1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giùm bạn

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi spirit_of_wind, 10/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Đọc một bài viết, cảm nhận một điều: mình không có khổ và mình chưa thật sự biết khổ cực là gì. Những khó khăn mình đã trải qua và có thể sẽ trải qua sẽ không bao giờ đáng gọi là cực khổ nếu so sánh với những mảnh đời lam lũ thật sự. Người VN mình còn khổ, còn nghèo lắm. Dĩ nhiên mình sẽ làm việc cho bản thân mình, cho gia đình mình nhưng .... như vậy là chưa đủ và không bao giờ là đủ.
    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết về phần ai... Ngày xưa một anh lớp trên, tên Thắng thì phải, đã nói như vậy với đàn em khi quay lại mái trường THCS ở quận 10 sau chuyến du học bằng học bổng ở Nhật. Mình nhớ mãi câu nói ấy, lời hát ấy và cả con người ấy....
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=164782&ChannelID=89
    Phóng Sự - Ký Sự
    Thứ Hai, 02/10/2006, 06:06 (GMT+7)
    Đêm trắng bên cầu Chữ Y
    Người phụ nữ 16 năm sống dưới tán cây bồ đề
    TT - Đô thị đang chuyển mình, nhiều con đường vươn dài, nhiều cây cầu được sửa chữa, nâng cao... Bao nhiêu gia đình được đổi thay, nhưng với một số lao động nghèo nhập cư, ?ođô thị hóa? là khái niệm rất xa xôi.
    Họ lầm lũi bám víu thị thành. Cuộc sống của nhiều người gắn với một con đường, một cây cầu.
    Thức với cầu Chữ Y (TP.HCM) khi cầu được sửa chữa để nghe nhịp mưu sinh về đêm đang thao thức. Ba nhánh cầu, ba ngả đường nhưng có bao ngả đời...
    Phận người dưới tán bồ đề
    10g đêm, trời lất phất mưa. Từ phía Q.5, TP.HCM người phụ nữ luống tuổi cong lưng đẩy xe dừa tươi lên cầu. Hôm nay thời tiết chợt lạnh, xe còn ế 16 trái dừa. Nghĩa là bước chân đẩy xe về sẽ nặng hơn, lòng người phụ nữ sẽ nặng hơn. Tôi dừng lại, mua hai trái dừa. ?oBa ngàn đồng một trái. Mỗi trái kiếm được 600 đồng. Bán hết số ế cũng lời được mươi ngàn...? - dì nhẩm tính. Để có được những đồng tiền lời ấy, tờ mờ sáng dì phải ì ạch đẩy 50 trái dừa lên dốc cầu đi về nhánh Q.5. Từ đây, đôi bàn chân mòn vẹt trên các con đường qua tới Bệnh viện Từ Dũ, công viên Tao Đàn... Dì chẳng nhớ nổi mình đã lội bộ qua bao nhiêu cây số, chỉ nhớ rằng cứ mỗi ngày hai lượt đẩy xe qua cầu đi về, 16 năm...
    Đêm, từ phía ánh đèn, người phụ nữ ấy lại thui thủi về góc tối: xuống dốc cầu hướng đường Hưng Phú, Q.8, rồi rẽ trái vào một con hẻm nhỏ. Trong con hẻm nhỏ có một cây bồ đề. ?oNhà? của dì chính là gốc cây bồ đề ấy. Đã 16 năm kể từ ngày rời quê nhà (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) lên TP.HCM kiếm sống, chưa bao giờ dì dám thuê một căn nhà trọ. Mười mấy năm trước, khi vùng Q.8 còn hẻo lánh, tối dì leo lên xe đẩy đậu trên đường Hưng Phú. Dần dần, nhà cửa mọc lên san sát, mặt tiền đường khang trang, ?ochỗ trú chân? của dì lùi dần vào góc một con hẻm, nơi có cây bồ đề nhỏ.
    Giờ đây, tán cây bồ đề đã xòe như một cái lọng lớn mà đời dì vẫn quẩn quanh với xe hàng rong. Dưới tàn cây ấy, dì che một tấm nilông, kê chiếc ghế bố cũ. Sau một ngày bươn bả, người phụ nữ gần 60 tuổi ngả lưng trên chiếc ghế bố, không mùng, không chăn... Quanh quẩn với dì là một con chó nhỏ. Hai đứa con gái đã đi lấy chồng. Nhắc đến con, hai dòng nước mắt trào ra từ khuôn mặt hốc hác: ?oNó ở nhà trọ với chồng, cũng nghèo xác xơ?... Gió làm những giọt nước mưa đọng trên cây bồ đề rơi xuống chiếc áo nâu mỏng mảnh, dì khẽ rùng mình.
    Ngày cây cầu bị đập để sửa chữa cũng chẳng còn xa nữa. Lúc đó những bước chân dì phải bước thêm những bước xa. Nhưng có lẽ điều dì lo lắng hơn cả là liệu có còn được trú chân dưới tán bồ đề khi mà tấc đất đang chuyển thành tấc vàng? ?oDù gì nắng mưa cũng có chỗ chui vào. Mong mọi người thương cứ cho tôi tá túc dưới gốc cây này...?. Người phụ nữ ấy cũng có một cái tên: ?oMai Thị Ánh!?. Nhưng ?otừ lâu rồi người ta cứ gọi tôi là bà bán dừa tươi? - dì nói......
  2. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Du học sinh: trở về và hội nhập
    TT - Du học sinh (HS) về nước làm việc ngày càng nhiều, đang là một nguồn nhân lực dồi dào, ở nhiều nơi là ?ohàng săn? của doanh nghiệp (DN).
    Nhưng có một thực tế mà nhiều DN nhận xét: không ít du HS kiến thức nền tốt nhưng khả năng hội nhập với môi trường làm việc VN, kỹ năng linh hoạt trong ứng dụng kiến thức lĩnh hội từ các nước vào thực tế chưa cao, thậm chí yếu.
    Chưa thích ứng
    Tại giao lưu tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp giữa du HS VN đang học ở các nước với các DN, anh Phạm Uyên Nguyên - giám đốc điều hành VinaCapital - cho biết có một sinh viên (SV) sau khi học chín năm ở nhiều đại học (ĐH) danh tiếng của Mỹ, với bằng tiến sĩ chuyên ngành về làm việc cho VinaCapital.
    Được phân công làm ở bộ phận đầu tư, vận dụng luật VN vào những tình huống cụ thể trong kinh doanh, suốt một năm trời anh tiến sĩ này vẫn lóng ngóng. Nguyên nhân mà lãnh đạo công ty nhận ra là anh không tự học thêm kiến thức chuyên ngành này của VN, chỉ dùng những luật học được ở Mỹ cho môi trường trong nước. ?oCuối cùng phải chuyển anh ấy sang bộ phận khác làm việc không liên quan gì đến chuyên ngành đã học?, anh Nguyên nhận xét.
    ?oNhiều du HS chưa tìm hiểu kỹ môi trường làm việc trong nước, thường rập khuôn ứng dụng kiến thức mình đã học nên dễ thất bại?, chị Nguyễn Vũ Vân Anh, trợ lý giám đốc nhân sự - đào tạo Ngân hàng Đông Á, lý giải.
    Trong mắt các nhà tuyển dụng, điều quan trọng không phải ứng viên có bằng cấp hay kiến thức gì mà là nhuần nhuyễn trong công việc cộng với sự hòa nhập văn hóa, gốc rễ của mình như thế nào.
    Anh L.H.Phi - giám đốc một công ty quảng cáo - nhận xét: ?oBa năm nay tôi thống kê: chỉ khoảng 50% số du HS có khả năng thích ứng cao, làm việc hiệu quả?.
    Hội nhập cách nào?
    Nguyễn Thị Hương Giang - chuyên viên của VinaCapital - được nhận xét là người hòa nhập nhanh chóng với hiệu quả công việc. Bí quyết của Giang: khi còn du học ở ĐH California (Mỹ), hằng ngày Giang đều không bỏ sót thông tin về VN qua báo chí trên mạng. Mỗi năm Giang đều tranh thủ về VN đi thực tập ở một số công ty hoặc du lịch để không quá xa với môi trường mà mình định trở về sau khi ra trường.
    Cũng vậy, chị Nguyễn Vũ Vân Anh - Ngân hàng Đông Á, cũng có thời gian học ở nước ngoài - cho rằng việc kết hợp thời gian nghỉ hè hoặc về thăm gia đình với việc tham gia các chương trình dành cho du HS của DN là cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tìm hiểu nhiều hơn về môi trường làm việc, cách thức và phương pháp làm việc của các DN trong nước.
    Còn Nguyễn Thành Nam, một du HS VN ở Úc, rút kinh nghiệm: ?oKiến thức chỉ là điều kiện cần, còn lại là sự hội nhập với môi trường trong nước, kể cả tự học văn hóa VN, văn hóa kinh doanh là điều hết sức quan trọng?.
    Nhiều công ty chú trọng việc đào tạo sự hội nhập cộng đồng cho các du HS. Hương Giang cho biết VinaCapital hằng tháng lại tổ chức những buổi sinh hoạt dã ngoại, thông qua những trò chơi giúp nhân viên hòa đồng vào môi trường, tìm hiểu thêm văn hóa VN. VinaCapital hay Ngân hàng Đông Á hằng năm có chương trình thực tập (internship) giúp du HS có môi trường làm việc trong nước.
    Với chương trình này, các bạn được tham gia các dự án, giúp có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, kiến thức nhiều hơn. Ngoài ra, Ngân hàng Đông Á cũng đang xây dựng câu lạc bộ du HS, tạo điều kiện cho các bạn tiếp cận thực tế, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm.
    ĐẶNG TƯƠI
    Được spirit_of_wind sửa chữa / chuyển vào 14:04 ngày 10/11/2006
  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn sow đã post bài báo này. Đây thật sự là một bài báo hữu ích cho FW.
  4. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Một vài reflection về chuyện này.
    Khối kẻ đi du học CHỈ để về tranh giành công việc với bạn bè ở nhà. Angie vẫn thường nói là thách chúng nó kiếm được job nếu không có cái label du học dán sau lưng.
    Mà, mk!, đi học thì tiền chục ngàn đô, mà về tranh job của bạn thì sẵn sàng chấp nhận mức lương chỉ gấp đôi mức bạn bè đề nghị. Ví dụ bạn bè lương starting USD300 thì chúng nó sẵn sàng ngậm USD600, chứ đố dám dòi lương USD1000. Mà nếu xét về góc độ kinh tế thì việc đầu tư từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn USD chỉ để thu lại USD600/tháng là nực cười. Hay chúng nó tự biết cái sự học hành tại nước ngoài của chúng nó cũng chỉ đáng chừng ấy tiền?
    Vậy, thử hỏi nếu không nghĩ là chúng nó kém đến độ không có cái nhãn ấy thì không thể kiếm việc được ở đây thì phải nghĩ thế nào cho đặng?
    Có giỏi thì ở lại mà cạnh tranh với sinh viên tốt nghiệp bản địa xem mèo nào cắn mỉu nào chứ sao lại phải lết thết, lủi thủi về nhà chìa cái bằng ra mà hù mấy thằng tuyển dụng sính ngoại ở nhà?
    Reflection thứ 2: Khối thằng học tại VN chưa hết chữ mà bô bô là nền giáo dục VN kém cỏi, làm thui chột tài năng của chúng nó, tầm cỡ chúng nó thì phải ra nước ngoài học mới xứng tầm. Mk! Một sinh viên học thật sự giỏi ở VN thì đi đâu cũng vẫn là sinh viên giỏi, những đứa phát ngôn như thế kia thì ngay lúc ngồi học tại VN đã không ra gì, chọi không nổi với ai.
    Angie không nói rằng nền giáo dục VN ở mọi lĩnh vực đều giỏi cả, nhưng hãy làm một phép so sánh đơn giản: ví dụ chất lượng giáo dục tại VN là 10, giá tiền là 1 và khả năng hấp thụ của một đứa kém cỏi là 7 thì học ở VN tốt hẳn hơn là đi kiếm cái nước nào mà chất lượng giáo dục là 20, giá là 100 và chỉ làm cái thằng nọ hấp thụ chừng 8-9 mà thôi.
    Đó là chưa kể có khối kẻ có đi, có học, có về, mà lù đù con hơn một sinh viên tỉnh lẻ ngày đầu tiên lên thành phố.
    Đừng nói với Angie là Angie may mắn học 1 ngành mà khi bước chân ra khỏi trường, Angie có thể tự thấy mình không thua kém chút gì với sinh viên tốt nghiệp từ 1 trường danh tiếng ở nước ngoài. Sự thua kém, nếu có, là khi đem so từng cá thể sinh viên với nhau, chứ cái chuẩn chung là không thua gì cả.
    Không, Angie tự tin vào chất lượng giáo dục VN. Nếu anh thực sự giỏi, thì anh vẫn giỏi như thường. Còn dốt, thì lại đổ thừa là nền giáo dục kém, không xốc anh lên nổi.
    Angie được biết nhiều người, sau khi đi du học về, không hề leo lẻo chê bai nền giáo dục Việt Nam tí nào. Ờ, đây là những người học tốt sẵn ở đây. Ngoài ra, còn có 1 câu chuyện nho nhỏ thế này: Một người bạn của Angie nói là có lần được học với 1 giáo sư mà cả trường đồn đại là phương pháp giảng dạy rất rất hay ho. Cô này thấy rằng cái phương pháp được mọi người kháo nhau là hay và độc đáo đó chính là kiểu dạy truyền thống, từ chương của thầy cô ở nhà. Cô này không hề chê thầy dạy dở, chỉ muốn nhận xét rằng hóa ra thứ mà dân VN chê ỏng chê eo, suốt ngày bài hãi đòi vứt vào sọt thì dân học master luật ở trường cô này-một trường có tiếng tại Mỹ-lấy làm điều hay.
    Reflection thứ 3: Ngày nay, cái sự du học hoặc cái bằng master là thứ ai cũng có, thì, ta lại cũng phải có. Chứ, nói thật, tự biết với nhau cả là nó chả là gì.
    Năng lực đến đâu thì thể hiện trong khả năng làm việc, còn mảnh bằng là chìa khóa giúp vượt qua vòng screening đầu tiên của 1 con tép riu HR. Nói tóm lại, là điều kiện CẦN.
    (May mà Angie được giáo dục là loại bỏ những ứng viên có kinh nghiệm kém, chứ không có bằng cấp mà có kinh nghiệm vì vẫn qua như thường.)
    Túm lại, những gì Angie nói ở trên chỉ là về những thằng thui chột ở nhà mà có tiền mua bằng ngoại về lòe thiên hạ thôi, các bạn nào tự thấy mình không thuộc hạng ấy thì tự biết lấy chính mình. Chúc self-advance nhiều nhiều!
  5. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Hi, bài post hay, Angie ạ!
    "Có ở trong chăn mới biết chăn có rận đến mức độ nào và như thế nào". Sow chỉ nói một câu như thế thôi!
  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0

    ///Túm lại, những gì Angie nói ở trên chỉ là về những thằng thui chột ở nhà mà có tiền mua bằng ngoại về lòe thiên hạ thôi///
    Nếu giới hạn như vậy thì FW hoàn toàn chia sẻ với Angie. Có lẽ cũng nên một vài mẩu chuyện nho nhỏ. Có người ở Anh 3 năm mà chỉ tốt nghiệp được mảnh bằng đạt trình độ tiếng Anh để học ĐH. Có người thi rớt ĐH ở VN lặn lội đi Tây để được học ĐH. Có người thi đầu vào ĐH VN với điểm 4 và 5, sang Đức vì không thi tuyển đầu vào nên được học ĐH, nhưng mà học rớt lên rớt xuống! Ngày đầu vào, tại khoa kinh tế của một trường ĐH có tới gần 15 người Việt. Sau 3 học kỳ, còn lại được 3. Có người thi rớt dự bị ĐH, chạy lên chạy xuống, chạy giấy tờ kiểu mafia chỉ mong ở lại. Có cậu ấm, cô chiêu chạy sang Sing suốt ngày bù khú ở quán bar, chẳng học hành. Không kém đồng nghiệp ở Sing, sinh viên ở Đức thì đi casino. Mà ở Anh hay ở Đức thì đều có rất nhiều kẻ mang mác sinh viên nhưng thực chất đi làm chui, nói chuyện thì dùng tiếng bồi còn tệ hơn học trò học tiếng Anh ở VN. Du học còn là dịp vui để các thanh niên, thanh nữ tập tành làm vợ chồng. Nếu nói về thói hư tật xấu của sinh viên du học thì có lẽ chính những sinh viên du học với nhau là biết rõ hơn ai nhất.
    Tuy vậy, đời có người tốt, người xấu. Sinh viên du học cũng năm bảy loại. Vẫn có những người chăm chú học hành. Có những người biết suy nghĩ, cân nhắc cho tương lai. Tùy theo nước này hay nước khác, nhưng tâm lý nói chung của sinh viên du học vẫn là quay về tìm đường tiến thân. Vấn đề không nằm ở chỗ lương bổng, vấn đề nằm ở cơ hội và sự thăng tiến. Nền kinh tế VN là nền kinh tế đang phát triển nóng, chỉ đứng sau TQ trên thế giới, cơ hội thăng tiến cũng như cơ hội lập nghiệp rất nhiều. Đó là một nền kinh tế hấp dẫn, đầy cơ hội và thử thách và là một câu hỏi để mở cho tương lai. Giá trị hiện nay của VN trên trường quốc tế thật sự không nhỏ. Vì lẽ đó, rất nhiều người dù còn đang trên ghế giảng đường ở nước ngoài, nhưng con mắt đầu cơ cho sự nghiệp và tài sản vẫn ngấp nghé VN. Đó là sự thật.
    Nói theo hướng suy nghĩ trên, có thể nhận thấy rằng, những nền kinh tế đã phát triển gần như bão hòa ở châu Âu đòi hỏi sự cạnh tranh cao vì cơ hội ít. Còn ngược lại với nền kinh tế VN. Mà theo quy luật cung cầu, nơi đâu ít cạnh tranh, cơ hội nhiều, người ta đổ về nhiều. Do đó, không thể nói là những người học ở nước ngoài về VN để giành chỗ của những người tốt nghiệp trong nước được. Đó là một sự cạnh tranh, đơn giản vì cái mồi "cơ hội".
    Nếu xét 600 USD với 1000 USD thì ta thấy 1000 nhiều hơn. Nhưng nếu tính tỉ giá sức mua, đôi khi không chênh lệch là mấy. Chính vì vậy, việc chấp nhận mức lương trên cũng có thể hiểu. Nhưng tùy theo vị trí, chức vụ, việc đòi thẳng 1000 USD là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Thật ra mà nói, con người ta vẫn thích làm vua xứ mù hơn là làm tôi tớ xứ sáng, cho dù tiền bạc có kém chút ít! Tiền bạc đâu phải là tất cả.
    Tuy nhiên, làm gì có xứ mù trong thế giới kinh doanh đúng nghĩa. Trong đúng nghĩa của từ kinh doanh này, chính năng lực mới là yếu tố quyết định. Chuyện những người có mảnh bằng tiến sĩ mà cứ "khờ khờ", không phải vì họ giả khờ mà là khờ thật, vẫn cứ xảy ra. Một giám đốc doanh nghiệp hoặc một người làm HR chuyên nghiệp có thể nhận ra được ngay thôi. Họ không có khờ!
    Do vậy, những ai không tìm thấy cơ hội khi cạnh tranh trực tiếp ở VN thì cho dù tốt nghiệp ở nước ngoài, mang mảnh bằng về cũng khó tìm thấy cơ hội đúng nghĩa để cạnh tranh. Nhân tiện cũng nói qua luôn hệ thống giáo dục của Sing và Anh trong lĩnh vực kinh tế. Xin thưa là chất lượng tùy trường! Có những trường ở Sing mà khi SV tốt nghiệp cũng là nhờ ráp đúng công thức để tính, học thuộc đúng chỗ ông thầy ra đề. Và ở Anh cũng tương tự. Nếu không kể ra, thì nhiều trường ở Đức cũng không khác mấy. Do vậy những người ở VN mà cứ thấy bằng Tây là mắt sáng lên thì ắt dễ bị lừa!
    Nói chung, thời buổi hiện nay khó tin tưởng vào bằng cấp. Cứ vất vào công việc là biết ngay mèo nào cắn mỉu nào thôi!
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 04:18 ngày 11/11/2006
  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ như những gì Sow [qua bài báo], Angie, và FW bàn nghiêng về mảng kinh tế nhiều hơn. Mọi người có ý kiến gì về mảng science-technology kô?
    Ah, mà dĩ nhiên về mảng kinh tế, nếu cứ cứng nhắc áp dụng phong cách nước ngoài vào VN thì hỏng nặng. Văn hóa kinh doanh của VN nó phải khác chứ... đb là dưới sự quản lý của NN VN.
    Cũng xin nói thêm về chuyện bằng cấp. Ở cương vị người tuyển dụng và quản lý, việc anh kô tin tưởng nhiều vào bằng cấp, chứng tỏ anh kô có khả năng cao trong việc đánh giá bằng cấp. Trừ những bậc thiên tài như Edison, bằng cấp vẫn là thước đo đánh giả khả năng của 1 người. Có người sẽ nhắc tới Bill Gates, nhưng xin nhớ rằng Bill Gates thành công là nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả, chứ Windows càng về sau là công trình của cả 1 tập thể nhân viên của Microsoft, mà Bill là kiến trúc sư trưởng [về mặt kỹ thuật]. Kinh tế và CNTT thì kp kô nói tới, chứ những ngành khoa học kỹ thuật cao, bằng cấp vẫn là 1 trong những thước đo quan trọng. VD đơn giản, giờ kêu BMW hay Mercedes-Benz nhận 1 anh kô có bằng cấp kỹ sư vào làm, có lẽ tỷ lệ ăn thua là 10,000:1.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 06:37 ngày 11/11/2006
  8. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Đọc báo Tuổi trẻ Cười có bài "sửa lưng" một bài báo khác mà bạn độc giả hỏi, về cụm từ "Trâu về Hợp phố", thấy buồn cười quá trời, sai bét thế mà cũng viết được.
    Lên Google search định tìm bài báo kia, ai dè gõ cụm từ "Trâu về Hợp Phố" nó ra cho một lô một lốc, nhìn phát nhức cái đầu. Thật khủng khiếp!!!
    Chẳng dùng thành ngữ thì thôi, dùng sai be bét thế này kinh dị quá!
  9. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    * ?oSau 58 năm lưu lạc, di sản lại được quay về đúng chỗ cũ như câu chuyện ?oTrâu về Hợp Phố?, nó ẩn chứa khá nhiều sự trùng hợp, như là có cơ duyên được thần linh và trời đất sắp đặt?. (ANTG số 577, ngày 9-8-2006, Cuộc ?odu ngoạn? 58 năm của một bản ?osắc phong thần? - trang 15).
    - Theo Hậu Hán thư, Mạnh Thường đời Hậu Hán về giữ chức Thái thú quận Hợp Phố (nay thuộc tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc). Trong quận vốn có nhiều ngọc trai quí, dân mò trai lấy ngọc đem đổi lấy lương thực. Thời trước, bọn quan lại tại đây tham ô, bắt dân mò ngọc cho chúng quá nhiều, nên trai lần hồi bỏ đi hết. Mạnh Thường lo mưu lợi cho dân, nên chưa đầy 1 năm sau, trai bỏ đi lại tìm về Hợp Phố. Dân trở lại nghề cũ, mò trai lấy ngọc đổi chác như cũ. Do đó có câu "Hợp Phố châu hoàn" tức ?ochâu về Hợp Phố? ý chỉ vật xưa trở về lại chủ cũ (Truyện Kiều có câu "Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về"). Không thể có con trâu nào quay về Hợp Phố được!
  10. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    ?oThần đồng Cà Mau? bỏ học
    [​IMG]
    Hiếu vừa đọc vừa tập viết
    TT (Cà Mau) - Em Lâm Chí Hiếu, sinh ngày 14-2-2002 ở đầu kênh Thầy Tư (khóm 4, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), người từng được báo chí phong là ?oThần đồng Cà Mau? bởi biết đọc chữ lúc 3 tuổi.
    Sau khi được cha cho đi học hết lớp mầm (năm học 2004-2005), em Hiếu đã phải bỏ học vì gia đình khó khăn, không có tiền đóng học phí. Niềm vui của Hiếu bây giờ là được mọi người tặng truyện tranh hoặc báo cũ.
    Lời bình:
    Trời ạ, nếu mọi chuyện cứ như thế này mà chìm xuồng thì thật là hết biết phải nói ra làm sao. VN có nhiều "nhân tài" biết đọc, biết viết dữ, thế nhưng, sao đến hồi mấy "thần đồng" đó lớn lên, hổng biết là "chìm xuồng" đi đâu mất hết
    Đâu phải ai cũng biết đọc, biết viết sớm. Theo lẽ đối với các em bé kiểu này, nhà H2O phải quan tâm chú ý hơn, lập lớp riêng, cho phép học vượt cấp, hoặc ít ra cũng phải quan tâm coi người ta có tiền đi học ko, có đi học được hay ko?
    Chăm sóc kiểu này thần đồng thành thần... "đồng nát" ráo trọi!
    Được MIAO_SLAN sửa chữa / chuyển vào 15:47 ngày 02/01/2007

Chia sẻ trang này