1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo giúp bạn

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi contimcodon189, 25/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. contimcodon189

    contimcodon189 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Đọc báo giúp bạn



    "Tao hồi đó sống khổ chứ đâu được như mày bây giờ " - bà dì sinh năm 1969 nói với cô cháu sinh năm 1982. Đúng là hồi đó sống khổ hơn bây giờ nhưng dì đâu có phải sống khổ vì dù sao hồi đó ông cũng là giám đốc Sở Công nghiệp cơ mà. Cô cháu đáo đề trả lời. Đúng là thời đại đã thay đổi!



    Nếu trước kia, bà dì có nhiều thắc mắc và chỉ có thể hỏi người lớn hoặc tìm ở những cuốn sách giấy đen sì, thì giờ đây chỉ một cái nhắp chuột cô cháu đã có thể tìm thấy nó ở trên "xa lộ thông tin". Dù cuộc sống của một cô con gái con ông Giám đốc Sở Công Nghiệp hồi đó có tốt đến mấy thì bây giờ cũng chỉ ở mức bình thường. Thậm chí so sánh với tiêu chí "sướng" của thời đại này, cuộc sống đó lại thành khổ. Thế hệ trẻ bây giờ sung sướng hơn cha anh mình, đó là hiển nhiên.



    Và hiển nhiên cách sống, cách suy nghĩ, cách hành động của họ cũng khác trước một thế hệ chỉ biết hưởng thụ. Họ, lớp trẻ ngày nay được hưởng tất cả các thành quả của cha ông. Họ được sống trong hòa bình. Họ có điều kiện để phát triển tài năng trong một môi trường thuận lợi nhiều về cơ sở vật chất. Nếu như trước kia đến bữa cơm bố mẹ phải đếm xem đã đủ số con chưa, thì bây giờ hai anh em trong một gia đình là một con số lý tưởng để cha mẹ chăm sóc.



    Nhiều người kiếm được nhiều tiền cũng để cho con cái tiêu thoải mái vì họ không muốn con phải khổ như mình trước kia. Có người chỉ sinh một đứa vì muốn cho đứa con sau này sẽ chiếm được một vị trí tốt trong xã hội. Sinh hai đứa có nghĩa là hai đứa con đó sẽ chiếm mất... hai chỗ trong xã hội. Đó chỉ là nói vui.



    Nhưng dù sao thì thanh niên giờ đây cũng được bố mẹ dành cho những thứ tốt nhất. Có phải vì thế mà những đứa con đó sinh ra tính ích kỷ, tôn sùng những giá trị vật chất không phải do chúng làm ra? Những quý tử trên đường Láng với câu nói: "Mày có biết bố tao là ai không?" khi đánh hai đồng chí Công an có lẽ đã đánh dấu sự xuất hiện 1 thế hệ mới: thế hệ @ ngổ ngáo. Họ không nhìn thấy gì trên đời ngoài "cái Tôi ngông cuồng" của họ. Tay chơi, ngông, coi trời bằng vung là phẩm chất của những @ này.



    Ngày xưa có công tử Bạc Liêu, bây giờ có Công tử Hà Nội, công tử Hải Phòng, anh Hai Sài Gòn... Cấp độ ăn chơi trác táng của họ không thể nào đo đếm được. "Trăm quan đổi lấy trận cười như không".



    Bây giờ họ mạnh vì gạo bạo vì tiền. Một cuộc sống phiêu lưu ái tình và nguy hiểm coi thường mạng sống mới thật hấp dẫn. Vì thế mới có những cái chết đã trở thành... chết thử (như thử đua xe, thử ma tuý...) Lúc cận kề cái chết, lúc hết sạch tiền họ mới lờ mờ hiểu ra một chút giá trị của cuộc sống mà mình đã quăng vào sọt rác tự bao giờ.



    Thế hệ đó nhận ra cái phù phiếm mình đang theo đuổi nhưng họ lại không đủ dũng cảm để dứt ra khỏi nó. "D, thứ bảy này buồn quá, anh hết sạch tiền rồi. Mà như thế có nghĩa là gì, ngay trong hôm nay thôi, anh chả là... cái đếch gì với bọn nó. Khi có tiền, bạn bè nhung nhúc như dòi, khi hết tiền... Ha ha, ta chả là cái đếch gì". Đây là đoạn thư của một chàng trai viết cho một cô bạn thân. Nghe thật chua xót? Tuy vậy nói là một chuyện, khi có tiền lại là chuyện khác. Có tiền những cuộc trụy hoan lại bắt đầu.



    Những người này khi được hỏi có khả năng gì không, họ sẽ chỉ trả lời như thế này: "Chẳng có khả năng gì ngoài khả năng tiêu tiền". Nàng H nhếch mép cười khẩy: "Bác tao bảo với mẹ tao rằng: Nhà cô được cả hai đứa tiêu tiền cùng giỏi". Có một điều dễ nhận thấy, đối với những gia đình khá giả, con cái họ hầu như không phải lo lắng gì về vật chất. Những đứa con hầu như không hề biết kiếm được đồng tiền bố mẹ phải vất vả như thế nào. Họ sẽ vô cùng ngạc nhiên và không tin khi biết, với cả ngày kiếm củi, đồng bào miền núi may ra mới kiếm được gần 1.000 đồng - đơn vị tiền nhỏ nhất đối với họ.



    Không làm ra tiền nhưng tiêu hơn cả người kiếm tiền, con dế lương tâm trong họ nhiều khi không mạnh bằng lý trí tiêu tiền tàn bạo. Không ai có thể nghĩ một học viên của Trường An Ninh hàng tuần trèo lên xe phóng đến New Century, uống những ly rượu ba bốn trăm ngàn. Rốt cục cậu ta đã phải mắc nợ 120 triệu. Tất nhiên gia đình bề thế của cậu ta sẽ phải thanh toán hết các khoản này.



    Có làm thì mới có ăn... Cùng một thế hệ nhưng khác với những người chỉ biết hưởng thụ, có những người trẻ hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống là phải gắn với lao động. Chẳng cần nói đến những cụm từ đao to búa lớn rằng thế hệ trẻ mắc nợ quá khứ hay phải phấn đấu để rửa nỗi nhục đói nghèo. Họ những người trẻ tuổi năng động luôn mang trong mình ý chí phấn đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. "Bạn tôi sáng nhịn ăn lên giảng đường. Bạn tôi sáng đạp xe 20 cây số. Thằng đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị, người làm quán cơm tối về một gói mì tôm".



    Câu hát đó vẫn được truyền miệng trong giới sinh viên với một niềm đồng cảm sâu sắc của những người đồng cảnh ngộ. Có những người trẻ tuổi sống ở dưới mức nghèo khổ. Bữa cơm trưa của họ có thể chỉ là một gói mì nhưng họ vẫn sống lạc quan, vẫn đốt cháy mình trong những mùa hè tình nguyện. H (ĐHKT) có một hoàn cảnh khá đặc biệt. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, nhưng có một điều: cậu có thể dốc hết túi vì bạn bè. "Kiếm tiền là một sở thích của tôi. Tôi yêu những đồng tiền chân chính mình làm ra. Rõ ràng tiêu một đồng tiền tự mình kiếm được khác với tiêu đồng tiền mình phải ngửa tay xin". M. (ĐHBK) phát biểu thẳng tưng như vậy. M khá năng động, cậu mê những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Kiếm được bao nhiêu đều dồn hết để nâng cấp chiếc máy tính và đổi điện thoại di động. Cả H, N và M đều đang phải bươn trải kiếm sống.



    Có thể có người kiếm tiền để tự trang trải cho cuộc sống, có người lại coi đó là một thử thách đem lại nhiều phần thưởng. Nhưng tựu chung lại họ coi tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không thể là mục đích sống.



    Và đừng ai nghĩ chỉ có những sinh viên nghèo mới là người có chí và ham làm giàu. Trong giới trẻ vẫn lưu hành câu: "Sinh viên giàu vượt khó". "Vượt khó" ở đây là vượt khỏi cám dỗ của sự sung sướng, vượt khỏi những gì sẵn có mà cha mẹ họ đem lại. Sinh ra trong một gia đình rất giàu có, có lẽ tương lai của L (ĐHNN) đã được bảo đảm bằng vàng. Nhưng L không chọn cái tương lai đã được sắp đặt sẵn đó. Cô nói: ''''Tiền bạc chỉ là phù phiếm. Tôi thì vẫn tin vào đôi bàn tay của mình hơn". L vẫn tất bật với những công việc. Có lẽ sau khi ra trường L sẽ không phải nhờ bố mẹ xin việc cho mình.



    So sánh thế hệ trẻ của Việt Nam bây giờ với thế hệ trẻ của Việt Nam hơn 30 năm trước thấy có khoảng cách rất lớn, Thế hệ trước sống bằng lý tưởng còn Thế hệ trẻ giờ đây không chỉ sống bằng lý tưởng, mà họ còn sống rất thực tế.



    Nhiều nhà xã hội học hiện đại khẳng định: thanh niên Việt Nam ngày nay phải biết làm giầu cũng như thấm nỗi nhục của sự nghèo đói. Một thế hệ mới bao giờ cũng "trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như là ánh lửa", mang trong mình niềm tự hào của quá khứ, và khát vọng hướng tới một tương lai tốt đẹp. Xã hội không đánh giá hoàn cảnh xuất thân của con người mà đánh giá ý chí phấn đấu để đạt được một vị trí trong xã hội đấy.



    Lối sống của thanh niên hiện đại phần nào phản ánh được tâm tư tình cảm của cả một thế hệ. Với thanh niên, rong chơi là chuyện dễ, học tập và làm việc mới là chuyện khó. Với những người lười nhác sẽ chẳng bao giờ thấy được sự hấp dẫn trong công việc hay sự học hành. Và hẳn là thanh niên đều nhận thấy xưa nay những người thành công là những người chuyên cần. Họ chấp nhận mất đi 99% mồ hôi và nước mắt để đổi lại lấy 1% thiên tài.



    ?oChiến thắng bản thân mình là một chiến thắng vinh quang nhất!?


    Playboy

    Được bit sửa chữa / chuyển vào 17:08 ngày 29/08/2003
  2. maudotrenvangtrang

    maudotrenvangtrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    748
    Đã được thích:
    0

    Mỗi thế hệ đều có một tiêu chí để đánh giá cuộc sống và con người riêng.Nhưng thế hệ sau thì suốt ngày phải nghe câu "Ngày xưa bọn tao.....ngày nay chúng mày ....".Đôi khi rất khó chịu.Nhưng những người đi trước chỉ muốn chúng ta không bao giờ được quên quá khứ mà thôi.Sớm muộn gì chúng ta cũng nói thế với con cháu thôi....

    Donkihote Maudotrenvangtrang
  3. S_holland

    S_holland Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2003
    Bài viết:
    2.510
    Đã được thích:
    0
    Cái bài này nghe có vẻ quen quen, chẳng phải là phần nhiều đã poss lên trong vnn.vn hay home.vnn.vn đó sao. Contimcodon189 nếu muốn mọi người tham khảo thì có thể đưa lên trang web đó để mọi người vào xem. Đề nghị người muốn trích dẫn thì nên làm như thế nhé, sẽ nhanh hơn nhiều.
    S_Holland_GRSP
  4. Bigsprite

    Bigsprite Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/11/2002
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    0
    Đọc "Người Trung Quốc xấu xa", người đi trước nói với người đi sau: "Tương lai của đất nước đang nằm trong tay các con, các cháu đấy". Khi ta 30 tuổi, ta cũng nói với thế hệ con cháu câu nói y hệt thế, rồi đến con cái ta, lại nói với cháu chắt ta cái câu muôn đời đấy. Rốt cuộc thì tương lai đấy năm trong tay ai nhỉ? Người lớn nhiều khi nói cũng chỉ để mà nói. Nói một lần, thấy được được. Ừ thì nghe. Nhưng mà nói vài lần tự dưng lại thấy thiếu logic quá, nhiều khi thấy nhàm và chẳng có ý nghĩa. Lúc đấy người trẻ nảy sinh những lý luận kiểu củ chuối như trên. Chả biết suy nghĩ thế là tốt hay ko tốt nữa. Có thể bố mẹ, thầy cô sẽ chỉ trích. Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, thấy nó cũng đúng đấy chứ.
  5. tuanchosoi01

    tuanchosoi01 ĐH Thủy Lợi Moderator

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Khì khì ... Tất nhiên là trong những hoàn cảnh khác nhau , lối sống cũng hoàn toàn khác nhau ... cách suy nghĩ cũng hoàn toàn khác nhau ... Chính vì thế , để hoà hợp chung trong cách suy nghĩ của các cụ với bản thân chúng ta là rất khó khăn ... Để rồi đến khi chúng ta già ... Lại bổn cũ soạn lại ...
    Nói là nói như vậy để con cháu nhớ đến những quá khữ , tôn trọng những gì đã có trrong quá khứ , đã đạt được trong quá khứ ... Nói nghèo , nói khổ để con hcúa biết răng : ngày xưa các cụ nghèo khổ lắm ... vậy mà chúng mày bây giờ cứ tiêu xài phung phi ... v..v... nói như vậy để cho bản thân ta suy nghĩ mà sống sao cho có ích ....
    TNW ! Love you forever !
  6. contimcodon189

    contimcodon189 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

    Hì hì....mình không vào mấy trang đó bao giờ cả.Chỉ vào tintucvietnam thôi.Bài này đúng là lấy từ bên đó về.Lần sau có bài nào cảm thấy hay thì post cái link vậy.
    Playboy
  7. contimcodon189

    contimcodon189 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0

    Theo tin của :vnexpress.net
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2003/08/3B9CAFE8/

    Lũ hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng đang lên

    Sáng nay, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn đã phát đi thông báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông Thái Bình. Theo đó, mực nước lũ trên sông Lục Nam đang đạt đỉnh, sông Cầu, sông Thương và hạ du sông Thái Bình đang lên.
    Mực nước lúc 7h ngày 27/8, tại Lục Nam trên sông Lục Nam là 6,56 m, trên báo động 3 là 0,76 m; tại Phủ Lạng Thương trên sông Thương là 5,8 m, ở mức báo động 3; tại Đáp Cầu trên sông Cầu là 5,19 m, trên báo động 2 là 0,39 m; tại Phả Lại trên sông Thái Bình là 4,68 m, trên báo động 2 là 0,18 m.
    Dự báo, lũ sông Cầu, sông Thương và hạ lưu sông Thái Bình tiếp tục lên và có khả năng đạt đỉnh vào đêm nay, sau xuống chậm. Mực nước cao nhất tại Đáp Cầu là 5,8 m, ở mức báo động 3; tại Phủ Lạng Thương ở mức 6 m, trên báo động 3 là 0,2 m; tại Phả Lại ở mức 5,3 m, dưới báo động 3 là 0,2 m. Lũ sông Lục Nam bắt đầu xuống. Sáng 28/8, mực nước tại Lục Nam sẽ xuống mức 5,2 m.
    Nước thượng lưu sông Hồng cũng đang lên nhanh, lúc 7h sáng nay tại trạm Hà Nội là 6,22 m. Dự báo, mực nước hệ thống sông Hồng tiếp tục lên nhanh, ngày 28/8, trên sông Thao tại Yên Bái đạt 31,5 m (trên báo động 2 là 0,5 m); trên sông Lô tại Tuyên Quang đạt 23,4 m (dưới báo động 2 là 0,6 m).
    Đến sáng 29/8, mực nước sông Hồng tại Hà Nội có thể lên 9 m và có khả năng đạt đỉnh ở mức 9,2 m vào đêm ngày 29/8.
    Hồng Khánh
     
    Kẻ bụi đời.

Chia sẻ trang này