1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc sách Chu Lai

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 06/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Pho nha binh (3)
    Ay vậy mà tôi vẫn về chậm mất gần một năm so với cái thời điểm hệ trọng đó. Một công trình xây dựng liên doanh với Bạn đã giữ chân tôi suốt một mùa mưa bên kia biên giới Việt - Lào.
    Trở lại Quân khu, tôi tính nhảy ô-tô về Hà Nội luôn nhưng hỏi cậu văn thư không có lá thư nào gửi cho mình, lại ngần ngừ. Nó giận ư? Hay Hương chưa về? Không về? Hoặc... Ðã nghĩ thì nghĩ cho đủ hướng theo đúng tác phong tác chiến người lính, hoặc nó đã nghĩ lại về cái gọi là một phần mười tính sẵn cho tôi? Không có lý. Nó không phải là người như thế và tôi cũng chẳng phải là cái thằng dễ chấp nhận mọi sự cưu mang của người đời. Khổ! Khi còn nghèo, bạn bè đến chơi với nhau dễ dàng biết bao, bây giờ khá giả rồi, mỗi sự đến là nỗi đắn đo hèn cả người. Song tôi vẫn quyết định đi, bởi lẽ có một sinh vật đứng trên mọi đắn đo tầm thường đó. ấy là bé Thảo, hơn hai năm không gặp nó rồi.
    Ðến Hà Nội, trời vừa sập tối. Tôi bước về phía nhà Thẩm mà chân tay líu ríu như bước về chính ngôi nhà của mình, bụng dạ cứ cồn lên không hiểu giờ đây ngôi nhà nó ra sao?
    Muốn đến Thẩm, tôi buộc phải đi qua các gia đình của kẻ ăn mía đêm độ nào ở góc phố. Ðúng là phố Nhà Binh năm nay đã ra cái dáng vàng son choáng ngợp của một vị thế thương trường buôn bán lắm! Mải nhìn ngó, tôi đập mắt vào góc phố lúc nào không hay. Và hơi dừng lại. Góc phố trước trống trơn nay đã mọc lên vài ba hàng quán, đèn điện sáng trưng. Nơi có chiếc chiếu rách trải ra năm nọ lúc này là một điểm chữa xe máy bình dân với đầy đủ các loại đồ nghề vá chín, cờ lê, mỏ lết... nằm xếp lớp trong thùng gỗ. Gần đấy, có chừng hai, ba chiếc cúp xanh đỏ đang chờ đến lượt mình được sửa chữa. Quái lạ hơn, quái lạ đến nỗi tôi khó có thể tin vào mắt mình được nữa; tay thợ xem ra có vẻ đầy uy tín nghề nghiệp đó lại chính là... gã đàn ông hay ăn mía đêm ngày nào! Thùng thình trong bộ quần áo bò Liên Xô lem luốc mỡ dầu, một hàng râu quai nón chạy lộn xộn xuống tận cằm, anh ta rõ ràng ra phong thái một tay thợ lành nghề đang hết sức càu cạu vì cớ sao cho đến tận giờ này vẫn còn khách đến quấy rầy! Quả thật nếu không nhờ vào cặp môi dày phồn thực vẫn đang trễ xuống kia và cái lối nhìn gườm gườm đầy tính quân chủ độc tài ấy thì có lẽ tôi đã không tài nào nhận ra anh.
    Lia mắt sang phòng nhỏ tuềnh toàng như chiếc lô cốt còn nguyên màu vôi ve nham nhở quét ẩu bên cạnh, tôi lại vấp tiếp phải một điều quái lạ nữa: người đàn bà cóc cáy làm nghề chôm chỉa giờ đây đang ngồi trước bàn bán tiết canh cháo lòng, gọn gàng, tươi tắn và không ngơi tay múc cháo cho khách. Tất nhiên, cái để tôi nhận ra vẫn là đôi mắt lá răm liếc xéo xéo qua mặt mọi người và điếu thuốc lá loại rẻ tiền ướt nhoèn đang gắn trên môi.
    Chưa hết! Bên trong, trên một chiếc giường ọp ẹp, giữa vùng ánh sáng đỏ quạch, có hai đứa nhỏ, con chị nựng con em đang cười rinh rích. Cha trời! Chả lẽ đây là hai sinh mạng đã được ra đời trên cùng một vỉa hè võng vãnh muỗi bay?
    Bất giác tôi quay người đi nhanh sang bên kia đường. Chán quá! Thì ra người ta không chỉ chạy trốn những ấn tượng nặng nề mà còn có xu hướng trốn chạy cả những cú sốc ngọt ngào mà trái tim chai sạn ít khi được nếm trải.
    Quán nước quen thuộc có ngọn đèn dầu thắc thỏm dường như đang chờ tôi trong vẻ buồn tênh cố hữu của nó. Người đàn bà giáo viên không còn ngồi ở đó với nụ cười cố tạo ra nữa. Chị đã được người ta mời đi dạy trở lại. Thay chị bây giờ là ông chồng, vốn là đạo diễn phim tài liệu vừa nghỉ hưu hoặc do công việc làm nhiều người khôn của khó mà xin về nghỉ sớm (?). Chính nhà đạo diễn đã có một thời tên tuổi này kể cho tôi nghe đoạn đời kế tiếp của gia đình gã đàn ông hay gặm mía kia. Từ nơi đóng quân cạnh vườn mía. Anh ta quyết định thuê dài ngày một chiếc xe đạp Vĩnh Cửu ngày ngày thồ mía từ Ðan Phượng đi buôn bán ở các huyện. Sau mấy tháng kèo kẽo, người gầy rộc đi đến năm cân, anh ta đã có một khoản tiền để đầu tư vào lò đường của chính ông bố vợ trên mạn ngược. Lỗ cùng chịu, lãi chia đôi, lại trúng. Một năm sau, anh ta rút chân ra khỏi nghề đường, tạm biệt vợ con, nhảy tàu vào Ðà Nẵng tìm gặp một người bạn cùng đơn vị cũ, học nghề sửa chữa xe máy. Hai tháng sau trở về, anh ta bỏ tiền thuê dài hạn cái nhà kho bỏ đi này, sang sửa một chút ít và quyết định sống suốt đời ở đây, nơi góc phố có nhiều kỷ niệm...
    Câu chuyện giống như một dòng sông mùa hạ mát mẻ mà tôi vừa được trầm mình xuống. Tôi không muốn hỏi thêm về Thẩm bởi lẽ tôi muốn dành cho chính tôi một sự bất ngờ mới mẻ tiếp theo. Vậy là dòng đời đang xuôi chảy thuận chiều. Gia đình kẻ khó đã có bát ăn bát để, bà giáo thạo việc đã trở lại bục giảng và Thẩm, chắc chắn đang tồn tại ở một cấp độ khác hơn.
    Tôi bước đến ngôi nhà ba tầng của nó... Chao ôi, màu sắc, đường nét, sự bề thế mới gợi lên dáng dấp một cái vila sang trọng làm sao! Chợt thấy buồn... Rốt cuộc, nó vẫn có được tất cả mà khỏi cần đến tôi. Thôi được, miễn là nó đã có. Thế là mừng.
    Phía bên cánh cửa xếp bằng sắt sơn nhũ bạc là tấm bảng đề: đại diện hãng X thành phố Hồ Chí Minh. Chà! Gớm thay cho vợ chồng nhà này, nghĩ gì làm đó, ghê thật! Tôi bấm chuông... Cùng với tiếng chó hộc lên ồm ồm, một khuôn mặt thiếu niên chất phác ló ra trên khoen tròn cánh cửa nặng nề đang đóng kín.
    - Bác tìm ai ạ? - Cậu thiếu niên hỏi, tiếng nói vẫn còn ngầy ngậy chất quê.
    - Mình là Hà, bạn thân của ông chủ nhà đây.
    - A... Bác là bác Hà! Cô chú cháu nhắc đến bác luôn. Bác tránh ra tí để cháu mở cửa... Thế!
    Sao lại phải tránh? Tôi lùi lại và nghe tức khắc tấm cửa đồ sộ được dồn xếp sang hai bên ngọt xớt. Khá, hóa ra cửa tự động thật! Tôi thầm kêu lên và không thể không né người đi tránh qua mõm con béc-giê lông xám to tướng đang nằm phục ở góc nhà, bên cạnh những đống vỏ đồ hộp JVC rỗng không. Khá! Tôi lại thầm kêu lần nữa.
    - Chú cháu có nhà không? - Tôi hỏi khẽ.
    - Có ạ!... - Nó trả lời ngập ngừng - Ðể... Ðể cháu lên báo.
    - Vẽ! Tao là chiến hữu ruột, báo biếc gì.
    - Dạ, nhưng...
    Vừa lúc đó, từ trên tầng gác sáng xanh ánh đèn nê-ông bay xuống một tiếng trẻ khóc ré, liền đó là một cái bát hay cái cốc đập choang vào tường. Rồi một tiếng rít nhừa nhựa:
    - Mày có câm đi không, cái con tội nợ kia! Không ăn thì cút xéo đi chứ không phải bữa nào cũng chống đũa, nước mắt ngắn nước mắt dài như thế.
    Tiếng khóc được kìm nén khổ sở, chuyển sang tức tưởi. Tiếng khóc của bé Hương Thảo! Bỗng dưng thấy xót ruột, tôi bước nhanh lên cầu thang... Trời ơi, cái gì thế kia? Trước mặt tôi, qua cánh cửa khép hờ là một người đàn ông râu ria xa lạ, tóc dài bờm xờm, áo quần nhàu nát ngồi bên mâm cơm lỏng chỏng mấy cái bát, cái đĩa lạnh ngắt, bên cạnh có chai rượu trắng đã cạn gần sát đáy. Bằng đôi mắt đỏ quạch và u tối, ông ta gằn gằn nhìn vào góc tường, nơi bé Hương Thảo tội nghiệp của tôi đang đứng khoanh tay, mặt úp vào cánh cửa sổ đóng kín, đôi vai thon nhỏ cứ từng chập từng chập rung lên... Tôi vẫn đứng chết sững. Sao lại thế này? Thằng Thẩm đâu? Mẹ Hương nữa đâu? Gã đàn ông phàm phu điên dại kia là ai?
    Chả lẽ lại là bố dượng ư?
    - Mày còn thương lắm à? Hừ? - Tiếng quát tiếp tục bật ra từ bộ râu lùng nhùng nửa trắng nửa đen.
    - Cút! Cút đi theo con đĩ ******! Cút! Giời ạ! Sao tôi khổ nhục thế này?
    Lão ta lúc lắc cái đầu to tướng, mặt nhăn quắt lại ghê sợ và, thật bất ngờ, từ hai hốc mắt sâu hoắm của lão, anh ánh hai giọt nước mắt rịn ra... Tôi bỗng rủn người! Thằng Thẩm!... Chính thằng Thẩm chứ không phải ai khác. Ngày xưa, trước nấm mồ đồng đội, mặt nó cũng nhăn quắt lại tột cùng đớn đau và nước mắt cũng chỉ âm thầm rịn ra như thế này.
    - Mẹ ơi!...
    Tiếng con chim non bật lên ai oán gọi mẹ đây đó đã đẩy tôi lùi nhanh trở lại. Tôi không đủ can đảm đứng đó lâu hơn nữa và cũng không đủ tỉnh táo để bước vào với cha con Thẩm lúc này.
    Cậu thiếu niên chất phác ngửa mặt đón tôi ở chân cầu thang, đôi mắt mở to đầy vẻ dáo dác:
    - ồ bác... Bác sao lại xuống ạ?
    Tôi kéo nó ra một góc sát cửa.
    - Này! Nói đi! Cái gì đã xảy ra ở đây thế?
    Da mặt cậu bé thoắt tái nhợt, khẽ rùng mình một cái rồi nhìn lảng đi, nước mắt rơm rớm:
    - Ðã một tháng nay rồi, tối nào chú cháu cũng như thế này! Khổ lắm! Trước kia...
    Giọng cậu bé vừa sợ hãi vừa rề rà đến sốt ruột. Tôi cắt ngang:
    - Trước kia làm sao? Cháu là thế nào với chú Thẩm?
    - Chú Thẩm là em ruột bố cháu, ở mãi tận dưới quê kia, khi cô cháu về, bố cháu cho cháu lên đây phụ giúp công việc với chú. Lúc ấy cô chú cháu vui vẻ lắm, lúc nào cũng nói cười như nhà có hội, thỉnh thoảng lại cho bé Thảo lên xe máy đi chơi, có bận đi đúng hai, ba ngày mới về. Khi cái chú gì tre trẻ, nói tiếng Nam Bộ, nghe nói là giám đốc hãng điện tử cùng với ba người nữa đến thuê nhà làm cửa hàng, lại càng vui, không ngờ...
    - Không ngờ cái gì? - Tôi gắt khẽ - Nói nhanh đi!
    - Có một lần cô cháu bảo đi thăm bạn gái cùng ở bên kia hai ba ngày nhưng đến ngày thứ tư cũng không thấy về. Ngày thứ năm thì chú cháu có giấy khẩn gọi ra Sầm Sơn nhận thân nhân bị nạn... Lúc trở về, chú cháu bỗng trở nên như thế này.
    - Biết rồi, nhưng ai bị nạn? Bị nạn thế nào?
    Cậu bé cúi gằm đầu xuống, nói lí nhí:
    - Chết đuối... Chết đuối cả hai! Chỉ tại không biết bơi mà lại đưa phao ra xa nên bị sóng đánh tuột tay... Mãi ba ngày sau xác mới nổi, vẫn đang còn dính cứng vào nhau, bụng nghe bảo trương to lắm...
    - Ai dính cứng? - Tôi gần như nắm lấy ngực áo cậu bé - Dính cứng cái gì?
    - Dạ!... - Mắt cậu ta nhớn nhác nhìn lên gác - Dạ, dính vào chú giám đốc thuê nhà ở tầng dưới ạ!... Khi cái phao không giạt vào bờ, mấy ông đánh cá đêm còn bảo... Nói bác bỏ lỗi, vẫn còn giắt lại hai cái đồ lót đàn ông và đàn bà...
    - Thôi... Im đi!
    Tôi gần như nhao ra mặt đường, đầu óc choáng váng không hiểu mình đang ở đâu, mình vừa nghe thấy gì nữa. Phố Nhà Binh lúc ấy vẫn đang chan hòa ánh sáng và ngan ngát hương thơm mỹ phẩm.
    Sầm Sơn, 25-8-1991
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bức chân dung của người đàn bà lạ - Chu Lai
    Vào một buổi tối ảm đạm, có một người đàn bà chừng trên bốn mươi tuổi đến gõ cửa phòng họa sĩ Lưu An.
    - Xin phép hỏi bà là ai? Bà muốn gì ạ? - Ông nói.
    Người đàn bà đưa đôi mắt đẹp và buồn thăm thẳm nhìn khắp gian phòng một lượt rồi dừng lại rất lâu trên khuôn mặt họa sĩ, lát sau mới nói chậm rãi: - Tôi đến đặt ông vẽ một bức chân dung.
    - Chân dung ai?
    - Người đang ngồi trước mặt ông.
    Lưu An buông cây bút vẽ, nhìn lên. Trong đời cầm cọ, ông đã tiếp xúc với không ít các loại người, đã chứng kiến khá nhiều nhân vật nhưng vẻ điềm tĩnh, giọng nói tự tin thái quá ở người đàn bà này khiến ông hơi lạ. Dáng người gầy guộc, ăn vận xoàng xĩnh, khuôn mặt bình thường nếu không muốn nói có phần còn hơi tiều tụy. Tất cả chỉ có vậy thôi mà cớ sao ánh mắt lại tỏa ra nhiều vẻ tự tạo đến thế? Một đôi mắt hơi dài dại của người nghĩ ngợi nhiều. Tự nhiên ông thấy bực mình.
    - Xin lỗi! Tại sao bà lại đến chính tôi chứ không phải một ai khác?
    - Bởi vì tôi đã xem tranh của ông, vì người ta đã nói nhiều về ông. Tôi muốn có một bức tranh hoàn hảo, vậy thôi.
    Hoàn hảo ư? Bà ta là cái gì mà lại có cái lối nói năng như một mệnh phụ phu nhân như thế? Hoàn hảo! Buồn cười! Chắc là lại một con mẹ thần kinh ngộ nghệ đến quấy rầy đây.
    - Xin lỗi! - Ông cố nói bằng một chất giọng mềm mỏng để che đi cái cười giễu cợt cứ chực hiện ra nơi khóe mép - Tôi không vẽ chân dung và nói chung từ lâu tôi không màng tới thể loại này nữa. Bà có thể cảm phiền đi nơi khác.
    - Tôi sẽ trả ông gấp mười người khác nếu ông vẽ.
    - Gấp mười? - Tự dưng ông nổi máu tò mò - Tức là bao nhiêu thế thưa bà?
    - Ba triệu.
    - Ba triệu? Trời đất! - Ông trợn tròn mắt - Thế bà có biết vẽ một bức chân dung giá bình thường là bao nhiêu không? Tất nhiên bức vẽ ấy ít liên quan đến chất liệu vàng bạc.
    - Tôi không biết vì hình như nghệ thuật không có giá.
    - Vậy tại sao bà lại trả vậy?
    - Tôi nghĩ ông sẽ có đủ tiền sống một năm để hoàn tất bức vẽ của tôi.
    - Hả?... Bà nghĩ rằng, để vẽ xong bức chân dung ấy tôi phải bỏ ra một năm?
    - Tôi cho là thế hoặc lâu hơn.
    Tới đây thì họa sĩ Lưu An không chịu nổi nữa:
    - Tóm lại bà là ai? Và bà muốn gì ở tôi?
    - Tôi là một người đàn bà bình thường muốn có bức chân dung cuối đời của mình - Người đàn bà vẫn trả lời bình thản, sắc thái trong mắt vẫn không hề thay đổi - Và tôi sẽ trả công cho ông sòng phẳng, đúng như tài năng ông bỏ ra, đơn giản vậy thôi ạ!
    Gõ gõ ngón tay bết mầu xuống mặt bàn một lát, ông nheo mắt nhìn người khách rồi nhìn ra ngoài khung cửa sổ, rồi lại nhìn khách... Cuối cùng ông đấu dịu.
    - Thôi được rồi. Bà ghê gớm lắm! Thế bà muốn chất liệu nào? Bút sắt, sơn dầu, bột mầu hay sơn mài? Hay cả bốn thứ gộp lại?
    - Tôi không quan tâm nhiều đến chất liệu, thưa ông! Đó là quyền của người vẽ. Cái tôi cần là: TÔI ĐúNG Là TÔI. Ông muốn vẽ kiểu gì cũng được, càng giản dị càng tốt.
    - Vâng! Thế bao giờ bà có thể cho tôi cái quyền được mời bà ngồi để tôi bắt đầu công việc?
    - Ngay bây giờ nếu ông muốn.
    - Vâng, ngay bây giờ, tôi chấp nhận. Mời bà ngồi vào cái ghế ở cạnh nơi cửa sổ kia. Mời bà! - Ông nói như ra lệnh.
    Buổi chiều hôm đó, với một chút thích thú, chút tò mò, hiếu thắng và cả một chút cay cú xáo trộn trong đầu, họa sĩ Lưu An lôi cái khung vải giăng đầy mạng nhện bị bỏ quên lâu ngày ở gầm giường ra và bắt đầu công việc mà không hề có một tý nào hứng thú...
    ... Họa sĩ Lưu An lâu nay chưa động bút vẽ một bức chân dung nào nghiêm ngắn, cũng như ông chưa vẽ được một cái gì cho ra tấm ra món theo ý nghĩa thường gọi của ngành nghề cả. Ông đang lụn bại. Lụn bại toàn diện cả về cuộc sống, kinh tế hạnh phúc gia đình lẫn sự nghiệp. Sau khi người vợ trẻ cùng nghề của ông bỏ ông ra đi cùng với đứa con trai mười hai tuổi, sau khi cái Gallery thứ hai của ông bị phá sản, bị giới phê bình chỉ trích, bị người đời quên lãng, không bán được một cái tranh nào, ông bắt đầu xa rời dần nghệ thuật. Buồn chán, thiếu thốn, cô đơn và nợ nần, ông không từ chối bất cứ một thứ gì có thể kiếm ra tiền mà ít phải đổ tâm huyết nhiều nhất: Kẻ biển, vẽ pa nô, áp phích, đắp tượng, viết khẩu hiệu... Cho tất cả các hội trường, nơi công cộng, đám cưới. Nếu có bạn bè giới thiệu, ông sẵn sàng đêm ngày lao động vào những sê-ri tranh lụa theo mô-típ quen thuộc: Cây đa, bến nước, sân đình, nhằm thỏa mãn thị hiếu cho những người ngoại quốc lắm tiền ưa mốt lạ Đông phương yên ả. Tóm lại là ông làm hết, làm đúng theo nghĩa thợ mặc dù đã có một thời ông rất đỗi khinh miệt cái từ rẻ rách này, mặc dù đã có một thời ông là tay vẽ tài hoa, luôn đứng cạnh những họa sĩ bậc thầy, cây đa cây đề của quốc gia mà không thấy tủi hổ.
    Tuy vậy, cùng với năm tháng nghiệt ngã, dẫu rằng những ngón tay nghệ sĩ nơi ông đã méo mó đi nhưng trái tim nghệ sĩ chân thật trong ngực ông vẫn thập thõm đập khôn nguôi ở một chỗ nào đó sâu kín lắm. Ông day dứt, ông khổ sở, ông đau đớn, ê chề mỗi khi phải ngửa tay nhận những đồng tiền gần như của bố thí của thiên hạ. Ông triền miên nhận thấy khoảng trống rỗng nhạt thếch ở trong lòng mình mỗi ngày mỗi nới rộng mà không sao vùng thoát ra được. Ông buông lơi mình vào những ly rượu sáng đêm và để hôm sau ngủ dậy, mồm miệng đắng nghét, lại tiếp nhận thêm một cái com-măng uốn sấy tóc, chữa truyền hình tủ lạnh, chuyên trị bệnh đái đường, đái buốt, đái ra mủ... khác. Công sản ra quấy quá, tiền thu vào rẻ mạt, lắt lẻo sống qua ngày, qua cái thời ly loạn của nghệ thuật, cái thời thứ rởm cưỡng dâm thứ thật, cái thời mọi giá trị tinh thần, vật chất đều hết sức lộn sòng, cái thời chứa chấp cuộc đồng tính luyến ái dữ dội giữa ăn xài và phá phách.
    Vậy thì để có ba triệu cho một bức chân dung nhạt nhẽo như thế này là béo bở quá rồi còn gì. Cám ơn trời phật đã run rủi cho con mẹ trưởng giả học làm sang ấy đến đây để ông có thể sống được một năm sạch sẽ, không phải bán linh hồn cho hè phố, không bị ba cái đái buốt, đái ra mủ kia réo gào, úp chụp lên đầu. Và như thế biết đâu chả có thể trở lại, vẽ lai được một cái gì đó của chính mình chăng? Biết đâu!... Lây lan một chút khói trá mơ hồ, ông mỉm cười huơ bút vẽ lên...
    Nhưng sự đời lại không giống như ông tưởng.
    Với một bức chân dung đơn giản như thế này, ông dự tính phác mộc mất một ngày, phẩy mầu hai ngày, vị chi chỉ cần khoảng ba ngày hoặc bốn ngày là xong, là nhận được tiền. Nhưng... Thật kỳ lạ! Ngay ở giai đoạn vẽ mộc, ông đã thấy cây bút trong tay mình vấp váp liên tục, vấp váp đến khốn khổ, như có một lực cản siêu hình nào đó cứ độc địa lái ngọn bút của ông đi chệch khỏi mọi thứ cảm nhận thông thường.
    Người đàn bà vẫn ngồi đó, lặng phắc, cạnh cửa sổ, bình thản, đôi mắt nhìn xa xăm ra ngoài khung trời hình vuông, đôi môi mím nhẹ không ra vui cũng không ra buồn, có lúc lại nhạt nhòa vô cảm, ngồi đó mà cũng không phải ngồi đó... Chỉ thế thôi mà hai giờ đồng hồ đã trôi qua, ông vẫn không tài nào nắm bắt được cái thần sắc mà xét đến cùng là chẳng có chi đặc biệt ấy. Ông đã thay đến khung vải thứ ba, thay đến tờ crô - ki thứ tư mà khuôn mặt bình dị của người đàn bà kia vẫn vuột đi xa tít, vô hình vô ảnh. Mồ hôi ông vã ra, ngực nóng ran, sống lưng mỏi dần, hai bàn tay cóng ngọng lại tưởng chừng như là tay của kẻ khác. Ông có cảm giác mình sắp sửa lên cơn sốt rét rung võng như những ngày ở Trường Sơn năm nào... Và ông buông bút xuống, bất lực:
    - Xin lỗi! Hôm nay tôi hơi... bị mệt. Hẹn bà ngày mai trở lại.
    Người đàn bà chớp mắt đứng dậy, vẫn bình thản đến tê lạnh nhưng đôi mắt nhìn vào ông thật buồn, nét mặt cũng thật buồn, cái buồn sâu thẳm, xót xa mà chỉ thoáng nhìn vào, ông đã thấy mình bị ngợp.
    - Ngày mai... Rất tiếc là tôi không thể trở lại được - Người đàn bà nói bằng cái giọng âm u thoảng nhẹ.
    - Thế thì tôi biết phải làm sao bây giờ? - Ông gắt lên - Bà định đùa tôi chắc? Không có ai vẽ một cái chân dung nghiêm chỉnh mà người mẫu chỉ ngồi đó có hai giờ đồng hồ bao giờ, bà hiểu chưa?
    - Tôi hiểu - Người đàn bà vẫn hết sức từ tốn, thậm chí lại có phần dịu dàng hơn - Chính thế mà tôi phải đi hai trăm cây số đến đây nhờ ông và tôi tin ở ông.
    - Bà mang cái tin ấy đi mà thờ Chúa. Tôi chỉ là một thằng người.
    - Vâng! - Người đàn bà nói sau một chút cắn môi ngẫm nghĩ - Tôi sẽ cố... cố trở lại. Nhưng nếu không trở lại được, tôi xin gửi ông tấm ảnh này. ảnh tôi chụp đầu năm, ông có thể căn cứ vào đó. Tôi xin phép đưa trước ông hai triệu. Sáu tháng sau, cũng ngày này, giờ này, sẽ có người tới đưa nốt cho ông một triệu và mang tranh về. Xin phép ông. Chúc ông thành công!
    Đặt số tiền được nói trong một miếng dù pháo sáng mầu cỏ úa có chút phẩm đỏ loang trên mặt như cánh hoa niêm phong lên bàn, không để cho ông phản ứng gì, bà ta cầm lấy túi xách tay đi luôn ra cửa.
    Phải mất một lúc lâu sau đó, ông vẫn chưa hiểu cái gì đã vừa xảy ra với mình và tự trong xôn xao tiềm thức, ông còn cảm nhận rõ cái hơi hướng lạ lẫm, vô hình của người đàn bà bí hiểm ấy vương lại trong lòng. Họa sĩ không bật đèn, ngồi lặng đi trong bóng tối rồi vỡ òa một tràng cười mà không hiểu mình cười cái gì?
    *
    Ngày hôm sau họa sĩ Lưu An treo tấm biển Đi vắng ngay trước cửa rồi lặng lẽ ngồi vào góc nhà nơi có cái khung vải trắng sáp và tấm hình của bà ta để lại kẹp bên cạnh.
    Ông làm việc âm thầm và nhọc mệt. Bà hàng xóm phòng đối diện chỉ thấy mỗi ngày ông láng giềng tốt bụng và hơi lẩn thẩn mở cửa đi ra ngoài một lần ăn uống cái gì đó rồi lại trở vào khóa trái cửa. Bà ái ngại thấy mỗi ngày ông mỗi gầy đi và đôi mắt cứ long lanh như đang lên cơn sốt.
    Ông đang lên cơn sốt thật! Cơn sốt sáng tạo, cơn sốt đam mê vĩ cuồng. Ông đang cô độc trải qua cơn vật vã tinh thần mà đã lâu lắm rồi nó chưa hề trở lại với ông. Những cái khung vải được thay nhau nhét xuống gầm giường. Những tờ giấy crô-ki lem nhem liên tục bị xé, vo viên quẳng vào sọt rác. Nhưng bức chân dung vẫn chưa nhích thêm được một chút nào thậm chí, bằng bề dày kinh nghiệm ông cảm thấy nó không thể nhích thêm được nữa! Quái lạ! Khuôn mặt người đàn bà cứ phồng lên xẹp xuống, lúc xa lúc gần, khi mờ khi hiện, như ảo ảnh, như ma trơi, tưởng đã nắm bắt được rồi nhưng mở tay ra lại trống trơn chẳng có gì. Có lúc ông ghì mắt vào tấm ảnh căn theo từng nét, có lúc lại che nó đi bằng giấy báo để vẽ bằng ký ức bức sốt và cũng có khi ông vẽ bằng cả hai: Nhìn và nhớ nhưng tất cả đều vô hiệu. Vẫn không đúng, không giống, vẫn không phải bà ta. Bà ta... Đến bây giờ nghĩ lại, nhớ lại, chiêm nghiệm lại, ông mới chợt nhận ra rằng khuôn mặt ấy không nhợt nhòa như ông tưởng. Một khuôn mặt vừa dịu hiền vừa cương nghị, vừa u hoài vừa rộn ràng sức sống, sâu sa và bồng bột, vừa ấm nóng vừa lạnh tanh, đằng sau cái vẻ bình thản kia là cả một dòng lũ nội tâm chảy xiết, lặng tờ đấy nhưng lại thật nhiều giằng xé, yếu đuối vô cùng mà lại sắc sảo biết bao... Và đôi mắt nữa! Dường như có cả một trời những mâu thuẫn, những nét nghịch đảo cùng ẩn chứa đằng sau cái vẻ buồn dìu dịu ấy. Trời ơi! Có lẽ mọi điều nan giải, mọi điều bí mật về hạt nhân hình họa đều nằm cả trong đôi mắt này.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bức chân dung của người đàn bà lạ - Chu Lai
    Vào một buổi tối ảm đạm, có một người đàn bà chừng trên bốn mươi tuổi đến gõ cửa phòng họa sĩ Lưu An.
    - Xin phép hỏi bà là ai? Bà muốn gì ạ? - Ông nói.
    Người đàn bà đưa đôi mắt đẹp và buồn thăm thẳm nhìn khắp gian phòng một lượt rồi dừng lại rất lâu trên khuôn mặt họa sĩ, lát sau mới nói chậm rãi: - Tôi đến đặt ông vẽ một bức chân dung.
    - Chân dung ai?
    - Người đang ngồi trước mặt ông.
    Lưu An buông cây bút vẽ, nhìn lên. Trong đời cầm cọ, ông đã tiếp xúc với không ít các loại người, đã chứng kiến khá nhiều nhân vật nhưng vẻ điềm tĩnh, giọng nói tự tin thái quá ở người đàn bà này khiến ông hơi lạ. Dáng người gầy guộc, ăn vận xoàng xĩnh, khuôn mặt bình thường nếu không muốn nói có phần còn hơi tiều tụy. Tất cả chỉ có vậy thôi mà cớ sao ánh mắt lại tỏa ra nhiều vẻ tự tạo đến thế? Một đôi mắt hơi dài dại của người nghĩ ngợi nhiều. Tự nhiên ông thấy bực mình.
    - Xin lỗi! Tại sao bà lại đến chính tôi chứ không phải một ai khác?
    - Bởi vì tôi đã xem tranh của ông, vì người ta đã nói nhiều về ông. Tôi muốn có một bức tranh hoàn hảo, vậy thôi.
    Hoàn hảo ư? Bà ta là cái gì mà lại có cái lối nói năng như một mệnh phụ phu nhân như thế? Hoàn hảo! Buồn cười! Chắc là lại một con mẹ thần kinh ngộ nghệ đến quấy rầy đây.
    - Xin lỗi! - Ông cố nói bằng một chất giọng mềm mỏng để che đi cái cười giễu cợt cứ chực hiện ra nơi khóe mép - Tôi không vẽ chân dung và nói chung từ lâu tôi không màng tới thể loại này nữa. Bà có thể cảm phiền đi nơi khác.
    - Tôi sẽ trả ông gấp mười người khác nếu ông vẽ.
    - Gấp mười? - Tự dưng ông nổi máu tò mò - Tức là bao nhiêu thế thưa bà?
    - Ba triệu.
    - Ba triệu? Trời đất! - Ông trợn tròn mắt - Thế bà có biết vẽ một bức chân dung giá bình thường là bao nhiêu không? Tất nhiên bức vẽ ấy ít liên quan đến chất liệu vàng bạc.
    - Tôi không biết vì hình như nghệ thuật không có giá.
    - Vậy tại sao bà lại trả vậy?
    - Tôi nghĩ ông sẽ có đủ tiền sống một năm để hoàn tất bức vẽ của tôi.
    - Hả?... Bà nghĩ rằng, để vẽ xong bức chân dung ấy tôi phải bỏ ra một năm?
    - Tôi cho là thế hoặc lâu hơn.
    Tới đây thì họa sĩ Lưu An không chịu nổi nữa:
    - Tóm lại bà là ai? Và bà muốn gì ở tôi?
    - Tôi là một người đàn bà bình thường muốn có bức chân dung cuối đời của mình - Người đàn bà vẫn trả lời bình thản, sắc thái trong mắt vẫn không hề thay đổi - Và tôi sẽ trả công cho ông sòng phẳng, đúng như tài năng ông bỏ ra, đơn giản vậy thôi ạ!
    Gõ gõ ngón tay bết mầu xuống mặt bàn một lát, ông nheo mắt nhìn người khách rồi nhìn ra ngoài khung cửa sổ, rồi lại nhìn khách... Cuối cùng ông đấu dịu.
    - Thôi được rồi. Bà ghê gớm lắm! Thế bà muốn chất liệu nào? Bút sắt, sơn dầu, bột mầu hay sơn mài? Hay cả bốn thứ gộp lại?
    - Tôi không quan tâm nhiều đến chất liệu, thưa ông! Đó là quyền của người vẽ. Cái tôi cần là: TÔI ĐúNG Là TÔI. Ông muốn vẽ kiểu gì cũng được, càng giản dị càng tốt.
    - Vâng! Thế bao giờ bà có thể cho tôi cái quyền được mời bà ngồi để tôi bắt đầu công việc?
    - Ngay bây giờ nếu ông muốn.
    - Vâng, ngay bây giờ, tôi chấp nhận. Mời bà ngồi vào cái ghế ở cạnh nơi cửa sổ kia. Mời bà! - Ông nói như ra lệnh.
    Buổi chiều hôm đó, với một chút thích thú, chút tò mò, hiếu thắng và cả một chút cay cú xáo trộn trong đầu, họa sĩ Lưu An lôi cái khung vải giăng đầy mạng nhện bị bỏ quên lâu ngày ở gầm giường ra và bắt đầu công việc mà không hề có một tý nào hứng thú...
    ... Họa sĩ Lưu An lâu nay chưa động bút vẽ một bức chân dung nào nghiêm ngắn, cũng như ông chưa vẽ được một cái gì cho ra tấm ra món theo ý nghĩa thường gọi của ngành nghề cả. Ông đang lụn bại. Lụn bại toàn diện cả về cuộc sống, kinh tế hạnh phúc gia đình lẫn sự nghiệp. Sau khi người vợ trẻ cùng nghề của ông bỏ ông ra đi cùng với đứa con trai mười hai tuổi, sau khi cái Gallery thứ hai của ông bị phá sản, bị giới phê bình chỉ trích, bị người đời quên lãng, không bán được một cái tranh nào, ông bắt đầu xa rời dần nghệ thuật. Buồn chán, thiếu thốn, cô đơn và nợ nần, ông không từ chối bất cứ một thứ gì có thể kiếm ra tiền mà ít phải đổ tâm huyết nhiều nhất: Kẻ biển, vẽ pa nô, áp phích, đắp tượng, viết khẩu hiệu... Cho tất cả các hội trường, nơi công cộng, đám cưới. Nếu có bạn bè giới thiệu, ông sẵn sàng đêm ngày lao động vào những sê-ri tranh lụa theo mô-típ quen thuộc: Cây đa, bến nước, sân đình, nhằm thỏa mãn thị hiếu cho những người ngoại quốc lắm tiền ưa mốt lạ Đông phương yên ả. Tóm lại là ông làm hết, làm đúng theo nghĩa thợ mặc dù đã có một thời ông rất đỗi khinh miệt cái từ rẻ rách này, mặc dù đã có một thời ông là tay vẽ tài hoa, luôn đứng cạnh những họa sĩ bậc thầy, cây đa cây đề của quốc gia mà không thấy tủi hổ.
    Tuy vậy, cùng với năm tháng nghiệt ngã, dẫu rằng những ngón tay nghệ sĩ nơi ông đã méo mó đi nhưng trái tim nghệ sĩ chân thật trong ngực ông vẫn thập thõm đập khôn nguôi ở một chỗ nào đó sâu kín lắm. Ông day dứt, ông khổ sở, ông đau đớn, ê chề mỗi khi phải ngửa tay nhận những đồng tiền gần như của bố thí của thiên hạ. Ông triền miên nhận thấy khoảng trống rỗng nhạt thếch ở trong lòng mình mỗi ngày mỗi nới rộng mà không sao vùng thoát ra được. Ông buông lơi mình vào những ly rượu sáng đêm và để hôm sau ngủ dậy, mồm miệng đắng nghét, lại tiếp nhận thêm một cái com-măng uốn sấy tóc, chữa truyền hình tủ lạnh, chuyên trị bệnh đái đường, đái buốt, đái ra mủ... khác. Công sản ra quấy quá, tiền thu vào rẻ mạt, lắt lẻo sống qua ngày, qua cái thời ly loạn của nghệ thuật, cái thời thứ rởm cưỡng dâm thứ thật, cái thời mọi giá trị tinh thần, vật chất đều hết sức lộn sòng, cái thời chứa chấp cuộc đồng tính luyến ái dữ dội giữa ăn xài và phá phách.
    Vậy thì để có ba triệu cho một bức chân dung nhạt nhẽo như thế này là béo bở quá rồi còn gì. Cám ơn trời phật đã run rủi cho con mẹ trưởng giả học làm sang ấy đến đây để ông có thể sống được một năm sạch sẽ, không phải bán linh hồn cho hè phố, không bị ba cái đái buốt, đái ra mủ kia réo gào, úp chụp lên đầu. Và như thế biết đâu chả có thể trở lại, vẽ lai được một cái gì đó của chính mình chăng? Biết đâu!... Lây lan một chút khói trá mơ hồ, ông mỉm cười huơ bút vẽ lên...
    Nhưng sự đời lại không giống như ông tưởng.
    Với một bức chân dung đơn giản như thế này, ông dự tính phác mộc mất một ngày, phẩy mầu hai ngày, vị chi chỉ cần khoảng ba ngày hoặc bốn ngày là xong, là nhận được tiền. Nhưng... Thật kỳ lạ! Ngay ở giai đoạn vẽ mộc, ông đã thấy cây bút trong tay mình vấp váp liên tục, vấp váp đến khốn khổ, như có một lực cản siêu hình nào đó cứ độc địa lái ngọn bút của ông đi chệch khỏi mọi thứ cảm nhận thông thường.
    Người đàn bà vẫn ngồi đó, lặng phắc, cạnh cửa sổ, bình thản, đôi mắt nhìn xa xăm ra ngoài khung trời hình vuông, đôi môi mím nhẹ không ra vui cũng không ra buồn, có lúc lại nhạt nhòa vô cảm, ngồi đó mà cũng không phải ngồi đó... Chỉ thế thôi mà hai giờ đồng hồ đã trôi qua, ông vẫn không tài nào nắm bắt được cái thần sắc mà xét đến cùng là chẳng có chi đặc biệt ấy. Ông đã thay đến khung vải thứ ba, thay đến tờ crô - ki thứ tư mà khuôn mặt bình dị của người đàn bà kia vẫn vuột đi xa tít, vô hình vô ảnh. Mồ hôi ông vã ra, ngực nóng ran, sống lưng mỏi dần, hai bàn tay cóng ngọng lại tưởng chừng như là tay của kẻ khác. Ông có cảm giác mình sắp sửa lên cơn sốt rét rung võng như những ngày ở Trường Sơn năm nào... Và ông buông bút xuống, bất lực:
    - Xin lỗi! Hôm nay tôi hơi... bị mệt. Hẹn bà ngày mai trở lại.
    Người đàn bà chớp mắt đứng dậy, vẫn bình thản đến tê lạnh nhưng đôi mắt nhìn vào ông thật buồn, nét mặt cũng thật buồn, cái buồn sâu thẳm, xót xa mà chỉ thoáng nhìn vào, ông đã thấy mình bị ngợp.
    - Ngày mai... Rất tiếc là tôi không thể trở lại được - Người đàn bà nói bằng cái giọng âm u thoảng nhẹ.
    - Thế thì tôi biết phải làm sao bây giờ? - Ông gắt lên - Bà định đùa tôi chắc? Không có ai vẽ một cái chân dung nghiêm chỉnh mà người mẫu chỉ ngồi đó có hai giờ đồng hồ bao giờ, bà hiểu chưa?
    - Tôi hiểu - Người đàn bà vẫn hết sức từ tốn, thậm chí lại có phần dịu dàng hơn - Chính thế mà tôi phải đi hai trăm cây số đến đây nhờ ông và tôi tin ở ông.
    - Bà mang cái tin ấy đi mà thờ Chúa. Tôi chỉ là một thằng người.
    - Vâng! - Người đàn bà nói sau một chút cắn môi ngẫm nghĩ - Tôi sẽ cố... cố trở lại. Nhưng nếu không trở lại được, tôi xin gửi ông tấm ảnh này. ảnh tôi chụp đầu năm, ông có thể căn cứ vào đó. Tôi xin phép đưa trước ông hai triệu. Sáu tháng sau, cũng ngày này, giờ này, sẽ có người tới đưa nốt cho ông một triệu và mang tranh về. Xin phép ông. Chúc ông thành công!
    Đặt số tiền được nói trong một miếng dù pháo sáng mầu cỏ úa có chút phẩm đỏ loang trên mặt như cánh hoa niêm phong lên bàn, không để cho ông phản ứng gì, bà ta cầm lấy túi xách tay đi luôn ra cửa.
    Phải mất một lúc lâu sau đó, ông vẫn chưa hiểu cái gì đã vừa xảy ra với mình và tự trong xôn xao tiềm thức, ông còn cảm nhận rõ cái hơi hướng lạ lẫm, vô hình của người đàn bà bí hiểm ấy vương lại trong lòng. Họa sĩ không bật đèn, ngồi lặng đi trong bóng tối rồi vỡ òa một tràng cười mà không hiểu mình cười cái gì?
    *
    Ngày hôm sau họa sĩ Lưu An treo tấm biển Đi vắng ngay trước cửa rồi lặng lẽ ngồi vào góc nhà nơi có cái khung vải trắng sáp và tấm hình của bà ta để lại kẹp bên cạnh.
    Ông làm việc âm thầm và nhọc mệt. Bà hàng xóm phòng đối diện chỉ thấy mỗi ngày ông láng giềng tốt bụng và hơi lẩn thẩn mở cửa đi ra ngoài một lần ăn uống cái gì đó rồi lại trở vào khóa trái cửa. Bà ái ngại thấy mỗi ngày ông mỗi gầy đi và đôi mắt cứ long lanh như đang lên cơn sốt.
    Ông đang lên cơn sốt thật! Cơn sốt sáng tạo, cơn sốt đam mê vĩ cuồng. Ông đang cô độc trải qua cơn vật vã tinh thần mà đã lâu lắm rồi nó chưa hề trở lại với ông. Những cái khung vải được thay nhau nhét xuống gầm giường. Những tờ giấy crô-ki lem nhem liên tục bị xé, vo viên quẳng vào sọt rác. Nhưng bức chân dung vẫn chưa nhích thêm được một chút nào thậm chí, bằng bề dày kinh nghiệm ông cảm thấy nó không thể nhích thêm được nữa! Quái lạ! Khuôn mặt người đàn bà cứ phồng lên xẹp xuống, lúc xa lúc gần, khi mờ khi hiện, như ảo ảnh, như ma trơi, tưởng đã nắm bắt được rồi nhưng mở tay ra lại trống trơn chẳng có gì. Có lúc ông ghì mắt vào tấm ảnh căn theo từng nét, có lúc lại che nó đi bằng giấy báo để vẽ bằng ký ức bức sốt và cũng có khi ông vẽ bằng cả hai: Nhìn và nhớ nhưng tất cả đều vô hiệu. Vẫn không đúng, không giống, vẫn không phải bà ta. Bà ta... Đến bây giờ nghĩ lại, nhớ lại, chiêm nghiệm lại, ông mới chợt nhận ra rằng khuôn mặt ấy không nhợt nhòa như ông tưởng. Một khuôn mặt vừa dịu hiền vừa cương nghị, vừa u hoài vừa rộn ràng sức sống, sâu sa và bồng bột, vừa ấm nóng vừa lạnh tanh, đằng sau cái vẻ bình thản kia là cả một dòng lũ nội tâm chảy xiết, lặng tờ đấy nhưng lại thật nhiều giằng xé, yếu đuối vô cùng mà lại sắc sảo biết bao... Và đôi mắt nữa! Dường như có cả một trời những mâu thuẫn, những nét nghịch đảo cùng ẩn chứa đằng sau cái vẻ buồn dìu dịu ấy. Trời ơi! Có lẽ mọi điều nan giải, mọi điều bí mật về hạt nhân hình họa đều nằm cả trong đôi mắt này.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bức chân dung của người đàn bà lạ (2) - Chu Lai
    Thời gian lặng lẽ trôi qua trong căn phòng nhỏ. Một tháng... Hai tháng... Rồi ba tháng... Phần phác thảo mộc vẫn chưa xong. Người đàn bà cũng không thấy trở lại nữa!
    Đã có lần ông đã quyết định đóng cửa phòng đi tìm nhưng ra đến ngã ba, ông lại quay trở vào. Bà ấy, con quỷ hiện hình ấy có để lại một mẩu địa chỉ nào đâu ngoài cái gói tiền chết giẫm có cánh hoa đỏ loang ra trên miếng dù xanh pháo sáng kia. Ông đã nghĩ. Nếu bà ta quay lại, dứt khoát ông sẽ trả lại tiền, nếu cần trả cả lãi suất luôn thể để thoát khỏi cái cảnh bẽ bàng này, để đêm đêm khỏi bị cái khuôn mặt có đôi mắt quái dị kia ám ảnh nữa. Đúng là quái dị thật! Người đàn bà hiện về từ cái thế giới hư vô quái dị nào để ******** làm tội ông đây?
    Mà cũng thật kỳ lạ! Đã có lúc mệt mỏi quá, ông quẳng ráo trọi cả đồ nghề ra vườn, quyết định không vẽ nữa. Nhưng nửa đêm, không hiểu sao, như có một ma lực hối thúc, ông lồm cồm trở dậy nhặt lại từng cái. Nỗi nhọc nhằn phi thực này lâu dần đã ăn sâu vào đầu óc ông, càng nhọc nhằn, ông lại càng thấy gắn bó vô hình với nó, rồi như không thể thiếu được nó. Nó và ông, hai thành phần ghét bỏ nhau đã nhào trộn vào nhau thành một. Tâm hồn ông cựa quậy, trái tim ông thắt bóp, mạch máu ông chảy mạnh hơn, trong ông đang biến cải, đang rục rịch sống lại một cái gì lạ lắm, thân thiết lắm nhưng cũng xa ngái lắm mà ông không tự biết...
    ... Cũng vào một đêm như thế, sau cả một ngày làm việc mụ mị, họa sĩ rơi người vào trong một vùng ký ức xa xôi mà đã lâu lắm rồi ông không còn nhớ đến... Đó là một đêm mưa rừng rơi không dứt, gió lạnh mang theo những hạt mưa li ti từ khắp nơi thổi qua kẽ lá. Trong lán chỉ có hai người: Ông, một họa sĩ trẻ mới từ nước ngoài trở về tình nguyện xin vào ngay chiến trường và cô gái giao liên đang trên đường dẫn ông đến binh trạm. Ngọn lửa nhỏ bùng lên, soi tỏ khuôn mặt trẻ thơ mịn màng. Quần áo cô ướt sũng, bó dính lấy cái cơ thể nở nang, tròn lẳn của độ tuổi đang sức mười tám đôi mươi. Lửa vẫn nổ tí tách. Không hiểu do lửa hay hơi ấm từ cái thân thể rừng rực kia tỏa ra, ông bỗng thấy nóng ran cả người. Đột nhiên ông muốn vẽ và khe khẽ yêu cầu cô cứ thế ngồi yên lặng. Rừng đêm... Mưa gió... Chiến tranh... Chết chóc... Đời con gái gian nan... Ngày mai cái gì sẽ xảy ra với cô? Liệu có còn được gặp lại nhau một lần?... Dòng cảm xúc lãng mạn và ngậm ngùi choáng ngợp, ông vừa vẽ vừa thấy lòng mình rung lên khác lạ... Cô gái vẫn ngồi lành hiền như con sóc, con chim bé bỏng ướt át tội tình lên ánh lửa. Một khuôn mặt cằm tròn, một nước da xanh mầu lá đang ửng hồng, một sống mũi xinh xinh, một đôi mắt nhìn đi đâu xa xăm về phía bên kia ánh lửa, lửa chơi với trong mắt, lửa viền quanh má cô một đường sáng tạo nao lòng... Rồi đột ngột đôi mắt ấy quay lại phía ông. Đôi mắt ấy không rời ông ra nữa. Đau đáu, khắc khoải, chới với, dạn dĩ và xót xa đến ngượng ngùng. Trái tim ông ớn lạnh. Thân thể cường tráng nơi ông hối thúc ông được che chở, được hong khô, sưởi ấm. Mắt ông bắt ánh lửa trong mắt cô, cháy lên. Ông tiến lại... Ai đã trải tấm dù pháo sáng mầu cỏ úa trên vai cô xuống nền đất ẩm? Em chết mất!... Khuôn ngực căng cứng của cô nâng ông lên, sưởi ông và dìm ông xuống, chìm lịm, ôi anh! Ôi anh!... Em chết mất!... Cô cắn vào vai ông đến rớm máu. Suốt đời em sẽ chờ anh! Cô nói lên, đôi môi nhỏ nhòa máu và nước mắt... Khi đỡ cô ngồi dậy, dường như ông thoáng nhìn thấy có một chút sắc đỏ vương lại trên lá dù mầu cỏ úa...
    Sáng hôm sau trở dậy, ông không còn thấy cô gái đâu nữa! Một đoàn khách cần cô nhanh chóng dẫn ngược trở lại để tránh tọa độ B52. Còn ông, sau một chút bâng khuâng, ông tiếp tục hăm hở đi sâu xuống mặt trận. Sâu nữa... Và từ ấy, bao cảnh đời đã trôi qua, bao trận đánh đã ập vào, vài ba cô gái khác cũng đã đến với ông rồi lại đi, thú thật ông không có thời gian nghĩ đến, không kịp nghĩ đến cô nữa - Một cô gái giao liên ngẫu nhiên gặp giữa rừng mà vội vàng tới nỗi, cái tên cô ông cũng không hỏi kịp! Rồi hòa bình...
    Tiếng nổ cháy rừng và mùi khét lẹt xộc lên khiến ông choàng tỉnh... Một ngọn lửa nhỏ đang phực lên nơi khung vải ông đang vẽ dở. Ngọn lửa đang liếm gần vào tấm ảnh người đàn bà. Tấm ảnh cong lên... Ông chợt nhớ đêm qua mất điện, ông phải đốt nến làm việc rồi mệt quá thiếp đi. Lát sau, khi ông cuống quýt dập rụi được ngọn lửa thì tấm ảnh đã cháy sém hết một phần ba!... Nhưng chính hai phần còn lại đã làm ông sững sờ!... Chao ôi! Dưới quầng sáng nhập nhòa của cây nến mới được đốt lại, trong cái mùi khen khét quá ư quen thuộc của rừng bị đốt cháy, của bom đạn còn vương vất đâu đây, khuôn mặt người đàn bà bỗng dưng mềm lại, trẻ thơ mịn màng, đang rọi về ông cái ánh nhìn bé bỏng, tội tình và có phần trách móc... Ông vồ lấy tấm ảnh đưa ra sát ngọn nến... Nhưng rồi ông lại buông rơi xuống, tuyệt vọng! Khuôn mặt có viền sáng nôn nao của cô gáo giao liên năm nào không còn nữa, trong hình vẫn chỉ là nét mặt bí hiểm của người đàn bà đang nhìn ông hết sức dửng dưng.
    Nhưng như thế cũng là đủ.
    Cái khoảnh khắc ma quái không rõ từ trong ông tỏa ra hay do chính tấm ảnh kia xuất thần, như một chớp lửa rừng già, đã làm đầu óc ông sáng bừng lên. Ông đã hiểu mình phải vẽ cái gì và vẽ như thế nào rồi. Trời ơi! Tất cả chỉ là một chút ánh hồng nơi khóe mắt và một nét phẩy nhỏ ở khóe môi. Chỉ thế thôi là khuôn mặt người đàn bà kia sẽ khác hẳn mà tại sao suốt ba tháng trời vật lộn mà ông không thể nghĩ ra? Phải chăng ngọn lửa rừng năm ấy và ngọn nến cháy lan vào ảnh hôm nay đã soi tỏ cho ông một chi tiết mà nếu có khổ công tìm tòi cả đời trong phòng kín chắc cũng không ra?
    Toàn bộ cảm hứng nơi ông tưởng đã giá lạnh, giờ đây bỗng nóng bức trở ngược về quá khứ, trở ngược về những năm tháng đau thương và lãng mạn, những năm tháng quá đỗi nhọc nhằn nhưng cũng là những năm tháng trong trẻo, đẹp đẽ nhất đời ông, thế hệ của ông. Và ông vẽ. Vẽ đêm ngày mài miệt. Tấm biển ĐI Vắng vẫn im phắc treo ngoài cửa. Những khung vải không còn bị vất xuống gầm giường, những tờ crô-ki dày dặn đã nằm yên trên giá. Bức phác thảo xong, ông định sử dụng bột mầu nhưng sau đó ông lại quyết định xử lý những gam mầu chói gắt và thâm trầm của sơn dầu. Tất cả chỉ là một chút ánh hồng thẳm sâu nơi khóe mắt, một nét phẩy nhỏ ngọt ngào nơi khóe môi, một đường viền tỏa rạng nâng cả khuôn mặt lên khỏi mọi nỗi gian truân và ngầu bọt. Cái gian truân của ngày hôm qua và cái ngầu bọt ngày hôm nay. Ông lại đang bồng bềnh trong một cơn sốt. Cơn sốt đam mê của sáng tạo. Cơn sốt quá khứ. Ông không chỉ vẽ một bức chân dung, sâu đậm hơn, ông đang sống lại và làm sống lại qua hình ảnh của người đàn bà đó một thời trai trẻ sống động, thuần phác tươi nguyên của mình. Đã lâu lắm rồi ông mới lại có những khoảnh khắc sáng tạo hết mình, sáng tạo thăng hoa đến tan chảy thế này.
    Đúng sáu tháng sau, bức chân dung được hoàn tất bằng một nét chấm phá táo bạo cuối cùng. Họa sĩ gần như kiệt sức, thân thể gầy tọp đi đến năm ký lô, tóc bạc nhiều hơn nhưng riêng đôi mắt lại bàng bạc một cõi tĩnh lặng siêu phàm.
    Tắm rửa sạch sẽ, cạo râu, thay một bộ đồ mới, ăn một bữa cơm tiệm thật ngon, ông trở về ngồi im lặng ngắm bức tranh, bồn chồn chờ chủ nhân của nó đến tiếp nhận. Nắng chiều từ ngoài cửa sổ tràn vào dịu nhẹ. Khuôn mặt người đàn bà sáng tỏa trong một vẻ đẹp nội tâm khác lạ. Vẫn là khuôn mặt ấy nhưng thấm đậm hơn, thần sắc hơn. Vẫn là cái ánh nhìn dìu dịu buồn ấy nhưng lại lom dom cháy những đốm sáng của sự vị tha nhân hậu, của sự sắt son chung thủy bên trong. Nhìn vào đó, tâm hồn ta bỗng tự dưng yên ả dù cuộc đời có ngang ngửa thế nào cũng chẳng nỡ đánh mất niềm tin. Đôi mắt biết nói, biết chia sẻ và biết tâm tình se sẽ. Đôi mắt của cô gái giao liên áo quần sũng ướt ngày nào pha trộn với cái nhìn điềm tĩnh thể tất của người đàn bà đã luống tuổi hôm nay.
    Một tiếng gõ cửa khe khẽ vang lên... Cô ấy rồi! Bà ấy đến rồi! Người họa sĩ già reo thầm một tiếng trong đầu. Chao, tối nay nếu có thể được, ông sẽ nói với bà ấy thật nhiều, sẽ ôn lại, kể lại mọi thứ chuyện và nếu... Nếu bà ấy không để bụng, không ruồng rẫy, không oán trách thì biết đâu... Phải, biết đâu hai người có thể sống lại những giây phút đã lùi xa bên ngọn lửa giữa cánh rừng bom đạn ấy? Với tâm trạng hết sức bồi hồi, ông run run đặt tay lên nắm đấm cửa...
    Nhưng hiện ra trước mặt ông không phải bà ta mà lại là một cô gái mảnh khảnh có cái nhìn tư lự. Cô ta mở to đôi mắt khá đẹp nhìn ông một lát rồi nói nhỏ:
    - Bà hiệu trưởng nhờ cháu đến bác lấy bức tranh.
    - Bà hiệu trưởng nào? - Ông hỏi với giọng có chiều hụt hẫng.
    - Bà hiệu trưởng cách đây đúng sáu tháng đã đặt bác vẽ một bức chân dung.
    - Nhưng... Thế bà ấy đâu - Giọng ông đã tỏ ra sốt ruột - Và cô là ai?
    - Dạ, đây là thư của bà ấy, bác đọc sẽ rõ.
    Mải cập rập xé chiếc phong bì dán rất cẩn thận, ông họa sĩ không để ý thấy cô gái đang quan sát căn phòng của ông cũng vẫn bằng đôi mắt chậm rãi dìu dịu buồn của người đàn bà cách đây sáu tháng kia.
    Bức thư viết bằng nét chữ rời rạc, có đôi đoạn gẫy vụn:
    "Anh Lưu An!
    Chắc anh đã vẽ xong bức chân dung và chắc anh cũng đã nhớ ra em là ai. Xin lỗi đã làm cho anh phải nhọc lòng và phải nhớ những điều không nên nhớ. Anh biết không? Sau cái đêm ở lán ấy, em đi tìm anh khắp nơi, đi hỏi tin anh ở khắp mọi chỗ nhưng có người nói anh đã chuyển ra Bắc, người khác nói anh đi xuống sát ven đô, lại có người bảo anh bị thương, bị sốt rét ác tính chết rồi! Buồn quá! Em khóc suốt một tuần rồi làm một mâm giữa rừng giỗ anh. ít tháng sau em được điều đi học. Ra trường em lấy chồng, sinh con nhưng hình ảnh anh không lúc nào nguôi ngoai trong em. Đó là mối tình đầu, là lần hiến dâng thứ nhất, trọn vẹn và say đắm không bao giờ có được nữa. Anh có tin không? Có lẽ cái vết đỏ vương lại trên tấm dù mầu cỏ úa, dấu hiệu một đời trinh trắng hiến cho anh đêm đó sẽ nói hộ em nhiều hơn những điều em muốn nói.
    Thế rồi một lần đọc báo thấy hình anh và phòng tranh GALLERY đầu tiên của anh, em đã mừng đến rơi nước mắt. Em đã lén đến đó để được nhìn anh, chứng kiến thành công của anh và cũng để biết anh có... gia đình, một gia đình thuận hòa, ấm cúng và đàng hoàng. Người ta bảo thế. Trước tình cảnh ấy, em tự cảm thấy mình thừa, thấy là rất vô duyên nếu đứng ra nhận anh. Nhận để làm gì khi giữa hai người không còn gì nữa, khi anh đang được vầng hào quang của thành công vây bủa bốn xung quanh và nhận làm gì khi nghĩ rằng, chắc gì anh đã còn nhớ em, một con bé giao liên mờ nhạt ngẫu nhiên gặp giữa rừng rồi sớm mai lại chia tay. Thì đến ngay cái tên của em anh đâu đã kịp hỏi kia mà! Thế là em ầm thầm đi ngược lại trăm cây số trở về...
    Nhưng, giống như sự ám ảnh của vô thức của một thời sôi nổi không thể dùng lý trí thoát vùng ra được, thỉnh thoảng em vẫn đến với anh. Đến để không dám vào, đến để chỉ lảng vảng ngoài đường nhìn qua hàng song sắt vào phòng vẽ của anh rồi lại lủi thủi ra về. Chính trong những lần như thế, em đã được biết được gia đình anh không còn thuận hòa như trước. Vợ anh không yêu anh. Anh bỏ bê công việc, cái GALLERY thứ hai của anh không có tiếng vang... Có lần nhìn anh bơ phờ đi lại trong phòng, tóc bạc từng đám, hai mắt trũng sâu, tay cầm cái bánh mì mà không đưa lên miệng nhai nổi, thương quá, em đã định cứ liều vào với anh, chăm sóc anh, được nói với anh vài điều nhưng rồi em lại quay đi. Là đàn bà với nhau, dù có thế nào em cũng không thể nhân dịp này mà nhảy vào chiếm chỗ của cô ấy. Em không thể. Rồi vợ chồng anh chia tay. Rồi anh xa rời nghệ thuật, anh hoàn toàn không còn là anh nữa...
    Đó cũng chính là lúc em bắt đầu phát bệnh do thứ chất độc da cam đã ủ trong thân thể từ hồi ở rừng mà không biết. Em biết mình không còn sống lâu nữa và càng cồn cào nghĩ đến anh. Và thế là em đã quyết định tìm đến anh để đặt vẽ một bức chân dung. Em đâu có thích chân dung nhưng thấp thỏm hy vọng rằng nó sẽ là cái cớ để nhắc anh trở về với những năm tháng tốt đẹp nhất của chúng ta, để mong anh tĩnh trí lại. Thế thôi. Và không hiểu sao em tin anh sẽ tĩnh trí được.
    Anh Lưu An! Khi anh nhận được thư này thì em đã đi rồi. Đi xa lắm! Phận em thế là xong, hoàn toàn thanh thản. Chỉ áy náy về anh như áy náy về một cái gì thân thiết nhất nhưng cũng mỏng manh không có thật nhất của đời mình. Lạ thế! Trong trái tim yếu đuối của đàn bà chúng em, có những góc sâu lắng mà đàn ông các anh ồn ào không bao giờ hiểu nổi đâu.
    Em đã đến giờ phải đi... Em cầu mong cho anh sức khỏe, niềm vui, nghị lực và trở lại đúng là anh những ngày ấy. Xin trả nốt anh số tiền còn lại nhưng không phải số tiền một triệu mà là mười lăm triệu. Cả cuộc đời, cộng thêm vài lần đi nước ngoài, em đã dành dụm được, chỉ có thế. Em để lại cho chồng em một nửa và anh một nửa. Anh có thể sử dụng nó vào GALLERY thứ ba của anh tới đây được không? Em mong...
    Bởi vì, đây mới là điều hệ trọng nhất: Cô gái cầm số tiền này đến anh để lấy bức chân dung chính là giọt máu anh đã để lại trong em sau cái đêm rừng mưa rơi không dứt ấy. Tên nó là An!
    Vĩnh biệt anh!"
    Đọc xong lá thư, mắt nhòa lệ nhìn lên, người họa sĩ già bỗng thảng thốt rùng mình... Trời! Có phải cái cô gái giao liên áo quần ướt sũng có đôi mắt ngây thơ, khắc khoải bên ngọn lửa lán trại năm nào đang đau đáu nhìn ông kia không?
    - Con!... Tiếng gọi thốt lên từ buồng phổi ọp ẹp không đủ sức thoát ra ngoài mà lại chìm sâu vào gan ruột.
    12-1991
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bức chân dung của người đàn bà lạ (2) - Chu Lai
    Thời gian lặng lẽ trôi qua trong căn phòng nhỏ. Một tháng... Hai tháng... Rồi ba tháng... Phần phác thảo mộc vẫn chưa xong. Người đàn bà cũng không thấy trở lại nữa!
    Đã có lần ông đã quyết định đóng cửa phòng đi tìm nhưng ra đến ngã ba, ông lại quay trở vào. Bà ấy, con quỷ hiện hình ấy có để lại một mẩu địa chỉ nào đâu ngoài cái gói tiền chết giẫm có cánh hoa đỏ loang ra trên miếng dù xanh pháo sáng kia. Ông đã nghĩ. Nếu bà ta quay lại, dứt khoát ông sẽ trả lại tiền, nếu cần trả cả lãi suất luôn thể để thoát khỏi cái cảnh bẽ bàng này, để đêm đêm khỏi bị cái khuôn mặt có đôi mắt quái dị kia ám ảnh nữa. Đúng là quái dị thật! Người đàn bà hiện về từ cái thế giới hư vô quái dị nào để ******** làm tội ông đây?
    Mà cũng thật kỳ lạ! Đã có lúc mệt mỏi quá, ông quẳng ráo trọi cả đồ nghề ra vườn, quyết định không vẽ nữa. Nhưng nửa đêm, không hiểu sao, như có một ma lực hối thúc, ông lồm cồm trở dậy nhặt lại từng cái. Nỗi nhọc nhằn phi thực này lâu dần đã ăn sâu vào đầu óc ông, càng nhọc nhằn, ông lại càng thấy gắn bó vô hình với nó, rồi như không thể thiếu được nó. Nó và ông, hai thành phần ghét bỏ nhau đã nhào trộn vào nhau thành một. Tâm hồn ông cựa quậy, trái tim ông thắt bóp, mạch máu ông chảy mạnh hơn, trong ông đang biến cải, đang rục rịch sống lại một cái gì lạ lắm, thân thiết lắm nhưng cũng xa ngái lắm mà ông không tự biết...
    ... Cũng vào một đêm như thế, sau cả một ngày làm việc mụ mị, họa sĩ rơi người vào trong một vùng ký ức xa xôi mà đã lâu lắm rồi ông không còn nhớ đến... Đó là một đêm mưa rừng rơi không dứt, gió lạnh mang theo những hạt mưa li ti từ khắp nơi thổi qua kẽ lá. Trong lán chỉ có hai người: Ông, một họa sĩ trẻ mới từ nước ngoài trở về tình nguyện xin vào ngay chiến trường và cô gái giao liên đang trên đường dẫn ông đến binh trạm. Ngọn lửa nhỏ bùng lên, soi tỏ khuôn mặt trẻ thơ mịn màng. Quần áo cô ướt sũng, bó dính lấy cái cơ thể nở nang, tròn lẳn của độ tuổi đang sức mười tám đôi mươi. Lửa vẫn nổ tí tách. Không hiểu do lửa hay hơi ấm từ cái thân thể rừng rực kia tỏa ra, ông bỗng thấy nóng ran cả người. Đột nhiên ông muốn vẽ và khe khẽ yêu cầu cô cứ thế ngồi yên lặng. Rừng đêm... Mưa gió... Chiến tranh... Chết chóc... Đời con gái gian nan... Ngày mai cái gì sẽ xảy ra với cô? Liệu có còn được gặp lại nhau một lần?... Dòng cảm xúc lãng mạn và ngậm ngùi choáng ngợp, ông vừa vẽ vừa thấy lòng mình rung lên khác lạ... Cô gái vẫn ngồi lành hiền như con sóc, con chim bé bỏng ướt át tội tình lên ánh lửa. Một khuôn mặt cằm tròn, một nước da xanh mầu lá đang ửng hồng, một sống mũi xinh xinh, một đôi mắt nhìn đi đâu xa xăm về phía bên kia ánh lửa, lửa chơi với trong mắt, lửa viền quanh má cô một đường sáng tạo nao lòng... Rồi đột ngột đôi mắt ấy quay lại phía ông. Đôi mắt ấy không rời ông ra nữa. Đau đáu, khắc khoải, chới với, dạn dĩ và xót xa đến ngượng ngùng. Trái tim ông ớn lạnh. Thân thể cường tráng nơi ông hối thúc ông được che chở, được hong khô, sưởi ấm. Mắt ông bắt ánh lửa trong mắt cô, cháy lên. Ông tiến lại... Ai đã trải tấm dù pháo sáng mầu cỏ úa trên vai cô xuống nền đất ẩm? Em chết mất!... Khuôn ngực căng cứng của cô nâng ông lên, sưởi ông và dìm ông xuống, chìm lịm, ôi anh! Ôi anh!... Em chết mất!... Cô cắn vào vai ông đến rớm máu. Suốt đời em sẽ chờ anh! Cô nói lên, đôi môi nhỏ nhòa máu và nước mắt... Khi đỡ cô ngồi dậy, dường như ông thoáng nhìn thấy có một chút sắc đỏ vương lại trên lá dù mầu cỏ úa...
    Sáng hôm sau trở dậy, ông không còn thấy cô gái đâu nữa! Một đoàn khách cần cô nhanh chóng dẫn ngược trở lại để tránh tọa độ B52. Còn ông, sau một chút bâng khuâng, ông tiếp tục hăm hở đi sâu xuống mặt trận. Sâu nữa... Và từ ấy, bao cảnh đời đã trôi qua, bao trận đánh đã ập vào, vài ba cô gái khác cũng đã đến với ông rồi lại đi, thú thật ông không có thời gian nghĩ đến, không kịp nghĩ đến cô nữa - Một cô gái giao liên ngẫu nhiên gặp giữa rừng mà vội vàng tới nỗi, cái tên cô ông cũng không hỏi kịp! Rồi hòa bình...
    Tiếng nổ cháy rừng và mùi khét lẹt xộc lên khiến ông choàng tỉnh... Một ngọn lửa nhỏ đang phực lên nơi khung vải ông đang vẽ dở. Ngọn lửa đang liếm gần vào tấm ảnh người đàn bà. Tấm ảnh cong lên... Ông chợt nhớ đêm qua mất điện, ông phải đốt nến làm việc rồi mệt quá thiếp đi. Lát sau, khi ông cuống quýt dập rụi được ngọn lửa thì tấm ảnh đã cháy sém hết một phần ba!... Nhưng chính hai phần còn lại đã làm ông sững sờ!... Chao ôi! Dưới quầng sáng nhập nhòa của cây nến mới được đốt lại, trong cái mùi khen khét quá ư quen thuộc của rừng bị đốt cháy, của bom đạn còn vương vất đâu đây, khuôn mặt người đàn bà bỗng dưng mềm lại, trẻ thơ mịn màng, đang rọi về ông cái ánh nhìn bé bỏng, tội tình và có phần trách móc... Ông vồ lấy tấm ảnh đưa ra sát ngọn nến... Nhưng rồi ông lại buông rơi xuống, tuyệt vọng! Khuôn mặt có viền sáng nôn nao của cô gáo giao liên năm nào không còn nữa, trong hình vẫn chỉ là nét mặt bí hiểm của người đàn bà đang nhìn ông hết sức dửng dưng.
    Nhưng như thế cũng là đủ.
    Cái khoảnh khắc ma quái không rõ từ trong ông tỏa ra hay do chính tấm ảnh kia xuất thần, như một chớp lửa rừng già, đã làm đầu óc ông sáng bừng lên. Ông đã hiểu mình phải vẽ cái gì và vẽ như thế nào rồi. Trời ơi! Tất cả chỉ là một chút ánh hồng nơi khóe mắt và một nét phẩy nhỏ ở khóe môi. Chỉ thế thôi là khuôn mặt người đàn bà kia sẽ khác hẳn mà tại sao suốt ba tháng trời vật lộn mà ông không thể nghĩ ra? Phải chăng ngọn lửa rừng năm ấy và ngọn nến cháy lan vào ảnh hôm nay đã soi tỏ cho ông một chi tiết mà nếu có khổ công tìm tòi cả đời trong phòng kín chắc cũng không ra?
    Toàn bộ cảm hứng nơi ông tưởng đã giá lạnh, giờ đây bỗng nóng bức trở ngược về quá khứ, trở ngược về những năm tháng đau thương và lãng mạn, những năm tháng quá đỗi nhọc nhằn nhưng cũng là những năm tháng trong trẻo, đẹp đẽ nhất đời ông, thế hệ của ông. Và ông vẽ. Vẽ đêm ngày mài miệt. Tấm biển ĐI Vắng vẫn im phắc treo ngoài cửa. Những khung vải không còn bị vất xuống gầm giường, những tờ crô-ki dày dặn đã nằm yên trên giá. Bức phác thảo xong, ông định sử dụng bột mầu nhưng sau đó ông lại quyết định xử lý những gam mầu chói gắt và thâm trầm của sơn dầu. Tất cả chỉ là một chút ánh hồng thẳm sâu nơi khóe mắt, một nét phẩy nhỏ ngọt ngào nơi khóe môi, một đường viền tỏa rạng nâng cả khuôn mặt lên khỏi mọi nỗi gian truân và ngầu bọt. Cái gian truân của ngày hôm qua và cái ngầu bọt ngày hôm nay. Ông lại đang bồng bềnh trong một cơn sốt. Cơn sốt đam mê của sáng tạo. Cơn sốt quá khứ. Ông không chỉ vẽ một bức chân dung, sâu đậm hơn, ông đang sống lại và làm sống lại qua hình ảnh của người đàn bà đó một thời trai trẻ sống động, thuần phác tươi nguyên của mình. Đã lâu lắm rồi ông mới lại có những khoảnh khắc sáng tạo hết mình, sáng tạo thăng hoa đến tan chảy thế này.
    Đúng sáu tháng sau, bức chân dung được hoàn tất bằng một nét chấm phá táo bạo cuối cùng. Họa sĩ gần như kiệt sức, thân thể gầy tọp đi đến năm ký lô, tóc bạc nhiều hơn nhưng riêng đôi mắt lại bàng bạc một cõi tĩnh lặng siêu phàm.
    Tắm rửa sạch sẽ, cạo râu, thay một bộ đồ mới, ăn một bữa cơm tiệm thật ngon, ông trở về ngồi im lặng ngắm bức tranh, bồn chồn chờ chủ nhân của nó đến tiếp nhận. Nắng chiều từ ngoài cửa sổ tràn vào dịu nhẹ. Khuôn mặt người đàn bà sáng tỏa trong một vẻ đẹp nội tâm khác lạ. Vẫn là khuôn mặt ấy nhưng thấm đậm hơn, thần sắc hơn. Vẫn là cái ánh nhìn dìu dịu buồn ấy nhưng lại lom dom cháy những đốm sáng của sự vị tha nhân hậu, của sự sắt son chung thủy bên trong. Nhìn vào đó, tâm hồn ta bỗng tự dưng yên ả dù cuộc đời có ngang ngửa thế nào cũng chẳng nỡ đánh mất niềm tin. Đôi mắt biết nói, biết chia sẻ và biết tâm tình se sẽ. Đôi mắt của cô gái giao liên áo quần sũng ướt ngày nào pha trộn với cái nhìn điềm tĩnh thể tất của người đàn bà đã luống tuổi hôm nay.
    Một tiếng gõ cửa khe khẽ vang lên... Cô ấy rồi! Bà ấy đến rồi! Người họa sĩ già reo thầm một tiếng trong đầu. Chao, tối nay nếu có thể được, ông sẽ nói với bà ấy thật nhiều, sẽ ôn lại, kể lại mọi thứ chuyện và nếu... Nếu bà ấy không để bụng, không ruồng rẫy, không oán trách thì biết đâu... Phải, biết đâu hai người có thể sống lại những giây phút đã lùi xa bên ngọn lửa giữa cánh rừng bom đạn ấy? Với tâm trạng hết sức bồi hồi, ông run run đặt tay lên nắm đấm cửa...
    Nhưng hiện ra trước mặt ông không phải bà ta mà lại là một cô gái mảnh khảnh có cái nhìn tư lự. Cô ta mở to đôi mắt khá đẹp nhìn ông một lát rồi nói nhỏ:
    - Bà hiệu trưởng nhờ cháu đến bác lấy bức tranh.
    - Bà hiệu trưởng nào? - Ông hỏi với giọng có chiều hụt hẫng.
    - Bà hiệu trưởng cách đây đúng sáu tháng đã đặt bác vẽ một bức chân dung.
    - Nhưng... Thế bà ấy đâu - Giọng ông đã tỏ ra sốt ruột - Và cô là ai?
    - Dạ, đây là thư của bà ấy, bác đọc sẽ rõ.
    Mải cập rập xé chiếc phong bì dán rất cẩn thận, ông họa sĩ không để ý thấy cô gái đang quan sát căn phòng của ông cũng vẫn bằng đôi mắt chậm rãi dìu dịu buồn của người đàn bà cách đây sáu tháng kia.
    Bức thư viết bằng nét chữ rời rạc, có đôi đoạn gẫy vụn:
    "Anh Lưu An!
    Chắc anh đã vẽ xong bức chân dung và chắc anh cũng đã nhớ ra em là ai. Xin lỗi đã làm cho anh phải nhọc lòng và phải nhớ những điều không nên nhớ. Anh biết không? Sau cái đêm ở lán ấy, em đi tìm anh khắp nơi, đi hỏi tin anh ở khắp mọi chỗ nhưng có người nói anh đã chuyển ra Bắc, người khác nói anh đi xuống sát ven đô, lại có người bảo anh bị thương, bị sốt rét ác tính chết rồi! Buồn quá! Em khóc suốt một tuần rồi làm một mâm giữa rừng giỗ anh. ít tháng sau em được điều đi học. Ra trường em lấy chồng, sinh con nhưng hình ảnh anh không lúc nào nguôi ngoai trong em. Đó là mối tình đầu, là lần hiến dâng thứ nhất, trọn vẹn và say đắm không bao giờ có được nữa. Anh có tin không? Có lẽ cái vết đỏ vương lại trên tấm dù mầu cỏ úa, dấu hiệu một đời trinh trắng hiến cho anh đêm đó sẽ nói hộ em nhiều hơn những điều em muốn nói.
    Thế rồi một lần đọc báo thấy hình anh và phòng tranh GALLERY đầu tiên của anh, em đã mừng đến rơi nước mắt. Em đã lén đến đó để được nhìn anh, chứng kiến thành công của anh và cũng để biết anh có... gia đình, một gia đình thuận hòa, ấm cúng và đàng hoàng. Người ta bảo thế. Trước tình cảnh ấy, em tự cảm thấy mình thừa, thấy là rất vô duyên nếu đứng ra nhận anh. Nhận để làm gì khi giữa hai người không còn gì nữa, khi anh đang được vầng hào quang của thành công vây bủa bốn xung quanh và nhận làm gì khi nghĩ rằng, chắc gì anh đã còn nhớ em, một con bé giao liên mờ nhạt ngẫu nhiên gặp giữa rừng rồi sớm mai lại chia tay. Thì đến ngay cái tên của em anh đâu đã kịp hỏi kia mà! Thế là em ầm thầm đi ngược lại trăm cây số trở về...
    Nhưng, giống như sự ám ảnh của vô thức của một thời sôi nổi không thể dùng lý trí thoát vùng ra được, thỉnh thoảng em vẫn đến với anh. Đến để không dám vào, đến để chỉ lảng vảng ngoài đường nhìn qua hàng song sắt vào phòng vẽ của anh rồi lại lủi thủi ra về. Chính trong những lần như thế, em đã được biết được gia đình anh không còn thuận hòa như trước. Vợ anh không yêu anh. Anh bỏ bê công việc, cái GALLERY thứ hai của anh không có tiếng vang... Có lần nhìn anh bơ phờ đi lại trong phòng, tóc bạc từng đám, hai mắt trũng sâu, tay cầm cái bánh mì mà không đưa lên miệng nhai nổi, thương quá, em đã định cứ liều vào với anh, chăm sóc anh, được nói với anh vài điều nhưng rồi em lại quay đi. Là đàn bà với nhau, dù có thế nào em cũng không thể nhân dịp này mà nhảy vào chiếm chỗ của cô ấy. Em không thể. Rồi vợ chồng anh chia tay. Rồi anh xa rời nghệ thuật, anh hoàn toàn không còn là anh nữa...
    Đó cũng chính là lúc em bắt đầu phát bệnh do thứ chất độc da cam đã ủ trong thân thể từ hồi ở rừng mà không biết. Em biết mình không còn sống lâu nữa và càng cồn cào nghĩ đến anh. Và thế là em đã quyết định tìm đến anh để đặt vẽ một bức chân dung. Em đâu có thích chân dung nhưng thấp thỏm hy vọng rằng nó sẽ là cái cớ để nhắc anh trở về với những năm tháng tốt đẹp nhất của chúng ta, để mong anh tĩnh trí lại. Thế thôi. Và không hiểu sao em tin anh sẽ tĩnh trí được.
    Anh Lưu An! Khi anh nhận được thư này thì em đã đi rồi. Đi xa lắm! Phận em thế là xong, hoàn toàn thanh thản. Chỉ áy náy về anh như áy náy về một cái gì thân thiết nhất nhưng cũng mỏng manh không có thật nhất của đời mình. Lạ thế! Trong trái tim yếu đuối của đàn bà chúng em, có những góc sâu lắng mà đàn ông các anh ồn ào không bao giờ hiểu nổi đâu.
    Em đã đến giờ phải đi... Em cầu mong cho anh sức khỏe, niềm vui, nghị lực và trở lại đúng là anh những ngày ấy. Xin trả nốt anh số tiền còn lại nhưng không phải số tiền một triệu mà là mười lăm triệu. Cả cuộc đời, cộng thêm vài lần đi nước ngoài, em đã dành dụm được, chỉ có thế. Em để lại cho chồng em một nửa và anh một nửa. Anh có thể sử dụng nó vào GALLERY thứ ba của anh tới đây được không? Em mong...
    Bởi vì, đây mới là điều hệ trọng nhất: Cô gái cầm số tiền này đến anh để lấy bức chân dung chính là giọt máu anh đã để lại trong em sau cái đêm rừng mưa rơi không dứt ấy. Tên nó là An!
    Vĩnh biệt anh!"
    Đọc xong lá thư, mắt nhòa lệ nhìn lên, người họa sĩ già bỗng thảng thốt rùng mình... Trời! Có phải cái cô gái giao liên áo quần ướt sũng có đôi mắt ngây thơ, khắc khoải bên ngọn lửa lán trại năm nào đang đau đáu nhìn ông kia không?
    - Con!... Tiếng gọi thốt lên từ buồng phổi ọp ẹp không đủ sức thoát ra ngoài mà lại chìm sâu vào gan ruột.
    12-1991
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một quan niệm tình yêu - Chu Lai - Phần 1
    Trong khoang lái chiếc xe tải lúc ấy có năm người. Người thứ nhất tất nhiên phải kể đến là anh lái cao to, nước da đồng hun, có bộ râu cằm cố tình không cạo, nhác trông như người nước ngoài. Bên cạnh anh là một người đàn ông khoảng trên ba mươi tuổi, vóc dáng thanh thoát, khuôn mặt hồng hào sáng láng, hay có cái mỉm cười ý nhị. Ngồi nép vào con người dễ mến ấy là cô gái mặc áo khoác nâu có một nhan sắc bình dị chỉ cần nhìn qua cũng có thể chấp nhận được ngay. Bên cạnh cô gái áo nâu là cô gái áo len xanh, cùng trạc tuổi nhưng dáng điệu, lời lẽ nói năng có vẻ sắc sảo hơn. Và ngồi ngoài cùng, gần như ép dính vào cửa xe là một thanh niên mặc quân phục không quân hàm, thân hình mảnh khảnh, cặp mắt trũng sâu hơi mệt mỏi. Anh ngồi như mới vào mép ghế trong khi người khác có thể ngồi thụt sâu vào, lưng dựa tạm gọi là thoải mái. Đường lên chót vót cửa khẩu Na Mèo vào những ngày cuối năm ngồi lên chặt như thế càng ấm. Xe Zin mà vẫn xóc đến khiếp? Cứ nhảy chồm chồm thỉnh thoảng người lại giật nảy lên, đầu va lốp cốp vào mui xe hoặc ngả nghiêng, xô dạt vào nhau như trong xe có bão lớn. Gió lạnh vút qua ô kính bật lên những tiếng tanh tanh. Sương mù trắng xóa làm con đường chập chờn, lúc rõ lúc nhòa. Cái gạt nước chuyển động hết sức uể oải ở trước mặt. Tuy vậy, tiếng xe nổ vẫn êm ru, thoang thoảng mùi xăng thơm nồng. Đôi lúc anh lái múa cổ tay của một đường ràn rạt mép vực khiến hai cô gái bật rú lên, mắt nhắm nghiền như sắp rơi ra khỏi trái đất. Cây rừng xào xạc, thác đổ vang vọng dưới thung sâu càng thêm tăng vẻ chênh vênh của một đoạn đường toàn leo dốc.
    Nhiều đoạn chiếc xe chở nặng gạo chòng chành giống như đi trên dây, nhỡ tay lái một chút là tất cả sẽ biến khỏi mặt đường rơi thỏm đi đâu không ai dám nghĩ tiếp. ấy vậy mà anh lái vẫn thản nhiên tru miệng huýt sáo Gặp đoạn đường phẳng một chút, anh lại còn hát nữa mà hát bằng thứ tiếng Anh khá chuẩn hẳn hoi. Nhìn nghiêng, những cọng râu cứng như rễ tre của anh lay động thấy tức cười. Cô gái áo xanh bấm nhẹ vào tay bạn, kín đáo đưa đôi mắt khá sắc về phía anh lái xe ngầm một ý thán phục và tin cậy: "A-ma-tơ gớm!". Anh con trai trẻ đẹp khẽ gật đầu mỉm cười, cái mỉm cười rất hóm và thông minh, pha thêm một chút thấu hiểu của triết nhân: "Tất cả những cái đó đều bắt đầu từ sự hiện diện của các cô ra cả đấy, cô bé ạ?". Cô gái áo nâu không có phản ứng gì, mắt vẫn nhắm hờ như lim dim ngủ, cũng lại như đang mải nghe tiếng hát trầm trầm rất đàn ông của anh lái xe vui tính mà dáng dấp hào hoa, ngang tàng hiện lên ngay cả ở bàn tay cầm lái. Rét quá? Càng lên cao càng rét. Một bàn tay đàn ông trắng trẻo sẽ sàng đặt lên những ngón tay con gái nhỏ nhắn, nắm chặt... Nét mặt cô gái không xao động. Gió rít như chó sói tru lưng trời.
    Cô gái áo len xanh so vai rụt cổ lại một cách thật là bé bỏng:
    - Ôi chao? Giá bây giờ có một chiếc chăn bông mà khoác nhỉ? - Lắng một chút như tự nghe tiếng xít xoa của mình, cô lại duyên dáng hạ vai xuống - Thoa ơi? Mày ngủ đấy à?
    - Giá mà ngủ được - Cô gái áo nâu vẫn không mở mắt, nói thầm thì vào tai bạn - Nếu bây giờ có một đống lửa và mấy cái bắp ngô nếp nướng nhỉ - Và khẽ cười. Cái cười không được tự nhiên nhưng để bù lại, một hàm răng trắng muốt, đều chằn chặn ló ra. Có cảm giác cái cười ấy làm ấm cả khoang lái. Cô gái áo xanh hơi ngửa mặt ra sau, mắt nhìn lơ mơ lên trần:
    - Anh Phụng ơi (anh con trai khẽ nhướng mày tỏ vẻ sẵn sàng nghe). Em như anh thì em sẽ bắt quách cái Thoa sang ở hẳn với anh. Chàng là bác sĩ, nàng là kỹ sư chế tạo máy, cũng sống trong một thị xã nước ngoài xa lạ, hay đứt đi chứ lị. Rồi cưới luôn hay hết thời hạn về nhà cưới, điều đó có hề hấn gì, miễn là gần nhau. Dăm bận đi thăm thế này, họa có thành bà già.
    Bác sĩ Phụng vẫn chỉ mỉm cười rồi hào phóng, móc từ túi xách ra một cây Du Lịch bóc rèn rẹt:
    - Để sang một lần thử xem: Cái đó là hoàn toàn do Thoa quyết định thôi.
    Cô áo xanh chép lưỡi, giọng nói cố làm ra cái kiểu ghen tị nhưng nghe tinh lại có chút ghen tị thật:
    - Cái Thoa là sướng nhất trần đời đấy. Nghỉ phép người yêu về tận nhà đón sang chơi. Chưa đủ, sợ nàng buồn, người ta lại có nhã ý mời cả cô bạn gái cùng đi làm thần hộ mạng cho nàng nữa. Ghê! Anh Phụng, em bảo này: anh cứ giữ rịt cái Thoa ở lại về làm gì, xung quanh toàn những cái dớ dẩn, nhức đầu? Lúc này bứt đi đâu xa được một thời gian là tuyệt nhất. Xã hội biến động, không cẩn thận, chàng một nơi, nàng một nẻo rồi nàng cũng biến đi lúc nào không biết.
    Phụng đáp lại với giọng nói bao dung:
    - Tha hồ. Nhưng mà... nói cho cùng cũng mệt thật! Bây giờ các giá trị đều bị đặt trở lại cả. Sự thủy chung bỗng thành chớp nhoáng, cái yêu đương dễ hóa thành hận thù. Tìm một tình yêu bất diệt bây giờ còn khó hơn đi tìm dấu chân người nguyên thủy - Khoan khoái nhả một hơi thuốc, anh nói tiếp - Buồn thật? Cách đây chừng mươi, mười lăm năm, trong một đám tụ họp, giá thử có một anh kỹ sư, bác sĩ... tóm lại là một anh trí thức nào đó trót máy mồm khoe tao có cô người yêu làm nghề bán phở là lập tức bị chửi cho mất mặt ngay. Nhưng nay ấy à? Đó là tất cả sự vinh hạnh nếu không muốn nói là cứu cánh đấy. Ngược hết! Ngược lại hết!
    - Hay! Hay đấy! - Anh lái tán thưởng ồn ào.
    Cô áo xanh cũng cười rất tươi, nhìn sang người bạn trai đầy vẻ tự hào: "Đồng chí lái xe thấy chưa? Đồng chí sẽ không phải ân hận khi đã cho những con người hay ho như thế này đi nhờ".
    Phụng mồi thêm một điếu thuốc nhét vào ngón tay anh lái, tiện thế quăng luôn cả cây vào cốp xe rồi nghiêng mắt nhìn chếch xuống khuôn mặt người yêu. Cô gái vẫn nhắm mắt lim dim, đầu hơi tựa vào một bên vai vạm vỡ của anh nhưng nét mặt lại thoảng đi đâu.
    Phụng hỏi nhỏ:
    - Em mệt à?
    - Cô gái khẽ lắc lắc đầu và mở mắt ra. Cặp mắt hơi buồn, có một cái gì bứt rứt ẩn thật sâu bên trong. Cô không ngước nhìn khuôn mặt đàn ông đẹp đẽ đang kề cận rất gần mà nhìn vuốt qua cửa kính ra ngoài. Xe đang đà xuống dốc. Không gian hiện ra thoáng đạt, rõ nét hơn. Mãi tận sườn núi bên kia, một vệt nắng vàng như rơm thoáng hiện rồi thoáng mất. Lát sau nó lại nhảy nhót trên một vùng săng lẻ thân dài thẳng thớm, xòe tán, xòe lá xanh biếc như thông.
    - Đẹp quá! - Cô gái khẽ thốt lên.
    - Bây giờ thế này - Anh lái xe như được cái vẻ thảng thốt của cô gái áo nâu đốt nóng, xướng to - Chuyến xe cuối năm không đi đâu mà vội, các vị thấy nơi nào có lý cần dừng, cần nghỉ lại cứ nói, tôi chiều hết. Cả đời tốc độ, thi thoảng cũng phải vẩn vơ ngơ ngác một tí chứ. Tiện thể thông báo luôn: đây đi Na Mèo còn qua đèo Phỉ, đèo Mây, đến được cũng phải chiều tối hoặc nửa đêm, đấy là nói đường thuận lợi. Còn đường xấu thì...
    Anh huýt một tiếng sáo dài như vượn hót và nhấn thêm ga.
    - Eo ơi! Đèo gì mà lại là đèo Phỉ? - Cô áo xanh thu người lại - Chắc nơi đó trước kia nhiều phỉ lắm hả anh? Làm như một cuộc hành trình đi Nam Mỹ không bằng - Giọng cô trong vắt, nghe rõ cả tiếng gió ở đầu lưỡi - May quá là gặp anh ở dọc đường chứ không thì chết, chả còn biết đối phó ra sao. Xe khách không có, xe con thì bất lực, bản làng lại xa tít mù khơi. Gớm? Đường với đất, đi một lần tởm đến già. Chắc anh chạy con đường này nhiều?
    - ít thôi. Thiếu hai năm nữa là tròn... hai mươi.
    - úi giời!
    Anh lái xe chìa bao thuốc lá lại phía anh bộ đội. Đang mải nghĩ ngợi đi đâu, người mặc quân phục giật mình quay lại, ngượng nghịu lắc đầu:
    - Cám ơn? Tôi... Tôi bị viêm cổ.
    - Xì! Viêm vủng gì! Lại mấy cha thầy thuốc lẩm cẩm dính vào đây! - Anh quay qua anh bác sĩ, cười ấy chết, xin lỗi đồng chí bác sĩ nhé. Tôi vốn ăn nói tứ tung.
    Cô gái áo xanh ghé vào tai bạn nói thật nhỏ:
    - Xương với xẩu! Đau quá!
    - Cái gì đau?
    - Cái xương hông ông ấy tì vào đùi tao đau quá!
    - Con ranh! Thì ngồi dịch vào tao đây này.
    Bất giác Thoa đưa mắt nhìn người mặc quân phục. Như mọi người đàn ông khác gặp trên vùng đất này: khắc khổ và lành hiền, chả có gì đặc biệt. Cô lại lim dim mắt.
    Xe ì ạch bò qua một đoạn đường nhoe nhoét đất đá. Rải rác đó đây có những tốp chiến sĩ làm đường đứng ngập chân trong bùn nhìn chăm chăm lên xe. Vài ba cô gái nước da mai mái vui vẻ gọi bới lên:
    - Anh tài ơi! Chở ai mà xanh đỏ tím vàng như đi hội thế?
    - Con Thơm nó ghen đấy. Cho chết! Lính lục lộ mà cứ đòi yêu anh... vi vu.
    - ừ tao yêu. Thì đã sao? Còn hơn đứa nào suốt từ sáng đến giờ, động một chiếc xe nào đi qua cũng hiếng mắt lên. Dơ!
    - Cẩn thận cây cầu gỗ đó! Lăn kềnh ra đấy thì lại mất công ối đứa khóc.
    Tiếng cười râm ran lan khắp mặt đường. Trên xe, anh lái cũng đáp lại bằng một tràng cười rất vang và giòn, hai ngón tay ám vàng khói thuốc thi nhau đưa lên môi hôn gió. Chiếc xe bậm bạch bò vào một đoạn đường khô hơn nhưng rải toàn đá hộ. Toàn bộ sắt thép trên xe cứ va nhau cục kịch tưởng như sắp long ra từng bộ phận.
    Bác sĩ Phụng nheo nheo mắt nhận xét:
    - Có vẻ tất cả các cô gái trên cung đường này đều mê ông cả?
    Anh lái không trả lời chỉ nháy mắt một cái không ra phản đối, cũng chẳng ra tán thành. Tiếng thổi sáo càng véo von hơn. Bằng giọng trả lời, Phụng nói tiếp:
    - Kiểu này là lại thêm một bà vợ phải chịu đựng cái bi kịch của sự cam chịu đây.
    - Chưa! Tôi chưa có, chưa có một mụn vợ nào.
    - Kén à? Hay ngại?
    - Không kén, không ngại nhưng chưa đủ tư cách làm chồng, chưa đến tuổi.
    - Anh bao nhiêu rồi?
    - Gần bốn mươi.
    - Quỷ thần ơi! Thế định đến bao giờ anh mới đủ tuổi?
    - Khi nào các cô gái trên đời chỉ nhìn tôi như nhìn một cây gỗ mục đã. Hiện nay... sức quyến rũ cũng đang còn kha khá, chưa đến nỗi.
    Cô áo xanh bĩu môi:
    - Đàn ông các anh lắm lý lẽ thật. Sao mà giống nhau thế?
    - Đâu có! Anh lái đáp lại trơn tru - Lý lẽ, lý luận gì đâu, tham thôi.
    Bác sĩ Phụng cười to, vỗ mạnh hai tay vào nhau.
    Cô áo xanh nhoài người về trước, môi cong lên:
    - Sao nữa? Nói tiếp nữa đi xem nào? Nghe nói đời tư mấy ông lái xe đường dài là phong phú lắm. Tự đặt cho mình những cung chặng người tình và suốt đường đi, cả chục cô tình nhân các cô ấy cung phụng cơm nước, nơi ăn chốn ngủ như ông hoàng?
    - Chị biết nhiều nhỉ?
    - Tôi còn biết nhiều hơn nữa kia.
    - Có duyên quá?
    - Duyên gì. Tôi...
    Anh bác sĩ kín đáo bấm tay cho cô gái đừng nói nửa: "Đành hanh không đúng chỗ rồi. Đi nhờ xe người ta mà!... "
    Nhưng anh lái đã cười ầm ầm, cười rung cả người:
    - Biết ngay mà. Đàn bà đáng yêu thật! Đùa đấy. Quanh năm gió bụi lêu têu mà cứ ỉu ỉu như cô kỹ sư kia thì cầm cự thế nào được. Khai thật lòng đây: một vợ và ba nhóc rồi, toàn vịt giời cả. Và một năm dù chỉ ở với vợ con vài tuần nhưng trách nhiệm hết ga, không kém bất cứ một anh chồng chỉ biết quanh quẩn bên vợ nào.
    Được Hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 23/05/2004
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một quan niệm tình yêu - Chu Lai - Phần 1
    Trong khoang lái chiếc xe tải lúc ấy có năm người. Người thứ nhất tất nhiên phải kể đến là anh lái cao to, nước da đồng hun, có bộ râu cằm cố tình không cạo, nhác trông như người nước ngoài. Bên cạnh anh là một người đàn ông khoảng trên ba mươi tuổi, vóc dáng thanh thoát, khuôn mặt hồng hào sáng láng, hay có cái mỉm cười ý nhị. Ngồi nép vào con người dễ mến ấy là cô gái mặc áo khoác nâu có một nhan sắc bình dị chỉ cần nhìn qua cũng có thể chấp nhận được ngay. Bên cạnh cô gái áo nâu là cô gái áo len xanh, cùng trạc tuổi nhưng dáng điệu, lời lẽ nói năng có vẻ sắc sảo hơn. Và ngồi ngoài cùng, gần như ép dính vào cửa xe là một thanh niên mặc quân phục không quân hàm, thân hình mảnh khảnh, cặp mắt trũng sâu hơi mệt mỏi. Anh ngồi như mới vào mép ghế trong khi người khác có thể ngồi thụt sâu vào, lưng dựa tạm gọi là thoải mái. Đường lên chót vót cửa khẩu Na Mèo vào những ngày cuối năm ngồi lên chặt như thế càng ấm. Xe Zin mà vẫn xóc đến khiếp? Cứ nhảy chồm chồm thỉnh thoảng người lại giật nảy lên, đầu va lốp cốp vào mui xe hoặc ngả nghiêng, xô dạt vào nhau như trong xe có bão lớn. Gió lạnh vút qua ô kính bật lên những tiếng tanh tanh. Sương mù trắng xóa làm con đường chập chờn, lúc rõ lúc nhòa. Cái gạt nước chuyển động hết sức uể oải ở trước mặt. Tuy vậy, tiếng xe nổ vẫn êm ru, thoang thoảng mùi xăng thơm nồng. Đôi lúc anh lái múa cổ tay của một đường ràn rạt mép vực khiến hai cô gái bật rú lên, mắt nhắm nghiền như sắp rơi ra khỏi trái đất. Cây rừng xào xạc, thác đổ vang vọng dưới thung sâu càng thêm tăng vẻ chênh vênh của một đoạn đường toàn leo dốc.
    Nhiều đoạn chiếc xe chở nặng gạo chòng chành giống như đi trên dây, nhỡ tay lái một chút là tất cả sẽ biến khỏi mặt đường rơi thỏm đi đâu không ai dám nghĩ tiếp. ấy vậy mà anh lái vẫn thản nhiên tru miệng huýt sáo Gặp đoạn đường phẳng một chút, anh lại còn hát nữa mà hát bằng thứ tiếng Anh khá chuẩn hẳn hoi. Nhìn nghiêng, những cọng râu cứng như rễ tre của anh lay động thấy tức cười. Cô gái áo xanh bấm nhẹ vào tay bạn, kín đáo đưa đôi mắt khá sắc về phía anh lái xe ngầm một ý thán phục và tin cậy: "A-ma-tơ gớm!". Anh con trai trẻ đẹp khẽ gật đầu mỉm cười, cái mỉm cười rất hóm và thông minh, pha thêm một chút thấu hiểu của triết nhân: "Tất cả những cái đó đều bắt đầu từ sự hiện diện của các cô ra cả đấy, cô bé ạ?". Cô gái áo nâu không có phản ứng gì, mắt vẫn nhắm hờ như lim dim ngủ, cũng lại như đang mải nghe tiếng hát trầm trầm rất đàn ông của anh lái xe vui tính mà dáng dấp hào hoa, ngang tàng hiện lên ngay cả ở bàn tay cầm lái. Rét quá? Càng lên cao càng rét. Một bàn tay đàn ông trắng trẻo sẽ sàng đặt lên những ngón tay con gái nhỏ nhắn, nắm chặt... Nét mặt cô gái không xao động. Gió rít như chó sói tru lưng trời.
    Cô gái áo len xanh so vai rụt cổ lại một cách thật là bé bỏng:
    - Ôi chao? Giá bây giờ có một chiếc chăn bông mà khoác nhỉ? - Lắng một chút như tự nghe tiếng xít xoa của mình, cô lại duyên dáng hạ vai xuống - Thoa ơi? Mày ngủ đấy à?
    - Giá mà ngủ được - Cô gái áo nâu vẫn không mở mắt, nói thầm thì vào tai bạn - Nếu bây giờ có một đống lửa và mấy cái bắp ngô nếp nướng nhỉ - Và khẽ cười. Cái cười không được tự nhiên nhưng để bù lại, một hàm răng trắng muốt, đều chằn chặn ló ra. Có cảm giác cái cười ấy làm ấm cả khoang lái. Cô gái áo xanh hơi ngửa mặt ra sau, mắt nhìn lơ mơ lên trần:
    - Anh Phụng ơi (anh con trai khẽ nhướng mày tỏ vẻ sẵn sàng nghe). Em như anh thì em sẽ bắt quách cái Thoa sang ở hẳn với anh. Chàng là bác sĩ, nàng là kỹ sư chế tạo máy, cũng sống trong một thị xã nước ngoài xa lạ, hay đứt đi chứ lị. Rồi cưới luôn hay hết thời hạn về nhà cưới, điều đó có hề hấn gì, miễn là gần nhau. Dăm bận đi thăm thế này, họa có thành bà già.
    Bác sĩ Phụng vẫn chỉ mỉm cười rồi hào phóng, móc từ túi xách ra một cây Du Lịch bóc rèn rẹt:
    - Để sang một lần thử xem: Cái đó là hoàn toàn do Thoa quyết định thôi.
    Cô áo xanh chép lưỡi, giọng nói cố làm ra cái kiểu ghen tị nhưng nghe tinh lại có chút ghen tị thật:
    - Cái Thoa là sướng nhất trần đời đấy. Nghỉ phép người yêu về tận nhà đón sang chơi. Chưa đủ, sợ nàng buồn, người ta lại có nhã ý mời cả cô bạn gái cùng đi làm thần hộ mạng cho nàng nữa. Ghê! Anh Phụng, em bảo này: anh cứ giữ rịt cái Thoa ở lại về làm gì, xung quanh toàn những cái dớ dẩn, nhức đầu? Lúc này bứt đi đâu xa được một thời gian là tuyệt nhất. Xã hội biến động, không cẩn thận, chàng một nơi, nàng một nẻo rồi nàng cũng biến đi lúc nào không biết.
    Phụng đáp lại với giọng nói bao dung:
    - Tha hồ. Nhưng mà... nói cho cùng cũng mệt thật! Bây giờ các giá trị đều bị đặt trở lại cả. Sự thủy chung bỗng thành chớp nhoáng, cái yêu đương dễ hóa thành hận thù. Tìm một tình yêu bất diệt bây giờ còn khó hơn đi tìm dấu chân người nguyên thủy - Khoan khoái nhả một hơi thuốc, anh nói tiếp - Buồn thật? Cách đây chừng mươi, mười lăm năm, trong một đám tụ họp, giá thử có một anh kỹ sư, bác sĩ... tóm lại là một anh trí thức nào đó trót máy mồm khoe tao có cô người yêu làm nghề bán phở là lập tức bị chửi cho mất mặt ngay. Nhưng nay ấy à? Đó là tất cả sự vinh hạnh nếu không muốn nói là cứu cánh đấy. Ngược hết! Ngược lại hết!
    - Hay! Hay đấy! - Anh lái tán thưởng ồn ào.
    Cô áo xanh cũng cười rất tươi, nhìn sang người bạn trai đầy vẻ tự hào: "Đồng chí lái xe thấy chưa? Đồng chí sẽ không phải ân hận khi đã cho những con người hay ho như thế này đi nhờ".
    Phụng mồi thêm một điếu thuốc nhét vào ngón tay anh lái, tiện thế quăng luôn cả cây vào cốp xe rồi nghiêng mắt nhìn chếch xuống khuôn mặt người yêu. Cô gái vẫn nhắm mắt lim dim, đầu hơi tựa vào một bên vai vạm vỡ của anh nhưng nét mặt lại thoảng đi đâu.
    Phụng hỏi nhỏ:
    - Em mệt à?
    - Cô gái khẽ lắc lắc đầu và mở mắt ra. Cặp mắt hơi buồn, có một cái gì bứt rứt ẩn thật sâu bên trong. Cô không ngước nhìn khuôn mặt đàn ông đẹp đẽ đang kề cận rất gần mà nhìn vuốt qua cửa kính ra ngoài. Xe đang đà xuống dốc. Không gian hiện ra thoáng đạt, rõ nét hơn. Mãi tận sườn núi bên kia, một vệt nắng vàng như rơm thoáng hiện rồi thoáng mất. Lát sau nó lại nhảy nhót trên một vùng săng lẻ thân dài thẳng thớm, xòe tán, xòe lá xanh biếc như thông.
    - Đẹp quá! - Cô gái khẽ thốt lên.
    - Bây giờ thế này - Anh lái xe như được cái vẻ thảng thốt của cô gái áo nâu đốt nóng, xướng to - Chuyến xe cuối năm không đi đâu mà vội, các vị thấy nơi nào có lý cần dừng, cần nghỉ lại cứ nói, tôi chiều hết. Cả đời tốc độ, thi thoảng cũng phải vẩn vơ ngơ ngác một tí chứ. Tiện thể thông báo luôn: đây đi Na Mèo còn qua đèo Phỉ, đèo Mây, đến được cũng phải chiều tối hoặc nửa đêm, đấy là nói đường thuận lợi. Còn đường xấu thì...
    Anh huýt một tiếng sáo dài như vượn hót và nhấn thêm ga.
    - Eo ơi! Đèo gì mà lại là đèo Phỉ? - Cô áo xanh thu người lại - Chắc nơi đó trước kia nhiều phỉ lắm hả anh? Làm như một cuộc hành trình đi Nam Mỹ không bằng - Giọng cô trong vắt, nghe rõ cả tiếng gió ở đầu lưỡi - May quá là gặp anh ở dọc đường chứ không thì chết, chả còn biết đối phó ra sao. Xe khách không có, xe con thì bất lực, bản làng lại xa tít mù khơi. Gớm? Đường với đất, đi một lần tởm đến già. Chắc anh chạy con đường này nhiều?
    - ít thôi. Thiếu hai năm nữa là tròn... hai mươi.
    - úi giời!
    Anh lái xe chìa bao thuốc lá lại phía anh bộ đội. Đang mải nghĩ ngợi đi đâu, người mặc quân phục giật mình quay lại, ngượng nghịu lắc đầu:
    - Cám ơn? Tôi... Tôi bị viêm cổ.
    - Xì! Viêm vủng gì! Lại mấy cha thầy thuốc lẩm cẩm dính vào đây! - Anh quay qua anh bác sĩ, cười ấy chết, xin lỗi đồng chí bác sĩ nhé. Tôi vốn ăn nói tứ tung.
    Cô gái áo xanh ghé vào tai bạn nói thật nhỏ:
    - Xương với xẩu! Đau quá!
    - Cái gì đau?
    - Cái xương hông ông ấy tì vào đùi tao đau quá!
    - Con ranh! Thì ngồi dịch vào tao đây này.
    Bất giác Thoa đưa mắt nhìn người mặc quân phục. Như mọi người đàn ông khác gặp trên vùng đất này: khắc khổ và lành hiền, chả có gì đặc biệt. Cô lại lim dim mắt.
    Xe ì ạch bò qua một đoạn đường nhoe nhoét đất đá. Rải rác đó đây có những tốp chiến sĩ làm đường đứng ngập chân trong bùn nhìn chăm chăm lên xe. Vài ba cô gái nước da mai mái vui vẻ gọi bới lên:
    - Anh tài ơi! Chở ai mà xanh đỏ tím vàng như đi hội thế?
    - Con Thơm nó ghen đấy. Cho chết! Lính lục lộ mà cứ đòi yêu anh... vi vu.
    - ừ tao yêu. Thì đã sao? Còn hơn đứa nào suốt từ sáng đến giờ, động một chiếc xe nào đi qua cũng hiếng mắt lên. Dơ!
    - Cẩn thận cây cầu gỗ đó! Lăn kềnh ra đấy thì lại mất công ối đứa khóc.
    Tiếng cười râm ran lan khắp mặt đường. Trên xe, anh lái cũng đáp lại bằng một tràng cười rất vang và giòn, hai ngón tay ám vàng khói thuốc thi nhau đưa lên môi hôn gió. Chiếc xe bậm bạch bò vào một đoạn đường khô hơn nhưng rải toàn đá hộ. Toàn bộ sắt thép trên xe cứ va nhau cục kịch tưởng như sắp long ra từng bộ phận.
    Bác sĩ Phụng nheo nheo mắt nhận xét:
    - Có vẻ tất cả các cô gái trên cung đường này đều mê ông cả?
    Anh lái không trả lời chỉ nháy mắt một cái không ra phản đối, cũng chẳng ra tán thành. Tiếng thổi sáo càng véo von hơn. Bằng giọng trả lời, Phụng nói tiếp:
    - Kiểu này là lại thêm một bà vợ phải chịu đựng cái bi kịch của sự cam chịu đây.
    - Chưa! Tôi chưa có, chưa có một mụn vợ nào.
    - Kén à? Hay ngại?
    - Không kén, không ngại nhưng chưa đủ tư cách làm chồng, chưa đến tuổi.
    - Anh bao nhiêu rồi?
    - Gần bốn mươi.
    - Quỷ thần ơi! Thế định đến bao giờ anh mới đủ tuổi?
    - Khi nào các cô gái trên đời chỉ nhìn tôi như nhìn một cây gỗ mục đã. Hiện nay... sức quyến rũ cũng đang còn kha khá, chưa đến nỗi.
    Cô áo xanh bĩu môi:
    - Đàn ông các anh lắm lý lẽ thật. Sao mà giống nhau thế?
    - Đâu có! Anh lái đáp lại trơn tru - Lý lẽ, lý luận gì đâu, tham thôi.
    Bác sĩ Phụng cười to, vỗ mạnh hai tay vào nhau.
    Cô áo xanh nhoài người về trước, môi cong lên:
    - Sao nữa? Nói tiếp nữa đi xem nào? Nghe nói đời tư mấy ông lái xe đường dài là phong phú lắm. Tự đặt cho mình những cung chặng người tình và suốt đường đi, cả chục cô tình nhân các cô ấy cung phụng cơm nước, nơi ăn chốn ngủ như ông hoàng?
    - Chị biết nhiều nhỉ?
    - Tôi còn biết nhiều hơn nữa kia.
    - Có duyên quá?
    - Duyên gì. Tôi...
    Anh bác sĩ kín đáo bấm tay cho cô gái đừng nói nửa: "Đành hanh không đúng chỗ rồi. Đi nhờ xe người ta mà!... "
    Nhưng anh lái đã cười ầm ầm, cười rung cả người:
    - Biết ngay mà. Đàn bà đáng yêu thật! Đùa đấy. Quanh năm gió bụi lêu têu mà cứ ỉu ỉu như cô kỹ sư kia thì cầm cự thế nào được. Khai thật lòng đây: một vợ và ba nhóc rồi, toàn vịt giời cả. Và một năm dù chỉ ở với vợ con vài tuần nhưng trách nhiệm hết ga, không kém bất cứ một anh chồng chỉ biết quanh quẩn bên vợ nào.
    Được Hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 19:00 ngày 23/05/2004
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một quan niệm tình yêu - Chu Lai - Phần 2
    Bỗng anh phanh két xe lại. Hú vía! Ngay trước mũi xe là một đoạn đường xói lở nham nhở, để lộ một miệng vực toang hoác nhớt nhát.
    Người đàn ông mặc quân phục lặng lẽ mở cửa xe nhảy nhanh xuống tưởng như anh vẫn thường nhảy xuống như vậy trong những trường hợp tương tự.
    Lúc này mới thấy rõ anh mảnh khảnh thật. Đứng trước mũi xe, áo quần bị gió táp tứ tung, người anh cứ xiêu vẹo đi. Uốn theo bàn tay xi-nhan khá thành thạo của anh, chiếc xe ì ạch bò dần từng nấc.
    Cô áo xanh chép miệng:
    - Đi đường này chính ra anh phải lựa một ông phu xe khỏe như vâm mới phải, khéo kìa? Coi chừng gió lạnh búng luôn ông ấy xuống vực bây giờ.
    - Nhầm rồi cô gái đáo để ơi! - Anh lái vừa thận trọng đạp, nhả ga, vừa nói - Người ta không phải lơ xe đâu. Cũng khách đi nhờ thôi.
    - Bạn anh à?
    - Không? Nhưng cũng là bạn. Vùng này chỉ có dân lái đánh bạn với cánh biên phòng thôi.
    - à thì ra đó là một chiến sĩ biên phòng đấy - Anh bác sĩ gật gù - Bất ngờ nhỉ! Hồi về nước đi qua biên giới Hung, tôi đã từng uống bia đen với những tay biên phòng tướng tá nhìn phong trần, tráng kiện lắm.
    - Trông còn trẻ quá! Chắc chưa vợ con gì : - Cô áo xanh chậc lưỡi - Hiền nhỉ?
    - Đời lính quanh năm núi rừng heo hút kể cũng tội - Phụng lắc đầu - Chuyện vợ con chả biết thế nào? Con gái thời này họ thường nhìn vào thực chất.
    Anh lái nói to:
    - ấy, đừng có đùa bác sĩ, mấy ông biên phòng ông nào cũng có duyên thầm cả đấy, đắt giá ra phết. Con gái từ đường Một trở lên đây là cứ say tít.
    - Cũng có thể - Phụng cười nhân nhượng - Nhưng yêu và thương là hai cái khác nhau rất xa đấy nhé!
    Những lời bàn tán xung quanh dường như đã kéo cô kỹ sư ra khỏi cơn ủ ê. Thoa khẽ cựa mình lơ đãng nhìn con người "tội nghiệp" mà thiên hạ đang sồn sồn nói đến. Con người đó lúc này hai vai áo mưa đã đậu trắng xóa, thỉnh thoảng lại khẽ rùng mình trước một cơn gió phũ phàng thổi tới. Anh đang đi thụt lùi trước mũi xe và bước đi chập chỗm không bình thường.
    Khi mảng đường xói lở đã lùi xuống nằm ngang thân xe, anh lái thò đầu ra quát to:
    - Thôi lên? Đi được rồi đấy. Khổ thật. Đã bảo cứ để mặc người ta, nhảy xuống nhảy lên làm gì nhiều cho vất vả.
    Xe rồ mạnh máy. Anh bộ đội mở cửa chui vội vào. Toàn thân anh như một tảng băng không ngừng tỏa giá lạnh. Không hiểu sợ dính ướt hay có ý nhường chỗ, cô áo xanh xoay nghiêng người ngồi hẳn vào trong, trìu mến đưa cho anh lọ dầu nóng:
    - Anh xoa mạnh vào cổ vào ngực cho ấm.
    - Cảm ơn chị - Anh đưa tay đón lấy lọ dầu và thoắt trở nên lúng túng trước cái nhìn dịu dàng của cô gái.
    Bác sĩ Phụng cũng mồi cho anh một điếu thuốc. Từ lúc đó hình như ánh mắt, thái độ của mọi người trong xe đối với anh khác hơn. Còn anh, sau khi đưa trả lọ dầu, lại nhích sát người vào cửa xe, im lặng, chốc chốc húng hắng ho.
    - ở đồn biên phòng, anh có biết ông Thân không? - Anh lái gợi chuyện - ông Thân đồn trưởng ấy?
    - Có anh ạ? - Người lính trả lời.
    - Một tay cự phách đấy - Anh lái nói to với cả khoang lái - Khét tiếng đấy! Bọn phỉ, bọn buôn lậu vùng này cứ nghe thấy tên đại úy Phạm Thân là rúm vó lại rồi. Cánh lái đường dài chúng tôi toàn những tay giang hồ bạt tử cả mà đố có thằng nào dám qua mặt ông ta.
    - Anh biết à? - Cô áo xanh tò mò hỏi.
    - à... Không? Là cũng nghe nói vậy thôi, này, hình như tháng trước trong một cuộc rượt đuổi mấy chú ********* đang tìm đường vượt biên, ông ta bị dính đạn phải không? Không rõ đi viện về chưa chả biết? Về chưa anh?
    - Về rồi anh ạ! - Người lính trả lời mà không quay lại.
    - Con người tuyệt vời đấy! Đợt này quay về phải ghé vào thăm ông ta một chút mới được. ấy, nghe nói trước đây cũng là một tay lái có hạng ở chiến trường Tây Nam, con người đầy mình chiến tích, ngang dọc một thời nhưng đời riêng cũng lắm cái lận đận! Cánh xế kháo nhau cô vợ chưa cưới của ông ấy đẹp kinh người nhưng... Hả?
    - Chắc ông đồn trưởng này phải tài hoa, mắt sáng và râu quai nón xanh rì - Cô áo xanh phán đoán một cách háo hức từ đầu tới giờ cô luôn tỏ ra háo hức cực kỳ trước bất cứ một chuyện gì lạ xảy ra trên đường - Giá gặp được viên thủ lĩnh trấn ải ấy được một chút nhỉ. Chắc ối chuyện ly kỳ, rùng rợn.
    Nghe cô gái xuýt xoa vậy, anh bác sĩ chỉ mỉm cười không góp chuyện. Còn người lính, núi rừng mù mịt vẫn hút lấy tầm mắt của anh. Xe đang gặp chỗ khó. Khoang lái thoắt chìm đi trong im lặng. Lát sau, người đầu tiên không chịu được bầu không khí gượng gạo này là Phụng. Bằng cách nói lưu loát hấp dẫn, anh cất tiếng:
    - Thực ra tuyến đường này còn đỡ, tuyến đi qua Điện Biên mới thật gian nan. Trúng mùa mưa xem, phải hàng tuần, có khi cả tháng. Năm rồi nghe xì xào một câu chuyện tình sử bi kịch lắm? Một người vợ trẻ cũng đi nhờ xe như thế này lên thăm chồng tít mãi tận Tuần Giáo. Cuộc hành trình ròng rã suốt hơn mười ngày trời mà trên xe chỉ có hai người: cô ta và anh tài xế khỏe mạnh. Dù có là thánh thì cái kết cục tất yếu rồi cũng sẽ phải xảy ra... Vậy mà khi đến nơi, gặp chồng, cô ta bật òa khóc nức nở, khóc thực sự như bất cứ người vợ chính chuyên thủy chung nào. Oái ăm thay, anh chồng bộ đội thấy vợ lăn lộn vất vả lên tận đây thăm mình, xúc động quá cũng khóc theo. Bi kịch? Thật là bi kịch.
    Anh bác sĩ lặp đi lặp lại kết luận ấy với giọng điệu ráo hoảnh. Cô kỹ sư rùng nhẹ người, cái sống mũi xinh xinh chun lại như bị tức ngực.
    - Gớm! Làm gì có cái chuyện ấy - Cô áo len xanh phản đối yếu ớt - Anh nói đến cái tình nghĩa vợ chồng nghe ghê chết được!... Nhưng mà này, giá cái anh chồng bộ đội ấy biết được nhỉ? Đố tất cả xem cái gì sẽ xảy ra nào? Chắc phải dữ dội lắm nhưng... biết đâu họ lại ôm nhau khóc nữa. Em cũng có biết một chuyện tương tự như vậy nhưng tình tứ hơn. Một cô sinh viên Hà Nội lên tàu đi thăm người yêu bị thương ở mặt trận Tây Nam được chuyển về Sài Gòn điều trị. Dọc đường không biết nghĩ ngợi thế nào lại quay sang mê luôn một anh chàng đẹp trai ngồi cùng toa. Mê hẳn hoi chứ không vờ vịt, lấp chỗ trống đường dài gì đâu. Thế là anh thương binh cứ ngày ngày ôm bức điện chờ đợi, còn cô ta; gần như không cần tính toán, theo ngay anh kia về Lâm Đồng.
    - Theo tôi - Phụng vẫn lạnh lùng - Trong cuộc sống hỗn tạp nhiều khi phải biết bỏ qua những tiểu tiết. Ví như đôi vợ chồng Tuần Giáo ấy, biết đâu đó chỉ là một cách trả công sòng phẳng của cô ta còn tình cảm thực vẫn luôn hướng về người chồng. Mất gì, được gì?
    Như chợt thấy đã đi quá đà, anh dừng lại nhìn nhanh sang Thoa rồi bật lên một tiếng cười khe khẽ, không ăn nhập vào đâu.
    Cô gái lại khẽ rùng người. Cô lặng lẽ rút những ngón tay nhỏ nhắn của mình một cách không tự giác ra khỏi bàn tay anh con trai vẫn đang nắm chặt. Bàn tay hồng hào ấy bị hẫng, chuyển dịch, quờ quạng một chút rồi để nguyên, lay động...
    - Thằng khốn!
    Trong suốt câu chuyện anh bác sĩ kể, anh lái xe tỏ ra thờ ơ, miệng vẫn huýt sáo vẩn vơ nhưng đột nhiên lúc này anh văng ra một tiếng gằn gằn nhưng cũng vẫn vu vơ, chẳng rõ ám chỉ ai. Tuy vậy cái tiếng gằn đó cũng làm cho Phụng thoáng giật mình, anh nhìn xéo qua người lái xe, chuẩn bị đón nhận những tiếng văng còn dữ dằn hơn nữa. Song cũng chỉ thế thôi vì ngay sau đó người lái xe đã lại phun mạnh mẩu thuốc lá còn khá dài ra ngoài sương:
    - Chuyện như vậy thường - Tôi còn thấy một chuyện ác hơn - Anh hắng giọng - Cái bản bên kia kìa, có một ông già người Mông tóc dài tới vai, bạc phơ, suốt ngày ngồi ngậm pí bên cạnh bà vợ bị thần kinh nằm trong buồng, ấy vậy mà không hiểu tại sao có một cô gái dưới xuôi, trẻ lắm, mới tròn hai mươi tuổi, trông cũng được, lại phải lòng rồi nhận luôn làm vợ bé của ông ta và sống hạnh phúc hẳn hoi. ấy không? Không hẳn là bùa ngải gì đâu. Đàn bà họ bít bung không hiểu được. Ví như cái cô đi thăm người yêu ấy... rừng càng đi càng lạc, đố ai cắt nghĩa được, nào!
    - Hoàn toàn đúng! - Phụng lại khẽ vỗ tay.
    Cô áo len xanh nguýt dài một cái:
    - Khiếp. Thì ra là thế đấy. Thảo nào ông bác sĩ phải lặn lội về tận nhà đích thân đưa bà chị đi.
    - Loan! Tao không thích mày nói mãi thế đâu - Cô kỹ sư áo nâu bỗng gắt khẽ khiến cho miệng cười của cô bạn đang tươi chợt méo đi. Tiếng gắt đột ngột ấy cũng làm cho người lính biên phòng bất giác quay lại, cái nhìn đọng một chút trên khuôn mặt bứt rứt của cô gái. Vô tình đụng ánh mắt cô, anh vội ngoảnh đi, lại nhìn hun hút ra ngoài. Tiếng gắt ấy cũng khiến cho buồng lái chìm đi. Anh lái cất tiếng hát giả tạo, giai điệu và lời sai lung tung. Lát sau, chính người lính bật tiếng nói đầu tiên, anh nói nhỏ mà hình như cũng chỉ nói với chính mình:
    - Đường còn ngổn ngang thế này, ít nhất một năm nữa may ra mới rải được nhựa. Thôi thì mong cho chóng xong... Vất vả quá, mỗi lần qua đây lại hình như thấy thiếu đi một vài khuôn mặt... Rét! Năm nay sao rét nhiều thế?
    - Nhưng chắc cũng chưa ăn nhằm gì với chỗ của ông - Anh lái nói - Người ta bảo tuần trước khu đồn biên phòng nước đóng băng đấy. Bộ đội chẳng còn gì ăn, cơm toàn muối cục, đi kiết hàng loạt, thay nhau vào nằm chật trạm xá. Bọn xấu dễ lợi dụng cơ hội này để hành động lắm đây.
    Cô kỹ sư hơi mở mắt nghe chuyện. Người ta thấy rõ cô khó nhọc nén đi một tiếng thở dài.
    Bàn tay anh con trai một lần nữa tìm bàn tay cô gái nhưng lại bị hẫng. Những ngón tay nhỏ nhắn ấy đã giấu kín giữa hai cặp đùi tròn trịa rồi.
    Đến gần cây cầu gốc, chiếc xe bất thần dừng lại. Phía trước nó cũng đã có một chiếc Zin ba cầu khác đang nằm sát lề đường.
    Hai anh lái gặp nhau xô bồ và bổ bã. Sau một vài tiếng chửi tục, sau một hơi thuốc lá rít thật dài là những tiếng càu cạu:
    - Cầu sắp gục cha nó rồi!
    - Từ sáng đã qua được chiếc nào chưa?
    - Qua hết rồi mới tức chứ. Nhằm đúng tới lượt mình thì nó giở quẻ. Cái số chết tiệt.
    - Thôi kêu vừa chứ, xem nào!
    Hai anh lái khụng khiệng bước xuống đầu cầu. Người lính cùng lặng lặng theo sau. Trước mặt ba người là chiếc cầu dài chừng hơn bốn thước, bắc qua một cái khe nhỏ. Cầu được kết bằng những phiến gỗ kếch sù đặt nằm ngang, mới trông thấy còn chắc chắn. Nhìn kỹ đoạn ở giữa, kéo sang bên phải một tí đã hơi khấp khiểng. Chỗ ấy thấy rõ những vết nứt nhỏ, sâu, trên mấy thanh gỗ xơ xước đen mun.
    - Thế thì còn hòng chó gì nữa. Mẹ! Chậm có vài giây mà đâm lỡ cả - Anh lái râu ria tung chân đá mạnh vào một tảng đất cho lăn xuống khe - Kiểu này cũng phải ngày kia, ngày kìa may ra mấy bố con giời mới cho người xuống sửa. Tối đến nơi rồi, hóa ra xe mình lại đi cuối cùng mới uất chứ. Mẹ! Nằm lại đây hai ba ngày thì buồn thối ruột. Biết thế cứ dừng bố nó ở dưới kia lại có cơm rượu đàng hoàng.
    Bác sĩ Phụng cũng bước xuống, mái tóc đẹp bay tơi:
    - Thế nào anh? Hỏng cầu à?
    - Hỏng! Đến chậm có chút ít. Chuẩn bị dựng trại kiếm củi nấu cơm thôi!
    Cô gái áo xanh tái mặt:
    - Thôi chết! Thế không còn cách nào hả anh? Mưa gió thế này mà nằm lại giữa rừng giữa rú... Hay là ta kiểm tra kỹ lại coi. Có khi...
    - Mời chị. Xin mời bà chị! Chưa lăn xuống khe còn là may đấy!
    Trên xe chỉ còn lại mình kỹ sư Thoa. Cô hơi ngúc ngoắc đầu gối lại ngồi im. Thấy rõ chuyện đi được hay không đối với cô không có vấn đề gì.
    Phụng bước xuống cầu. Vừa giậm giậm chân lên mấy thanh nứt, anh vừa lẩm bẩm:
    - Hỏng! Hỏng thật! Thế này thì nguy! Chả lẽ không còn ai dòm ngó đến nó nữa à? Thế đấy! Cái tiêu cực vô trách nhiệm mò lên hoành hành tới ngay cả nơi rừng thiêng nước độc này. Lỡ hết kế hoạch. Phải tóm cổ những tay có trách nhiệm ra đây chớ!
    Chỉ có tiếng nước chảy đến sốt ruột dưới khe, phù họa vào câu nói đó. Người chủ của chiếc xe trước to ngang, nét mặt thuần hậu rên rỉ:
    Mình đâu có định đi chuyến này. Vợ sắp đẻ, chẳng có ai trông coi, đỡ đần ở nhà! Cũng tính cắm mày cắm mặt đi vượt cung đường may ra lúc quay về vừa kịp. Kiểu này thì... - Mặt anh nhăn lại như chính anh sắp đẻ.
    - Thì tớ nhênh nhang à? Anh lái râu ria nói như quát lại - Bên kia hết gạo rồi. Tắc xe hai ngày là lính dám ăn cháo lắm chứ đừng nói chỉ đến tết nhất, bánh chưng bánh tét cả.
    Đổ trút giận dữ vào nhau chán, hai anh lái, một cao to, một thấp lùn đều cùng hạ đít ngồi phịch xuống khúc gỗ lát đỏ thẫm bên lề đường.
    Cô gái áo xanh nói nhỏ vào tai anh bác sĩ:
    - Ta tính sao anh? Nằm ở đây hai ngày không chịu nổi đâu. Lại còn... Hay là ta xách đồ đi bộ sang bên kia cầu, gặp xe nào nhờ đi tiếp? Thế nào chả có chiếc xe nghỉ đêm lại.
    - ừ... Để xem sao đã - Phụng ngập ngừng - Để xem thái độ của ông tài ra sao đã. Mới vậy đã bỏ đi coi không thật tiện. Vả lại cũng do chúng ta lần chần mà xe đến đây chậm. Chờ chút! - Phụng lôi chai rượu ngoại xinh xắn dáng dẹt dẹt trong túi áo khoác ra, vui vẻ đi lại chỗ hai người - Nào! Làm một tý cho ấm bụng đã, mọi chuyện từ từ sẽ tính. Thỉnh thoảng có như thế này mới là cuộc đời chứ.
    Hai anh lái đón lấy chai rượu uống luôn, không nói năng gì. Vừa lúc mưa có chiều nặng hạt, mọi người trèo vội lên xe, ập cửa lại. Dưới lòng đường chỉ còn người lính biên phòng đang lui cui ngó nghiêng xuống mặt cầu.
    - Thôi lên đi ông ơi! - Anh lái gọi - Còn ngắm nghía cái gì nữa. Chắc không phải do phỉ nó phá đâu.
    Bật lên một tiếng cười nhỏ của anh bác sĩ.
    Người lính có vẻ không nghe thấy, anh vẫn nán lại thêm một chút nữa rồi mới đi lên, dáng đi phấn chấn khác hẳn lúc thường. Anh vẫy tay gọi cả hai anh lái xuống. Quái lạ! Không rõ cái vẫy tay ấy có ma lực gì mà hai ông tài vạm vỡ vội ngoan ngoãn nhảy ra khỏi khoang lái ấm áp bước đến cạnh con người mảnh khảnh ấy.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một quan niệm tình yêu - Chu Lai - Phần 2
    Bỗng anh phanh két xe lại. Hú vía! Ngay trước mũi xe là một đoạn đường xói lở nham nhở, để lộ một miệng vực toang hoác nhớt nhát.
    Người đàn ông mặc quân phục lặng lẽ mở cửa xe nhảy nhanh xuống tưởng như anh vẫn thường nhảy xuống như vậy trong những trường hợp tương tự.
    Lúc này mới thấy rõ anh mảnh khảnh thật. Đứng trước mũi xe, áo quần bị gió táp tứ tung, người anh cứ xiêu vẹo đi. Uốn theo bàn tay xi-nhan khá thành thạo của anh, chiếc xe ì ạch bò dần từng nấc.
    Cô áo xanh chép miệng:
    - Đi đường này chính ra anh phải lựa một ông phu xe khỏe như vâm mới phải, khéo kìa? Coi chừng gió lạnh búng luôn ông ấy xuống vực bây giờ.
    - Nhầm rồi cô gái đáo để ơi! - Anh lái vừa thận trọng đạp, nhả ga, vừa nói - Người ta không phải lơ xe đâu. Cũng khách đi nhờ thôi.
    - Bạn anh à?
    - Không? Nhưng cũng là bạn. Vùng này chỉ có dân lái đánh bạn với cánh biên phòng thôi.
    - à thì ra đó là một chiến sĩ biên phòng đấy - Anh bác sĩ gật gù - Bất ngờ nhỉ! Hồi về nước đi qua biên giới Hung, tôi đã từng uống bia đen với những tay biên phòng tướng tá nhìn phong trần, tráng kiện lắm.
    - Trông còn trẻ quá! Chắc chưa vợ con gì : - Cô áo xanh chậc lưỡi - Hiền nhỉ?
    - Đời lính quanh năm núi rừng heo hút kể cũng tội - Phụng lắc đầu - Chuyện vợ con chả biết thế nào? Con gái thời này họ thường nhìn vào thực chất.
    Anh lái nói to:
    - ấy, đừng có đùa bác sĩ, mấy ông biên phòng ông nào cũng có duyên thầm cả đấy, đắt giá ra phết. Con gái từ đường Một trở lên đây là cứ say tít.
    - Cũng có thể - Phụng cười nhân nhượng - Nhưng yêu và thương là hai cái khác nhau rất xa đấy nhé!
    Những lời bàn tán xung quanh dường như đã kéo cô kỹ sư ra khỏi cơn ủ ê. Thoa khẽ cựa mình lơ đãng nhìn con người "tội nghiệp" mà thiên hạ đang sồn sồn nói đến. Con người đó lúc này hai vai áo mưa đã đậu trắng xóa, thỉnh thoảng lại khẽ rùng mình trước một cơn gió phũ phàng thổi tới. Anh đang đi thụt lùi trước mũi xe và bước đi chập chỗm không bình thường.
    Khi mảng đường xói lở đã lùi xuống nằm ngang thân xe, anh lái thò đầu ra quát to:
    - Thôi lên? Đi được rồi đấy. Khổ thật. Đã bảo cứ để mặc người ta, nhảy xuống nhảy lên làm gì nhiều cho vất vả.
    Xe rồ mạnh máy. Anh bộ đội mở cửa chui vội vào. Toàn thân anh như một tảng băng không ngừng tỏa giá lạnh. Không hiểu sợ dính ướt hay có ý nhường chỗ, cô áo xanh xoay nghiêng người ngồi hẳn vào trong, trìu mến đưa cho anh lọ dầu nóng:
    - Anh xoa mạnh vào cổ vào ngực cho ấm.
    - Cảm ơn chị - Anh đưa tay đón lấy lọ dầu và thoắt trở nên lúng túng trước cái nhìn dịu dàng của cô gái.
    Bác sĩ Phụng cũng mồi cho anh một điếu thuốc. Từ lúc đó hình như ánh mắt, thái độ của mọi người trong xe đối với anh khác hơn. Còn anh, sau khi đưa trả lọ dầu, lại nhích sát người vào cửa xe, im lặng, chốc chốc húng hắng ho.
    - ở đồn biên phòng, anh có biết ông Thân không? - Anh lái gợi chuyện - ông Thân đồn trưởng ấy?
    - Có anh ạ? - Người lính trả lời.
    - Một tay cự phách đấy - Anh lái nói to với cả khoang lái - Khét tiếng đấy! Bọn phỉ, bọn buôn lậu vùng này cứ nghe thấy tên đại úy Phạm Thân là rúm vó lại rồi. Cánh lái đường dài chúng tôi toàn những tay giang hồ bạt tử cả mà đố có thằng nào dám qua mặt ông ta.
    - Anh biết à? - Cô áo xanh tò mò hỏi.
    - à... Không? Là cũng nghe nói vậy thôi, này, hình như tháng trước trong một cuộc rượt đuổi mấy chú ********* đang tìm đường vượt biên, ông ta bị dính đạn phải không? Không rõ đi viện về chưa chả biết? Về chưa anh?
    - Về rồi anh ạ! - Người lính trả lời mà không quay lại.
    - Con người tuyệt vời đấy! Đợt này quay về phải ghé vào thăm ông ta một chút mới được. ấy, nghe nói trước đây cũng là một tay lái có hạng ở chiến trường Tây Nam, con người đầy mình chiến tích, ngang dọc một thời nhưng đời riêng cũng lắm cái lận đận! Cánh xế kháo nhau cô vợ chưa cưới của ông ấy đẹp kinh người nhưng... Hả?
    - Chắc ông đồn trưởng này phải tài hoa, mắt sáng và râu quai nón xanh rì - Cô áo xanh phán đoán một cách háo hức từ đầu tới giờ cô luôn tỏ ra háo hức cực kỳ trước bất cứ một chuyện gì lạ xảy ra trên đường - Giá gặp được viên thủ lĩnh trấn ải ấy được một chút nhỉ. Chắc ối chuyện ly kỳ, rùng rợn.
    Nghe cô gái xuýt xoa vậy, anh bác sĩ chỉ mỉm cười không góp chuyện. Còn người lính, núi rừng mù mịt vẫn hút lấy tầm mắt của anh. Xe đang gặp chỗ khó. Khoang lái thoắt chìm đi trong im lặng. Lát sau, người đầu tiên không chịu được bầu không khí gượng gạo này là Phụng. Bằng cách nói lưu loát hấp dẫn, anh cất tiếng:
    - Thực ra tuyến đường này còn đỡ, tuyến đi qua Điện Biên mới thật gian nan. Trúng mùa mưa xem, phải hàng tuần, có khi cả tháng. Năm rồi nghe xì xào một câu chuyện tình sử bi kịch lắm? Một người vợ trẻ cũng đi nhờ xe như thế này lên thăm chồng tít mãi tận Tuần Giáo. Cuộc hành trình ròng rã suốt hơn mười ngày trời mà trên xe chỉ có hai người: cô ta và anh tài xế khỏe mạnh. Dù có là thánh thì cái kết cục tất yếu rồi cũng sẽ phải xảy ra... Vậy mà khi đến nơi, gặp chồng, cô ta bật òa khóc nức nở, khóc thực sự như bất cứ người vợ chính chuyên thủy chung nào. Oái ăm thay, anh chồng bộ đội thấy vợ lăn lộn vất vả lên tận đây thăm mình, xúc động quá cũng khóc theo. Bi kịch? Thật là bi kịch.
    Anh bác sĩ lặp đi lặp lại kết luận ấy với giọng điệu ráo hoảnh. Cô kỹ sư rùng nhẹ người, cái sống mũi xinh xinh chun lại như bị tức ngực.
    - Gớm! Làm gì có cái chuyện ấy - Cô áo len xanh phản đối yếu ớt - Anh nói đến cái tình nghĩa vợ chồng nghe ghê chết được!... Nhưng mà này, giá cái anh chồng bộ đội ấy biết được nhỉ? Đố tất cả xem cái gì sẽ xảy ra nào? Chắc phải dữ dội lắm nhưng... biết đâu họ lại ôm nhau khóc nữa. Em cũng có biết một chuyện tương tự như vậy nhưng tình tứ hơn. Một cô sinh viên Hà Nội lên tàu đi thăm người yêu bị thương ở mặt trận Tây Nam được chuyển về Sài Gòn điều trị. Dọc đường không biết nghĩ ngợi thế nào lại quay sang mê luôn một anh chàng đẹp trai ngồi cùng toa. Mê hẳn hoi chứ không vờ vịt, lấp chỗ trống đường dài gì đâu. Thế là anh thương binh cứ ngày ngày ôm bức điện chờ đợi, còn cô ta; gần như không cần tính toán, theo ngay anh kia về Lâm Đồng.
    - Theo tôi - Phụng vẫn lạnh lùng - Trong cuộc sống hỗn tạp nhiều khi phải biết bỏ qua những tiểu tiết. Ví như đôi vợ chồng Tuần Giáo ấy, biết đâu đó chỉ là một cách trả công sòng phẳng của cô ta còn tình cảm thực vẫn luôn hướng về người chồng. Mất gì, được gì?
    Như chợt thấy đã đi quá đà, anh dừng lại nhìn nhanh sang Thoa rồi bật lên một tiếng cười khe khẽ, không ăn nhập vào đâu.
    Cô gái lại khẽ rùng người. Cô lặng lẽ rút những ngón tay nhỏ nhắn của mình một cách không tự giác ra khỏi bàn tay anh con trai vẫn đang nắm chặt. Bàn tay hồng hào ấy bị hẫng, chuyển dịch, quờ quạng một chút rồi để nguyên, lay động...
    - Thằng khốn!
    Trong suốt câu chuyện anh bác sĩ kể, anh lái xe tỏ ra thờ ơ, miệng vẫn huýt sáo vẩn vơ nhưng đột nhiên lúc này anh văng ra một tiếng gằn gằn nhưng cũng vẫn vu vơ, chẳng rõ ám chỉ ai. Tuy vậy cái tiếng gằn đó cũng làm cho Phụng thoáng giật mình, anh nhìn xéo qua người lái xe, chuẩn bị đón nhận những tiếng văng còn dữ dằn hơn nữa. Song cũng chỉ thế thôi vì ngay sau đó người lái xe đã lại phun mạnh mẩu thuốc lá còn khá dài ra ngoài sương:
    - Chuyện như vậy thường - Tôi còn thấy một chuyện ác hơn - Anh hắng giọng - Cái bản bên kia kìa, có một ông già người Mông tóc dài tới vai, bạc phơ, suốt ngày ngồi ngậm pí bên cạnh bà vợ bị thần kinh nằm trong buồng, ấy vậy mà không hiểu tại sao có một cô gái dưới xuôi, trẻ lắm, mới tròn hai mươi tuổi, trông cũng được, lại phải lòng rồi nhận luôn làm vợ bé của ông ta và sống hạnh phúc hẳn hoi. ấy không? Không hẳn là bùa ngải gì đâu. Đàn bà họ bít bung không hiểu được. Ví như cái cô đi thăm người yêu ấy... rừng càng đi càng lạc, đố ai cắt nghĩa được, nào!
    - Hoàn toàn đúng! - Phụng lại khẽ vỗ tay.
    Cô áo len xanh nguýt dài một cái:
    - Khiếp. Thì ra là thế đấy. Thảo nào ông bác sĩ phải lặn lội về tận nhà đích thân đưa bà chị đi.
    - Loan! Tao không thích mày nói mãi thế đâu - Cô kỹ sư áo nâu bỗng gắt khẽ khiến cho miệng cười của cô bạn đang tươi chợt méo đi. Tiếng gắt đột ngột ấy cũng làm cho người lính biên phòng bất giác quay lại, cái nhìn đọng một chút trên khuôn mặt bứt rứt của cô gái. Vô tình đụng ánh mắt cô, anh vội ngoảnh đi, lại nhìn hun hút ra ngoài. Tiếng gắt ấy cũng khiến cho buồng lái chìm đi. Anh lái cất tiếng hát giả tạo, giai điệu và lời sai lung tung. Lát sau, chính người lính bật tiếng nói đầu tiên, anh nói nhỏ mà hình như cũng chỉ nói với chính mình:
    - Đường còn ngổn ngang thế này, ít nhất một năm nữa may ra mới rải được nhựa. Thôi thì mong cho chóng xong... Vất vả quá, mỗi lần qua đây lại hình như thấy thiếu đi một vài khuôn mặt... Rét! Năm nay sao rét nhiều thế?
    - Nhưng chắc cũng chưa ăn nhằm gì với chỗ của ông - Anh lái nói - Người ta bảo tuần trước khu đồn biên phòng nước đóng băng đấy. Bộ đội chẳng còn gì ăn, cơm toàn muối cục, đi kiết hàng loạt, thay nhau vào nằm chật trạm xá. Bọn xấu dễ lợi dụng cơ hội này để hành động lắm đây.
    Cô kỹ sư hơi mở mắt nghe chuyện. Người ta thấy rõ cô khó nhọc nén đi một tiếng thở dài.
    Bàn tay anh con trai một lần nữa tìm bàn tay cô gái nhưng lại bị hẫng. Những ngón tay nhỏ nhắn ấy đã giấu kín giữa hai cặp đùi tròn trịa rồi.
    Đến gần cây cầu gốc, chiếc xe bất thần dừng lại. Phía trước nó cũng đã có một chiếc Zin ba cầu khác đang nằm sát lề đường.
    Hai anh lái gặp nhau xô bồ và bổ bã. Sau một vài tiếng chửi tục, sau một hơi thuốc lá rít thật dài là những tiếng càu cạu:
    - Cầu sắp gục cha nó rồi!
    - Từ sáng đã qua được chiếc nào chưa?
    - Qua hết rồi mới tức chứ. Nhằm đúng tới lượt mình thì nó giở quẻ. Cái số chết tiệt.
    - Thôi kêu vừa chứ, xem nào!
    Hai anh lái khụng khiệng bước xuống đầu cầu. Người lính cùng lặng lặng theo sau. Trước mặt ba người là chiếc cầu dài chừng hơn bốn thước, bắc qua một cái khe nhỏ. Cầu được kết bằng những phiến gỗ kếch sù đặt nằm ngang, mới trông thấy còn chắc chắn. Nhìn kỹ đoạn ở giữa, kéo sang bên phải một tí đã hơi khấp khiểng. Chỗ ấy thấy rõ những vết nứt nhỏ, sâu, trên mấy thanh gỗ xơ xước đen mun.
    - Thế thì còn hòng chó gì nữa. Mẹ! Chậm có vài giây mà đâm lỡ cả - Anh lái râu ria tung chân đá mạnh vào một tảng đất cho lăn xuống khe - Kiểu này cũng phải ngày kia, ngày kìa may ra mấy bố con giời mới cho người xuống sửa. Tối đến nơi rồi, hóa ra xe mình lại đi cuối cùng mới uất chứ. Mẹ! Nằm lại đây hai ba ngày thì buồn thối ruột. Biết thế cứ dừng bố nó ở dưới kia lại có cơm rượu đàng hoàng.
    Bác sĩ Phụng cũng bước xuống, mái tóc đẹp bay tơi:
    - Thế nào anh? Hỏng cầu à?
    - Hỏng! Đến chậm có chút ít. Chuẩn bị dựng trại kiếm củi nấu cơm thôi!
    Cô gái áo xanh tái mặt:
    - Thôi chết! Thế không còn cách nào hả anh? Mưa gió thế này mà nằm lại giữa rừng giữa rú... Hay là ta kiểm tra kỹ lại coi. Có khi...
    - Mời chị. Xin mời bà chị! Chưa lăn xuống khe còn là may đấy!
    Trên xe chỉ còn lại mình kỹ sư Thoa. Cô hơi ngúc ngoắc đầu gối lại ngồi im. Thấy rõ chuyện đi được hay không đối với cô không có vấn đề gì.
    Phụng bước xuống cầu. Vừa giậm giậm chân lên mấy thanh nứt, anh vừa lẩm bẩm:
    - Hỏng! Hỏng thật! Thế này thì nguy! Chả lẽ không còn ai dòm ngó đến nó nữa à? Thế đấy! Cái tiêu cực vô trách nhiệm mò lên hoành hành tới ngay cả nơi rừng thiêng nước độc này. Lỡ hết kế hoạch. Phải tóm cổ những tay có trách nhiệm ra đây chớ!
    Chỉ có tiếng nước chảy đến sốt ruột dưới khe, phù họa vào câu nói đó. Người chủ của chiếc xe trước to ngang, nét mặt thuần hậu rên rỉ:
    Mình đâu có định đi chuyến này. Vợ sắp đẻ, chẳng có ai trông coi, đỡ đần ở nhà! Cũng tính cắm mày cắm mặt đi vượt cung đường may ra lúc quay về vừa kịp. Kiểu này thì... - Mặt anh nhăn lại như chính anh sắp đẻ.
    - Thì tớ nhênh nhang à? Anh lái râu ria nói như quát lại - Bên kia hết gạo rồi. Tắc xe hai ngày là lính dám ăn cháo lắm chứ đừng nói chỉ đến tết nhất, bánh chưng bánh tét cả.
    Đổ trút giận dữ vào nhau chán, hai anh lái, một cao to, một thấp lùn đều cùng hạ đít ngồi phịch xuống khúc gỗ lát đỏ thẫm bên lề đường.
    Cô gái áo xanh nói nhỏ vào tai anh bác sĩ:
    - Ta tính sao anh? Nằm ở đây hai ngày không chịu nổi đâu. Lại còn... Hay là ta xách đồ đi bộ sang bên kia cầu, gặp xe nào nhờ đi tiếp? Thế nào chả có chiếc xe nghỉ đêm lại.
    - ừ... Để xem sao đã - Phụng ngập ngừng - Để xem thái độ của ông tài ra sao đã. Mới vậy đã bỏ đi coi không thật tiện. Vả lại cũng do chúng ta lần chần mà xe đến đây chậm. Chờ chút! - Phụng lôi chai rượu ngoại xinh xắn dáng dẹt dẹt trong túi áo khoác ra, vui vẻ đi lại chỗ hai người - Nào! Làm một tý cho ấm bụng đã, mọi chuyện từ từ sẽ tính. Thỉnh thoảng có như thế này mới là cuộc đời chứ.
    Hai anh lái đón lấy chai rượu uống luôn, không nói năng gì. Vừa lúc mưa có chiều nặng hạt, mọi người trèo vội lên xe, ập cửa lại. Dưới lòng đường chỉ còn người lính biên phòng đang lui cui ngó nghiêng xuống mặt cầu.
    - Thôi lên đi ông ơi! - Anh lái gọi - Còn ngắm nghía cái gì nữa. Chắc không phải do phỉ nó phá đâu.
    Bật lên một tiếng cười nhỏ của anh bác sĩ.
    Người lính có vẻ không nghe thấy, anh vẫn nán lại thêm một chút nữa rồi mới đi lên, dáng đi phấn chấn khác hẳn lúc thường. Anh vẫy tay gọi cả hai anh lái xuống. Quái lạ! Không rõ cái vẫy tay ấy có ma lực gì mà hai ông tài vạm vỡ vội ngoan ngoãn nhảy ra khỏi khoang lái ấm áp bước đến cạnh con người mảnh khảnh ấy.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một quan niệm tình yêu - Chu Lai - Phần 3
    Trên xe, anh bác sĩ và hai cô gái chỉ thấy họ ngồi xuống, chụm đầu bàn bạc điều gì hăng lắm. Người lính lúc chỉ ra cầu, lúc vẽ xuống đường, lúc lại khoát rộng cánh tay về phía trước, lúc vỗ nhẹ vào tay vào ngực mình... Hai anh lái không biết nghe được gì mà cứ thay nhau một mực lắc đầu, thậm chí còn đưa sống tay lên phạt ngang cổ. Người lính tiếp tục nói, mắt sáng lên... Giây lâu thấy hai anh tài gật gật đầu không được dứt khoát lắm và cả ba cùng đứng dậy.
    Anh lái râu ria trở về xe của mình mở toang cửa.
    - Đánh thử canh bạc liều coi. Nào! Xin mời tất cả quý vị xuống!
    Bác sĩ Phụng bồn chồn ra mặt:
    - Sao? Ta nghỉ lại đây thật ư?
    - Thì đã bảo cứ xuống mà.
    Cả ba người lóng ngóng bước ra, nhường lối cho người lính và anh lái nhảy lên. Chỉ khác lần này, người lính ngồi vào chỗ anh lái, trước vô lăng, còn anh lái lại thế vào chỗ người lính, sát cánh cửa.
    Một trao đổi ngắn nảy ra giữa hai người.
    Người lính:
    - Anh xuống đi. Mình tôi đủ rồi.
    - Không! Tôi ngồi với anh. Dù sao tôi cũng đã quen tính quen nết của nó.
    - Không cần thiết. Tôi cần anh đứng bên kia cầu xi nhan kia. Đã tin nhau thì tin cho trót chứ.
    - Thôi được. Rõ!
    Anh lái miễn cưỡng nhảy xuống, chạy ù qua cầu.
    Còn lại một mình, người lính ngoảnh mặt ra cửa dịu dàng nói với bác sĩ Phụng.
    - Anh có thể đưa các chị đứng vào dưới tán cây cho đỡ ướt.
    Ba người bất giác không ai bảo ai đều tự động làm theo. Anh lái to ngang cũng đứng nhập vào với họ. Khi chiếc xe bắt đầu nổ máy, cô gái áo xanh đột ngột tỏ ra hốt hoảng:
    - ấy? Sao lại thế? Sao lại để cho người ấy lái. Người ta là lính biên phòng chứ có phải lái xe đâu.
    Phụng gạt đi với một cái chau mày:
    - Loan! Em không nên dính vào công việc của người khác.
    - Nhưng mà... Liều quá! Nhỡ ra thì sao?
    Ngồi trước vô lăng, hình như người lính đã nghe được những lời ấy, thoáng thấy anh mỉm cười. Anh lái to ngang không tham gia vào câu chuyện, chỉ trân trân nhìn như bị hút dính vào chiếc xe. Cùng nhìn vào đấy người ta thấy cả ánh mắt bồn chồn của cô kỹ sư. Bác sĩ Phụng khẽ nhún vai rồi rút thuốc ra hút, lơ đãng nhả khói lên tán cây.
    Chiếc xe rùng mạnh một cái rồi bắt đầu chuyển động. Trên khoang lái, xuyên qua màn mưa bụi, chỉ thấy vầng trán người lính căng ra, đôi mắt nhìn rất găm về phía trước. Xe tiếp tục thả trôi xuống dốc một đoạn như muốn dưỡng sức và khi cách chiếc cầu khoảng vài chục mét, nó hơi dừng lại gài số. Lúc đó ai cũng tưởng rằng nhất định nó sẽ lấy đà bay bổng lên, vọt qua cầu nhưng chiếc xe càng bò chậm hơn, lì lợm. Chạm thanh dầm đầu tiên, mũi xe hơi hất lên bướng bỉnh rồi lấy thăng bằng liếm nhanh hai bánh trước vào, thân cầu ọp ẹp. Cả cây cầu rung chuyển kêu cót két. Không cần biết, hai bánh sau tiếp tục nghiến lên. Thoáng chốc cả tám chiếc bánh xe đã cùng lăn trên cầu, lăn gượng nhẹ, lăn từng phân gỗ một, lăn sát mép cầu bên trái, sát lắm, gần như chỉ mớm nửa bánh vào thanh dầm, tưởng chỉ cần một luồng gió mạnh ào tới là chiếc xe sẽ mất thăng bằng lạng đi, đâm đầu xuống lòng khe... Bên kia cầu, anh lái râu ria vẫn cúi gập người xuống, vẹo đầu vẹo cổ nhìn trừng trừng vào từng lốp xe. Xe càng lăn, mặt anh càng căng chằng ra, mồ hôi đọng từng giọt trên sống mũi, ngón tay xi nhan có khoảnh khắc dừng lại, cứng đờ. Anh liếm môi.
    Hai bánh trước đã nhích đến gần chỗ gỗ nứt. Chiếc xe chở nặng nhọc càng có ý bò xiêu về bên trái, bò tránh đi. Hình như có tiếng động không bình thường từ bụng xe phát ra.
    Anh lái to ngang uốn người một cách kỳ quái tại chỗ, mồm miệng lắp bắp như niệm chú:
    - Khoan!... Tí! Tí nữa! Rồi, hay lắm! Tí nữa! Rồi! Được rồi! Sắp được rồi ấy khéo... Đừng sang trái quá. Trời! May quá! ấy kìa...
    Trên cầu, bánh xe đã lăn đúng tới chỗ hiểm nghèo. Đúng ra, chiều dài chiếc cầu cũng chỉ nhỉnh hơn độ dài thân xe chút ít nhưng thời gian như ngừng lại ở dưới sức đè của những chiếc bánh cao su lăn rất chậm ấy. Chỉ cần một bánh nào đó đè xuống chỗ gỗ nứt là cả chiếc xe năm tấn sẽ lật nghiêng... Nhưng chiếc xe vẫn như con quái vật bị mù, cứ gầm gừ nhích dần từng phân không cần biết điều gì sẽ xảy ra ở ngay trước mắt. Nó thở hồng hộc, phả khói mù mịt. Trong làn khói, người ta nhìn thấy cái đầu người lính im phăng phắc như tượng. Rắc! Chiếc cầu bật kêu lên và oằn xuống...
    Cô gái áo xanh bưng chặt tay vào mặt, kêu lên:
    - Ôi! Ghê gớm quá! Nói người ta dừng lại đi! Tôi không thể nhìn được nữa.
    Nét mặt cô gái áo nâu cũng tỏ ra thất sắc, những ngón tay nhỏ nhắn xoắn vào nhau. Riêng anh bác sĩ vẫn không ngừng đốt thuốc, vầng trán nhăn lại trong một nỗi lo toan rõ ràng là không dính dáng gì đến cảnh tượng đang xảy ra.
    Bất cần tất cả, chiếc xe vẫn mớm sát về bên trái bò tiếp. Một bên là khe, một bên là những thanh gỗ nứt, chiếc xe chỉ còn một khoảng rất hẹp để chuyển động, cái khoảnh ấy quá mỏng manh, tưởng như không được chênh đi bằng sợi chỉ.
    Đột nhiên chiếc xe dừng lại như hút hơi, như thây kệ muốn đến đâu thì đến, rồi bất thần vượt nhanh lên. Trong tốc độ rối loạn ấy, hàng bánh xe bên phải có vẻ động lòng trắc ẩn, chỉ lướt êm bên rìa vết thương tích của cây cầu. Và không đầy mấy giây sau, chiếc xe đã bám lên được mặt đường, kiệt sức không hay rằng nó đã để lại phía sau một cảnh tượng rùng mình: những vết nứt ấy rộng hoác hơn, rung lên bần bật.
    Xe tắt máy.
    Anh lái râu ria như chỉ chờ có vậy là tung chân nhảy lên, mở toang cửa bế bổng người lính xuống đất. Anh lính cười ngượng nghịu, đẩy tay vào phản ngực vạm vỡ của bạn, chòi chân xuống, trên vầng trán xanh xao đọng lại những giọt mồ hôi lấm tấm. Sau giây phút bàng hoàng, người ta nhanh lên, xô lại với anh. Nhưng anh đã lại lặng lẽ đi xuống cầu. Người lính chăm chú quan sát lại thân cầu một lần cuối rồi nhanh chóng đi ngược lên, tiến đến chiếc xe thứ hai.
    - Thấy vậy, anh lái to ngang vội chạy theo, kêu váng lên:
    - Thôi, thôi! Như thế là đủ rồi, tha cho nó. Tim tôi đến vỡ mất. Lần này chiếc cầu không chịu nổi đâu cứ để nó cho tôi, mọi người cứ đi trước đi! Đành vậy...
    Câu cuối, miệng anh nói méo xẹo như sắp mếu!
    Người lính vỗ vỗ vào mu bàn tay to bè của anh lái mỉm cười:
    - Chưa đến nỗi đâu. Tin tôi đi? Hồi còn là lái xe tôi cũng đã gặp những trường hợp giống thế này, thậm chí đằng trước đằng sau còn đầy mìn nữa. Vả lại - Anh chỉ cây cầu - nó cũng tã quá rồi, cần để những chỗ hư hỏng đứt rời ra sửa một thể, để lấp lửng vậy nguy hiểm cho những xe sau.
    Rồi không chờ cho người chủ xe thuận hay không, anh bước nhanh vào khoang lái. Ngẫm nghĩ một chút, anh lái cũng nhảy lên, mặt lì lì như sắp ra pháp trường, bàn tay chuối mắn xoa mạnh vào mặt kính mờ nước.
    Tiếng nói của anh lái râu ria bỗng cất lên run run:
    - Nào ông thầy thuốc, làm ơn cho tí lửa.
    Chiếc xe lấy đà ngay từ lúc chuyển bánh và khác với lần trước, gần đến cầu nó đột ngột tăng tốc độ tối đa. Thế rồi trước sự hãi hùng tột độ của những người đi nhờ, nó phóng vọt qua cầu như một quả đạn khổng lồ. Chỉ nghe thấy "rầm" một cái rất mạnh, chiếc xe đã ghếch mũi bò an toàn trên mặt đường như vừa hoàn tất một trò chơi tinh nghịch. Sau nó, cả chiếc cầu đã bị sập xuống hoàn toàn, để hoác ra một lòng khe trắng sương.
    - Hoan hô! Hoan hô! Đây là một trò xiếc chứ không phải là lái nữa - Anh lái râu ria nhảy choi choi lên như một đứa trẻ - nửa đời người qua lại đường này, đây là lần đầu tiên gặp một tay lái thần sầu. Sư phụ! Đàn em xin bái phục sư phụ! Kỳ này xin bỏ nghề về đuổi gà cho vợ thôi.
    Anh cười ha hả, nắm chặt hai bàn tay người lính rung tít, không cần biết đến khuôn mặt xương xương ấy khẽ nhăn lại. Anh bác sĩ cũng khoan thai đi tới, cố nở một nụ cười rất tươi, một tay chìa ra khoáng đạt, tay kia vỗ nhè nhẹ lên vai người lính:
    - Khá lắm! Cho tôi xin được bắt tay con người dũng cảm một cái nào. Rất khá! Xin cám ơn!
    - Có gì đâu anh! Nhớ lại một chút kinh nghiệm trước kia thôi - Anh lính tỏ ra bối rối trước sự vồ vập hơi thái quá của mọi người - Kìa! Mọi người lên xe cả đi không ướt hết.
    - Anh quay người tìm đường đi xuống khe có vẻ muốn rửa tay chân. Trong bóng chiều, người ta thấy chân trái anh bước hơi hụt hẫng, cái thân hình gầy gầy đổ xiêu sang bên phải.
    Anh lái râu ria nhìn theo bỗng kêu lên:
    - Chết cha! Không khéo do cử động mạnh quá, chân anh ấy bị đau rồi!
    - Thế nào anh? Đau chân à? Phải bóp dầu nóng cho anh ấy chứ!
    Cô gái áo xanh đã hoàn toàn lấy lại được vẻ duyên dáng đáng yêu vội vàng săn đón hỏi và có ý định trèo lên xe lục tìm cái túi xách.
    - Loan! - Anh bác sĩ nhắc khẽ, mặt nghiêm lại.
    Cô gái khẽ "hứ" một cái rồi mỉm cười bẽn lẽn trong cái tư thế phục tùng vừa ngoan ngoãn vừa nũng nịu.
    Kỹ sư Thoa quay lại nói nhỏ với người yêu:
    Anh Phụng!.. Hay là anh chạy theo đỡ người ta xuống một chút. Đường trơn lắm!
    Phụng chớp chớp mắt:
    - Hả?... Anh cũng chợt nghĩ như thế. Nhưng... em kìa! Anh ta sắp xuống tới nước rồi. Vả lại... tính cách những con người như thế thường không thích phụ thuộc, cái gì cũng muốn tự mình. Nhiều khi sự can thiệp không đúng lúc lại trở thành xúc phạm.
    Cô gái nhìn theo người lính đang lần tìm những bước khó nhọc trên đá trơn, nhíu mày lại:
    - Anh có thể ít bình luận và ít triết lý đi được một chút không? Em nhức đầu lắm!
    - Anh đưa em lên xe nhé! Lạnh quá đấy mà - Anh bác sĩ sượng lại, nói át đi - Đường đất này đáng lẽ không nên bắt tội em đi. Đáng lẽ phải để em...
    Cô gái không nghe hết câu, quay lưng bước đến xe.
    ******
    Hai chiếc xe cặp kè nhau chạy được một đoạn đường nữa thì trời ụp tối. Trong buồng lái chiếc đi sau, chuyện trò lại nổi lên râm ran. Có lẽ sau những việc xảy ra như thế, người ta trở nên gần gũi, thân mật với nhau hơn. Người lính cũng bắt đầu tỏ ra linh hoạt, tuy chỉ thỉnh thoảng anh mới trả lời phải chăng những câu hỏi của mọi người. Đèn ca-bin được bật sáng, tạo nên sự thu nhỏ tuyệt vời của một căn phòng ấm cúng.
    Anh lái hất mặt về phía chiếc xe trước nói:
    - Đó là một thằng chồng yêu vợ chưa từng thấy. Đi đâu cũng chỉ nhắc đến vợ, nghĩ về vợ, vợ là tất cả, nhất vợ vậy mà vợ con nó có yêu đâu, sểnh ra là phải lòng thằng khác. Thằng chồng như ăn phải thuốc ngải, càng bị đòn lại càng say như điếu đổ. Và những đứa con cứ tiếp tục ra đời.
    - Không có lý! Làm sao mà tin được kia chứ. Các anh là chỉ hay phịa - Cô gái áo mầu xanh lên tiếng phản đối và tỏ vẻ sẵn sàng được tranh luận - Thế hóa ra đàn bà chúng tôi không yêu chồng chỉ vì người chồng quá tốt, quá đại lượng với chúng tôi à? Vu cáo!
    - Ơ hay...! Anh lái bỗng ngân nga như bài ca cải lương - Tôi không yêu anh ấy được vì anh ấy tốt quá! Đơn giản thế mà mình không nghĩ ra.
    - Có đấy! Từ lúc đi đến giờ, Phụng giở một tờ báo nước ngoài ra đọc lãnh đạm, lúc này mới cố lấy lại vẻ chủ động tự nhiên lúc đầu - Đàn ông đẹp ở khát vọng. Thông thường những phụ nữ có trí thức, có tình cảm mãnh liệt sẵn sàng làm nô lệ cho người mình yêu còn hơn những kẻ mình không yêu làm nô lệ cho mình.
    - Như kỹ sư Thoa của anh chẳng hạn - Cô gái áo xanh chen vào.
    - Tất nhiên có rất nhiều ngoại lệ - Anh bác sĩ dừng lại.
    - Ôi chà? Rắc rối! - Anh lái nhăn nhó - Theo tôi ấy à đối với người đàn bà, anh cứ hết lòng là họ hết lòng lại, còn nếu anh đểu, họ sẽ đểu gấp mười lần. Mà họ cũng hay đáo để. Nếu họ thực sự yêu thì dù anh tốt hay thỉnh thoảng có "vấp" một chút, họ cũng vẫn yêu, tha thứ hết, như bà mẹ già ấy. Đàn bà họ chúa ghét sự lộn sòng thiếu thành thực. Được không?
    Nói dứt, anh lái thở phào một cái như sắp bị đứt hơi. Cô áo xanh không chịu:
    - Vậy thì anh giải thích thế nào về vợ chồng cái anh ở Tuần Giáo kia? Cả cô sinh viên bất thần đổ bộ lên Lâm Đồng và cả ngay vợ chồng ông tài kia nữa?
    Bim! Bim!... Có vẻ đuối lý, anh lái nhấn còi om sòm mặc dù đoạn đường này không có cái gì đáng phải bấm còi như thế cả.
    Tiếng còi ấy làm chiếc xe trên dừng lại.
    - Cái gì thế - Anh lái to ngang ngoái cổ lại hỏi. - Buồn ngủ bỏ mẹ! Tớ nghỉ lại đây... Đằng ấy có vội cứ dông trước đi, không rồi... Hả?
    Im lặng một lát rồi một tiếng nói to:
    - Đành vậy, tớ bay luôn nhé! Con đầu lòng! Thông cảm. Gửi lời tớ chào ông bạn biên phòng tốt bụng, nói ông ấy sau tết mình sẽ ghé, đón xuống nhà chơi và kiếm cho một cô vợ thật giòn, nếu quả thật chưa có vợ. Gửi lời chào tất cả. Đi an toàn! Tha lỗi, tớ không xuống xe được, cóng chân quá!...
    - Đi đi! Nhưng mà khi về rửa mặt nhìn cho kỹ đấy không khéo lại ra... con lão hàng xóm.
    - Gớm! Ông này ăn nói ác miệng thế - Loan buột miệng kêu lên.
    Anh lái cười khà khà. Thoáng chốc, chiếc xe trên đã mất hút, chỉ còn tiếng động cơ vọng vào khe núi nghe âm âm.
    - Bây giờ thế này - Anh lái tắt máy - Hiện ta đang ở chính giữa đèo Phỉ. Gần đây có một cái chòi quân báo, tôi đề nghị tất cả vào đó kiếm chỗ nấu ăn rồi nghỉ. Gạo và thực phẩm trên xe có, đừng lo. Riêng tôi ở lại trông xe, mai sớm đi tiếp.
    Mọi người nghe nói vậy gật đầu liền. Người lính từ nãy ngồi im, bây giờ mới rụt rè đề nghị:
    - Vùng này không nên ở lại xe một mình. Anh cũng cần phải ngủ để lấy sức cho ngày mai. Tôi ở lại với anh, người thức kẻ ngủ càng vui.
    - Không được! ông trông đuối lắm. Vào đó kiếm đống lửa mà sưởi cho hồi sức. Tôi thức đêm quen rồi. Hơn nữa, hôm nay ông có quyền được nghỉ ngơi kỹ càng.
    - Thôi thế thì trừ đồng chí bộ đội, ta cũng ở cả lại cho vui. Thức một đêm để nhớ - Cô áo xanh nói:
    - Theo tôi - Bác sĩ Phụng nói át luôn - nhiệt độ gần bằng không thế này, không thể đùa cợt được. Lá phổi của chúng ta chưa thích nghi được ngay đâu. Có lẽ nên thế này: tất cả cứ vào lán ngủ và cứ thứ tự thay nhau trực xe, tất nhiên ưu tiên cho phụ nữ trực giờ đầu - Nói xong anh ta ghé tai cô kỹ sư nói một câu gì đó nhưng không thấy cô gái trả lời.
    - Thôi được rồi - Anh lái sốt ruột khoát tay - ăn đã! Đói bỏ mẹ, trước hết phải làm một bụng cơm đã. Có cái xe ranh, bàn tán chi cho nhiều.
    *
    * *
    Nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ có anh lái và người lính biên phòng ở lại ngoài xe. "Bọn mình sương gió quen rồi, bắt mấy ông mấy bà trí thức ấy ra xe thấy không nỡ". Anh lái nói vậy. "Hơn nữa cái tay bác sĩ đẹp trai ấy nói thì nói vậy nhưng trong bụng cũng không thích thú gì". Anh nhận xét thêm.

Chia sẻ trang này