1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc báo Việt Nam coi chừng bị thuốc

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 17/12/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Lại thuốc nữa này:
    Báo TTO:
    Vụ nổ khủng khiếp trong vũ trụ

    22/09/2008 17:59

    Kính viễn vọng không gian Swift đã phát hiện một vụ bùng phát tia gamma kỷ lục tại một vị trí cách trái đất 12,8 tỉ năm ánh sáng. Những tia chớp sáng dữ dội với nguồn năng lượng cực cao và bức xạ khủng khiếp đã được ghi nhận. Vụ nổ này được mệnh danh là GRB 080913 mà nguyên gốc là sự vỡ tung của một ngôi sao khổng lồ.
    Địa điểm xảy ra vụ nổ được xác định là tại chòm sao Eridanus. Vụ nổ được ghi nhận vào trung tuần tháng 9.2008 tại trái đất, có nghĩa là nó đã được Swift dò được vào năm 2005 và 3 năm sau mới chuyển đến trạm nhận tin trên mặt đất.
    . (Theo BBC)
    Theo TTO thì khoảng cách từ Swift tới Trái đất là 3 năm ánh sáng . Hoặc Swift phải ngâm dữ liệu 3 năm sau mới chuyển, híc.
    Bản gốc:
    '' Because light moves at finite speed, looking farther into the Universe means looking back in time. The distance this flash has had to travel means Swift is seeing the event less than 825 million years after the Universe came into being; and some 70 million years further back in time than the previous record holder, a burst detected in 2005.''
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Không biết hay cố tình bịa đặt
    link: http://www.baodatviet.vn/Home/Nhung-con-mat-trong-khong-gian/200810/17337.datviet
    Trích:
    - Chandra
    [​IMG]
    Mang tên một người hùng trong truyện thần thoại, kính thiên văn tia X Chandra giúp con người chiêm ngưỡng những vụ nổ của sao siêu lớn với những hình ảnh rực rỡ đầy màu sắc. Trong số đó, có những hình ảnh chỉ còn là dấu vết của những ngôi sao cách đây 340 năm. Các nhà thiên văn học cho rằng, các vụ nổ sao siêu mới là nguồn phát ra các tia vũ trụ có năng lượng cao đang ngày đêm "oanh tạc" trái đất.

    Người viết đã gọi người khám phá ra giới hạn để một vật thể suy sụp thành hố đen là "người hùng trong truyện thần thoại" các bác ạ! Khổ thân ngài Chandrasekhar quá, không biết đó là thần thoại nước nào vậy ta?
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đúng là cái anh nhà báo này ko hề biết gì về nhà vật lý thiên văn học gốc Ấn Chandraekhar. Có lẽ anh ta chỉ đọc qua trang WIKI về nhân vật Chandra nào đó trong thần thoại Ấn độ và gán luôn cho kính Chandra tia X.
    Link : http://en.wikipedia.org/wiki/Chandra
    Nhân tiện báo cáo các bác là Tiền phong online đã sửa phần vận tốc bằng 2 lần vt ánh sáng rồi .
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cũng trong bài báo này tôi tìm được 2 lỗi nữa :
    ====
    ?oCó nhiệm vụ dò tìm các nguồn nhiệt biến thiên nhỏ, WMAP đã phát hiện ra dấu vết bức xạ được phát ra từ vụ nổ Bigbang cách đây 380.000 năm.?
    Viết như thế này, chẳng lẽ tác giả nghĩ rằng Bigbang xảy ra cách đây 380 nghìn năm?
    Chính xác thì phải là ?osau vụ nổ Bigbang 380000 năm?
    Các bạn quan tâm có thể tra cứu chéo thông tin trên tại:
    http://www.space.com/scienceastronomy/map_mission_basics_030211.html
    *
    * *​
    Một lỗi nữa là đoạn ghi chú dưới bức ảnh kính Chandra mà các bạn đã trích lại bên trên. Trong bài báo, đoạn ghi chú là : ?oKÍnh thiên Chandra và hình ảnh về các vụ nổ sao siêu lớn.?
    Chính xác thì trong bức ảnh này, cái nền phía sau kính thiên văn Chandra là một tinh vân phát xạ, hoàn toàn không phải là tàn tích của một hay nhiều vụ nổ sao siêu lớn.
    Theo tôi nhận thấy thì đó là vùng tạo sao kiểu HII NGC-604 trong thiên hà M-33. Bức ảnh NGC-604 này được kính Hubble chụp. Khi sử dụng nó làm nền cho bức ảnh, họa sĩ đã có 1 số xử lý (như đổi chiều trái-phải của bức ảnh, ...)
    [​IMG]
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vnexpress ơi là vnexpress.
    -----------------------------------------
    Chiều hôm qua theo một số bạn ở HN thì nhìn thấy một vệt sáng vào lúc 17h có thể là một sao băng rất to. Nhiều người đã hỏi mình nên có thể đây là tin chính xác. Dạo này có vẻ thỉnh thoảng có nhiều sao băng lớn như anh em trong TP.HCM đã thấy vào 13/10 vừa qua http://www.vietastro.org/forum/showthread.php?t=1824
    Còn đây là bài của vnexpress
    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/10/3BA07B3A/
    -----

    Chiều 22/10, chị Thoa cùng đồng nghiệp làm việc ở tầng 12, khu đô thị Nam Trung Yên lần đầu tiên được chứng kiến mưa sao băng trên bầu trời. Nhiều người dân ở Hà Nội cũng được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.
    Anh Hoàng, một người dân ở Giáp Bát, cho biết thời điểm anh nhìn thấy mưa sao băng vào khoảng 17h ngày 22/10.
    Theo một chuyên gia thiên văn, mưa sao băng là các hạt băng, đá, bụi nhỏ (tàn dư của sao chổi Halley) tích tụ tạo thành những đám mây bụi. Khi quỹ đạo trái đất đi qua vệt bụi này, các mảnh vật chất nhỏ bốc cháy trong bầu khí quyển, tạo ra những vệt sáng dài (mưa sao băng). Nhìn lên trời, trông các vệt sao băng dường như phát ra từ một chòm sao, và chúng thường được đặt tên theo chòm sao đó.
    Trận mưa sao băng ngày 21-22/10 xảy ra ở gần chòm sao Orionids, và ban đêm là thời điểm xem thích hợp nhất.
    "Theo quan sát, đêm 21/10, mỗi giờ có 5-6 sao băng nhưng thấp hơn nhiều so với dự đoán của các nhà khoa học", chuyên gia nói trên cho biết thêm.
    Cũng theo ông, trong năm nay có nhiều trận mưa sao băng và ngày 21-22/10 không phải là đợt mưa sao băng đẹp nhất. "Thông thường, ngày 14-18/11 sẽ có trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm, từ chòm sao Leonids (Sư tử)".
    [​IMG]
    Hình ảnh mưa sao băng chụp được tại Hà Nội ngày 29/7. Ảnh: Photobucket.
    Trước đó, ngày 12/8 cũng xuất hiện mưa sao băng Perseids, một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm.
    Trong thời gian tới, sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng: South Taurids (cao điểm ngày 6/11), North Taurids (11-12/11), Leonids (14-18/11), Geminids (14/12) và Ursids (22-23/12).
    Mưa sao băng hầu như xuất hiện vào những thời điểm giống nhau trong một năm. Nguyên nhân do các hạt bụi vũ trụ phân bố theo quỹ đạo hình elip và quay quanh Mặt Trời theo chu kì nhất định. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của một đám bụi vũ trụ nào đó thì it nhất mỗi năm vào đúng thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ một lần xuyên qua lớp bụi vũ trụ đó và xảy ra hiện tượng mưa sao băng trong thời gian đó.
    -------------------
    Không có mưa sao băng từ 17h chỉ có 1 cái duy nhất vào lúc đó. Thời gian cuối tháng 10 này đang là cực điểm của mưa sao băng Orionids nhưng dân thiên văn trên thế giới không mặn mà lắm vì Orionids là trận mưa sao trung bình và lúc này đang là trăng cuối tháng trăng mọc sau nửa đêm là thời điểm chòm Orion mọc lên cao.
    Mảng tin khoa học và riêng với thiên văn theo đáng giá của tôi vnexpress khá tốt so với các báo khác ở các bài dịch.
    Nhưng với các tin tức sự kiện thiên văn tự viết thì đặc biệt yếu (các bạn đọc lại các bài trước), bài này thì cực kì và tào lao bí đao . Tôi dùng từ tào lao vì trong bài này vnexpress chấp nhận lấy một cái ảnh tào lao ở đâu để minh họa cho bài viết của mình. Nhìn qua cũng biết ảnh này là ảnh ghép và người tạo ra nó chư bao giờ nhìn thấy mưa sao băng: không thể có đồng loạt các sao băng cùng bay về một hướng như vậy được, trừ trong phim hoạt hình.
    Ảnh này là ảnh trên một diễn đàn, và người tạo ra nó có lẽ cũng muốn đùa vui với bạn bè nên cũng không chú trọng Kĩ thuật photoshop, các bạn chú ý sao băng bay qua cọng dây điện
    http://www.thptchonthanh.com.vn/diendan/index.php?topic=1119.0
    [​IMG]
    (Đã góp ý cho vnexpress không biết họ có sửa ko)
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Không biết là báo đã sửa bài hay bạn Fairry copy nhầm :
    Bài gốc : [blue]''Chiều 22/10, chị Thoa cùng đồng nghiệp làm việc ở tầng 12, khu đô thị Nam Trung Yên lần đầu tiên được chứng kiến sao băng trên bầu trời. Nhiều người dân ở Hà Nội cũng được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.''
    Ăn nhau là chỗ vàng vàng.
    Còn bức ảnh, quả là đẹp, thực tình tôi cũng ko rõ là họ có chỉnh sửa gì ko nữa. Nhưng những vệt sao băng có thể vẫn gần // với nhau, nhât là vơi những sao băng lớn, khi đó 1 mảnh ớn có thể vỡ làm vài mảnh nhỏ hơn, cùng bay theo 1 hướng. Bài báo đã nói đó là mưa sao băng hôm 29/7 chứ ko mạo nhận là hôm 22/10.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    @ Bác Thohry vnexpress.net đã sửa rồi, vì ngoài email của tôi cùng lúc đó có vài bạn trong HAAC cũng email đến nữa.
    Ảnh này là xạo 100% vì ngày 29/7 thời điểm mưa sao băng Aquariuds như thế nào thì mọi người đều biết, trời mây toàn tập.
    Ngoài yếu tố phi lý về hướng bay, thì muốn chụp được vệt của sao băng phải để độ phơi sáng của máy ảnh khoảng vài giây. Với điều kiện ánh sáng như trong hình sẽ phải bị cháy sáng.
    Ảnh ghép 100% và người làm ra nó cũng chẳng muốn tỉ mỉ làm y như thật, nhìn sao băng bay qua sợi dây điện mà xem
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hôm 29/7, trời mưa? ở đâu mưa? không lẽ mưa trên toàn quả đất? Chúng ta còn chưa biết họ chụp ở chỗ nào kia mà.
    Hình ảnh dây điện hoàn toàn có thể là như vậy, đó là 1 hiện tượng vật lý về tính chất sóng của ánh sáng.
    Ý tôi là để phán bức ảnh đó là giả mạo, chúng ta chưa đủ chứng cứ. Có thể diễn đàn nọ đã copy ở một nguồn khác, và biết đâu người chụp bức ảnh này hoàn toàn có đủ đồ nghề, dụng cụ và kinh nghiệm để thực hiện được một công việc như vậy.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    @Thohry
    Hình chụp ở đâu thì chụp nhưng 100% là không phải ở VN, lại càng không phải ở HN. Mỗi lần mưa sao băng tôi đều hỏi kết quả ở các trạm quan sát ở hầu hết các vùng ở VN.
    Bác nên xem thêm kĩ thuật nhiếp ảnh, kĩ thuật photoshop
    Ảnh trên không có thông số vì đã được xử lý qua Photoshop Cs2 thể hiện trong properties của nó.
    Không dám nhận là chuyên gia, nhưng những người đã và đang theo đuổi chụp ảnh thiên văn thì nhìn qua là biết là ảnh xạo. Chế độ phơi sáng như thế nào thì mới có thể chụp được sao băng kéo vệt.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Quả thực tôi không nhớ là đêm 29/7 có mưa ở HN không nữa vì đâu có thức xem trận này. Bạn có thông số về thời tiết ở HN đêm đó không?
    Chế độ phơi sáng, theo tôi biết, nếu chụp đêm người ta còn để phơi sáng khá lâu mà không sợ cháy phim hay sensor nhận sáng.

Chia sẻ trang này