1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc "Người Trung Quốc xấu xí" - Người Việt có xấu xí không?

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi missdanang, 26/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. missdanang

    missdanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Đọc "Người Trung Quốc xấu xí" - Người Việt có xấu xí không?

    Nguyên tác : Bá Dương

    Đã nhiều năm nay tôi muốn viết một quyển sách dưới tên gọi " Người Trung Quốc xấu xí ". Tôi nhớ quyển sách " Người Mỹ xấu xí " sau khi viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển " Người Nhật xấu xí ". Tác giả là Đại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài Đại sứ này (sau khi viết ra cuốn sách đó) liền bị cách chức. Đấy có lẽ là cái khác nhau giữa Đông phương và Tây phương. Trung Quốc so sánh với Nhật Bản có lẽ còn kém một bậc. Giả thử tôi viết quyển sách này, có nhiều khả năng các vị phải vào tận nhà lao để đưa cơm cho tôi. Vì thế tôi vẫn không viết, nhưng luôn luôn tôi tìm một cơ hội nói chuyện về vấn đề này để thỉnh giáo các cấp, các giai tầng trong nước. Thế mà cái chuyện báo cáo bằng miệng này cũng không phải đơn giản. Tại Đài Bắc, người mời tôi đến nói chuyện, chỉ nghe đến đề mục này đã vội bỏ lời mời. Cho nên suốt đời tôi đến nay đây là lần thứ nhất tôi được nói về " người Trung Quốc xấu xí ". Tôi cảm thấy rất là hứng thú. Xin cảm tạ quý vị đã cho tôi cơ hội này.

    Nói chuyện về " Người Trung Quốc xấu xí "
    Trần Văn Hòa viết cho Bá Dương :

    Cái bài báo " Người Trung Quốc xấu xí " của ông trong " Tự lập vãn báo " làm tôi không cầm lòng được. Nếu không thổ lộ với ông thì tôi không thể nào chịu nổi. Tôi nghĩ những ý kiến dưới đây của tôi có thể giúp ông tham khảo thêm chăng ?
    Về việc ông nói rằng " phải biết thưởng thức và phải có năng lực thưởng thức ", tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Nhưng trước khi nói đến người thưởng thức, và năng lực thưởng thức, tôi nhận thấy người Trung Quốc rất bủn xỉn trong vấn đề ca ngợi người khác. Chỉ có bản thân mình là đáng khen, còn những người khác đối với họ đều là *** chó hết. Trong tiếng Trung Quốc các thành ngữ kiểu : " Trí thức hay khinh nhau " (Văn nhân tương khinh), " Cùng nghề hay ghen nhau " (Đồng hành tương kỵ), " Cùng tính thì hay khích bác nhau " (Đồng tính tương xích),v.v...nhiều không kể xiết. Cho nên nếu mọi người đều dám ca ngợi, mà ca ngợi một cách công khai, thì tự nhiên sẽ có sự thưởng thức và đánh giá.
    Ngạn ngữ phương Tây bảo : " Cái kẻ địch mà lòng dạ hẹp hòi là loại kẻ địch đáng sợ nhất ". Đặc biệt người Trung Quốc thường không chịu được người khác khá. Người khác mà khá, y sẽ bảo làm gì có chuyện đó. Người ta có thật sự tốt đi nữa thể nào y cũng phải đi bảo với tất cả mọi người rằng không phải vậy.
    Vì sao người Trung Quốc không thích ca tụng, thưởng thức ? Tôi nghĩ điều này cũng có liên quan đến việc ông bảo : " Người Trung Quốc không thích nói sự thật "
    Ngoài chuyện này ra, người Trung Quốc còn không dám tức giận trước mặt người lạ. Vì không dám công khai tức giận nên cũng không dám công khai ca tụng, không dám yêu mà cũng không dám ghét. Tôi cho rằng người Trung Quốc còn có thêm đặc tính là ít khi biểu lộ sự biết ơn chân thành. Nếu một người Trung Quốc thành công, anh ta sẽ nghĩ đấy là kết quả của sự cần cù nỗ lực của riêng mình chứ chẳng liên quan gì với xã hội, nhân quần. Chẳng phải ơn huệ gì đối với cái cơ hội đã giúp anh ta thành công cả. Việc này giải thích thái độ vô trách nhiệm đối với xã hội của người Trung Quốc.
    Ngoài ra, sự thành công của người Trung Quốc chỉ mang lại huy hoàng cho một gia đình, một họ tộc. Những người bên ngoài không thể chia xẻ được cái vinh dự đó. Cái thành công của anh là việc riêng của anh. Cái thành công của tôi là việc riêng của tôi, chẳng có gì liên can đến người ngoài, người khác cả.
    Không chịu khen ngợi, không dám tức giận, thích những lời giả dối, bịa đặt, những thứ này có thể đều do kết quả của tính " nội quan " quá trớn trong văn hóa Trung Quốc. Người Trung Quốc dưới sự hun đúc của văn hóa Trung Quốc mang một tâm địa cực kỳ mù mờ, tăm tối. Cái tâm địa này làm cho người ta không dám yêu, ghét, không dám biết ơn và hy sinh.
    Không ai muốn hy sinh, vì hy sinh tức tạo nên sự thành công cho kẻ khác. Nghĩa là " chỉ có lợi riêng cho một người nào đó mà không thể có lợi cho mọi người ". Vì vậy không những chẳng ai muốn hy sinh, mà còn tệ hơn nữa là tự bản thân mình không muốn hy sinh, nhưng lại muốn người khác hy sinh cho mình.
    Tôi gọi đó là cái " mặc cảm liệt sỹ ".
    Bao khổ nạn của người Trung Quốc đều từ cái vòng luẩn quẩn đó mà ra.

    Gửi Ông Trần Văn Hòa :

    Sự phân tích của ông làm tôi rất cảm phục. Đúng là nghe được một tiếng khen từ mồm người Trung Quốc khen một người Trung Quốc khác cũng khó như đi lên trời.
    Dĩ nhiên không phải hoàn toàn không có sự khen ngợi người khác nơi người Trung Quốc. Nhưng những sự ngợi khen đó thường mang tính chính trị - không phải là lời nói thốt từ đáy lòng. Nó là cái thứ " tình hư, ý giả ". Mà thực ra không ai biết nó muốn nói gì, chẳng khác nào đối với một con ngựa lại khen cái sừng nó đẹp.
    Đa số người Trung Quốc đều sống một cuộc đời đầy tình cảm tự ty đến độ bệnh hoạn, không làm sao có khả năng thấy được ưu điểm của người khác, càng không thể đánh giá được sự khác biệt giữa mình và người.
    Nếu một người Trung Quốc vô tình tán dương một người khác, tức thì phát sinh ngay những tình huống sau đây :
    1- Nếu người được tán dương có tý địa vị, thì sẽ nghe người ta nói :
    " - Sao ? Lại đi bợ đít nó à ? "
    2- Nếu người đó địa vị thấp kém, thì :
    " - Sao ? Lại mua bán nhân tâm à ? "
    3- Người đó là họ hàng hay bè bạn của anh, sẽ có câu :
    " - Dĩ nhiên ! Quan hệ của các anh là đặc biệt rồi ! Đương nhiên anh phải bốc thơm anh ta chứ ! "
    4- Người đó hoàn toàn xa lạ, tức khắc :
    " - Anh có biết đếch gì về người ta đâu ! Nếu biết rõ chắc anh cũng chẳng dám nói mò như thế ! ".
    Dù thế nào đi nữa, tán dương người khác là một sự không thể chấp nhận được. Cái mà có thể chấp nhận được là chửi bới sau lưng.
    Người Trung Quốc hễ cứ tụ tập lại một nơi, nếu không ngồi lê đôi mách về chuyện người khác thì không thể nào là con cháu của " ông vua vàng ", của " rồng thiêng " được. Có câu : " Đại Hán thiên thanh ". Thiên thanh là gì ? Đó là tiếng nói của người Trung Quốc khi tụ tập lại với nhau để công kích, bới móc đến không còn một cái gì về đời tư của kẻ khác. Kỳ thực chuyện này không nhất thiết lúc nào cũng hàm chứa ác ý nhưng là một thứ phản ứng tự nhiên của sự phát bệnh do vi-rút Tầu.
    Chắc anh phải biết ông Chó chứ ? Ông Chó mỗi lần gặp mặt một đồng loại tức thì ngửi ngửi đít lẫn nhau. Hễ mùi xông lên tới não thì cả hai đều rất lấy làm thỏa mãn lắm. Cái động lực đẩy người Trung Quốc tụ họp lại với nhau là cái nhu cầu phê bình kẻ khác. Một khi có người vỗ tay bảo anh phê bình đúng, tức là đã ngửi được đít anh và lấy làm thỏa mãn về cái mùi của anh rồi, tức là hai người đã cảm thấy đồng điệu với nhau đấy.
    Nhà văn Lỗ Tấn cổ động chúng ta phải dám thương, dám ghét. Yêu và ghét là hai khả năng mà vì lo sợ một cách bệnh hoạn thành ra người Trung Quốc đều đã đánh mất cả. Yêu thì sợ chúng cười, ghét thì sợ chúng thù. Thế là yêu và ghét quện với nhau thành một thứ lực lượng gian ác.
    Chính sức mạnh này đã nổ bùng lên trong cái tai họa lớn 10 năm tại lục địa qua cái gọi là *****************. Tất cả những dã man, hung bạo, xảo trá, đố kỵ, tàn nhẫn tiềm tàng trong nội tâm sâu thẳm, thâm nhập vào xương cốt người Trung Quốc đều đã được biểu hiện qua nó, làm cho nhân cách người Trung Quốc càng thấp hèn.
    Đừng nói đến hướng thượng, đi lên. Chỉ để khôi phục cái mức độ của những năm 30 sợ rằng phải mất đến năm mươi năm nữa. Bởi vì xây dựng bất cứ một cái gì thường phải mất gấp năm lần thời gian dùng để phá hoại nó.
    Cứu vớt cả một dân tộc, cái trọng trách này chúng ta không thể để trong tay một vài quan chức cầm quyền, mà mỗi người Trung Quốc chúng ta phải chia ra mà tự đảm đương.
    Một quốc dân hạng ba không thể nào sinh ra được một chính phủ hạng nhất, cũng như một chính phủ hạng ba không thể nào có được một quốc dân hạng nhất cả.
    Chúng ta, anh bạn trẻ và tôi - một người đã già nua ; chúng ta phải bắt đầu việc ấy. Chúng ta không thể nào chỉ trong chốc lát mà thay xương đổi thịt. Nhưng nếu thay đổi được - dù chỉ một tế bào - thì chúng ta cũng phải làm ngay.
    Anh có nghĩ rằng việc đấy là một việc nằm trong tầm tay chúng ta không ?
    Trích từ " Quảng trường Thông giám "
  2. missdanang

    missdanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Bà con cho ý kiến đi chứ! Lẽ nào chúng ta cũng là những "người Việt xấu xí" khi "không dám yêu, không dám ghét, không chịu khen ngợi, không dám tức giận, thích những lời giả dối bịa đặt" chăng? "Yêu thì sợ chúng cười, ghét thì sợ chúng thù "! Nghe người Trung quốc mạnh dạn so sánh chính mình với những ông Chó ngửi ngửi ... nhau mà ngạc nhiên quá độ, ở ta mà viết thế này thì chỉ có bán xới! Soi mình vào bài viết của người TQ viết cho người TQ này, thấy người Việt ta cũng cần có một bài Người Việt xấu xí đấy nhỉ? Nhưng ai viết đây? Ai sẽ mạnh tay đây? khà khà ...Nói thế để nhìn nhau mà cười thôi bà con ạ! Ôi tôi cũng xấu xí mất rồi!
  3. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    chẳng có gì để mà viết cả, mấy vấn đề này đều có 2 mặt, nhạy cảm. Nếu viết " Người Việt xấu xí" thì "người Việt dẹp" sẽ không chịu vì đâu phải người nào cũng giống nhau, cũng có cái xấu như nhau, ở đâu cũng có người xấu , người tốt, không thể vơ đủa cả nắm. Viết người Việt đẹp thì cũng không khách quan , vì vẫn còn đó nhiều người Việt xấu . Tất cả đều được chứng minh qua một quá trình lâu dài tồn tại và phát triễn.
    Ví dụ : Viết người Việt dũng cảm, điều đó đúng , và được chứng minh qualịch sử đánh đuổi ngoại xâm, nhưng cũng không hoàn toàn vì tôi cũng có thể viết người Việt hèn nhát như Lê Chiêu Thống bán nước v.v.v (không giỏi lích sử nên không nhớ nhiều) .
    Nói chung viết thế nào, nếu có dẫn chưng đúng thì đều đúng cả nhưng về những vấn đề này thì nó không dúng hoàn toàn nên thôi, không viết
  4. missdanang

    missdanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Thích Gra rồi đấy nhé!
  5. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286

  6. deptrai_connhangheo_hocngu

    deptrai_connhangheo_hocngu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Trời thế ban không biết co quyên người viềt xâu xi a.hehehehe. rât may la minh đã đươc đoc rôi, trươc khi in thành sách. quyên này hay lam, do Trân Quốc Vương viet kha hay va khá đúng với người *********, ma mấy người hợp tác cung viết toan la những giao su ngôn ngu đầu ngành của việt nam ko đó, tim đọc đi. Khá hay đấy
  7. kiep_song_lac_loai

    kiep_song_lac_loai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    theo tôi thì trong con người chúng ta ai cũng có mặt xấu ,mặt tốt cả
    khi làm việc xấu ai cũng tự dằn vặt nhưng cái xấu nó trấn áp cái tốt đẹp nên nó biểu lộ qua hành động và ngưọc lại cũng vậy thôi,
    cho dù cái xấu hay cái tốt biểu hiện ra bên ngoài thì cũng chưa kết luận được gì
  8. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Người Việt xấu xí: Gì cũng cười



    Dân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: ?oNói vậy chắc nó trừ mình ra?!?


    An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.

    Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi.

    Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn những cuộc trẻ chơi.

    Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cái láo xược khinh người; có câu chửi người ta; có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà gièm trước ý tưởng người ta; không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta.

    Thực không có tức gì bằng cái tức phải đối đáp với những kẻ nghe mình nói chỉ lấy tiếng cười hì hì mà đáp. Phản đối không tức, kẻ bịt tai chẳng thèm nghe cũng không tức đến thế...

    Ừ, mà gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi, tê môi, để mà hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp bằng một tiếng thì khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có miệng cười hì hì, thì ai không phải phát tức.

    Ta phải biết rằng, khi người ta nói với ta, là để hỏi tình ý ta thế nào. Ai nói với mình thì mình phải đáp. Tuỳ ý mình muốn tỏ tình ý cho người ta biết thì nói thực; không hiểu thì hỏi lại; mà không muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khôn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình nữa.

    Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp.

    Nguyễn Văn Vĩnh
    Đông Dương tạp chí

  9. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Người Việt xấu xí: Thiếu tính hợp tác



    Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì... Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không ...

    Chúng mình là kim cương

    ...Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao.

    Cái tính thiếu hợp tác và manh mún, nhiều người còn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần đoàn kết, nhất là tình đoàn kết chống ngoại xâm mà dân tộc Việt Nam đã có truyền thống từ bao đời. Hay là để sống cho hoà bình, trong xây dựng và ổn định, mình sống có khó khăn hơn?
    Đoàn kết là một truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống tốt đẹp ấy không bao giờ mất. Nên cái băn khoăn mà câu hỏi vừa nêu ra tôi giới hạn câu trả lời của mình trong suy nghĩ về người trí thức, không nên suy diễn ra xa hơn nữa.

    Tôi xin bắt đầu bằng một kỷ niệm. Năm 1970, tại một hội nghị quốc tế về giáo dục ở Tokyo, một đồng nghiệp Nhật Bản đã nói với tôi trong một cuộc trò chuyện thân mật: "Các ông trí thức Việt Nam giống như những viên kim cương, còn chúng tôi là một bãi cát...". Là một người Việt Nam, tôi nhạy cảm với mọi lời nhận xét của người nước ngoài về nước mình, nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ đó là một lối nói khiêm tốn đặc trưng của người Nhật Bản, và sau đó không ngừng nhắc lại câu nói ấy với các đồng nghiệp trong nước để cùng nhau hởi lòng hởi dạ. Chúng mình là kim cương cơ mà!

    Nhưng rồi khi lòng mình lắng lại, dần dần cùng với thực tế, nghĩ thêm và đọc thêm, tôi mới nhận ra hết được ý nghĩa thâm thuý của câu nói ấy. Thì ra ông bạn Nhật Bản muốn nhắc một câu nói của Tôn Dật Tiên, từng ví dân tộc Trung Hoa trước cách mạng là "một bãi cát lỏng lẻo", nhưng cách mạng đã biến họ thành "một tảng đá cứng được hình thành bằng cát trộn với xi măng". Từ đó tôi luôn đặt câu hỏi trí thức Việt Nam có thật, và có nên nghĩ rằng mình là những viên kim cương hay không?
    Kim cương thì quý, vì hiếm nên quí chứ không hẳn do công dụng thực tiễn của nó. Nhưng kim cương thì khó đẽo gọt, lại khó có thứ gì như xi măng để có thể kết hợp chúng lại thành "một tảng đá cứng". Mà ai cũng biết tự cho mình là viên kim cương cả nên muốn dùng ánh sáng của riêng mình để tự phát sáng, hay tự phô trương...
    Nguyên nhân của sự "khó ngồi với nhau" còn đó, nên khi chưa được sử dụng đúng với vai trò của mình nên hiều khi kim cương lại bị coi là cát. Thời bình cần trí thức nhiều hơn và một trong những điều kiện bắt buộc là họ cũng "ngồi với nhau", là phải cũng hướng đến lợi ích chung, phải quên bớt bản thân mình đi.

    Nhiều khi trí thức Nhật Bản mà tôi thấy, khi đứng riêng lẻ ai cũng là người giỏi nhất, nhưng khi họ biết cách làm việc cùng nhau, họ đã làm được những công trình thật sự lớn lao. Quá trình hiện đại hóa càng phát triển lại càng đòi hỏi nơi mỗi cá nhân một sự hợp tác chặt chẽ và đó là một đòi hỏi tất yếu.
    Tiến sỹ Dương Thiệu Tống
  10. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Người Việt xấu xí: Lòng ganh tị của các nhà khoa học



    Lòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.


    Sở dĩ như vậy là vì trong phần lớn các cơ quan của ta, kể cả cơ quan khoa học, dân chuyên môn thường lép vế một cách tuyệt đối nếu đồng thời không phải là cán bộ hành chính hay tổ chức.

    Ngay cả về phương diện chuyên môn, cán bộ hành chính hay tổ chức, dù không phải là dân chuyên môn, cũng có quyền quyết định khi xét duyệt các công trình chuyên môn (quyết định đưa vào kế hoạch, quyết định cho phép công bố hay thi công, quyết định cách đánh giá khi xét ?olao động tiên tiến? hay ?ochiến sĩ thi đua??). Điều này hoàn toàn hợp lý, vì mỗi công trình khoa học hay nghệ thuật đều là một đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân.

    Hơn nữa, ta thấy có những người nhường quyền tác giả công trình nếu liệu chừng công trình sẽ khó được khen thưởng do tác giả có sai phạm gì đó về đạo đức hay thuộc một thành phần có vấn đề, để ?odồn? thành tích lại cho một người khác có những ưu thế khiến cho họ dễ được chấp nhận thành tích hơn.

    Vì vậy, các chuyên gia lần lượt thôi làm khoa học kỹ thuật và chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để có thực quyền về khoa học kỹ thuật.
    Cao Xuân Hạo

Chia sẻ trang này