1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc cổ văn song ngữ

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi NhatLang, 15/11/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Đọc cổ văn song ngữ

    Vô thuờng chính là lẽ thường trong tự nhiên. Có sinh tất có diệt, có thịnh tất đến lúc suy, có hợp tất có tan. Đấy là lẽ tự nhiên mà các nhà nghiên cứu lịch sử thường hay mượn lời nhà Phật nói đến. Không một quốc gia nào, một dân tộc nào, từ Đông sang Tây có thể đi ra khỏi quy luật này. Và nó đi từ lịch sử sang văn học. Tại Nhật Bản có một kiệt tác cổ điển nói lên sự vô thường bất định này, đó là Heike Monogatari, truyện nhà họ Taira.

    Lịch sử : Vào thời Heian, họ Fujiwara chuyên quyền nắm hết mọi việc triều chính nên Thiên Hoàng chỉ là cái tên tượng trưng. Vào nửa sau thế kỷ 11 quyền lực của nhà Fujiwara bắt đầu suy yếu và khắp nơi trong nước Nhật nổi lên một tầng lớp mới, đó là Võ Sĩ. Họ là những người nông dân dùng vũ lực nổi lên chống lại những thuế khóa và điều lực vô lý mà triều đình do họ Fujiwara điều khiển đặt ra. Họ cũng tập trung lưc lượng lại với nhau thành những Bushi dan (Võ sĩ đoàn) mà trung tâm là các tộc võ sĩ mạnh nhất để chống giặc cướp. Thời bấy giờ có 2 Bushidan mạnh nhất là của họ Taira (Heishi) và Minamoto (Genji). Lúc bấy giờ Thiên Hoàng chủ động nhường ngôi sớm giữ chức Thượng Hoàng (Joko) nhưng thực tế lại nắm hết quyền lực của triều đình nhằm chi phôi quyền lực của họ Fujiwara.
    Sang đến nửa thế kỉ 12, xung đột của Thượng Hoàng với Thiên Hoàng và họ Fujiwara lên đến cực điểm làm phát sinh cuộc loạn Hougen (Heiji no ran 1156~1159) lôi kéo 2 lực lượng Taira và Minamoto vào cuộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tầng lớp võ sĩ tham gia vào một chính biến và cũng bất đầu từ đây lịch sử Nhật Bản thay đổi với vai trò của võ sĩ.
    Trong cuộc loạn này họ Taira chiến thắng họ Minamoto và Thượng Hoàng. Taira Kiyomori thay thế họ Fujiwara và Thượng Hoàng nắm quyền nhiếp chính.
    Cả họ Taira bỗng chốc trở thành quý tộc quyền cao chức trọng, lộng hành chuyên quyền còn hơn cả họ Fujiwara khi trước. Lúc bấy giờ trong dân gian có lưu truyền câu nói :

    " Heike ni arazunba, heimin ni arazu"

    Tức là người trong thiên hạ, nếu không phải họ Taira thì không phải là con người.
    Chính sách bàn tay sắt của Taira Kiyomori gây nhiều bất bình trong dân chúng và Pháp Hoàng Goshirakawa đã kêu gọi các lực lượng võ sĩ trước đây trong đó có họ Minamoto bại trận nổi lên đánh đổ nhà Taira. Trong cuộc chiến này Minamoto Yoritomo, tộc trưởng nhà Genji và người em trai Yo****sune, em họ Yoshi Naka đã chiến thắng Kiyomori. Công đầu thuộc về Yo****sune khi chiến thắng họ Taira trong một cuộc chiến quyết định tại vịnh Dan no Ura. Minamoto Yoritomo trở thành Tướng Quân ( Sei-i Tai shougun ) đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, lập nên chế độ Mạc Phủ Kamakura.

    Văn Học :

    Chiến thắng của họ Genji và sự đổ vỡ của họ Heishi đã gây cho dân chúng những tình cảm mạnh mẽ. Họ vốn đã sống trong chiến loạn một thời gian dài nên nhìn sự đời rất gần với con mắt của nhà Phật, hết thịnh đến suy, hết hợp đến tan. Trong cuộc chiến này nổi lên vai trò của Minamoto Yo****sune, nguời anh hùng dân tộc trong lòng người dân Nhật. Ông được tôn xưng là Xá Na Vương (Shana Ou) bởi tài trí mưu lược hơn người cũng như võ nghệ bạt quần. Yo****sune có lẽ là một trong những nhà quân sự tài ba nhất trong lịch sử loài người. Không có ông thì chưa chắc họ Minamoto chiến thắng. Nhưng nét hấp dẫn của Yo****sune đối với dân chúng nằm ở chỗ số phận của ông. Là người tài ba lỗi lạc, hiền lành tận tụy nhưng lại chịu số phận khắc nghiệt, bị người anh trai Yoritomo sau chiến thắng dồn vào chỗ chết. Kiểu nhân vật như Yo****sune đã trở thành hình tượng đuợc dân chúng rất quý mến, như những bông hoa Sakura tuy đẹp nhưng mỏng manh, chóng rụng nhưng khi rụng vẫn giữ nguyên hương sắc. Yo****sune là kiểu võ sĩ điển hình trong lòng người Nhật. Ông trở thành đề tài cho rất nhiều loại hình nghệ thuật như tiểu thuyết, thơ ca, kịch nói, múa rối, .... và trong thời hiện đại là Manga, Anime hay game. Đề tài cho Taiga Drama trong năm 2005 của đài truyền hình NHK là Yo****sune và bộ phim đã gây lại được làn sóng yêu thích Yo****sune tại Nhật.


    Văn học thời Kamakura phản ánh chân thực các cuộc chiến của tầng lớp võ sĩ với sự ra đời của thể loại Gunki mono chuyên miêu tả các hoạt động chiến tranh của võ sĩ. Trong số đó, nổi bật hơn cả là Heike Monogatari, (Truyện nhà Heike ) một tác phẩm khuyết danh được thể hiện dưới hình thức thơ và văn xuôi. Nó nói lên thế giới quan vô thường được mất trong nháy mắt của nhà Phật.
    Heike Monogatari ban đầu được các nhà sư mù chơi đàn Biwa (Biwa houshi) đi lang thang khắp nơi vừa gãy đàn vừa kể truyền miệng cho dân chúng. Sau nó được biên tập và hệ thống lại. Không ai biết tác giả của Heike Monogatari, có lẽ là một tập thể người mà trung tâm là các nhà sư muốn mượn chuyện thế sự mà truyền bá Thế Giới Quan Phật Giáo vào dân chúng. Trong tình hình đó nó đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt. Và Heike Monogatari giữ một vị trí cao trong nền văn học Nhật Bản nói riêng và văn học Thế Giới nói chung. Nói đến văn học cổ điển Việt Nam không thể bỏ qua Truyện Kiều của Nguyễn Du thì khi nói đến văn học Nhật Bản không thể bỏ sót Genji Monogatari và Heike Monogatari.

    Bạn nào muốn đọc mắt bộ truyện này có thể tìm ở thư viện VJCC Sài Gòn, số 15 đường D5 P25 Q.Bình Thạnh. Thư viện VJCC còn có đĩa CD thu giọng đọc của người kể chuyện Heike rất hay. Tuy nhiên để đọc được bạn cần có một số kiến thức về cổ ngữ thời Kamakura vì nó đuợc viết bằng tiếng Nhật cổ. Lối văn của Heike Monogatari là Kanwa Konkou bun, tức là văn theo lối Hán và Nhật trộn lẫn vào nhau.
    Nay truyện Heike đã được dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh (chưa rõ dịch giả tiếng Việt), ai quan tâm có thể đọc tại đây


    http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=405525&mpage=1&key=


    Mở đầu Genji Monogatari là một bài thơ

    Trích từ: Chuông Đền Ghiôn (1) rung lên ngân trong trái tim của mỗi người luôn nhắc ta rằng cuộc đời tất cả chỉ là phù du (2). Những bông hoa héo tàn của những cây bồ đề (3) đặt bên chiếc giường nơi đức Phật nhập Niết bàn đã làm nhân chứng cho một chân lý: đời có thịnh, ắt có suy. Quả vậy, niềm kiêu hãnh cũng có ngày tàn, bởi vì nó chỉ thoảng qua như giấc mộng đêm xuân. Người dũng cảm, kẻ kiêu hùng, rồi cuối cùng cũng về với cát bụi.

    (bản dịch)


    Đoạn mở đầu của truyện Heikei này là một bài thơ, nói về lẽ vô thường của cuộc đời, thường được các nhà sư mù gãy đàn Tỳ bà mà ngâm nga rằng


    Gion shoja no kane no koe (lắng nghe tiếng chuông tịnh xá Kỳ Viên)

    Shogyo mujo no hibiki ari (Ta nghe tiếng ngân mọi lẽ đều vô thường)

    Sara soju no hana no iro (Đây màu hoa Xa La đôi cũng nói lên rằng)

    Josha hissui no kotowari wo arawasu (Ở đời thịnh giả tất suy là cái lẽ đương nhiên)

    Ogoreru hito mo hisashi karazu (Kẻ mạnh cũng chẳng khéo giữ dài lâu)

    Tada Haru no yo no yume no gotosi (Chỉ như một giấc mộng đêm xuân)

    Takeki mono mo tui ni horobinu (Cổ lai cường giả giai tuyệt diệt)

    Hitoe ni kaze no mae ni tiri ni onaji (Chỉ như hạt bụi trước gió)

    (tôi dịch)

    [​IMG]

    ?o'精^Zの~の聲?
    諸O"常のY,,S
    '.>T樹のSの??
    >>?..衰の"と,,S,',,?はT
    S",O,<人,,.-<,?s?"~のoの夢の"と-
    Y'き?.,,,にほ,びぬ?
    偏に風の?の塵にO~

    Bản dịch này là từ tiếng Anh, rõ ràng có thể thấy được sự "loss in translation" Khi trải qua nhiều thứ tiếng như thế. Chỉ cần nghe "Tịnh xá Kỳ Viên" là người VN hiểu ngay, hoặc như cây Xa La đôi (cây nơi Phật nhập Niết bàn) thì người đọc cũng cảm nhận trực tiếp được. Bản dịch từ tiếng Anh không giữ được cái thần khí này, dịch thành "đền" tạo cho người đọc cảm giác xa lạ với Phật giáo.
    Tuy nhiên, dịch cả một trường thiên đại thuyết văn học thế này quả thật kỳ công. Xin chân thành cảm ơn dịch giả và người đánh máy, đây là một đóng góp cực kỳ to lớn trong việc phổ biến văn học cổ điển ngoại lai ở VN.

    Dưới đây là nguyên bản tiếng Nhật của Heike monogatari, ai có hứng thú thì đọc.

    http://etext.virginia.edu/japanese/heike/heike.html

    Truyện Heike mở đầu bằng bài thơ nói lên sự vô thường của vũ trụ, nó chứa đựng nhiều tư tưởng của nhà Phật bên cạnh giá trị ngôn từ. Ngoài ra nó còn nói lên lòng thương hại từ bi đối với thảy các chúng sinh. Dù là chính như Minamoto hay tà như Taira, nó đều gợi lên lòng thương cảm của người đọc đối với võ sĩ của hai dòng họ đã ngã xuống. Mấy trăm năm sau, bãi chiến địa của nhà Taira và Minamoto trờ thành nơi hoang vắng không người qua lại, chỉ vất vuởng những oan hồn còn tham luyến với cõi trần. Khi đi qua nơi này đại thi hào Matsu Basho đã cảm thương mà viết nên một bài thơ Haiku trứ danh

    Natsu gusa ya
    Tsuwamono domo ga
    Yume no Ato

    Cỏ mùa hè
    Những chiến binh năm xưa
    Nay chỉ còn lại dấu tích những giấc mộng.

    Bạn nào không có cơ hội đến thư viện VJCC thì có thể đọc một đoạn trích trong truyện Heike tại chủ đề này. Xin nhắc lại tác phẩm này được viết bằng tiếng Nhật cổ thời Kamakura.



    Được NhatLang sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 15/11/2008
  2. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Mở đầu Genji Monogatari là một bài thơ
    (bản dịch)
    Đoạn mở đầu của truyện Heikei này là một bài thơ, nói về lẽ vô thường của cuộc đời, thường được các nhà sư mù gãy đàn Tỳ bà mà ngâm nga rằng
    Gion shoja no kane no koe (lắng nghe tiếng chuông tịnh xá Kỳ Viên)
    Shogyo mujo no hibiki ari (Ta nghe tiếng ngân mọi lẽ đều vô thường)
    Sara soju no hana no iro (Đây màu hoa Xa La đôi cũng nói lên rằng)
    Josha hissui no kotowari wo arawasu (Ở đời thịnh giả tất suy là cái lẽ đương nhiên)
    Ogoreru hito mo hisashi karazu (Kẻ mạnh cũng chẳng khéo giữ dài lâu)
    Tada Haru no yo no yume no gotosi (Chỉ như một giấc mộng đêm xuân)
    Takeki mono mo tui ni horobinu (Cổ lai cường giả giai tuyệt diệt)
    Hitoe ni kaze no mae ni tiri ni onaji (Chỉ như hạt bụi trước gió)
    (tôi dịch)
    [​IMG]
    ?o'精^Zの~の聲?
    諸O"常のY,,S
    '.>T樹のSの??
    >>?..衰の"と,,S,',,?はT
    S",O,<人,,.-<,?s?"~のoの夢の"と-
    Y'き?.,,,にほ,びぬ?
    偏に風の?の塵にO~
    Bản dịch này là từ tiếng Anh, rõ ràng có thể thấy được sự "loss in translation" Khi trải qua nhiều thứ tiếng như thế. Chỉ cần nghe "Tịnh xá Kỳ Viên" là người VN hiểu ngay, hoặc như cây Xa La đôi (cây nơi Phật nhập Niết bàn) thì người đọc cũng cảm nhận trực tiếp được. Bản dịch từ tiếng Anh không giữ được cái thần khí này, dịch thành "đền" tạo cho người đọc cảm giác xa lạ với Phật giáo.
    Tuy nhiên, dịch cả một trường thiên đại thuyết văn học thế này quả thật kỳ công. Xin chân thành cảm ơn dịch giả và người đánh máy, đây là một đóng góp cực kỳ to lớn trong việc phổ biến văn học cổ điển ngoại lai ở VN.
    Dưới đây là nguyên bản tiếng Nhật của Heike monogatari, ai có hứng thú thì đọc.
    http://etext.virginia.edu/japanese/heike/heike.html
    Truyện Heike mở đầu bằng bài thơ nói lên sự vô thường của vũ trụ, nó chứa đựng nhiều tư tưởng của nhà Phật bên cạnh giá trị ngôn từ. Ngoài ra nó còn nói lên lòng thương hại từ bi đối với thảy các chúng sinh. Dù là chính như Minamoto hay tà như Taira, nó đều gợi lên lòng thương cảm của người đọc đối với võ sĩ của hai dòng họ đã ngã xuống. Mấy trăm năm sau, bãi chiến địa của nhà Taira và Minamoto trờ thành nơi hoang vắng không người qua lại, chỉ vất vuởng những oan hồn còn tham luyến với cõi trần. Khi đi qua nơi này đại thi hào Matsu Basho đã cảm thương mà viết nên một bài thơ Haiku trứ danh
    Natsu gusa ya
    Tsuwamono domo ga
    Yume no Ato
    Cỏ mùa hè
    Những chiến binh năm xưa
    Nay chỉ còn lại dấu tích những giấc mộng.
    Bạn nào không có cơ hội đến thư viện VJCC thì có thể đọc một đoạn trích trong truyện Heike tại chủ đề này. Xin nhắc lại tác phẩm này được viết bằng tiếng Nhật cổ thời Kamakura.

Chia sẻ trang này