1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo linh tinh cho đỡ bùn...

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi n/a, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. n/a

    n/a Guest

    Đọc báo linh tinh cho đỡ bùn...



    Muốn học ngôn ngữ mới, bạn phải thạo thứ tiếng đầu tiên

    Mayberry đã thực hiện một nghiên cứu trên 58 người trưởng thành (điếc và bình thường), thuộc 4 thành phố của Canana và 2 thành phố của Mỹ, nhằm tìm hiểu kinh nghiệm và loại ngôn ngữ đầu đời có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học ngôn ngữ mới. Nghiên cứu gồm hai phần:

    Đầu tiên là trên hai nhóm người điếc đã trưởng thành, một là những người điếc bẩm sinh, nhóm kia là những người lúc sinh ra vẫn nghe được, về sau mới mất năng lực thính giác. Tất cả được kiểm tra khả năng thể hiện ngôn ngữ cử chỉ châu Mỹ (ASL), ngôn ngữ họ đã học ở trường giai đoạn 9-15 tuổi và đã sử dụng hơn 20 năm. Các nhà khoa học nhận thấy, những người điếc bẩm sinh (và hầu như không có kinh nghiệm ngôn ngữ trong giai đoạn đầu của cuộc đời) có thành tích ASL thấp hơn, trong khi những người khi lớn lên mới điếc có kết quả ASL cao hơn.

    Ở phần thứ hai của nghiên cứu, người ta so sánh 3 nhóm người trưởng thành đã học tiếng Anh ở trường từ lúc 4-13 tuổi, và sử dụng nó trong hơn 12 năm. Kết quả, những người điếc và người bình thường (từng học qua một ngôn ngữ nói hoặc một ngôn ngữ cử chỉ trong thời thơ ấu) thì có trình độ học ngôn ngữ thứ hai - tiếng Anh - cao tương đương nhau. Tuy nhiên, những người bị điếc có ít kinh nghiệm trong ngôn ngữ đầu tiên lại học tiếng Anh rất dở.

    Nghiên cứu cho thấy, những người điếc và những người bình thường (đã trải qua một ngôn ngữ ở giai đoạn đầu đời, bất kể là ngôn ngữ nói hay cử chỉ) đều có khả năng học ngôn ngữ mới tốt như nhau, trong khi những người điếc ít có kinh nghiệm ở ngôn ngữ đầu tiên thì thường rất kém trong việc học ngôn ngữ mới về sau.

    Nhận xét về điều này, Mayberry nói: ?oMọi người thường nghĩ rằng khả năng học ngôn ngữ của con người chỉ biến mất khi não bộ già đi, nhưng thực tế cho thấy, khi bộ não học ngôn ngữ ở thời điểm còn non, nó đã phát triển một năng lực để tiếp thu các ngôn ngữ khác trong suốt cuộc đời. Ngược lại, nếu não bộ khi còn non không được trải qua kinh nghiệm của một loại ngôn ngữ, thì năng lực tiếp thu đó sẽ không phát triển hoàn toàn?.

    Source : http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/05/3B9BBB75/

    Bạn vừa lên lớp và thày giáo mới truyền đạt một vấn đề rất quan trọng. Để hiểu thấu những điều thày nói, bạn sẽ làm gì: viết điều cần nhớ ra giấy và gạch dưới chủ để này để ôn lại, hay... tìm một nơi để ngủ trưa?

    Nếu sự lựa chọn là giấc ngủ thì bạn là người am hiểu về quá trình học tập đấy. Theo Tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ (Mỹ), việc ghi nhớ thông tin sẽ là tối ưu nếu quá trình học tập được tiếp nối ngay lập tức bởi giấc ngủ. Theo lý thuyết, thông tin mới sẽ được "nạp" vào giấc ngủ và xuất hiện nhiều lần khi bạn đang chìm trong giấc mơ. Sự lặp đi lặp lại này giúp thiết lập ý tưởng mới trong trí óc bạn.

    Source : http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/05/3B9BBEF8/

    Máy tính văn phòng bẩn hơn... nhà vệ sinh

    Một điều tra của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, máy tính tại các công sở không sạch như người ta tưởng. Đó là nơi trú ẩn lý tưởng cho vi trùng. Một số máy có lượng vi khuẩn cao gấp 400 lần so với một nhà vệ sinh loại trung bình.

    Chuyên gia vi sinh Charles Gerba - tác giả nghiên cứu - nói, ở rất nhiều văn phòng, nơi làm việc của nhân viên không được làm sạch trong nhiều tháng liền. Vì vậy, máy tính, bàn phím và điện thoại có thể kết hợp để tạo nên "cơn ác mộng vi khuẩn".

    Source : http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/05/3B9BBE28/

    Thế đấy...

    [​IMG]

Chia sẻ trang này