1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc sách Chu Lai

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 06/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một quan niệm tình yêu - Chu Lai - Phần 3
    Trên xe, anh bác sĩ và hai cô gái chỉ thấy họ ngồi xuống, chụm đầu bàn bạc điều gì hăng lắm. Người lính lúc chỉ ra cầu, lúc vẽ xuống đường, lúc lại khoát rộng cánh tay về phía trước, lúc vỗ nhẹ vào tay vào ngực mình... Hai anh lái không biết nghe được gì mà cứ thay nhau một mực lắc đầu, thậm chí còn đưa sống tay lên phạt ngang cổ. Người lính tiếp tục nói, mắt sáng lên... Giây lâu thấy hai anh tài gật gật đầu không được dứt khoát lắm và cả ba cùng đứng dậy.
    Anh lái râu ria trở về xe của mình mở toang cửa.
    - Đánh thử canh bạc liều coi. Nào! Xin mời tất cả quý vị xuống!
    Bác sĩ Phụng bồn chồn ra mặt:
    - Sao? Ta nghỉ lại đây thật ư?
    - Thì đã bảo cứ xuống mà.
    Cả ba người lóng ngóng bước ra, nhường lối cho người lính và anh lái nhảy lên. Chỉ khác lần này, người lính ngồi vào chỗ anh lái, trước vô lăng, còn anh lái lại thế vào chỗ người lính, sát cánh cửa.
    Một trao đổi ngắn nảy ra giữa hai người.
    Người lính:
    - Anh xuống đi. Mình tôi đủ rồi.
    - Không! Tôi ngồi với anh. Dù sao tôi cũng đã quen tính quen nết của nó.
    - Không cần thiết. Tôi cần anh đứng bên kia cầu xi nhan kia. Đã tin nhau thì tin cho trót chứ.
    - Thôi được. Rõ!
    Anh lái miễn cưỡng nhảy xuống, chạy ù qua cầu.
    Còn lại một mình, người lính ngoảnh mặt ra cửa dịu dàng nói với bác sĩ Phụng.
    - Anh có thể đưa các chị đứng vào dưới tán cây cho đỡ ướt.
    Ba người bất giác không ai bảo ai đều tự động làm theo. Anh lái to ngang cũng đứng nhập vào với họ. Khi chiếc xe bắt đầu nổ máy, cô gái áo xanh đột ngột tỏ ra hốt hoảng:
    - ấy? Sao lại thế? Sao lại để cho người ấy lái. Người ta là lính biên phòng chứ có phải lái xe đâu.
    Phụng gạt đi với một cái chau mày:
    - Loan! Em không nên dính vào công việc của người khác.
    - Nhưng mà... Liều quá! Nhỡ ra thì sao?
    Ngồi trước vô lăng, hình như người lính đã nghe được những lời ấy, thoáng thấy anh mỉm cười. Anh lái to ngang không tham gia vào câu chuyện, chỉ trân trân nhìn như bị hút dính vào chiếc xe. Cùng nhìn vào đấy người ta thấy cả ánh mắt bồn chồn của cô kỹ sư. Bác sĩ Phụng khẽ nhún vai rồi rút thuốc ra hút, lơ đãng nhả khói lên tán cây.
    Chiếc xe rùng mạnh một cái rồi bắt đầu chuyển động. Trên khoang lái, xuyên qua màn mưa bụi, chỉ thấy vầng trán người lính căng ra, đôi mắt nhìn rất găm về phía trước. Xe tiếp tục thả trôi xuống dốc một đoạn như muốn dưỡng sức và khi cách chiếc cầu khoảng vài chục mét, nó hơi dừng lại gài số. Lúc đó ai cũng tưởng rằng nhất định nó sẽ lấy đà bay bổng lên, vọt qua cầu nhưng chiếc xe càng bò chậm hơn, lì lợm. Chạm thanh dầm đầu tiên, mũi xe hơi hất lên bướng bỉnh rồi lấy thăng bằng liếm nhanh hai bánh trước vào, thân cầu ọp ẹp. Cả cây cầu rung chuyển kêu cót két. Không cần biết, hai bánh sau tiếp tục nghiến lên. Thoáng chốc cả tám chiếc bánh xe đã cùng lăn trên cầu, lăn gượng nhẹ, lăn từng phân gỗ một, lăn sát mép cầu bên trái, sát lắm, gần như chỉ mớm nửa bánh vào thanh dầm, tưởng chỉ cần một luồng gió mạnh ào tới là chiếc xe sẽ mất thăng bằng lạng đi, đâm đầu xuống lòng khe... Bên kia cầu, anh lái râu ria vẫn cúi gập người xuống, vẹo đầu vẹo cổ nhìn trừng trừng vào từng lốp xe. Xe càng lăn, mặt anh càng căng chằng ra, mồ hôi đọng từng giọt trên sống mũi, ngón tay xi nhan có khoảnh khắc dừng lại, cứng đờ. Anh liếm môi.
    Hai bánh trước đã nhích đến gần chỗ gỗ nứt. Chiếc xe chở nặng nhọc càng có ý bò xiêu về bên trái, bò tránh đi. Hình như có tiếng động không bình thường từ bụng xe phát ra.
    Anh lái to ngang uốn người một cách kỳ quái tại chỗ, mồm miệng lắp bắp như niệm chú:
    - Khoan!... Tí! Tí nữa! Rồi, hay lắm! Tí nữa! Rồi! Được rồi! Sắp được rồi ấy khéo... Đừng sang trái quá. Trời! May quá! ấy kìa...
    Trên cầu, bánh xe đã lăn đúng tới chỗ hiểm nghèo. Đúng ra, chiều dài chiếc cầu cũng chỉ nhỉnh hơn độ dài thân xe chút ít nhưng thời gian như ngừng lại ở dưới sức đè của những chiếc bánh cao su lăn rất chậm ấy. Chỉ cần một bánh nào đó đè xuống chỗ gỗ nứt là cả chiếc xe năm tấn sẽ lật nghiêng... Nhưng chiếc xe vẫn như con quái vật bị mù, cứ gầm gừ nhích dần từng phân không cần biết điều gì sẽ xảy ra ở ngay trước mắt. Nó thở hồng hộc, phả khói mù mịt. Trong làn khói, người ta nhìn thấy cái đầu người lính im phăng phắc như tượng. Rắc! Chiếc cầu bật kêu lên và oằn xuống...
    Cô gái áo xanh bưng chặt tay vào mặt, kêu lên:
    - Ôi! Ghê gớm quá! Nói người ta dừng lại đi! Tôi không thể nhìn được nữa.
    Nét mặt cô gái áo nâu cũng tỏ ra thất sắc, những ngón tay nhỏ nhắn xoắn vào nhau. Riêng anh bác sĩ vẫn không ngừng đốt thuốc, vầng trán nhăn lại trong một nỗi lo toan rõ ràng là không dính dáng gì đến cảnh tượng đang xảy ra.
    Bất cần tất cả, chiếc xe vẫn mớm sát về bên trái bò tiếp. Một bên là khe, một bên là những thanh gỗ nứt, chiếc xe chỉ còn một khoảng rất hẹp để chuyển động, cái khoảnh ấy quá mỏng manh, tưởng như không được chênh đi bằng sợi chỉ.
    Đột nhiên chiếc xe dừng lại như hút hơi, như thây kệ muốn đến đâu thì đến, rồi bất thần vượt nhanh lên. Trong tốc độ rối loạn ấy, hàng bánh xe bên phải có vẻ động lòng trắc ẩn, chỉ lướt êm bên rìa vết thương tích của cây cầu. Và không đầy mấy giây sau, chiếc xe đã bám lên được mặt đường, kiệt sức không hay rằng nó đã để lại phía sau một cảnh tượng rùng mình: những vết nứt ấy rộng hoác hơn, rung lên bần bật.
    Xe tắt máy.
    Anh lái râu ria như chỉ chờ có vậy là tung chân nhảy lên, mở toang cửa bế bổng người lính xuống đất. Anh lính cười ngượng nghịu, đẩy tay vào phản ngực vạm vỡ của bạn, chòi chân xuống, trên vầng trán xanh xao đọng lại những giọt mồ hôi lấm tấm. Sau giây phút bàng hoàng, người ta nhanh lên, xô lại với anh. Nhưng anh đã lại lặng lẽ đi xuống cầu. Người lính chăm chú quan sát lại thân cầu một lần cuối rồi nhanh chóng đi ngược lên, tiến đến chiếc xe thứ hai.
    - Thấy vậy, anh lái to ngang vội chạy theo, kêu váng lên:
    - Thôi, thôi! Như thế là đủ rồi, tha cho nó. Tim tôi đến vỡ mất. Lần này chiếc cầu không chịu nổi đâu cứ để nó cho tôi, mọi người cứ đi trước đi! Đành vậy...
    Câu cuối, miệng anh nói méo xẹo như sắp mếu!
    Người lính vỗ vỗ vào mu bàn tay to bè của anh lái mỉm cười:
    - Chưa đến nỗi đâu. Tin tôi đi? Hồi còn là lái xe tôi cũng đã gặp những trường hợp giống thế này, thậm chí đằng trước đằng sau còn đầy mìn nữa. Vả lại - Anh chỉ cây cầu - nó cũng tã quá rồi, cần để những chỗ hư hỏng đứt rời ra sửa một thể, để lấp lửng vậy nguy hiểm cho những xe sau.
    Rồi không chờ cho người chủ xe thuận hay không, anh bước nhanh vào khoang lái. Ngẫm nghĩ một chút, anh lái cũng nhảy lên, mặt lì lì như sắp ra pháp trường, bàn tay chuối mắn xoa mạnh vào mặt kính mờ nước.
    Tiếng nói của anh lái râu ria bỗng cất lên run run:
    - Nào ông thầy thuốc, làm ơn cho tí lửa.
    Chiếc xe lấy đà ngay từ lúc chuyển bánh và khác với lần trước, gần đến cầu nó đột ngột tăng tốc độ tối đa. Thế rồi trước sự hãi hùng tột độ của những người đi nhờ, nó phóng vọt qua cầu như một quả đạn khổng lồ. Chỉ nghe thấy "rầm" một cái rất mạnh, chiếc xe đã ghếch mũi bò an toàn trên mặt đường như vừa hoàn tất một trò chơi tinh nghịch. Sau nó, cả chiếc cầu đã bị sập xuống hoàn toàn, để hoác ra một lòng khe trắng sương.
    - Hoan hô! Hoan hô! Đây là một trò xiếc chứ không phải là lái nữa - Anh lái râu ria nhảy choi choi lên như một đứa trẻ - nửa đời người qua lại đường này, đây là lần đầu tiên gặp một tay lái thần sầu. Sư phụ! Đàn em xin bái phục sư phụ! Kỳ này xin bỏ nghề về đuổi gà cho vợ thôi.
    Anh cười ha hả, nắm chặt hai bàn tay người lính rung tít, không cần biết đến khuôn mặt xương xương ấy khẽ nhăn lại. Anh bác sĩ cũng khoan thai đi tới, cố nở một nụ cười rất tươi, một tay chìa ra khoáng đạt, tay kia vỗ nhè nhẹ lên vai người lính:
    - Khá lắm! Cho tôi xin được bắt tay con người dũng cảm một cái nào. Rất khá! Xin cám ơn!
    - Có gì đâu anh! Nhớ lại một chút kinh nghiệm trước kia thôi - Anh lính tỏ ra bối rối trước sự vồ vập hơi thái quá của mọi người - Kìa! Mọi người lên xe cả đi không ướt hết.
    - Anh quay người tìm đường đi xuống khe có vẻ muốn rửa tay chân. Trong bóng chiều, người ta thấy chân trái anh bước hơi hụt hẫng, cái thân hình gầy gầy đổ xiêu sang bên phải.
    Anh lái râu ria nhìn theo bỗng kêu lên:
    - Chết cha! Không khéo do cử động mạnh quá, chân anh ấy bị đau rồi!
    - Thế nào anh? Đau chân à? Phải bóp dầu nóng cho anh ấy chứ!
    Cô gái áo xanh đã hoàn toàn lấy lại được vẻ duyên dáng đáng yêu vội vàng săn đón hỏi và có ý định trèo lên xe lục tìm cái túi xách.
    - Loan! - Anh bác sĩ nhắc khẽ, mặt nghiêm lại.
    Cô gái khẽ "hứ" một cái rồi mỉm cười bẽn lẽn trong cái tư thế phục tùng vừa ngoan ngoãn vừa nũng nịu.
    Kỹ sư Thoa quay lại nói nhỏ với người yêu:
    Anh Phụng!.. Hay là anh chạy theo đỡ người ta xuống một chút. Đường trơn lắm!
    Phụng chớp chớp mắt:
    - Hả?... Anh cũng chợt nghĩ như thế. Nhưng... em kìa! Anh ta sắp xuống tới nước rồi. Vả lại... tính cách những con người như thế thường không thích phụ thuộc, cái gì cũng muốn tự mình. Nhiều khi sự can thiệp không đúng lúc lại trở thành xúc phạm.
    Cô gái nhìn theo người lính đang lần tìm những bước khó nhọc trên đá trơn, nhíu mày lại:
    - Anh có thể ít bình luận và ít triết lý đi được một chút không? Em nhức đầu lắm!
    - Anh đưa em lên xe nhé! Lạnh quá đấy mà - Anh bác sĩ sượng lại, nói át đi - Đường đất này đáng lẽ không nên bắt tội em đi. Đáng lẽ phải để em...
    Cô gái không nghe hết câu, quay lưng bước đến xe.
    ******
    Hai chiếc xe cặp kè nhau chạy được một đoạn đường nữa thì trời ụp tối. Trong buồng lái chiếc đi sau, chuyện trò lại nổi lên râm ran. Có lẽ sau những việc xảy ra như thế, người ta trở nên gần gũi, thân mật với nhau hơn. Người lính cũng bắt đầu tỏ ra linh hoạt, tuy chỉ thỉnh thoảng anh mới trả lời phải chăng những câu hỏi của mọi người. Đèn ca-bin được bật sáng, tạo nên sự thu nhỏ tuyệt vời của một căn phòng ấm cúng.
    Anh lái hất mặt về phía chiếc xe trước nói:
    - Đó là một thằng chồng yêu vợ chưa từng thấy. Đi đâu cũng chỉ nhắc đến vợ, nghĩ về vợ, vợ là tất cả, nhất vợ vậy mà vợ con nó có yêu đâu, sểnh ra là phải lòng thằng khác. Thằng chồng như ăn phải thuốc ngải, càng bị đòn lại càng say như điếu đổ. Và những đứa con cứ tiếp tục ra đời.
    - Không có lý! Làm sao mà tin được kia chứ. Các anh là chỉ hay phịa - Cô gái áo mầu xanh lên tiếng phản đối và tỏ vẻ sẵn sàng được tranh luận - Thế hóa ra đàn bà chúng tôi không yêu chồng chỉ vì người chồng quá tốt, quá đại lượng với chúng tôi à? Vu cáo!
    - Ơ hay...! Anh lái bỗng ngân nga như bài ca cải lương - Tôi không yêu anh ấy được vì anh ấy tốt quá! Đơn giản thế mà mình không nghĩ ra.
    - Có đấy! Từ lúc đi đến giờ, Phụng giở một tờ báo nước ngoài ra đọc lãnh đạm, lúc này mới cố lấy lại vẻ chủ động tự nhiên lúc đầu - Đàn ông đẹp ở khát vọng. Thông thường những phụ nữ có trí thức, có tình cảm mãnh liệt sẵn sàng làm nô lệ cho người mình yêu còn hơn những kẻ mình không yêu làm nô lệ cho mình.
    - Như kỹ sư Thoa của anh chẳng hạn - Cô gái áo xanh chen vào.
    - Tất nhiên có rất nhiều ngoại lệ - Anh bác sĩ dừng lại.
    - Ôi chà? Rắc rối! - Anh lái nhăn nhó - Theo tôi ấy à đối với người đàn bà, anh cứ hết lòng là họ hết lòng lại, còn nếu anh đểu, họ sẽ đểu gấp mười lần. Mà họ cũng hay đáo để. Nếu họ thực sự yêu thì dù anh tốt hay thỉnh thoảng có "vấp" một chút, họ cũng vẫn yêu, tha thứ hết, như bà mẹ già ấy. Đàn bà họ chúa ghét sự lộn sòng thiếu thành thực. Được không?
    Nói dứt, anh lái thở phào một cái như sắp bị đứt hơi. Cô áo xanh không chịu:
    - Vậy thì anh giải thích thế nào về vợ chồng cái anh ở Tuần Giáo kia? Cả cô sinh viên bất thần đổ bộ lên Lâm Đồng và cả ngay vợ chồng ông tài kia nữa?
    Bim! Bim!... Có vẻ đuối lý, anh lái nhấn còi om sòm mặc dù đoạn đường này không có cái gì đáng phải bấm còi như thế cả.
    Tiếng còi ấy làm chiếc xe trên dừng lại.
    - Cái gì thế - Anh lái to ngang ngoái cổ lại hỏi. - Buồn ngủ bỏ mẹ! Tớ nghỉ lại đây... Đằng ấy có vội cứ dông trước đi, không rồi... Hả?
    Im lặng một lát rồi một tiếng nói to:
    - Đành vậy, tớ bay luôn nhé! Con đầu lòng! Thông cảm. Gửi lời tớ chào ông bạn biên phòng tốt bụng, nói ông ấy sau tết mình sẽ ghé, đón xuống nhà chơi và kiếm cho một cô vợ thật giòn, nếu quả thật chưa có vợ. Gửi lời chào tất cả. Đi an toàn! Tha lỗi, tớ không xuống xe được, cóng chân quá!...
    - Đi đi! Nhưng mà khi về rửa mặt nhìn cho kỹ đấy không khéo lại ra... con lão hàng xóm.
    - Gớm! Ông này ăn nói ác miệng thế - Loan buột miệng kêu lên.
    Anh lái cười khà khà. Thoáng chốc, chiếc xe trên đã mất hút, chỉ còn tiếng động cơ vọng vào khe núi nghe âm âm.
    - Bây giờ thế này - Anh lái tắt máy - Hiện ta đang ở chính giữa đèo Phỉ. Gần đây có một cái chòi quân báo, tôi đề nghị tất cả vào đó kiếm chỗ nấu ăn rồi nghỉ. Gạo và thực phẩm trên xe có, đừng lo. Riêng tôi ở lại trông xe, mai sớm đi tiếp.
    Mọi người nghe nói vậy gật đầu liền. Người lính từ nãy ngồi im, bây giờ mới rụt rè đề nghị:
    - Vùng này không nên ở lại xe một mình. Anh cũng cần phải ngủ để lấy sức cho ngày mai. Tôi ở lại với anh, người thức kẻ ngủ càng vui.
    - Không được! ông trông đuối lắm. Vào đó kiếm đống lửa mà sưởi cho hồi sức. Tôi thức đêm quen rồi. Hơn nữa, hôm nay ông có quyền được nghỉ ngơi kỹ càng.
    - Thôi thế thì trừ đồng chí bộ đội, ta cũng ở cả lại cho vui. Thức một đêm để nhớ - Cô áo xanh nói:
    - Theo tôi - Bác sĩ Phụng nói át luôn - nhiệt độ gần bằng không thế này, không thể đùa cợt được. Lá phổi của chúng ta chưa thích nghi được ngay đâu. Có lẽ nên thế này: tất cả cứ vào lán ngủ và cứ thứ tự thay nhau trực xe, tất nhiên ưu tiên cho phụ nữ trực giờ đầu - Nói xong anh ta ghé tai cô kỹ sư nói một câu gì đó nhưng không thấy cô gái trả lời.
    - Thôi được rồi - Anh lái sốt ruột khoát tay - ăn đã! Đói bỏ mẹ, trước hết phải làm một bụng cơm đã. Có cái xe ranh, bàn tán chi cho nhiều.
    *
    * *
    Nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ có anh lái và người lính biên phòng ở lại ngoài xe. "Bọn mình sương gió quen rồi, bắt mấy ông mấy bà trí thức ấy ra xe thấy không nỡ". Anh lái nói vậy. "Hơn nữa cái tay bác sĩ đẹp trai ấy nói thì nói vậy nhưng trong bụng cũng không thích thú gì". Anh nhận xét thêm.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một quan niệm tình yêu - Chu Lai - Phần 4
    Họ đi rút, lượm củi rác ở xung quanh về chụm thành đống lùm lùm rồi xòe diêm nhét vào giữa. Ngọn lửa khó nhọc bò lan tí tách rồi phụt lên.
    - Sống rồi. Anh lái xoa tay cực kỳ khoái trá - Chà! Bây giờ có cút rượu với mấy hạt lạc rang giòn nhỉ? Chắc tay bác sĩ còn rượu?... Nhưng thôi, cách rách?
    Chưa tới chín giờ, còn sớm quá không biết làm gì anh lái lóc cóc lôi cây đàn ghi-ta trong ca-bin ra đánh xèng xèng. Cây đàn chắc cũng rong ruổi nhiều nên xây xát, cũ mèn như chính cái khoang lái lem nhem của anh ta. Anh đàn không hay, thậm chí còn khá dở nữa nhưng bù lại, giọng hát của anh lại rất quyện với nó nên nghe cũng đỡ buồn. Vả lại, giữa bốn bề sương gió, chỉ có một ngọn lửa hồng làm điểm tựa cho tâm hồn, tiếng đàn nào mà chẳng gây xốn xang? Sự quạnh vắng làm cho tiếng hát hay hơn, ngọn lửa nhỏ đưa đẩy tiếng đàn vào chiều sâu khác lạ. Tất cả cảnh sắc nơi đây phủ khoác lên người anh lái xe một hình hài nghệ sĩ đẹp dị thường. Có lẽ bị thu hút bởi tiếng hát của bạn, người lính dừng tay cời lửa, mắt trượt đi đâu trong những suy tưởng bâng quơ.
    - Này - Anh lái ngừng tay - Hai cô gái ấy đẹp ác đấy chứ? Chậc! Mà cũng chắc gì đã đẹp. Sướng! Đàn bà... kỳ lạ thật?
    Người lính bật cười nhìn vào mắt bạn, với vẻ thấu hiểu.
    - Nhưng mà này, - Anh lái nháy mắt - cái cô áo xanh xanh ấy có vẻ khoái ông tợn. Chỉ cần nhìn khóe mắt, cái miệng của cô ta là có thể đoán ra ngay. Cô ta đang lệch đôi hay là ông...
    - Lại tầm phào nữa rồi. Thôi đi ngủ đi ông tướng - Người lính lại cười - Mệt quá nên toàn nghĩ nhảm. Ngủ một chút đi, để tôi trông cho...
    - ừ thì ngủ. Hai tiếng nhé. Đúng mười hai giờ nhớ gọi mình dậy. Mà này! Cái cô kỹ sư ấy sao trông buồn thế, nhìn vào mắt cô ta, mình cứ thấy héo cả ruột. Chắc là...
    - Ơ hay! Đã nói đi ngủ mà. Ngày mai xuống phố Việt Kiều rồi tha hồ mà nói.
    Anh lái xe đi rồi còn ngoái lại.
    - Còn điều này nữa: cái lúc ông ngồi lái, cô bé áo xanh có tiết lộ ngày xưa bạn của cô ta cũng đã có lần từng yêu mê mệt một tay bộ đội nhưng không thành, chẳng biết tại sao?
    Trời như càng thêm lạnh. Lúc lúc cơn gió thổi đến kéo rạp ngọn lửa xuống đất. Cơn gió đi qua, ngọn lửa mỏng mảnh và yếu ớt leo lên, ngúng nguẩy. Đâu đó dưới thung sâu, có con chim gì kêu đêm nghe buồn đứt ruột. Người lính đi ôm thêm một nắm lá khô về rải vào đống ủ rồi ngồi ôm gối nhìn sâu vào ngọn lửa, tư lự. Chắc giờ này đã quá nửa đêm? Trong xe, anh lái không được đánh thức vẫn ngủ ngon lành. Gió lật cây đàn rơi nghiêng xuống đất, anh cầm lên dựng trở lại. Gió lật nữa anh ôm luôn cây đàn vào lòng, rồi như một hành động không tự biết, tiện tay anh lơ đãng gảy nhẹ vào dây. Sợi dây đàn rung lên, vang xa, ngân mãi... Âm thanh ấy quyến'' rũ, thúc đẩy anh nâng cần đàn lên ngang ngực. Những ngón tay lạnh cóng của anh tự nhiên chuyển dịch như một sự nhớ nhung quen thuộc. Một hợp âm vang lên mềm mại. Một hợp âm khác... Rồi liên tiếp những hợp âm xuất hiện. Trong chuỗi âm thanh xô bồ ấy, người ta nhận rõ được một giai điệu đứng hơi tách ra; nổi dần lên, rõ nét hơn; cái giai điệu rì rầm như một lời tâm sự. Trăm nghìn đốm lửa lúc quẩn quanh, lúc long lanh dồn tụ vào tiếng đàn. Con mắt anh lúc ấy tỏa sáng, tràn trề sinh khí đang mở to nhìn sâu vào chính lòng mình. Anh không hề biết rằng hai cô gái đã đi ra, đứng sau anh tự bao giờ.
    Cho đến một lúc dường như cảm nhận được sức tỏa ấm của thân thể hai cô gái, người lính dừng lại, hạ đàn xuống.
    Hai cô gái ngồi xuống bên lửa.
    - Anh đàn nữa đi...
    Người lính thoắt giật mình.
    - Chết! Các chị... Sao các chị lại ra đây?
    - Trong ấy lạnh quá cũng không ngủ được - Cô áo xanh cúi đầu xuống khe khẽ trả lời - Anh đàn nữa đi? Anh đàn hay lắm.
    Ngồi buồn chẳng biết làm gì gẩy bậy bạ cho qua đêm ấy mà.
    - Hình như anh đang có tâm sự gì, nghe tiếng đàn...
    - Chị cứ hay tưởng tượng ''ra thế thôi - Anh lính lúng túng - Lính tráng chúng tôi đơn giản lắm? Có gì là buột ra hết, có lưu cái gì trong bụng đâu.
    Anh chợt dừng lại khi bắt gặp cái nhìn của cô kỹ sư từ nãy vẫn im lặng rọi thẳng vào mắt anh. Cái nhìn ngay thật, hồn hậu nhưng sao mà thấu đáo.
    - Chết! - Anh đứng dậy - Lửa sắp tắt rồi, tôi đi kiếm ít củi gộc đốt thêm. Chà! Mưa xuân mà dữ thế!
    Bóng anh vừa khuất vào sương, anh lái xe đã nhảy phốc xuống, giọng tỉnh khô:
    - Tôi cũng không ngủ được. Ta cùng ngồi cho ấm. Anh xoa xoa tay lên ngọn lửa hết sức tự nhiên.
    Cô áo xanh kê guốc ngồi hẳn xuống mặt đường:
    - Sao cái ông bộ đội của anh ít nói thế? Muốn gợi chuyện cũng khó khó là.
    Anh lái nhón một hòn than đỏ rực đặt gọn vào lòng bàn tay, châm thuốc:
    - Biết đâu anh chàng lại đang gặp sự cố gì trong tình cảm? Tôi để ý thấy lúc các người luận về yêu đương trai gái, mắt anh ta cứ tối sầm tối sì. Coi chừng đấy, không khéo lại chạm lòng người ta.
    Suýt! Cô áo xanh vội đưa ngón tay trỏ lên môi như vừa làm điều gì đó dại dột.
    - Chết không! Thế mà em không biết. Suốt buổi cứ... Bọn mình nhiều khi vô ý quá Thoa nhỉ?
    Cô bạn gái không trả lời.
    Có bước chân người lính sào sạo dẫm trên đá sỏi lộn về. Anh lái đứng dậy, vặn lưng răng rắc...
    - Thôi, nói đùa vậy thôi, thức cả đêm với nhau ở đây để thành hấp cả à? Mấy chị trở về vị trí đi! Hai đứa tôi cũng đi kềnh đây, trực làm quái gì. Nằm tráo trở đầu đuôi trong ca-bin cũng vừa chân. Chỉ ngại hơn một tuần rồi... cái mùi bít tất... khà!
    Hai cô gái làm như không nghe thấy vẫn im lặng tiếp lá cành vào lửa. Hai khuôn mặt sáng hồng lên, hai đôi mắt dựng lửa cháy long lanh. Tự nhiên anh lái đứng ngây ra một chút, khuôn mặt râu ria mềm hẳn đi... nhưng tiếp liền đó là một cái hất tóc khá khinh bạc, anh lừng lững đi lại xe.
    Người lính đặt xuống đất một ôm củi gộc, nói vui:
    - Ngồi trên xe lúc sáng chị Thoa có nói thèm một cái bắp ngô. - Đụng ánh mắt cô gái nhìn lên anh hỏi nhỏ - Chị có lẽ mệt? Nên vào lán mà nằm, đừng ngồi đây, sương muối độc lắm?
    Cô gái không nói gì, chỉ khẽ lắc đầu.
    Vừa lúc đó có tiếng giày bước nhanh tới:
    - Kìa Thoa! Em ở đây à! Cả cô Loan nữa! Liều thật đấy, vậy mà anh đi tìm khắp. Vào ngủ đi, anh vừa mượn được chiếc chăn không sạch lắm nhưng đắp cũng được. Vào đi!
    Bác sĩ Phụng từ bóng đêm đi ra, người co ro, mắt mòng mọng sau một giấc ngủ chưa đẫy. Loan tươi tỉnh hẳn lên:
    - Biết ngay mà. Em đoán thế nào rồi anh cũng phải mò ra đây thôi, chắc đang ngủ nằm mơ thấy nàng biến hả? Thôi quá nửa đêm rồi, ta ngồi cả đây trò chuyện cho vui, anh! Đã mấy khi có một đêm hoang dã. Ngồi xuống! Ngồi gần lửa đây cho ấm, anh! - Giọng cô gái bỗng trở nên nũng nịu, và khéo léo dịch người nhường chỗ.
    Chính lúc đó, cô gái áo nâu đứng dậy:
    - Thôi về lán đi Loan? Tao buồn ngủ lắm rồi!
    - Ơ... Cái con này hay nhỉ? Vừa mới lúc nãy... Ma phỉ nó nhập vào người mày phỏng?
    Nói thế nhưng cô cũng miễn cưỡng đứng dậy đi theo bạn. Anh bác sĩ ngần ngừ một chút rồi cũng cáo từ hai người về theo, dáng đi vồi vội...
    - Cái thằng! Chỉ được cái phá quấy!
    Anh lái văng theo một câu rồi cũng xít xoa leo lên xe. Dưới mặt đường, bên đống lửa, chỉ còn một mình người lính.
    *
    * *
    Sáng hôm sau, đất trời có quang quẻ hơn nhưng gió vẫn nhiều. Những chỗ nào trên da thịt bị gió thổi vào đều tím ngắt đi cả.
    Chiếc xe tiếp tục nổ máy vào lúc sương bắt đầu tan. Có lẽ suốt đêm qua trừ anh lái, không ai ngủ được nên sáng nay nét mặt người nào cũng phờ phạc.
    Xe chuyển bánh với một tốc độ thật dễ chịu mặc dù vẫn tiếp tục lên dốc. Trong khoang lái, như hôm qua, những tấm lưng ê ẩm ngả hẳn vào thành ghế, riêng người lính vẫn chọn cho mình một tư thế ngồi mớm mép ngoài chân phải liên tục bắt chéo lên nhau vì cô gái áo nâu không còn tự nguyện bớt đi một chút diện tích của chính mình bằng cách nghiêng vai nép sát vào người yêu như trước nữa.
    Khoảng gần trưa, chiếc xe bỗng nhô đầu vào một vùng thoáng đãng đến ngỡ ngàng. Những đỉnh cao chất ngất triền miên bưng lấy mặt con người bất chợt nứt ra, toác rộng thành bầu trời. Bầu trời xuân.
    - Đã đến cổng trời, thưa quý vị!
    Anh lái xe xướng to, mặt mũi rạng rỡ như một nhà vô địch thế vận hội đã về tới đích. Tất cả thở phào nhẹ nhõm. Thế là đoạn đường khổ ải nhất đã nằm lại phía sau. Từ đây tới cửa khẩu không còn là vấn đề gì nữa, cứ nhắm mắt xe cũng êm ả bon tới nơi.
    Sau một phút nhấp nhổm, người lính biên phòng quay sang anh lái:
    - Anh cho tôi xuống đây.
    - Xuống đây? Sao không đến khẩu luôn?
    - Cũng... có chút việc.
    - Lại có chiến dịch gì nữa rồi? Gớm! Mấy ông làm ăn vừa vừa thôi chứ, muốn tự sát chắc. Thôi được, xuống thì xuống.
    Mọi người quay lại nhìn anh. Chỉ đến lúc ấy họ mới kịp nhận thấy sự ra đi của anh bất ngờ quá! Họ cứ chắc mẩm rằng con người đã có những kỷ niệm gắn bó ấy sẽ đi cùng với họ đến điểm cuối cùng đông vui, tấp nập rồi sau đó... Nhưng chiếc xe đã dừng lại ở điểm cao rộng thoáng.
    - Nghỉ! Nghỉ xả hơi luôn thể! - Anh lái tắt máy - Nào! Xin mời tất cả xuống xe làm một động tác tiễn biệt bạn bè.
    Người lính loay hoay lôi ở gầm ghế ra một cái balô bạc phếch, nắp có nẹp một chiếc chiếu hoa đã cũ, khoác lên vai. Mọi người đã đón đợi sẵn anh ở dưới đất.
    Vẫn cái dáng điệu ngượng nghịu không quen bộc lộ tình cảm, anh chìa tay ra với từng người, miệng cười thật hồn hậu:
    - Đi mạnh khỏe an toàn! Chúc các anh các chị đi mạnh khỏe an toàn. Đường từ đây đi dễ rồi. Bữa nào có dịp, mời các anh các chị ghé vào chỗ tôi chơi. Mùa hè cảnh đẹp lắm, mát lắm!
    Không ồn ào, không chúc tụng, người ta siết chặt bàn tay lạnh cóng của anh. Duy chỉ có anh lái là vẫn tỏ ra thật vô tư:
    - Tôi chả bắt tay đâu. Tháng nào chẳng gặp mà bắt với bớ. Cứ làm như tiễn nhau đi "B" không bằng. Khóc bây giờ đây này - Nói vậy nhưng anh cũng ôm lấy bạn siết chặt, giọng chìm đi - Nhớ giữ gìn sức khỏe nhé! Có thiếu món gì cứ nói với tôi... Tính tặng anh cây đàn nhưng sợ mang đi khó, để lượt về, tôi sẽ tự tay mang đến, mang quà tết luôn. Cho gửi lời thăm ông đồn trưởng.
    Đến lượt cô gái áo xanh không cần giấu sự bịn rịn:
    - Anh còn phải đi bộ xa không?
    - Khoảng hơn năm cây.
    - Chao ôi! Xa thế kia ư? Chắc toàn đèo dốc, gập ghềnh, chân anh đau thế đi thế nào?
    - Cám ơn chị! Bọn tôi đi bộ quen rồi.
    Với tất cả sự đỏ đắn, tráng kiện, bác sĩ Phụng lại đặt bàn tay lên vai người lính, giọng nói cố tỏ ra ấm áp mà cái miệng cười sao vẫn truội đi:
    - Thôi, đồng chí bộ đội đi nhé! Mong gặp lại nhau. Nếu có dịp, mời đồng chí đến làm khách chỗ chúng tôi. Cứ hỏi bác sĩ Phụng, chuyên gia y tế ở Phôn - xa - vằn hay Lê Thị Thoa kỹ sư cơ khí cũng được. Chào! Chúc thượng lộ bình an.
    Người cuối cùng anh bắt tay là kỹ sư Thoa. Cô hơi đứng lùi lại sau mọi người một chút và từ đầu đến giờ chưa nói một câu nào, chị lặng nhìn anh.
    - Chị Thoa đi nhé! Sang bên ấy ấm trời hơn, chắc chị sẽ vui vẻ trở lại. Chúc chị một kỳ nghỉ phép hạnh phúc.
    Cô gái vẫn chỉ lặng nhìn. Cái nhìn ấy khiến người lính thấy ngột ngạt, anh nói khẽ:
    - Có thể không bao giờ tôi còn gặp lại chị... các chị nữa... Chị có một đôi mắt rất giống... Thôi tôi đi!
    Anh quay nhanh người lại, cười vẫy tay với tất cả, rảo bước... Và chỉ đến lúc đó, mọi người mới chợt nhìn thấy trên nắp ba-lô có buộc chiếu của anh có viết một dòng chữ bằng mực đen tô đậm: "Phạm Văn Thân - Đồn biên phòng số..." Họ đưa mắt nhìn nhau... Anh lái lầm bầm, mặt nhăn quắt lại:
    - Khổ tôi chưa? Tôi mù!... Chắc anh ấy vừa ra viện? Khổ!...
    Anh lính vẫn rảo bước... Dáng anh đi khập khiễng trên chiếc cầu treo đang lung liêng theo chiều gió, chốc chốc chiếc ba-lô buộc chiếu lại tuột xuống bả vai. Bóng anh khuất dần trong sương. Thỉnh thoảng ngoái đầu nhìn lại, thấy mọi người vẫn dõi theo mình, anh lại như vấp nhẹ một cái, người hơi chao đi.
    Chợt cô gái áo xanh kêu lên:
    - Tôi đề nghị hay là chúng ta cùng đi tiễn anh ấy một đoạn. Dù sao cũng mang đỡ được cái ba-lô và cho anh ấy đỡ tủi.
    Anh bác sĩ cười rất lạnh, giọng nói không chỉ còn là khúc chiết nữa mà rắn đanh lại, nhọn hoắt:
    - Thật là một sự lãng mạn khờ khạo. Tiễn ư? Thật là quá dễ dàng và rất nên làm nhưng thử hỏi đưa nhau một đoạn ngắn cũn trên cả đoạn đường dằng dặc năm ki-lô-mét, phỏng có ích gì? Chưa nói đồng chí lái xe tốt đây có đủ kiên nhẫn để chờ chúng ta kết thúc trọn vẹn màn cải lương mùi mãn ấy không? Đúng thế chứ đồng chí lái xe?
    Đang mải suy nghĩ điều gì, anh lái hạ luôn một câu:
    - Tùy!
    Không khí lặng hẳn đi. Gió thổi qua cổng trời ào ào như bão. Bóng dáng người lính khuất dần xuống dốc, nơi ấy có một cái khe khá sâu phải vượt qua. Đúng lúc mọi người chuẩn bị quay lại bước lên xe thì cô gái áo nâu bỗng xuất hiện từ phía sau. Mặt cô gái tái nhợt đi rồi thoắt đỏ bừng, tất cả lửa đêm hầu như đều bay về dồn tụ vào đôi mắt buồn buồn ấy, tạo nên sắc thái sáng rực của người đang lên cơn sốt cao. Dường như có chứa cả sự giận dữ tức thì và cả những điều chất chứa từ lâu, tiếng nói cô ngạt đi:
    - Nếu mọi người không ai đi thì tôi đi. Tôi sẽ đưa tiễn người ấy... Không thể vô tình như thế được.
    Nói rồi cô hất mạnh mái tóc cắt ngắn ra phía sau, bước đi luôn. Dáng cô đi thoăn thoắt như không phải để cho mau tới điểm trước mặt mà cho mau xa cái điểm sau lưng. Bước lên cầu treo, bước chân cô hơi dừng lại... ngập ngừng rồi lại đi nhanh hơn. Cái thân hình con gái cân đối, uyển chuyển sớm chìm dần vào sương.
    Anh lái cho tay lên miệng gọi với theo:
    - Đi cẩn thận đấy! Cái cầu!
    Nhưng không có tiếng đáp lại, chỉ có giọng anh âm vang giữa cổng trời.
    Cạnh anh, bác sĩ Phụng ngớ ra một chút và khi chợt hiểu, anh há miệng định kêu lên một tiếng gì đó dữ dội lắm nhưng không được, ở đó chỉ có một làn hơi nước trắng đục bay ra... Nhìn theo bóng dáng cô gái đang mất hút ở phía bên kia cầu treo, mắt anh sẫm lại, bạc đi. Giây phút thất thần ấy chỉ có một mình anh hiểu: cái bóng dáng đáng yêu kia sẽ không bao giờ còn là của anh nữa, dù cho ngay bây giờ, cái con người ấy có quay lại, có ngồi cạnh anh đi tiếp chặng đường.
    Qua cổng trời, gió lạnh vẫn từng đợt từng đợt ***g lộng thổi về.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một quan niệm tình yêu - Chu Lai - Phần 4
    Họ đi rút, lượm củi rác ở xung quanh về chụm thành đống lùm lùm rồi xòe diêm nhét vào giữa. Ngọn lửa khó nhọc bò lan tí tách rồi phụt lên.
    - Sống rồi. Anh lái xoa tay cực kỳ khoái trá - Chà! Bây giờ có cút rượu với mấy hạt lạc rang giòn nhỉ? Chắc tay bác sĩ còn rượu?... Nhưng thôi, cách rách?
    Chưa tới chín giờ, còn sớm quá không biết làm gì anh lái lóc cóc lôi cây đàn ghi-ta trong ca-bin ra đánh xèng xèng. Cây đàn chắc cũng rong ruổi nhiều nên xây xát, cũ mèn như chính cái khoang lái lem nhem của anh ta. Anh đàn không hay, thậm chí còn khá dở nữa nhưng bù lại, giọng hát của anh lại rất quyện với nó nên nghe cũng đỡ buồn. Vả lại, giữa bốn bề sương gió, chỉ có một ngọn lửa hồng làm điểm tựa cho tâm hồn, tiếng đàn nào mà chẳng gây xốn xang? Sự quạnh vắng làm cho tiếng hát hay hơn, ngọn lửa nhỏ đưa đẩy tiếng đàn vào chiều sâu khác lạ. Tất cả cảnh sắc nơi đây phủ khoác lên người anh lái xe một hình hài nghệ sĩ đẹp dị thường. Có lẽ bị thu hút bởi tiếng hát của bạn, người lính dừng tay cời lửa, mắt trượt đi đâu trong những suy tưởng bâng quơ.
    - Này - Anh lái ngừng tay - Hai cô gái ấy đẹp ác đấy chứ? Chậc! Mà cũng chắc gì đã đẹp. Sướng! Đàn bà... kỳ lạ thật?
    Người lính bật cười nhìn vào mắt bạn, với vẻ thấu hiểu.
    - Nhưng mà này, - Anh lái nháy mắt - cái cô áo xanh xanh ấy có vẻ khoái ông tợn. Chỉ cần nhìn khóe mắt, cái miệng của cô ta là có thể đoán ra ngay. Cô ta đang lệch đôi hay là ông...
    - Lại tầm phào nữa rồi. Thôi đi ngủ đi ông tướng - Người lính lại cười - Mệt quá nên toàn nghĩ nhảm. Ngủ một chút đi, để tôi trông cho...
    - ừ thì ngủ. Hai tiếng nhé. Đúng mười hai giờ nhớ gọi mình dậy. Mà này! Cái cô kỹ sư ấy sao trông buồn thế, nhìn vào mắt cô ta, mình cứ thấy héo cả ruột. Chắc là...
    - Ơ hay! Đã nói đi ngủ mà. Ngày mai xuống phố Việt Kiều rồi tha hồ mà nói.
    Anh lái xe đi rồi còn ngoái lại.
    - Còn điều này nữa: cái lúc ông ngồi lái, cô bé áo xanh có tiết lộ ngày xưa bạn của cô ta cũng đã có lần từng yêu mê mệt một tay bộ đội nhưng không thành, chẳng biết tại sao?
    Trời như càng thêm lạnh. Lúc lúc cơn gió thổi đến kéo rạp ngọn lửa xuống đất. Cơn gió đi qua, ngọn lửa mỏng mảnh và yếu ớt leo lên, ngúng nguẩy. Đâu đó dưới thung sâu, có con chim gì kêu đêm nghe buồn đứt ruột. Người lính đi ôm thêm một nắm lá khô về rải vào đống ủ rồi ngồi ôm gối nhìn sâu vào ngọn lửa, tư lự. Chắc giờ này đã quá nửa đêm? Trong xe, anh lái không được đánh thức vẫn ngủ ngon lành. Gió lật cây đàn rơi nghiêng xuống đất, anh cầm lên dựng trở lại. Gió lật nữa anh ôm luôn cây đàn vào lòng, rồi như một hành động không tự biết, tiện tay anh lơ đãng gảy nhẹ vào dây. Sợi dây đàn rung lên, vang xa, ngân mãi... Âm thanh ấy quyến'' rũ, thúc đẩy anh nâng cần đàn lên ngang ngực. Những ngón tay lạnh cóng của anh tự nhiên chuyển dịch như một sự nhớ nhung quen thuộc. Một hợp âm vang lên mềm mại. Một hợp âm khác... Rồi liên tiếp những hợp âm xuất hiện. Trong chuỗi âm thanh xô bồ ấy, người ta nhận rõ được một giai điệu đứng hơi tách ra; nổi dần lên, rõ nét hơn; cái giai điệu rì rầm như một lời tâm sự. Trăm nghìn đốm lửa lúc quẩn quanh, lúc long lanh dồn tụ vào tiếng đàn. Con mắt anh lúc ấy tỏa sáng, tràn trề sinh khí đang mở to nhìn sâu vào chính lòng mình. Anh không hề biết rằng hai cô gái đã đi ra, đứng sau anh tự bao giờ.
    Cho đến một lúc dường như cảm nhận được sức tỏa ấm của thân thể hai cô gái, người lính dừng lại, hạ đàn xuống.
    Hai cô gái ngồi xuống bên lửa.
    - Anh đàn nữa đi...
    Người lính thoắt giật mình.
    - Chết! Các chị... Sao các chị lại ra đây?
    - Trong ấy lạnh quá cũng không ngủ được - Cô áo xanh cúi đầu xuống khe khẽ trả lời - Anh đàn nữa đi? Anh đàn hay lắm.
    Ngồi buồn chẳng biết làm gì gẩy bậy bạ cho qua đêm ấy mà.
    - Hình như anh đang có tâm sự gì, nghe tiếng đàn...
    - Chị cứ hay tưởng tượng ''ra thế thôi - Anh lính lúng túng - Lính tráng chúng tôi đơn giản lắm? Có gì là buột ra hết, có lưu cái gì trong bụng đâu.
    Anh chợt dừng lại khi bắt gặp cái nhìn của cô kỹ sư từ nãy vẫn im lặng rọi thẳng vào mắt anh. Cái nhìn ngay thật, hồn hậu nhưng sao mà thấu đáo.
    - Chết! - Anh đứng dậy - Lửa sắp tắt rồi, tôi đi kiếm ít củi gộc đốt thêm. Chà! Mưa xuân mà dữ thế!
    Bóng anh vừa khuất vào sương, anh lái xe đã nhảy phốc xuống, giọng tỉnh khô:
    - Tôi cũng không ngủ được. Ta cùng ngồi cho ấm. Anh xoa xoa tay lên ngọn lửa hết sức tự nhiên.
    Cô áo xanh kê guốc ngồi hẳn xuống mặt đường:
    - Sao cái ông bộ đội của anh ít nói thế? Muốn gợi chuyện cũng khó khó là.
    Anh lái nhón một hòn than đỏ rực đặt gọn vào lòng bàn tay, châm thuốc:
    - Biết đâu anh chàng lại đang gặp sự cố gì trong tình cảm? Tôi để ý thấy lúc các người luận về yêu đương trai gái, mắt anh ta cứ tối sầm tối sì. Coi chừng đấy, không khéo lại chạm lòng người ta.
    Suýt! Cô áo xanh vội đưa ngón tay trỏ lên môi như vừa làm điều gì đó dại dột.
    - Chết không! Thế mà em không biết. Suốt buổi cứ... Bọn mình nhiều khi vô ý quá Thoa nhỉ?
    Cô bạn gái không trả lời.
    Có bước chân người lính sào sạo dẫm trên đá sỏi lộn về. Anh lái đứng dậy, vặn lưng răng rắc...
    - Thôi, nói đùa vậy thôi, thức cả đêm với nhau ở đây để thành hấp cả à? Mấy chị trở về vị trí đi! Hai đứa tôi cũng đi kềnh đây, trực làm quái gì. Nằm tráo trở đầu đuôi trong ca-bin cũng vừa chân. Chỉ ngại hơn một tuần rồi... cái mùi bít tất... khà!
    Hai cô gái làm như không nghe thấy vẫn im lặng tiếp lá cành vào lửa. Hai khuôn mặt sáng hồng lên, hai đôi mắt dựng lửa cháy long lanh. Tự nhiên anh lái đứng ngây ra một chút, khuôn mặt râu ria mềm hẳn đi... nhưng tiếp liền đó là một cái hất tóc khá khinh bạc, anh lừng lững đi lại xe.
    Người lính đặt xuống đất một ôm củi gộc, nói vui:
    - Ngồi trên xe lúc sáng chị Thoa có nói thèm một cái bắp ngô. - Đụng ánh mắt cô gái nhìn lên anh hỏi nhỏ - Chị có lẽ mệt? Nên vào lán mà nằm, đừng ngồi đây, sương muối độc lắm?
    Cô gái không nói gì, chỉ khẽ lắc đầu.
    Vừa lúc đó có tiếng giày bước nhanh tới:
    - Kìa Thoa! Em ở đây à! Cả cô Loan nữa! Liều thật đấy, vậy mà anh đi tìm khắp. Vào ngủ đi, anh vừa mượn được chiếc chăn không sạch lắm nhưng đắp cũng được. Vào đi!
    Bác sĩ Phụng từ bóng đêm đi ra, người co ro, mắt mòng mọng sau một giấc ngủ chưa đẫy. Loan tươi tỉnh hẳn lên:
    - Biết ngay mà. Em đoán thế nào rồi anh cũng phải mò ra đây thôi, chắc đang ngủ nằm mơ thấy nàng biến hả? Thôi quá nửa đêm rồi, ta ngồi cả đây trò chuyện cho vui, anh! Đã mấy khi có một đêm hoang dã. Ngồi xuống! Ngồi gần lửa đây cho ấm, anh! - Giọng cô gái bỗng trở nên nũng nịu, và khéo léo dịch người nhường chỗ.
    Chính lúc đó, cô gái áo nâu đứng dậy:
    - Thôi về lán đi Loan? Tao buồn ngủ lắm rồi!
    - Ơ... Cái con này hay nhỉ? Vừa mới lúc nãy... Ma phỉ nó nhập vào người mày phỏng?
    Nói thế nhưng cô cũng miễn cưỡng đứng dậy đi theo bạn. Anh bác sĩ ngần ngừ một chút rồi cũng cáo từ hai người về theo, dáng đi vồi vội...
    - Cái thằng! Chỉ được cái phá quấy!
    Anh lái văng theo một câu rồi cũng xít xoa leo lên xe. Dưới mặt đường, bên đống lửa, chỉ còn một mình người lính.
    *
    * *
    Sáng hôm sau, đất trời có quang quẻ hơn nhưng gió vẫn nhiều. Những chỗ nào trên da thịt bị gió thổi vào đều tím ngắt đi cả.
    Chiếc xe tiếp tục nổ máy vào lúc sương bắt đầu tan. Có lẽ suốt đêm qua trừ anh lái, không ai ngủ được nên sáng nay nét mặt người nào cũng phờ phạc.
    Xe chuyển bánh với một tốc độ thật dễ chịu mặc dù vẫn tiếp tục lên dốc. Trong khoang lái, như hôm qua, những tấm lưng ê ẩm ngả hẳn vào thành ghế, riêng người lính vẫn chọn cho mình một tư thế ngồi mớm mép ngoài chân phải liên tục bắt chéo lên nhau vì cô gái áo nâu không còn tự nguyện bớt đi một chút diện tích của chính mình bằng cách nghiêng vai nép sát vào người yêu như trước nữa.
    Khoảng gần trưa, chiếc xe bỗng nhô đầu vào một vùng thoáng đãng đến ngỡ ngàng. Những đỉnh cao chất ngất triền miên bưng lấy mặt con người bất chợt nứt ra, toác rộng thành bầu trời. Bầu trời xuân.
    - Đã đến cổng trời, thưa quý vị!
    Anh lái xe xướng to, mặt mũi rạng rỡ như một nhà vô địch thế vận hội đã về tới đích. Tất cả thở phào nhẹ nhõm. Thế là đoạn đường khổ ải nhất đã nằm lại phía sau. Từ đây tới cửa khẩu không còn là vấn đề gì nữa, cứ nhắm mắt xe cũng êm ả bon tới nơi.
    Sau một phút nhấp nhổm, người lính biên phòng quay sang anh lái:
    - Anh cho tôi xuống đây.
    - Xuống đây? Sao không đến khẩu luôn?
    - Cũng... có chút việc.
    - Lại có chiến dịch gì nữa rồi? Gớm! Mấy ông làm ăn vừa vừa thôi chứ, muốn tự sát chắc. Thôi được, xuống thì xuống.
    Mọi người quay lại nhìn anh. Chỉ đến lúc ấy họ mới kịp nhận thấy sự ra đi của anh bất ngờ quá! Họ cứ chắc mẩm rằng con người đã có những kỷ niệm gắn bó ấy sẽ đi cùng với họ đến điểm cuối cùng đông vui, tấp nập rồi sau đó... Nhưng chiếc xe đã dừng lại ở điểm cao rộng thoáng.
    - Nghỉ! Nghỉ xả hơi luôn thể! - Anh lái tắt máy - Nào! Xin mời tất cả xuống xe làm một động tác tiễn biệt bạn bè.
    Người lính loay hoay lôi ở gầm ghế ra một cái balô bạc phếch, nắp có nẹp một chiếc chiếu hoa đã cũ, khoác lên vai. Mọi người đã đón đợi sẵn anh ở dưới đất.
    Vẫn cái dáng điệu ngượng nghịu không quen bộc lộ tình cảm, anh chìa tay ra với từng người, miệng cười thật hồn hậu:
    - Đi mạnh khỏe an toàn! Chúc các anh các chị đi mạnh khỏe an toàn. Đường từ đây đi dễ rồi. Bữa nào có dịp, mời các anh các chị ghé vào chỗ tôi chơi. Mùa hè cảnh đẹp lắm, mát lắm!
    Không ồn ào, không chúc tụng, người ta siết chặt bàn tay lạnh cóng của anh. Duy chỉ có anh lái là vẫn tỏ ra thật vô tư:
    - Tôi chả bắt tay đâu. Tháng nào chẳng gặp mà bắt với bớ. Cứ làm như tiễn nhau đi "B" không bằng. Khóc bây giờ đây này - Nói vậy nhưng anh cũng ôm lấy bạn siết chặt, giọng chìm đi - Nhớ giữ gìn sức khỏe nhé! Có thiếu món gì cứ nói với tôi... Tính tặng anh cây đàn nhưng sợ mang đi khó, để lượt về, tôi sẽ tự tay mang đến, mang quà tết luôn. Cho gửi lời thăm ông đồn trưởng.
    Đến lượt cô gái áo xanh không cần giấu sự bịn rịn:
    - Anh còn phải đi bộ xa không?
    - Khoảng hơn năm cây.
    - Chao ôi! Xa thế kia ư? Chắc toàn đèo dốc, gập ghềnh, chân anh đau thế đi thế nào?
    - Cám ơn chị! Bọn tôi đi bộ quen rồi.
    Với tất cả sự đỏ đắn, tráng kiện, bác sĩ Phụng lại đặt bàn tay lên vai người lính, giọng nói cố tỏ ra ấm áp mà cái miệng cười sao vẫn truội đi:
    - Thôi, đồng chí bộ đội đi nhé! Mong gặp lại nhau. Nếu có dịp, mời đồng chí đến làm khách chỗ chúng tôi. Cứ hỏi bác sĩ Phụng, chuyên gia y tế ở Phôn - xa - vằn hay Lê Thị Thoa kỹ sư cơ khí cũng được. Chào! Chúc thượng lộ bình an.
    Người cuối cùng anh bắt tay là kỹ sư Thoa. Cô hơi đứng lùi lại sau mọi người một chút và từ đầu đến giờ chưa nói một câu nào, chị lặng nhìn anh.
    - Chị Thoa đi nhé! Sang bên ấy ấm trời hơn, chắc chị sẽ vui vẻ trở lại. Chúc chị một kỳ nghỉ phép hạnh phúc.
    Cô gái vẫn chỉ lặng nhìn. Cái nhìn ấy khiến người lính thấy ngột ngạt, anh nói khẽ:
    - Có thể không bao giờ tôi còn gặp lại chị... các chị nữa... Chị có một đôi mắt rất giống... Thôi tôi đi!
    Anh quay nhanh người lại, cười vẫy tay với tất cả, rảo bước... Và chỉ đến lúc đó, mọi người mới chợt nhìn thấy trên nắp ba-lô có buộc chiếu của anh có viết một dòng chữ bằng mực đen tô đậm: "Phạm Văn Thân - Đồn biên phòng số..." Họ đưa mắt nhìn nhau... Anh lái lầm bầm, mặt nhăn quắt lại:
    - Khổ tôi chưa? Tôi mù!... Chắc anh ấy vừa ra viện? Khổ!...
    Anh lính vẫn rảo bước... Dáng anh đi khập khiễng trên chiếc cầu treo đang lung liêng theo chiều gió, chốc chốc chiếc ba-lô buộc chiếu lại tuột xuống bả vai. Bóng anh khuất dần trong sương. Thỉnh thoảng ngoái đầu nhìn lại, thấy mọi người vẫn dõi theo mình, anh lại như vấp nhẹ một cái, người hơi chao đi.
    Chợt cô gái áo xanh kêu lên:
    - Tôi đề nghị hay là chúng ta cùng đi tiễn anh ấy một đoạn. Dù sao cũng mang đỡ được cái ba-lô và cho anh ấy đỡ tủi.
    Anh bác sĩ cười rất lạnh, giọng nói không chỉ còn là khúc chiết nữa mà rắn đanh lại, nhọn hoắt:
    - Thật là một sự lãng mạn khờ khạo. Tiễn ư? Thật là quá dễ dàng và rất nên làm nhưng thử hỏi đưa nhau một đoạn ngắn cũn trên cả đoạn đường dằng dặc năm ki-lô-mét, phỏng có ích gì? Chưa nói đồng chí lái xe tốt đây có đủ kiên nhẫn để chờ chúng ta kết thúc trọn vẹn màn cải lương mùi mãn ấy không? Đúng thế chứ đồng chí lái xe?
    Đang mải suy nghĩ điều gì, anh lái hạ luôn một câu:
    - Tùy!
    Không khí lặng hẳn đi. Gió thổi qua cổng trời ào ào như bão. Bóng dáng người lính khuất dần xuống dốc, nơi ấy có một cái khe khá sâu phải vượt qua. Đúng lúc mọi người chuẩn bị quay lại bước lên xe thì cô gái áo nâu bỗng xuất hiện từ phía sau. Mặt cô gái tái nhợt đi rồi thoắt đỏ bừng, tất cả lửa đêm hầu như đều bay về dồn tụ vào đôi mắt buồn buồn ấy, tạo nên sắc thái sáng rực của người đang lên cơn sốt cao. Dường như có chứa cả sự giận dữ tức thì và cả những điều chất chứa từ lâu, tiếng nói cô ngạt đi:
    - Nếu mọi người không ai đi thì tôi đi. Tôi sẽ đưa tiễn người ấy... Không thể vô tình như thế được.
    Nói rồi cô hất mạnh mái tóc cắt ngắn ra phía sau, bước đi luôn. Dáng cô đi thoăn thoắt như không phải để cho mau tới điểm trước mặt mà cho mau xa cái điểm sau lưng. Bước lên cầu treo, bước chân cô hơi dừng lại... ngập ngừng rồi lại đi nhanh hơn. Cái thân hình con gái cân đối, uyển chuyển sớm chìm dần vào sương.
    Anh lái cho tay lên miệng gọi với theo:
    - Đi cẩn thận đấy! Cái cầu!
    Nhưng không có tiếng đáp lại, chỉ có giọng anh âm vang giữa cổng trời.
    Cạnh anh, bác sĩ Phụng ngớ ra một chút và khi chợt hiểu, anh há miệng định kêu lên một tiếng gì đó dữ dội lắm nhưng không được, ở đó chỉ có một làn hơi nước trắng đục bay ra... Nhìn theo bóng dáng cô gái đang mất hút ở phía bên kia cầu treo, mắt anh sẫm lại, bạc đi. Giây phút thất thần ấy chỉ có một mình anh hiểu: cái bóng dáng đáng yêu kia sẽ không bao giờ còn là của anh nữa, dù cho ngay bây giờ, cái con người ấy có quay lại, có ngồi cạnh anh đi tiếp chặng đường.
    Qua cổng trời, gió lạnh vẫn từng đợt từng đợt ***g lộng thổi về.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nói đến Chu Lai thì phải nói đến "Ăn Mày dĩ vãng". Theo tớ đó là cuốn sách thành công nhất của CL. Cuốn sách này có công lôi kéo tớ đọc lại VH VN nói chung, vì đã có 1 thời gian tớ nghĩ VHVN chẳng có gì đáng đọc.
    Có thể Đọc hoặc download AMDV của CL (file pdf) theo link này:
    http://www.thanhvinh.net/modules.php?name=Downloads&d_op=viewdownload&cid=3
    To Lipit 83: Tớ có đủ tất cả bộ sách Chu Lai, mua ở ngõ Đinh Liệt giảm giá hìhì. Tớ là fan của CL mà. Tuy nhiên Sông xa thì tớ chưa kịp đọc, mặc dù đang có trong tay rồi. Mặc dù vậy theo tớ thì AMDV vẫn là cuốn hay nhất.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 02/06/2004
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nói đến Chu Lai thì phải nói đến "Ăn Mày dĩ vãng". Theo tớ đó là cuốn sách thành công nhất của CL. Cuốn sách này có công lôi kéo tớ đọc lại VH VN nói chung, vì đã có 1 thời gian tớ nghĩ VHVN chẳng có gì đáng đọc.
    Có thể Đọc hoặc download AMDV của CL (file pdf) theo link này:
    http://www.thanhvinh.net/modules.php?name=Downloads&d_op=viewdownload&cid=3
    To Lipit 83: Tớ có đủ tất cả bộ sách Chu Lai, mua ở ngõ Đinh Liệt giảm giá hìhì. Tớ là fan của CL mà. Tuy nhiên Sông xa thì tớ chưa kịp đọc, mặc dù đang có trong tay rồi. Mặc dù vậy theo tớ thì AMDV vẫn là cuốn hay nhất.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 02/06/2004
  6. Lipit83

    Lipit83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Hic, tớ hỏi thật, u đọc hết các tác phẩm của Chu Lai chưa vậy ??? Còn rất nhiều tác phẩm khác rất hay, ko chỉ có "Ăn mày dĩ vãng" đâu. Tớ cũng rất thích CL
    Cuốn mới nhất: Sông xa, tìm đọc đi !
  7. Lipit83

    Lipit83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Hic, tớ hỏi thật, u đọc hết các tác phẩm của Chu Lai chưa vậy ??? Còn rất nhiều tác phẩm khác rất hay, ko chỉ có "Ăn mày dĩ vãng" đâu. Tớ cũng rất thích CL
    Cuốn mới nhất: Sông xa, tìm đọc đi !
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lửa mắt (I)​

    Vậy là Việt đang ở dưới nó, nằm sấp ngay dưới chân nó, chỉ cách chiều cao của bức tường lô cốt trấn bao cát xù xì. Nó ngồi trên nóc ụ, còn Việt nằm dưới chân ụ. Nó chỉ cần hạ tay là mũi súng giá buốt chạm ngay da đầu Việt. Cũng thế, Việt khẽ nhổm lên một chút, cổ họng nó sẽ nằm gọn trong những ngón tay quắp chặt. Căng hết sức...
    Hai đêm rồi, đột vào đột ra rất ngọt, êm ru. Ngay cả đêm nay nữa, lần luồn vào khảo sát cuối cùng này cũng vào tuốt luốt. Ai dè khi ra lại kẹt cứng ngắc ở đây!
    Đêm đầu, anh Sáu Châu - đội trưởng kiêm bí thư chi bộ, với bộ ngực bị gai mắc cỡ quào rách nát, mò giáp vòng rào tới ba lượt cũng phải lắc đầu: Chịu! Không tìm ra điểm đột! Bọn bảo an "thổ công" này gác dày quá. Mắt nhìn chỗ nào cũng đụng vào lô cốt. ánh đèn buốt chói và những đường đạn hiểm độc dai dẳng bất thần cứ nhằm ngay những chân rào, lùm cây găm tới.
    Việt dùng ngón tay vén nhẹ miếng dù che đồng hồ: hai thanh sáng nằm vuông góc - ba giờ sáng rồi! Chỉ còn hai tiếng nữa. Muộn lắm là bốn giờ phải ra hết rào. Trễ hơn, sao mà băng được qua năm rạch về cứ trước khi trời sáng? Rồi cái gan bàn chân bị rào lưỡi lam cứa nứt ra như khứa cá nằm trên thớt, liệu có phản lại mình không?
    Anh nhẹ cà chân trên mặt cỏ: băng chưa tuột.
    - Khựt!... Phì...
    Cái thằng khó chịu thật! Ngồi lầm lầm, cứ chốc chốc lại khậm khịt rõ mạnh như có con vắt bít nhằng lấy lỗ mũi. Thấy nó im lâu lâu, Việt mừng thầm, chờ đợi một tiếng ngáy. Mày chỉ cần ngủ gục một tí ti thôi, tao sẽ thoát. Thế mà nó cứ "Khựt... phì! Khựt... phì!" như tạc đạn lép. Việt uất người lên. Gió mát như thế này mà mày không chợp mắt đi được một tí à! Đồ ngu! Gần một tiếng rồi chứ ít ỏi gì nữa!
    Việt cảm thấy những thớ thịt trên cơ thể mình oải ra, ê ẩm. Cứ tình trạng chết gí này kéo dài thì sao đây!
    "ái!" Tiếng kêu ẩn dưới lưỡi. Việt thấy nhói dữ dội ở nách... Những cặp chân li ti giẫm rào rào trên cỏ. Anh mở căng mắt: Một đàn kiến "mụn nhọt" (Loại kiến to, đốt vào là thành mụn nhọt) lòa nhòa, loằng ngoằng đang nhằm anh băm tới. Con đầu chắc đã gặp mồi. Chà! Việt như nảy lên khỏi mặt cỏ: anh nín thở chờ đợi những cây kim nhỏ xoáy vào da thịt. Con thứ hai... thứ ba... thứ tư... Anh rân rân cảm thấy tiếng ''bực!" khi cặp răng bé tí của nó bặp vào nhả ra nhoay nhoáy, để lại những dấu tròn mọng, tai tái... Hừ! Phải lúc khác tao sẽ bóp nát từng "đứa" một cho phọt máu, rồi búng tít lên trời cao cho mất xác luôn. Lợi dụng cái thế tao không cựa được, chúng mày làm tới à? Bực quá! Ngay cả cái thứ tự vệ chúng sợ nhất là nước bọt cũng chẳng lựa dịp nào trút lên đầu bọn cố chày này được nữa. Đó! Nách đó, lưng đó, cắn cho đã đi. Chán chê là tự khắc phải chuồn.
    - Khựt... Phì...
    Kệ mày! Thằng ở trên quan trọng hơn. Tao cứ cho mày là một loại muỗi... "Rắn là một loài bò...". Ơ! Cái câu ngồ ngộ từ thuở nào ấy lại hiện về, lảng vảng lơ vơ trong đầu Việt. Anh nhếch mép cười...
    Muỗi sình lầy cắn như chó. Nó đạp gãi ngay bên tai. Sướng thật! Giá lúc này được lên gân cả mười đầu ngón tay mà gãi nhỉ. Không! Phải nhờ ông y tá dùng ngay lưỡi dao găm cạo đúng vào cái chỗ mòng mọng đó mới đã... Một cục gì tròn tròn cứ thỉnh thoảng lại lăn ngược lăn xuôi trong bụng Việt. Chết! Khéo không... Phải đổi thế nằm ngay! Cứ sấp bụng thế này, nó giở chứng sôi bụng ọc ọc bất tử có mà bằng thác đổ bên tai nó. Tai quái hơn, lại ra cái vụ như cậu Vũ tháng trước: đang ém sát cửa hầm chờ nổ lệnh, bỗng bật ra một tiếng giòn tan, làm thằng gác la hoảng đẩy trận đánh lên sớm hơn mười phút!
    Việt chìa răng cắn nhẹ miệng dù: sắp bốn giờ rồi! Sao cái thanh sáng cứ trượt tuồn tuột thế này? Thời gian réo ù ù qua tai... Khéo nhỡ hết mất.
    Đêm lặng tờ trong sào huyệt kẻ thù, con kiến bò cũng nghe rõ tiếng, ngọn cỏ gãy tưởng như bẻ củi...
    Thực ra, theo thói quen đã nhuyễn thành bản năng ngay khi mắc kẹt, Việt đã xếp đặt gọn cả rồi. Tốt nhất là trườn thật êm ra phía sau lô cốt, có nghĩa là sau lưng nó. Nếu được (cũng gian nan đó, gần quá, liệu có lộ không nhỉ) chỉ việc uốn mình đứng dậy, xiết cứng lấy họng nó... và ung dung chui ra. Cùng lắm, cách thứ hai, sẽ vụt dậy tại chỗ, quất gọn một viên chì vào giữa cái mồm khậm khịt của nó. Còn hai trái tạc đạn nhét trong túi sau xi líp sẽ lướt tới nện vào hai căn hầm gần nhất, cũng hạ ít nhất chục tên. Nếu ngon, dành cho hầm chỉ huy một trái, rồi cứ cổng chính lao ra, lách khéo qua mấy cái cự mã (Rào gai trên khung gỗ để cản xung phong), gặp thằng nào cản đường, bắn! Chỉ yêu cầu cái gan bàn chân đừng... Chà! Sao nhức quá!
    Nhưng nhất định chúng phải đổi ca hoặc ít nhất cũng đứng dậy đi lại cho đỡ chồn chân chứ? Chỉ cần thế thôi. Chín hàng rào đầy trái, chui mất chừng hai mươi phút, kể cả xóa dấu. Còn lại gần một tiếng, chạy gần cũng còn kịp...
    Bất giác, Việt lim dim nghĩ tới cái phút sà vào lòng đồng đội. Sẽ cứ để nguyên thân hình đen thui màu than pin mà gân cổ rít một hơi thuốc, bắt cái tàn trắng phải ló ra phân nửa, rụng xuống mới phà khói. Mười mấy tiếng đồng hồ nhạt mồm nhạt miệng rồi còn gì nữa. Nhất định anh Sáu sẽ mang cho mình một can nước nguội đã quậy chanh đường sẵn. (Tính anh ấy vẫn vậy. Nhưng nếu ai nói anh là "chị hiền của bầy em trinh sát", dứt khoát anh sẽ gãi đầu: "Nói lạp xạp hoài... Bộ đội ai mà chị, em", rồi thế nào đôi mắt hiền khô cũng chớp nhìn chị Ba, bí thư chi bộ xã một cái cho coi). Gì nữa! Lúc ấy, mình sẽ coi như không có chuyện gì xảy ra, làm một bụng xứng đáng cơm nguội ăn với dưa leo chấm mắm nêm chẳng hạn; ăn đã, chuyện sau... Ơ hay! Ông Tôm, tổ trưởng Đảng sao cứ thấy nhìn mình mủm mỉm thế kia? Chắc có chuyện gì đây. Cùng lắm ông sẽ theo mình ra muội tắm rồi bẹo má (ông cứ làm như mình còn trẻ con lắm, khen mình kháu, lại còn hôn nữa chứ. Cằm gì mà râu... xấu hổ đỏ cả mặt):
    - Việt ơi! Đêm qua, cả đơn vị không một ai ngủ cả, chờ Việt về. Anh Sáu nói với tớ: "Có lẽ sau trận này, về lo chuyển đảng chính thức cho cậu Việt là vừa, xứng đáng quá rồi".
    Ôi! Mình trở thành người Đảng viên chính thức! Chỉ sợ khi ấy lại khóc, chị Ba chị ấy cười cho... Mẹ ơi! Kể từ ngày này, thằng Việt gồ bướng bỉnh của mẹ đã trở thành người cộng sản như bố ngày xưa đánh Pháp rồi đấy! Mẹ có vui không?
    ... Ơ kia! Sao đang nhiên mọi người lại lắng xuống thế này? ánh mắt của anh Sáu sao nghiêm quá, cả chị Ba nữa, chị cũng quay đi, ngón chân di di trên mặt hầm.
    ... Hình như anh Sáu vẫn gác chân qua võng mình như mọi hôm, nhưng cái giọng nghe khác quá:
    - Hành động ấy can đảm đấy. Thực ra ít người làm được. Nhưng nếu rán thêm một chút, một chút thôi, biết đâu tình thế chả xoay ngược. Mục tiêu vẫn còn, phương án tác chiến không bị hủy - Đột nhiên anh đấm mạnh vào nóc hầm nói như quát - Chà! Thế là hư hết trơn rồi! Nghị quyết cả tháng trời, phong trào cả một xã đang chờ... Uổng quá! Bao công lao - Giọng anh lại đằm xuống - Thôi, đừng buồn. Bày keo khác chứ biết làm sao. Có điều, Việt ạ! Những lúc hiểm nghèo nhất phải biết cắn răng, nhích lên, quên mình đi. Nhất định sẽ đạp được lên đầu nó... Hút thuốc đi! Của chị Ba mua cho đó. Chị Ba... tội nghiệp chị quá! Chi bộ xã này chẳng còn ai, mỗi mình chị là bí thư kiêm nhiệm hết: tối dẫn mũi đưa bộ đội vào đồn, khuya dậy sớm chăm chút bữa cơm, trưa lại bám ra gò làm công tác tuyên truyền. Chị chỉ mong có một ngày... Thôi! Chiếc khăn này chị quàng đi, Việt đỡ rồi. Chị gầy quá..
    - Khựt! Phì...
    Có mùi thuốc đâu đây thơm quá! Anh nhướng mắt: Gió đánh tàn lửa bay tung trên miệng thằng gác. Khi nó rít vào, tảng mặt hốc hõm chứa đầy vũng tối trông như con quỷ đang ngồi trên cây phun lửa... Việt nhắm mắt lại. Cẩn thận không hai con mắt mình lại chứa lửa đầu thuốc nó sang rực lên thì hỏng cả.
    Kiểu này không khá rồi. Nó chẳng gật gù, lại còn bập thuốc nữa thì biết khi nào mới ngáy cho? Xem cái mã nó hít vào nhả ra ngon lành thế kia là còn tỉnh táo lắm. Thật đen đủi cho mình, đêm nay lại vớ phải thằng lính già khó ngủ. Mày mà chịu khó thêm cái đái dắt nữa thì tao cảm ơn mày. Cái bọn già này thức đêm giỏi trời thần. Đánh đấm chẳng bằng ai mà gác sách xét nét như mụ dì ghẻ. Thà cứ như bọn trẻ lại hay: đùa giỡn tục tĩu, bắn vung tàn tán nhưng về khuya lại ưa ngủ bậy.
    Nó hút cái gì thơm thật, Ru bi? Không! Cotab mới ngầy ngậy như vậy.
    Không có thằng già này, chắc mình đánh đàn mồm rồi đây. Lúc này giá có nằm trên băng tuyết vẫn đổ mồ hôi.
    Cũng lạ thật! Chính trong những giây phút mỏng tang này, sự sống và cái chết đã nhìn thấy, bắt hơi tiến đến nhau chỉ còn cách sợi chỉ, Việt luôn luôn nghiệm thấy sự xuất hiện kỳ lạ của một khoảng trống vắng dàn trải, tâm hồn rơi nhẹ nhàng vào cảm giác ung dung thảnh thơi của con người đang nằm duỗi dài đón gió trên đê, với niềm tin chắc rằng: mọi việc rồi cũng chiều theo ý muốn của mình.
    Mớ suy nghĩ rối mù, nóng bỏng đột nhiên giảm xuống gần như không cần cầu cứu tới lý trí, nhường cho sự giãn ra của thần kinh là vươn lên... Đến một lúc, tiếng gõ của thực tại vang lên khắc nghiệt, cái cồn cào sẽ bất thần thức giấc thành bào xé.
    Cái vòng luẩn quẩn của sự căng và chùng, chùng và căng diễn ra rất phức tạp lặp đi lặp lại nhiều lần thành sự tỉnh táo: tao càng gần mày thì mày càng xa tao. Bởi lẽ mày mù, mày không đủ sức để tưởng tượng nổi đối phương chỉ cách mày chiều dài của hơi thuốc.
    Việt quên đi mối đe dọa như gầm ghì trên đầu và tua tủa nén chặt bốn xung quanh. Buồn cười, cứ ẩn hiện trong đầu cái điệp khúc lộn xộn: "Phải biết cắn răng... nhích lên... đạp lên đầu...". Nhiều khi chả hiểu nghĩa gì cả, như những đêm hành quân, lòng bâng khuâng trong bao kỷ niệm quê nhà, mà miệng lại hát những bản nhạc đâu đâu.
    Gió từ bưng ùa về, cù cù mơn man trên da thịt... Sương đêm đậu nặng trĩu trên tóc...
    Buồn ngủ quá! Ước gì được chớp mắt một tí nhỉ? Nhỡ ra ngủ quên nó "đòm" thì sao? Chặc! Nghĩ cho cùng, cái đó cũng chẳng ghê gớm bao nhiêu. Đang ngủ nó "đòm" thì ngủ nữa, coi như ngủ luôn. Thế nhưng... ở truồng mà chết? Không ổn, mất tư thế quá. Bọn khốn nạn nó cười mình; và lại được dịp nói bố láo với bà con rằng đã bắn cháy thành than một tên "*********" sừng sỏ...
    ồ! Lại còn chưa kịp chứng minh cho anh Tôm phải chấp nhận rằng: với cái đồn hình tam giác cân này dứt khoát phải đánh từ một điểm nào đó ở chính giữa lạnh thốc vào mới đảm bảo tốc độ và đường ngắn nhất tới chỉ huy sở...
    ... Mình với nó đã kề cận nhau hơn một tiếng đồng hồ rồi (Nhất định không thèm nhìn đồng hồ vặt nữa). Trận tuyến giờ đây được tính bằng chiều dài đốt ngón tay. Chà! Quần áo của thằng này chua quá. Khét nữa như mùi bã trà dính dầu hôi lâu ngày mưa nắng...
    Tao biết mày, mày không biết tao. Tao đang nghĩ về mày, còn mày đang nghĩ gì trong đêm khuya thanh vắng ngan ngát mùi rau xanh cây trái đâu đây. ừ! Nếu mày không phải là thằng lính đeo súng Mỹ, tao sẽ từ từ đứng dậy vỗ vai mày cười xòa như trò ú tim. Lạnh thế này mà đốt một ngọn lửa ngồi kề cà thì tuyệt.
    Bất chợt, thằng lính buông tiếng thở dài. Tiếng thở đùn lên từ trong ***g ngực, vấp phải lỗ mũi bị bịt, tạo nên tiếng trầm rề, rin rít. Tiếng thở dài nặng nề vất vả quá. Việt có cảm giác thở xong, toàn thân nó thành rỗng tuếch, xẹp dính lại, sụp xuống.
    Mày đang có tâm sự gì u uất chưa thoát ra được. Thực ra mày già hay trẻ?
    Quái! Sao vẫn chưa thấy nó đổi gác?

  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lửa mắt (I)​

    Vậy là Việt đang ở dưới nó, nằm sấp ngay dưới chân nó, chỉ cách chiều cao của bức tường lô cốt trấn bao cát xù xì. Nó ngồi trên nóc ụ, còn Việt nằm dưới chân ụ. Nó chỉ cần hạ tay là mũi súng giá buốt chạm ngay da đầu Việt. Cũng thế, Việt khẽ nhổm lên một chút, cổ họng nó sẽ nằm gọn trong những ngón tay quắp chặt. Căng hết sức...
    Hai đêm rồi, đột vào đột ra rất ngọt, êm ru. Ngay cả đêm nay nữa, lần luồn vào khảo sát cuối cùng này cũng vào tuốt luốt. Ai dè khi ra lại kẹt cứng ngắc ở đây!
    Đêm đầu, anh Sáu Châu - đội trưởng kiêm bí thư chi bộ, với bộ ngực bị gai mắc cỡ quào rách nát, mò giáp vòng rào tới ba lượt cũng phải lắc đầu: Chịu! Không tìm ra điểm đột! Bọn bảo an "thổ công" này gác dày quá. Mắt nhìn chỗ nào cũng đụng vào lô cốt. ánh đèn buốt chói và những đường đạn hiểm độc dai dẳng bất thần cứ nhằm ngay những chân rào, lùm cây găm tới.
    Việt dùng ngón tay vén nhẹ miếng dù che đồng hồ: hai thanh sáng nằm vuông góc - ba giờ sáng rồi! Chỉ còn hai tiếng nữa. Muộn lắm là bốn giờ phải ra hết rào. Trễ hơn, sao mà băng được qua năm rạch về cứ trước khi trời sáng? Rồi cái gan bàn chân bị rào lưỡi lam cứa nứt ra như khứa cá nằm trên thớt, liệu có phản lại mình không?
    Anh nhẹ cà chân trên mặt cỏ: băng chưa tuột.
    - Khựt!... Phì...
    Cái thằng khó chịu thật! Ngồi lầm lầm, cứ chốc chốc lại khậm khịt rõ mạnh như có con vắt bít nhằng lấy lỗ mũi. Thấy nó im lâu lâu, Việt mừng thầm, chờ đợi một tiếng ngáy. Mày chỉ cần ngủ gục một tí ti thôi, tao sẽ thoát. Thế mà nó cứ "Khựt... phì! Khựt... phì!" như tạc đạn lép. Việt uất người lên. Gió mát như thế này mà mày không chợp mắt đi được một tí à! Đồ ngu! Gần một tiếng rồi chứ ít ỏi gì nữa!
    Việt cảm thấy những thớ thịt trên cơ thể mình oải ra, ê ẩm. Cứ tình trạng chết gí này kéo dài thì sao đây!
    "ái!" Tiếng kêu ẩn dưới lưỡi. Việt thấy nhói dữ dội ở nách... Những cặp chân li ti giẫm rào rào trên cỏ. Anh mở căng mắt: Một đàn kiến "mụn nhọt" (Loại kiến to, đốt vào là thành mụn nhọt) lòa nhòa, loằng ngoằng đang nhằm anh băm tới. Con đầu chắc đã gặp mồi. Chà! Việt như nảy lên khỏi mặt cỏ: anh nín thở chờ đợi những cây kim nhỏ xoáy vào da thịt. Con thứ hai... thứ ba... thứ tư... Anh rân rân cảm thấy tiếng ''bực!" khi cặp răng bé tí của nó bặp vào nhả ra nhoay nhoáy, để lại những dấu tròn mọng, tai tái... Hừ! Phải lúc khác tao sẽ bóp nát từng "đứa" một cho phọt máu, rồi búng tít lên trời cao cho mất xác luôn. Lợi dụng cái thế tao không cựa được, chúng mày làm tới à? Bực quá! Ngay cả cái thứ tự vệ chúng sợ nhất là nước bọt cũng chẳng lựa dịp nào trút lên đầu bọn cố chày này được nữa. Đó! Nách đó, lưng đó, cắn cho đã đi. Chán chê là tự khắc phải chuồn.
    - Khựt... Phì...
    Kệ mày! Thằng ở trên quan trọng hơn. Tao cứ cho mày là một loại muỗi... "Rắn là một loài bò...". Ơ! Cái câu ngồ ngộ từ thuở nào ấy lại hiện về, lảng vảng lơ vơ trong đầu Việt. Anh nhếch mép cười...
    Muỗi sình lầy cắn như chó. Nó đạp gãi ngay bên tai. Sướng thật! Giá lúc này được lên gân cả mười đầu ngón tay mà gãi nhỉ. Không! Phải nhờ ông y tá dùng ngay lưỡi dao găm cạo đúng vào cái chỗ mòng mọng đó mới đã... Một cục gì tròn tròn cứ thỉnh thoảng lại lăn ngược lăn xuôi trong bụng Việt. Chết! Khéo không... Phải đổi thế nằm ngay! Cứ sấp bụng thế này, nó giở chứng sôi bụng ọc ọc bất tử có mà bằng thác đổ bên tai nó. Tai quái hơn, lại ra cái vụ như cậu Vũ tháng trước: đang ém sát cửa hầm chờ nổ lệnh, bỗng bật ra một tiếng giòn tan, làm thằng gác la hoảng đẩy trận đánh lên sớm hơn mười phút!
    Việt chìa răng cắn nhẹ miệng dù: sắp bốn giờ rồi! Sao cái thanh sáng cứ trượt tuồn tuột thế này? Thời gian réo ù ù qua tai... Khéo nhỡ hết mất.
    Đêm lặng tờ trong sào huyệt kẻ thù, con kiến bò cũng nghe rõ tiếng, ngọn cỏ gãy tưởng như bẻ củi...
    Thực ra, theo thói quen đã nhuyễn thành bản năng ngay khi mắc kẹt, Việt đã xếp đặt gọn cả rồi. Tốt nhất là trườn thật êm ra phía sau lô cốt, có nghĩa là sau lưng nó. Nếu được (cũng gian nan đó, gần quá, liệu có lộ không nhỉ) chỉ việc uốn mình đứng dậy, xiết cứng lấy họng nó... và ung dung chui ra. Cùng lắm, cách thứ hai, sẽ vụt dậy tại chỗ, quất gọn một viên chì vào giữa cái mồm khậm khịt của nó. Còn hai trái tạc đạn nhét trong túi sau xi líp sẽ lướt tới nện vào hai căn hầm gần nhất, cũng hạ ít nhất chục tên. Nếu ngon, dành cho hầm chỉ huy một trái, rồi cứ cổng chính lao ra, lách khéo qua mấy cái cự mã (Rào gai trên khung gỗ để cản xung phong), gặp thằng nào cản đường, bắn! Chỉ yêu cầu cái gan bàn chân đừng... Chà! Sao nhức quá!
    Nhưng nhất định chúng phải đổi ca hoặc ít nhất cũng đứng dậy đi lại cho đỡ chồn chân chứ? Chỉ cần thế thôi. Chín hàng rào đầy trái, chui mất chừng hai mươi phút, kể cả xóa dấu. Còn lại gần một tiếng, chạy gần cũng còn kịp...
    Bất giác, Việt lim dim nghĩ tới cái phút sà vào lòng đồng đội. Sẽ cứ để nguyên thân hình đen thui màu than pin mà gân cổ rít một hơi thuốc, bắt cái tàn trắng phải ló ra phân nửa, rụng xuống mới phà khói. Mười mấy tiếng đồng hồ nhạt mồm nhạt miệng rồi còn gì nữa. Nhất định anh Sáu sẽ mang cho mình một can nước nguội đã quậy chanh đường sẵn. (Tính anh ấy vẫn vậy. Nhưng nếu ai nói anh là "chị hiền của bầy em trinh sát", dứt khoát anh sẽ gãi đầu: "Nói lạp xạp hoài... Bộ đội ai mà chị, em", rồi thế nào đôi mắt hiền khô cũng chớp nhìn chị Ba, bí thư chi bộ xã một cái cho coi). Gì nữa! Lúc ấy, mình sẽ coi như không có chuyện gì xảy ra, làm một bụng xứng đáng cơm nguội ăn với dưa leo chấm mắm nêm chẳng hạn; ăn đã, chuyện sau... Ơ hay! Ông Tôm, tổ trưởng Đảng sao cứ thấy nhìn mình mủm mỉm thế kia? Chắc có chuyện gì đây. Cùng lắm ông sẽ theo mình ra muội tắm rồi bẹo má (ông cứ làm như mình còn trẻ con lắm, khen mình kháu, lại còn hôn nữa chứ. Cằm gì mà râu... xấu hổ đỏ cả mặt):
    - Việt ơi! Đêm qua, cả đơn vị không một ai ngủ cả, chờ Việt về. Anh Sáu nói với tớ: "Có lẽ sau trận này, về lo chuyển đảng chính thức cho cậu Việt là vừa, xứng đáng quá rồi".
    Ôi! Mình trở thành người Đảng viên chính thức! Chỉ sợ khi ấy lại khóc, chị Ba chị ấy cười cho... Mẹ ơi! Kể từ ngày này, thằng Việt gồ bướng bỉnh của mẹ đã trở thành người cộng sản như bố ngày xưa đánh Pháp rồi đấy! Mẹ có vui không?
    ... Ơ kia! Sao đang nhiên mọi người lại lắng xuống thế này? ánh mắt của anh Sáu sao nghiêm quá, cả chị Ba nữa, chị cũng quay đi, ngón chân di di trên mặt hầm.
    ... Hình như anh Sáu vẫn gác chân qua võng mình như mọi hôm, nhưng cái giọng nghe khác quá:
    - Hành động ấy can đảm đấy. Thực ra ít người làm được. Nhưng nếu rán thêm một chút, một chút thôi, biết đâu tình thế chả xoay ngược. Mục tiêu vẫn còn, phương án tác chiến không bị hủy - Đột nhiên anh đấm mạnh vào nóc hầm nói như quát - Chà! Thế là hư hết trơn rồi! Nghị quyết cả tháng trời, phong trào cả một xã đang chờ... Uổng quá! Bao công lao - Giọng anh lại đằm xuống - Thôi, đừng buồn. Bày keo khác chứ biết làm sao. Có điều, Việt ạ! Những lúc hiểm nghèo nhất phải biết cắn răng, nhích lên, quên mình đi. Nhất định sẽ đạp được lên đầu nó... Hút thuốc đi! Của chị Ba mua cho đó. Chị Ba... tội nghiệp chị quá! Chi bộ xã này chẳng còn ai, mỗi mình chị là bí thư kiêm nhiệm hết: tối dẫn mũi đưa bộ đội vào đồn, khuya dậy sớm chăm chút bữa cơm, trưa lại bám ra gò làm công tác tuyên truyền. Chị chỉ mong có một ngày... Thôi! Chiếc khăn này chị quàng đi, Việt đỡ rồi. Chị gầy quá..
    - Khựt! Phì...
    Có mùi thuốc đâu đây thơm quá! Anh nhướng mắt: Gió đánh tàn lửa bay tung trên miệng thằng gác. Khi nó rít vào, tảng mặt hốc hõm chứa đầy vũng tối trông như con quỷ đang ngồi trên cây phun lửa... Việt nhắm mắt lại. Cẩn thận không hai con mắt mình lại chứa lửa đầu thuốc nó sang rực lên thì hỏng cả.
    Kiểu này không khá rồi. Nó chẳng gật gù, lại còn bập thuốc nữa thì biết khi nào mới ngáy cho? Xem cái mã nó hít vào nhả ra ngon lành thế kia là còn tỉnh táo lắm. Thật đen đủi cho mình, đêm nay lại vớ phải thằng lính già khó ngủ. Mày mà chịu khó thêm cái đái dắt nữa thì tao cảm ơn mày. Cái bọn già này thức đêm giỏi trời thần. Đánh đấm chẳng bằng ai mà gác sách xét nét như mụ dì ghẻ. Thà cứ như bọn trẻ lại hay: đùa giỡn tục tĩu, bắn vung tàn tán nhưng về khuya lại ưa ngủ bậy.
    Nó hút cái gì thơm thật, Ru bi? Không! Cotab mới ngầy ngậy như vậy.
    Không có thằng già này, chắc mình đánh đàn mồm rồi đây. Lúc này giá có nằm trên băng tuyết vẫn đổ mồ hôi.
    Cũng lạ thật! Chính trong những giây phút mỏng tang này, sự sống và cái chết đã nhìn thấy, bắt hơi tiến đến nhau chỉ còn cách sợi chỉ, Việt luôn luôn nghiệm thấy sự xuất hiện kỳ lạ của một khoảng trống vắng dàn trải, tâm hồn rơi nhẹ nhàng vào cảm giác ung dung thảnh thơi của con người đang nằm duỗi dài đón gió trên đê, với niềm tin chắc rằng: mọi việc rồi cũng chiều theo ý muốn của mình.
    Mớ suy nghĩ rối mù, nóng bỏng đột nhiên giảm xuống gần như không cần cầu cứu tới lý trí, nhường cho sự giãn ra của thần kinh là vươn lên... Đến một lúc, tiếng gõ của thực tại vang lên khắc nghiệt, cái cồn cào sẽ bất thần thức giấc thành bào xé.
    Cái vòng luẩn quẩn của sự căng và chùng, chùng và căng diễn ra rất phức tạp lặp đi lặp lại nhiều lần thành sự tỉnh táo: tao càng gần mày thì mày càng xa tao. Bởi lẽ mày mù, mày không đủ sức để tưởng tượng nổi đối phương chỉ cách mày chiều dài của hơi thuốc.
    Việt quên đi mối đe dọa như gầm ghì trên đầu và tua tủa nén chặt bốn xung quanh. Buồn cười, cứ ẩn hiện trong đầu cái điệp khúc lộn xộn: "Phải biết cắn răng... nhích lên... đạp lên đầu...". Nhiều khi chả hiểu nghĩa gì cả, như những đêm hành quân, lòng bâng khuâng trong bao kỷ niệm quê nhà, mà miệng lại hát những bản nhạc đâu đâu.
    Gió từ bưng ùa về, cù cù mơn man trên da thịt... Sương đêm đậu nặng trĩu trên tóc...
    Buồn ngủ quá! Ước gì được chớp mắt một tí nhỉ? Nhỡ ra ngủ quên nó "đòm" thì sao? Chặc! Nghĩ cho cùng, cái đó cũng chẳng ghê gớm bao nhiêu. Đang ngủ nó "đòm" thì ngủ nữa, coi như ngủ luôn. Thế nhưng... ở truồng mà chết? Không ổn, mất tư thế quá. Bọn khốn nạn nó cười mình; và lại được dịp nói bố láo với bà con rằng đã bắn cháy thành than một tên "*********" sừng sỏ...
    ồ! Lại còn chưa kịp chứng minh cho anh Tôm phải chấp nhận rằng: với cái đồn hình tam giác cân này dứt khoát phải đánh từ một điểm nào đó ở chính giữa lạnh thốc vào mới đảm bảo tốc độ và đường ngắn nhất tới chỉ huy sở...
    ... Mình với nó đã kề cận nhau hơn một tiếng đồng hồ rồi (Nhất định không thèm nhìn đồng hồ vặt nữa). Trận tuyến giờ đây được tính bằng chiều dài đốt ngón tay. Chà! Quần áo của thằng này chua quá. Khét nữa như mùi bã trà dính dầu hôi lâu ngày mưa nắng...
    Tao biết mày, mày không biết tao. Tao đang nghĩ về mày, còn mày đang nghĩ gì trong đêm khuya thanh vắng ngan ngát mùi rau xanh cây trái đâu đây. ừ! Nếu mày không phải là thằng lính đeo súng Mỹ, tao sẽ từ từ đứng dậy vỗ vai mày cười xòa như trò ú tim. Lạnh thế này mà đốt một ngọn lửa ngồi kề cà thì tuyệt.
    Bất chợt, thằng lính buông tiếng thở dài. Tiếng thở đùn lên từ trong ***g ngực, vấp phải lỗ mũi bị bịt, tạo nên tiếng trầm rề, rin rít. Tiếng thở dài nặng nề vất vả quá. Việt có cảm giác thở xong, toàn thân nó thành rỗng tuếch, xẹp dính lại, sụp xuống.
    Mày đang có tâm sự gì u uất chưa thoát ra được. Thực ra mày già hay trẻ?
    Quái! Sao vẫn chưa thấy nó đổi gác?

  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Lửa mắt (2)
    ... Một sự liên tưởng xa xôi đột nhiên lâng lâng trong lòng... Cái thị trấn nghèo nàn bên con sông nhỏ mộng mơ và những tháng năm học trò ngọt ngào kỷ niệm...
    Buồn cười nhỉ. Sao giống cái đêm mình leo lên cây bàng trước cửa nhà Thư thế! Tán bàng xòe vào tận cửa sổ bàn học cô gái. Đáng lý cô bạn học giỏi văn, có con mắt lá răm phải nhận từ tay mình mấy trái bàng chín vàng ngọt lịm, rồi nở nụ cười "ý tứ" chết người ra tặng kẻ hái quả; nhưng lại là ông bố, một giáo sư sử học nghiêm khắc, chuyên về khảo cổ! Ông mang cái ghế mây ra bao lơn, ngả người hút thuốc, mắt đăm chiêu. Có lẽ lúc ấy ông đang suy ngẫm về sự hình thành các bộ lạc sống du mục trước công nguyên hay sao mà ngồi lâu thế? Hai tiếng vẫn chưa chịu vào. Cách ông già trầm mặc nửa mét, ngay trên đầu, mình ngồi thu lu co quắp như con khỉ ở vườn thú. Có lúc ông đứng dậy, nhìn lên vòm cao suy tưởng. Run quá! Nhà trong con mắt lá răm nhấp nháy tinh nghịch, có vẻ thích thú lắm. Cô ta lại còn giả tảng, giở sách đọc váng lên: "Rắn là một loài bò... bò sát ngọn cây"... Sau này mà còn sống trở về, nhất định phải kể cái ý này cho Thư nghe mới được.
    Sao như có ai đùa nhả, cứ lấy đít chảo nóng áp mãi vào bàn chân mình thế này! "Hãy cắn răng... Hãy nhích lên...".
    Đáng ra, đêm đồng bằng lạnh lẽo này, mày phải ở nhà hú hí với vợ con mày. Còn tao, tao chưa có vợ, tao sẽ về với mẹ, cũng một miền đồng bằng có "cánh cò xanh bay mải sớm chiều" trong câu dân ca dân gian xa lắm... Mẹ lại bắt ăn đủ thứ cho coi... Mẹ ơi! Mẹ có vui không? Con đã trở thành người đảng viên rồi đấy... Con kể cho mẹ nghe nhé (ấy, để con têm trầu cho). ở một mảnh đất rất xa, có những chi bộ bị chà đi xát lại rất đau thương...
    - Phì... phì! Khựt!
    Tốt! Cái mũi trời đánh của mày thông báo mọi việc vẫn an toàn, trôi chảy.
    Việt tính chờ cho nó hút xong điếu thuốc, bớt độ sáng đi, sẽ trườn ra. Trườn từng phân, từng tí một. Chỉ cần ra khỏi cái bùng nhùng chồng ba trước mặt là ổn. Mắc cỡ khô bít bùng, làm sao khỏi gãy tách tách đây? Trời ơi! Giá có phép màu biến mình nhỏ lại thành con mèo thôi, mọi việc đều đơn giản biết bao! Kìa! Đừng viển vông nữa, nó đã bắt đầu cầm mẩu thuốc bằng ngón tay cái và ngón trỏ rồi, sắp tắt rồi. "Phải nhích lên... phải táo bạo...". Thà chết trong hành động, trong dáng tiến công.
    - Nè! Gác, ai cho hút thuốc đó hả?
    Tiếng nói vỡ toác, đổ rầm rầm trên đầu Việt. Anh choáng váng. Một thằng khác từ trong hầm chui ra, quát lên bằng cái giọng nhừa nhựa giả tạo như cháo đặc. Ngay sau đó, nó lại cười hức hức:
    - Anh Hai chơi sang dữ vậy? Còn, cho điếu hút bậy coi!
    Có tiếng giấy thiếc khua lạo xạo.
    - A... Ru - bi - qeen! Nó ré lên như chào hàng giữa chợ - Lửa không?
    Một giọng nói ồm ồm bí rị, không đủ sức thoát ra quay tròn trong mồm rồi lại chui đánh ực xuống họng:
    - Rục rồi! Dưới đất ấy.
    Thằng này lật đật bước xuống...
    Việt lạnh toát người, tim như dừng đứng, ngón tay luồn vào vòng cò...
    Hắn cúi xuống, phả hơi rượu chua loét, nói chõ vào tai Việt:
    - Giấc này bọn "cọp đen" (ám chỉ đặc công Quân giải phóng) nó hết dám vào rồi. Ông về hầm đi. Đến phiên tôi. Đa... ã... a ! Thuốc đã quá, giãn gân giãn cốt...
    - Nghe đâu đêm rồi, bọn "lọ lem" (ám chỉ đặc công Quân giải phóng) lại vượt lộ tính vào ăn vùng này; mấy cha bắt gác lu bù...
    Thằng trên thở hắt ra như muốn nhả cái gì xuống đất:
    - Không biết tình hình này còn cù nhằng tới kiếp nào nữa? Đêm gác toét mắt, ngày càn bấy giò... Thiệt cực như con chó! Phì... Đậu sắp tỉa được rồi... Mày vô đi, tao chịu luôn cho.
    - Khỏi! Gác bốn mắt càng ngon. Sơ sẩy, nó bò vào cho lỗ mũi ăn trầu bây giờ. Ô! Thằng nào nằm đen đen kia? - Nó bỗng quát toáng lên - Tao trông thấy rồi. Chui ra ngay, ra nga... y! Tao thẩy tạc đạn bể óc ra giờ. Đâu? Đưa "Con cóc" bấm mìn đây.
    Chát! Ch... í... u - Đạn rít qua đầu Việt.
    Việt nhếch mép: lại giở cái trò cũ rích. Được! Mày cứ la lối om sòm như vậy, tao thấy vui đấy. Chà! Hết xi-quách (Hết cách rồi) rồi; một thằng đã khó, hai thằng.... tính sao đây?
    Cái gì thế này?... Sao cọng cỏ ba ngạch đang cà cà dưới cổ lại chuyển mầu sáng xanh thế kia? Cái bao cát mà Việt đang gác tay cho đỡ mỏi, bỗng dưng bàng bạc dần ra? Cái gì chói chói mắt? Chết! Trăng!... Mảnh trăng gần sáng từ rất xa đang nheo nheo, thóc mách nhìn vào mắt Việt. Thật không ngờ mình lại quên mất điều chết người này! Trăng lên cao một chút nữa, dứt khỏi những nóc hầm ù lì góc cạnh, là toàn bộ cái hình hài này sẽ bày toẹt trước ánh sáng quái ác. Những mảnh lưng, mảnh đùi ngụy trang vằn vện, suốt từ đầu đã là mảnh giáp kỳ diệu che chở, lúc ấy chỉ càng tố cáo thêm cái cục đen đen kỳ dị nằm trơ trẽn trên màu cỏ xanh nhạt...
    - Khựt! ... Phì... khựt!
    Cái tiếng động đều đều đó, lúc này cũng muốn nhảy xuống, chụp lấy tóc Việt mà gào:
    "Dậy!... Dậy!"
    Phải hành động ngay! Đừng... Nhưng... "Phải cắn răng lại một chút... chút nữa...".
    - Chát... chát!... Ré... t!
    Nó bắn náo động khắp các góc đồn. Bắn mừng trăng. Chúng đang reo vui: có trăng là mất sự chết chóc kinh hoàng bủa vây chúng.
    Như một trò chơi hiểm độc, nhánh cỏ ba cạnh đột ngột mất mầu, tối sầm... Chắc con mắt thóc mách kia bị mây che khuất, nhưng sẽ lại hiện ra trơ tráo hơn. Bộp! Việt thót lạnh ở lưng. Nó kề họng súng vào mình rồi! Bộp! Bộp!... Không phải? Bộp! Mưa? Mưa thật rồi! Thế, thế, lớn nữa đi! Trời! Những giọt mưa quý giá quá!
    Ra nào! Không thể có dịp nào thuận tiện hơn nữa. Lẹ lên! Lần này mà không ra được, mưa trôi hết vết hóa trang trên người, còn quá trăng!
    Mưa reo sảng khoái trên cây cỏ, trên nóc hầm. Hãy quấn chặt lấy tao nữa đi mưa ơi! Những sợi mưa hãy dệt thành màn che mắt chúng đi.
    - Phì... khựt!
    Việt sững người, thôi xong! Không cần quay lại, anh cũng biết chắc nó đang ở vị trí cũ, cái mặt day ngay vào hàng rào. Hết nằm xuống được! Trong cái thế khom khom bất động, đít chổng vào mặt nó, dồn toàn lực vào tay trái mỏi nhừ, Việt từ từ luồn tay theo thành bụng, chếch mũi súng lên: mày chỉ cần "á!" một tiếng tao nháy cò liền...
    - Xẹ... t! Xẹt...
    Nó đang bật que hút thuốc? Mày sẽ lóa mắt, Việt êm êm xoay người lại, khuỵu xuống... Cả người chìm trong vũng nước chân rào.
    Mưa nhỏ giọt rồi tạnh dần. Cái miệng trăng ló ra cười nham nhở. Việt trừng mắt nhìn trăng, mày hãy nhắm lại đi, đồ xỏ lá! Anh gằm mặt xuống, chỉ ló hai lỗ mũi trên mặt nước.
    Chắc hơn bốn giờ rồi. Con gà trống bên kia sông Đồng Nai vừa dứt tiếng gáy. Các đồng chí còn nằm chờ ngoài hàng rào không? Cứ về trước đi anh Sáu ạ. Các đồng chí cứ tin ở tôi... Chắc là các anh nóng ruột về mình lắm. Đừng! Đừng nhé! Đừng vội nghi binh thu hút sự chú ý của chúng để Việt thoát ra nhé! Thoát lấy người mà trận đánh bỏ thì thoát làm gì? Việt không phụ lòng tin của đơn vị, của chi bộ đâu.
    Cái gì nằng nặng day day ở bụng? Việt khẽ luồn tay xuống... Anh rùng mình, mặt nước chao động: một cục thịt nần nẫn, trơn nhẫy nằm vắt ngang rốn. Anh nhịn thở, dứt ra: con đỉa mập mạp bằng cái chuôi thủ pháo ì ạch, khinh khỉnh trườn trên vệ cỏ.
    Lại ngưa ngứa ở bắp đùi, ở hông... Bàn tay Việt định luồn xuống, lại kéo lên. Kệ!
    Chết! Ngứa râm ran trong cổ, chả lẽ lại là đỉa! Không phải! Thôi đúng rồi, ngâm nước lạnh, cơn ho đang gãi trong cổ... Việt há mồm ra, vẫn ngứa. Đừng! Anh chụp cái mũ dù nhét vào mồm, khục... khục!
    - Cái gì vậy?
    - Cái gì đâu!
    - Tiếng gì giống tiếng người, ông hả?
    - Chắc vậy. Khựt!... Phì...
    ánh đèn sáu pin lóe lên. Tóc sáng quá. Việt gắn mũ lên đầu, tay kia dựt cụm cỏ nhồi đầy mồm... Đất nhão nhoẹt, mằn mặn ngai ngái...
    Các loại xe gắn máy trong ấp thi nhau phát nổ rền rĩ. Có tiếng chuông nhà thờ ngân dài ngái ngủ, ẩn hiện tiếng kinh nguyện cầu dai dẳng...
    Thằng trẻ đứng dậy vươn vai răng rắc, ngáp xé cổ:
    - á... á... ắp! Vậy là qua một đêm yên lành. Ra quán làm bậy ly cà-phê ông!
    Nhìn theo cái bóng nhếch nhác, thất thểu của hai đứa đi ra cổng, con mắt Việt xếch lên. Muộn rồi! ém lại, chỉ còn cách ém lại ngay tại đây! "Nhất chạng vạng, nhì rạng đông". Nhằm một đám mắc cỡ rập rạp có cây khô cụt ngọn chọc xéo lên bầu trời tai tái, Việt trườn tới trong những thân cỏ gai góc. Bây giờ tao không ra nữa: ngược lại, tao sẽ vào gần thêm chúng mày.
    Việt vén cỏ nhìn tò mò háo hức.
    Chưa bao giờ anh lại được thấy kẻ địch rõ nét như sáng nay. Đêm tối, tất cả đều bí hiểm lạ lẫm. Giờ đây mọi ngóc ngách đều phơi ra tuệch toạc, dễ hiểu kỳ lạ.
    Một... hai... ba... Ra tất cả là mười sáu hầm. Hồi đêm sao sờ thấy có mười ba? Hầm chỉ huy nó có cách cây ăng-ten xa vậy đâu, gần xịch à! Ơ, cái rào chống B.40 nào kia? Có phải bao quanh hầm điện đài không? Thôi đúng rồi! Chết thật! Không biết mà cứ nhào vào là tù mũi hết. Việt lẩm nhẩm soát lại toàn bộ các chi tiết một lần nữa thật chắc. Buồn cười, chín lớp rào ban đêm dòm thăm thẳm mênh mông thế, mà lúc này nó cứ xếp dồn lại một cách đơn giản.

Chia sẻ trang này