1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giùm bạn! ^Ô^

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi vo_thuong_man, 19/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HotXoan

    HotXoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
  2. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Thứ hai, 2/7/2007, 10:36 GMT+7
    Thời trang, ngôn ngữ ''sốc'' của teen
    Để không bị "lạc đàn" trong thế giới 8X đời cuối và 9X, trang phục của bạn phải cực kỳ ấn tượng và phá cách. Ngôn ngữ nhắn tin, chatting, e-mail và blogging của bạn cũng phải "hiện đại" và tiết kiệm tối đa...
    Áo hồng, váy hồng, tóc hồng...
    Hai bạn trẻ Hà Nội trong trang phục Harajuku.
    Hai bạn trẻ Hà Nội trong trang phục Harajuku.
    Chia tay cái thời không xa của những chiếc quần tụt rộng thùng thình, đôi giày hip-hop mạnh mẽ với khăn quấn đầu, khăn quấn tay, giới trẻ TP.HCM và Hà Nội đang theo một model sốc hơn và phá cách hơn, đó là xu hướng ăn mặc Harajuku. Harajuku là một kiểu thời trang không giống ai, phá cách, nổi loạn và đầy màu sắc Nhật. Tất hồng, áo hồng, váy hồng thì tóc cũng phải nhuộm hồng. Hình ảnh các bạn trẻ mang một loạt các màu sắc nổi bật, không ăn nhập nhau như áo vàng, quần đỏ, nón cam và đôi giày... xanh nõn chuối đã trở nên quen thuộc.
    Minh Thư, 18 tuổi, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) cho biết: "Đếm sơ sơ trên đầu ngón tay cũng đã có đến gần 10 shop bán hàng thời trang kiểu này như shop Harajuku, Shark, Boo, Nute, Death, 4leaf... Đã qua rồi cái thời cứ phải tông xuyệt tông mới đẹp nên các shop này hút khách tuổi teen như tụi em lắm". Các bạn trẻ với trang phục Harajuku thường xuất hiện nhiều ở các trung tâm shopping, giải trí như Diamond (TP HCM), Vincom (Hà Nội) và nhiều quán bar nhạc trẻ khác. Tại bar Yoko (TP HCM) cũng có một ca sĩ trẻ tên là T.P. cũng được nhiều bạn trẻ "khâm phục" vì những bộ trang phục phá cách như thế, chẳng hạn như chiếc áo đầm thùng thình kết hợp với một chiếc quần jeans hầm hố cùng vô số dây dợ trên tai, cổ, tay chân. Dường như chính các phụ kiện này đã làm nên sự tự tin cho cô ca sĩ này khi trình diễn tại đây...
    Chịu chơi hơn cả Harajuku còn có phong cách mới là Cosplay. Đó là kiểu ăn mặc quần áo y hệt các nhân vật truyện tranh, video game nổi tiếng của Nhật. NXB Kim Đồng cũng từng thu hút rất nhiều giới trẻ mê truyện tranh và các game thủ vào một cuộc thi thiết kế các trang phục Cosplay. Từ ngữ này đã quen thuộc đối với giới trẻ đến nỗi bạn chỉ cần vào mạng, search "cosplay" là sẽ thấy hiện ra rất nhiều hình ảnh các bạn trẻ VN đang tự tin trong trang phục kiểu truyện tranh này.
    Bất chấp nhiều người cho rằng chơi và mặc trang phục kiểu này thật là vô bổ, bạn Kim Linh, 17 tuổi, sống tại Hà Nội nói: "Chơi Cosplay với cách ăn mặc và đi đứng như các nhân vật trong truyện tranh là phát huy tính sáng tạo và năng khiếu của tuổi teen chúng mình. Mà không phải ai cũng mặc đồ Cosplay được đâu nha, cần phải có sự yêu thích các nhân vật hoạt hình, khiếu mỹ thuật và cả khả năng diễn xuất nữa...".
    Cũng vì sự lên ngôi của Cosplay, Harajuku trong giới trẻ mà sắp tới đây, đêm hội "Night of 7" giới thiệu 7 phong cách thời trang trong đó có Harajuku và Cosplay (do giới trẻ tuổi teen tại website Yeah 1 tổ chức) sẽ diễn ra vào ngày 7/7 tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP.HCM), hứa hẹn sẽ là một sự kiện rất "hot" dành cho tuổi teen.
    Ngôn ngữ "bùn cừi"
    Linh Tú, 19 tuổi với nick quen thuộc trên mạng là Smile cho biết: "Ăn mặc thật phong cách và sành điệu, nhưng ngôn ngữ của bạn không theo kịp trào lưu thì cũng dễ dàng bị cho là "củ chuối". Tuổi 9X, 8X bây giờ, thậm chí có cả 7X, 6X, đã dùng "ngừi iu" thay cho "người yêu", "bùn cừi" thay cho "buồn cười", "trùi ui" thay cho "trời ơi", "bit" thay cho "biết", "wen" thay cho "quen", "thik" thay cho "thích"... trong ngôn ngữ trên mạng...". Tú lý giải cho cách sử dụng này là "ngộ nghĩnh, tiện lợi và hài hước" bất chấp sự than phiền của các nhà ngôn ngữ học và những bậc phụ huynh. Little Cat, một bạn trẻ 16 tuổi cũng có ý kiến: "Khi cần trang trọng như làm bài tập, viết đơn này kia thì em viết rất nghiêm túc. Nhưng khi lên mạng, chat hay nhắn tin cho bạn bè thì phải dùng ngôn ngữ mạng. Vậy mới vui chứ!".
    Có nhiều ý kiến khác nhau về ngôn ngữ "kiểu teen" cũng như các trang phục phá cách. Người ủng hộ, kẻ phản bác. Nhưng quan trọng hơn tất cả chính là ý thức của các bạn trẻ khi sử dụng phong cách này. Một bộ đồ trở nên quái dị và điên khùng chứ không phải là "phong cách" nếu chủ nhân của nó có một cái đầu rỗng tuếch; cũng như bạn sẽ dễ dàng lĩnh điểm 0 khi đưa ngôn ngữ mạng vào bài kiểm tra trong lớp...
  3. zenviet

    zenviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0

    Thứ ba, 3/7/2007, 11:31 GMT+7
    [​IMG]
    [​IMG]


    Nã đạn cướp tiền ngân hàng
    Khoảng 8h sáng nay, hai tên cướp bịt mặt đã bắn hai phát đạn để cướp xe chở tiền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sài Gòn - Phòng giao dịch An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP HCM. > Nhà buôn vàng vũ trang chống cướp
    [​IMG]

    Vỏ đạn thu giữ được tại hiện trường. Ảnh: A.N.
    Sự việc xảy ra ngay khi ngân hàng vừa mở cửa, lượng khách tới giao dịch vẫn chưa nhiều. Nhiều cửa hàng xung quanh vẫn còn đóng cửa.
    Theo những người có mặt tại hiện trường, vào thời điểm trên, xe của ngân hàng chở tiền vừa về tới cửa, bảo vệ của Công ty Thăng Long ra đưa túi tiền khoảng trên 4 tỷ đồng lên xe đẩy vào trong, thì bất ngờ có chiếc xe máy chạy tới. Trên xe là hai thanh niên đều đội mũ đen, đeo khẩu trang và mặc áo thun trắng dài. Một tên đeo túi nhảy xuống và bất ngờ rút khẩu súng ngắn (chưa xác định rõ loại) nhằm vào bảo vệ nã đạn.
    [​IMG]

    Trụ sở ngân hàng ngay sau thời điểm bị cướp. Ảnh: A.N.
    Tuy nhiên, viên đạn bị lép không nổ. Tên cướp tiếp tục chĩa súng lên trời, kéo cò và bắn thêm phát nữa, nhưng lần này bị kẹt, viên đạn rớt xuống đường. Cùng lúc đó, bảo vệ phòng giao dịch mới kịp hiểu ra sự việc, vội ôm tiền chạy thẳng vào trong và hô lớn. Tên cướp nhặt vội viên đạn và chạy thẳng. Phía bên ngoài, tên đồng bọn đang nổ máy chờ sẵn vội tăng ga bỏ chạy, chưa kịp cướp được gì.
    Tại hiện trường, cơ quan công an đã thu được một vỏ đạn. Vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra.
  4. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Nỗi khổ của "chồng Việt Nam chất lượng cao"
    Thứ tư, 4/7/2007, 16:13 GMT+7
    Được đám bạn bè bầu chọn là người "chồng Việt Nam chất lượng cao" anh lấy làm tự hào lắm! Thế rồi, bỗng một ngày đẹp giời, anh than: "làm chồng cũng...khổ". Lời than vãn của người chồng khiến mọi người giật mình.
    Bây giờ đã thuộc đội U50, nhưng tôi có phấn đấu liên tục 50 năm nữa cũng không thể hy vọng bằng 1/10 của anh về khía cạnh làm chồng. Đại để anh là người thế này: Tất cả tiền bạc, lương bổng đều đưa hết cho vợ quản. Tất cả tài sản có giá khi mua phải qua công chứng đều đứng tên vợ (mặc dù làm thủ tục để vợ đứng tên riêng cũng phiền hà lắm!).
    chong.jpg
    "Chồng chất lượng cao" luôn sẵn sàng vào bếp giúp vợ
    Sáng chở con đi học, song về cùng vợ đi ăn rồi mới đến cơ quan. Trưa, anh đi chợ, nấu cơm, chiều mới là phiên của vợ (nhưng vợ bận thì anh sẵn sàng làm thay không hề kêu ca phàn nàn). Hết giờ lại đi đón con (cấm vợ không được xía vào chuyện này). Tôi thì nhiều lúc còn khề khà với bạn bè, chứ anh thì tuyệt nhiên không bao giờ bia bọt, trà lá, thuốc thang.
    Nói tóm lại không có một thói xấu nào của đàn ông mà anh nhiễm phải. Vì thế, ở cơ quan, mỗi khi có người này, người khác phàn nàn chuyện chồng con thế này thế nọ, anh đều cười khẩy, nụ cười như thể muốn nói: "Tại sao các bà lại phải chuốc lấy cái khổ như thế làm gì? Như vợ tôi đấy có phải...sướng không?".
    Trong mơ chị em ai cũng muốn có được anh chồng mẫu mực như anh lắm, vì thế nên tôn vinh anh là "chồng Việt Nam chất lượng cao" đương nhiên là xứng đáng và công minh. Ai đó có muốn cạnh trạnh với anh thì cạnh tranh, còn tôi thì không!
    Thế rồi cho đến hôm sinh nhật vợ, không biết anh vui vẻ thế nào mà lại đi mua dây chuyền kim loại (quý), có mặt đá (cũng quý luôn). Chị vợ được tặng quà, "mặt mày hớn hở, ngực nở đầy rôm" đeo vào liền. Bỗng nhiên hôm sau đi làm về, chị giật cái dây chuyền cái phựt, đặt lên bàn mặt lạnh tanh. Anh hoảng quá dò hỏi mãi mới biết, chị đến khoe với đám bạn cùng cơ quan, không ngờ có người "bình loạn": "Chồng mà tặng vợ dây chuyền tới dăm triệu bạc, chắc ông ta để tiền riêng nhiều lắm!". Thế là mọi sự phấn đấu của anh trở thành công cốc.
    Từ đó, cái ví của anh bèn được săm soi kỹ lưỡng. Hơn nữa, chị còn suy ra chuyện cho chị đứng tên tài sản là do anh đã có quá nhiều tài sản rồi nên không cần nữa. Chết ảnh rồi còn gì?
    Được đà, mấy chị bạn hay ganh tỵ tấn công dồn dập, bằng cách nói bóng gió cho chị nghe: "Nói gì thì nói, làm thằng đàn ông phải có bạn bè, chiều lại có chút bia bọt mới xứng mặt đàn ông. Không nghe người ta nói, nam vô tửu như kỳ vô phong đó sao?"
    chong1.jpg
    Ai bảo làm chồng không khổ? (Ảnh minh họa)
    Chị vợ về nhà hậm hực kiếm chuyện gây liền: "Anh sống thế nào đến nỗi chẳng có bạn bè gì cả thế. Cứ hết giờ là chui về nhà. Anh không chơi được với ai à?"
    Chơi thì chơi, xá gì. Chiều lại anh bày đặt bia bọt, đến nỗi hai lần quên không đón con khiến chị vợ truy tìm đến tận nơi la một trận tơi bời lửa khói, đến nỗi sau đó chẳng ai còn dám đi nhậu với anh nữa.
    Bản tính đàng hoàng, anh lựa lời giải thích rằng, cái dây chuyền là do anh nhận tiền thưởng, đáng lẽ mang về cho vợ nhưng đúng dịp sinh nhật nên nghĩ chuyện mua tặng vợ món quà kỷ niệm. Chị vợ nghe xuôi tai nhưng dặn: "Từ nay có tiền thì mang về, không quà cáp gì sất!".
    Hôm trước, hết giờ làm việc, thấy anh đi đi lại lại không chịu về, hỏi, anh mới thốt lên: "Làm chồng khổ thật!". Hóa ra, hôm trước kỷ niệm ngày cưới của hai anh chị, anh phân vân mãi vì không biết có nên mua hoa tặng vợ không. Ai cũng bảo là nên. Anh mang hoa về, mặt mày hớn hở, nhưng chị vợ mặt lanh tanh: "Bày đặt hoa hoét, trưởng giả học làm sang!". Anh nhẫn nhịn cắm hoa vào bình, bảo vợ: "Hôm nay ta đi nhà hàng đi". Chị vợ sửng cồ: "Tiền đâu mà đi nhà hàng, uống bia quen miệng, không đi nhậu nhớ rồi chứ gì?".
    Người nghe chuyện đồng thanh với anh: "Đúng là làm chồng khổ thật". "Chồng Việt Nam chất lượng cao" còn khổ thế, thì người chất lượng không cao (như tôi chẳng hạn) có sướng được không?
  5. LieuYCa

    LieuYCa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0

    XÃ HỘI
    Rồi đời con sẽ đổi thay
    Thứ sáu, 6/7/2007, 08:05 GMT+7
    Thi xong con vội vã quay về, nơi ấy có mảnh đất mẹ vừa bán gần hết, nơi ấy có bầy vịt mẹ nuôi không còn nữa vì phải bán để con đi thi.
    Tiếng chuông vừa dứt, hai cha con cùng cười khi con làm được bài, cơn đói, lo âu, mệt nhọc như tan biến mất. Cha, mẹ và con. Tất cả cùng một niềm hi vọng...
    doithay1.jpg
    Ông Nguyễn Văn Minh cùng con gái xem đề thi - Ảnh: Tấn Trực
    Con về ngay...
    Vừa kết thúc buổi thi cuối cùng vào ĐH Nha Trang, Vương Văn Chuyên (người dân tộc Tày) đã vội ra ngay bến xe phía Nam (Nha Trang) để lo quay về Buôn Đôn, Đắc Lắc, vì ở lại thêm sẽ không còn đủ tiền để ăn cơm và thuê chỗ trọ...
    Chiếc áo thun viền xanh mà Vương Văn Chuyên mặc đến trường thi là loại áo dành mặc trong các giờ học thể dục, có mấy lỗ thủng ở ngay phía trước. Mặc dù Chuyên cho biết nhà mình ở thôn 8 xã Cuor-knia, nhưng thật ra đó lại là địa chỉ nhà của một người anh, mà người mẹ và Vương Văn Chuyên đang ở cùng.
    Người anh họ của Chuyên kể: ?oMẹ nó và nó không có nhà riêng để ở đâu, mà đang phải ở chung với một người anh của nó. Mẹ nó nghèo mà anh nó cũng nghèo. Mẹ nó già rồi và hay đau yếu lắm, cha nó đã bỏ đi. Còn anh của nó cũng phải đi làm thuê... Tiền ít, chỉ đủ để ăn trong mấy ngày thi thôi nên giờ phải lo về ngay...?.
    Bạn Nguyễn Thị Thanh Dung một mình từ Duy Xuyên, Quảng Nam vào TP.HCM thi ĐH Luật. Nhà em ở vùng sâu, cả xã chỉ có mấy đứa đi thi ĐH. Mẹ làm ruộng còn ba lên núi trông rừng thuê cho người ta nên không có ai đưa em đi được.
    Số tiền lo cho em thi cũng là nỗi lo lớn của ba mẹ. ?oNhà em nuôi gần 300 con vịt, giờ không còn con nào vì mẹ đã bán hết lo chi phí đi thi. Trước khi đi, mẹ thức trắng đêm làm cho em một hộp thịt sấy để em vào trong này lỡ có hết tiền cũng có đồ để ăn. Cầm số tiền mồ hôi nước mắt của ba mẹ, em không dám tiêu nhiều. May có các anh chị SV tình nguyện lo chỗ ở miễn phí nên vẫn còn một ít mang về cho má gầy lại đàn vịt. Chắc giờ này ở nhà bố mẹ đang mong em lắm? - Dung nói như mếu rồi tất tả xách túi ra bến xe.
    Niềm vui của cha
    Anh Trần Văn Sang (Phước Long, Bình Phước) miệt mài ngồi trước cổng Trường THPT Thủ Đức (TP.HCM), điểm thi của Trường ĐH Nông lâm, suốt hơn hai giờ liên tục trong ba buổi thi liền để đợi con trai là Trần Minh Huy.
    Ở nhà, vợ chồng anh ở trên rẫy cả ngày chỉ mong kiếm tiền lo cho các con ăn học tới nơi tới chốn: ?oChỉ mong sao đời nó sau này không phải cực khổ như mình nữa!? - anh nói. Khi tiếng trống báo hiệu hết giờ, cổng trường vừa mở là anh vội vàng vào thẳng trong trường để hỏi xem con mình làm bài thế nào.
    ?oSáng nay xem đáp án trên báo nó nói đúng được hơn 80%, tui mừng lắm! Nó là con trai duy nhất trong nhà, lại học giỏi nên lúc đi thi ai cũng hi vọng nó sẽ đậu. Có lẽ đời nó sẽ không còn phải khổ như vợ chồng tui? - anh nói trong sự vui mừng.
    doithay2.jpg
    Nóng lòng chờ con thi, các bậc phụ huynh cũng hý hoáy với các bài giải trên báo - Ảnh: N.C.T
    Giống như anh Sang, ông Nguyễn Văn Minh - một thương binh hạng 1/4 mất cánh tay trái đến vai, quê ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Trong suốt thời gian buổi sáng thi môn toán, ông luôn đứng riêng một mình, ánh mắt đăm chiêu lo âu nhìn vào trường thi ĐH Công nghiệp TP.HCM.
    Balô ông đeo trên vai có ổ bánh mì ăn dở và chai nước suối. ?oĐây là lần đầu tiên tôi đưa con lên TP.HCM thi ĐH nên hồi hộp lắm?. Khi tiếng kẻng báo hiệu hết giờ vang lên, ông tất tả băng qua đường vào trường tìm con gái, tay áo nơi cánh tay bị mất cứ phất phơ.
    Buổi trưa, gặp lại ông Minh bên vệ đường Nguyễn Văn Bảo, vẻ mặt không còn đăm chiêu lo lắng nữa mà thay vào đó là nụ cười tươi rói trên gương mặt của ông và cô con gái Nguyễn Thị Thùy Dung. Ông Minh tươi cười: ?oCon gái nói làm bài tốt nên giờ tôi bớt lo rồi?. Còn Thùy Dung khoe: ?oEm làm hết tất cả các câu trong đề thi. Khả năng đúng trên 80%?.
    Hi vọng của mẹ
    Bà Đỗ Thị Kiều (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) thấp thỏm bên ngoài chờ con gái là Phạm Thị Ngọc Thuận đang thi trong Trường ĐH dân lập Kỹ thuật công nghiệp TP.HCM. Đây là lần thứ hai bà đưa con vào TP.HCM dự thi. Thuận là niềm hi vọng lớn của bà vì hai người chị trước của Thuận đã không đỗ ĐH.
    Nhà có mấy chục thước đất, nay đã bán hết 2/3 mà chỉ dồn vào việc học hành của các con. Ở quê bà làm ăn khó khăn nên phần lớn cha mẹ đều cho con cái nghỉ học ở lớp 6 - 7. Riêng với bà Kiều thì quan niệm khác: ?oDù cực khổ đến đâu cũng quyết tâm cho con ăn học để nó có cái nghề với người ta?.
    Cũng tại cổng Trường ĐH Bách khoa, chúng tôi nghe được câu chuyện về cô Hai. Cô quê tận Quảng Nam bôn ba vào Long Khánh (Đồng Nai) kiếm sống. ?oChồng cô khi thì ở Dầu Giây, lúc thì ở Long Khánh làm năm sào chôm chôm, nuôi bốn con dê và làm mướn nuôi ba đứa con ăn học.
    Đứa lớn đang học năm 3 Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) đã biết tự lo cho mình, đứa út đang học lớp 11, đứa giữa học giỏi và rất ngoan hiền thì nay thi vào ĐH Bách khoa theo chị nó. Cô cảm thấy chưa ai khổ hơn mình vì bây giờ giá dê đang rớt trầm trọng, nhưng con cái chịu học nên làm thuê, làm mướn vất vả mình vẫn vui?.
    Khi chào chia tay với mọi người để đưa con về, cô cười tươi: ?oGiờ tôi sẽ về làm thuê vài ngày để kiếm thêm tiền cho con thi đợt 2. Rồi tôi sẽ đưa hai con lên TP trọ học với chị nó, hai vợ chồng sẽ cố gắng làm lụng lo cho các con?.
    Nụ cười lạc quan của cô Hai cũng lây sang nhiều người đang đón đưa con của mình.
    doithay3.jpg
    Bà Bảy ?odẹo? đứng chờ con - Ảnh: Văn Ký
    Ngồi cùng những bà mẹ trước cổng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, nổi bật là một người mẹ đi cà nhắc với cây gậy trong tay. Người mẹ ấy tên là Nguyễn Thị Hạnh mà mọi người vẫn quen gọi là bà Bảy ?odẹo?, đang dẫn con đi thi.
    Chồng bà đã bỏ nhà ra đi, để bà ở lại với sáu đứa con và một khoản nợ lớn, sinh ra từ sau khi bà vay tiền chữa trị uốn ván cho chồng. Mình bà lo cho các con yên bề gia thất.
    Còn đứa gái út chăm học, học giỏi nên bà quyết dành trọn phần đời còn lại cho đứa út. ?oDì chỉ chạy đủ tiền chi phí cho con thi đợt đầu thôi. Nó muốn thi thêm khối B vào ĐH Khoa học tự nhiên nữa, nhưng dì không thể lo nổi? - bà lau nước mắt...

  6. HotXoan

    HotXoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Phái đẹp cuồng nhiệt với múa bụng Ả Rập
    Mới du nhập vào Việt Nam, múa bụng Ả Rập đang thu hút phái đẹp Hà Nội tham gia tập luyện. Những vũ điệu uyển chuyển, gợi cảm trong âm thanh quyến rũ của chuyện thần thoại xứ Ba Tư. VnExpress ghi lại những hình ảnh trong một buổi học tại khách sạn Sheraton.
    [​IMG]

    Hàng trăm học viên đứng chật kín phòng tập khách sạn Sheraton.

     [​IMG]

    Khởi động.

    [​IMG]

    Hai giảng viên người nước ngoài

    [​IMG]

    Hệ thống âm thanh phụ trợ.

    [​IMG] 

     Bước đầu ngượng nghịu

    [​IMG]

    Quen dần với những động tác lạ.

    [​IMG]

    Cô giáo nhiệt tình.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Học viên cũng bắt đầu tăng tốc

     [​IMG]

    Nụ cười tươi tắn của học viên
  7. HotXoan

    HotXoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Chàng sinh viên chạy bộ Sài Gòn - Hà Nội
    [​IMG]

    Lê Việt Hồng trên đường chạy. Ảnh: Thanh Niên
    Sáng 15/7, khi mọi người đang ngủ say, Lê Việt Hồng đã bắt đầu cuộc hành trình từ Dinh Thống Nhất (TP HCM). Sau hai ngày, Hồng đã đi đến Đồng Xoài, Bình Phước.
    Việt Hồng đang là sinh viên năm thứ ba, ngành Công nghệ thông tin của ĐH quốc tế TP HCM. Tai nạn trong một lần điều khiển xe công nông đã khiến ba Việt Hồng vĩnh viễn mất đi một chân phải. Khi ấy ông phải bỏ dở ngành Toán ĐH Sư phạm Huế lên Đăk Lăk lập nghiệp cùng gia đình. Không bi quan, chán nản, ông tập đi lại, sinh hoạt như một người bình thường. Ông tiếp tục học chuyên tu y khoa và hoàn tất chương trình đại học, sau đó học lên thạc sĩ Đông y.
    Nghị lực của người cha đã ảnh hưởng rất nhiều đến Việt Hồng. Cậu sinh viên cũng chứng kiến nỗi đau của những bệnh nhân ung thư nghèo không có tiền chạy chữa. Họ sống trong đau đớn và tuyệt vọng để đợi chờ cái chết như một định mệnh đã an bài. Chàng trai 20 tuổi ấp ủ hoài bão lớn sẽ làm một việc gì đó để thay đổi số phận của những người bất hạnh.
    Đầu năm 2007, Hồng đọc được một bài viết về Terry Fox - người bị mất một chân vì bệnh ung thư, vẫn đi bộ vòng quanh Canada để kêu gọi an toàn giao thông. Hồng quyết định lập kế hoạch chi tiết cho cuộc hành trình đầu tháng 5. Hồng và những người bạn của mình sẽ chạy bộ với quãng đường 1.650 km từ Sài Gòn ra Hà Nội (ước lượng mất 5 tuần) để tuyên truyền về an toàn giao thông và kêu gọi gây quỹ từ thiện giúp đỡ bệnh nhân ung thư.
    Trừ mọi chi phí đi lại (ở mức tiết kiệm nhất) cho những người tham gia chạy bộ, tất cả số tiền quyên góp được sẽ do cơ quan đứng ra tổ chức quản lý và chi tiêu cho quỹ một cách công khai. Anh lập website để chia sẻ ý tưởng, kêu gọi ủng hộ.
    Hồng cùng những người bạn chủ động tìm đến những tờ báo, những công ty lớn để nhờ đứng ra tổ chức và kêu gọi tài trợ. Ý tưởng tốt, kế hoạch của Hồng khá chi tiết và rõ ràng nên nhận được nhiều sự hưởng ứng và hứa hẹn. Nhưng lần lượt hết công ty này đến công ty khác đều từ chối với lý do kế hoạch đơn lẻ của cá nhân và nghi ngờ tính khả thi của nó.
    Không thể đợi lâu hơn vì Hồng và các bạn phải trở lại giảng đường vào tháng 9, Hồng quyết định vẫn lên đường dù chưa tìm được nguồn tài trợ và cơ quan đứng ra tổ chức. Gom góp, vay mượn từ bạn bè cũng chỉ đủ vài triệu đồng cho một mình anh chạy bộ, các bạn khác vẫn kiên trì xin tài trợ và sẽ chạy theo sau. Kế hoạch chi tiết cho từng ngày chạy, giờ chạy, những ngày nghỉ vì lý do sức khỏe được tính toán khá cụ thể. Hồng cũng chơi thể thao và luyện tập chạy bộ hơn 3 tháng nay.
    Sáng 15/7, thành phố còn đang ngủ say, Việt Hồng đã bắt đầu cuộc hành trình từ Dinh Thống Nhất (TP HCM)... Chiếc ba lô nhỏ màu đen được khoác sang một bên, nhường chỗ cho dòng chữ lớn, nổi bật trên áo trắng: "Hãy lái xe an toàn vì những người xung quanh". Sau hai ngày, Hồng đã đi đến Đồng Xoài, Bình Phước. Mỗi ngày, Hồng đều cố gắng online để cập nhật những hình ảnh và ghi nhận trên đường đi lên trang web.
  8. co_sao_ko_em

    co_sao_ko_em Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Báo nào vậy Hatxoài??? sao cái Lão nhà báo nào mà thông minh đến nổi cáitừ website nhắc lại hoài mà ko đưa jum cái web lên cho mọi người link vào, đúng là BÁO ĐỜI, chả bít tuyên truyền kiu j???
  9. HotXoan

    HotXoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Loi-song/2007/07/3B9F852C/
    Dạ báo này á, đại ca
  10. LieuYCa

    LieuYCa Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0

    Nỗi niềm ?~treo?Tcưới
    Nếu ai nhắc đến chuyện cưới xin là Hạnh lại nói: ?oCưới nhau thì mất hết: tự do, sở thích, bạn bè. Ít ra phải có nhà, xe thì cưới mới đáng mặt. Mà cưới làm gì, cứ như tao lại thấy rất vui vẻ và thoải mái, không lo gì hết, tự tại sống theo ý mình?.
    Hạnh 27 tuổi và Dương 33 tuổi yêu nhau từ hồi phổ thông, đi học, đi làm họ vẫn dành tình cảm cho nhau. Đi làm được hai năm Dương lên chức phó giám đốc một doanh nghiệp trẻ làm ăn khá thuận lợi còn Hạnh cũng đã là một nhân viên ngân hàng có tiếng tại Hà Nội. Ấy thế mà khi bạn bè lần lượt đã "yên bề gia thất" thì chuyện của họ vẫn cứ giậm chân tại chỗ.
    Dương cũng từng nghĩ đến đám cưới nhưng khi hào hứng mua một bó hoa to, chuẩn bị một bàn tiệc xinh xắn để bày tỏ lòng chân thành muốn cưới nàng, thì điều anh nhận được chỉ là sự trầm tư và im lặng đến khó hiểu của cô.
    Những lần trước, khi anh đưa ra ý kiến tổ chức đám cưới Hạnh đều nói: ?oĐể công việc anh ổn định, thu nhập đảm bảo cho gia đình thì mới có thể hạnh phúc?. Anh đồng ý vì Hạnh nói có lý và cố gắng kiếm thật nhiều tiền để lo cho cuộc sống thật sung túc.
    Bây giờ khi đã đủ điều kiện thì cô lại băn khoăn. ?oEm rất sợ cuộc sống gia đình, em chưa sẵn sàng, anh cho em thêm thời gian?, Dương hiểu câu nói của Hạnh. Cô sợ anh sẽ như người cha của cô: đánh đập vợ và thiếu chung thủy. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi lớn nhất trong lòng Hạnh lại chính là cảm giác bị bỏ rơi. Nó ám ảnh cô. Dù rất yêu Dương nhưng cảm giác đó làm cô không thể quyết định dứt khoát dù nhiều lần anh đã giải thích và chứng minh.
    Về phần Dương anh nghĩ, tình yêu và những gì anh làm không đủ giành được lòng tin của Hạnh. Dù yêu cô nhưng anh cũng cần một gia đình, tuổi anh cũng đã lớn, không thể mãi chấp nhận những lý do mà cô đưa ra để hoãn cưới.
    Anh cho Hạnh một tháng để quyết định, nhưng Hạnh chỉ nói để năm sau cưới. Dương chán nản khi nghe Hạnh lặp lại điệp khúc đã nói bao nhiêu năm qua. Liệu sang năm Hạnh có sẵn sàng, đó là câu hỏi mà anh vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
    Không lo lắng chuyện kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống, nhưng mối tình của Hùng, 35 tuổi và Phương 29 tuổi lại vẫn ?olửng lơ con cá vàng?.
    Yêu nhau đã lâu, dẫu không gặp trở ngại gì, song bản thân họ lại dùng dằng, không thể quyết định "cưới hay không cưới". Họ quen và yêu nhau đã gần 8 năm. Bạn bè hai bên đều biết rõ về mối quan hệ đó. Một năm, hai năm, rồi đến năm thứ bảy, thứ tám, họ vẫn "bình chân như vại". Hỏi nàng, nàng cười mỉm. Hỏi chàng, chàng mập mờ ?ocòn đang phấn đấu?.
    Có thu nhập đáng kể, có nhà và xe hơi riêng và mở công ty riêng tại Sài Gòn nhưng tình duyên của họ dẫu đã "chung" nhiều thứ: ăn chung, ở chung, một số tài sản cũng chung nốt nhưng vẫn chưa ?ochốt hạ?. Mỗi lần gia đình hai bên giục cưới. Hùng và Phương đều nói ?oĐể bọn con tính?.
    Hùng tuyên bố: ?oNhư thế này là sướng nhất. Tự do không ai quản thúc và làm được những gì mình muốn?. Còn Phương vẫn muốn sau giờ tan tầm được shopping, "hội tụ" với bạn bè những ngày nghỉ. Tóm lại, là không phụ thuộc và vướng bận gì.
    Chẳng ai trong hai người muốn từ bỏ thú vui riêng của mình và yêu cầu người kia phải chấp nhận. Cuối cùng là không bàn tới nữa, bởi mỗi lần bàn là một lần giận hờn chẳng ai chịu khuất phục ai.
    Yêu bao lâu thì nên tính đến chuyện hôn nhân? Khó có thể đưa ra được câu trả lời chính xác bởi mỗi người mỗi cảnh ngộ khác nhau và quan niệm sống của mỗi người cũng mỗi khác.
    Nguyên nhân đưa ra để trì hoãn có rất nhiều có lý do từ phía nam hoặc phía nữ hay từ phía gia đình. Những lý do đưa ra tưởng rằng rất hợp lý nhưng đó không chỉ là bề ngoài. Nguyên nhân sâu xa vẫn là sự e ngại về trách nhiệm của một người cha một người chồng hay trách nhiệm của một người vợ và người mẹ trong gia đình.
    Bên cạnh đó khi có gia đình mọi thứ với họ sẽ thay đổi: Tự do, những cuộc nhậu bạn bè, sự nghiệp và những mối quan hệ khác. Họ sẽ phải thay đổi, dù ít dù nhiều.
    Cuộc sống trước đây với họ là tự do và chỉ lo cho riêng mình. Nhưng khi có gia đình họ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn và sự tồn tại của những con người khác.
    Ngoài ra, độ tuổi cũng là nguyên nhân, khiến cho nhiều đôi yêu nhau khá lâu nhưng mãi mà đám cưới vẫn chỉ là trong mơ với họ.
    Đối với nam có thể 30 tuổi họ vẫn cho là chuyện bình thường. Nhưng với nữ thì cái tuổi 29 là đã phải suy nghĩ lắm rồi. Những cô gái khi đã sắp bước sang đầu 3 đều không muốn mình là người cứ chủ động phải hỏi câu: ?oAnh định thế nào và khi nào cưới??. Họ sợ cảm giác van xin, họ vẫn còn có lòng tự trọng của mình.
    ?oHạnh phúc, nên có sự hy sinh và chấp nhận, thẳng thắn trao đổi để cùng vượt qua những trở ngại từ hai phía. Nếu chúng ta né tránh nó càng né tránh chúng ta càng khó đối mặt và vượt qua nó. Thẳng thắn đối diện là cách duy nhất để giải quyết vấn đề. Con người trở nên cô đơn và mắc trở ngại nhiều hơn khi con người ta quá cầu toàn. Một lúc nào đó họ sẽ cảm thấy vô vị bởi họ không quan trọng với ai, họ chẳng cần cho ai cả. Vậy là họ thấy chán nản và cuộc sống không có ý nghĩa?, chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Yến Nhi đường dây tư vấn 1900 58 58 86 của công ty Tư vấn Tâm lý An Việt Sơn đưa ra nhận định.
    Ngọc

Chia sẻ trang này