Đọc báo online Phòng Tài Liệu ra đời đã thu hút nhiều yêu cầu từ các bạn SV trong việc tim kiếm các bài báo khoa học. Có được một số lớn tài liệu cập nhật này là một điều rất may mắn cho việc học và nghiên cứu của SV chúng ta. Tuy nhiên, chất lượng học tập và nghiên cứu của SV chỉ được nâng cao khi người SV này thật sự hiểu được cách đọc và phê bình những bài báo này. Hôm nay mình xin bàn một vài điểm về cách đọc những bài báo khoa học và thật sự muốn khuyến khích đối tượng của bài này là các SV đang theo học ngành Sinh nên phát triển cho mình khả năng đọc và hiểu một cách chính xác nội dung của những nguồn kiến thức gốc này. Cho đến bây giờ, phần lớn những tin tức khoa học chúng ta cập nhật được là qua sách giáo khoa, trên mạng, và những phương tiện truyền thông chủ yếu dành cho đại chúng với rất ít trình độ chuyên môn. Măc dù những nguồn thông tin này đọc rất dể hiểu, chúng sẽ không giúp ta biết nhiều về những chi tiết và phân tích mà chỉ có thể tìm qua những bài báo khoa học gốc. Khả năng hấp thu kiến thức một cách chính xác qua việc đọc và phân tích trực tiếp từ nguồn thông tin gốc không những làm cho việc học tập trỡ nên hứng thú hơn mà là một trong những kỹ năng không thể thiếu của một người muốn lấy khoa học làm một nghề tương lai cho mình. Khi đọc một bài báo khoa học gốc ta sẽ có được sự cập nhật hóa của nguồn thông tin với tất cả những kiến thức có được vào thời điểm xuất bản của bài báo. Sách giáo khoa và những nguồn khác phải cần rất nhiều thời gian mới đuổi kịp được. Hơn nữa, muốn có được sự chính xác của nguồn thông tin thì chỉ có một cách duy nhất là tra cứu trực tiếp những nguồn gốc của nó. Các nguồn thứ hai hay thứ ba khác rất dể xuyên tạc những kiến thức mà tác giã gốc muốn truyền đạt. Sau cùng là sự hoàn tất của bài báo gốc. Khi đọc chúng, ta sẽ thấy được quá trình làm thí nghiệm, các dữ kiện thu thập và tất cả những chi tiết khác giúp ta có thể lập lại thí nghiệm đó. Có được khả năng đọc tài liệu gốc này đương nhiên là một thữ thách rất lớn của SV và nó không là điều ngạc nhiên cho tất cả những ai đang làm khoa học. Có nhiều cách đọc một bài báo, chẳng hạn đọc nhanh qua để tóm tắt nội dung hay là đọc để có thể lập lại kết quả của bài báo. Mỗi cá nhân chúng ta vẫn có những cách riêng của mình để hấp thu một bài báo khó với đầy chi tiết sâu về chuyên môn. Dưới đây chỉ là một phương pháp nhỏ từ kinh nghiệm bản thân nhằm giúp cho việc đọc và hiểu nội dung của một bài báo khoa học "khô khan" trỡ nên "dễ nuốt" hơn. Mỗi bài báo Sinh học nói chung đều bao gồm các phần sau: Tóm lược, Giới thiệu, Phương pháp, Kết quả, và Thảo luận. Đương nhiên để hiểu hết bài báo thì ta phải đọc hết các phần. Tuy vậy ta không thể bắt đầu vô là đọc hết từ đầu đến cuối bài báo. Lần đầu tiên nên đọc lướt qua để dánh giá phần nào có thể quan trọng hơn những phần khác. Câu hỏi cần được trã lời qua lần đọc đầu tiên này là bài báo muốn nhằm tìm câu trã lời cho câu hỏi nào và câu trã lời đó là gì. Sau đó, đọc lại bài thêm một lần nữa và cố gắng tìm câu trã lời cho những câu hỏi sau: Tại sao câu hỏi đặt ra của bài báo là quan trọng (phần giới thiệu), những phương pháp đo lường nào mà tác giả đã dùng, có giải thích rỏ ràng để một người khác có thể lập lại không? (phần Phương pháp), những kết quả trình bày qua hình ảnh, bản thống kê có thực sự phản ảnh những gì mà tác giã đã kết luận? Đương nhiên, với trình độ của một SV năm 4 vẫn còn bở ngở trong việc đánh giá những phương pháp rất chuyên môn dùng trong báo khoa học thì nói chi đến việc đọc và có thể phê bình bài báo một cách nghiêm khắc. Tuy vậy, với kinh nghiệm tích lũy qua thời gian và thực hành, những khó khăn trên đều có thể vượt qua. Lần sau tôi sẽ thữ phân tích một bài để minh họa những lợi ích của việc đọc một bài báo khoa học gốc. Sau đó, nếu muốn các bạn có thể đóng góp những bài mà bạn muốn tìm hiểu sâu thêm, thí dụ trong quá trình làm đề tài hay thuyết trình của mình. Tôi không mong đợi nhiều về sự tham gia đông đảo trong việc đọc những bài có vẽ rất "khó nuốt" và trên hình thức online mới mẽ nàỵ Hơn nữa, chuẩn bị cho việc đọc này cần rất nhiều thời gian, và do vậy, việc cùng nhau đọc báo online này chỉ thích hợp cho những ai thật sự có nhu cầu.
Hôm nay tôi chọn một bài báo xuất hiện trên tạp chí Science tường thuật về một trong những khám phá quan trọng gần đây trong lĩnh vực nghiên cứu về phòng chống bệnh sốt rét mà đa số chúng ta không lạ gì về tác hại to lớn của nó đối với sức khỏe con người và nền kinh tế của một quốc gia. Khác với những phần cơ bản của một bài báo mà tôi đề cập ở bài giới thiệu trước, báo của tạp chí Science (và Nature) thì có hơi khác một chút. Trừ phần tóm lược (ábtract), tất cả các phần khác đều nhập chung lại mà không có phân biệt bằng những tiểu đề. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách rút gọn của những tạp chí này. Nếu để ý, ta vẫn dễ dàng nhận ra phần giới thiệu ở lúc đầu, sau đó là phần kết quả và thảo luận. Trong dạng rút ngắn này, nhiều tạp chí thường buộc tác giả nên thảo luận về kết quả cùng một lúc với tường thuật về chúng. Một điểm nữa là phần phương pháp thường được rút ngắn tối đa bằng cách nhập chung với những giải thích ở dưới những hình ảnh minh họa kết quả của bài báo. Với mực độ thông tin ngày càng nhiều mà chổ của một bài báo trên tạp chí thỉ rất hạn chế, một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là các tác giã thường để những kết quả phụ và phương pháp ở dạng bổ sung online, muốn đọc ta phải đi vào trang web của tạp chí đó. Trỡ về với chủ đề thảo luận hôm nay, bài báo công bố những bằng chứng khẳng định sự đột biến của gien PfCRT là một điều kiện đủ cho ký sinh trùng sốt rét dòng Plasmodium falciparum đề kháng lại tác dụng của thuốc chloroquine. 1) Sơ lược tiểu sử của chủ đề: Chloroquine là một trong những thuốc vô cùng hữu hiệu của thế kỹ 20 được dùng trong việc chữa trị và ngăn chận sự lan tràn của những cơn dịch gây ra bỡi ký sinh trùng sốt rét ở các quốc gia vùng xích đạo và nhiệt đới. Điều kỳ diệu của viên thuốc này là nó rất an toàn, rất rẽ, rất dễ phân phát, và quan trọng nhất là nó loại trừ ký sinh trùng sốt rét ra khỏi người bệnh một cách vô cùng hiệu quả. Chloroquine hoạt động bằng cách tích tụ trong túi tiêu hóa (digestive vacuole) của ký sinh trùng sốt rét, nơi mà chloroquine kết hợp với những phân tử heme và làm cản trở quá trình khữ độc của những phân tử này mà ký sinh trùng hấp thu từ tế bào hồng cầu chủ. Nếu không được vô hiệu hóa, độc tính của phân tử hêm sẽ làm ký sinh trùng bị ngộ độc và tiêu diệt. Tuy chloroquine được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quã, nhân loại gần đây đã bắt đầu lo lắng về sự xuất hiện những dòng ký sinh trùng sốt rét có thể đề kháng lại chloroquine và đã biến thuốc này trỡ nên hoàn toàn vô dụng. Để phòng chống lại những dòng đề kháng mới này, hiện nay chỉ có một số ít thuốc đang được sữ dụng và phần lớn những thuốc này có độc tính cao, không rẽ, không tiện lợi phân phát rộng rãi, và chúng cũng có vấn đề sinh ra những dòng đề kháng mới. Một điều thú vị là, một trong những thuốc dùng để thay thế chloroquine này là sufladoxine-pyrimethamine chỉ có hiệu quả dưới 5 năm, trong khi chloroquine có thể giữ tính hiệu quã của nó trong vòng 20 năm. Vậy cơ chế phân tử nào đã giúp cho những dòng ký sinh trùng có thể đề kháng được chloroquine? Như đã nói ở trên, ký sinh trùng sốt rét sẽ bị ngộ độc vì những phân tử hêm, giải thoát từ sự tiêu hóa của hemoglobin, nếu chúng không tìm cách giải độc những phân tử này. Vì phân tử hêm là sản phẩm của tế bào hồng cầu chủ, do đó ký sinh trùng không thể nào gây đột biến trên gien của phân tử hêm được. Vấn để nan giải của con ký sinh trùng này là làm sao để ngăn chận sự kết hợp của thuốc-heme hay là ngăn chận tính độc của sự kết hợp này. Ký sinh trùng cuối cùng đã tìm ra được một giải pháp là làm giảm đi sự tích lũy của thuốc chloroquine trong các túi tiêu hóa, nơi mà chloroquine thể hiện tác dụng của nó. (Nếu các bạn để ý là phải mất mãi tới 20 năm sau dưới một áp lực không ngừng của thuốc chloroquine những con ký sinh trùng này mới tìm ra được một giải pháp cho sự sinh tồn của chúng thì nếu hiểu được cơ chế này chúng ta sẽ biết tẩy được cái gót giầy Achille, hay là cái chổ rất yếu, của chúng. Tới đây, tôi tin là bạn đã thấy được tầm mức quan trọng của vấn đề). Nhờ vào các phương pháp linkage analyis và positional cloning, một hệ thống gien đột biến ở trên đoạn gien PfCRT đã được khám phá và có liên hệ đến những dòng ký sinh trùng sốt rét có sức đề kháng lại chloroquine. Sản phẩm của gien này có thể liên quan đến việc di chuyển của chloroquine để ra vào những túi tiêu hóa của ký sinh trùng. Tuy nhiên những đột biến ở trên cái gien này chưa thể được khẳng định là nguyên nhân trực tiếp của việc đề kháng lại chloroquine của ký sinh trùng bằng những phương pháp trên. Và bài báo mà ta sẽ bàn tới hy vọng sẽ soi ánh sáng vào vấn đề này. (Để tiện việc tiếp tục theo dỏi phần thảo luận về các phần còn lại của bài báo, các bạn luôn được hoan nghên trong việc tìm đọc trước bài này ở địa chỉ sau: Sidhu et al, Chloroquine resistance in plasmodium falciparum malaria parasites conferred by pfcrt mutations. 2002. Science, 298:210.)
Cám ơn ConCầy đã chiếu slide lên. Có hình ảnh minh họa thì dể nói hơn nhiều. Kỳ này tôi sẽ cố gắng làm xong bài này chứ không thì sẽ còn bị nhiều gián đoạn nữa. 2)Phương pháp: Bằng phương pháp tái tổ hợp DNA, tác giả đã di chuyển đoạn gien pfcrt từ dòng nhạy cảm với chloroquine và thay thế nó với đoạn gien pfcrt từ dòng đề kháng. Tôi sẽ không đi vào chi tiết làm thế nào họ thực hiện được điểu này nhưng bạn vẫn có thể tìm hiểu thêm qua phần bổ sung online của bài báo. Sau đó, tác giả thực hiện những thí nghiệm kiểm chứng căn bản của việc tái tổ hợp một gien và chứng minh rằng nó đã vào đúng chổ trong genome bằng southern blot, đã tạo được RNA bằng RT-PCR, và cũng đã sản xuất được protein bằng western blot. ***Một vài chi tiết vụn vặt: ***Ký sinh trùng sốt rét được nuôi trong RPMI medium với hồng cầu của người (quá hiển nhiên!) và albumin ***Genome của ký sinh trùng ở dạng haploid khi nó ký sinh trong hồng cầu và ở dạng diploid khi ở trong con muỗi (cái này có thể đã học rồi nhưng tôi hoàn toàn quên tịt!). Điều này đã giúp cho việc tái tổ hợp trên dể dàng hơn nhiều, bạn có biết tại sao không? Phương pháp quan trọng nhất của cuộc thí nghiệm là việc thử trong ống nghiệm (in vitro) tính đề kháng lại các thuốc chống ký sinh trùng sốt rét của những dòng ký sinh trùng tái tổ hợp mà tác giả đã tạo ở trên. Cơ bản là tác giả nuôi ký sinh trùng trong sự có mặt của các thuốc chống ký sinh trùng như là chloroquine, amodiaquine, quinine, quinidine, mefloquine, và artemisinin. Để theo dõi sự sinh sôi của ký sinh trùng dưới tác dụng của thuốc tác giả dùng tritium (3H)-hypoxanthine để đo lường quá trình này. --->>> Bạn có thể giải thích cơ chế của cái assay này? 3) Kết quả: i. Tất cả những dòng ký sinh trùng tái tổ hợp đều thể hiện tính đề kháng lại chloroquine khi so sánh với các dòng control ở nồng độ chloroquine tương đương với mức chẩn đoán trong cơ thể bệnh nhân có hiện tượng để kháng thuốc. (Hình 1A) ii. Sự đề kháng chloroquine của những dòng tái tổ hợp này không tương đương với nhau. Điều này có thể do sự sản xuất protein của những dòng này không đồng đều như đã thể hiện trên western blot. Giả thuyết thứ hai là có thể có vai trò của những nhân tố khác có mặt trong đoạn gien mà tác giả đã dùng. Một giả thuyết nữa là có sự tham gia của một gien thứ hai pfmdr1 (thay cho pf multiple drug resistance 1), mặc dù bằng chứng của gien này trong việc đề kháng thuốc vẫn còn chưa rỏ ràng cho lắm. (Hình 1A) iii. Sự đề kháng này bị đảo ngược khi có mặt chất verapamil, một chất độc của hệ thống ATP-dependent transporter (help in translation please!). Kết quả này đã gợi ý một vai trò của hệ thống transporter trên trong việc giải thoát chloroquine và trong cơ chế kháng thuốc của ký sinh trùng. Verapami thường được sử dụng để kiểm chứng sự đề kháng thuốc có thuộc dạng cơ chế đề kháng nhiều loại thuốc (multidrug resistance) tương tự như trong việc đề kháng nhiều loại thuốc của tế bào ung thư. (Hình 1A) --->>> Giải thích phần này hơi dài dòng nên tôi chỉ đi sâu vào chi tiếc cho những ai muốn hỏi thêm về cơ chế đề kháng đa thuốc này. Hay nếu bạn đã hiểu được và muốn trình bày giúp tôi ở đây, xin hoan nghên và hậu tạ sau! Một điều đáng chú ý là việc trở lại nhạy cảm với chloroquine khi có mặt chất verapamil của các dòng tái tổ hợp thì rất khác nhau giữa những dòng này. Thí dụ dòng Dd2 và K76I có tính nhạy cảm trở lại với chloroquine nhiều hơn so với dòng 7G8. (Hình 1A) --->>> Bạn có giả thuyết nào để giải thích hiện tượng này không? Nếu có, thí nghiệm nào bạn cần làm để kiểm chứng nó? (Gợi ý: 1. dòng nhạy cảm GC03 mà tác giả dùng thực ra cũng có 50% lượng di truyền từ dòng đề kháng; và 2. đoạn gien pfcrt từ các dòng đề kháng có nguồn gốc địa lý khác nhau) iv. Như đã dự đoán về chức năng của protein PfCRT có vai trò trong việc di chuyển chloroquine ra vào túi tiêu hóa, tác giả đo nồng độ tích lũy của chloroquine trong các dòng ký sinh trùng tái tổ hợp và so sánh với các dòng nhạy cảm (control). Và kết quả cũng đã khẳng định là các dòng tái tổ hợp đều có ít chloroquine tích lũy hơn. (Hình 1G) --->>> Tuy nhiên, kết quả này có thật sự khẳng định việc tích lũy chloroquine ít hơn ở các dòng đề kháng là do đột biến ở trong đoạn gien pfcrt? Làm thí nghiệm nào để thử giả thuyết của bạn? v. Hình 1B: Khi thữ với amodiaquine, các dòng tái tổ hợp này đều trở nên nhạy cảm với chất này. Vì cấu trúc hóa học của amodiaquine rất giống với chloroquine chỉ trừ có thêm một vòng benzene ở trong chuổi phụ (side chain), kết quả này chứng tỏ sự đề kháng với chloroquine là một cơ chế rất đặc hiệu với cấu trúc của chloroquine. --->>> Nếu bạn là một nhà bào chế thuốc hay là một y sỹ, bạn sẽ áp dụng kiến thức này ra sao nếu nó được khẳng định là hoàn toàn đúng? vi. Hình 1C và 1D: Kết quả tương tự như ở hình 1B khi thay đổi cấu trúc của cùng loại thuốc. vii. Hình 1C, E, F: Những dòng tái tổ hợp mà tác giả dùng đều trở nên nhạy cảm với những thuốc chống sốt rét khác chứng tỏ sự đột biến trong gien pfcrt đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tính nhạy cảm của ký sinh trùng đối với nhiều thuốc khác nhau. --->>> Một điều mà thế giới đã từng lo sợ là khi ký sinh trùng sốt rét đã tìm cách đề kháng lại một loại thuốc, nó sẽ dễ dàng tìm cách để đề kháng lại các loại thuốc khác và như vậy thì chúng ta sẽ rất nhanh chóng hết thuốc chữa cho căn bệnh đáng sợ này. Bạn đã từng có mối lo sợ này không? Hay nếu ai đó đem kể nổi sợ này cho bạn thì bạn sẽ trấn an người đó bằng những hình kết quả nào trong bài báo này? Vẫn còn rất nhiều điều rất lý thú đáng bàn tới về ý nghĩa, tính áp dụng, và những tiến bộ gần đây liên hệ đến những kết quả trên của bài báo này nhưng tôi xin ngừng ở đây vì cũng đã hơi dài. Nhưng nếu bạn muốn ta vẫn có thể đào sâu vào những vấn đề này lần tới. Bây giờ tới phần đóng góp của bạn: những câu hỏi sau những mũi tên --->>> ở trên là giành cho bạn trã lời. Nếu bạn trã lời đúng, hơi đúng, hay chỉ cần cố gắng tôi sẽ cảm ơn bạn bằng cách nói với phòng tài liệu HuyNguyen gửi hóa đơn thanh toán việc in tài liệu của bạn đến tôi chứ không phải đến chổ bạn. Mỗi một câu trã lời đúng thì bạn sẽ có được 10 bài báo free. À còn một điều này nữa, đây là lần đầu tiên tôi thử dịch sang tiếng Việt những gì mình hiểu được từ một bài báo và việc dịch này chắc chắn là không được trôi chảy, cụ thể là tôi bị bí nhiều chổ. Tôi rất mang ơn những ai có thể chỉ ra những lỗi này và đề nghị những cách hay hơn.
hình thức đọc và bình luận 1 bài báo khoa học là một sinh hoạt thường kỳ của các lab nước ngoài; nhưng với VN hay đúng hơn là với SV VN thì hình thức này còn khá mới mẻ. SV chỉ mới đang tiếp cận với hình thức tự làm seminar là chính, chứ chưa có từng tiếp cận với hình thức học tập kiểu này. Thay mặt cho box CNSH chúng tôi hoan nghên anh Ires đã bỏ nhiếu thời gian và công sức để phổ biến 1 công cụ mới trong học tập. Thay mặt cho HuyNguyễn, chúng tôi nhiệt liệt và lấy làm vui nếu nhận được sự hợp tác của anh Ires. Theo đó HuyNguyễn sẽ thay mặt Ires trao giải thưởng và chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn chi phí giải thưởng từ A đến Z. Anh Ires không sợ chúng tôi nắm áo đòi nợ. Tuy vậy tôi có vài ý kiến đóng góp nho nhỏ. 01. Do box quá vắng vẻ từ dạo ... chiến tranh Irắc nên số thành viên còn rơi rớt của box không nhiều, trình độ lại không đồng đều, nên chắc chắn thời gian đầu chẳng có mấy ai quan tâm. Vì vậy mong anh đừng nản chí. 02- Câu trả lời giới hạn sau 2 tuần đặt câu hỏi. sau 2 tuần, mong anh Ires cho câu trả lời để mọi người học tập. 03- Do câu hỏi có độ khó, dễ khác nhau nên tương ứng cho từng câu hỏi, anh ires nên cho tương ứng số điểm (ví dụ 1 điểm là 1 bài free), như vậy có câu 5 điểm, câu 3 điểm hay 10 điểm. 04- Với các bạn SV, đang còn đi học, chưa cần nhiều bài báo nghiên cứu, HuyNguyễn sẽ thay bằng sách. Số điểm bạn đạt được nhân cho 5 sẽ ra số trang sách mà bạn sẽ có. Ví dụ quyển Biosciences on the Internet tổng cộng là 323 trang, như vậy bạn cần tối thiểu là 65 điểm để được bản in đẹp cuốn sách này, như thế bạn chỉ cần theo dõi và cố gắng trả lời từ 5 đến 10 câu hỏi là có thể đạt được số điểm mong muốn. mong nhận được them đóng góp của các anh chị thành viên Concay Được concay sửa chữa / chuyển vào 05:07 ngày 31/03/2004
Sau đây là phần giải đáp của những câu hỏi lần trước: ....Phương pháp quan trọng nhất của cuộc thí nghiệm là việc thử trong ống nghiệm (in vitro) tính đề kháng lại các thuốc chống ký sinh trùng sốt rét của những dòng ký sinh trùng tái tổ hợp mà tác giả đã tạo ở trên. Cơ bản là tác giả nuôi ký sinh trùng trong sự có mặt của các thuốc chống ký sinh trùng như là chloroquine, amodiaquine, quinine, quinidine, mefloquine, và artemisinin. Để theo dõi sự sinh sôi của ký sinh trùng dưới tác dụng của thuốc tác giả dùng tritium (3H)-hypoxanthine để đo lường quá trình này. --->>> Bạn có thể giải thích cơ chế của cái assay này? Trã lời: Đây là một phương pháp rất thông dụng để đo lường sự phân chia tế bào. Hypoxanthine là một sản phẩm trung gian của quá trình tổng hợp purine bases (Adenine và Guanine). Khi tế bào phân chia, nó cần một trong những chất này làm nguyên liệu để tổng hợp DNA. Để theo dỏi độ phân chia nhiều hay ít của tế bào dưới ảnh hưởng của thuốc (chloroquine), người ta đo lường tế bào dùng 3H-hypoxanthine nhiều hay ít bằng cách cho nó vào đĩa nuôi tế bào. Khoảng 16-18 tiếng sau, H-hypoxanthine còn dư không được hấp thụ sẽ được rữa đi. Vì 3H-hypoxanthine là một chất phóng xạ, mức độ kết hợp nhiều hay ít của chất này vào trong DNA sẽ được đo lường và phản ảnh chính xác mức độ phân chia của tế bào. Trong thực hành, để tiêu chuẩn hóa, mức độ phân chia của tế bào sẽ được đo lường ở nhiều nồng độ khác nhau của thuốc và người ta sẽ chọn một nồng độ mà sự phân chia của tế bào bị ngăn chận 50% hay là IC50 (inhibition concentration at 50%) và dùng chỉ số IC50 này để so sánh tác dụng giữa các loại thuốc khác nhau. .....iii. Sự đề kháng này bị đảo ngược khi có mặt chất verapamil, một chất độc của hệ thống ATP-dependent transporter (help in translation please!). Kết quả này đã gợi ý một vai trò của hệ thống transporter trên trong việc giải thoát chloroquine và trong cơ chế kháng thuốc của ký sinh trùng. Verapami thường được sử dụng để kiểm chứng sự đề kháng thuốc có thuộc dạng cơ chế đề kháng nhiều loại thuốc (multidrug resistance) tương tự như trong việc đề kháng nhiều loại thuốc của tế bào ung thư. (Hình 1A) --->>> Giải thích phần này hơi dài dòng nên tôi chỉ đi sâu vào chi tiếc cho những ai muốn hỏi thêm về cơ chế đề kháng đa thuốc này. Hay nếu bạn đã hiểu được và muốn trình bày giúp tôi ở đây, xin hoan nghên và hậu tạ sau! Trã lời: Đây là một câu hỏi khá hóc búa. Việc đề kháng lại nhiều thứ thuốc là một vấn đề rất phổ biến trong y khoa. Thí dụ một tế bào ung thư nhiều khi tìm cách đột biến và trở nên đề kháng lại hai loại thuốc có cấu trúc hóa học khác nhau. Bởi vì hai thuốc khác nhau này có cơ chế hoạt động khác nhau mà tế bào ung thư này lại để kháng cả hai, chứng tỏ rằng sự đột biến mới có được ở trong tế bào ung thư này phải xảy ra ở một cơ chế khác và cơ chế này được dùng chung bởi hai thuốc trên. Cái cơ chế chung này có thể là một hệ thống cửa (gate/transporter) để giúp cho 2 thuốc này vào được tế bào ung thư. Khi tế bào ung thư này đột biến cái cửa này và làm nó đóng tịt lại thì nó giải quyết được cả hai thứ thuốc này cùng một lúc. Bạn có thể dùng nguyên lý này để hiểu cơ chế đề kháng đa thuốc một cách tương tự cho ký sinh trùng sốt rét. Để biết được sự để kháng chloroquine của các dòng tái tổ hợp có thể là do cơ chế kháng đa thuốc, người ta dùng verapamil để ngăn cản cái cổng ATP-dependent transporter này. Nếu bạn nhớ lại, đột biến gien pfcrt sẽ làm ít đi sự tích lũy chloroquine trong ký sinh trùng (Hình 1G). Bây giờ, nếu ta đóng cái cổng ATP-dependent transporter này lại bằng verapamil thì những dòng đột biến gien pfcrt này sẽ trở nên nhạy cảm với chloroquine trở lại, tức là sự tích lũy của chloroquine tăng trở lại. Điều này có thể giải thích bằng vai trò của cái cổng này là giúp cho chloroquine thoát ra khỏi tế bào ký sinh trùng. Nếu đóng nó lại thì dù chloroquine có tích lũy lúc đầu có ít chăng nữa nhưng nếu nó không được giải thoát ra thì nồng độ của nó sẽ tăng dần đến lúc có thể giết được ký sinh trùng. Một điều đáng chú ý là việc trở lại nhạy cảm với chloroquine khi có mặt chất verapamil của các dòng tái tổ hợp thì rất khác nhau giữa những dòng này. Thí dụ dòng Dd2 và K76I có tính nhạy cảm trở lại với chloroquine nhiều hơn so với dòng 7G8. (Hình 1A) --->>> Bạn có giả thuyết nào để giải thích hiện tượng này không? Nếu có, thí nghiệm nào bạn cần làm để kiểm chứng nó? (Gợi ý: 1. dòng nhạy cảm GC03 mà tác giả dùng thực ra cũng có 50% lượng di truyền từ dòng đề kháng; và 2. đoạn gien pfcrt từ các dòng đề kháng có nguồn gốc địa lý khác nhau) Trã lời: Một giả thuyết đơn giản nhất là có sự tham gia của một hay nhiều yếu tố di truyền khác. Mặc dù tác giả đã chứng minh rằng đột biến trong gien pfcrt là điều kiện đủ cho việc đề kháng, điều này chỉ đúng ở trong cái dòng mẹ mà họ đã dùng để di chuyển cái gien pfcrt đột biến vào. Vì các đoạn gien pfcrt đột biến đến từ những vùng địa lý khác nhau, tình trạng đột biến trên gien pfcrt có thể khác nhau. Để kiểm chứng điều này, ta có thể lập lại thí nghiệm của tác giả và dùng nhiều dòng mẹ khác nhau để thay thế những đoạn gien pfcrt đột biến này. iv. Như đã dự đoán về chức năng của protein PfCRT có vai trò trong việc di chuyển chloroquine ra vào túi tiêu hóa, tác giả đo nồng độ tích lũy của chloroquine trong các dòng ký sinh trùng tái tổ hợp và so sánh với các dòng nhạy cảm (control). Và kết quả cũng đã khẳng định là các dòng tái tổ hợp đều có ít chloroquine tích lũy hơn. (Hình 1G) --->>> Tuy nhiên, kết quả này có thật sự khẳng định việc tích lũy chloroquine ít hơn ở các dòng đề kháng là do đột biến ở trong đoạn gien pfcrt? Làm thí nghiệm nào để thử giả thuyết của bạn? Trã lời: Ta có thể dùng lập luận giống như trên, tức là kết quả này chỉ được khẳng định là đúng khi tác giả thực hiện trên các dòng mẹ có nguồn gốc di truyền khác nhau, chứ nếu chỉ căn cứ trên một dòng như tác giả đã làm thì chưa đủ để kết luận như vậy. v. Hình 1B: Khi thữ với amodiaquine, các dòng tái tổ hợp này đều trở nên nhạy cảm với chất này. Vì cấu trúc hóa học của amodiaquine rất giống với chloroquine chỉ trừ có thêm một vòng benzene ở trong chuổi phụ (side chain), kết quả này chứng tỏ sự đề kháng với chloroquine là một cơ chế rất đặc hiệu với cấu trúc của chloroquine. --->>> Nếu bạn là một nhà bào chế thuốc hay là một y sỹ, bạn sẽ áp dụng kiến thức này ra sao nếu nó được khẳng định là hoàn toàn đúng? Trã lời: Nếu cơ chế kháng chloroquine hoàn toàn đặc hiệu với chloroquine thì ta có thể thay đổi cấu trúc của chloroquine một chút như thêm một vòng benzene ở trên hay lục trong kho thuốc có sẳn có thể cũng đã có một loại thuốc tương đương như vậy và dùng những thuốc mới này để giúp cho bệnh nhân đã bị kháng thuốc chloroquine. Tuy nhiên, việc dùng những thuốc cùng loại này cũng nên được theo dõi kỹ lưỡng để phòng việc xuất hiện thêm một dòng đề kháng mới. vii. Hình 1C, E, F: Những dòng tái tổ hợp mà tác giả dùng đều trở nên nhạy cảm với những thuốc chống sốt rét khác chứng tỏ sự đột biến trong gien pfcrt đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tính nhạy cảm của ký sinh trùng đối với nhiều thuốc khác nhau. --->>> Một điều mà thế giới đã từng lo sợ là khi ký sinh trùng sốt rét đã tìm cách đề kháng lại một loại thuốc, nó sẽ dễ dàng tìm cách để đề kháng lại các loại thuốc khác và như vậy thì chúng ta sẽ rất nhanh chóng hết thuốc chữa cho căn bệnh đáng sợ này. Bạn đã từng có mối lo sợ này không? Hay nếu ai đó đem kể nổi sợ này cho bạn thì bạn sẽ trấn an người đó bằng những hình kết quả nào trong bài báo này? Trã lời: Hình 1C,E,F khẳng định là mặc dù đột biến trong gien pfcrt làm tăng khả năng đề kháng của ký sinh trùng đối với chloroquine, những dòng đột biến này trở nên nhạy cảm với những thuốc chống sốt rét khác. Do đó, nếu ký sinh trùng tìm được cách đề kháng lại một loại thuốc, nó vẫn chưa hẳn trở thành bất trị vì nó vẫn còn phải tìm cách đột biến thêm nữa để chống lại những loại thuốc khác. Và muốn có thêm sức đề kháng mới thì nó cần phải có thêm thời gian. Do vậy để chống lại sự đề kháng thuốc, người ta thường kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau cái mà tấn công ký sinh trùng theo những cơ chế di truyền khác nhau và làm cho nó có ít cơ hội để đột biến hơn. Ví dụ của phương pháp này là thuốc ****tail để trị bệnh AIDS (SIDA?) đã có những thành công đáng kể. Tóm lại, việc phân tích bài báo trên không biết là có đem lại ích lợi gì cho sự học tập của bạn nhưng chắc chắn là tôi đã học được nhiều điều lý thú mà đã không có cơ hội để theo dỏi về lĩnh vực này trong những năm qua. Trên đây chỉ là một minh họa cho những lợi ích của việc đọc một bài báo gốc mà một điều quan trọng là người đọc sẽ là những người hiểu được nguồn thông tin một cách trực tiếp. Hơn nữa, qua khả năng phê bình một bài báo, tức là khả năng phán xét những kết quả và kết luận của tác giả ta sẽ rút ra được một bài học cho chính quá trình làm thực nghiệm của chính mình, ngay cả nếu chuyên môn của mình rất khác xa nhưng cách lý luận trong khoa học thì vẫn giống nhau. Hẹn kỳ sau.
Lần trước vô tán dóc chơi về cái vụ sốt rét cũng là do những kinh nghiệm nước mắt của bản thân. Số là hồi nhỏ tôi về quê ở Cà Mau đi câu không may bị mắc phải chứng bệnh quái ác này. Cái bệnh thật kỳ cục. Ban ngày thì rong chơi thẳng cẳng nhưng chiều tối về thì nằm co ro chịu trận với cơn sốt ác liệt và liền sau đó là cơn rét cầm cập vô cùng kinh hoàng. Sáng ra thấy khỏe lại, lại đi câu tiếp, nhưng chiều đó cơn sốt rồi đến cơn rét lại lập lại như củ. Tới ngày thứ ba thì cũng như vậy, sốt rồi rét, rồi lại sốt rồi rét. Tôi chẳng biết gì về ký sinh trùng về malaria chi cả nhưng cứ cái kiểu hết sốt rồi lại rét thì đến thằng con nít như tôi lúc đó cũng tự chẩn đoán bệnh cho mình là đang bị sốt rét. Tiếng Việt lợi hại thật. Đọc tiếng Anh malaria thì chỉ có mấy cụ y khoa mới biết nó là cái gì. Đến hôm sáng ngày thứ tư, thấy mình vẫn còn đi đứng được tôi tạm gác chuyện đi câu hôm đó để tranh thủ đến phòng y tế khám bệnh. Tôi nói với bác sỹ căn bệnh của tôi là như vậy và như vậy và kể luôn cho ổng nghe việc tự chẩn đoán của mình. Bác sỹ rất cảm thông, đo nhiệt độ của tôi rồi đè tôi ra lấy một ống máu để đi thử. Thử xong ông ta quay lại nói rằng em không có sốt với lại kết quả thử máu âm tính nên chỉ cho một vài viên aspirin về ngậm đỡ. Trong lòng ấm ức tôi đi về lo lắng đến cái vụ sốt rồi rét rồi sốt rồi rét này. Quả thật, đêm thứ tư rồi đến đêm thứ năm tôi tiếp tục vừa uống aspirin vừa ca cái bài sốt ruột của mình. Đến sáng hôm thứ sáu hay thứ bảy gì đó tôi đã hoàn toàn bị đánh gục không thể đứng dậy nỗi sau một tuần ca bài ca vọng cổ này. Lúc đó trong đầu thì hoàn toàn bị đảo ngược, nhưng trong người thì nóng rang tôi tự bảo mình sẽ không còn ca nổi câu rét ngày hôm nay. Hoảng sợ trước cái ý nghĩ mình sẽ không còn được sống để ra sông câu cá ngắm nhìn mặt trời lặn ngày hôm ấy nên tôi cố lết cái thân vất vưỡng sắp sữa được chôn cất đi lên bệnh xá cầu cứu. Gặp lại mặt tôi, ông bác sỹ hôm trước hết tỏ vẽ thông cảm mà ông thực sự hốt hoãng dìu vô phòng cấp cứu. Lần này khỏi đo nhiệt độ, ông đi thử máu liền và hớn hỡ trỡ ra báo tin dương tính dương tính như là ra báo tin vui ổng vừa mới đổ thủ khoa trường y. Coi như là tin mừng vì đã biết được nguyên do căn bệnh nhưng tôi không thể chia vui cùng vị y mẫu vì bản thân đang trợn mắt nhìn xuyên trần nhà đang đợi mà chưa thấy ai vuốt mắt mình. Kỳ này thay vì biếu tặng mấy viên kẹo ổng cho một lọ ký-ninh đem về uống trong ba ngày và tôi cảm thấy sức mình mạnh lại như trâu, thật kỳ diệu. Hai mươi năm sau, không có điều kiện trỡ về quê củ để hưởng cái thú đi câu nên tôi sống lại kinh nghiệm của mình qua những tin tức lượm lặc vụn vặt ở trên. Để tiếp tục mục đọc báo online, kỳ sau tôi xin mượn một bài báo về RNAi mà bác ConCầy đã đăng để nghiền ngẩm những ý nghĩa xa gần của nó. Trong box này có một con rùa nhưng việc đọc báo của tôi còn chậm hơn con rùa này rất nhiều nên xin mọi người thông cảm. Tuy nhiên nếu không đọc thì chẳng lẽ phải đợi đến lúc cháu nội của tôi lên đây đọc phụ? ConCầy này cắn đau thiệt. À còn một chi tiết ở câu chuyện buồn ngũ ở trên mà tôi đã quên kể lại. Nhưng tôi để các bạn thử tìm ra xem nó là gì để giải thích sự may mắn của căn bệnh của tôi đã được chẩn đoán một cách chính xác và đúng lúc. Hì hì, trã lời câu hỏi tào lao này không có phần thưởng chi cả lần này vì tôi biết khó dụ khị các bạn lắm.
anh Ires không dụ khị được SV thế hệ @ về câu hỏi con muỗi là phải rồi, mấy cái chuyện ruồi muỗi tầm phào này đâu có nằm trong cái sự quan tâm của thế hệ @ đâu. Anh phải hỏi câu khó hơn 1 chút ví dụ như con muỗi sinh sản theo kiểu đơn tính hay lưỡng tính, tức là nó có tự dòng hóa nó hay không, mà thuật ngữ CNSH gọi là clonning ấy mà. Em có 1 mớ sách về clonning nè, để tối nay em thử "cha kíu" tìm câu "chả lời". Have a nice weekend