1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc, nghe, xem, thấy và...suy nghĩ

Chủ đề trong '1980 Family Hà nội' bởi atomichurricane, 13/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. atomichurricane

    atomichurricane Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Thế này nhé, thứ nhất là tớ đang dựa trên cái quan điểm của tớ là thích nghi với hòan cảnh. Theo tớ thì tùy từng hoàn cảnh nhưng khi không tự mình thay đổi được hoàn cảnh thì nên thích nghi với hoàn cảnh đó thì tốt hơn là suốt ngày ca cẩm về nó.
    Thứ hai, tớ cũng đã nói rằng tớ chưa có kinh nghiệm nuôi dạy con thực tế, nhưng xung quanh tớ trẻ con cũng nhiều, nên tớ cũng chỉ dựa trên những câu chuyện xung quanh nuôi dạy trẻ con mà tớ nghe và học được từ các chị cùng cơ quan mà đưa ra ý kiến mạn bàn với bạn.
    Tớ không có ý nói bạn không biết dạy con đâu mà đã vội nghĩ thế rồi. Con bạn dũng cảm thế cơ mà, ngoài được dạy dỗ ra chắc cũng có gene của vosybongua nhỉ. Đồng ý là nền giáo dục đang áp đặt cho bọn trẻ một khối lượng sách giáo khoa và kiến thức khổng lồ so với khả năng của chúng. Nhưng dường như lại có sự thiếu đồng nhất cách giáo dục giữa các trường tiểu học thì phải. Trường của con bạn thì có vẻ đòi hỏi bọn trẻ luyện bài tập hơi nhiều, chứ như trường tớ biết là Thăng Long (nơi thằng cu con nhà chị ở cơ quan tớ học) chẳng hạn, năm học lớp 1 duy nhất có giao bài tập viết về nhà mỗi ngày bọn trẻ viết 1 trang, bố/mẹ sẽ kèm nếu muốn con viết đẹp, thỉnh thoảng có bài tập Toán thì chúng nó làm nhanh lắm chẳng mất thời gian nhiều. Một số trường tớ nghe kể thì còn yêu cầu học sinh để hết sách vở ở trường về nhà ko phải làm bài tập gì cả. Mỗi gia đình có những yêu cầu riêng về việc học tập của con trẻ và cũng chẳng có mẫu chung cho các gia đình. Nhưng tớ đã từng nghe kể có gia đình thì bố/mẹ cứ lăm lăm cái roi trên tay, giờ con học thì cứ như là oánh vật, rất thương cho đứa trẻ. Nhưng với gia đình nhà chị kia (tớ thấy quan điểm của chị này về dạy dỗ con cái khá phù hợp với tâm lý trẻ và chị ấy cũng là người tớ hiểu nhiều nhất nên đừng ngạc nhiên vì tớ nêu ví dụ về con chị ấy nhiều), nếu nói cụ thể ra thì thấy chuyện thằng ku học ko vất vả lắm. Chẳng hạn đi học về buổi chiều nếu ko sang ông bà chơi thì về nhà soạn sách vở cho ngày hôm sau, làm bài tập toán (thường chỉ mất 15?T là xong vì thấy kể toán đơn giản chỉ cần mẹ hướng dẫn nên bọn nó làm nhanh lắm, có bài 5?T đã xong rồi) trong lúc chờ mẹ nấu cơm, nếu xong sớm thì xem hoạt hình. Tối ăn cơm xong thì mang bài viết ra tập viết nháp trong lúc chờ mẹ rửa bát rồi sau đó mẹ kiểm tra cho đến khi viết đẹp thì mới viết vào vở. Cái vất vả nhất mà chị ấy hay kể là vấn đề học đàn của con, tối nào cũng phải tập đánh violon 1 bài. Nhưng nói chung cũng chỉ đến 9h45 là nó đi ngủ.
    Cái vấn đề quảng cáo thì bàn nữa cũng ko hết vì có ai kiểm soát những quà tặng kèm theo sản phẩm đâu, công nhận nhiều sản phẩm đưa chiêu bài tặng quà là lừa đảo, nhưng cũng chẳng ai phủ nhận hình thức công khai trao quà cho khách hàng trong các đợt trao giải quảng cáo rùm beng. Ý của tớ là với những chuyện đã rồi như vậy, để vớt vát lại lòng tin của con trẻ thì lời giải thích ví von và đơn giản của bố/mẹ (giống như cái kiểu giải thích con sinh ra từ đâu hở mẹ ý) cũng có thể giúp bọn trẻ giữ lại nét ngây thơ của chúng. Ấy xem The life is Beautiful của đạo diễn Benigni chưa? Tớ thấy nhân vật ông bố đã hoàn thành xuất sắc vai diễn khi hướng suy nghĩ của con theo kịch bản của mình, 1 cách giải quyết tình huống hay đấy chứ!
  2. vosibongua

    vosibongua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0

    ừ, có lẽ tại cái trường của cu nhà tớ. Hồi đầu năm tớ định kiếm cái trường Dân lập cho nó học, hi vọng dịch vụ tốt hơn, nhưng ông bà cứ muốn cháu học gần nhà để đưa đón. Thằng ku nhà tớ ham chơi, mỗi ngày phải làm 4 trang chính tả cộng với vài bài toán nữa cũng ko phải ít. Tớ thì không chịu chấp nhận hoàn cảnh. Để học hết kì này hoặc hết lớp 1, nếu tình hình ko thay đổi,tớ cho nó chuyển.
    Còn vấn đề quảng cáo, bây giờ nó xem mấy chương trình có khuyến mại nó toàn bảo là người ta lừa. Tớ cũng chẳng đính chính làm gì, để nó mong, nó chờ vào may mắn thì tội. Ku nhà tớ chẳng thiếu gì đồ chơi, cả một phòng đủ loại to nhỏ lớn bé. Lại nói về đồ chơi, chắc là câu chuyện thứ 3 tớ muốn kể:
    Tớ hay đi chơi xa, lên mấy tỉnh miền núi phía bắc, Vừa rồi có chuyến đi dài ngày. Định bụng mang vài thứ quà lên tặng nhân dân trên ấy. Nào là cờ tổ quốc, mấy quyển nhật ký đặng thùy trâm, mấy hộp kim chỉ ( vì nghĩ dân trên ấy đói rách). Lên đến nơi thấy họ chẳng thiếu cái gì . Thấy mấy cái quà mình mang lên vô duyên quá. Dọc đường đi, gọi điện về cho con giai, nó bảo nó đã chọn đồ chơi gói bọc cẩn thận để bố mang lên cho các bạn nhỏ miền núi mà bô ko mang. Ừ, giá mà mang đồ chơi cho bọn trẻ con có phải hay hơn ko? Nhiều lúc thấy cả lũ xúm vào chơi một cái ô tô nhựa , rồi nâng niu quý lắm. Trong khi con nhà mình bỏ không cả đống. Hay hơn nữa chính là nhận thức của thằng cu với đồng loại, với bạn bè đang gặp khó khăn của nó trên vùng cao. Thấy thằng ki nhà tớ tuyệt vời ko? .
    Còn đây là bọn trẻ tớ nói đến:

    [​IMG]

  3. shade

    shade Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Tôi thấy chị thỏ bông vì muốn tìm đường về nhà với anh thỏ bông nên phải chịu qua đêm với anh thỏ khác thì chị không có gì đáng trách cả. Phải nhìn thấy suy nghĩ của chị là vì yêu anh thỏ bông, muốn tìm đường về với anh nên sa ngã. Có trách thì phải trách anh thỏ bông vì vợ đi 2 ngày rồi mà không đi tìm...
    Một vấn đề nữa là chị thỏ bông không biết rút kinh nghiệm sau khi sai lầm. Nhiều chị em bây giờ vấp ngã -> buông xuôi rồi trở thành chuyên nghiệp.. nghĩ thật tội!
    Mỗi lần ngã là một lần bớt dại
    Lượm thêm không một chút ở trong đời.
    Everthing happen good of all

  4. vosibongua

    vosibongua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Có người bạn gửi cho cái này , đọc tạm :
    Lịch sử viet nam...
    Con gái em nó học lớp 4. Một hôm đi học về , em thấy nó dấm dúi khóc. Hỏi, nó bảo bị cô mắng là dốt như bò vì môn sử dễ thế mà cũng bị điểm kém. Mở bài kiểm tra của nó ra xem em thấy có câu hỏi thế này: Em thãy cho biết sự khác nhau giữa nền giáo dục thời Lý Trần với thời Lê? Nào, các anh chị nhà báo trả lời hộ em câu hỏi này cái. Nếu không trả lời được thì mời xem cái đáp án của cô giáo nó: giáo dục thời Lý Trần chú trọng đến Phật giáo, còn thời Lê chú trọng đến Nho giáo!!! TSB chúng nó chứ. Một học sinh lớp 4, một đưa trẻ 9 tuổi liệu có thể hiểu thế nào là "nền giáo dục", "Nho giáo", "Phật giáo" không? Có hiểu được Phật giáo và Nho giáo khác nhau thế nào không? Có hiểu "nền giáo dục chú trọng vào Nho giáo, Phật giáo" nghĩa là thế nào không? Ngay đến cả các anh giáo chị giáo, các anh nhà báo chị nhà báo, chán vạn anh còn cha hiểu được nữa , nói gì đến con trẻ. Vậy mà những người viết sách giáo khoa, những giáo sư tiến sỹ, những nhà đại tri thức, vẫn cứ vô tư nhồi nhét vào đầu óc non trẻ mớ kiến thức lịch sử "hàn lâm" đến vớ vẩn như vậy. Mẹ kiếp,đúng là nền giáo dục giáo điều ,vô cảm. Sử ta cũng phải chép y nguyên cả câu chửi này nữa.
    Phạm Ngũ Lão khi ngồI đan sọt ở phố Phù Ủng bị lính đâm thủng đùi. Ðáng lẽ khi đó, một câu "******!" phát ra, thì đó mớI đúng là khẩu khí của một lực điền ứ thừa ý chí. Hay khi Lê Lai dụ địch giãn vòng vây ở núi Chí Linh, sau khi rút mũi tên ra khỏI cổ, câu cuốI cùng của ngườI anh hùng thứ 21 này phảI là "tiên sư bố thằng nào xô ông ra!". Vậy mà tịch khống một tiếng chửi thề, suốt 4 nghìn năm lịch sử. Đấy là nguyên nhân của sự kiện 70% điểm số môn lịch sử ở duớI mức kém.
    Từ thuở hồng hoang, cha tổ của chúng ta là Lạc Long Quân- thuộc dòng thủy quái. Xì căng-đan cụ để lạI là vụ sinh nở dị thường và sau đó là cuộc ly hôn đầu tiên trong lịch sử. Dấu hiệu của một tương lai mờ mịt và một bản sắc âm tính cho con Lạc cháu Hồng! Em lớn lên trong câu hát ru của mẹ, trong thủ thỉ chuyện cổ
    tích bên bếp lửa nồng đượm của bà, (đoạn này cô giáo bảo phảI chép y nguyên như thế, bất kể ****** có không cho mày bú tý vì sợ xấu mất ti, hay bà mày có còn hay đã chết). Trong giấc mơ hiện về một hình ảnh Thạch Sanh hiền lành chất phác, một Lang Liêu thuần hậu hiếu thảo, một Thánh Gióng 3 tuổI cưỡI ngựa sắt đua lên giời. Ðó là những biểu tượng đỉnh cao về hình ảnh ngườI đàn ông đích thực của con cháu Lạc Hồng. Một Thạch Sanh biết nấu cơm bằng niêu vạn năng để đuổI giặc, biết bắn gục đạI bàng và chém chết chằn tinh (dek biết là con gì?) những đần vẫn hoàn ngu khi để anh Lý phỉnh phờ lừa cho hết lần này đến lần khác. Tục ngữ hiện đại nên bổ sung câu : Ngu như Thạch Sanh! mới là đầy đủ. Một Lang Liêu khù khờ nhờ quý nhân đãi mà nặn ra được một sản phẩm ẩm thực- một năm chỉ nên ăn mấy ngày nếu không muốn chết vì ngán -sau thành quốc hồn quốc tuý. Ngán-nhờ đó mà được lên làm vua. Mà sao qua mấy lần thi với lại dài dài hội thảo, không thấy ai lấy hình tượng trên tròn dướI vuông làm cái logo cho du lịch nước nhà nhỉ ???
  5. violet_e294

    violet_e294 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2005
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0
    Cô gái đi xe buýt
    Đã một năm kể từ khi Susan bị mù vì một chẩn đoán sai của bác sĩ, cô đột ngột bị ném vào thế giới của bóng tối, tức giận, tuyệt vọng và mặc cảm. Và tất cả những gì đủ để cô còn bám víu vào cuộc sống là vì bạn trai cô - Mark.
    Mark là một sĩ quan quân đội. Anh rất yêu Susan, đã nhìn thấy cô tuyệt vọng đến mức nào, anh quyết định giúp Susan lấy lại được sức mạnh và tự lập. Đầu tiên, anh tìm cho cô một công việc dành cho người khiếm thị. Nhưng làm sao cô đến chỗ làm việc được đây? Mark đề nghị đưa cô đến chỗ làm hằng ngày, dù hai người ở hai đầu thành phố. Tuy nhiên sau đó, Mark nhận ra rằng đó không phải là giải pháp. Susan sẽ phải tự mình đi xe buýt, tự đến chỗ làm - đó mới là cách đúng. Nhưng Susan rất nhạy cảm, cô ấy sẽ phản ứng thế nào?
    Đúng như với Mark nghĩ, Susan hết sức hốt hoảng khi nghe tới việc mình phải tự đi xe buýt. "Em bị mù" mà"- Cô phản ứng bằng giọng cay đắng - "Làm sao em biết em sẽ đi đến đâu? Anh bỏ rơi em phải không?"
    Mark rất đau lòng khi nghe những lời đó, nhưng anh biết phải làm gì. Anh hứa sẽ cùng cô đi xe buýt mỗi sáng và mỗi chiều, bao lâu cũng được, cho đến bao giờ cô quen với việc đi xe buýt.
    Trong hai tuần liền, Mark trong bộ đồng phục quân đội, đi theo Susan đến nơi làm việc. Anh dạy cô làm sao để sử dụng các giác quan khác, nhất là thính giác, để biết mình đang ở đâu và làm sao để quen với môi trường mới. Anh cũng giúp cô làm quen với những người lái xe buýt, nhờ họ để mắt đến cô, giữ cho cô một chỗ ngồi hằng ngày...
    Cuối cùng, Susan nói cô có thể tự đi được.
    Sáng thứ hai, lần đầu tiên, họ đi theo hai hướng khác nhau.
    Thứ ba, thứ tư, thứ năm... Mỗi ngày Susan đều tự đi xe buýt đến chỗ làm và đón xe buýt đi về. Susan cảm thất rất vui vì cô vẫn tự mình làm được mọi việc.
    Thứ hai của 5 tuần sau đó, Susan đón xe buýt đi làm như mọi khi. Khi cô đang đóng tiền mua vé tháng cho người lái xe, bỗng anh lái xe nói: "Tôi thật ghen tỵ với cô đấy nhé!".
    Susan không biết có phải anh ta nói với mình không. Nhưng nói cho cùng, có ai mà lại đi ghen với một cô gái mù đang đấu tranh để mà sống chứ? Cô hỏi:
    - Sao anh lại ghen với tôi được?
    - Vì cô được quan tâm và bảo vệ. Cô quả là hạnh phúc!
    - Tôi được bao vệ? Anh nói thế tức là sao?
    - Suốt mấy tuần qua, sáng nào tôi cũng thấy một chàng trai mặc đồng phục quân đội lái xe theo, rồi đứng bên kia đường nhìn cô xuống xe. Anh ta nhìn theo đến khi cô đi qua đường an toàn, đi vào nơi cô làm việc và vẫy tay chào cô rồi mới lái xe đi. Cô quả là một người may mắn!
    Susan khóc. Vì cô không nhìn thấy Mark nhưng cô cảm thấy Mark ở bên cạnh. Cô là người may mắn vì cô đã nhận được một món quà mà cô không cần phải nhìn thấy tận mắt để tin: món quà của tình yêu có thể mang ánh sáng đến những nơi nhiều bóng tối nhất.
    Tình yêu đích thực không bao giờ gục ngã.
    Nguồn: Hoathuytinh.com
  6. atomichurricane

    atomichurricane Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    "Nhặt" được ku này
    Chuyện kể rằng, ban đầu, đoàn làm phim Titanic định quay ở VN.
    Đêm. Đại dương đen ngòm. Bầu trời đầy sao. Trên chòi cao, người hoa tiêu của tàu Titanic chăm chú nhìn về phía trước. Bỗng anh hốt hoảng:
    - Có một núi băng phía trước tàu khoảng 10 km.
    Tin đó lập tức được gửi tới phòng hoa tiêu trưởng. Ông này bận dự lễ cắt băng khánh thành câu lạc bộ bida trên tàu. Nhận được tin, ông lắc đầu:
    - Phải mang ra phường xác nhận xem núi băng đó thuộc về ai thì tôi mới có hướng giải quyết.
    Một bức điện cấp tốc được gửi về phường xin xác nhận ngay, nhưng cô văn thư giữ con dấu lại nghỉ vì nhà có đám giỗ, còn chủ tịch phường thì hiện đang đi nghỉ mát theo lời mời của Ban quản lý dự án giải phóng mặt bằng.
    - Núi băng còn cách tàu 5 km - Hoa tiêu lại báo xuống.
    Tin được chuyển ngay xuống thuyền phó. Ông ta vội vã triệu tập một cuộc hội thảo với chủ đề Băng trôi - Thực trạng và giải pháp. Giấy mời hội thảo đề 3AM, nhưng 4AM vẫn chưa đủ số đại biểu vì chưa rõ là có tiền ăn sáng hay không, đồng thời nhân viên cũng báo cáo lại là một số đại biểu đang mải chơi tú Strip nên không thèm nhận giấy mời. Cuối cùng thì buổi hội thảo cũng vẫn được tổ chức lúc 4.30AM sau khi Chủ tọa tuyên bố có tiệc đứng sau buổi họp. Các tham luận đều không đưa ra hướng cụ thể gì, chỉ nhấn mạnh là cần phối hợp giải quyết nhịp nhàng và đây là trách nhiệm của tất cả các ban ngành. Cuối buổi, Chủ tọa kết luận dõng dạc:
    - Cuộc họp hôm nay chúng ta đã được nghe nhiều ý kiến phát biểu có giá trị cao về cả lý thuyết lẫn thực tế. Các ý kiến đã chỉ ra được tầm nguy hiểm của hiện tượng băng trôi và đưa ra một số giải pháp giải quyết. Các giải pháp tuy còn nhiều tính chất "trừu tượng" và đôi chỗ mâu thuẫn với nhau, nhưng thật khó để có thể kết luận ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. Đây chính là tiền đề để chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức một buổi Hội thảo nữa vào ngày này năm sau. Xin cám ơn quý vị và mời quý vị dùng tiệc. (Clap clap)
    - Băng còn cách tàu 100m - hoa tiêu hét lên.
    Tin này đến tai thuyền trưởng. Ông vội vã ra lệnh:
    - Lái tàu, lùi lại.
    - Dạ báo cáo anh, em chưa học lái tàu đi lùi ạ.
    - Thế sao bảo có bằng lái tàu thủy???
    - Dạ, thú thiệt là bằng này em... "mua" ạ.
    - Hả???... RẦM!!!
    Sườn tàu va vào núi băng. Nước ào ào chảy vào các phòng.
    Trên giường ngủ, diễn viên nam do DiCaprio thủ vai thức dậy trước tiên. Anh lay những người xung quanh:
    - Dậy mau lên, nước ngập.
    Mọi người ngái ngủ ngó xuống rồi càu nhàu:
    - Mưa thì nước ngập, có chi đâu.
    - Nhưng mà ngập đến đầu gối rồi!
    - Bực quá, khu phố tôi ở mỗi khi mưa dù là mưa nhỏ mà đều ngập đến bụng cơ, thế này nhằm nhò gì - Rồi họ ngủ tiếp.
    Hốt hoảng, DiCaprio rút điện thoại di động gọi cho diễn viên nữ Kate Winslet để báo tin. Trong máy vang lên một giọng ngọt ngào: "Thuê báo quí khách vừa gọi hiện đang ngoài vùng phủ sóng hoặc tắt máy, xin vui lòng liên lạc lại sau. The number you''ve called...".
    Kêu trời vì thất vọng, DiCapio chạy ào lên phòng người yêu, kéo cô chạy lên bong.
    Đôi tình nhân dìu nhau lên những bậc thang chật hẹp. Lúc này trong tàu đã nhốn nháo vô cùng.
    Dòng người đang xô đẩy bỗng chựng lại.
    - Kẹt xe.
    DiCaprio cáu:
    - Trong tàu thuỷ làm sau kẹt xe được?
    Bà con giải thích:
    - Được. Xe mấy ông thuỷ thủ nhập lậu giấu kỹ, bây giờ nước ngập ai cũng lôi ra nên kẹt cứng rồi.
    Đôi uyên ương lao tới chỗ để xuồng cấp cứu. Còn rất nhiều chỗ trống. Hai người định nhảy xuống xuồng thì một nhân viên chặn lại:
    - Yêu cầu anh chị mua vé.
    - Chúng tôi mua vé tàu rồi mà? - Winslet kêu to.
    - Vé tàu khác, vé xuồng khác - Anh nhân viên giải thích - Y như ở công viên, vé vào cửa đâu kèm vé trò chơi!
    DiCaprio đành thò tay vào túi, rút ra tờ 100 USD. Người bán vé cầm lấy, điện thoại vào đất liền hỏi tỉ giá chính thức. Cô trực tổng đài cho biết là 8 giờ sáng mới có giá mới, còn nếu tính theo giá hôm qua thì DiCaprio bị thiệt 2 chục ngàn. Đang giằng co thì có một bà béo chạy lại đon đả:
    - Anh giai để em đổi theo giá ngoài, vừa nhanh vừa cao hơn.
    Tính ra theo cái "giá ngoài" đó thì DiCaprio chỉ bị thiệt có 18 ngàn mà thôi.
    Đúng lúc nguy cấp thì điện tắt phụt. Thiên hạ la rầm trời đất. Thuyền trưởng chạy tới quay điện thoại hỏi lý do. Suốt tiếng đồng hồ máy bên kia cứ bận liên tục, cuối cùng thuyền trưởng phải cử thuyền phó xuống tận nơi thì được thông báo:
    - Một con chuột chạy lụt mắc kẹt ở đường dây và đã bị nướng chín vàng khiến đường dây chập mạch. Phải tìm ngay một con mèo.
    Lúc này mối nguy hiểm đã cận kề. Tàu Titanic kêu răng rắc như răng bà lão và gãy làm đôi. Tất cả tranh nhau xuống xuồng và tranh nhau phao cấp cứu. Lượng phao ít hơn lượng người nên đôi tình nhân chỉ được có một chiếc. Họ cứ nhường nhau, nước mắt đầm đìa rất cảm động. Âm nhạc nổi lên tha thiết. Hơn một ngàn rưởi hành khách sắp chết đuối vì thiếu phao. Tàu sắp chìm sâu xuống đại dương. Bỗng nhiên thuyền trưởng vụt nhớ lại kỳ thi tốt nghiệp THPT của mình. Ông cởi chiếc phao trên thân, đưa vào máy Photocopy nhanh chóng in ra hàng ngàn chiếc. Thế là hành khách ai cũng có đủ, thậm chí một người được dăm bảy loại phao. Một điều lạ là trên các loại phao này lại ghi chi chít những công thức toán học, các bài văn mẫu. Nhưng lúc nước sôi lửa bỏng thế này, có phao là tốt rồi nên cũng không ai để ý mà đều ôm phao nhảy ào xuống biển.
    Titanic chìm xuống. Tất cả mọi người đều nổi lên. Pháo bông bắn rực trời. Trên nền trời đêm hiện lên dòng chữ: Tỷ lệ "nổi" đạt 100%. Caprio và Winslet ôm nhau hôn thắm thiết!
    Bộ phim kết thúc.
    ----------------------------------------------------------------------------
  7. iwill

    iwill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    0
    khà khà chị mình càng ngày càng quá đáng
  8. chuotbeou

    chuotbeou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2005
    Bài viết:
    750
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác Vóibongua buồn cười quá, tự dưng nhớ đến con em họ mới lớp 1 đã phải học cả tiếng anh cả tiếng pháp, nghĩ bụng tiếng mẹ đẻ còn chưa sõi nữa là....
  9. atomichurricane

    atomichurricane Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện Bát mỳ
    Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mỳ".Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.


    o O o​
    Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

    Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

    - Xin mời ngồi!

    Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

    - Có thể... cho tôi một? bát mì được không?

    Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

    - Đương nhiên? đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

    Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

    - Cho một bát mì.

    Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. ?oNgon quá? - thằng anh nói.

    - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

    Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: ?oThật là ngon ! Cám ơn !? rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

    - Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

    Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

    - Có thể? cho tôi một? bát mì được không?

    - Đương nhiên? đương nhiên, mời ngồi!

    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

    - Cho một bát mì.

    Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

    - Vâng, một bát mì!

    Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

    - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

    - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

    Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: ?oTrông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!?

    Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

    - Thơm quá!

    - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

    - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

    Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

    Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

    Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là ?o200đ/bát mì? và thay vào đó giá của năm ngoái ?o150đ/bát mì?. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy ?oĐã đặt chỗ?. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.

    - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

    Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

    - Làm ơn nấu cho chúng tôi?hai bát mì được không?

    - Được chứ, mời ngồi bên này!

    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy ?oĐã đặt chỗ? đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì?

    - Vâng, hai bát mì. Có ngay.

    Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

    Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

    - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

    - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

    - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

    - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

    Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

    - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

    - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

    - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

    - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

    - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

    - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

    - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

    - Có thật thế không? Sau đó ra sao?

    - Thầy giáo ra đề bài: ?oChí hướng và nguyện vọng của em là gì?? Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: ?oBa bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc?. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: ?oVào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn?. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: ?oCố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !?

    Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

    - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

    - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

    - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: ?oCám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được? Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.?

    Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

    - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

    Lại một năm nữa trôi qua.

    Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy ?oĐã đặt chỗ? nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

    Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

    ?oViệc này có ý nghĩa như thế nào ?? Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai ?ocũ? trở thành ?ocái bàn hạnh phúc?, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

    Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

    Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn? Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

    Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

    Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

    - Làm ơn? làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

    Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

    - Các vị? các vị là?

    Một trong hai thanh niên tiếp lời:

    -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

    Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

    - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

    Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

    - Ồ phải? Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

    Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

    - Có ngay. Ba bát mì.

    o O o​
    Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

    Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng : "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động
    (Sưu tầm)
  10. shrek_8x

    shrek_8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    1.004
    Đã được thích:
    0
    chuyện dài thế? hôm nào atomic kể tóm tắt lại cho tớ nhá

Chia sẻ trang này