1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc "Người Trung Quốc xấu xí" - Người Việt có xấu xí không?

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi missdanang, 26/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Người Việt xấu xí: Lấy hoà làm quý



    Một người Việt Nam lớn lên vẫn không quen với rất nhiều lời răn dạy về cách sống, cách cư xử ở đời... thôi thì chịu chín bỏ làm mười, một sự nhịn chín sự lành, thôi thì đóng cửa bảo nhau, thôi thì dĩ hoà vi quý... tất thảy đều mang một tấm lòng khoan nhượng. Nhưng những tính tốt ấy có phải lúc nào cũng là một cách sống tích cực?

    Nếu nhìn vấn đề ở góc độ lịch sử, những cái đang trở thành nhược điểm của người Việt Nam hiện nay chủ yếu được hình thành trong thế kỷ 20.

    Một thế kỷ đầy biến động, chúng ta kế thừa một thứ chủ nghĩa phong kiến để chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, và quy luật chiến tranh đè bẹp, lấn át mọi quy luật kinh tế xã hội. Ở miền Bắc hình thành cơ chế bao cấp - không có cơ chế đó chúng ta không thắng Mỹ được.

    Nhưng bao cấp, nhất là bao cấp kéo dài sau năm 1975 lại làm nảy sinh hai đứa con tệ hại là thói đạo đức giả và thói vô trách nhiệm. Báo ?oOng đất? của Bungari nhìn lại thời kì này của chính họ, đã tổng kết nên 6 nghịch lý mà ta có thể tham khảo :
    - Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
    - Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
    - Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
    - Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
    - Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
    - Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý".
    Bây giờ cơ chế thị trường lại sinh ra hai đứa con là nóng ruột kiếm tiền và cắm đầu hưởng thụ. Mọi nhược điểm chỉ phát huy tác dụng trong môi trường của bốn thói xấu này. Một câu nhịn, tốt quá. Nhưng nếu tôi vô trách nhiệm, đó là sự biện hộ cho thói vô trách nhiệm của tôi.
    Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh
  2. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Người Việt xấu xí: Chữ tín không quan trọng



    Người Việt Nam mạnh về nghĩa mà yếu về tín. Lời ấy dễ khiến người nghe giật mình vì sự nặng lời. Ai nghe cũng cảm thấy mình như là bị "sốc", mặc dù vẫn lờ mờ hiểu rằng điều đó không phải là không có lý.

    Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Để trả lời trước hết cần đặt thêm một câu hỏi, chữ tín cần cho ai?

    Kinh tế nông nghiệp không cần. Trong nông nghiệp, lao động không phải sản xuất, lao động chỉ tác động lên quá trình sinh học của vật nuôi và cây trồng. Người lao động trong nông nghiệp không làm chủ được kết quả lao động, nhiều khi công sức bỏ ra rất nhiều nhưng thiên tai một cái là trắng tay...

    Còn trong công nghiệp, tôi bỏ từng này sắt, từng này thời gian, nhiệt độ, tôi biết sản phẩm của tôi thu được sẽ như thế nào. Đó chỉ là một ví dụ.

    Do tính chất không đồng bộ của lao động và sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên tư duy co dãn, tính toán co dãn hình thành. Từ đó đẻ ra một tập quán du di, mười cũng như chín, xấu một chút cũng được, hôm nay cũng được mà mai cũng được, hôm nay không làm cỏ thì mai sẽ làm... Chữ tín ở đó không quan trọng. Một nền kinh tế hàng hóa thật sự thì hoàn toàn khác. Yêu cầu của kinh tế thương nghiệp là sự chính xác về số lượng, chất lượng và thời gian.
    Trong bối cảnh mà quan hệ giữa các cá nhân đòi hỏi chữ tín tới cái mức chữ tín có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh tế hay lợi ích vật chất của họ, thì chữ tín đặc biệt sẽ nổi lên như một chuẩn mực. Người Việt Nam trong chiến tranh rất "tín" - chữ tín đó được quy định bởi kỷ luật quân đội. Nhưng kỷ luật quân sự tự nó cũng là một chuẩn mực xuất phát từ một thực tế là hoạt động của nhiều người với nhau, đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cá nhân, các nhóm người và điều đó ảnh hưởng tới sự thành bại, sống chết...
    Nhà văn Sơn Nam: Vì sao người ta thất tín, vì tham cái vụn vặt, chỉ thấy cơ hội trước mắt, không thấy cơ hội lâu dài. Tôi đã từng thấy nhiều người, trẻ không lo học hỏi, đương chức đương quyền không lo làm hết trách nhiệm, đến lúc về già hết quyền hết chức mới nói đến trách nhiệm, mới lo đến dân đến nước thì còn lợi ích cho ai, mà biết là vì ai. Nói được mà không làm được khi có thể làm cũng là một sự bội tín.

    Sự chụp giựt, lý luận mỗi lúc một khác, thiếu một chính sách một cách lâu dài (ngay từ những việc nhỏ như chuyện đặt tên đường, chuyện giải toả...) cũng là một cách đối xử không đúng với chữ tín.

  3. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Người Việt xấu xí: ?oSợ? những vật lạ



    Nếu bỗng nhặt được vật thể lạ, người Việt ta sẽ về gọi mọi người cùng ra xem, sau đó cãi nhau như mổ bò mỗi người một ý, tiếp đó mỗi anh tự về bắt chước làm một cái vật na ná với cái vật lạ mà họ chưa biết gọi tên kia. Còn cái tên gọi thật, bản chất thật của cái vật đó, là việc cần biết nhất thì vẫn không ai biết...

    * Khuê Văn. "Ðể tìm hiểu tính cách của các quốc gia trên trái đất, người vũ trụ mà toàn thể người trên trái đất chưa bao giờ nhìn thấy, thả một vật thể xuống giữa đường rồi ngồi trên đĩa bay chờ xem phản ứng của người trái đất ra sao nếu người đó nhặt vật thể ấy lên.

    Sau khi nhặt vật lên, nếu chăm chú nhìn vật đó từ mọi góc độ có lẽ đó là người Pháp. Ngược lại, nếu người đó nhặt lên rồi ghé vào tai lắc lắc thì đó là người Ðức. Người Pháp là dân tộc có năng khiếu hội hoạ nên họ sẽ cố gắng lý giải đồ vật dưới góc độ thị giác, còn người Ðức lại có năng khiếu âm nhạc, dân tộc đã sản sinh ra Beethoven sẽ cố gắng nhận thức vật đó bằng thính giác.

    Thế nhưng, nếu là người Tây Ban Nha, đất nước của trò đấu bò tót, khi nhặt vật đó lên, để thoả trí tò mò họ sẽ đập vỡ nó ngay chứ không xem xét bằng tai hay bằng mắt gì cả.

    Người Anh không giống với người Tây Ban Nha là hành động trước rồi mới suy nghĩ. Là người Anh, họ sẽ nhặt vật đó lên, kiên trì sử dụng nó vào việc này hay việc khác và sau khi rút ra kinh nghiệm mọi người sẽ tập trung lại rút ra kết luận đó là vật gì.

    Còn Người Trung quốc, một dân tộc già dặn và kiên nhẫn hơn người Anh rất nhiều, nên trước khi nhặt vật đó lên người ta sẽ nhìn xung quanh rất kỹ, sau khi xác định là không có ai nhìn thấy thì "người quân tử" đó nhặt nó lên thận trọng đút vào tay áo. Với anh ta, vấn đề không phải đó là cái gì mà là việc vật đó tồn tại mới quan trọng, bởi vì rồi cũng có lúc anh ta biết đó là vật gì.

    Với người Hàn Quốc, một dân tộc từng bị đói khổ trong trong thời kỳ Nhật thống trị trước kia, phản ứng trước tiên là phải thử bằng lưỡi.

    Trong cuộc thể nghiệm này tất nhiên không thể thiếu được người Mỹ và người Nga, hai đại diện của phía Tây và Ðông, có lẽ trái với sự chờ đợi của chúng ta, họ không có phản ứng gì đặc biệt, không phải đau đầu suy nghĩ!

    Vậy thái độ của người Nhật sẽ như thế nào? Với người Nhật, họ không cầm lên ngắm nghía hay lắc thử, cũng không đập vỡ hay lặng lẽ cho vào tay áo. Họ không nhờ sự trợ giúp của máy tính hay đảng phái nào bởi vì là những con người rất hiếu kỳ. Quả là như vậy, sau khi nhặt lên, người Nhật sẽ làm thử một cái giống như thế và chắc chắn không chỉ để chế tạo ra một vật hoàn toàn đúng kích thước của vật thật mà còn thu nhỏ lại một cách tinh xảo, gọn tới mức có thể cho vào lòng bàn tay. Sau đó, họ sẽ ngắm nghía một cách kỹ càng và nói: "Nasudoho!" (à, ra thế!) và vỗ đùi sung sướng.
    Bạn thử nghĩ xem, nếu người Việt chúng ta nhặt được vật đó, thái độ sẽ thế nào?"
    Tôi cảm thấy nóng gáy. Tất nhiên không chỉ để tìm ra câu trả lời về phản ứng của người Việt chúng ta. Trong các liệt kê ở đây không có người Việt, có nghĩa là chúng ta vẫn bị xem như một xứ nhược tiểu.

    Tính cách dân tộc của chúng ta không đủ mạnh cũng như tầm vóc của chúng ta chưa đủ lớn để có thể liệt kê với các dân tộc khác trên thế giới. Song, dù thế nào chúng ta cũng phải có một phản ứng trước vật thể lạ kia nếu chẳng may trên đường đi chúng ta bắt gặp chứ! Vậy thì người Việt sẽ làm gì? Ðây là suy đoán của tôi:
    Khi nhìn thấy vật đó, người Việt sẽ chạy đi tìm nhiều người khác cùng đến xem. Sau khi phỏng đoán xem vật đó là gì, một cuộc tranh cãi khủng khiếp đã diễn ra, chỉ vì không ai chịu công nhận tuyên bố của kẻ khác. Ai cũng cho rằng mình đúng. Rồi mệt mỏi, bất phân thắng bại, mỗi người về tự làm một vật giống với vật mà họ đã trông thấy theo trí tưởng tượng của riêng mình. Kết quả là có rất nhiều vật trông có vẻ giống với vật lạ mà họ thấy nhưng vật kia là gì thì họ vẫn không thể biết được. Ðối với người Việt thì "vật kia là gì?" có vẻ không quan trọng bằng việc ai đoán đúng.
    Nếu vật kia là vật chất, trên thị trường sẽ có rất nhiều hàng giả, giống như thật nhưng không dùng được. Nếu vật kia là siêu hình, một học thuyết hoặc một tư tưởng, một chủ trương nó sẽ được áp dụng rất thô bạo và sai lệch bởi vì điều quan trọng nhất: "Nó là cái gì?" thì người Việt Nam thường tỏ ra kém năng khiếu khi giải thích bản chất sự vật. Chúng ta đã có bao nhiêu bài học vì sự sai lệch này?
    Và điều mà chúng tôi vẫn muốn quan tâm là: theo bạn, người Việt Nam chúng ta sẽ làm gì?
    * Thảo Hảo. Ở nước ta, bản thân việc nhặt được vật lạ chưa phải là tốt hay xấu, mà phải đợi cho có kết luận của cơ quan chức năng sau khi xem xét mới biết là rủi hay may. Chính điều này nhiều khi làm ta lưỡng lự khi bất chợt thấy một vật lạ trên đường.
    "Có nên mang về không? Có nên hét lên cho mọi người biết là nó "lạ" không?" Ta tự hỏi. Bởi vì ta đã biết bố mẹ chúng ta hình như hơi sợ những cái gì là "lạ", họ cho rằng hệ tiêu hóa của chúng ta còn non nớt. Nếu chúng ta hét lên, họ giấu béng vào tủ, và chúng ta cũng mất luôn cả cái cơ hội gọi bạn bè đến mà thảo luận về bản chất cũng như tên gọi của cái vật lạ kia.
    Nếu bạn thường xuyên sống trong tâm trạng "không-để-bố-biết-mình-nhặt-được-vật-lạ", thì lâu dần, bạn sẽ mất thói quen ngắm nghía vật lạ ngay cả khi nó nằm hẳn trong lòng bàn tay. Trong khi con cái nhà người ta, được bố mẹ khuyến khích đi tìm cái lạ, sẽ băng rừng, vào núi, mang về những thứ lóng lánh để mà tự hào. Cũng có khi mang về, bố mẹ nó sẽ cho nó biết, vật này thường lắm, chẳng lạ đâu con, khiến nó thất vọng vứt đi, thì ít nhất cái cuộc hành trình đi tìm cái lạ của nó cũng đã là một phần thưởng.

    Thế đấy, người Việt Nam ta là con nhà lành, bố mẹ cẩn thận (có lý do). Cẩn thận dạy con tránh vật lạ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, với những bài văn không được đi chệch lối, sách đọc tham khảo thì chỉ nên đọc tác giả này (tức là thầy) mà đừng đọc tác giả kia, không thì điểm kém. Cẩn thận tránh ngắm những triển lãm nhìn-mãi-không-hiểu-ý; tránh cho nhau đọc những từ ngữ mạnh bạo, tình tính dục gì đó - những cái có thể đề cập đến tận đáy sâu con người; Ở tầng nông, lửng lơ thôi, vì đáy sâu là đáy lạ, không ai xuống tận nơi thẩm tra được.
    Chúng ta đã được giáo dục để tránh xa cái lạ, đến mức gán cho cái lạ đến 70% là nguy hiểm. Trước những vật thể lạ, chúng ta không dại mà cầm lên ngay, dí sát vào mắt tìm tương quan thị giác như người Pháp, càng không mạo hiểm lắc lắc bên tai tìm tiếng nhạc như người Ðức, càng quyết không đập vỡ xem cái bản chất, cái tận cùng của nó là gì, như chú Tây Ban Nha...(những cái này tôi lấy ở đọan trích trong bài của Khuê Văn, chứ "lạ" thế, tự tôi không nghĩ ra.)
    Không, chúng ta không liều mạng thế. Việc trước nhất, ta phải ghi nhớ: đã lạ là nhiều phần nguy hiểm. Nên nếu thấy vật lạ, chúng ta cần rủ vài người cùng đến xem cho có nhiều kẻ cùng phạm tội. Ta đứng từ xa, và quyết không đưa ra ý kiến rõ ràng. Bởi vì, nếu ý kiến của ta hay, anh bên cạnh sẽ ăn cắp mất (và đăng trên báo khác), nếu ý kiến của ta nhỡ đâu không đúng, thế thì mất mặt ta. Mà thật ra, ta không phát biểu bởi vì ta cũng không chắc được lời ta nói ra là đúng hay là sai, là hay hay là dở. Về vật lạ, ta cần có một cơ quan thẩm định, với những nhân vật ta biết thẩm định còn dở hơn ta, họ hẹn 2h nhưng 6h vẫn chưa thấy tới. Nhưng ta phải đợi họ đến, vì không thì ai là người chịu trách nhiệm trước cái vật lạ khốn kiếp tự nhiên rơi xuống cuộc đời đều đặn và an nhàn này.
    Thế rồi ta oán vật lạ... Lạ làm gì không biết cơ chứ!
    Cơ quan thẩm định rồi cũng tới, khi tất cả đều đã mòn mỏi. Và vì họ cũng là người Việt Nam, cho nên họ cũng sẽ im lặng, vì họ cũng hoang mang như ta...
    Tất cả sẽ đợi như thế. Trăng sẽ lên. Trong ánh trăng bàng bạc mà cô độc ấy, vật thể lạ trên mặt đường tan dần, tan dần. Nó teo tóp lại, lộ rõ vẻ vô hại, bợt bạt dần đi, mang theo cả cái bí mật trong lòng, trôi đi mất cả xuất xứ.
    Và chúng ta ra về, hội đồng giám định về trước vì có xe con. Chúng ta ra về sau, lòng hơi buồn buồn, vì mãi vẫn không có ai sờ được đến vật lạ đó, ngửi tới nó, thậm chí đá vào nó một cái. Và nhất là, trong lòng ta lại tiếc rẻ, nếu biết nó không hại như thế này, thì lúc nãy mình đã liều khen một câu, rồi mang về, bán.

  4. Gravity

    Gravity Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    286
    Người Việt xấu xí: Bệnh thờ ơ


    Đổ cho bận rộn, cho tất bật, chúng ta đang đạp lên những số phận?
    Một người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và? phẩy tay ném vào quên lãng.
    7h30 sáng, ngã tư Kim Liên - Đại Cồ Việt - Lê Duẩn - Giải Phóng đông nghẹt người, mù mịt khói bụi. Người đàn ông trong bộ quần áo bộ đội cũ kỹ, chiếc mũ cối trên đầu nát bấy như những đường hằn dọc - ngang trên khuôn mặt len lỏi giữa dòng người chật như nêm.

    ?oCháu xin các bác ở phố ạ. Con trai cháy bị tai nạn nằm bệnh viện ạ. Cháu xin các bác cho cháu vài hào mua suất cơm trưa cho con trai cháu ạ!? - Cứ thế, với ngữ điệu khẩn cầu kiên nhẫn, người đàn ông một mình chống chọi với những âm thanh rùng rùng quanh mình.

    Những ánh mắt tò mò dừng lại, những bánh xe vô cảm cứ tiếp tục vòng quay. Một vài người tranh thủ lúc chờ đèn xanh quay sang nhau ?ochia sẻ? kinh nghiệm: ?oLại Cầu Diễn đấy mà, thu được cả đống bạc về quê xây nhà chứ chả chơi!?

    Két, rầm? Một người đàn ông ngã sõng soài giữa lòng đường. ?oKhiếp quá, lại tai nạn!? - người ta quay ra kháo nhau rồi? thản nhiên tiếp tục hành trình. Những người hiếu kì bỏ cả cửa hàng ?onhiệt tình? băng qua đường xúm lại xem.

    5 phút, 10 phút, người đàn ông vẫn nằm bất động trước những lời xì xầm bàn tán, những cánh tay chỉ trỏ. ?oChết chưa? Chắc chết rồi, nằm im thin thít thế cơ mà!?

    15 phút sau, anh công an phải vất vả lắm mới chen được tới chỗ người gặp nạn. Một tiếng rên khe khẽ, ngón tay người đàn ông động đậy, anh công an tá hoả: ?oTrời ơi, bao nhiêu người thế này mà không ai gọi dùm xe cấp cứu, bằng giết người ta đây này!?. Những ánh mắt nhìn nhau, một chút hối hận, một chút ái ngại và cả những cái liếc xéo sắc lẹm ?orõ khéo chuyện?.

    Bà cụ ngồi bất động bên máy con búp bê len nhỏ thó. Không mời chào, không nài xin, ngày nào cũng vậy, cụ cứ ngồi như thế bên cạnh gốc cây cổ thụ gần trụ sở ngân hàng ANZ, lặng lẽ nhìn người qua đường.

    Khách nước ngoài tò mò dừng lại, có người nhấc mấy con búp bê len ngắm nghía, tỏ ý thích thú, bỏ chút tiền vào chiếc cơi trầu rồi đi tiếp. Người ?ota? thì khác hơn, chỉ ngoái lại nhìn và tiếp tục hành trình với bao nhiêu lo toan phía trước.

    ?oHậu? vô cảm

    Một người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và? phẩy tay ném vào quên lãng. Nhưng, có một người tò mò với quyết tâm âm thầm bám theo người đàn ông ăn xin, để tê tái chứng kiến cảnh một người bố ngồi nhằn lại đống cùi dưa hấu, rồi tất tả xách cặp ***g cơm đạm bạc tới buồng bệnh cho con trai.

    ?oCon ăn cơm đi, bố tranh thủ ăn ngoài hàng rồi!?

    ?oBố lại nhường con rồi, thôi bố con mình ăn chung vậy, con cũng không đói lắm!?

    ?oVớ vẩn, bố không ăn làm sao có sức chăm con, ăn đi con, ăn đi cho nóng! Yên tâm, bố vừa được lĩnh trợ cấp thương binh rồi.?

    Người con trai cụp mắt giấu những giọt nước mắt đã ngân ngấn, miếng cơm nuốt hình như càng thêm khó nhọc?

    Quán bên đường chiều muộn, chị bán hàng le te thông báo một tin sốt dẻo: ?oNghe nói, cái ông sáng nay bị tai nạn ?ođi? rồi. Bác sĩ bảo, giá được cấp cứu sớm hơn thì không đến nỗi!? Những ?ongười hiếu kì? tảng lờ như không nghe thấy?

    Gốc cây cổ thụ trên khúc quanh đẹp nhất Hà Nội sáng nay vắng hoe hoắt. Không thấy bóng dáng quen thuộc của bà cụ. Mấy chị bán thuốc lá mẹt kháo nhau: ?oCụ bán búp bê len vừa ?otịch? hôm kia. Mấy hôm trước cụ ấy vẫn ngồi đây nhưng không thấy bày búp bê ra. Tôi cũng đoán là cụ ?ogiở chứng chết?, thế mà trúng phóc!?

    Một giọng bình phẩm khác ra chiều còn ?ohình sự? hơn tiếp chuyện: ?oLúc cụ ấy chết, mới toé toè loe ra con cái cũng đông đúc và phương trưởng lắm. Quàn tại Phùng Hưng cơ đấy, bao nhiêu ôtô con đến viếng!?

    Vẫn còn những tấm lòng?

    Trên con đường Hoàng Quốc Việt nườm nượp người xe, một cậu bé chừng 14-15 tuổi nằm thõng thượt giữa lòng đường, máu tươi ri rỉ chảy ra từ miệng. Dòng xe cộ đang thẳng tắp bỗng chốc cong đồ thị hình sin nhưng vẫn tiếp tục chuyển động.

    Không ai có ý định dừng lại, hay tại dòng người liên tục trong vòng quay hối hả không cho phép ai đó dừng lại? Thế mà, có một phụ nữ với cái bụng bầu vượt mặt đã dừng lại. Chị áp sát chiếc Spacy sang trọng (mà theo lẽ thường thì để đâu cũng phải nhìn trước ngó sau vì sợ? xước) vào lề đường, hối hả đặt tay lên ngực cậu bé, miệng không ngớt: ?oCấp cứu, cấp cứu các bác ơi!?

    Cảnh tượng ?olạ thường? ấy hình như đã lay động được những trái tim vô cảm. Nhiều người dừng lại, nhiều điện thoại được móc ra. Xe cấp cứu đến, rồi cảnh sát 113 cũng đến. ?oChị bụng bầu? sau khi tường trình sự việc với lực lượng 113 còn dặn với theo: ?oCác anh tìm hiểu xem nhà cậu ấy ở đâu giúp em nhé!?

    ?oThế chị không phải là người thân sao?? - một cảnh sát ngạc nhiên hỏi và ngạc nhiên hơn khi nhận được câu trả lời nhẹ tênh: ?oDạ không, em chỉ là người đi qua đường thôi!? Rất nhiều ?ongười đi đường khác? chợt sững nhìn nhau, có lẽ họ giật mình?

    Huyền Dương
    Tạp chí Thời Trang Trẻ

  5. QUO_VADIS

    QUO_VADIS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2001
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    _Đề tài này trước đây cũng có người nói rồi, nhưng sau đó thì ko hiểu vì sao lặn ko sủi tăm, chắc các bác hứng chí wá nói lung tung đi lạc sang phần "lạ" nên bị các mod xoá đây mà, phải có lời khen các mod ở đây có tinh thần cảnh giác rất cao. Các bài của Gravity đưa lên hay đấy, cậu mà tìm được bài của GS. Vượng nữa thì tuyệt vời, thật lòng mà nói khi đọc xong NTQXX mình nghĩ nếu đổi lại là NVNXX thì vẫn đúng như thường, xem ra dân mình tiếp thu "tinh hoa" của nước bạn hơi nhiều . Có người đọc xong vẫn bình chân như vại, nói rằng cái nào cũng có mặt tốt mặt xấu, thế chẳng phải là kiểu nói nước đôi ah, uh thì rằng khi anh nói thế thì cũng chẳng ai cãi được anh nhưng lời nói đó chẳng mang lại cái đ. lợi ích nào cả . Cái chính là chúng ta phải nhận ra mặt nào tốt để phát huy và mặt nào xấu để loại bỏ . Người Việt chúng ta có tính xấu là sợ trách nhiệm (cái này đã nói rồi,mình chỉ bổ sung vài ý) nên cũng ko dám nhận xét , vừa mới bảo cái này làm ko đúng , thế là đã nghe "anh nói thế thì anh giỏi làm hơn người ta xem nào,định chơi nổi ah,tinh tướng " thì co vòi lại, việc gì cũng nhất nhất làm giống người khác, sợ bị coi là khác người . Đến việc khen ai đó cũng dường như wá khó, người được khen thì vênh mặt lên, chưa nghe hết câu đã lên mặt dạy đời, tự cho mình thế là giỏi, ko cần để ý gì đến ai nữa, người khen từ đó ko dám khen ai khác, sợ bị coi thường , người giỏi có ít thành tích thì đi đâu cũng khoe , sợ mọi người ko biết mà coi thường mình, người ta làm chuyện gì cũng mở mồm chê bai, bất kể đúng sai thế nào, người khác làm đúng thì trong lòng ko phục, tự nhủ là nó gặp may, chứ có tài cán gì, trong lòng đã tự tôn lại thêm ích kỷ, người như thế thì bố ai mà moi ra được 1 lời khen .

Chia sẻ trang này