1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo Việt Nam coi chừng bị thuốc

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 17/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đọc báo Việt Nam coi chừng bị thuốc

    Thói quen của mình là khi nào đọc tin về thiên văn từ các báo Việt Nam luôn kiểm tra lại gốc từ báo nước ngoài ! Nên mới thấy đừng tin 100% vào những gì đọc từ các báo VN vì dịch nhiều khi bẻ 180 độ ý gốc.
    Chủ đề này lập ra để "bắt chân các báo" và giúp mọi người có thông tin chính xác hơn.

    Bài này của vnn.vn
    Hành tinh có thể có sự sống thực sự.
    http://vietnamnet.vn/khoahoc/2007/12/759883/
    gốc từ spacedaily
    http://www.spacedaily.com/reports/Gliese_581_One_Planet_Might_Indeed_Be_Habitable_999.html

    -----
    Hành tinh d có hiện tượng thủy triều, giống như Mặt trăng của Trái đất, nó có nghĩa là một mặt của hành tinh này là ban đêm. Do đó, gió mạnh có thể tạo ra sự khác biệt về nhiệt độ giữa hai nửa ngày và đêm của hành tinh. Sự sống có thể hình thành từ những tia sáng mong manh của kiểu khí hậu đặc biệt này.

    Thêm một thông tin, số liệu của nhóm 1 đã chỉ ra hành tinh d có thể tách khỏi vĩnh viễn và quay trở lại vòng xích đạo chứa sự sống trong hành trình quay của nó. Tuy nhiên, dù dưới điều kiện khác biệt, hành tinh d vẫn có thể có sự sống nếu tầng khí quyển của nó đủ dày. Tuy vậy, dù sao điều kiện sống trên hành tinh d cần phải khác hẳn những gì đã có trên trái đất.
    ----
    Planet d is tidally locked, like the Moon in our Earth-Moon system, meaning that one side of the planet is permanently dark. Thus, strong winds may be caused by the temperature difference between the day and night sides of the planet. Since the planet is located at the outer edge of the habitable zone, life forms would have to grow with reduced stellar irradiation and a very peculiar climate.

    In ad***ion, being close to the star, their orbital periods are short: 12.9 days for planet c and 83.6 days for planet d. Figure 1 shows that planet d might temporarily leave and re-enter the habitable zone during its journey. However, even under these strange con***ions, it might still be habitable if its atmosphere is dense enough. In any case, habitable con***ions on planet d should be very different from what we encounter on Earth.
    ---
    tidally locked : ở gốc người ta đã giải thích khá rõ.
    Những chỗ in đậm của bài của VNN là dịch sai thậm chí cả 180 độ.

    Mình dịch đoạn này lại như sau:

    Hành tinh d có điểm đặc biệt, giống như Mặt trăng của Trái đất trong hệ Mặt Trăng- Trái Đất, nó chỉ hướng một mặt cố định về phía ngôi sao mẹ của nó,có nghĩa là một mặt của hành tinh này luôn là ban đêm. Do đó, gió mạnh có thể được tạo ra bởi sự khác biệt về nhiệt độ giữa hai nửa ngày và đêm của hành tinh.Vì hành tinh d ở ngoài cũng của vùng giới hạn sự sống, nên sự sống nếu có thể sẽ hình thành trong điều kiện được chiếu sáng yếu và với kiểu khí hậu rất đặc biệt của hành tinh.

    Thêm vào đó, do khá gần sao mẹ, nên chu kỳ quay của hai hành tinh này khá ngắn: 12,9 ngày đối với hành tinh c và 83,6 ngày với hành tinh d. Nghiên cứu chỉ ra rằng hành tinh d có thể tạm ra khỏi và quay trở lại vùng giới hạn khả năng có sự sống trong hành trình quay của nó. Tuy nhiên, dù dưới điều kiện khác biệt, hành tinh d vẫn có thể có sự sống nếu tầng khí quyển của nó đủ dày. Nhưng hẵn là điều kiện sống trên hành tinh d sẽ phải khác hẳn những gì đã có trên trái đất.

    Bạn nào còn thấy họ (VNN) hay mình sai ở chỗ nào không


    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 17/12/2007
  2. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    cái này là do trình độ tiếng anh của bọn PV, phải nói thẳng là có đứa dốt bỏ miẹ, dek nên hồn cũng được nhặt vào làm báo ... viết bài qua quýt, dịch ẩu ... bịa nội dung.
  3. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Nếu mấy ông viết bài này thuộc dạng không biết gì mà viết cho có thì đúng là bó càng.com , còn nếu mà họ có một chút bằng cấp về ngoại ngữ mà dịch như vậy thì rõ ràng họ không tôn trọng thiên văn , không tôn trọng sự thật . Thật sự em thất vọng về vốn văn của họ. Không thể tha thứ cho việc đánh -thiếu-chữ hay cường -điệu- hoá- sự- việc của họ được
  4. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện em xin cám ơn bác Fairy đã cảnh báo
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tidal lock là hiện tượng ''khóa thuỷ triều''. Vì hiện tượng này, các vệ tinh sẽ dần dần có xu hướng chỉ quay một mặt về thiên thể trung tâm. Có công thức tính thời gian ''khoá'' theo khối lượng của thiên thể trung tâm, khối lượng vệ tinh, khoảng cách giữa chúng và nhiều tính thông số khác nữa. Mặt trăng của chúng ta ''già'' quá rồi nên nó đã qua thời gian quay với vận tốc góc khác mà phải quay đúng chu kỳ tự nó quay xung quanh trái đất, nó đã bị ''khóa'' hẳn, do vậy ta luôn luôn thấy 1 mặt của Mtrăng.
    Các vệ tinh của sao Mộc cũng chịu hiện tượng này, nhưng có lẽ chúng ''trẻ'' hơn nên chưa bị ''khóa'' hẳn (kiểu như chưa bị xích).
    Bài báo chỉ đưa ra từ thuỷ triều trơ trọi thì có thể gây hiểu nhầm, nên chú thích thêm ở dưới, hoặc dùng từ ''khóa thuỷ triều''. Nhưng theo tớ, ko hẳn họ đã sai hoàn toàn.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Dạng bài này không chỉ có tiếng Anh giỏi là dịch được đâu bạn. Bạn đưa cho một nguời chuyên ngữ hoặc đã tốt nghiệp ĐHNN xem họ có nhằn được không?
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Từ hiện tượng khóa thuỷ triều, có thể thấy rằng Mặt trăng luôn quay một hướng về Trái đất không phải là một sự ngẫu nhiên. Đó là một quá trình ''khoá'' xẩy ra trong một thời gian khá dài.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thuật ngữ rất khó dịch, nhất là các từ chưa hề có ở tiếng việt như "tidal locked" chẳng hạn. hôm trước mình cũng có một từ cần cắt nghĩ là "launch window" là thuật ngữ trong phóng các tàu vũ trụ vệ tinh. dịch theo nghĩa đen thì dễ rồi, kể cả hiểu nó có ý gì, nhưng để thay thế bằng một từ cho hay thì e là khó. dịch bằng nghĩ đen thì có vẻ ngây ngô có lẽ nên né đi dài dòng chút mà lại tốt hơn
    Cho đến nay mình cũng đang đi tìm nguồn gốc của "launch window" ai biết xin chỉ dùm ?!
    Nhưng trong bài trên thì người dịch quá ẩu kể cả trong ngữ pháp kiến có ý bị thay đổi 180 độ .
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đoạn dịch của bác Fairy ở trên:
    Hành tinh d có điểm đặc biệt, giống như Mặt trăng của Trái đất trong hệ Mặt Trăng- Trái Đất, nó chỉ hướng một mặt cố định về phía ngôi sao mẹ của nó,có nghĩa là một mặt của hành tinh này luôn là ban đêm. Do đó, gió mạnh có thể được tạo ra bởi sự khác biệt về nhiệt độ giữa hai nửa ngày và đêm của hành tinh.Vì hành tinh d ở ngoài cũng của vùng giới hạn sự sống, nên sự sống nếu có thể sẽ hình thành trong điều kiện được chiếu sáng yếu và với kiểu khí hậu rất đặc biệt của hành tinh.
    cũng được, nhưng đã bỏ mất một thông tin quan trọng là từ ''tidal lock'', như vậy người đọc bị thiếu một chút, nếu họ ko đọc bản gốc thì ok, nhưng nếu họ cũng đọc thì sẽ không khỏi thắc mắc đấy nhé.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    vì chẳng biết dịch nó làm răng, văn dốt nên né là tốt nhất.
    Có ai biết nguồn cơn của từ "launch window" không ?

Chia sẻ trang này