1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giùm bạn !!!

Chủ đề trong '1983 - Hội Ỉn Sài Gòn' bởi dolly, 10/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dolly

    dolly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn chuyện chiều cao người Việt
    Mình cao lên thì người ta bên cạnh cũng cao lên, rượt đuổi như thế nào cho xóa hết khoảng cách?
    Nhiều lần có việc đứng trong bãi đỗ xe của sinh viên ở vài trường đại học mới thấy sao người Việt mình bây giờ nhỏ thó, lừ đừ quá.
    Trước đây cũng có cảm giác như vậy nhưng không bị giật mình, còn khi đứng trước một biển sinh viên thì sự thật như là hiển nhiên vậy. Chuyện đi giật lùi ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác có thể vô hình, có thể nói không có sách mách không có chứng, nhưng chuyện thanh niên mình nhỏ thó hơn ông cha là không thể chối cãi.
    Mấy ngày qua xem nhiều phim tài liệu về Điện Biên Phủ, không khỏi ngạc nhiên sao hồi xưa bộ đội và dân công ai nấy đều khỏe mạnh, gân guốc, sức vóc thế, cái thời sau nạn đói 1945 rùng rợn kia mà. Không biết chuyện ăn uống thời đó hư thực thế nào nhưng quả tình vóc vạc như thế nên mới sinh ra tinh thần quật cường như thế. Không, hay là ngược lại, hay là cái khung tinh thần ấy đã sinh ra thứ thể lực ấy?
    Có người cho rằng cái gã bao cấp đã làm cho thể chất người Việt sa sút đến tận bây giờ. Mọi sự đổ lên đầu cái gã ấy là xong hết. Thế nhưng cho đến hôm nay, gần 30 năm sau hòa bình, gần 20 năm rời bao cấp, vậy mà di chứng của bao cấp vẫn ghê gớm thế sao.
    Hằng ngày nhìn thấy cơn khát xây xây dựng dựng ở khắp nơi mà không khỏi đau đầu. Ở các khu chung cư của thời bao cấp còn có những chỗ cho bể nước công cộng, cho việc đốt lò than tổ ong, chỗ để người ta đi bộ vòng vòng vào buổi sáng buổi tối, bây giờ những chỗ ấy cũng bị lấn chiếm hết, trẻ con không chỗ chơi banh, người già đành đổ ra đường thể dục lẫn với dòng xe cộ.
    Ở các trường học, việc cơi nới cũng không ngừng diễn ra mà ai cũng biết, hễ xây là có hoa hồng, xây là những ai đó, một số người nào đó được ít tiền bỏ túi. Ở nhiều trường đại học cũng vậy, không bể bơi, không sân bóng, năm nay xây chỗ này thì năm sau xây chỗ khác, xây chừng nào hết chỗ để xây thì thôi.
    Tôi cũng từng là nạn nhân của cái chứng chỉ thể dục mà phải có nó thì mới lấy được bằng. Bốn năm ròng sinh viên không có chỗ bơi, đùng một cái phải có điểm bơi, thế là thầy trò ốp nhau đến một bể bơi nào đó mà chính thầy thể dục cũng thấy chuyện bơi đối phó này mù mịt quá nên đã chủ động: Thôi thầy trò mình vô quán uống nước cho đủ buổi rồi thầy sẽ cho điểm các em, xong!
    Đất nước có 2.000 cây số bờ biển và vô số sông rạch nhưng rất nhiều người không biết bơi. Ra bãi biển thấy thanh niên nam nữ hay xắn quần đi dạo hoặc thụt thò trong cạn một lát rồi trở lên, đó là do từ nhỏ người ta đã không tìm ra chỗ nào để tập bơi, mà bơi lội là một trong những môn thể dục quan trọng giúp con người cao lớn cả về thể lực lẫn tinh thần.
    Người ta vừa đưa ra một con số chạnh lòng: người Việt cao trung bình 1,62m, người Thái Lan cao 1,68m, còn người Nhật - xứ sở từng được coi là lùn - thì đã đạt 1,7m. Năm mươi năm qua người Việt nhích lên được 2cm, thật tình tôi hoài nghi con số này.
    Nghe rằng người ta đang sắp thực thi dự án 600 tỉ đồng để nâng chiều cao người Việt lên. Lại chuyện dự án chăng? Thịt cá tăng trọng, rau không sạch, sữa ngoại sữa nội khả nghi, rất nhiều thứ không an toàn, cộng với không đâu có cơ sở cho con người khi vào tiểu học thì đã phải chọn cho mình một môn thể dục yêu thích thì liệu phải mất bao nhiêu ngàn tỉ cho việc này? Mình cao lên thì người ta bên cạnh cũng cao lên, lại một bài rượt đuổi không bao giờ xóa hết khoảng cách.
    Thật là một bài toán ghê gớm mà đáng lẽ nó đã phải được đặt ra từ 50 năm trước, hoặc ít ra cũng từ 30 năm nay. Nhưng muộn còn hơn không vậy.
  2. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Một cặp nam nữ học sinh ở Hải Phòng trong những cảnh ân ái, nữ sinh trường H. ở quận Bình Thạnh bị quay lén khi đang ?ođóng phim? cùng bạn trai trong quán cà phê không đèn?Chỉ khi báo chí lên tiếng thì người ta mới bắt đầu hoang mang, phụ huynh thì "lên án" và giữ rịt con em mình? Nhưng lên án và cấm đoán chuyện *** học trò có phải là liệu pháp đúng?
    Chiếc phù hiệu bị vấy bẩn
    Trên màn hình xuất hiện hình ảnh một cô bé nữ sinh với khuôn mặt non nớt của em và cả người bạn trai khiến người ta càng xót xa khi chứng kiến những gì các em đang thực hiện? Cũng nón, ba lô, đồng phục như các em học sinh khác, nhưng các em lại khác các bạn là đang ?ochơi trò người lớn? trong một quán cà phê.

    Điều đáng nói, chiếc máy quay lia cận cảnh chiếc phù hiệu trên áo em nữ sinh và cố tình dừng lại đó thật lâu với ác ý: tên trường, tên lớp rõ rành rành càng làm tăng thêm yếu tố kích thích cho người xem.

    Các diễn viên ?ohọc trò? bất đắc dĩ nhưng lại tỏ ra khá sành sỏi ?ochuyện người lớn? nhất là em trai, còn em gái thì ?otrơ? ra, không bộc lộ cảm xúc?Có vẻ như em đến đó chỉ vì muốn thỏa mãn cho bạn trai chứ không hề có ý thức giá trị thực của việc quan hệ giới tính.

    Việc các em quan hệ bừa bãi, không coi trọng bản thân do tính bồng bột và cả sự kém hiểu biết của các em sẽ là hậu quả khó lường cho xã hội, khi căn bệnh thế kỷ vẫn ngày càng phát triển. trong khi ở các trường học các em còn mơ hồ về chuyện này.

    Một sự thật không thể trốn tránh

    Trong khi xã hội đang xôn xao, người lớn lo lắng tột độ thì các em học sinh coi chuyện ?o*** học trò? chỉ là? chuyện nhỏ. ?oĐứa nào bây giờ mà chả biết. Tại tụi nó xui nên bị quay lén. Nhiều đứa còn ghê gớm hơn!?.

    Câu chuyện của Lan Anh, bạn học cùng lớp của em họ tôi, là một trong những điển hình. Lan Anh thích Quân, chàng bí thư đoàn năng nổ và dễ thương. Trong buổi liên hoan tiễn Quân lên đường đi du học, Quân thủ thỉ với Lan Anh: ?oNgày mai, anh đi rồi. Anh muốn có chút kỷ niệm với em. Đừng sợ, tụi nó đứa nào mà chả biết chuyện đó??.

    Xúc cảm tràn trề trước sự van xin của Quân và cũng bị sự tò mò kích thích, Lan Anh đồng ý? Kỷ niệm sẽ đẹp đẽ nếu? sau đó Lan Anh gọi điện thoại cho em tôi trong ân hận: ?oMinh ơi, mình buồn hận quá? Mình phải là sao đây?. Và cho biết Quân đã nói lời chia tay vì... bận học ở trời tây.

    Cô em họ tôi cũng chả biết làm sao, đành gọi điện thoại cầu cứu tôi. Chỉ vì ?okỷ niệm? mà suốt cuộc đời sau này không biết Lan Anh có dễ dàng vượt qua

    Trong giới học sinh bây giờ thường có chuyện: ?ochả biết gì? về chuyện đó để lên mặt nhau. Không có bồ không phải là ?othời thượng? dẫn đến các em hiền lành nhất, học giỏi nhất cũng phải tham gia vào cuộc chỉ vì một lời khích bác.

    Có nhiều em sau vài lần nói ?oNo? với ***, thì bị bạn bè cô lập. Như Lan Hương, cô bạn thân của em gái tôi thì bị chê là Hương ?olúa?, giả bộ màu mè, tiểu thư. Cuối cùng, không chịu nổi sự tẩy chay của bạn bè, cô bé đã tham gia nhóm?

    Một cô bé non nớt kể cho chúng tôi nghe khi chứng kiến cảnh các bạn mình âu yếm mùi mẫn với nhau như trên phim. Dù sợ nhưng bản thân cô bé thú nhận cũng cảm thấy thích...

    Trong một lần viết phóng sự tại ngôi nhà mở dành cho các bà bầu, tôi đã gặp Vân Anh. Nếu so với các cô gái lỡ dại khác đang được cưu mang tại ngôi nhà đó, thì cô bé còn rất trẻ. Thân hình bé nhỏ, gầy gò như cố gượng hết sức để nâng đỡ chiếc bụng bầu đã 7 tháng. Mới 13 tuổi, em đã trở thành đàn bà và cực kỳ sành sỏi trong các chuyện ?ophòng the?.

    Em kể: ?oLớp 5, em đã có bồ. Nó ?ocua? em khi tụi em sinh hoạt hè chung. Quen được vài tháng thì xù vì? chán. Học lớp 7, em mới quen Tân (tác giả của đứa bé trong bụng Vân Anh). Anh ấy hơn em 3 tuổi.

    30-4, em dối cha mẹ đi Vũng Tàu cùng lớp và đêm đó tụi em đã ngủ chung với nhau. Đi với Tân, em rất vui và hạnh phúc. Cứ thứ ba, thứ năm, thứ bảy, anh ấy dẫn em về nhà vì cha mẹ đi vắng cả. Còn bố mẹ em thì cứ nghĩ em đi học thêm, Tân thường khen thân hình em đẹp, và chưa có ai làm anh vui như em. Ảnh gọi em là bà xã??.

    Nghe những lời sành sỏi, non nớt của một cô bé ?" đàn bà bất giác tôi thấy chua xót. Sau 6 tháng ân ái mặn nồng, cái mà Vân Anh được biết về người chồng chỉ là cái tên Minh Tân.

    Khi cái bụng của cô ngày càng lớn, cha mẹ Vân Anh té ngửa vì đó chỉ là căn nhà thuê. Lúc đó, mẹ cô chỉ biết kêu trời vì mình mải mê buôn bán mà quên đứa con gái đang rừng rực tuổi mới lớn. Còn cha cô thì luôn miệng trách móc: ?oCon hư tại bà?.

    Cần lắm, giáo dục giới tính

    Trong thời gian qua, các bậc cha mẹ thật sự bị sốc khi xem qua các đĩa VCD này, nhiều ý kiến cho rằng báo chí ?ovẽ đường cho hưu chạy?. Nhưng có một sự thật không thể không nhìn nhận đó là có ?ochuyện người lớn? trong giới học sinh sau khi cảnh các em bị quay lén và tung lên mạng.

    Sau cơn sốc nhiều người càng ra sức ?orào kín, che chắn? con cái của mình. Nhưng liệu đó có phải là biện pháp tốt? Những kỷ luật sắt đá, phương pháp cấm đón có phải là liều thuốc đúng bệnh?

    Sự ngu ngơ về giới tính của những thanh niên trẻ mà chúng tôi có dịp tiếp xúc thật sự rất đáng sợ. Kiến thức giới tính là một lỗ hổng lớn trong đầu. Dường như, chúng ta còn quá sơ sài trong việc giáo dục giới tính của các em.

    Hải Vân, một cô bé dân chơi tuổi teen mà tôi gặp trong khu vực trò chơi điện tử của Diamond Plaza, thật sự làm tôi ngạc nhiên vì thái độ sành đời của em. Mái tóc nhuộm vàng choé, uốn quăn càng làm gương mặt non nớt ở đội tuổi 15 của em lộ rõ vẻ kệch cỡm. tôi hỏi: ?oLên đây chơi điện tử à??. ?oXì! Ai thèm chơi ba thứ trẻ con. Lên để kiếm boyfriend?.

    ?oEm có biết dùng thuộc ngừa thai không??, tôi e dè hỏi. ?oDùng làm gì. Dính thì bỏ, là xong?. Choáng.

    Thế mới thấy sự thiển cận của giới trẻ nước ta trong vấn đề quan hệ giới tích. Có rất nhiều cha mẹ dè dặt trong vấn đề này. Thậm chí, một người bạn của tôi cho đến lúc lấy chồng vẫn không biết viên Marvelon, viên Postinor uống sao cho phải.

    Cha mẹ đừng mãi đứng ở vị trí cao, luôn nghĩ con mình tốt, đầy đủ. Hãy là bạn của con cái. Đôi khi, sự thẳng thắn là một trong những biện pháp gần gũi để giáo dục con cái.

    Theo Mỹ thuật - Người lao động
  3. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống máy bán lẻ bao cao su tự động vừa được triển khai thử nghiệm tại Hà Nội nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.
    Ưu điểm của máy là có thể bán hàng 24/24h, đặt ở bất kỳ địa điểm nào và người mua không cảm thấy ngại vì không phải tiếp xúc với người bán hàng.
    Hệ thống máy bán hàng tự động này sẽ được triển khai tiếp tại TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, góp phần tích cực vào việc phòng chống HIV/AIDS./.

    Theo TTXVN
  4. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Phim hoạt hình, truyện tranh lâu nay được mặc định trong suy nghĩ của mọi người là "đồ dành cho trẻ con". Tuy nhiên thực trạng dưới đây sẽ khiến không chỉ các bậc phụ huynh mà cả những nhà quản lý "bật ngửa": truyện tranh và phim hoạt hình *** đang được nhiều thanh thiếu niên mua bán tự nhiên trên mạng.
    80% độc giả của các loại truyện tranh, phim hoạt hình này hiện đang "ghiền" các sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản. Trong đó, có một thể loại vô cùng độc hại có tên là Hentai - có nội dung chủ yếu khai thác vấn đề tính dục với những cảnh vẽ sống sượng, nội dung trụy lạc.
    Thấp hơn một chút là thể loại Ecchi, Yaoi (đồng tính nam), Yuri (đồng tính nữ... Từng ngày, từng giờ, các độc giả trong đó thiếu niên chiếm một tỷ lệ không nhỏ - thoải mái mua bán trao đổi các sản phẩm độc hại này.
    Lấy một nickname trên diễn đàn, tôi đặt một "nhà cung cấp đĩa" khá nổi tiếng trong giới là P.A một số đầu truyện thuộc thể loại trên. P.A cho biết Hentai thì đang phải download, riêng Yaoi hay Ecchi thì "vô tư".
    Đây là hai thể loại phổ biến hiện nay. Hentai vì quá nặng "đô" nên lưu hành có phần âm thầm, "bí hiểm" hơn. Nhưng nếu có quan hệ với vài người trong diễn đàn bạn sẽ được hướng dẫn những nhân vật "nổi tiếng" như T., S.,... để được cung cấp.
    Một số trong những nhân vật này đang là admin, mod (người điều hành) của những diễn đàn truyện tranh nổi tiếng với hàng ngàn thành viên. Điều đáng nói ở đây là việc trao đổi, mua bán truyện, phim này diễn ra một cách công khai giữa người mua và bán một cách rất "bình thường" chỉ qua một vài e-mail trao đổi, thỏa thuận số đĩa, số tiền là sẽ có người giao đĩa đến tận nhà, hay đến một nơi hẹn trước để lấy (người bán cho biết số nhà, số điện thoại...). Giá chỉ khoảng 8.000 - 10.000đ/đĩa, "bảo đảm chất lượng".
    Việc mua bán quá đơn giản, dễ dàng làm loại giao dịch kiểu này "bùng nổ" nhanh chóng. C. - một trong những người bán cho biết trong một tháng có thể bán được vài trăm đĩa. Chỉ cần có máy được trang bị đầu ghi, những thanh thiếu niên này đã trở thành "đầu nậu đĩa" mua bán không kịp trở tay.
    Ngoài những người bán lẻ, còn có cả những cửa hàng chuyên kinh doanh các loại truyện, phim, game dạng này như Taki, Veno, Hotgame... và cả những nhóm kinh doanh lưu động.
    "Có gì đâu, coi cho biết !" - không ít những Otaku (người hâm mộ truyện tranh, phim hoạt hình Nhật Bản tự xưng) cho biết khi được hỏi về lý do xem những thể loại này. "Ở nước ngoài người ta coi được sao mình không coi được?"; "Manga (truyện tranh Nhật Bản - NV) là một nghệ thuật và Hentai cũng là một phần của nghệ thuật đó" (!!? )...
    Tôi không thể hình dung ra được những cảnh ******** sống sượng đó lại có người xem là một "nghệ thuật". Và những truyện, phim đó ở nước ngoài cũng đã được xếp loại dành cho người lớn và chỉ dành cho một đối tượng hạn chế nào đó.
    Trong khi đó, người đọc Việt Nam phần lớn nằm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Những cô bé, cậu bé chỉ khoảng 13 - 15 tuổi (thậm chí nhỏ hơn) có thể nói vanh vách về Hentai, Yaoi, Yuri..., thậm chí còn phân biệt kiểu cọ trong truyện - phim là... "đẹp" hay "xấu" (!?).
    Nguy hiểm nhất là nhân vật trong những truyện - phim này chủ yếu là các học sinh trung học mặc nguyên đồng phục. Không cần nói, có lẽ mọi người đều có thể hình dung mức độ tác hại mà những trang truyện, thước phim này có thể gây ra cho người đọc vị thành niên.
    Một số người kinh doanh các loại truyện - phim này biện hộ rằng "có cầu mới có cung" và họ vô tư giao hàng cho những thiếu niên. Đó không phải chỉ là sự vô tâm... mà là cố tình trục lợi bất chấp hậu quả. Không ít người trong số các "nhà kinh doanh" này cũng chưa đến... tuổi 18. Những cậu bé đang cung cấp hàng cho những... cậu bé. Tất cả họ đều đang bị những Hentai, Ecchi, Yaoi... "nuốt chửng".
    Theo Thanh Niên
  5. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Hằng đêm, khi Sài Gòn lên đèn cũng là lúc những cô gái tụ tập về đây để... *******. Họ đứng ngồi rải rác trên lề bục cầu, chào mời, huýt sáo, ngoắc tay vẫy gọi những người đàn ông đi đường ngang qua.
    Khu vực cầu Thị Nghè, một điểm nóng về tệ nạn mại dâm trên địa bàn hiện nay của Sài Gòn. Cầu nằm giữa hai quận khác nhau, phía đầu cầu là đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đakao, quận 1, bên kia là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thuộc phường17 và 19, quận Bình Thạnh. Thành phố càng về khuya, cảnh tượng "mua bán" tại đây càng tấp nập đến hỗn tạp. Khách đến "tìm hoa" tại đây thuộc đủ các thành phần khác nhau nhưng có chung một điểm là thích tìm "của lạ". Từ những thanh niên trên dưới 30 tuổi đến những "cụ" tương đối già. Họ chạy xe bên mé cầu, mắt liêng liếc sang một bên như để "thẩm định món hàng" mà lát nữa đây, mình sẽ "sở hữu". Sau khi ngắm nghía hết một bên, đến dưới chân cầu là họ chạy xe vòng trở sang bên kia "thẩm định" tiếp. Khi đã "vừa con mắt" đối với một "em" là họ cho xe tấp vào và một cuộc trả giá chớp nhoáng nhưng không kém phần gay cấn diễn ra.
    Đối tượng mại dâm tụ tập tại khu vực này cũng thuộc đủ các "loại". Đêm ngày 15/5, hiện diện tại khu vực đầu cầu bên đường Nguyễn Thị Minh Khai, gái mại dâm đứng ngồi là những "cô bé" còn rất trẻ. Có cô lớp phấn son được tô đậm trên mặt không che nổi nét non choẹt của họ. Tất cả ăn mặc rất thời trang nhưng cũng... rất mỏng và rất hở. Chốc lát, một vài chiếc xe máy tấp lại, sau vài câu chào mời, hỏi han, ngã giá là họ lên xe phóng đi.
    Trên thành cầu, ngay cầu thang lên xuống để đi vào khu hàng cá chợ Thị Nghè (phường 19, quận Bình Thạnh) là "lãnh địa" tập trung hằng đêm của của các "nàng hoa" mà 100% là... đực rựa. So với xiêm y của các "cô bé" bên kia cầu thì các "nàng" ở bên này ăn mặc diêm dúa, phấn son lòe loẹt. Có vài "nàng" trong số đó còn khoác nguyên những bộ áo dài trắng, hồng cho thêm phần... nữ tính.
    Hằng đêm, gái mại dâm hoạt động tại khu vực này thường kéo theo một đội quân bảo kê rất hung dữ. Đa số chúng là những thanh niên nghiện ngập, mặt mày lúc nào cũng lạnh lùng. Chúng thường tụ tập dưới chân cầu, hay lảng vảng gần địa bàn hoạt động của các nàng đó để theo dõi "con hàng" của mình. Nếu khách mua dâm nào không sòng phẳng là sẽ bị "xử đẹp". Theo lời của một anh xe ôm chuyên đậu tại khu vực này thì mỗi tên bảo kê thường sở hữu một vài gái mại dâm. "Luật" ăn chia đối với gái mại dâm mà bọn chúng đưa ra là 6/4. Có nhiều em sau mỗi lần "đi khách" được 70.000 đồng thì bọn chúng trấn lột hết 40.000 đồng.
    Thỉnh thoảng người dân quanh khu vực cầu vẫn thấy bóng dáng của cảnh sát khu vực đi tuần. Nhưng sự có mặt của họ ở đó không nhằm ngăn chặn sự náo nhiệt của khu "chợ tình" của cây cầu Thị Nghè này.
    Theo VNexpress
  6. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Phận nữ nhi ?omười hai bến nước? trong nhờ, đục chịu... Đó là quan niệm xưa nay ở nước ta. Chính vì vậy mà nhiều người vợ bị chồng đánh đập cũng đành cắn răng chịu đựng...
    Vũ phu!.- Việc đánh vợ từ lâu vẫn tồn tại như một thứ luật bất thành văn! Người chồng đương nhiên có quyền đánh vợ, nhất là ở các vùng nông thôn hẻo lánh người vợ bị ngược đãi, bị đối xử thô bạo như một lẽ đương nhiên!...fficeffice" />
    Cùng với sự phát triển của xã hội, những quyền lực oái oăm dành cho người đàn ông đang dần dần bị tước bỏ. Luật pháp cũng đã tham gia can thiệp những vụ hành hung, đánh đập vợ dã man xong việc sử dụng vũ lực với người vợ ở các ông chồng dường như vẫn chưa có gì thay đổi. Khi không vừa ý, người chồng có thể tát tai vợ như một chuyện đương nhiên hoặc thậm chí cũng có thể ta đấm đá vào thân thể người vợ cũng là điều bình thường, bởi chẳng ai lên án hoặc truy tố anh ta vì hành vi đó!
    Những hành động vũ phu của người chồng đã làm tổn thương đến vợ và con họ. Nhiều gia đình do con cái căm thù người cha vũ phu hay đánh đập vợ con nên phát sinh những mâu thuẫn trầm trọng và đã từng có án mạng ở một số nơi. Trong những năm qua đã có rất nhiều ông chồng vũ phu bị đưa ra xét xử. Đó là chưa kể rất nhiều vụ khác do người vợ sợ dư luận xã hội, sợ mang tiếng xấu, sợ mất danh dự gia đình, thương con cái... đã không tố cáo hành động bạo lực của chồng. Số liệu thống kê cho thấy trong những năm gần đây, 2/3 số vụ ly dị trong cả nước đều có nguyên nhân do chồng hành hung, đánh đập vợ.

    Thực tế: Hiến pháp nước ta có quy định rất rõ quyền bình đẳng giữa nam và nữ, nhưng thực tế vẫn có nhiều ông chồng tự cho mình là ông chủ, có mọi quyền hành trong gia đình, vợ con chỉ là những người phục tùng quyền lực...

    Tiếp xúc với một số người chồng thuộc đủ các lứa tuổi, khi chúng tôi đưa ra câu hỏi: ?oLà những người chồng, (bác, chú, anh...) nghĩ gì về hành động đánh đập vợ??. Hầu hết họ trả lời nếu hành hung dã man thì không được. Song khi bực bội, không vừa ý điều gì, bạt tai vài cái thì chẳng sao. Đúng là chẳng có ai chết hoặc đau đớn gì vài cái tát tai nhưng họ không hiểu tất cả sự rạn nứt, đổ vỡ đều bắt nguồn từ cái tát tai (được coi là vô hại) đó. Trong thực tế nhiều phụ nữ trẻ đã bỏ nhà, bỏ chồng ra đi thậm chí có cô, có bà định quyên sinh vì nghĩ người chồng mà mình gửi gắm niềm tin không còn yêu thương quý trọng mình nữa. Trong cơn tức giận, người ta thường rất ít làm chủ được bản thân. Người đàn ông cho phép mình có quyền ?otrị vợ?; khi tức giận các ông dễ dàng trở thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc nghiêm trọng hơn nữa nhiều người vợ đã chết bởi bàn tay vũ phu của người chồng.
    Giải pháp.- Đã đến lúc luật pháp cần ra tay chấn chỉnh những hành vi gia trưởng, thiếu văn hóa, thiếu bình đẳng của người chồng hầu bảo vệ những quyền lợi chính đáng người phụ nữ. Những hành vi đánh đập, hành hung, ngược đãi vợ phải được xử lý thật nghiêm. Ngoài ra, những hành vi dùng vũ lực tuy chưa gây thương tích tới 11% theo quy định của Bộ Luật Hình sự của nước CHXHCNVN về tội cố ý gây thương tích cũng cần được xử lý thích đáng vì điều này gây thương tổn lớn đến tâm hồn của người phụ nữ. Sự thương tổn về tinh thần đó nhiều khi còn tác hại gấp nhiều lần thương tích bên ngoài. Đó cũng là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình - tế bào của xã hội.
  7. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Cái giá của một lần buông thả



    Nó là con anh! Đó là sự thực! Bất kỳ sự dối trá nào cũng sẽ không thể che giấu mãi được. Nhưng bắt tôi chọn: hoặc là đem con đi với anh, hoặc trả con lại cho anh. Cả hai điều đó đối với tôi đều thật khủng khiếp. Đã quá muộn để vò xé trái tim mình vì lỗi lầm của một lần buông thả. Tôi biết làm sao bây giờ?
    Tôi đã từng có một mối tình tuyệt đẹp với một chàng trai học trên tôi hai khóa. Cùng là dân tỉnh lẻ lên thành phố, từ sự thông cảm giúp đỡ nhau ban đầu, giữa chúng tôi dần hình thành tình yêu. Một tình yêu mãnh liệt, chân thành. Chúng tôi đã từng có với nhau nhiều kỷ niệm suốt những năm tháng của cuộc đời sinh viên. Không phải một lần, hai đứa cùng nhau vẽ lên những bức tranh tuyệt đẹp về tương lai.

    Sau khi tốt nghiệp, người yêu tôi lang thang khắp nơi, gõ cửa nhiều cơ quan nhưng chẳng thể xin được việ clàm. Trong khi chờ đợi, anh nhận làm tất cả các công việc, từ chuyển báo đến giao bánh mì, từ bảo vệ đến nhân viên marketing sản phẩm... Tuy vậy, những đồng tiền kiếm được vẫn phải rất tằn tiện mới đủ sống trong thành phố đông đúc và đắt đỏ này.

    Thế rồi một hôm, anh bất ngờ đến thăm tôi, báo tin đã xin được việc làm. Một công việc trái với cái nghề mà anh đã bỏ 5 năm đèn sách. Với một tin đáng mừng như thế, lẽ ra anh phải rất vui. Song, tôi thấy anh bối rối, gượng cười...

    Khi chia tay, anh nói, sắp tới anh rất bận nên chắc không có thời gian tới thăm tôi. Khi nào có dịp, anh sẽ đến, nhưng tôi đừng trông. Tôi cảm thấy hoang mang, hụt hẫng, muốn hỏi lại cho rõ nhưng anh đã vội vã bỏ đi.

    Mấy hôm sau, tôi nhận được một lá thư ngắn của anh. Trong thư, anh xin tôi tha thứ và hãy quên anh đi. Anh đã có một cô gái khác. Đó là con gái của người đã cho anh vào cơ quan làm việc. Anh nói tôi đừng tìm anh nữa, vô ích, coi như không có anh trên cuộc đời này. Lá thư của anh làm đau nhói trái tim tôi...

    Tôi bỏ ra nhiều ngày đi tìm anh. Tôi dò hỏi khắp nơi, đi đến nhiều chỗ, nhưng tôi không thể tìm ra dấu vết gì của anh. Tôi suy sụp vì đau khổ và tuyệt vọng. Thời gian đó, có một chàng trai cùng khóa đã hết sức giúp đỡ tôi một cách tế nhị. Nhờ đó, tôi vượt qua được cơn sốc và hai năm sau, chúng tôi trở thành vợ chồng.

    Tuy cùng khóa nhưng chồng tôi vốn là bộ đội xuất ngũ nên hơn tôi 5 tuổi. Anh tốt bụng, hiền lành và rất yêu tôi. Chúng tôi sống với nhau hòa hợp, đầm ấm. Song, cưới nhau đã ba năm nhưng chúng tôi vẫn chưa có con, mặc dù hai bên nội ngoại đều luôn giục giã.

    Tôi rất lo lắng nên quyết định đến bệnh viện khám. Các bác sĩ nói sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường. Vì vậy, nguyên nhân không có thai chỉ có thể là do người chồng. Điều bí mật đó tôi để trong lòng, dự định từ từ rồi sẽ nói với chồng. Song, tôi đã không còn cơ hội...

    Một ngày kia, tôi bất ngờ gặp lại người yêu cũ. Anh vẫn trẻ, vẫn đẹp trai. Song, trong ánh mắt ngày xưa vốn rất sinh động ấy, hình như chất chứa một nỗi buồn câm lặng. Anh mời tôi về nhà. Một căn nhà sang trọng trên một đường phố lớn. Vợ anh đang đi công tác ở nước ngoài.

    Trong câu chuyện, anh tỏ ra rất ân hận vì ngày ấy đã chia tay tôi một cách đường đột như vậy. Bởi vì, chính anh cũng không ngờ, anh bị rơi vào một cái bẫy giăng sẵn của hai bố con ông giám đốc. Như một thứ trái cây bị dú ép, cuộc hôn nhân đó không thể chín nổi: chẳng những cả hai đều không hạnh phúc mà họ cũng không có con - vợ anh bị vô sinh do hậu quả của những lần phá thai lén trước đó.

    Anh quỳ xuống xin tôi tha thứ. Anh nói , anh vẫn còn rất yêu tôi. Hình ảnh của tôi luôn hiện trong những giấc mơ của anh. Anh ao ước biết bao được trở lại ngày xưa... Anh còn nói nhiều, nói nhiều những lời âu yếm bay bổng mà tôi không bao giờ nghe được từ người chồng chất phác của mình. Trái tim đa cảm của tôi rung lên mãnh liệt và tôi đã ngã vào vòng tay anh...

    Ít lâu sau, tôi nhận ra những khác lạ trong cơ thể. Nỗi lo sợ và ân hận bị chìm lấp đi trong sự vui mừng nồng nhiệt của mọi người. Một đôi khi, tôi tự an ủi mình, chồng tôi chẳng thể có con. Vì vậy, một đứa con do tôi "tự kiếm", dù sao cũng còn tốt hơn là không có.

    Con trai tôi xinh đẹp như một thiên thần, được cả nhà nâng niu, vồ vập. Không ai mảy may nghi ngờ, luôn được bố chăm sóc, bế bống nên càng lớn, nó càng có những nét giống anh, chồng tôi. Tôi đã gần như quên đi sự thật, cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào trong ngôi nhà ấm áp của mình...

    Nhân ngày sinh nhật bé 3 tuổi, chúng tôi đưa con vào một siêu thị lớn để chọn đồ chơi. Tại đây, tôi đã chết lặng khi bất ngờ gặp lại anh, người yêu cũ của tôi. Ngay cái nhìn đầu tiên, anh đã nhận ra ?otác phẩm? của mình. Quả thật, nó giống anh như hai giọt nước. Tôi rùng mình, linh cảm về một điều bất an từ trong cái nhìn đăm đắm của anh.

    Mấy hôm sau, anh gọi điện đến cơ quan tôi. Anh muốn gặp tôi. Anh nói, anh đã sung sướng đến phát điên khi biết mình có một đứa con trai. Anh muốn tôi trở về với anh. Anh sẵn sàng làm tất cả để có tôi và con.

    Tôi van xin anh đừng làm thế. Anh có tiền, có địa vị. Anh sẽ dễ dàng có con với bất cứ cô gái nào khác, trừ tôi. Nhưng anh cương quyết lắc đầu. Anh chỉ muốn có thằng bé ấy. Anh cảnh cáo tôi: Nó là con anh! Đó là sự thực! Bất kỳ sự dối trá nào cũng sẽ không thể che giấu mãi được. Cuối cùng, anh đế nghị tôi chọn: hoặc là đem con đi với anh, hoặc trả con lại cho anh. Cả hai điều đó đối với tôi đều thật khủng khiếp.

    Đã quá muộn để vò xé trái tim mình vì lỗi lầm của một lần buông thả. Tôi biết làm sao bây giờ? Sự lựa chọn nào cũng quá nghiệt ngã!

  8. lucke

    lucke Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    2.776
    Đã được thích:
    0
    Những đám cưới không có đêm tân hôn!


    Bi kịch cũng xảy ra từ những cuộc kết hôn ấy, bởi không ít cặp đã dang dở bên trời Tây ...
    Nỗi buồn không riêng gì những đám cưới giả không có đêm tân hôn, mà cả những cuộc kết hôn thật cũng não lòng khi dang dở ở trời Tây. Nhiều cô gái sau khi cùng chồng qua sinh sống ở nước ngoài được vài tháng rồi li dị nhau, phần ai nấy sống.
    Đường về làng An Bằng, xã Vinh An ?" một xã vùng biển của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên -Huế không còn qua đò ngang như cách đây một năm về trước. Con đò ngày ấy nay được thay bằng chiếc cầu bê tông vững chắc. Thôn An Bằng nhìn mặt ra biển đông bây giờ không chỉ nổi tiếng về hàng ngàn lăng mộ được xây dựng bạc tỉ, mà nơi này cũng đang được biết tiếng về số lượng lớn gia đình có con lấy chồng Tây.
    Mốt gả con cho Tây
    Từ đầu làng đến cuối xóm, đi đến đâu cũng nghe người ta hỏi chuyện nhau: ?oCon bà, con ông... làm giấy kết hôn với ông A, ông B ở trời Tây được chưa, bao giờ đi xuất cảnh?.
    Cụ Nguyễn M, ở xã Vinh An, năm nay đã qua tuổi 70, đang canh cánh nỗi lo: ?oCứ theo cái đà này thì chắc con gái trong làng đi nước ngoài lấy chồng hết.?. Nỗi lo của cụ cũng là nỗi niềm chung của bao người còn sống ở xã Vinh An này.
    Người dân làng An Bằng sống bằng nghề nông và một phần đi biển nhưng đang giữ kỷ lục về số người đi xuất ngoại. Trong số 400 hộ gia đình ở An Bằng, có đến gần 270 hộ có người thân ở nước ngoài ( chủ yếu ở Mỹ. Con số cứ tăng dần theo thời gian, và bây giờ gần như 100% gia đình ở làng An Bằng có người thân ở nước ngoài.
    Điều đáng quan tâm hiện nay, mỗi tháng có 3 cô gái ở xã Vinh An lấy chồng Tây, trong đó làng An Bằng chiếm hơn một nửa, chưa kể diện bảo lãnh của các gia đình. ?oKhông có cán bộ tư pháp nơi nào vất vả như ở xã này?, anh Lê Ngữ - cán bộ tư pháp xã Vinh An nói như vậy. Nhìn lên bàn làm việc của ban tư pháp, có cả chồng đơn xin đăng ký kết hôn lấy chồng ngoại kiều và đi xuất ngoại (chủ yếu là sang Mỹ. Chỉ từ đầu năm đến nay, ở xã Vinh An đã có 12 cô kết hôn với ngoại kiều.
    Và bi kịch từ những đám cưới ?ogiả?
    Bi kịch cũng xảy ra từ những cuộc kết hôn ấy, bởi không ít những đám cưới không có đêm tân hôn và cũng khá nhiều cuộc tình dang dở ở trời Tây.
    Anh Lê Ngữ nhận xét : ?o Niềm vui cũng nhiều, nhưng nỗi buồn cũng không ít đối với những cô gái lấy chồng Tây. Có những cuộc kết hôn thật, nhưng cũng không ít những cuộc kết hôn giả nhằm hợp thức hoá để được xuất ngoại. Trên nguyên tắc thì hoàn toàn đúng luật nên không có lý do gì mà không chứng nhận giấy kết hôn cho họ?.
    Tôi gặp cô Nguyễn Thị H khi cầm tờ chứng nhận đăng ký kết hôn tại phòng tư pháp xã mà niềm vui tràn ngập trên khuôn mặt rạng rở của cô. Nguyễn Thị H (1985) cho biết quê chị ở Vinh An, chị kết hôn với anh Nguyễn Vĩnh B (1973), quốc tịch Mỹ, gốc Việt. Họ yêu nhau đã hai năm trời.
    Những người được như cô Nguyễn Thị H ở An Bằng có lẽ rất ít. Cụ Tr. H (tuổi ngoài 60 ở xã Vinh An), cho biết: ?oĐám cưới giả ở đây nhiều lắm chú ạ?. Nhiều đám cưới vẫn tổ chức linh đình, mời bà con hàng xóm, bạn bè đến chia vui. Cũng trầu cau, cũng rước dâu, cũng lên xe hoa về nhà chồng... như một đám cưới thật, nhưng đằng sau nó là nỗi buồn trong đêm tân hôn. Cô dâu một nơi, chú rể một nẻo. Cô dâu ngồi một mình ôm gối trong cái đêm hạnh phúc nhất của đời người, ai mà chẳng buồn!
    Đám cưới của chị Ng. Th. Th cùng anh Tr.L (quốc tịch Mỹ , gốc Việt) vào tháng 11-2003 vừa qua, là nỗi buồn trong đêm tân hôn, bởi đó là đám cưới giả. Nhiều người dân An Bằng lại xôn xao như vậy.
    Nỗi buồn không riêng gì những đám cưới giả không có đêm tân hôn, mà cả những cuộc kết hôn thật cũng não lòng khi dang dở ở trời Tây. Nhiều cô gái sau khi cùng chồng qua sinh sống ở nước ngoài được vài tháng rồi li dị nhau, phần ai nấy sống. Năm 2002, chị Th. H, quê Vinh An kết hôn với anh Đ. L, quốc tịch Mỹ, gốc Việt. Sau đó cả hai cùng qua sinh sống ở Mỹ, chưa được một năm thì họ li dị nhau.
    Để hạn chế những cuộc kết hôn giả, ông Nguyễn Hoàng Chủ tịch UBND xã Vinh An đã dán danh sách những người đăng ký kết hôn với người nước ngoài trước trụ sở Uỷ ban để người dân góp ý. Thế nhưng, những đám cưới không có đêm tân hôn ở làng này vẫn tiếp tục diễn ra.
  9. dolly

    dolly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Điều cha mẹ dạy không bao giờ con... hiểu nổi
    1. Một ông bố chở con đi học. Tới ngã tư, đèn đỏ, ông nhìn trước sau, rồi vượt qua. Cô bé ngồi sau hỏi: "Bố vượt đèn đỏ là không đúng rồi". Ông bố gắt: "Trễ giờ họp rồi, vượt đèn đỏ một lần có sao đâu. Con toàn vẽ chuyện"...
    2. Cả gia đình đi chơi công viên, bà mẹ mua cho cô con gái một lon nước ngọt. Uống xong, cô bé cầm cái lon trên tay không biết bỏ đâu. Thấy vậy mẹ cô bé bảo: "Vứt đại xuống cỏ đi". Cô bé kỳ kèo: "Mẹ dắt con đi kiếm cái thùng rác đi, vứt bừa thế này ai dọn". Bà mẹ gắt: cứ vứt xuống khắc có người đến dọn lo gì.

    Nghe mẹ bảo thế, cô bé không hiểu được vì sao khi ở nhà bé lỡ bỏ vật gì sai vị trí hay vất rác không đúng nơi quy định là bị mẹ mắng ngay. Thế mà giờ đây mẹ lại bảo con vứt bừa đi là sao?

    3. Cậu bé ngồi cả buổi mà không thể giải được bài tập toán, cậu quay sang nhờ bố. Ông bố không muốn bỏ lỡ phim hay nên bảo: "Con cứ lật sách bài giải ra chép vào để nộp cho cô giáo, hôm nào rảnh bố sẽ giảng lại".

    Vậy mà có một lần con nghe bố tranh luận với các bác đồng nghiệp, bố cứ nhắc đi nhắc lại câu nói: bất cứ lúc nào, ở đâu sự trung thực là rất cần thiết. Vì thế bài học đầu phải dạy cho trẻ không thể thiếu hai chữ này.

    4. Một bà mẹ đã từng dạy con: lao động là vinh quang, vì thế người làm ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều cao quý như nhau, cũng đều đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của xã hội. Vậy mà khi mẹ hỏi: "Lớn lên con sẽ làm nghề gì". Cậu bé háo hức kể cho mẹ nghe "Ước mơ của con sau này là cầm chiếc bay để xây những viên gạch thành những ngôi nhà đẹp cho đời, cho người".

    Nghe con nói đến đó, người mẹ cau mày gắt "Hết nghề rồi hả? Kỹ sư, bác sĩ, giám đốc công ty không mơ, sao lại đi làm thợ xây dựng?".

    Có những lúc thằng bé bị sụt hạng, bà mẹ vừa ký tên vào sổ liên lạc vừa chì chiết thằng con: "Học hành kiểu ấy sau này chỉ có đi quét rác cho xấu mặt cả dòng họ".

    Cậu bé đem kể chuyện này cho cha, ông bảo: "Đúng, nghề nào cũng tốt hết con à. Nhưng cha mẹ lại muốn con có được một nghề tốt nhất, chứ làm chị quét rác hay anh công nhân xây dựng lương vừa thấp vừa phải làm việc nặng nhọc lúc nào cũng đội nắng dầm mưa vất vả lắm. Với lại, trong xã hội nghề đó không được coi trọng con à. Đừng mơ tới nó nữa".
    ?..
    Còn nhiều nữa thắc mắc, câu hỏi của trẻ khi chúng nhận thấy những điều người lớn nói, lời nói và việc làm đôi lúc lại không giống với những gì chúng được dạy dỗ.

    Hoà Giang
    Báo Sài Gòn tiếp thị
  10. dolly

    dolly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Nó cũng thường thôi
    Đó là câu nói cửa miệng của một bộ phận giới trẻ khi nhìn nhận (hay phủ nhận!?) những chuyện đang xảy ra xung quanh mình, cho dù những chuyện đó có khi không "thường thôi" một chút nào.
    1. Thời xưa, con gái con trai phải tuân theo những quy định hà khắc của lễ giáo phong kiến "nam nữ thụ thụ bất tương thân", nhưng nay thì các bạn trẻ đã có cái nhìn mới, thoáng hơn, coi đó là chuyện nhỏ và đôi khi chẳng còn gì là khoảng cách nữa.

    Một bạn gái học lớp 11 Trường THPT Trưng Vương (Quy Nhơn) kể: "Một lần, mình đi ngang qua chỗ mấy bạn nam đang đứng ở hành lang thì nghe họ chỉ trỏ: N. hôm nay nhanh nhẹn thế, có Kotex White à? làm mình nóng bừng mặt".

    Lần khác, tôi chợt nghe một giai điệu quen thuộc trên tivi từ mấy bạn học sinh nam khi họ đang trêu chọc một bạn nữ: "Dung muốn vui chơi cùng bạn bè đi khắp nơi, mà sao vẫn thấy không được an toàn". Ca xong, cả bọn cười vang, còn cô bạn tên Dung thì đỏ mặt bỏ chạy.

    Tôi hỏi: "Sao các bạn đùa thiếu tế nhị thế" thì một bạn nháy mắt: "Vui một tí, nó cũng thường thôi mà!".

    2. Minh, bạn tôi ngày nào cũng lướt web hàng giờ, và không tránh khỏi sự cám dỗ của những trang web bẩn. Tệ hại hơn, cậu còn đem những chuyện, những hình ảnh xấu copy được trên mạng lên lớp kể và cho các bạn xem.

    Mẹ của Minh kể: "Tôi chẳng biết gì về vi tính, nên cứ thấy tụi bạn nó tập trung nói chuyện rồi xầm xì, cười hô hố và chuyền nhau những cái đĩa gì đó mà thấy bất an. Tôi la rầy thì nó bảo, thời đại Internet rồi, mẹ cứ quan trọng hóa vấn đề. Có gì đâu, nó cũng thường thôi".

    3. M.D và N.Q là một cặp khá nổi tiếng trong trường đại học. M.D học không giỏi nhưng luôn biết cách vượt qua các kỳ thi. Còn N.Q thì giỏi môn "quậy" và nhậu.

    Điều đáng nói là đôi này thường xuyên "đóng phim" trong lớp. Lúc thì ôm vai, khi nắm tay, ngả đầu, ngả người vào nhau rất tình tứ. Nhiều bạn khó chịu nhưng cũng có bạn tỏ ý "cổ vũ" cho chuyện này. Một người bạn của tôi ghé tai: "Khó chịu à? Có gì đâu, chuyện nhỏ. Nó cũng... thường thôi!".

    Những chuyện như thế có "thường thôi!" không nhỉ?

Chia sẻ trang này