1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo Việt Nam coi chừng bị thuốc

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 17/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài đăng trên báo VnExpress ngày 10/07/2009
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/07/3BA11146/
    Trong đó có đoạn
    "Tinh vân Omega - cách chòm sao Nhân mã (Sagittarius) khoảng 5.500 năm ánh sáng ?" có bề ngang chừng 15 năm ánh sáng."
    Viết như trên hoàn toàn sai, vì "chòm sao" là một vùng trên thiên cầu, và thực tế thì tinh vân Omega (Messier 17) nằm trong chòm sao Sagittarius.
    Chính xác thì nên viết là:
    "Tinh vân Omega nằm trong chòm sao Nhân mã (Sagittarius), cách Trái Đất khoảng 5.500 năm ánh sáng ..."
  2. PuPeo

    PuPeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    1
    Xin hỏi các bạn là đã có tính toán nào trong giới thiên văn, kiểu như với những điều kiện thế nào thì mặt trăng sẽ tự quay trở lại quanh trục của nó không ?
    Và với công thức đã có thì khoảng mấy tỉ năm nữa trái đất sẽ chỉ hướng một mặt về mặt trời ?
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thứ nhất, Mặt trăng một khi đã bị khóa rồi thì không thể tự cởi khóa được trừ phi có một vụ va chạm vũ trụ mạnh xẩy ra đối với Mặt trăng và làm nó tự quay quanh trục chở lại. Tuy nhiên khi đó, trục quay và chiều quay hoàn toàn bất định, không thể đoán trước.
    Công thức tính thời gian tới khi bị khoá thủy triều hoàn toàn là
    Với
    w là tốc độ quay quanh quỹ đạo của vệ tinh
    a là bán kính quỹ đạo
    I là môment quán tính của vệ tinh
    Q hàm số phân tán của vệ tinh
    G hằng số lực hấp dẫn
    mp Khối lượng của thiên thể trung tâm
    ms Khối lượng của vệ tinh
    k2 hằng số LOVE của lực thuỷ triều
    R bán kính của vệ tinh
    Q và k2 là 2 đại lượng có độ chắc chắn thấp nhất ngoại trừ trường hợp của hệ TĐ-Mtrăng thì k2/Q =0,0011. Tuy nhiên nhiều trường hợp ta có thể lấy gần đúng Q?^100 và k2 đựơc tính theo công thức:
    Vớỉ
    rô là tỷ trọng của vệ tinh
    g là gia tốc trọng trường trên bề mặt của vệ tinh (của TĐ là 9,8 m/s2)
    muy là độ cứng của vệ tinh. Giá trị này có thể lấy là 3 - 1010 Nm-2 với thiên thể đất đá và khoảng 4 - 109 Nm-2 đối với thiên thể băng
    Thay các giá trị của hệ Mặt trời, Trái đất và giá trị k2/Q của hệ Trái đất-Mặt trăng, tôi tính đựơc thời gian từ bây giờ cho tới khi Trái đất bị khóa hoàn toàn theo Mặt trời sẽ là 762189825 năm, có nghĩa là chưa tới 1 tỷ năm.
    Giả sử Trái đất đã bị khóa, hỏi các bạn một câu: ứng xử của Mặt trăng khi đó sẽ như thế nào?
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Các bác xem bài báo này của Tiền phong:
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=166933&ChannelID=2
    Có mấy điểm tôi không đồng tình về nội dung như sau:
    1. Theo bài báo thì: "..vì vào thời điểm sáng sớm, cường độ ánh sáng mặt trời mạnh và chói nhất trong ngày nên hơi khó nhìn. "
    Theo tôi, thời điểm cường độ ánh sáng Mặt trời chói nhất (nếu không kể các điều kiện mây, mưa, mù) là phải vào buổi trưa, khi mà Mtrời thẳng góc nhất với người quan sát và ánh sáng đi qua lớp khí quyển mỏng nhất trước khi tới được người nhìn.
    2. Tỷ lệ che khuất: Theo hình tôi chụp ở trang trên (http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/1081964/trang-7.ttvn) thì tỷ lệ che khuất phải trên 50% (các bạn xem hình thứ 5 từ trên xuống). Lúc đó tôi chụp hú họa nên không phải là cực đại. Nếu cực đại thì còn phải lớn hơn.
    3. Thời gian nhật thực: Tôi đã phải loay hoay chuẩn bị mọi thứ và bắt đầu tiến hành chụp khoảng 7h10, khi đó trời có khá mây. Sau đó khoảng 7h30 thì Mặt trời lộ ra và tôi đã nhận thấy bóng Mặt trăng. Chụp xong, thu dọn để đi làm là lúc gần 9h mà bóng Mặt trăng vẫn chưa ra hết, như vậy nhật thực ở HN ít nhất là phải hơn 1,5 giờ đồng hồ, chứ không phải chỉ có 15 phút như bài báo nói. Trích:"...khoảng 8 giờ 10 phút, Mặt trăng bắt đầu vào địa phận che phủ Mặt trời và, khoảng 8 giờ 25 phút, hiện tượng này kết thúc. Như vậy, nhật thực chỉ kéo dài trong vòng mười lăm phút."
  5. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Hì hì ; bác không biết nhà thiên văn Đặng Vũ Tuấn Sơn à
    Được VasilyTran sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 31/07/2009
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ai phát biểu không quá quan trọng, nhưng tờ báo đăng tin đó mới phải chịu trách nhiệm. Tiền phong là 1 tờ báo lớn, có nhiều người đọc (tôi không biết bài này có trên báo giấy hay không), và đăng như vậy sẽ làm nhiều người hiểu lầm. Đáng lẽ ra nhà báo phải tham khảo các chuyên gia, cố vấn trước khi cho đăng những tin có tính giật gân như thế này. Nhà báo cũng cần phải có chính kiến của mình chứ không thể đăng một cách mù quáng như thế.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    @bác thohry:
    Vấn đề này tôi đã đưa ở vietastro, do mạng SPT chỗ tôi làm mấy nay bị sự cố nên vào trang ttvnol rất chậm, nên chỉ đọc chứ không post bài. Về việc này phải nói là các anh chị em hôm đó có xem nhật thực rất bức xúc, không chỉ ở HN mà còn có ở các địa phương khác.
    Một bài báo đưa ra các thông tin hoàn toàn sai lệch, rồi lại đặt vấn đề ngược lại là các tính toán thiên văn đưa ra là sai. Tôi cũng đã gửi email và nhờ người thông báo với các thầy ở Hội thiên văn VN về vấn đề này, nhưng phần còn lại thì của Hội Thiên Văn VN. Cho đến nay bài báo vẫn còn chứng tỏ là Hội vẫn chưa có động thái gì...!
    Còn riêng CLB thiên văn nghiệp dư TP.HCM, tôi đã đại diện CLB gửi email phản hồi báo Tiền Phong nhưng không nhận được hồi âm. Điều lạ là báo tiền phong từ trước đến nay tôi có gửi email góp ý nhiều lần và họ đều có email cảm ơn. Riêng các thành viên CLB thì rất nhiều người đã gửi email, và có bạn đã gọi điện thoại trực tiếp cho bộ phận liên hệ của báo, email thì không có phải hồi riêng điện thoại thì người nhận nói sẽ báo lại cho ban biên tập. Nhưng gần 2 tuần rồi thì chưa thấy gỡ bỏ hay đính chính gì.
    Riêng Đặng Vũ Tuấn Sơn chủ tịch của VACA thì một số thành viên CLB của tôi có vào diễn đàn thienvanvietnam phản ánh nhưng không nhận được sự tiếp thu tích cực mà bị khóa nick, xóa bài ... các thành viên VACA thì ủng hộ chủ tịch của mình hết mức, có người đưa ra dẫn chứng mình chỉ thấy nhật thực sau 8h, và nhật thực cũng chỉ khoảng 50%. Nếu như báo trích dẫn nhầm lời nói thì ít ra anh ta cũng nên đính chính.
    HAAC và VACA đã từng có mâu thuẫn, và tôi đã cố hạn chế tranh cãi, nhưng không vì thế mà bỏ qua chuyện như thế này.
    Đây là bài của tôi bên vietastro ngay khi bài báo này đăng trên tienphong, kéo theo đó là các bức xúc của nhiều anh em.
    http://www.vietastro.org/forum/showthread.php?t=2768&page=16
    Bài trên báo tiền phong hết sức vớ vẫn ở các nhật xét của Sơn:
    - Nhật thực chỉ trong 15 phút từ 8h10 đến 8h25.
    - Nhật thực chỉ tối đa khoảng 40-45%
    Từ nhận xét bậy bạ này mà đánh giá ngược lại các nhà thiên văn tính toán sai hay lười thì thật quá đáng.
    Riêng phần nhận định của ông Trần Tiến Bình:
    ?oNhật thực bắt đầu vào lúc 17 giờ 47 phút nhưng Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam lại nói bắt đầu lúc 15 giờ 6 phút. Thời gian xảy ra nhật thực chênh nhau đến hơn hai tiếng đồng hồ?.
    Thì lại có thể là một nhật định xàm bậy. Tôi đã kiểm tra lại các bài báo viết về nhật thực 1/8 có dẫn lời của Hội Thiên Văn cụ thể là thầy Đồng, và anh Đức Phường thì không thấy bài báo nào nói Hội cho thông tin nhật thực diễn ra ở VN từ 15h6 phút. Thực tế 15h6 phút là thời gian gần sát với thời gian bắt đầu diễn ra nhật thực trên thế giới của NASA 15h 4 phút. Nên đặt ra vấn đề là hội có cho thời gian này (Hội tự tính hay theo nguồn khác NASA) và các báo trích dẫn sai, hoặc có thể bản thân ông Trần Tiến Bình cũng không hiểu thời gian bắt đầu diễn ra nhật thực khác với thời gian quan sát được nhật thực ở VN như thế nào.
    Đó là giả định của tôi. Về phía hội thì tôi chắc chắn anh Phường người mà tôi quen không thể nào cung cấp thông tin hồ đồ như vậy, nhưng để chắc chắn tôi cũng đề nghị trong email báo tiền phong nếu có thể thông báo rõ ràng Hội đã nói như vậy với báo nào ^^.

    Chuyện này có thể rồi cũng lãng quên, nếu Hội Thiên Văn VN không có động thái phản ánh nào. Riêng về phía cộng đồng thiên văn thì chuyện này khó mà quên được về thái độ ứng xử, thái độ phản biện khoa học báo tiền phong và bản thân anh Đặng Vũ Tuấn Sơn.
    Chuyện thêm:
    Trước khi diễn ra nhật thực tôi đã được 1 bạn gửi cho YM xuất phát từ anh Đặng Vũ Tuấn Sơn phản đối việc bán các kính xem nhật thực của HAAC và nói chỉ cần dùng kính râm thông thường để xem nhật thực, và sau đó anh ta lại khẳng định lại điều này trên diễn đàn thienvanvietnam. Chuyện phản đối việc bán kính, tôi không bận tâm nhưng chuyện bảo người khác lấy kính râm xem nhật thực thì khó mà có thể chấp nhận được rất nguy hại cho cộng đồng.
    Rất tiếc mọi ý kiến phản bác anh ta trên thienvanvietnam đều bị xóa bài hoặc khóa nick. Tôi có nhắc chuyện này trong bài viết hướng dẫn xem nhật thực của mình ở ttvnol
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/1081964/trang-6.ttvn#15486953
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 31/07/2009
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 31/07/2009
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Với bài báo của báo Tiền Phong như các bạn thấy đưa thông tin sai lệch bất lợi cho thiên văn Việt Nam mà đối tượng chính là Hội Thiên Văn - Vũ Trụ Việt Nam. Phản ứng từ những người yêu thiên văn đặc biệt là những người trực tiếp xem nhật thực là rất lớn. Tôi cũng biết đến bài báo này khi có 1 bạn gọi điện hỏi, và rất bức xúc. Tôi có hướng dẫn mọi người phản hồi cho báo Tiền Phong qua mục góp ý vì đôi lần tôi gửi ý kiến đều nhận được email cảm ơn. Riêng lần này không hiểu sao chẳng nhận được bất kì trả lời nào. Có bạn đã trực tiếp gọi điện cho ban tiếp bạn đọc của báo thì được hứa sẽ chuyển ý lên ban biên tập nhưng rồi 2 tuần chẳng thấy đính chính và bài báo vẫn còn đó.
    Về Hội Thiên Văn - Vũ Trụ thì tôi đã gửi email thông báo và cũng đã có email phản hồi rằng hội rất bức xúc, nhưng chắc là vẫn chưa có tác động gì đến báo.
    Về chính người được phỏng vấn đưa ra thông tin sai lệch là anh Đặng Vũ Tuấn Sơn thì cũng đã có người hỏi qua YM, đưa ý kiến trên diễn đàn của VACA và thậm chí gọi điện hỏi trực tiếp liệu anh ta có nhầm không thì nhận được thái độ bất hợp tác.
    CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM chúng tôi xem chuyện này không phải là vấn đề dễ bỏ qua và đã có bài phản biện chính thức trên website của CLB. Xin các bạn hiểu là trước khi có bài phản biện gay gắt này chúng tôi đã liên hệ với báo Tiền Phong và người được phỏng vấn để thông báo sự sai lệch và đề nghị đính chính.
    -----------------------------------------------------------------------------
    Nhật thực và bài báo sai lệch trên Tiền Phong Online
    "Dự báo quan sát nhật thực ở Việt Nam: Sai nhiều!" đó là tiêu đề của một bài báo đăng trên Tiền Phong Online ngày thứ 5, 23/07/2009. Với nội dung của bài báo này không ít người phải giật mình tự hỏi từ lâu thiên văn ở Việt Nam đang bị xem là tụt hậu với các nước khác nhưng không lẽ nó tụt hậu nghiêm trọng vậy sao?
    [​IMG]
    Từ thông tin sai lệch : (link dẫn đến bài trên báo tiền phong)
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=166933&ChannelID=2
    Bài báo dẫn lời ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội trưởng Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam (thực chất là 1 CLB thiên văn nghiệp dư tự thành lập) nhận xét về nhật thực ngày 22/7/2009.
    Ông Sơn đã quan sát nhật thực và phát biểu với các ý gây "sửng sốt":
    - Nhật thực chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút từ 8h10 đến 8h25 phút
    - Nhật thực tại Hà Nội chỉ đặt khoảng 40-45%
    [​IMG]
    Trích bài viết trên báo Tiền Phong
    Ai tính toán kém hay lười?
    Từ những phát biểu này của ông Sơn, báo Tiền Phong đưa ra nhận định các nhà thiên văn Việt Nam đã "tính toán kém hay lười".
    Đặc biệt bài báo có thêm các dẫn chứng của thạc sĩ Trần Tiến Bình phòng nghiên cứu Lịch, Viện KH&CN Việt Nam về sự sai lệch trong dự báo nhật thực của Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam(Hội TV-VT).
    Cùng với rất nhiều người đã trực tiếp quan sát nhật thực vào sáng ngày 22/7/2009, CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM (HAAC) chúng tôi không khỏi bất ngờ và sửng sốt trước những phát biểu có thể gọi là bịa đặt của ông Đặng Vũ Tuấn Sơn và rất ngạc nhiên khi báo Tiền Phong Online lại đăng một bài báo với thông tin không chính xác như vậy. HAAC đã gửi email và gọi điện thoại cho báo Tiền Phong nhưng không nhận được sự phản hồi từ báo. Gần 2 tuần vẫn không có thông tin đính chính về bài báo và chúng tôi xem đó là sự xúc phạm với cộng đồng yêu thiên văn tại Việt Nam, đặc biệt đối với những người đã tổ chức buổi quan sát nhật thực tập trung cho cộng đồng tại Hà Nội và các địa phương khác.
    Để bạn đọc hiểu rõ hơn chúng tôi xin tường thuật lại diễn biến nhật thực, và phân tích những sai lệch trong bài báo. Các bạn nếu hôm 22/7 không xem được nhật thực có thể xem tường thuật và hình ảnh nhật thực tại các báo để nắm được diễn biến: Vnexpress, Dân Trí
    Ảnh diễn biến của các thành viên vietastro chụp tại Hà Nội: Thành viên lover_4ever, pvloc90, khanhhn
    Theo thông tin của ông Nguyễn Đức Phường(Hội Thiên văn - Vũ Trụ Việt Nam) công bố trên báo Dân Trí, "ở Hà Nội chúng ta quan sát được tỷ lệ che khuất cực đại là 67,5% lúc 8 giờ 11 phút 50 giây. Thời điểm xảy ra nhật thực một phần ở Hà Nội lúc 7 giờ 6 phút 34 giây và kết thúc lúc 9 giờ 26 phút 10 giây".
    Thực tế theo thông tin báo chí và từ các thành viên vietastro tại Hà Nội, nhật thực sáng ngày 22/7 đã diễn ra chính xác như thông tin trên. Tuy giai đoạn đầu Mặt Trời bị mây che nhiều nhưng đến khoảng 7h20'''' là đã có thể thấy nhật thực rõ ràng tại Hà Nội, và thời gian cực đại cũng diễn ra vào 8h11 phút, với độ che phủ đánh giá chủ quan bằng mắt khoảng 60-70%
    [​IMG]
    Ảnh chụp nhật thực vào lúc 8h18 phút của Hội Thiên văn - Vũ Trụ Việt Nam, tuy đã qua giai đoạn cực đại như vẫn khuyết hơn 50%.
    Chúng ta có thể so sánh thực tế không khác biệt gì với với ảnh mô phỏng cực đại tại Hà Nội trên trang web thông tin về nhật thực của HM Nautical Almanac Office (Anh quốc) http://www.eclipse.org.uk là 67.54%.
    [​IMG]
    Những ai theo dõi nhật thực ngày 22/7, chắc hẳn cũng sẽ như chúng tôi, đánh giá những phát ngôn của ông Đặng Vũ Tuấn Sơn nếu không bị báo Tiền Phong trích dẫn nhầm thì thật sự là bịa đặt.
    Từ những thông tin sai lệch trên mà báo Tiền Phong đưa ra quan điểm các nhà thiên văn Việt Nam đã "tính toán kém hay lười" thì quá hồ đồ.
    Về thông tin của ông Trần Tiến Bình về tính toán độ che phủ của nhật thực là 73%, chúng tôi xin không bình luận về độ chính xác vì thực thế sự sai lệch chút ít có thể có khi tính toán làm tròn hoặc lựa chọn các thông số kinh độ vĩ độ khác nhau. Ngày nay việc tính toán thời gian diễn ra nhật thực do các máy tính tính toán và được các NASA và các tổ chức thiên văn uy tín khác công bố trên website của họ chính xác đến từng giây. Độ che phủ cực đại ở Hà Nội từ khác nguồn này đều là khoảng 67%.
    Thông tin khác về nhật thực 1/8/2008 cũng do ông Bình cung cấp để chứng minh sự tính toán sai của Hội Thiên Văn- Vũ Trụ Việt Nam. Chúng tôi đã thử tìm lại các bài báo cũ nhưng không tìm thấy bài báo nào cho thấy Hội TV-VT cung cấp thông tin nhật thực ở Việt Nam bắt đầu từ 15 giờ 6 phút. Chúng tôi chỉ tìm thấy bài viết này trên báo Lao động dẫn bài từ báo Thanh Niên phỏng vấn ông Nguyễn Đức Phường (Hội TV-VT) (Chúng tôi không tìm thấy bài gốc trên báo Thanh Niên)
    [​IMG]
    Chúng tôi hiểu là ông Phường đang cung cấp thời gian nhật thực diễn ra và kết thúc của cả quá trình nhật thực diễn ra trên thế giới. Như theo tài liệu của NASA là vào ngày 1/8/2008 nhật thực bắt đầu vào: 15h4'''' cực đại vào 17h21'''' và kết thúc vào 19h38''''. Thiếu sót của bài báo là không nói rõ ở Việt Nam nhật thực diễn ra vào lúc nào đó chính là thời điểm 17h47 phút như ông Bình cung cấp. Theo đánh giá của chúng tôi ông Bình đã hiểu lầm thời điểm bắt đầu diễn ra nhật thực với thời điểm bắt đầu quan sát được nhật thực ở Việt Nam, và nếu như ông kiểm tra lại như chúng tôi thì đã không có nhận định sai về công bố của Hội TV-VT Việt Nam.
    [​IMG]
    Trích báo Tiền Phong Online
    Báo Tiền Phong cần đính chính
    Với những dẫn chứng như trên không thể qui kết các nhà thiên văn Việt Nam đã "tính toán kém hay lười" có chăng chính phóng viên báo Tiền Phong đã "lười" trong việc đối chiếu kiểm tính xác thực của các nguồn tin.
    Chúng tôi xin mượn lời của ông Đặng Vũ Tuấn Sơn để kết thúc bài phản biện này nhắn gửi đến chính ông Sơn và ban biên tập báo Tiền Phong: "Mọi người cần có trách nhiệm hơn về những dự báo của mình" để tránh những người trực tiếp xem nhật thực hôm đó đọc được bài báo này "bị một phen hụt hẫng". Hai tuần qua chúng tôi và rất nhiều người yêu thiên văn, những người đã quan tâm và tận mắt chứng kiến nhật thực hôm 22/7/2009 vẫn chờ đợi sự đính chính phản hồi từ báo Tiền Phong Online.
    Nguyễn Anh Tuấn
    Chủ nhiệm CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP.HCM - HAAC
  9. SSX109

    SSX109 Guest

    Đọc báo ta coi chừng bị thuốc-Đọc báo Tây cũng coi chừng bị thuốc
    Báo ta thì lởm rồi, ví dụ mới đây vitfo có bài: Khủng hoảng tài chính không cản bước thăm dò không gian trong mục Khoa Học > Vũ Trụ
    Theo các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, gần đây Cơ quan hàng không quốc gia Mỹ đã có một bước tiến quan trọng trong lò phản ứng hạt nhân mới. Lò phản ứng này chỉ có kích cỡ của một chiếc thùng rác, sẽ cung cấp năng lượng cho nhân loại trên Mặt Trăng và sao Hỏa.
    Ơ hay nhỉ cả nhân loại đang ở quả đất, chắc tác giả nói đến thì tương lai, nhân loại rủ nhau lên mặt trăng ở cả, không biết tại sao cái to bằng thùng rác lại cung cấp đủ năng lượng cho nhân loại. Tác giả nhầm nhân loại với 1 số người nào đấy chăng.
    Đó chỉ là lỗi dịch thuật do thiếu sót. Đọc báo ta là vậy, còn báo tây thì sao?
    Đây là một ví dụ đơn giản dễ hiểu.
    Chúng ta biết rằng giữa trái đất và mặt trăng có một điểm gọi là điểm trung hòa, tại đó lực hút của trái đất cân bằng với mặt trăng, do đó nếu có một vật thể đứng yên tại điểm đó, nó sẽ ở trạng thái cân bằng. Giữa trái đất và mặt trời cũng có 1 điểm tương tự như vậy. Có thể dễ dàng tính được điểm đó cách mặt trăng bao xa theo công thức hấp dẫn của Newton chẳng hạn. Một bài tập tính điểm trung hòa là cách để cho các em học sinh phổ thông thêm lòng yêu thiên văn học.
    Năm 1960, trước khi có Apollo, Encyclopedia Britannica nói rằng điểm trung hòa cách mặt trăng 20,520 dặm. Trái đất có trọng lực gấp 6 lần mặt trăng, điểm trung hòa sẽ ở đâu đó cách bề mặt mặt trăng 22,078 đến 25,193 dặm.
    Chuyến bay Apollo-11 năm 1969, các phi hành gia thông báo họ đang bay qua điểm trung hòa, cách mặt trăng 43,495 dặm, nghĩa là đã bay xa khỏi trái đất 200,000 dặm! Điều này được tạp chí "Time Magazine" số tháng 7 năm 1969 trích dẫn và sách "History of Rocketry & Space Travel" của tác giả Wernher von Braun (ông trùm tên lửa phát-xit Đức làm việc cho NASA) và Frederick I. đăng lại.
    Vậy ai sai, cái gì sai?
    Rõ ràng 43,495 dặm là sai, sai bét nhè vì nếu như thế, mặt trăng phải có sức hút bằng hơn 65% trái đất và như vậy tên lửa NASA phải tốn nhiều nhiên liệu hơn, khó khăn hơn để đến mặt trăng và trở về. Trọng lực mặt trăng không hợp với điểm trung hòa của NASA!
    Tại sao NASA sai một cách thô thiển như vậy là điều đáng để suy ngẫm. Nhưng chuyện hài hước chưa phải đã hết. Năm 1973, đến lượt Encyclopedia Britannica sửa sai. lần này họ nói điểm trung hòa cách mặt trăng 39,000 dặm.
    Cái gọi là "điểm trung hòa" này chỉ tồn tại trên lý thuyết, nó đúng cho mô hình tĩnh và không có giá trị gì trong thực tế. Thực tế, nếu Apollo 11 đã bay đến đây, các phi hành gia cũng chẳng có 1 phút ngơi nghỉ nào cả, tên lửa vẫn đang phải vận hành tăng tốc để vào quĩ đạo mặt trăng. Vì lúc đó, Apollo chưa thể là vệ tinh của mặt trăng.
    Nhà thiên văn học Mỹ, ông George William Hill tính toán rằng, mỗi thiên thể tạo ra một trường hấp dẫn trội hơn thiên thể khác ở xa nó và cái trường trội đó là một khoảng bán kính cầu được đặt tên ông gọi là Hill sphere. Mặt trăng hiển nhiên nằm trong Hill Sphere của trái đất nên nó là vệ tinh của trái đất chứ không phải của mặt trời. Đối với mặt trăng, Hill Sphere là 37,290 dặm.
    Cách tính của ông Hill gần với thực tế hơn vì tính đến cả trạng thái động của vệ tinh. Tuyên bố Apollo đi qua điểm trung hòa 43,495 dặm chẳng đúng với bất cứ cách tính nào. Liệu đó có phải là một cách nói bừa chỉ để chứng tỏ rằng "chúng tôi đã đi qua đây"? Thật đáng tiếc là trùm tên lửa vũ trụ von Braun lại đứng tên quyển sách tai tiếng này.
    Nhưng dù sao cũng có chút an ủi, tạp chí "Time Magazine", cuốn sách "History of Rocketry & Space Travel" và cả Encyclopedia Britannica chẳng phải là những sách báo khoa học, chúng là văn chương tuyên truyền của NASA, còn sách báo khoa học thì không ai đăng những con số kiểu này. Thật may, các nhà thiên văn học nghiêm túc, kể cả nghiệp dư, không mấy ai đọc văn chương.
    [​IMG]
    Được SSX109 sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 23/08/2009
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hốc đen , lỗ đen hay hố đen?
    Các bác xem:
    Khoa học-Công nghệ


    Chủ Nhật, 08/11/2009, 10:07
    Tạo ra hốc đen vũ trụ trong phòng thí nghiệm
    TP - Hai nhà khoa học Trung Quốc thông báo họ vừa tạo ra một hốc đen vũ trụ trong phòng thí nghiệm, có khả năng hút các hạt photon ánh sáng.
    link:
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=176901&ChannelID=46
    Khi đọc và dịch các bài về TVH, tôi thường thấy có 2 cụm từ để chỉ Black Hole là Hố đen và Lỗ đen (bản thân tôi vẫn dùng từ hố đen). Nay báo TP sáng tạo thêm Hốc Đen (không biết đã ai đọc thấy ở đâu chưa?).
    Theo tôi từ Hốc Đen là chưa được chỉnh lắm bởi vì có thể bị lẫn với một khái niệm khác trong thiên văn học là khoảng không trống rống (gap).

Chia sẻ trang này