứ tình yêu nào cũng đều xuất phát từ cảm xúc của trái tim.
    Thời công nghệ hiện đại này cho phép người ta được làm quen, được bày tỏ, được thể hiện nhiều cách yêu hơn và vì thế việc tìm bạn đời cũng trở nên dễ dàng hơn. Qua những dòng tin nhắn qua chiếc điện thoại cầm tay, hay một vài cái nickname chát qua Internet người ta có thể yêu nhau rồi đi đến hôn nhân. Tất cả những việc đó đều không có gì để nói nếu như người ta không quá vội vàng, không quá cảm tính, coi hôn nhân là chuyện cảm xúc nhất thời...
    Có ai đó đã đưa ra lời khuyên cho rất nhiều bạn trẻ rằng: Thời công nghệ hiện đại này trên hành trình đi tìm bạn trăm năm nên có chiếc điện thoại cầm tay. Đó vừa là một cách thể hiện bản thân cũng là một phương tiện hữu hiệu để tìm tình yêu và xây một tổ ấm... Thật đáng tiếc cho những ai quá lạm dụng lời khuyên này vào việc đi đến quyết định hôn nhân chỉ qua những tin nhắn ngọt ngào...
    kethon.jpg
    Chỉ vì một thói quen nhắn tin, quen được quan tâm yêu chiều qua tin nhắn mà họ đã vội vàng làm đám cưới để rồi lại đi đến một quyết định đáng buồn là ly hôn (Ảnh minh họa)
    Yêu thời điện thoại
    Gặp nhau một lần trong quán trà, nhìn thấy Phương có vẻ dễ thương, Nam khéo léo nhờ một cậu bé nhân viên phục vụ xin số điện thoại của Phương. Bắt đầu từ lúc đó, Nam gửi những tin nhắn ngọt ngào cho Phương.
    Lúc đầu, Phương cũng không để ý lắm đến những tin nhắn đó bởi cô thấy đó là một trò vô bổ. Thế nhưng những tin nhắn hết sức dễ thương, quyến rũ của Nam đã làm cho Phương không thể không hồi âm.
    Đã vậy, Nam còn bỏ ra một chút thời gian để đi theo Phương đến quán trà mà cô hay lui tới. Nam chưa xuất hiện trước mặt Phương mà vội đặt mục tiêu ngỏ lời thành công với cô qua những dòng tin nhắn mới ?oxuất đầu lộ diện?.
    Đêm nào Nam cũng gửi đi vài chục tin nhắn cho Phương và cũng nhận lại được chừng ấy tin nhắn của cô. Dần dần, cả hai như nghiện tin nhắn, nghiện số điện thoại của nhau, bất cứ lúc nào cũng lướt tay trên bàn phím điện thoại gửi tin nhắn cho nhau. Cả hai đều cảm thấy yêu nhau lúc nào không biết.
    Và lời yêu được cả Phương và Nam dễ dàng trao gửi đến nhau. Đến lúc này, Nam mới quyết định gặp Phương. Lần gặp nhau đầu tiên trò chuyện, tuy cả hai đều có chút gì đó hơi thất vọng bởi không ai nói được những điều giống như tin nhắn hay nói. Nhưng cả hai đều cố gạt đi với suy nghĩ: Gặp nhau lần đầu ngại ngùng nên không nói được điều hay ho là chuyện đương nhiên. Thế là cả hai lại tiếp tục yêu nhau qua tin nhắn.
    Điều trùng hợp của Nam và Phương là chỉ thích trò chuyện qua tin nhắn điện thoại vì dường như cả hai đều sợ nếu gặp nhau sẽ mất đi những điều êm dịu mà cả hai đã trao cho nhau qua những dòng tin mỗi đêm. Họ yêu nhau say đắm, nồng nàn qua chiếc điện thoại dù số lần gặp nhau rất ít.
    Một đêm nọ, cảm thấy không thể sống thiếu Phương, không thể cứ nhắn tin mà cả hai phải ?oở hai đầu nỗi nhớ?, Nam nhắn cho Phương rủ cô làm đám cưới. Phương cũng cảm nhận được nỗi cô đơn khi đêm về cứ làm bạn với chiếc điện thoại, chỉ gửi đi những nhớ thương mà không được một bờ vai đàn ông che chở. Và ngay hôm sau, cả hai hẹn gặp nhau bàn chuyện làm đám cưới.
    Lấy nhau - chiếc điện thoại tội đồ
    Đám cưới của Nam và Phương diễn ra nhanh chóng. Cả hai gia đình cũng lấy làm phấn khởi bởi cô dâu và chú rể đều đã ở tuổi phải ?odựng vợ gả chồng?.
    Nam và Phương trong lễ thành hôn thấy hạnh phúc rạng ngời tuy cả hai cùng có những dự cảm mơ hồ nào đó về sự vội vàng của mình. Nhưng rồi những tin nhắn ngọt ngào mà hai người đã gửi cho nhau như một động lực, như một niềm tin để cả hai cùng hy vọng vào tương lai của một tổ ấm bền lâu.
    Trong tuần trăng mật dù lúc nào cũng kè sát bên nhau nhưng vợ chồng Nam vẫn giữ thói quen gửi cho nhau những tin nhắn âu yếm, yêu thương. Nhưng rồi chỉ sau tuần trăng mật ít hôm, khi cả hai bắt đầu phải xây dựng một cuộc sống riêng thì những vấn đề mới nảy sinh.
    Phương vốn không phải là một phụ nữ đảm đang nên những công việc nội trợ cô luôn tỏ ra lúng túng. Còn Nam lại rất hy vọng rằng Phương sẽ là một cô vợ chăm sóc tốt cho anh - giống như sự dịu dàng, đằm thắm mà cô vẫn thể hiện qua những tin nhắn ngày yêu nhau.
    Và rồi Nam sớm thất vọng bởi Phương có nhiều lối cư xử hết sức vụng về và có phần thô lỗ. Phương hoàn toàn không giống như người Nam yêu qua những tin nhắn. Ngược lại thì Phương cũng nhận ra rằng chồng mình không phải là một người đàn ông bao dung và lịch lãm giống như những gì mà anh đã thể hiện qua chiếc điện thoại di động. Nam cũng không chiều chuộng cô như đã yêu chiều, săn sóc qua những lời trao gửi ngọt ngào.
    Dần dần, cả Nam và Phương đều nhận ra rằng giữa họ là một khoảng cách quá lớn cả về tình cảm lẫn quan điểm, lối sống... Cuộc sống vợ chồng của Nam và Phương trôi qua trong không khí ngột ngạt, nặng nề mà cả hai đều cảm thấy ức chế, đều cảm thấy ân hận vì sự vội vàng của mình.
    Giữa họ chưa từng có sự hòa hợp nào nên những mâu thuẫn lớn nhỏ cứ phát sinh mỗi ngày. Và khi Phương cảm thấy rằng cần phải giải phóng mình khỏi cuộc hôn nhân ?ovô lý? này để tránh những hậu quả xấu hơn cũng là lúc Nam đề nghị ly hôn.
    Bạn bè cũng như gia đình của hai người biết con đường dẫn đến đám cưới và cuộc ly hôn của Nam và Phương đều cảm thấy xót xa. Bởi họ đã quá coi nhẹ chuyện hôn nhân, quá cảm tính, quá bột phát khi quyết định chuyện trăm năm của đời mình...
    Thời công nghệ hiện đại này, không thiếu gì những cặp uyên ương tìm đến với nhau, say đắm với một tình yêu chỉ qua chiếc điện thoại di động. Và rồi trở nên vội vàng đi đến hôn nhân. Kết quả sau cùng của nhiều cặp uyên ương này đa phần cùng chung số phận giống như tổ ấm của Nam và Phương.
    Thực tế và cũng là theo các chuyên gia tâm lý thì khi thể hiện mình qua chiếc điện thoại di động thì dường như ai cũng trở nên lý tưởng hơn, dễ hấp dẫn đối phương hơn. Chính vì thế cả hai đều dễ làm cho nhau cảm giác như đã tìm thấy một nửa đích thực của mình nên mới nhanh chóng đi đến quyết định hôn nhân.
    Và khi gặp nhau trong cuộc sống đời thường, đối mặt với những phức tạp thực sự của đời sống vợ chồng họ dễ thất vọng, dễ đổ vỡ về nhau. Đó là lời lý giải vì sao nhiều cặp uyên ương yêu nhau say đắm qua chiếc điện thoại nhưng cũng nhanh chóng tan vỡ cuộc hôn nhân khi nhìn thấy hết những gì mà chiếc điện thoại không bộc lộ được...
    Theo Thu Giang
    phunuvn.gif
  4. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ 9x: Đến thế này chăng!
    Thứ hai, 4/6/2007, 10:28 GMT+7
    ?oMinh` chua lam` bai` kiem tra vi` min`h nghi hoc. bj om?T..min`h co giay phep dang` hoang` the ma no... cho kiem tra lai. rui` no tu. dien` diem? kem oi la kem?T vao` cho minh...? (mình chưa làm bài kiểm tra vì mình nghỉ học, bị ốm... mình có giấy phép đàng hoàng thế mà nó đ... cho kiểm tra lại, rồi tự nó điền điểm kém vào cho mình...)
    blog.jpgMới nhìn vào, hẳn chẳng ai có thể tưởng tượng nó được một nữ sinh trung học viết về cô giáo của mình. Đoạn entry với rất nhiều lời nhục mạ của cô học sinh này nhận được đến 62 comment cả đồng tình và phản bác.
    Bài viết mang tên ?odjs me con phò? này được viết ra bởi blogger ?oHương ỉn?, một nữ sinh lớp 11 Trường THPT Đống Đa, Hà Nội. Nội dung xoay quanh việc cô bé này bị ốm không đi thi, bị cô giáo cho điểm thấp. Chưa kể việc đúng sai trong chuyện này, chỉ riêng những dòng chữ chửi rủa dùng những từ ngữ ?ođầu đường xó chợ? đã khiến rất nhiều blogger ?ophát sốt?. Không ai ngờ một cô bé xinh xắn như thế lại có thể phát ngôn, chửi rủa cô giáo dạy mình bằng văn phong như thế.
    Rất nhiều blogger đã lên tiếng ?osửa sai? nhưng đều bị nhận phản ứng ghê gớm của chủ nhân blog. Thậm chí, ngay trong entry của mình, khi bị phản bác, cô bé còn tiếp tục viết thêm vào bài viết và tuyên bố: ?oTao viết cái này để thay mặt toàn thể lớp 11... chứ đ... phải riêng tao...?. Điều lạ hơn là rất nhiều bạn bè của cô bé này tỏ ra đồng tình với cách chửi của cô. Trong phần comment, blogger ju[N}... đồng tình: ?oHay... tao ghét nó...?. Thậm chí, một cô bé cùng lớp là Hong... còn nổi đóa lên giùm bạn khi có nhiều lời góp ý: ?oChửi chết nó đi...?. Chủ nhân của blog cùng entry trên hiện đang rất ?onổi tiếng? trong giới học sinh Hà Nội.
    Khá nhiều forum của các trường THPT đã lấy nội dung entry về và đưa lên cho bàn dân thiên hạ ?ochiêm ngưỡng?. Càng đáng lo ngại hơn khi trong số những học sinh các trường khác, số người đồng tình với những lời lẽ này lại không phải ít. Bởi, với một bộ phận dân 9X, chuyện này đã quá bình thường. Blogger Kira, một người từng vào blog này có để lại comment: ?oKhông biết sau cái comment này của tôi em có ?ođáp trả? lại như những cái ở trên kia không nhưng khi em đọc được thì làm ơn suy nghĩ lại xem sự khác biệt của em với những người khác trong xã hội này. Tôi vẫn mong có ngày em sẽ nhận ra, chưa quá muộn đâu?. Nhiều blogger chỉ còn biết cảm thán: ?o9X bây giờ kinh thật. 9X như thế thì vứt đi?.
    Theo Đăng Nguyên
    nguoilaodong.gif
  5. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ 9x: Đến thế này chăng!
    Thứ hai, 4/6/2007, 10:28 GMT+7
    ?oMinh` chua lam` bai` kiem tra vi` min`h nghi hoc. bj om?T..min`h co giay phep dang` hoang` the ma no... cho kiem tra lai. rui` no tu. dien` diem? kem oi la kem?T vao` cho minh...? (mình chưa làm bài kiểm tra vì mình nghỉ học, bị ốm... mình có giấy phép đàng hoàng thế mà nó đ... cho kiểm tra lại, rồi tự nó điền điểm kém vào cho mình...)
    blog.jpgMới nhìn vào, hẳn chẳng ai có thể tưởng tượng nó được một nữ sinh trung học viết về cô giáo của mình. Đoạn entry với rất nhiều lời nhục mạ của cô học sinh này nhận được đến 62 comment cả đồng tình và phản bác.
    Bài viết mang tên ?odjs me con phò? này được viết ra bởi blogger ?oHương ỉn?, một nữ sinh lớp 11 Trường THPT Đống Đa, Hà Nội. Nội dung xoay quanh việc cô bé này bị ốm không đi thi, bị cô giáo cho điểm thấp. Chưa kể việc đúng sai trong chuyện này, chỉ riêng những dòng chữ chửi rủa dùng những từ ngữ ?ođầu đường xó chợ? đã khiến rất nhiều blogger ?ophát sốt?. Không ai ngờ một cô bé xinh xắn như thế lại có thể phát ngôn, chửi rủa cô giáo dạy mình bằng văn phong như thế.
    Rất nhiều blogger đã lên tiếng ?osửa sai? nhưng đều bị nhận phản ứng ghê gớm của chủ nhân blog. Thậm chí, ngay trong entry của mình, khi bị phản bác, cô bé còn tiếp tục viết thêm vào bài viết và tuyên bố: ?oTao viết cái này để thay mặt toàn thể lớp 11... chứ đ... phải riêng tao...?. Điều lạ hơn là rất nhiều bạn bè của cô bé này tỏ ra đồng tình với cách chửi của cô. Trong phần comment, blogger ju[N}... đồng tình: ?oHay... tao ghét nó...?. Thậm chí, một cô bé cùng lớp là Hong... còn nổi đóa lên giùm bạn khi có nhiều lời góp ý: ?oChửi chết nó đi...?. Chủ nhân của blog cùng entry trên hiện đang rất ?onổi tiếng? trong giới học sinh Hà Nội.
    Khá nhiều forum của các trường THPT đã lấy nội dung entry về và đưa lên cho bàn dân thiên hạ ?ochiêm ngưỡng?. Càng đáng lo ngại hơn khi trong số những học sinh các trường khác, số người đồng tình với những lời lẽ này lại không phải ít. Bởi, với một bộ phận dân 9X, chuyện này đã quá bình thường. Blogger Kira, một người từng vào blog này có để lại comment: ?oKhông biết sau cái comment này của tôi em có ?ođáp trả? lại như những cái ở trên kia không nhưng khi em đọc được thì làm ơn suy nghĩ lại xem sự khác biệt của em với những người khác trong xã hội này. Tôi vẫn mong có ngày em sẽ nhận ra, chưa quá muộn đâu?. Nhiều blogger chỉ còn biết cảm thán: ?o9X bây giờ kinh thật. 9X như thế thì vứt đi?.
    Theo Đăng Nguyên
    nguoilaodong.gif
  6. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    SỐNG
    Đi ?osăn?... một nửa
    Thứ ba, 5/6/2007, 15:36 GMT+7
    Ông bà ta thường nói ?otrâu tìm cọc chứ cọc không tìm trâu?, nhưng ngày nay không chỉ những người lớn tuổi chưa lập gia đình, mà ngay cả các bạn nam - nữ còn rất trẻ cũng tìm cách đi kiếm... một nửa của mình.
    M , 35 tuổi, kế toán một doanh nghiệp Nhà nước trong Khu Công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai đã kiên nhẫn đăng ký tìm bạn trên một tờ báo. Sau khi đọc hàng trăm lá thư gởi về, M. chọn được một người lớn hơn cô bốn tuổi, đã ly hôn. Qua bức ảnh anh chàng gởi, M. khá hài lòng vì đối tượng khá đẹp trai. Thế nhưng, đến ngày hẹn gặp mặt, M. tá hỏa, muốn ngất xỉu vì trước mặt cô là một ông già trên 60 tuổi. Hóa ra, bức ảnh ông ta chụp cách đó trên ba mươi năm! Ông ta hẹn cô đi chơi Đà Lạt, dù ông chưa ly hôn.
    Trăm cách ?osăn? tình
    1nua.jpg
    Ngày nay bất kể là con trai hay con gái đều có những cách "săn" tình yêu riêng của mình
    L., 28 tuổi, cũng nhận được nhiều thư kèm số điện thoại sau khi đăng mẩu tìm bạn trên báo. Thế nhưng khi L. điện thoại đến thường là ?olộn số? hoặc chủ nhân điện thoại không có nhà kèm theo những tiếng cười khó hiểu từ bên kia đầu dây. Còn viết thư thì L. lại nhận được hồi âm là những lá thư viết trên tờ giấy nhàu nát với những lời lẽ bỡn cợt, khiếm nhã.
    K.L., 25 tuổi, làm việc tại một công ty tư nhân lại thường vào quán bar uống bia với mục đích gặp dăm ba người nói chuyện rồi kiếm cớ ?otấn công?. Có lần cô gặp một anh chàng có vẻ giàu có. Sau vài cuộc hẹn tại bar, anh chàng than thở thiếu vốn buôn bán rồi hỏi mượn cô vài trăm triệu. Khi biết cô chỉ là một nhân viên nghèo, ngày hôm sau, gặp cô trong quán, anh chàng coi như chưa bao giờ gặp mặt. Còn T.A., 22 tuổi, sinh viên, trong ngày Quốc tế Phụ nữ đã ê chề ôm bó hoa hồng về nhà vì cô người yêu mà anh ?osăn? được là một người thực dụng, thích nhận hiện kim hoặc hiện vật chứ không thích vẻ đẹp của hoa hồng.
    Một số người luôn vẽ trong đầu hình ảnh hoàng tử hoặc công chúa của lòng mình mà không nhìn lại điều kiện hoàn cảnh của bản thân. Anh Đ., 30 tuổi, bị cụt chân do tai nạn, cuộc sống thiếu thốn, anh luôn khao khát một mối tình như trong truyện cổ tích, trông đợi một cô Tấm từ trong quả thị bước ra để lo cho mẹ và anh những bữa cơm đầy đủ. Sau nhiều lần đăng báo tìm bạn, người ta vẫn thấy anh ngồi trước căn chòi không số mỗi chiều, nhìn về xa xăm một cách tuyệt vọng. N.L., 27 tuổi, là công nhân một xí nghiệp nhỏ, cô nghĩ nếu đến một nơi sang trọng sẽ có cơ may gặp người sang trọng. Vì vậy, hằng tuần, cô để dành tiền vào hồ bơi phía trên sân thượng một khách sạn lớn để hy vọng có thể lọt vào mắt xanh một anh chàng như trong mơ, nhưng nhiều năm liền cô chẳng tìm thấy một mảnh tình vắt vai.
    Cũng có người đã tìm được một người để chia sẻ, nhưng họ lại nghĩ chỉ để kết bạn cho vui vì họ đang ngóng chờ một đối tượng khác, giàu có hơn, đúng tiêu chuẩn như họ mong đợi. C., 28 tuổi, đang học đại học cùng cô bạn gái tên H. Một lần trong buổi giao lưu với sinh viên trường dược, C. đã bỏ H. chạy theo cô sinh viên con nhà giàu có, để rồi một ngày cô nàng mà anh theo đuổi đã từ chối thẳng thừng: ?oGiàu chơi với giàu, nghèo chơi với nghèo, mẹ tôi không thích người đi chiếc xe xập xệ đến nhà hoài?. C. bèn quay lại với H. nhưng đã quá muộn...
    Dở khóc, dở cười
    Còn biết bao câu chuyện dở khóc, dở cười về chuyện đi tìm một nửa của mình. Thế nhưng chuyện tình yêu không phải ai muốn cũng được nên có người đã đi xem bói cầu duyên. P.P., 36 tuổi, đầu năm thầy bói phán cuối năm sẽ làm đám cưới, thế là P.P. đã chờ đợi và hy vọng một cách tội nghiệp. Nhưng đến hết năm vẫn chẳng có ai hỏi cô làm vợ như lời thầy bói. Thế nhưng cũng có những cuộc tình đến rất bất ngờ. L.H. trong lúc chạy xe đã tông vào một chàng trai đi chiếc tay ga đắt tiền. Vừa đau vì cú đụng vừa lo bị đền tiền, vừa buồn phải sửa xe, cô bật khóc. Một bàn tay đặt lên vai cô, đề nghị đưa cô về và anh không hề ?obắt đền? như cô nghĩ. Thế rồi, một mối tình như cô hằng mơ ước đã đến.
    Tình yêu là thứ không phải cứ nỗ lực tìm kiếm thì nó sẽ đến với chúng ta. Và cũng đừng nghĩ chỉ người đẹp mới dễ tìm tình yêu. D., sinh viên khoa Anh năm cuối, đẹp như người mẫu, vẫn hằng đêm lên mạng tìm một nửa của mình. Nhưng không thiếu người nhan sắc không có gì nổi bật, không giàu có, ấy thế lại gặp một chàng trai mà ai nhìn vào cũng phải ghen tị, để đi đến hôn nhân. Cũng đừng nghĩ chỉ người giàu mới dễ có tình yêu. Anh V.T., 39 tuổi, con chủ cửa hàng vàng bạc, sáng sáng ra mở cửa hàng với đôi mắt buồn vì đã không giữ được cô vợ mà anh hằng yêu quý.
    Bao lần nhìn hoàn cảnh những người chung quanh, tôi tự hỏi tình yêu đến bằng con đường nào? Cuối cùng tôi đành chấp nhận một câu tôi đã đọc trong cuốn lưu bút của người bạn: ?oTình yêu không đến bằng đường thẳng hay đường cong. Nó có con đường riêng của nó. Đó là tình cờ và định mệnh?. Và những ai may mắn có được tình yêu, hãy biết trân trọng, giữ gìn và vun đắp.
    Theo Nguyễn Ngọc Hà
  7. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    SỐNG
    Đi ?osăn?... một nửa
    Thứ ba, 5/6/2007, 15:36 GMT+7
    Ông bà ta thường nói ?otrâu tìm cọc chứ cọc không tìm trâu?, nhưng ngày nay không chỉ những người lớn tuổi chưa lập gia đình, mà ngay cả các bạn nam - nữ còn rất trẻ cũng tìm cách đi kiếm... một nửa của mình.
    M , 35 tuổi, kế toán một doanh nghiệp Nhà nước trong Khu Công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai đã kiên nhẫn đăng ký tìm bạn trên một tờ báo. Sau khi đọc hàng trăm lá thư gởi về, M. chọn được một người lớn hơn cô bốn tuổi, đã ly hôn. Qua bức ảnh anh chàng gởi, M. khá hài lòng vì đối tượng khá đẹp trai. Thế nhưng, đến ngày hẹn gặp mặt, M. tá hỏa, muốn ngất xỉu vì trước mặt cô là một ông già trên 60 tuổi. Hóa ra, bức ảnh ông ta chụp cách đó trên ba mươi năm! Ông ta hẹn cô đi chơi Đà Lạt, dù ông chưa ly hôn.
    Trăm cách ?osăn? tình
    1nua.jpg
    Ngày nay bất kể là con trai hay con gái đều có những cách "săn" tình yêu riêng của mình
    L., 28 tuổi, cũng nhận được nhiều thư kèm số điện thoại sau khi đăng mẩu tìm bạn trên báo. Thế nhưng khi L. điện thoại đến thường là ?olộn số? hoặc chủ nhân điện thoại không có nhà kèm theo những tiếng cười khó hiểu từ bên kia đầu dây. Còn viết thư thì L. lại nhận được hồi âm là những lá thư viết trên tờ giấy nhàu nát với những lời lẽ bỡn cợt, khiếm nhã.
    K.L., 25 tuổi, làm việc tại một công ty tư nhân lại thường vào quán bar uống bia với mục đích gặp dăm ba người nói chuyện rồi kiếm cớ ?otấn công?. Có lần cô gặp một anh chàng có vẻ giàu có. Sau vài cuộc hẹn tại bar, anh chàng than thở thiếu vốn buôn bán rồi hỏi mượn cô vài trăm triệu. Khi biết cô chỉ là một nhân viên nghèo, ngày hôm sau, gặp cô trong quán, anh chàng coi như chưa bao giờ gặp mặt. Còn T.A., 22 tuổi, sinh viên, trong ngày Quốc tế Phụ nữ đã ê chề ôm bó hoa hồng về nhà vì cô người yêu mà anh ?osăn? được là một người thực dụng, thích nhận hiện kim hoặc hiện vật chứ không thích vẻ đẹp của hoa hồng.
    Một số người luôn vẽ trong đầu hình ảnh hoàng tử hoặc công chúa của lòng mình mà không nhìn lại điều kiện hoàn cảnh của bản thân. Anh Đ., 30 tuổi, bị cụt chân do tai nạn, cuộc sống thiếu thốn, anh luôn khao khát một mối tình như trong truyện cổ tích, trông đợi một cô Tấm từ trong quả thị bước ra để lo cho mẹ và anh những bữa cơm đầy đủ. Sau nhiều lần đăng báo tìm bạn, người ta vẫn thấy anh ngồi trước căn chòi không số mỗi chiều, nhìn về xa xăm một cách tuyệt vọng. N.L., 27 tuổi, là công nhân một xí nghiệp nhỏ, cô nghĩ nếu đến một nơi sang trọng sẽ có cơ may gặp người sang trọng. Vì vậy, hằng tuần, cô để dành tiền vào hồ bơi phía trên sân thượng một khách sạn lớn để hy vọng có thể lọt vào mắt xanh một anh chàng như trong mơ, nhưng nhiều năm liền cô chẳng tìm thấy một mảnh tình vắt vai.
    Cũng có người đã tìm được một người để chia sẻ, nhưng họ lại nghĩ chỉ để kết bạn cho vui vì họ đang ngóng chờ một đối tượng khác, giàu có hơn, đúng tiêu chuẩn như họ mong đợi. C., 28 tuổi, đang học đại học cùng cô bạn gái tên H. Một lần trong buổi giao lưu với sinh viên trường dược, C. đã bỏ H. chạy theo cô sinh viên con nhà giàu có, để rồi một ngày cô nàng mà anh theo đuổi đã từ chối thẳng thừng: ?oGiàu chơi với giàu, nghèo chơi với nghèo, mẹ tôi không thích người đi chiếc xe xập xệ đến nhà hoài?. C. bèn quay lại với H. nhưng đã quá muộn...
    Dở khóc, dở cười
    Còn biết bao câu chuyện dở khóc, dở cười về chuyện đi tìm một nửa của mình. Thế nhưng chuyện tình yêu không phải ai muốn cũng được nên có người đã đi xem bói cầu duyên. P.P., 36 tuổi, đầu năm thầy bói phán cuối năm sẽ làm đám cưới, thế là P.P. đã chờ đợi và hy vọng một cách tội nghiệp. Nhưng đến hết năm vẫn chẳng có ai hỏi cô làm vợ như lời thầy bói. Thế nhưng cũng có những cuộc tình đến rất bất ngờ. L.H. trong lúc chạy xe đã tông vào một chàng trai đi chiếc tay ga đắt tiền. Vừa đau vì cú đụng vừa lo bị đền tiền, vừa buồn phải sửa xe, cô bật khóc. Một bàn tay đặt lên vai cô, đề nghị đưa cô về và anh không hề ?obắt đền? như cô nghĩ. Thế rồi, một mối tình như cô hằng mơ ước đã đến.
    Tình yêu là thứ không phải cứ nỗ lực tìm kiếm thì nó sẽ đến với chúng ta. Và cũng đừng nghĩ chỉ người đẹp mới dễ tìm tình yêu. D., sinh viên khoa Anh năm cuối, đẹp như người mẫu, vẫn hằng đêm lên mạng tìm một nửa của mình. Nhưng không thiếu người nhan sắc không có gì nổi bật, không giàu có, ấy thế lại gặp một chàng trai mà ai nhìn vào cũng phải ghen tị, để đi đến hôn nhân. Cũng đừng nghĩ chỉ người giàu mới dễ có tình yêu. Anh V.T., 39 tuổi, con chủ cửa hàng vàng bạc, sáng sáng ra mở cửa hàng với đôi mắt buồn vì đã không giữ được cô vợ mà anh hằng yêu quý.
    Bao lần nhìn hoàn cảnh những người chung quanh, tôi tự hỏi tình yêu đến bằng con đường nào? Cuối cùng tôi đành chấp nhận một câu tôi đã đọc trong cuốn lưu bút của người bạn: ?oTình yêu không đến bằng đường thẳng hay đường cong. Nó có con đường riêng của nó. Đó là tình cờ và định mệnh?. Và những ai may mắn có được tình yêu, hãy biết trân trọng, giữ gìn và vun đắp.
    Theo Nguyễn Ngọc Hà
  8. usercrazy

    usercrazy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Thời hoàng kim của Vespa cổ
    Thứ tư, 6/6/2007, 14:37 GMT+7
    "Một ngày được cưỡi Vespa, còn hơn một kiếp lê la "đai-lần" (Dylan)". Đó là một tuyên ngôn không rõ do tay mê Vespa nào ứng tác, nhưng khi nghe ta đã thấy đầy vẻ tự hào của giới chơi Vespa cổ. Để có được "thành quả" ấy, Vespa cổ Việt Nam đã bao phen... "lên thác xuống ghềnh" mới có được như ngày nay.
    Người ta kể rằng: trong lần thử nghiệm một kiểu xe mới, nghe tiếng động cơ và nhận thấy yên sau rộng hơn rất nhiều so với phần giữa và phần đuôi mảnh dẻ, Enrico Piaggio đã thốt lên: "Trông như con ong bò vẽ (Vespa)!". Và chiếc Vespa Piaggio đã ra đời, đó là huyền thoại của xe 2 bánh mà sau này đã trở thành một trong những biểu tượng phổ biến nhất của "made in Italy" trên thế giới.
    Vespa ở Việt Nam
    Acma2.jpg
    Vespa cổ dòng Acma
    Theo các tài liệu sưu tầm của các tay chơi Vespa Sài Gòn, Vespa chính thức ra đời từ năm 1946, nhưng đến năm 1953 mới theo chân những người Pháp du nhập vào Việt Nam và là một dòng xe đỉnh cao dành cho giới trung lưu, thượng lưu lịch lãm thời bấy giờ. Đời Vespa đầu tiên đến Việt Nam là Acma. Ở Việt Nam dòng Acma không còn nhiều, một phần đã bị các tay chơi xe săn lùng đưa đi nước ngoài, số còn lại thuộc hàng hiếm với giá cả một "con" Acma hoàn hảo hiện nay không thua kém gì một "con" Vespa đời mới.
    Hệ Acma có nhiều dòng, nhưng các loại Acma ở Việt Nam đa phần thuộc đời từ 1953 - 1957, trong đó quý hiếm nhất phải kể đến dòng xe Acma GS. Đây là dòng xe đua, xe thể thao được chế tạo kiểu dáng khác đi nhiều so với Acma thông thường, đặc biệt là phần sườn xe được thiết kế có độ cong để trượt gió cao, thích hợp cho việc lướt tốc độ. Dòng GS hiện lần tìm trong giới sưu tầm cả nước chỉ đếm trên đầu ngón tay, giá của những chiếc Acma GS với dân sưu tầm được coi là vô giá. Acma đạt đến giá đắt nhất trong hệ Vespa bởi hai lẽ: xe cổ và kiểu dáng đẹp.
    Sau Acma đến hệ Standard ra đời, được sản xuất từ những năm 1958 - 1963, kế tiếp là Super và Sprint, hai dòng xe này gần như được sản xuất cùng song hành với nhau từ 1964 - 1972. Chiếc Sprint ra sau đời Super khoảng một vài năm với kiểu dáng được thiết kế mang dáng vẻ mạnh mẽ, góc cạnh hơn. Giới chơi xe, sưu tầm xe xếp theo thứ tự kể cả tuổi xe và giá cả lần lượt là Acma, Standard, Super, Sprint.
    Gần gây, giới sưu tầm Vespa có một nhóm chuyên chơi dòng PX - một dòng xe trước đây vốn ít được dân chơi Vespa chú tâm để ý vì không được liệt kê vào hệ xe cổ. Những địa phương có phong trào chơi Vespa mạnh phải kể đến đó là ở miền Nam có: Sài Gòn, Cần Thơ, Đồng Nai, Vũng Tàu, Đà Lạt. Miền Trung có Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Quy Nhơn. Phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng. Giới sưu tầm ngày càng đông, vì vậy giá của Vespa ngày càng bị đẩy lên cao và việc sưu tầm ngày một khó khăn hơn khi muốn tìm được chiếc xe ngon lành, ưng ý.
    Sprint2.jpg
    Vespa cổ dòng Sprint
    Những nốt trầm
    Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, Vespa ngày một vắng bóng trên các ngả đường. Phần vì đất nước lúc ấy khó khăn, xăng cộ hiếm hoi, thợ sửa Vespa cũng không nhiều, thêm cái khổ chung là Vespa "uống" xăng như nước. Xét về hiệu quả kinh tế có vẻ thua thiệt, nên các "khổ chủ" Vespa đành phải trùm chăn cho xe ở nhà, hay bỏ xó nắng mưa đến khi xe thành đống sắt vụn không hơn không kém.
    Thị trường xe lúc ấy được thay thế bằng những dòng xe Nhật nhập về, những chiếc 67, cối 70, cánh én... nhỏ gọn, đi lại thuận tiện, ít hỏng hóc đột xuất và nhất là khả năng "uống" xăng khiêm tốn hơn nhiều so với Vespa, chính lí do đó khiến Vespa càng đuối thế và bị chìm vào quên lãng. Những thợ sửa Vespa theo nhu cầu thời cuộc, cũng chuyển nghề sang sửa Honda, bản "khai tử" cho Vespa cổ treo lơ lửng trước mắt.
    super1.jpg
    Vespa cổ dòng Super
    Cuối những năm 80, cuộc sống của người dân đã khấm khá hơn, những chiếc Vespa cổ còn "ngon lành" lâu nay đắp màn trong nhà, được chủ nhân nhớ lại cảm giác một thời cưỡi Vespa là sành điệu, quý phái nên được lấy ra tút tát lại, Vespa có cơ hội xuất hiện ngoài phố. Nhưng chuyện phục hồi chơi Vespa chưa nhen nhóm được bao lâu lại tắt ngóm thêm lần nữa, khi mà những dòng "xe nghĩa địa" liên tục ồ ạt nhập về Việt Nam. Nói của đáng tội, người Việt tiếp thu cái mới khá nhanh và những gì mới là được họ bắt nhịp liền. Những chiếc "xe nghĩa địa" hàng xịn như cub 81, 82, custom... chạy nhẹ nhàng êm ái được ưa chuộng ngay tức khắc. Vespa lại xếp xó và nhận "bản án tử" thêm một lần nữa.
    Phong trào sắm "xe nghĩa địa" rồi cũng đến lúc bão hòa, vừa lắng xuống chưa được bao lâu, Vespa cổ lại nhen nhóm trở lại, nhưng khá yếu ớt sau hai cơn "bạo bệnh", lượng xe còn chạy được cũng chẳng là bao. Chưa kịp "hoàn hồn", thêm một "cơn bão" xe khác xuất hiện, các hãng xe máy Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam tạo nên một "cơn địa chân rung động". Không chỉ Vespa cổ mà nhiều dòng xe khác cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả "uây tàu", "zim tàu" rẻ đến bất ngờ. Vespa cổ lại ngậm ngùi... chờ chết.
    PX3.jpg
    Vespa cổ dòng Acma GX
    Thời hoàng kim
    Khi đất nước mở cửa, Việt kiều xa quê về nước, du khách nước ngoài cũng tìm đến Việt Nam du lịch. Cái đẹp tiềm ẩn của Vespa cổ dần được khơi dậy. Khởi đầu cho phong trào thu mua Vespa cổ, "xào nấu chế biến" lại rồi xuất đi nước ngoài với số lượng dữ dội nhất những năm 90 phải kể đến một Việt kiều tên L, kế đến là một du khách người Anh. Tay chơi ba lô này khi đến Việt Nam du lịch, ở khu phố Tây Đề Thám, Q.1 đã phát hiện ra ngay mối lợi từ Vespa cổ, Vespa lúc ấy rẻ như bèo, cả hai gom hàng chủ yếu là Lam bò (nhiều nơi gọi là Lam già) - Lambretta, xuất đi các nước khác cho dân chơi xe cổ.
    Thấy chuyện làm ăn khấm khá, trôi chảy, các tay chơi Việt Nam cũng vào cuộc, đi khắp nơi săn lùng xe về tân trang, sơn sửa rồi bán lại. Lam bò cạn dần, dân thu mua bắt đầu nhảy qua gom các đời xe Acma, Standard, Super, Sprint... Một thợ sửa xe trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kể lại: "Thời đó, Vespa rẻ lắm, dân thu gom mỗi lần đem về tiệm cả xe tải. Người đi thu gom chủ yếu buôn bán là chính, chứ cũng chưa là dân mê Vespa cổ. Mua Vespa, bán Vespa nhưng đi lại giao dịch vẫn dùng xe Honda...".
    Xe được tân trang đẹp đẽ, máy chỉnh sửa ngon lành, đa phần xuất đi nước ngoài, số ít còn lại được lác đác các tay chơi Vespa cổ sở hữu. Vespa dần dần hồi sinh. Và khi công nghệ thông tin phát triển, diễn đàn của những người bạn Vespa trên trang web ttvnol.com do Nguyễn Hồng Thắng có công khởi xướng, tạo lập một sân chơi trên mạng dành riêng cho những người yêu Vespa cổ khắp miền đất nước.
    vespa1.jpg
    Cuộc hội ngộ của dân chơi Vespa cổ
    Đến 16/01/2005, diễn đàn Vespa chính thức ra đời với tên gọi www.vespavn.com/forum, tách ra từ box những người bạn Vespa trên ttvnol.com. Nhờ có diễn đàn mà anh em Vespa cổ đã có nhiều điều kiện học hỏi, trao đổi thông tin, làm quen, gặp gỡ... thu hút sự quan tâm chú ý và tham gia đông đảo của nhiều thành viên trong và ngoài nước.
    Diễn đàn tập hợp bài viết, thảo luận của những người chơi Vespa cổ... những kiến thức về xe Vespa. Từ diễn đàn, các nhóm Vespa khắp vùng miền được hình thành với nhiều hoạt động phong phú như giao lưu, hội ngộ, làm từ thiện, dùng Vespa cổ đưa trẻ em nghèo đi rước đèn trung thu... Từ một sân chơi trên mạng, gắn kết với những hoạt động thường xuyên, bổ ích và ý nghĩa ở đời thường. Dân sưu tầm Vespa cổ gắn kết với nhau thành một cộng đồng đông đảo, hùng hậu, gây được tiếng vang lớn trong những lần hội ngộ giới chơi Vespa cổ của cả 3 miền.
    Cứ sau mỗi lần hội ngộ, những câu chuyện, hình ảnh, cảm xúc lần lượt được đưa vào nhật ký của từng nhóm Vespa các miền trên trang web, và lại có thêm những thành viên mới gia nhập giới chơi Vespa cổ. Theo thống kê của diễn đàn Vespa, tính đến nay đã có hơn 4.000 thành viên chính thức tham gia diễn đàn. Và từ những hoạt động sôi nổi của giới Vespa cổ, những nhà tổ chức lễ hội tại TP. Đà Lạt đã chọn Vespa cổ làm lễ hội được tổ chức hàng năm, làm nơi tụ hội 3 miền của giới Vespa.
    Thời kỳ hoàng kim của Vespa đã đến, có thể nói phong trào chơi Vespa cổ chỉ ngày càng thêm mạnh. Đến hôm nay, sở hữu một chiếc Vespa cổ "lạch bạch" ngoài đường là một niềm tự hào, cảm giác tự hào sung sướng còn mãnh liệt hơn so với niềm tự hào của chủ nhân những chiếc Vespa mười mấy năm về trước.
    Theo Nguyễn Phong
    thethaovhdanong.gif
  9. HotXoan

    HotXoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Ngừng lưu thông tiền cotton 50.000 và 100.000 đồng

    Thứ năm, 7/6/2007, 09:41 GMT+7


    Kể từ 1/9, hai loại tiền giấy kể trên sẽ không còn giá trị lưu thông. Tuy nhiên, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức có thể đổi ngang giá trị sang những đồng tiền khác tại hệ thống ngân hàng thương mại, kho bạc và quỹ tín dụng. Đó là thông báo mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phát đi sáng nay.
    Chủ trương ngừng lưu thông hai loại tiền cotton này đã được Thủ tướng phê chuẩn từ 18/5.
     
    [​IMG]

    Hai loại tiền cotton này bị làm giả nhiều. Ảnh: P.V.
    Tiền giấy 50.000 đồng được phát hành từ 15/10/1994; còn loại và 100.000 đồng cotton phát hành ngày 1/9/2000. Sau thời gian đi vào lưu thông, cả hai loại tiền này đều bị làm giả nhiều. Đến 17/12/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành tiền 50.000 đồng trên chất liệu polymer. Sau đó, loại 100.000 đồng polymer được phát hành vào 1/9/2004.
    Như vậy, sau 1/9, tất cả các mệnh giá tiền từ 50.000 đồng trở lên còn giá trị lưu thông đều là loại được in trên chất liệu polymer. Loại 20.000 và 10.000 đồng vẫn sử dụng song song hai chất liệu cotton và polymer.
  10. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Vậy ai có tờ 50 và 100k cotton cho bé đổi đi, đổi mỗi thứ 1 tờ chơi.
    Ai giữ ngoại tệ thì lưu ý đồng 5 bảng Anh nhé, có tờ tiền nó thu hồi lâu rùi mà có nhìu ng cứ giữ xài, đến lúc đi đổi mới trớt quớt.

Chia sẻ trang này