1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo Việt Nam coi chừng bị thuốc

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 17/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sarah_as_Dagger

    Sarah_as_Dagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh đã trả lời ạ :) Em sẽ tìm hiểu sâu hơn nếu có thời gian ^^ giờ nghe giải thích thế thì đã tạm hiểu ạ
    Lạc đề: nhã ý gì đâu ạ, ý em chỉ muốn nói là bên đó nhất định ko nhận sai dù đã được chỉ Còn thì em bị ban nick ở VACA rồi còn đâu :|
  2. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Ôi lâu lắm rồi mới thấy cô bé này post bài trở lại.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nhật thực chiều nay, trong khi các báo khác tìm thông tin từ các nhà thiên văn học, thì vnexpress không cần vì đã có "chiên da" thiên văn giỏi hơn.
    Sáng đến giờ anh em quan tâm gọi điện hỏi mà muốn phát khùng, dẫu là chiều nay mây nhiều chắc chẳng thấy gì.
    Theo chuyên gia xin của NASA, và Hội Thiên Văn VN ở HN nhật thực bắt đầu diễn ra lúc 17:48 khi đó mặt trời còn cao khoảng 10 độ, nếu không có mây nhiều che lấp mặt trời thì vẫn còn quan sát được nếu có hướng tây quang đãng.
    Nhưng "chiên da" của vnexpress thì phán 1 câu "Hà Nội nhật thực diễn ra vào khoảng 18h17 đến 20h, lúc đó mặt trời đã lặn"
    [​IMG]
    Bảng thời gian tại các vùng ở VN
    [​IMG]
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mảng tin khoa học của vnexpress khá mạnh, nhưng không hiểu vì sao các sự kiện thiên văn sẽ diễn ra ở VN thì lại viết bài rất chậm, khá bị động và có những sai sót không thể chấp nhận được.
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/08/3BA0567A/
    ----------------
    Chiều tối nay có mưa sao băng lớn nhất trong năm
    Mưa sao băng là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Ảnh: T-tutorials.com.
    Chỉ cần trời quang đãng và nhìn về hướng đông, người dân Việt Nam có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng đẹp và lớn nhất trong năm, kéo dài từ 18 đến 19 giờ.
    Hàng năm vào thời điểm này, Trái đất bay xuyên qua quỹ đạo của một sao chổi có tên Swift-Tuttle, và kết quả là một màn trình diễn thú vị trên bầu trời có tên gọi mưa sao băng Perseid.
    Theo một chuyên gia của Viện Vật lý, mưa sao băng Perseid xảy ra từ 17 tháng 7 đến 24 tháng 8 năm 2008. Hiện tượng này được dự đoán đạt cực đại vào ngày 12 tháng 8, chính xác vào khoảng 11 giờ GMT (tức khoảng 18 giờ ở Việt Nam). Thời gian quan sát rất tốt hiện tượng sao băng kéo dài khoảng 1 giờ, tức là từ 18 đến 19 giờ chiều tối nay.
    Trong thời gian đó, bạn có thể nhìn thấy khoảng 60 đến 100 vệt sáng chói trong hơn 1 giờ. Chúng ta có thể quan sát được tất cả từ bên này sang bên kia của bầu trời, nhưng bởi vì đường bay của quỹ đạo Trái đất nên chỉ ở bắc bán cầu mới quan sát được.
    Theo các nhà thiên văn học, đây là trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm. Trung bình, mỗi năm có tới 10 trận mưa sao băng xuất hiện trên toàn thế giới vào các ngày khác như mồng 1 - 4/5; ngày 19-23/4; ngày 1 - 6/5; ngày 9 - 11/10...
    Minh Thùy
    ------------------------------------
    Với thời gian như trên thì ngắm cái gì hỡi vnexpress.
    Bài này lại cùng tác giả với bài nhật thực ở trên.
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    + Qua (1), có thể thấy tác giả không có kinh nghiệm quan sát bầu trời
    + (2) Câu này không đúng và rất buồn cười, cũng chẳng hiểu tại sao tác giả lại viết câu này
    + (3) Nhìn thứ tự thì thấy rằng tác giả đang liệt kê 1 số trận mưa sao băng tiêu biểu theo thứ tự các tháng trong năm, tuy nhiên, tôi đoán là do "dịch ẩu" nên viết trận đầu tiên là "mồng 1 - 4/5". Có vẻ đây là trận Quadrantids đầu tháng 1, nhưng do đọc tài liệu tiếng nước ngoài họ ghi ngày theo thứ tự tháng trước ngày sau nên đã viết nhầm "mùng 4 - mùng 5" tháng 1 thành "mùng 1 đến mùng 4 tháng 5". Tuy nhiên, tôi cũng chỉ đoán vậy thôi, vì tác giả chẳng ghi là tham khảo tài liệu nào nên không thể kiểm tra được.
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1


    Giờ mới thấy viết bài cho báo đòi hỏi phải cẩn thận như thế nào.
    Tôi vừa mắc phải một sai lầm đáng tiếc, bài viết cho báo Tuổi trẻ đã lẩn thẫn khi chuyển đổi giờ từ UT sang giờ VN. Mặc dù sau đó vài tiếng đã phát hiện và chỉnh sửa ngay nhưng không kịp với tốc độ copy paste của báo mạng VN.
    Bài trên tuổi trẻ đã chỉnh lại
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=273442&ChannelID=17
    Một số báo mạng lấy bài của tuổi trẻ đã bị nhầm ở thời gian
    - 2g23, Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất. Nguyệt thực bán dạ bắt đầu, chuyển biến này rất khó nhận biết bằng mắt, tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ thấy màu sắc của Mặt trăng hơi tối.
    Đúng là 1g23
    - 3g35, Mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Nguyệt thực một phần bắt đầu, góc bị che sẽ chuyển sang màu sẫm đỏ.
    Đúng là 2g35


    được fairydream sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 14/08/2008
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vnexpress dịch tin khoa học thì hay (hay hơn các báo khác) nhưng tự viết tin thì lại quá yếu
    Lại là Minh Thùy
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/08/3BA058A6/
    Vẫn là "Theo một chuyên gia của Viện Vật Lý" may là không nêu tên người được tham khảo chứ như thế này thì lại mang tiếng cho người được hỏi.
    "Hiện tượng này bắt đầu lúc khoảng 1 giờ 25 và kết thúc lúc 5 giờ 44 phút."
    Thời gian thì đúng nhưng lại không hợp lý khi nói khởi đầu và kết thúc như trên
    1g25 (hay 1g23 theo số liệu NASA) là bắt đầu nguyệt thực bán dạ, sẽ rất khó để nhận biết chuyển biết của trăng, đến 2g35 thì trăng mới bắt đầu đi vào vùng tối lúc này mới là lúc nên bắt đầu quan sát. 5g44 phút thì trăng ra khỏi vùng tối. Đến 6g57'' thì kết thúc nguyệt thực.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hành tinh tí hon
    http://www.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2008/7/6/261315.tno
    Cập nhật cách đây 5 giờ 2 phút
    Tạ Xuân Quan
    Uwe Keller, nhân viên phụ trách camera quan sát của Cơ quan quản trị không gian châu Âu - ESA cho biết đã phát hiện được những hành tinh bé tí trong Thái dương hệ.
    Những khối vật chất này có tên gọi là Rosetta, trông như viên kim cương trên bầu trời, có đường kính từ 2 - 5 km. Người phát ngôn của ESA nói: "Hành tinh thì nhỏ nhưng cung cấp lượng kiến thức khoa học thực sự lớn". Có thể xem chi tiết tại http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_pictures/7602214.stm.
    Tạ Xuân Quan
    -------------------------------------------
    Dịch ẩu tả vô cùng. Tiểu hành tinh (Asteroid) dịch là "hành tinh tí hon" cũng có thể được, nhưng nhầm tên của tàu Rosetta thành tên của tiểu hành tinh Steins thì chắc người dịch mắt nhắm mắt mở
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Qua bài báo này (nếu có thể gọi như vậy) thì cái ông TẠ XUÂN QUAN này trình quá kém cả về tiếng Anh lẫn TVH. Hoặc giả ông này vừa đi nhậu về say bí tỷ nhưng vẫn cố gõ 1 bài cho nó đủ số lượng . Mang tiếng báo TNO quá.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hầm va đập hạt nhân hỏng máy biến thế
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=137508&ChannelID=46
    Phòng thí nghiệm va đập hạt nhân ngầm lớn (Large Hadron Collider) được đưa vào hoạt động từ hôm 10/9 khi lần đầu tiên các nhà vật lý cho thí nghiệm bắn chùm protons vào trong đường hầm ngầm dài đặt các máy gia tốc hạt theo chiều ngược kim đồng hồ tương đương tốc độ ánh sáng bằng một thiết bị làm cho chùm protons chụm vào nhau chặt chẽ. Sau đó, các nhà khoa học lại bắn những chùm proton khác theo chiều ngược lại cũng được các máy gia tốc hạt đẩy đi với tốc độ ánh sáng để các hạt nhân va đập vào nhau ở tốc độ cao gấp hai lần tốc độ ánh sáng
    Đ.P
    ---------------------
    Làm gì có tốc độ gấp 2 lần tốc độ ánh sáng hỡi anh Đ.P báo tiền phong. Mình không google được link gốc của bài này nên không rõ ở đây phải đúng là như thế nào nữa ??!!!

Chia sẻ trang này