1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc sách Chu Lai

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 06/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Lửa mắt (2)
    ... Một sự liên tưởng xa xôi đột nhiên lâng lâng trong lòng... Cái thị trấn nghèo nàn bên con sông nhỏ mộng mơ và những tháng năm học trò ngọt ngào kỷ niệm...
    Buồn cười nhỉ. Sao giống cái đêm mình leo lên cây bàng trước cửa nhà Thư thế! Tán bàng xòe vào tận cửa sổ bàn học cô gái. Đáng lý cô bạn học giỏi văn, có con mắt lá răm phải nhận từ tay mình mấy trái bàng chín vàng ngọt lịm, rồi nở nụ cười "ý tứ" chết người ra tặng kẻ hái quả; nhưng lại là ông bố, một giáo sư sử học nghiêm khắc, chuyên về khảo cổ! Ông mang cái ghế mây ra bao lơn, ngả người hút thuốc, mắt đăm chiêu. Có lẽ lúc ấy ông đang suy ngẫm về sự hình thành các bộ lạc sống du mục trước công nguyên hay sao mà ngồi lâu thế? Hai tiếng vẫn chưa chịu vào. Cách ông già trầm mặc nửa mét, ngay trên đầu, mình ngồi thu lu co quắp như con khỉ ở vườn thú. Có lúc ông đứng dậy, nhìn lên vòm cao suy tưởng. Run quá! Nhà trong con mắt lá răm nhấp nháy tinh nghịch, có vẻ thích thú lắm. Cô ta lại còn giả tảng, giở sách đọc váng lên: "Rắn là một loài bò... bò sát ngọn cây"... Sau này mà còn sống trở về, nhất định phải kể cái ý này cho Thư nghe mới được.
    Sao như có ai đùa nhả, cứ lấy đít chảo nóng áp mãi vào bàn chân mình thế này! "Hãy cắn răng... Hãy nhích lên...".
    Đáng ra, đêm đồng bằng lạnh lẽo này, mày phải ở nhà hú hí với vợ con mày. Còn tao, tao chưa có vợ, tao sẽ về với mẹ, cũng một miền đồng bằng có "cánh cò xanh bay mải sớm chiều" trong câu dân ca dân gian xa lắm... Mẹ lại bắt ăn đủ thứ cho coi... Mẹ ơi! Mẹ có vui không? Con đã trở thành người đảng viên rồi đấy... Con kể cho mẹ nghe nhé (ấy, để con têm trầu cho). ở một mảnh đất rất xa, có những chi bộ bị chà đi xát lại rất đau thương...
    - Phì... phì! Khựt!
    Tốt! Cái mũi trời đánh của mày thông báo mọi việc vẫn an toàn, trôi chảy.
    Việt tính chờ cho nó hút xong điếu thuốc, bớt độ sáng đi, sẽ trườn ra. Trườn từng phân, từng tí một. Chỉ cần ra khỏi cái bùng nhùng chồng ba trước mặt là ổn. Mắc cỡ khô bít bùng, làm sao khỏi gãy tách tách đây? Trời ơi! Giá có phép màu biến mình nhỏ lại thành con mèo thôi, mọi việc đều đơn giản biết bao! Kìa! Đừng viển vông nữa, nó đã bắt đầu cầm mẩu thuốc bằng ngón tay cái và ngón trỏ rồi, sắp tắt rồi. "Phải nhích lên... phải táo bạo...". Thà chết trong hành động, trong dáng tiến công.
    - Nè! Gác, ai cho hút thuốc đó hả?
    Tiếng nói vỡ toác, đổ rầm rầm trên đầu Việt. Anh choáng váng. Một thằng khác từ trong hầm chui ra, quát lên bằng cái giọng nhừa nhựa giả tạo như cháo đặc. Ngay sau đó, nó lại cười hức hức:
    - Anh Hai chơi sang dữ vậy? Còn, cho điếu hút bậy coi!
    Có tiếng giấy thiếc khua lạo xạo.
    - A... Ru - bi - qeen! Nó ré lên như chào hàng giữa chợ - Lửa không?
    Một giọng nói ồm ồm bí rị, không đủ sức thoát ra quay tròn trong mồm rồi lại chui đánh ực xuống họng:
    - Rục rồi! Dưới đất ấy.
    Thằng này lật đật bước xuống...
    Việt lạnh toát người, tim như dừng đứng, ngón tay luồn vào vòng cò...
    Hắn cúi xuống, phả hơi rượu chua loét, nói chõ vào tai Việt:
    - Giấc này bọn "cọp đen" (ám chỉ đặc công Quân giải phóng) nó hết dám vào rồi. Ông về hầm đi. Đến phiên tôi. Đa... ã... a ! Thuốc đã quá, giãn gân giãn cốt...
    - Nghe đâu đêm rồi, bọn "lọ lem" (ám chỉ đặc công Quân giải phóng) lại vượt lộ tính vào ăn vùng này; mấy cha bắt gác lu bù...
    Thằng trên thở hắt ra như muốn nhả cái gì xuống đất:
    - Không biết tình hình này còn cù nhằng tới kiếp nào nữa? Đêm gác toét mắt, ngày càn bấy giò... Thiệt cực như con chó! Phì... Đậu sắp tỉa được rồi... Mày vô đi, tao chịu luôn cho.
    - Khỏi! Gác bốn mắt càng ngon. Sơ sẩy, nó bò vào cho lỗ mũi ăn trầu bây giờ. Ô! Thằng nào nằm đen đen kia? - Nó bỗng quát toáng lên - Tao trông thấy rồi. Chui ra ngay, ra nga... y! Tao thẩy tạc đạn bể óc ra giờ. Đâu? Đưa "Con cóc" bấm mìn đây.
    Chát! Ch... í... u - Đạn rít qua đầu Việt.
    Việt nhếch mép: lại giở cái trò cũ rích. Được! Mày cứ la lối om sòm như vậy, tao thấy vui đấy. Chà! Hết xi-quách (Hết cách rồi) rồi; một thằng đã khó, hai thằng.... tính sao đây?
    Cái gì thế này?... Sao cọng cỏ ba ngạch đang cà cà dưới cổ lại chuyển mầu sáng xanh thế kia? Cái bao cát mà Việt đang gác tay cho đỡ mỏi, bỗng dưng bàng bạc dần ra? Cái gì chói chói mắt? Chết! Trăng!... Mảnh trăng gần sáng từ rất xa đang nheo nheo, thóc mách nhìn vào mắt Việt. Thật không ngờ mình lại quên mất điều chết người này! Trăng lên cao một chút nữa, dứt khỏi những nóc hầm ù lì góc cạnh, là toàn bộ cái hình hài này sẽ bày toẹt trước ánh sáng quái ác. Những mảnh lưng, mảnh đùi ngụy trang vằn vện, suốt từ đầu đã là mảnh giáp kỳ diệu che chở, lúc ấy chỉ càng tố cáo thêm cái cục đen đen kỳ dị nằm trơ trẽn trên màu cỏ xanh nhạt...
    - Khựt! ... Phì... khựt!
    Cái tiếng động đều đều đó, lúc này cũng muốn nhảy xuống, chụp lấy tóc Việt mà gào:
    "Dậy!... Dậy!"
    Phải hành động ngay! Đừng... Nhưng... "Phải cắn răng lại một chút... chút nữa...".
    - Chát... chát!... Ré... t!
    Nó bắn náo động khắp các góc đồn. Bắn mừng trăng. Chúng đang reo vui: có trăng là mất sự chết chóc kinh hoàng bủa vây chúng.
    Như một trò chơi hiểm độc, nhánh cỏ ba cạnh đột ngột mất mầu, tối sầm... Chắc con mắt thóc mách kia bị mây che khuất, nhưng sẽ lại hiện ra trơ tráo hơn. Bộp! Việt thót lạnh ở lưng. Nó kề họng súng vào mình rồi! Bộp! Bộp!... Không phải? Bộp! Mưa? Mưa thật rồi! Thế, thế, lớn nữa đi! Trời! Những giọt mưa quý giá quá!
    Ra nào! Không thể có dịp nào thuận tiện hơn nữa. Lẹ lên! Lần này mà không ra được, mưa trôi hết vết hóa trang trên người, còn quá trăng!
    Mưa reo sảng khoái trên cây cỏ, trên nóc hầm. Hãy quấn chặt lấy tao nữa đi mưa ơi! Những sợi mưa hãy dệt thành màn che mắt chúng đi.
    - Phì... khựt!
    Việt sững người, thôi xong! Không cần quay lại, anh cũng biết chắc nó đang ở vị trí cũ, cái mặt day ngay vào hàng rào. Hết nằm xuống được! Trong cái thế khom khom bất động, đít chổng vào mặt nó, dồn toàn lực vào tay trái mỏi nhừ, Việt từ từ luồn tay theo thành bụng, chếch mũi súng lên: mày chỉ cần "á!" một tiếng tao nháy cò liền...
    - Xẹ... t! Xẹt...
    Nó đang bật que hút thuốc? Mày sẽ lóa mắt, Việt êm êm xoay người lại, khuỵu xuống... Cả người chìm trong vũng nước chân rào.
    Mưa nhỏ giọt rồi tạnh dần. Cái miệng trăng ló ra cười nham nhở. Việt trừng mắt nhìn trăng, mày hãy nhắm lại đi, đồ xỏ lá! Anh gằm mặt xuống, chỉ ló hai lỗ mũi trên mặt nước.
    Chắc hơn bốn giờ rồi. Con gà trống bên kia sông Đồng Nai vừa dứt tiếng gáy. Các đồng chí còn nằm chờ ngoài hàng rào không? Cứ về trước đi anh Sáu ạ. Các đồng chí cứ tin ở tôi... Chắc là các anh nóng ruột về mình lắm. Đừng! Đừng nhé! Đừng vội nghi binh thu hút sự chú ý của chúng để Việt thoát ra nhé! Thoát lấy người mà trận đánh bỏ thì thoát làm gì? Việt không phụ lòng tin của đơn vị, của chi bộ đâu.
    Cái gì nằng nặng day day ở bụng? Việt khẽ luồn tay xuống... Anh rùng mình, mặt nước chao động: một cục thịt nần nẫn, trơn nhẫy nằm vắt ngang rốn. Anh nhịn thở, dứt ra: con đỉa mập mạp bằng cái chuôi thủ pháo ì ạch, khinh khỉnh trườn trên vệ cỏ.
    Lại ngưa ngứa ở bắp đùi, ở hông... Bàn tay Việt định luồn xuống, lại kéo lên. Kệ!
    Chết! Ngứa râm ran trong cổ, chả lẽ lại là đỉa! Không phải! Thôi đúng rồi, ngâm nước lạnh, cơn ho đang gãi trong cổ... Việt há mồm ra, vẫn ngứa. Đừng! Anh chụp cái mũ dù nhét vào mồm, khục... khục!
    - Cái gì vậy?
    - Cái gì đâu!
    - Tiếng gì giống tiếng người, ông hả?
    - Chắc vậy. Khựt!... Phì...
    ánh đèn sáu pin lóe lên. Tóc sáng quá. Việt gắn mũ lên đầu, tay kia dựt cụm cỏ nhồi đầy mồm... Đất nhão nhoẹt, mằn mặn ngai ngái...
    Các loại xe gắn máy trong ấp thi nhau phát nổ rền rĩ. Có tiếng chuông nhà thờ ngân dài ngái ngủ, ẩn hiện tiếng kinh nguyện cầu dai dẳng...
    Thằng trẻ đứng dậy vươn vai răng rắc, ngáp xé cổ:
    - á... á... ắp! Vậy là qua một đêm yên lành. Ra quán làm bậy ly cà-phê ông!
    Nhìn theo cái bóng nhếch nhác, thất thểu của hai đứa đi ra cổng, con mắt Việt xếch lên. Muộn rồi! ém lại, chỉ còn cách ém lại ngay tại đây! "Nhất chạng vạng, nhì rạng đông". Nhằm một đám mắc cỡ rập rạp có cây khô cụt ngọn chọc xéo lên bầu trời tai tái, Việt trườn tới trong những thân cỏ gai góc. Bây giờ tao không ra nữa: ngược lại, tao sẽ vào gần thêm chúng mày.
    Việt vén cỏ nhìn tò mò háo hức.
    Chưa bao giờ anh lại được thấy kẻ địch rõ nét như sáng nay. Đêm tối, tất cả đều bí hiểm lạ lẫm. Giờ đây mọi ngóc ngách đều phơi ra tuệch toạc, dễ hiểu kỳ lạ.
    Một... hai... ba... Ra tất cả là mười sáu hầm. Hồi đêm sao sờ thấy có mười ba? Hầm chỉ huy nó có cách cây ăng-ten xa vậy đâu, gần xịch à! Ơ, cái rào chống B.40 nào kia? Có phải bao quanh hầm điện đài không? Thôi đúng rồi! Chết thật! Không biết mà cứ nhào vào là tù mũi hết. Việt lẩm nhẩm soát lại toàn bộ các chi tiết một lần nữa thật chắc. Buồn cười, chín lớp rào ban đêm dòm thăm thẳm mênh mông thế, mà lúc này nó cứ xếp dồn lại một cách đơn giản.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Lửa mắt (3)
    Một hồi còi rít chói tai. Những thằng người bơ phờ xốc xếch từ những hầm sứt sẹo chuồi ra. Da trời trắng đục quết lên mặt chúng cái mầu nhợt nhạt, trông chúng như những thây ma từ trong mồ ra.
    Một phụ nữ ăn mặc xộc xệch từ hầm chỉ huy chui ra rồi lầm lũi đi ra cửa. Thằng đốc canh nói đổng theo:
    - Bữa nào kẹt tiền xài, cứ tới đây bọn anh nuôi nghe cưng!
    ả ta ngoẹo đầu cười méo xẹo.
    - ừ! Cứ tới đi, cho mày chết chùm luôn. Việt phì cái lá từ trong miệng ra, lờm lợm nơi cổ.
    - Cái máu què!
    Việt nhột người ngoái cổ lại: phía sau anh một đoạn xuất hiện một đám mũ sắt đang ngó nghiêng.
    Vẫn cái giọng chửi đổng ấy làu bàu:
    - Quay mẹ nó về đi! Cả ký lô *** ở giầy rồi đấy. Ông cố nội nó, ỉa với đái...
    - Tao đã nói là khỏi! Khỏi cần kiểm tra dấu vết gì hết trơn. Gác kiểu đó, tía nó cũng lạy chứ nói gì nó.
    - Khựt! Khựt! Đứng đó mà cự cãi nữa. Việc công vụ làm lộn xộn sao được. Phì... Cái giọng nói quay quay trong mồm? Việt chợt như bắt gặp người quen ở chốn hoang sơ. Đúng nó rồi! Cao to và trẻ hơn mình tưởng nhiều quá...
    Ba cái mũ Mỹ nhấp nhô quay về hướng khác. Bỗng một thằng nhìn về phía Việt, reo khe khẽ:
    - Im... im! Con cao-cáp (một loại chim to, mỏ lớn, rất nhiều ở miền Đông Nam Bộ) bự quá!
    - Tao! Để tao!
    - Tầm bậy mày! Để tay súng anh Hai mới chắc ăn. Lẹ không nó vù, anh Hai! Thằng "khựt phì" có vẻ miễn cưỡng, uể oải giương súng lên...
    Việt ngật cổ, bâng quơ nhìn vuốt theo thân cây mốc thếch: con chim to thật. Nó vẫn vô tình chúi mỏ rỉa rỉa những cái lông mầu nâu... Rốp! Con chim nảy lên, đau đớn đập cánh, quay tròn nửa vòng rồi chúi xuống. Thân mình của nó va bịch vào những cành cây khô ráp và nặng nề đập mạnh bụng xuống đất, ngay trước mặt Việt, mắt nó hé mở nhìn anh bần thần. Đến lúc đó Việt mới thấy chới với rủn người...
    Vẫn tiếng nói đó:
    - Bọn mày ráng sục sạo một chặp nữa đi! Tao vô lượm, chút mang ra quán nước nhậu.
    Điều ghê gớm ấy sắp xảy ra.
    Như bị bản năng tự vệ thúc giục, Việt luống cuống cầm con chim định quẳng ra xa... Chậm rồi! Tiếng khậm khịt đã vang ngay bên tai. Lủi ra sau một chút! Không được, tiếng chân nó giẫm cỏ kế bên rồi... Chỉ còn cách "tiếp" nó ở chính tại đây thôi.
    "Xoạt! Xoạt...".
    Việt chà mạnh mặt xuống cỏ ướt, lấy mũ lau sạch vết lọ, vuốt tóc. Dù có chết chăng nữa, mặt mũi cũng phải cho sáng sủa.
    Xuyên qua những thân cỏ lung lay, Việt đã nhìn thấy đế giầy gồ ghề đen đang từng bước vung sát mặt mình. Tai đã nghe thấy gai cào trên vải áo quần nó... Anh nhẹ nhổm người lên, thân hình lao ra phía trước trong cái thế nằm chuẩn bị vọt tiến. Anh đưa khoen tròn tạc đạn lên ghì giữa hai kẽ răng. Ngực Việt như có bàn tay khổng lồ bóp nén ngột ngạt, bắp chân tự nhiên run lên, anh nghe rõ tiếng răng mình va vào sắt lanh canh... Việt cắn mạnh vào ngón tay mình muốn đứt lìa. Sao chân tay nó không chịu nghe theo cái đầu nữa rồi. "Không sao, không có gì cả. Cắn răng lại... nhích lên... phải đạp đầu..." Mắt anh vụt quắc sáng...
    Một bàn tay sần sùi, vàng khè khói thuốc, gạt mắc cỡ ra. Cái khuôn mặt râu ria vàng võ ngó vào lơ láo...
    "ớ!"... Khủng khiếp như bị phạng một thanh củi nặng vào giữa mặt, nó nấc giật lên, bật ngửa ra sau, cái mồm có hàm răng đầy xỉ há hốc. Chiếc mũ sắt văng ra để hở chỏm tóc dựng ngược. Một dây kim cang ngoằng vào chân, nó ngồi phệt xuống, con mắt tan mất lòng đen, hai chân chòi chòi đạp líu quíu cố sức dãy ra khỏi cái nọc lo le của con rắn độc đang liếm vào người. Nhưng ngay lúc đó, nó rùng mình chồm dậy, bốc cây súng găm thẳng vào ngực Việt, họng súng đen ngòm hun hút rung rung lên xuống theo khuy áo đưa lên hạ xuống trước ngực...
    Tách! - Nó bật khóa an toàn!
    Reng! - Việt nhả chốt tạc đạn xuống đất.
    Hai ánh mắt bắn vào nhau.
    ánh xanh của cặp mắt sáng vung lên như hai lưỡi gươm chém nát tia mắt trắng dã, quấn lấy, đẩy nó thụt trở lại tròng mắt thằng lính.
    Ngón tay nó lẩy bẩy trong sự cóng buốt cao độ, không ngoẹo nẩy cò được nữa.
    Mày đang run bắn lên như con vật đã vặt trụi lông, sắp bị quẳng vào đống lửa. Tao nhìn rõ một giọt mồ hôi thật lớn đang lăn trên chóp mũi mày. Mắt mày đang dại đi kìa! Mày không ngờ trước mặt mày lại lù lù một con "cọp đen" chính cống phải không? Cái bắp thịt ở ngực, ở vai, ở bắp vế "nó" vằn vện dọc ngang làm mày ớn hả? Mày chớp chớp mắt. Chắc mày không ngờ ********* "rừng rú" cũng một khuôn mặt như mọi người? Có khi chỉ bằng tuổi em út mày ở nhà nữa. Không! Tao không biết chớp mắt đâu. ở cái tình thế hiểm nghèo này, tao muốn con mắt tao, con mắt đã được ngọn lửa thiêng của tình đồng chí, đồng đội, của chi bộ thân yêu tiếp sức, sẽ là mũi khoan thép xuyên ngọt, nạo khoét vào tận tim óc mày, sẽ phà lửa vào mặt mày, khiến mày phải bắt buộc nhớ lại những tia chớp xanh lét của B.40 từ trên tay những đồng đội tao phóng ra, thiêu cháy cả chục thằng bọn mày, trong muôn vàn những vành nón tai bèo bay ra, lao vào đội hình chúng mày trong một trận phục kích nào đó mà chụp xé tả tơi.
    Việt thấy tỉnh táo lạ lùng. Sau một đêm tránh né mệt nhoài, cuối cùng mình cũng giáp mặt nó, giữa ánh sáng ban ngày, như một sự sắp xếp khắc nghiệt của số mệnh.
    Tao đã nhìn thấy quai hàm mày giật giật dữ dội, phía mang tai: bàn tay cầm báng súng của mày đang nổi gân... Không! Mày không dám bóp cò đâu. Tối thiểu mày cũng phải hiểu, trái tạc đạn trong tay tao có sức công phá gấp hàng ngàn lần chứ! Thì chính mày đang len lét nhìn "nó" kia kìa. Nhưng một trái mà chỉ chia có đôi... phí quá!
    Mày chắc thấy đó, tao không đùa đâu! Nói gọn lại là tao không hề sợ mày: cả lũ chúng mày nhung nhúc ở trong kia nữa. Tao sẵn sàng cả rồi, và thấy hoàn toàn thoải mái. Tao đang đợi đây. Nào!
    Tại sao mày lùi lại, ngón tay mày lỏng ra?
    A... a...! Tao hiểu... "Nhích lên... nó đang lùi...".
    Những thớ thịt trên mặt thằng lính nháy nháy, cái mồm uẻo sang bên nhắp nhắp như sắp lên cơn động kinh. Nước da chuyển từ đỏ qua xanh, rồi từ xanh đổ sang tím ngắt. Nó cúi đầu giống như kẻ bị khinh bỉ lăng nhục nặng nề.
    Một tràng đại liên Mã lai hộc lên đe dọa, đạn bay về khoảnh rừng chồi xa xa.
    Nó đảo mắt như chớp ra xung quanh. Mày muốn cầu cứu đồng bọn hả? Cũng phải, mày chỉ cần "ối" lên một tiếng, cả trăm thằng sẽ bu lại gầm gừ...
    Ngón tay nó dè dặt xiết lại trong vòng cò...
    Bàn tay Việt từ từ thả cần mỏ vịt...
    "Phải cắn chặt răng lại... Ráng lên! Nhích lên tí nữa... nữa".
    Đột nhiên nó nhắm mắt lại, bộ mặt rúm ró.
    Kia! Một lần nữa mày lại không chịu nổi rồi. Mày có thể nháy cò được lắm cơ mà?
    Thằng lính thở hồng hộc, hai đầu gối cứ dần dần khuỵu lại. Cánh tay như bị chuột rút, khẩu súng Mỹ chúi xuống... chúi xuống...
    Nó sợ mình rồi, sợ thật rồi! Lòng mình đang reo vang, sướng quá! Chả lẽ sự việc đơn giản thế này thôi ư?... Không hiểu cái đêm mùa hè đầy sao ấy, ông giáo sư sử học thình lình phát hiện ra thằng trẻ ranh hàng xóm đang ngồi lù lù ngay trước bàn học cô con gái cưng của mình thì sao nhỉ? Ông sẽ đánh rơi cặp mục kỉnh và làm toáng lên như mọi nhà thông thái không chịu được sự lộn xộn trong cuộc sống, hay ông sẽ trầm lặng ngắm mình trong sự suy tưởng chưa dứt đoạn: một dấu hiệu của loài vượn chưa tiến hóa?
    ... Nhưng không nên để sự sợ hãi đốt cháy thần kinh nó. Thằng đã điên, không ai lường trước được phản ứng của nó cả. Phải cho nó hiểu rằng, nếu nó đã đầu hàng, mình không khi nào muốn giết nó.
    Việt chuyển tạc đạn xuống ngực, anh dịu giọng:
    - Hãm chốt lại!... Ngồi xuống! - Thằng lính làm theo như cái máy. - Nhìn vào mắt anh, tôi biết anh chưa đến nỗi nào. Anh hãy giúp tôi bằng cách im lặng. Chúng tôi sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Cách mạng không quên anh đâu!.
    Hắn ngồi chết trân, như không nghe thấy gì cả, không hiểu gì cả, nét mặt mềm lại, ngây ngây..
    Có tiếng la oang oang:
    - Làm gì mà lâu dữ vậy ông? Tìm thấy không?
    Người lính choàng tỉnh như bị đổ nước lạnh vào đầu, mắt nhìn dáo dác.
    - Anh ra đi! Tôi tin anh! - Việt nói.
    Người lính bối rối, gục gặc đầu. Hắn xây lưng lại, mảng áo đẫm ướt, đôi chân bước đi như mê... Được mấy bước, một tiếng "sột" sau lưng, hắn quay ngoắt lại kinh hãi, láng quáng đưa súng lên... Không! Trước mắt hắn, Việt vẫn cười hiền hậu, tay cầm con chim giơ ra... Người lính nhếch miệng ngờ nghệnh, cầm con chim quay đi, bước chân mạnh dạn hơn...
    Việt căng mắt nhìn theo hắn đi lại phía đồng bọn súng ống đầy người. Rất có thể hắn phản bội. Anh xếp tạc đạn ra đất, soát lại chốt hãm khẩu K54 trên tay...
    Hắn đang mấp máy môi nói cái gì, tay chỉ về phía mình? Bọn kia chụm đầu bàn tán nghe chừng...
    Việt lạnh toát người. Này! Nó bắn này!... Chỉ cần một phát báo động thôi là... Anh rút chốt một trái tạc đạn... Nhưng không! Đôi giày nặng nề của người lính bắt đầu lê đi. Anh ta đi giữa bọn lính như người mất hồn, tay lơ đãng vặt lông con chim...
    Đến lúc ấy Việt mới nằm nhoài ra, mệt lả. Trái tạc đạn ướt nhoét mồ hôi rời ra khỏi những ngón tay tê dại...
    Trưa trong đồn địch...
    Không trung như bốc cháy, lửa phả xuống rừng rực. Việt tưởng tượng thấy mảng da lưng mình đang uốn cong lên, phồng rộp. Anh sờ sờ vào những cọng tranh âm ấm: nắng một lúc nữa, chắc nó cũng tự nhả khói rồi bùng cháy mất.
    Việt chui sâu vào trong gai góc, anh không cảm thấy da thịt mình đang rớm máu. Đói, khát và nhức nhối vì suy nghĩ: bàn chân mình chắc đã cháy hết xương đang lồi ra; anh rủn người, lịm đi...
    Bỗng anh bật nhổm dậy: có hai con mắt đang nhìn anh chăm chú...
    Người lính đã ra từ lúc nào, đang ngồi phía chân Việt, tay ôm lưng quần trễ xuống, khóa tuột khỏi dây lưng như người sắp đi cầu.
    Anh lính lê lại, rụt rè lôi trong túi ra một ổ bánh mỳ, túi kia mấy trái dưa leo mòng mọng.
    Việt cắn một miếng dưa nhai ngon lành, cặp môi chỗ nứt mềm ra, ươn ướt. Anh lính tần ngần ngó trộm Việt ăn... Đôi mắt ấy dừng lại miếng băng chân đã chuyển sang màu bùn, rồi lướt trên những mảng đùi, mảng lưng; cuối cùng vấp phải vết loét trên gáy Việt...
    Việt cười, hàm răng nhóng nhánh nước:
    - Tàn thuốc khi đêm của anh đấy.
    Người lính day mặt qua phía khác... Nhìn nghiêng thấy một bên mắt anh ta hơi đỏ...
    Việt nhìn sâu vào mắt người lính:
    - Tại sao anh không bắn tôi?
    Cái đầu nặng nề của anh ta trĩu xuống, một lát mới ngẩng lên, nói khó nhọc:
    - Tôi... tôi không rõ... Con mắt của ông làm tôi sợ... Tôi thấy ông mạnh quá...
    - Bây giờ thì sao, còn sợ không?
    Người lính nhẹ lắc đầu, trả lời phào phào trong hơi thở đầy xúc động:
    - Không... Bây giờ tôi... kính phục ông... các ông...
    Nói đoạn anh ta run run đứng bật dậy như sợ hãi trước câu nói của chính mình. Người lính kéo quần lên, gài lại dây lưng, lặng lẽ đi vào...
    Và đêm hôm đó, có hai người dìu nhau ra khỏi vùng kẽm gai. Một người to lớn mặc quần áo lính, còn người kia nhỏ nhắn, ở trần.
    Tới bìa bưng, họ dừng lại chia tay nhau. Cái bóng to lớn quay lại, dáng đi ngập ngừng, chốc chốc lại nhìn về phía sau ra chiều áy náy. Cái bóng nhỏ nhắn khập khễnh đi thẳng tới, đầu ngẩng cao như đinh ninh rằng: mình sắp sà vào tay những con người thân yêu đang đón đợi ở đâu đây, rất gần.
    Đêm vành đai vẫn lạnh sắc, thăm thẳm ẩm ướt. Nhưng từ bưng xa, gió đã đưa về cái hương vị ngọt ngào mới mẻ của một mùa cây trái tốt tươi.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Lửa mắt (3)
    Một hồi còi rít chói tai. Những thằng người bơ phờ xốc xếch từ những hầm sứt sẹo chuồi ra. Da trời trắng đục quết lên mặt chúng cái mầu nhợt nhạt, trông chúng như những thây ma từ trong mồ ra.
    Một phụ nữ ăn mặc xộc xệch từ hầm chỉ huy chui ra rồi lầm lũi đi ra cửa. Thằng đốc canh nói đổng theo:
    - Bữa nào kẹt tiền xài, cứ tới đây bọn anh nuôi nghe cưng!
    ả ta ngoẹo đầu cười méo xẹo.
    - ừ! Cứ tới đi, cho mày chết chùm luôn. Việt phì cái lá từ trong miệng ra, lờm lợm nơi cổ.
    - Cái máu què!
    Việt nhột người ngoái cổ lại: phía sau anh một đoạn xuất hiện một đám mũ sắt đang ngó nghiêng.
    Vẫn cái giọng chửi đổng ấy làu bàu:
    - Quay mẹ nó về đi! Cả ký lô *** ở giầy rồi đấy. Ông cố nội nó, ỉa với đái...
    - Tao đã nói là khỏi! Khỏi cần kiểm tra dấu vết gì hết trơn. Gác kiểu đó, tía nó cũng lạy chứ nói gì nó.
    - Khựt! Khựt! Đứng đó mà cự cãi nữa. Việc công vụ làm lộn xộn sao được. Phì... Cái giọng nói quay quay trong mồm? Việt chợt như bắt gặp người quen ở chốn hoang sơ. Đúng nó rồi! Cao to và trẻ hơn mình tưởng nhiều quá...
    Ba cái mũ Mỹ nhấp nhô quay về hướng khác. Bỗng một thằng nhìn về phía Việt, reo khe khẽ:
    - Im... im! Con cao-cáp (một loại chim to, mỏ lớn, rất nhiều ở miền Đông Nam Bộ) bự quá!
    - Tao! Để tao!
    - Tầm bậy mày! Để tay súng anh Hai mới chắc ăn. Lẹ không nó vù, anh Hai! Thằng "khựt phì" có vẻ miễn cưỡng, uể oải giương súng lên...
    Việt ngật cổ, bâng quơ nhìn vuốt theo thân cây mốc thếch: con chim to thật. Nó vẫn vô tình chúi mỏ rỉa rỉa những cái lông mầu nâu... Rốp! Con chim nảy lên, đau đớn đập cánh, quay tròn nửa vòng rồi chúi xuống. Thân mình của nó va bịch vào những cành cây khô ráp và nặng nề đập mạnh bụng xuống đất, ngay trước mặt Việt, mắt nó hé mở nhìn anh bần thần. Đến lúc đó Việt mới thấy chới với rủn người...
    Vẫn tiếng nói đó:
    - Bọn mày ráng sục sạo một chặp nữa đi! Tao vô lượm, chút mang ra quán nước nhậu.
    Điều ghê gớm ấy sắp xảy ra.
    Như bị bản năng tự vệ thúc giục, Việt luống cuống cầm con chim định quẳng ra xa... Chậm rồi! Tiếng khậm khịt đã vang ngay bên tai. Lủi ra sau một chút! Không được, tiếng chân nó giẫm cỏ kế bên rồi... Chỉ còn cách "tiếp" nó ở chính tại đây thôi.
    "Xoạt! Xoạt...".
    Việt chà mạnh mặt xuống cỏ ướt, lấy mũ lau sạch vết lọ, vuốt tóc. Dù có chết chăng nữa, mặt mũi cũng phải cho sáng sủa.
    Xuyên qua những thân cỏ lung lay, Việt đã nhìn thấy đế giầy gồ ghề đen đang từng bước vung sát mặt mình. Tai đã nghe thấy gai cào trên vải áo quần nó... Anh nhẹ nhổm người lên, thân hình lao ra phía trước trong cái thế nằm chuẩn bị vọt tiến. Anh đưa khoen tròn tạc đạn lên ghì giữa hai kẽ răng. Ngực Việt như có bàn tay khổng lồ bóp nén ngột ngạt, bắp chân tự nhiên run lên, anh nghe rõ tiếng răng mình va vào sắt lanh canh... Việt cắn mạnh vào ngón tay mình muốn đứt lìa. Sao chân tay nó không chịu nghe theo cái đầu nữa rồi. "Không sao, không có gì cả. Cắn răng lại... nhích lên... phải đạp đầu..." Mắt anh vụt quắc sáng...
    Một bàn tay sần sùi, vàng khè khói thuốc, gạt mắc cỡ ra. Cái khuôn mặt râu ria vàng võ ngó vào lơ láo...
    "ớ!"... Khủng khiếp như bị phạng một thanh củi nặng vào giữa mặt, nó nấc giật lên, bật ngửa ra sau, cái mồm có hàm răng đầy xỉ há hốc. Chiếc mũ sắt văng ra để hở chỏm tóc dựng ngược. Một dây kim cang ngoằng vào chân, nó ngồi phệt xuống, con mắt tan mất lòng đen, hai chân chòi chòi đạp líu quíu cố sức dãy ra khỏi cái nọc lo le của con rắn độc đang liếm vào người. Nhưng ngay lúc đó, nó rùng mình chồm dậy, bốc cây súng găm thẳng vào ngực Việt, họng súng đen ngòm hun hút rung rung lên xuống theo khuy áo đưa lên hạ xuống trước ngực...
    Tách! - Nó bật khóa an toàn!
    Reng! - Việt nhả chốt tạc đạn xuống đất.
    Hai ánh mắt bắn vào nhau.
    ánh xanh của cặp mắt sáng vung lên như hai lưỡi gươm chém nát tia mắt trắng dã, quấn lấy, đẩy nó thụt trở lại tròng mắt thằng lính.
    Ngón tay nó lẩy bẩy trong sự cóng buốt cao độ, không ngoẹo nẩy cò được nữa.
    Mày đang run bắn lên như con vật đã vặt trụi lông, sắp bị quẳng vào đống lửa. Tao nhìn rõ một giọt mồ hôi thật lớn đang lăn trên chóp mũi mày. Mắt mày đang dại đi kìa! Mày không ngờ trước mặt mày lại lù lù một con "cọp đen" chính cống phải không? Cái bắp thịt ở ngực, ở vai, ở bắp vế "nó" vằn vện dọc ngang làm mày ớn hả? Mày chớp chớp mắt. Chắc mày không ngờ ********* "rừng rú" cũng một khuôn mặt như mọi người? Có khi chỉ bằng tuổi em út mày ở nhà nữa. Không! Tao không biết chớp mắt đâu. ở cái tình thế hiểm nghèo này, tao muốn con mắt tao, con mắt đã được ngọn lửa thiêng của tình đồng chí, đồng đội, của chi bộ thân yêu tiếp sức, sẽ là mũi khoan thép xuyên ngọt, nạo khoét vào tận tim óc mày, sẽ phà lửa vào mặt mày, khiến mày phải bắt buộc nhớ lại những tia chớp xanh lét của B.40 từ trên tay những đồng đội tao phóng ra, thiêu cháy cả chục thằng bọn mày, trong muôn vàn những vành nón tai bèo bay ra, lao vào đội hình chúng mày trong một trận phục kích nào đó mà chụp xé tả tơi.
    Việt thấy tỉnh táo lạ lùng. Sau một đêm tránh né mệt nhoài, cuối cùng mình cũng giáp mặt nó, giữa ánh sáng ban ngày, như một sự sắp xếp khắc nghiệt của số mệnh.
    Tao đã nhìn thấy quai hàm mày giật giật dữ dội, phía mang tai: bàn tay cầm báng súng của mày đang nổi gân... Không! Mày không dám bóp cò đâu. Tối thiểu mày cũng phải hiểu, trái tạc đạn trong tay tao có sức công phá gấp hàng ngàn lần chứ! Thì chính mày đang len lét nhìn "nó" kia kìa. Nhưng một trái mà chỉ chia có đôi... phí quá!
    Mày chắc thấy đó, tao không đùa đâu! Nói gọn lại là tao không hề sợ mày: cả lũ chúng mày nhung nhúc ở trong kia nữa. Tao sẵn sàng cả rồi, và thấy hoàn toàn thoải mái. Tao đang đợi đây. Nào!
    Tại sao mày lùi lại, ngón tay mày lỏng ra?
    A... a...! Tao hiểu... "Nhích lên... nó đang lùi...".
    Những thớ thịt trên mặt thằng lính nháy nháy, cái mồm uẻo sang bên nhắp nhắp như sắp lên cơn động kinh. Nước da chuyển từ đỏ qua xanh, rồi từ xanh đổ sang tím ngắt. Nó cúi đầu giống như kẻ bị khinh bỉ lăng nhục nặng nề.
    Một tràng đại liên Mã lai hộc lên đe dọa, đạn bay về khoảnh rừng chồi xa xa.
    Nó đảo mắt như chớp ra xung quanh. Mày muốn cầu cứu đồng bọn hả? Cũng phải, mày chỉ cần "ối" lên một tiếng, cả trăm thằng sẽ bu lại gầm gừ...
    Ngón tay nó dè dặt xiết lại trong vòng cò...
    Bàn tay Việt từ từ thả cần mỏ vịt...
    "Phải cắn chặt răng lại... Ráng lên! Nhích lên tí nữa... nữa".
    Đột nhiên nó nhắm mắt lại, bộ mặt rúm ró.
    Kia! Một lần nữa mày lại không chịu nổi rồi. Mày có thể nháy cò được lắm cơ mà?
    Thằng lính thở hồng hộc, hai đầu gối cứ dần dần khuỵu lại. Cánh tay như bị chuột rút, khẩu súng Mỹ chúi xuống... chúi xuống...
    Nó sợ mình rồi, sợ thật rồi! Lòng mình đang reo vang, sướng quá! Chả lẽ sự việc đơn giản thế này thôi ư?... Không hiểu cái đêm mùa hè đầy sao ấy, ông giáo sư sử học thình lình phát hiện ra thằng trẻ ranh hàng xóm đang ngồi lù lù ngay trước bàn học cô con gái cưng của mình thì sao nhỉ? Ông sẽ đánh rơi cặp mục kỉnh và làm toáng lên như mọi nhà thông thái không chịu được sự lộn xộn trong cuộc sống, hay ông sẽ trầm lặng ngắm mình trong sự suy tưởng chưa dứt đoạn: một dấu hiệu của loài vượn chưa tiến hóa?
    ... Nhưng không nên để sự sợ hãi đốt cháy thần kinh nó. Thằng đã điên, không ai lường trước được phản ứng của nó cả. Phải cho nó hiểu rằng, nếu nó đã đầu hàng, mình không khi nào muốn giết nó.
    Việt chuyển tạc đạn xuống ngực, anh dịu giọng:
    - Hãm chốt lại!... Ngồi xuống! - Thằng lính làm theo như cái máy. - Nhìn vào mắt anh, tôi biết anh chưa đến nỗi nào. Anh hãy giúp tôi bằng cách im lặng. Chúng tôi sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Cách mạng không quên anh đâu!.
    Hắn ngồi chết trân, như không nghe thấy gì cả, không hiểu gì cả, nét mặt mềm lại, ngây ngây..
    Có tiếng la oang oang:
    - Làm gì mà lâu dữ vậy ông? Tìm thấy không?
    Người lính choàng tỉnh như bị đổ nước lạnh vào đầu, mắt nhìn dáo dác.
    - Anh ra đi! Tôi tin anh! - Việt nói.
    Người lính bối rối, gục gặc đầu. Hắn xây lưng lại, mảng áo đẫm ướt, đôi chân bước đi như mê... Được mấy bước, một tiếng "sột" sau lưng, hắn quay ngoắt lại kinh hãi, láng quáng đưa súng lên... Không! Trước mắt hắn, Việt vẫn cười hiền hậu, tay cầm con chim giơ ra... Người lính nhếch miệng ngờ nghệnh, cầm con chim quay đi, bước chân mạnh dạn hơn...
    Việt căng mắt nhìn theo hắn đi lại phía đồng bọn súng ống đầy người. Rất có thể hắn phản bội. Anh xếp tạc đạn ra đất, soát lại chốt hãm khẩu K54 trên tay...
    Hắn đang mấp máy môi nói cái gì, tay chỉ về phía mình? Bọn kia chụm đầu bàn tán nghe chừng...
    Việt lạnh toát người. Này! Nó bắn này!... Chỉ cần một phát báo động thôi là... Anh rút chốt một trái tạc đạn... Nhưng không! Đôi giày nặng nề của người lính bắt đầu lê đi. Anh ta đi giữa bọn lính như người mất hồn, tay lơ đãng vặt lông con chim...
    Đến lúc ấy Việt mới nằm nhoài ra, mệt lả. Trái tạc đạn ướt nhoét mồ hôi rời ra khỏi những ngón tay tê dại...
    Trưa trong đồn địch...
    Không trung như bốc cháy, lửa phả xuống rừng rực. Việt tưởng tượng thấy mảng da lưng mình đang uốn cong lên, phồng rộp. Anh sờ sờ vào những cọng tranh âm ấm: nắng một lúc nữa, chắc nó cũng tự nhả khói rồi bùng cháy mất.
    Việt chui sâu vào trong gai góc, anh không cảm thấy da thịt mình đang rớm máu. Đói, khát và nhức nhối vì suy nghĩ: bàn chân mình chắc đã cháy hết xương đang lồi ra; anh rủn người, lịm đi...
    Bỗng anh bật nhổm dậy: có hai con mắt đang nhìn anh chăm chú...
    Người lính đã ra từ lúc nào, đang ngồi phía chân Việt, tay ôm lưng quần trễ xuống, khóa tuột khỏi dây lưng như người sắp đi cầu.
    Anh lính lê lại, rụt rè lôi trong túi ra một ổ bánh mỳ, túi kia mấy trái dưa leo mòng mọng.
    Việt cắn một miếng dưa nhai ngon lành, cặp môi chỗ nứt mềm ra, ươn ướt. Anh lính tần ngần ngó trộm Việt ăn... Đôi mắt ấy dừng lại miếng băng chân đã chuyển sang màu bùn, rồi lướt trên những mảng đùi, mảng lưng; cuối cùng vấp phải vết loét trên gáy Việt...
    Việt cười, hàm răng nhóng nhánh nước:
    - Tàn thuốc khi đêm của anh đấy.
    Người lính day mặt qua phía khác... Nhìn nghiêng thấy một bên mắt anh ta hơi đỏ...
    Việt nhìn sâu vào mắt người lính:
    - Tại sao anh không bắn tôi?
    Cái đầu nặng nề của anh ta trĩu xuống, một lát mới ngẩng lên, nói khó nhọc:
    - Tôi... tôi không rõ... Con mắt của ông làm tôi sợ... Tôi thấy ông mạnh quá...
    - Bây giờ thì sao, còn sợ không?
    Người lính nhẹ lắc đầu, trả lời phào phào trong hơi thở đầy xúc động:
    - Không... Bây giờ tôi... kính phục ông... các ông...
    Nói đoạn anh ta run run đứng bật dậy như sợ hãi trước câu nói của chính mình. Người lính kéo quần lên, gài lại dây lưng, lặng lẽ đi vào...
    Và đêm hôm đó, có hai người dìu nhau ra khỏi vùng kẽm gai. Một người to lớn mặc quần áo lính, còn người kia nhỏ nhắn, ở trần.
    Tới bìa bưng, họ dừng lại chia tay nhau. Cái bóng to lớn quay lại, dáng đi ngập ngừng, chốc chốc lại nhìn về phía sau ra chiều áy náy. Cái bóng nhỏ nhắn khập khễnh đi thẳng tới, đầu ngẩng cao như đinh ninh rằng: mình sắp sà vào tay những con người thân yêu đang đón đợi ở đâu đây, rất gần.
    Đêm vành đai vẫn lạnh sắc, thăm thẳm ẩm ướt. Nhưng từ bưng xa, gió đã đưa về cái hương vị ngọt ngào mới mẻ của một mùa cây trái tốt tươi.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chu Lai: ''Tôi là anh thợ cày trên cánh đồng chữ''
    "Khi viết chán quá, tôi thường phóng xe máy đi chơi trong khoảnh khắc. Ra ngoại thành ngửi mùi lúa mới, ngó thôn nữ và nông phu. Truyện mình đánh đấm ghê quá phải bát ngát chơi thì mới dịu được", nhà văn bộc bạch.
    - Chiếc vòng bạc trên cổ anh xuất hiện từ bao giờ?
    - Mới thôi. Tôi trèo lên thang lắp hộ vợ cái bóng đèn. Tự nhiên thấy chơi vơi thế là nhảy ù xuống. Hồi trẻ nhảy 5 m chẳng vấn đề gì. Giờ nhảy có 1,5 m mà rạn xương luôn. Lắp đèn cho vợ sáng thì mình lại vào bóng tối, thôi từ nay chẳng hả dại tháo lắp gì nữa. Sức khoẻ tụt thì đeo vòng để chống gió cũng là dễ hiểu.
    - Anh vừa ra mắt cuốn "Khúc bi tráng cuối cùng" cũng về đề tài người lính, vì sao vốn lính của anh dày như vậy?
    - Nếu tôi lại viết về bộ đội vùng ven, về bộ đội đặc công, về những cô giao liên, những mối tình nồng nàn trong hầm tối thì tôi giẫm lại vết chân cũ. Nhưng đằng này, tôi viết về bộ đội chủ lực, về mảng Tây Nguyên, nơi tôi chưa bao giờ chiến đấu ở đó. Thành ra, đọc sách về Tây Nguyên hết biết luôn. Khúc bi tráng cuối cùng nói về chiến thắng Buôn Ma Thuột sẽ được dựng thành phim truyện Tiếng cồng định mệnh".
    - Còn hiện nay, anh đang "cày" gì?
    - Kịch bản phim nhiều tập Tử chiến đồng Ngọc Nạn do Đài Truyền hình Bạc Liêu đặt hàng. Tôi phải thổi ngược hồn mình về thế kỷ trước với cuộc nổi dậy của nông dân Bạc Liêu. Có lúc thấy mệt mỏi và thấy mình cổ kính, già nua đi cũng khoái búi tóc kiểu nông dân Bạc Liêu. Sau kịch bản này, tôi bắt tay vào viết tiểu thuyết cho dự án 1.000 năm Thăng Long về nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư. Tháng 8 này phải nộp mà giờ chưa có chữ nào. Chồng Việt Nam quốc sử ký dày cả thước vẫn chưa đọc. Trước đây, tôi lơ mơ về lịch sử lắm, nay có dịp đắp vào chỗ thiếu hụt ấy. Rồi sau lại là một tiểu thuyết khác do Tổng cục 2 đặt hàng về một nhà tình báo chiến lược cũng 500-600 trang.
    - Anh lấy sức đâu mà viết nhiều như thế?
    - Ăn thua gì, chưa bằng Nguyễn Khắc Phục và Nguyễn Mạnh Tuấn, nhưng nghệ thuật sống giờ với tôi là nghệ thuật biết khước từ. Lắm khi số "lắc" và số "gật" ngang nhau. Bởi đã nhận là phải làm, chết bỏ cũng làm.
    - Anh từng nói mình biết gọi cảm hứng và tắt cảm hứng đúng giờ, chuyện này được lý giải như thế nào?
    - Đúng 12 giờ đêm là tôi dừng bút. Viết văn cũng như thợ cày, làm sao đợi hứng được, không có thì phải tạo ra hứng chứ! Nhưng trước khoẻ ngày viết 10-12 trang, giờ yếu, 3-5 trang còn mệt. Nhưng chuyện đời chả biết thế nào như tiểu thuyết Tiếng cồng định mệnh 500 trang, tôi viết trong một tháng nằm ở trại sáng tác Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng bó bột chân vì bị ngã. Xưa nay, tôi vẫn nghĩ trại viết chỉ là nơi du hí, vui vẻ, nào ngờ nay trại tạo nên cảm hứng viết thực sự.
    - Nhận "đặt hàng" của người mãi, không lẽ anh không tự "đặt" mình một cuốn gì đó thật "ác liệt"?
    - Đó là Những chuyện tình xa xăm, sẽ không bố cục, không đề tài. Một nhân vật chính xuyên suốt và các cuộc tình nằm lốp bốp ở các chương. Đó là chuyện của của mình, của bạn bè, có thực hoàn toàn.
    (Theo Lao Động)
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chu Lai: ''Tôi là anh thợ cày trên cánh đồng chữ''
    "Khi viết chán quá, tôi thường phóng xe máy đi chơi trong khoảnh khắc. Ra ngoại thành ngửi mùi lúa mới, ngó thôn nữ và nông phu. Truyện mình đánh đấm ghê quá phải bát ngát chơi thì mới dịu được", nhà văn bộc bạch.
    - Chiếc vòng bạc trên cổ anh xuất hiện từ bao giờ?
    - Mới thôi. Tôi trèo lên thang lắp hộ vợ cái bóng đèn. Tự nhiên thấy chơi vơi thế là nhảy ù xuống. Hồi trẻ nhảy 5 m chẳng vấn đề gì. Giờ nhảy có 1,5 m mà rạn xương luôn. Lắp đèn cho vợ sáng thì mình lại vào bóng tối, thôi từ nay chẳng hả dại tháo lắp gì nữa. Sức khoẻ tụt thì đeo vòng để chống gió cũng là dễ hiểu.
    - Anh vừa ra mắt cuốn "Khúc bi tráng cuối cùng" cũng về đề tài người lính, vì sao vốn lính của anh dày như vậy?
    - Nếu tôi lại viết về bộ đội vùng ven, về bộ đội đặc công, về những cô giao liên, những mối tình nồng nàn trong hầm tối thì tôi giẫm lại vết chân cũ. Nhưng đằng này, tôi viết về bộ đội chủ lực, về mảng Tây Nguyên, nơi tôi chưa bao giờ chiến đấu ở đó. Thành ra, đọc sách về Tây Nguyên hết biết luôn. Khúc bi tráng cuối cùng nói về chiến thắng Buôn Ma Thuột sẽ được dựng thành phim truyện Tiếng cồng định mệnh".
    - Còn hiện nay, anh đang "cày" gì?
    - Kịch bản phim nhiều tập Tử chiến đồng Ngọc Nạn do Đài Truyền hình Bạc Liêu đặt hàng. Tôi phải thổi ngược hồn mình về thế kỷ trước với cuộc nổi dậy của nông dân Bạc Liêu. Có lúc thấy mệt mỏi và thấy mình cổ kính, già nua đi cũng khoái búi tóc kiểu nông dân Bạc Liêu. Sau kịch bản này, tôi bắt tay vào viết tiểu thuyết cho dự án 1.000 năm Thăng Long về nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư. Tháng 8 này phải nộp mà giờ chưa có chữ nào. Chồng Việt Nam quốc sử ký dày cả thước vẫn chưa đọc. Trước đây, tôi lơ mơ về lịch sử lắm, nay có dịp đắp vào chỗ thiếu hụt ấy. Rồi sau lại là một tiểu thuyết khác do Tổng cục 2 đặt hàng về một nhà tình báo chiến lược cũng 500-600 trang.
    - Anh lấy sức đâu mà viết nhiều như thế?
    - Ăn thua gì, chưa bằng Nguyễn Khắc Phục và Nguyễn Mạnh Tuấn, nhưng nghệ thuật sống giờ với tôi là nghệ thuật biết khước từ. Lắm khi số "lắc" và số "gật" ngang nhau. Bởi đã nhận là phải làm, chết bỏ cũng làm.
    - Anh từng nói mình biết gọi cảm hứng và tắt cảm hứng đúng giờ, chuyện này được lý giải như thế nào?
    - Đúng 12 giờ đêm là tôi dừng bút. Viết văn cũng như thợ cày, làm sao đợi hứng được, không có thì phải tạo ra hứng chứ! Nhưng trước khoẻ ngày viết 10-12 trang, giờ yếu, 3-5 trang còn mệt. Nhưng chuyện đời chả biết thế nào như tiểu thuyết Tiếng cồng định mệnh 500 trang, tôi viết trong một tháng nằm ở trại sáng tác Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng bó bột chân vì bị ngã. Xưa nay, tôi vẫn nghĩ trại viết chỉ là nơi du hí, vui vẻ, nào ngờ nay trại tạo nên cảm hứng viết thực sự.
    - Nhận "đặt hàng" của người mãi, không lẽ anh không tự "đặt" mình một cuốn gì đó thật "ác liệt"?
    - Đó là Những chuyện tình xa xăm, sẽ không bố cục, không đề tài. Một nhân vật chính xuyên suốt và các cuộc tình nằm lốp bốp ở các chương. Đó là chuyện của của mình, của bạn bè, có thực hoàn toàn.
    (Theo Lao Động)
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thứ sáu, 1/4/2005, Nhà văn Chu Lai - 60 tuổi vẫn ''chạy tốt''
    Tự nhận là kẻ nghiện cô đơn, suốt ngày tự giam mình trong 4 bức tường với chiếc máy vi tính, vậy mà Chu Lai đang ý định đi xuyên Việt bằng xe máy. Nhà văn tâm sự, dù đã suýt soát 60 tuổi nhưng anh vẫn "chạy tốt".
    - Anh vừa trốn nhà 1 tháng để viết tiểu thuyết tình báo, tác phẩm đã hoàn thành đến đâu rồi?
    - Năm nay, tôi gồng mình viết cho xong tiểu thuyết tình báo theo lời hẹn của bạn bè. Bây giờ, viết chậm lắm, không biết trong năm có xong nổi không. Nhưng tôi tự thấy mình không có tài viết tình báo và hình sự, chỉ thích tả tình yêu thôi.
    - Gần 60 tuổi tả tình yêu có gì khác với tuổi đôi mươi?
    - 60 tuổi, sức sống vẫn còn mênh mông lắm. Có em đôi mươi vẫn gọi bằng anh, thôi thì tự động viên, họ gọi mình bằng bố, bằng bác gọi gì cũng được nhưng trái tim họ còn phập phồng là sướng rồi. Còn gọi bằng anh mà mắt ráo hoảnh thì...
    - Vậy còn ý định đi xuyên Việt của anh giờ ra sao?
    - Ngay bây giờ dắt xe đi cũng được, 60 tuổi cũng vẫn chạy tốt. Ý định này tôi có từ lâu rồi, nhưng chưa dứt việc mà đi được. Có lẽ viết xong cuốn sách này, mặt trời lên, tôi sẽ đi, cũng chẳng phải viết lách gì, đi để thỏa mãn cảm hứng lãng du. Tôi sẽ đi theo đường quốc lộ 1, về theo đường Trường Sơn, điểm đến là chiến trường cũ Tây Nam. Cứ nhét túi khoảng 10 triệu là thừa sức đi. Ở các địa phương, bạn bè đầy ra, hội hè cũng nhiều nhưng ghé vào mất công, mất việc của mọi người, coi như là một chuyến đi cuối đời.
    - Sao lại là đi cuối đời?
    - Đúng là đi dối già đấy. Trước mắt tôi là một sự lặp lại đến không cùng. Cái gì trải qua thì cũng đã trải qua rồi, sáng tạo là sáng tạo lại, vui buồn cũng vậy. Giờ nếu yêu thì cũng là yêu lại. Đằng sau khoảng mênh mông của sự lặp lại là nghĩa trang hiu hắt, già rồi chứ còn gì nữa!
    - Như vậy là cảm hứng của anh đã cạn sau mấy chục năm cầm bút?
    - Tôi không phải hoàn toàn bỏ bút. Nói một cách véo von thì những việc lớn bao giờ cũng trước mắt nhưng thật ra những gì làm được thì đã thực hiện rồi. Các nhà văn đương thời viết được về tầm vóc chiến tranh thì hầu như đã viết cả rồi. Tác phẩm đã có rồi, giờ viết cũng chỉ là viết lại. Vì thế, nói "rửa tay gác kiếm" là chính xác hơn, muốn rút kiếm ra thì phải có xung lực.
    - Anh nghĩ sao khi chuyến đi xuyên Việt lần này của anh được bạn bè cho là đi để tạo xung lực?
    - Chỉ đi vui thôi. Xung lực hay không là do chính mình, viết mà không lên cơn thì chữ như cơm nguội. Có hôm, ăn cơm tối xong, gió lạnh, tôi buồn ngủ lắm nhưng dòng suy nghĩ đang chảy trong con người mình, những trang viết đang đợi mình. Thế là tôi lại leo lên gác, cặm cụi ngồi vào máy chữ gõ lách cách. Có lúc tôi tự hỏi, sao mình lại làm cái nghề khổ sở thế này nhỉ? Danh ư? Tiền tài ư? Nghĩ lại thấy những người sống được bằng nghề đều phải trả giá rất đắt. Nguyễn Khắc Phục giờ tóc cũng bạc phơ, còn Chu Lai thì cũng ọp ẹp rồi.
    (Theo Thể Thao Văn Hóa)
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thứ sáu, 1/4/2005, Nhà văn Chu Lai - 60 tuổi vẫn ''chạy tốt''
    Tự nhận là kẻ nghiện cô đơn, suốt ngày tự giam mình trong 4 bức tường với chiếc máy vi tính, vậy mà Chu Lai đang ý định đi xuyên Việt bằng xe máy. Nhà văn tâm sự, dù đã suýt soát 60 tuổi nhưng anh vẫn "chạy tốt".
    - Anh vừa trốn nhà 1 tháng để viết tiểu thuyết tình báo, tác phẩm đã hoàn thành đến đâu rồi?
    - Năm nay, tôi gồng mình viết cho xong tiểu thuyết tình báo theo lời hẹn của bạn bè. Bây giờ, viết chậm lắm, không biết trong năm có xong nổi không. Nhưng tôi tự thấy mình không có tài viết tình báo và hình sự, chỉ thích tả tình yêu thôi.
    - Gần 60 tuổi tả tình yêu có gì khác với tuổi đôi mươi?
    - 60 tuổi, sức sống vẫn còn mênh mông lắm. Có em đôi mươi vẫn gọi bằng anh, thôi thì tự động viên, họ gọi mình bằng bố, bằng bác gọi gì cũng được nhưng trái tim họ còn phập phồng là sướng rồi. Còn gọi bằng anh mà mắt ráo hoảnh thì...
    - Vậy còn ý định đi xuyên Việt của anh giờ ra sao?
    - Ngay bây giờ dắt xe đi cũng được, 60 tuổi cũng vẫn chạy tốt. Ý định này tôi có từ lâu rồi, nhưng chưa dứt việc mà đi được. Có lẽ viết xong cuốn sách này, mặt trời lên, tôi sẽ đi, cũng chẳng phải viết lách gì, đi để thỏa mãn cảm hứng lãng du. Tôi sẽ đi theo đường quốc lộ 1, về theo đường Trường Sơn, điểm đến là chiến trường cũ Tây Nam. Cứ nhét túi khoảng 10 triệu là thừa sức đi. Ở các địa phương, bạn bè đầy ra, hội hè cũng nhiều nhưng ghé vào mất công, mất việc của mọi người, coi như là một chuyến đi cuối đời.
    - Sao lại là đi cuối đời?
    - Đúng là đi dối già đấy. Trước mắt tôi là một sự lặp lại đến không cùng. Cái gì trải qua thì cũng đã trải qua rồi, sáng tạo là sáng tạo lại, vui buồn cũng vậy. Giờ nếu yêu thì cũng là yêu lại. Đằng sau khoảng mênh mông của sự lặp lại là nghĩa trang hiu hắt, già rồi chứ còn gì nữa!
    - Như vậy là cảm hứng của anh đã cạn sau mấy chục năm cầm bút?
    - Tôi không phải hoàn toàn bỏ bút. Nói một cách véo von thì những việc lớn bao giờ cũng trước mắt nhưng thật ra những gì làm được thì đã thực hiện rồi. Các nhà văn đương thời viết được về tầm vóc chiến tranh thì hầu như đã viết cả rồi. Tác phẩm đã có rồi, giờ viết cũng chỉ là viết lại. Vì thế, nói "rửa tay gác kiếm" là chính xác hơn, muốn rút kiếm ra thì phải có xung lực.
    - Anh nghĩ sao khi chuyến đi xuyên Việt lần này của anh được bạn bè cho là đi để tạo xung lực?
    - Chỉ đi vui thôi. Xung lực hay không là do chính mình, viết mà không lên cơn thì chữ như cơm nguội. Có hôm, ăn cơm tối xong, gió lạnh, tôi buồn ngủ lắm nhưng dòng suy nghĩ đang chảy trong con người mình, những trang viết đang đợi mình. Thế là tôi lại leo lên gác, cặm cụi ngồi vào máy chữ gõ lách cách. Có lúc tôi tự hỏi, sao mình lại làm cái nghề khổ sở thế này nhỉ? Danh ư? Tiền tài ư? Nghĩ lại thấy những người sống được bằng nghề đều phải trả giá rất đắt. Nguyễn Khắc Phục giờ tóc cũng bạc phơ, còn Chu Lai thì cũng ọp ẹp rồi.
    (Theo Thể Thao Văn Hóa)
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    1 bài báo hay về Chu Lai:
    Nhà văn Chu Lai: Làm giai trong cõi người ta
    (VietNamNet) - Bạn bè thường vỗ vai anh tếu táo: ?oChỉ thế thôi! Năm nay mày có mấy cái kịch bản, nào là ?oTiếng cồng định mệnh?, hay ?oCàn khôn một gánh? nghe cứ như kịch bản Tuồng ấy.? Lâu lâu, chẳng ai hỏi đến, thì anh đem ra... báo cáo: ?oĐược giải bét rồi.? Mặt mũi tưng tửng, như không: ?oTầm phào hết mà. 10 năm cầm súng tương đối tử tế, 30 năm cầm bút cũng tương đối tử tế. Giờ tớ chơi! ?
    Anh chỉ chơi... một mình!
    30 năm nay, anh chưa chơi bao giờ. Nay anh muốn được nhàn du. Và anh chơi thật. Anh dự định từ lâu một chuyến đi xuyên Việt, trở về chiến trường xưa. Năm nay nhất định phải đi không thì anh không còn dịp nào nữa. Đã chuẩn bị khăn gói xong xuôi, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết đứt nửa năm, mà vẫn chưa đi được.
    Cái sự chơi này của anh khiến nhiều thằng bạn thấy thú, xin theo. Rồi doanh nghiệp A doanh nghiệp B, kẻ quay phim này tờ báo nọ hay tin, hết xin tài trợ lại nhanh nhẩu đặt bài. Chưa đi mà họ đã hoắng hết cả lên. Anh bảo: ?oThế thì hỏng. Người ta đi âm thầm. Các anh tạo điều kiện là các anh tài trợ à? Tôi cần quái gì! Chu Lai đi một mình, bằng tiền của mình. Đi xe máy, chẳng đi với ai cả?.
    Anh là vậy, bao giờ cũng thích sống với thế giới nội tâm của mình. Một mình thôi, không thì ở nhà còn hơn. Anh sẽ đi, một chuyến đi không hạn định về thời gian, không khoảng không cách nhưng phải đến được đích: chiến khu B; với một mục đích: đi để thư giãn cuộc đời, để khảo sát thị lực. Suốt 30 năm qua, dập mặt với sáng tạo rồi. Giờ là lúc Chu Lai chơi. Ừ, anh chơi... một mình. Chơi trong cô độc.
    Đã lên lịch xong xuôi, mà Chu Lai nào có sai lịch bao giờ. Anh coi chuyến đi của mình chẳng có ý nghĩa gì với ai hết: ?oNó chỉ có một chút ý nghĩa với tôi thôi. Đó là sau 10 năm cầm súng, 30 năm cầm bút giờ chỉ muốn đập toàn bộ cuộc đời vào chuyến đi, thả lỏng mình vào với thiên nhiên. Khước từ mọi sự đi theo. Âm thầm. Thử tưởng tượng nhé, một mình phóng xe đến đỉnh đèo Hải Vân. Thả xe, kiếm bóng mát ngồi, đốt thuốc, ngắm ngàn trùng mây trắng. Có thú không nhỉ??.
    Anh chối đây đẩy rằng đây chỉ là cuộc dạo chơi, đi như... Tây ba lô ấy mà, chứ nào đâu phải đi để nạp thêm vốn sống vào người rồi lại ôm khư khư lấy cái bàn và tiếp tục ?omài bút?. Đi về rồi mới trả lời có viết tiếp hay không. Chỉ biết rằng khi đi làm ?o********? với chiếc xe máy, lúc về thì đừng hòng nhé, vứt chiếc xe lên xe lửa chứ: ?oDại gì đi về, nếu lại đi xe máy về thì những cảm xúc tràn đầy lúc đi sẽ biến thành một thứ cảm xúc chẳng khác gì khi... yêu lại một người đàn bà? chán lắm! Còn nếu cảm thấy thật khoẻ khoắn, thì sẽ phóng xe theo con đường đỉnh núi, đường Trường Sơn ấy. Về!?. Đúng phóc cái giọng ngang tàng, sành đời của kẻ làm giai trong cõi người ta...
    40 năm sống khổ nhưng tương đối tử tế
    Anh tạm gác bút đúng cái lúc trong anh chưa bao giờ lại tràn đầy các ý tưởng sáng tạo như lúc này. Nhưng phải dừng thôi, mệt mỏi quá rồi. Mà 30 năm qua anh thấy mình vẫn chơi đấy chứ! - chơi với con chữ. Cô đơn như thế trong suốt 30 năm quen rồi. Đập mặt vào sự sáng tạo là đập mặt vào một sân chơi khắc nghiệt, một sân chơi mà người ta luôn cảm thấy đuối sức. Bao buồn vui cuộc đời từ trang sách chém ngược lại, riêng anh lãnh đủ. Nát lòng ra giữa bốn bức tường mà bao nhiêu nỗi đau tưởng như nghe thấu. Rút cục anh thấy mình chỉ còn lại sự mệt mỏi, rã rời. Nên tạm dừng bút lúc này là đắc địa. Thôi, chơi!
    Giờ mà lụi hụi viết, không tạo ra được áng văn chương hay hơn, cũng chẳng làm nên được một Chu Lai tốt hơn. Mười mấy cuốn sách bán ào ào ngoài thị trường kia, anh biết rõ đó là kết quả suốt 30 năm cật sức của mình. ?oThế mà thôi - Anh chậm rồi - Có cật sức nữa thì cũng chỉ đến thế. Không phải là mình leo lên đỉnh, chưa có cái đỉnh nào cả. Dừng. Chỉ viết lắt nhắt cảm nghĩ, tản văn, tuỳ bút. Nói chung là không lên kế hoạch như 30 năm nay nữa. Lúc nào cũng tự mình khoán cho mình, cuộc đời khoán cho mình để tạo nên một chút định vị về văn chương trong đời. Chính thế mà viết như xé thân xé xác ra?.
    Nhưng lúc nào cũng thấy anh quanh quẩn với bốn bức tường, chỉ thích cô đơn, chẳng hiểu là anh lấy vốn sống ở đâu? ?oLà 40 năm tương đối tử tế của cái thằng tôi, vừa viết vừa sống. Đến như 10 năm làm lính đặc công, là 10 năm ôm cây súng ngồi im mồm, chỉ cần nói một tiếng, địch nó bắn chết. Cô độc thế quen rồi.
    Nhưng sống hết mình với từng quãng đời thì cuộc sống cứ ùa vào, xài mãi đến giờ chưa hết. Nào là ?oCuộc đời dài lắm?, rồi ?oPhố?... là chính cái khu phố anh sống chứ chẳng đâu xa, cứ đi qua đi lại con đường Lý Nam Đế mà thành. Mà anh thì có đi đâu, từ nhà đến cơ quan, chưa đầy cây số trong cái không gian nhỏ hẹp ấy tháng qua tháng, năm qua năm, những mảnh đời quay quắt, những giấc mơ, cơm áo vật vã... ở con phố ấy cứ thế lặn vào trong anh, rồi rút ruột mình ra làm nên tiểu thuyết. Có ai biết cái ông bố, thời bao cấp đêm đêm mò lên mái ngói ăn cắp điện, điện giật gần chết ra làm sao để cho thằng bé con chưa đầy tuổi có được chút gió từ cái quạt tai voi, thì chính là ông bố Chu Lai chứ còn ai?
    Chỉ ăn nỗi buồn cũng đủ no!
    Anh bảo thế đấy! Chưa hư vì có bao nhiêu lương là anh đưa cho ?obà nội? hết, để... nuôi ?obố?! Đang ngơ ngác chẳng hiểu anh nói cái gì thì anh lý giải: ?oÀ, phàm đã là người lính, sinh ra được đứa con thì yêu chiều nó lắm, coi nó như bố mình. Mà người đàn bà sinh ra bố mình thì ắt là bà nội mình rồi?.
    Hoá ra vậy, anh khen mình thật khéo. Đâu phải ai cũng có khả năng tự giễu, phải một kẻ biết mình biết người, tự tin lắm lắm mới đem mình ra giễu được. Chỉ cần nói vui dạo này thấy anh ?olượn? trên truyền hình hơi bị nhiều, chẳng ngờ anh ăn hình thế, là anh kêu ầm lên: ?oĐẹp gì cái mặt tôi?. Đúng cái khẩu khí khi ai đó hỏi anh về chị nhà, hỏi gì thì hỏi, anh cứ độc một câu, âu yếm: ?oBéo ú!?. Khá hài hước là thế nên anh vừa ngơi tay thì lại trở thành cái nhà lắm mồm, khổ thế!
    Anh bảo vậy. Rất nhiều nơi mời đi nói chuyện, mà toàn là những cuộc lớn đấy nhé. Chuyện về cuộc đời, về chiến tranh, người lính... Nói tất! ?oĐâu thấy thú là họ vời... cái mồm ông Chu Lai đi. Thế rồi, tự nhiên, mình lại ăn cả vào truyền hình. Thậm chí có chương trình phức tạp như cõi đàn bà trong chiến tranh cần mình làm MC mới chết chứ. Thiếu gì người hiểu họ, thế mà lại đi mời cái ông Chu Lai. Ai biết được!?
    Ăn nói có duyên thế, không ít người lầm tưởng anh ăn chơi bụi bặm, ai ngờ anh chỉ thích ngồi nhà. Chẳng mấy khi trông thấy anh, nhưng cũng đủ một thì hai hoạ nhác thấy anh bóng loáng trên chiếc xe phân khối lớn, lướt trên phố ?o... nên cứ tưởng cái ông Chu Lai này phần hồn tha hết ra ngoài đường chứ gì. Sai bét?. Có khi cả tháng trời anh ở lỳ trong nhà, chẳng tiếp xúc với ai. Sáng ra ?obà nội? với ?oông bố? con đi làm là anh lại ngồi cắm mặt vào bàn, giữa một trận giặc chữ. Đánh vật với chúng không được thì ngồi đốt thuốc, đốt đến bao giờ ?obà nội? của anh về thì thôi.
    30 năm cứ như vậy, buồn vui với cái thế giới bên trong của tôi. Chỉ ăn nỗi buồn của mình đã đủ no rồi. Không bao giờ tụ bạ với đám bạn bè văn nghệ sĩ, chỉ vì không biết uống rượu, không thể chịu nổi cảnh nhậu nhẹt. Ngồi làm gì cái chốn đông người, mấy thằng đàn ông với ngổn ngang những cốc là cốc, những bia là bia.? Lắm khi nể quá, tặc lưỡi, thôi thì đi. Được vài ba chén là say, bò được về đến nhà còn may chán. Đến khi tỉnh rượu tự nhiên buồn. Buồn ngang dạ, ?obuồn hơn sau một cuộc tình - anh bảo. Và cứ mỗi lần như thế là cái thằng Chu Lai tôi lại thề, không bao giờ đi nhậu nữa. Hỏng hết rồi còn đâu?.
    *
    Thanh Nhung
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:59 ngày 16/11/2005
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chu Lai
    Lỗi không phải tại rượu
    Cho đến bây giờ đã ba năm trôi qua rồi mà chị vẫn không giận, không trách gì người ấy. Chỉ thoáng buồn.
    Một nỗi buồn ngọt dịu như lần nào đó đi giữa đồng bưng đưa hạt lúa còn ngậm sữa lên cắn chắt cho cái hương vị làm đòng của nó cứ đọng lại mãi trong miệng. Nhưng chị nhớ. Nhớ như câu chuyện lạ lùng không thể hiểu được ấy mới chỉ xảy ra ngày hôm qua, hôm nay...
    Đó là một buổi tối chị phải tiếp một đoàn khách ở ngoài Bộ vừa mới vào. Ôi dào! Cái sự tiếp khách này có cái gì là mới đâu, năm nào chả tiếp, tháng nào chả tiếp, tiếp đến mòn chân, đến mệt mỏi, đến thành chiếu lệ, cố cười, cố nói cho qua đi để rồi lại trở về công việc quá sức bận rộn của mình. Khách không đến thì buồn, thì như cái anh bị bỏ rơi chả ai thèm ngó ngàng tới; khách đến nhiều quá đôi khi lại thành ra cái tội, cái nợ nhưng không thể không tiếp.
    Và đối với chị, khách nào cũng giống khách nào, hỏi han một chập, ghi ghi chép chép một chập, ăn ăn uống uống một chập nữa rồi chia tay, chả để tâm để ý làm gì. Nhưng đoàn này thì không.
    Vì có người ấy.
    Thoạt gặp, chị cũng chả có ấn tượng gì đặc biệt: cao lớn, ăn vận đúng mốt, trẻ trung, có lẽ phải trẻ hơn chị đến dăm tuổi, mặt mày sáng láng... thì cũng giống như mọi vị khách thuộc các cơ quan cấp trên khác, mặt mày ai chả sáng láng, có gì lạ đâu. Cái khiến chị thoáng có chút để ý là đôi mắt của anh ta. Đàn ông đàn ang gì mà mắt cứ ướt như mắt đàn bà, to, sâu chăm chắm, nhìn đó mà cũng như không nhìn gì cả. Một đôi mắt lãnh cảm và cả đa cảm. Lúc giá băng lúc lại như có lửa cháy nồng nàn. Nếu chỉ là nồng nàn hay nồng nhiệt không thôi thì chị cũng chưa lấy đó làm điều, vì bao năm qua cái sự nồng nàn của kẻ khác giới này chị đã phải hứng chịu quá dư thừa rồi. Chị biết hình như mình đẹp. Nói đúng ra chính những cái nhìn ngây ngây của đủ các loại khách thập phương tứ xứ kia đã giúp cho chị chợt nhận ra điều đó. Thậm chí có cả những câu tán dương nghe lần đầu thấy chếnh choáng nhưng nghe nhiều lại thành ra nhàm, đại để: ?oNhân danh một kẻ đã đi khắp Bắc - Trung - Nam, xin mạo muội đưa ra một nhận xét: có lẽ chị là một nữ giám đốc thuộc loại đẹp và quyến rũ vào hàng bậc nhất quốc gia?. Hay: ?oThưa bà, cánh chim đầu đàn về xuất nhập khẩu vùng sông nước, giữa nhan sắc và tài năng kinh doanh là một cặp đối lập, cái này sẽ tiêu huỷ cái kia, vậy mà ở bà lại có thể dung hoà được, không tiêu huỷ mà lại còn tôn nhau lên, xin bái phục!?. Bữa tiệc tối nay cũng vậy, cũng những câu nói, những lời chúc đầy vẻ ga lăng đến quá quắt như thế, và nữ chủ nhân cũng chỉ mỉm cười. Một nét cười mỉm mang đầy chất thường trực vừa độ.
    Nhưng riêng người ấy lại chẳng nói câu nào. Uống rất nhiều mà lại không nói, vậy thì cái men rượu kia nó lặn đi đâu? Không nói nhưng đôi mắt ấy đã nói nhiều hơn tất cả. Một chút khao khát, một chút buồn thương, một chút tiếc nuối, một chút giận hờn và cả một chút kiêu bạc. Cái cung cách là lạ trong cả một đám thực khách xô bồ, ăn to nói to ấy đã gợi lên trong chị một chút tò mò, cả một chút áy náy e rằng hay là mình đã có cái gì sơ suất trong chuyện tiếp khách chăng. Với tất cả vẻ ân cần, mềm mại của chủ nhà, chị đem một li rượu đến gần anh, nói khẽ:
    - Chúc sức khỏe tiến sĩ. Hy vọng sau chuyến đi này, tiến sĩ sẽ giúp cho tổng công ty tôi được nhiều ý kiến quý giá.
    Không đáp lời, anh ta chỉ nâng chiếc ly lên, chạm nhẹ rồi uống cạn. Khi đáy ly không còn một giọt thì cũng là lúc đôi mắt của anh ta hiện ra, chờm ngợp, thăm thẳm, sát gần... Thoáng rùng mình trước cái nhìn xuyên thấu ấy, chị bỏ đi về chỗ. Đôi mắt anh ta nhìn theo, nhìn theo cho đến khi chị ngồi xuống với một chút chếnh choáng không tránh khỏi do ly rượu thứ mấy rồi không biết nữa buộc phải uống theo phép tắc ngoại giao đem lại. Chính cái chếnh choáng đó đã khiến chút kiêu kỳ của người đàn bà trong chị sống dậy. Nhìn à? Thích nhìn lắm à? Vậy thì nhìn đi, anh bạn trẻ! Lần đầu tiên chị chiếu thẳng cái nhìn vào anh, rất thẳng thắn và chắc mẩm rằng, cùng lắm chỉ vài giây là đôi mắt khó chịu kia sẽ phải cụp xuống hoặc nhìn lảng đi như không ít kẻ đã từng phải lảng đi.
    Nhưng không, chị nhầm, người đàn bà từng trải và đáo để trong chị đã nhầm. Đôi mắt kia vẫn rọi tới, chai lì, trấn áp, xô đẩy và lạ hơn nữa là trong đám sương mù rối tinh đó có cả một chút thương cảm, ái ngại lấp loá. Và rồi chính chị lại không chịu nổi phải nhìn lảng đi. Sao thế nhỉ? Sao hắn ta lại tự cho phép mình có thể có cái kiểu nhìn hỗn hào ấy nhỉ? Thương cảm và ái ngại à? Hay là đâu đó đã rò rỉ cái gia cảnh chẳng mấy hay ho của mình? Cái gia cảnh có một anh chồng vô tích sự suốt ngày dựa vào tiền bạc, uy thế của vợ để tự dìm đời mình trong các bàn nhậu.
    Suy nghĩ ấy khiến đầu óc chị oải ra, trống trải và thấy cái buổi tối nay sao quá dài, nặng nề, vô duyên và tẻ nhạt đến nỗi nếu như không phải là chủ nhà thì chị đã dứt khoát tìm cớ bỏ đi từ lâu rồi.
    Cau mày, chị nhìn quật trở lại đôi mắt kia với một cái nhìn thô mạnh như một câu mắng. Thừa. Đôi mắt ấy vẫn không thay đổi góc độ, thậm chí còn hun hút hơn, chỉ khác lần này cái ánh mắt ái ngại, thương cảm mà chị tưởng tượng ra kia không còn nữa, thay vào đó là một đốm lửa cháy lom đom đang toả ra hơi ấm dìu dịu. Đến đây thì thực sự không chịu nổi cái đốm sáng ma trơi quái ác ấy, chị quyết định gạt bỏ anh ta qua một bên và quay sang trao đổi với vị trưởng đoàn có cái đầu hói bốc đến tận ót.
    Câu chuyện chỉ dừng ở đó thôi thì chưa có điều gì xảy ra nếu như sau đó, theo lệ thường, đoàn khách được mời đến một điểm cách xa nội thành để thưởng thức một chương trình đờn ca tài tử. Lại rượu, lại ánh đèn mờ ảo, chỉ thêm những làn điệu mê hồn của một dòng dân ca đậm chất folklore có khả năng làm đắm chìm cảm xúc khách vãng lai.
    Và điều bất ngờ ấy đã xảy ra. Xảy ra khi đoàn khách nhất định cứ nồng nhiệt đòi chị với tư cách là chủ nhân phải đứng lên hát tặng họ một bài vọng cổ sáu câu hay bảy câu gì đó. Tất nhiên là chị khéo léo chối từ với lí do mấy bữa nay trời chuyển lạnh, bị khô cổ nhưng thực chất là chị sợ, sợ phải hát phải hò trước cái nhìn không chịu nổi của đôi mắt kia. Nhưng họ đâu có nghe, bảo khan cổ cũng được, khan hát kiểu khan, miễn là một lần được nghe chính bà tổng giám đốc nổi tiếng hát. Thật sự bối rối chưa biết tính sao thì người ấy đã đứng dậy, lặng lẽ cầm micrô, mỉm cười: ?oNếu quý vị cho phép thì tôi xin được hát thay?.
    Nhiều tiếng hoan hô nổi lên, song họ đề nghị anh phải ca tài tử chứ không được hát tân nhạc, tân nhạc nghe đã chán ngấy rồi, đến đây thì phải ca theo điệu ở đây, nếu không ca được thì phải trả lại micrô cho người ta. Một thoáng lo ngại hiện lên trong mắt chị. Kiểu này chắc không thể từ chối được nữa rồi. Con người trông hiện đại nghe nói toàn đi Tây học thế kia, lại là dân Bắc chính hiệu thì làm sao có thể ca, biết gì mà ca. Chính lúc đó thì anh cất lời. Tất cả bỗng ngớ ra. Mọi tiếng lao xao nói cười biến mất. Anh ta hát thật, hay ai hát thế nhỉ? Đúng là sáu câu, đúng là một làn điệu vọng cổ ngọt lịm không sai đến một cái luyến láy nhỏ nhất. Anh ta đang ca bản ?oVăn Thiên Tường? quen thuộc mà người dẫu xa lạ với bản nhạc này thế nào chăng nữa cũng không thể không có chút động lòng xao xuyến trước cái âm ba thăm thẳm buồn thương của nó.
    Trong đó có chị. Chị đâu có lạ gì bản nhạc này, thậm chí chả mấy để tâm đến nó, nhưng không hiểu sao đêm nay nghe người ấy ca chị lại bị chấn động đến thế? Do giọng ca trầm ấm hay lại do chính đôi mắt kia, đôi mắt vẫn hướng về chị chăm chắm, tha thiết và day dứt như một lời tâm sự, như chỉ để cho một mình chị nghe, chỉ một mình chị thôi. Đôi mắt và lời ca đã ngào vào nhau làm một, cùng lúc tạo thành những con sóng nhỏ vỗ khe khẽ vào lòng chị. Cạnh chị, vị trưởng đoàn không giấu được vẻ tự hào, quay sang nói vừa như khoe vừa như lý giải trường hợp hy hữu này: ?oTay ấy hồi đi bảo vệ ở Đức đã có dịp sống chung với một tốp nghiên cứu sinh toàn người Nam đó?.
    Nhưng chị không nghe thấy gì hết. Đôi mắt và giọng ca vẫn bủa vây, phong toả chặt lấy đầu óc chị. Phong toả mạnh đến nỗi, khi anh dứt giọng, giữa những tràng vỗ tay rầm rĩ, chị bất giác đứng dậy tìm cớ thoái thác rằng có chút vìệc ở văn phòng cần trao đổi qua điện thoại một chút, xin tất cả cứ tự nhiên. Vài tiếng lao xao, than phiền kể cả ngăn cản nổi lên nhưng rồi cuối cùng chị vẫn đi ra được khỏi phòng với nụ cười nhã nhặn, bối rối của người có lỗi.
    Đêm đờn ca mới được nửa chừng, trăng thanh gió mát, giọng ca liêu trai của cô gái miền Tây tiếp theo kia lại dìu dặt cất lên như giọng hát ma mị của nàng mĩ nhân ngư đang quyến rũ những chàng thuỷ thủ nhào người xuống biển, nên cái sự thiếu vắng chủ nhân kia chỉ hơi hẫng một chút chứ không hề làm giảm đi nét hào hứng trong bàn tiệc. Hào hứng đến nỗi sự thiếu vắng ngay sau đó của anh cũng chẳng khiến cho ai để ý. Vui mà. Vui quá mà. Bay hai ngàn cây số vào đây được hưởng một cảnh sắc đồng quê yên ả thế này, được nếm đủ các thứ vật ngon của lạ thế này, cứ vui thả sức đi, cần chi đến chuyện ai còn ai khuyết. Cứ thoải mái!
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Anh không đi về phía chị vừa ra mà bước ngược lên một cửa ngách dẫn ra cái hành lang chạy vồng quanh căn nhà lợp lá. Hành lang hun hút gió. Hơi lạnh. Ngoài kia là dòng sông đang mơn man vỗ sóng. Anh bỗng đi chậm lại. Chị đang đứng đó, tựa nhẹ vào lan can, lặng lẽ, mờ nhoà, mỏng manh dưới một cái tán cây vú sữa toả rợp. Gió thổi mái tóc dài thiếu phụ bay khe khẽ về sau. Dừng lại một chút rồi anh nhẹ chân đi đến. Rất nhẹ. Nhận biết được điều đó hay đang mơ hồ chờ đợi điều đó không rõ nữa, chị khẽ rùng mình. Nhưng vẫn đứng im. Anh đã ở ngay bên cạnh, cao lớn, phải cao hơn chị một cái đầu, vẫn không nói không rằng. Từ thân thể trẻ trung, tráng kiện của anh, chị cảm thấy rõ một luồng hơi ấm nồng nàn ngai ngái rất lạ toả ra. Gió vẫn không ngừng thổi. Có con dế nào kêu thật ảo não dưới kia. Tiếng chị cố làm ra bình thản, thậm chí còn hơi lạnh lùng, bề trên nhưng vẫn không tránh được một độ rung nhè nhẹ:
    - Anh... anh không ngồi dự với mọi người nữa à?
    Một câu hỏi chả đâu vào đâu nhưng nếu anh trả lời ào ào trôi chảy, sáo mòn như hầu hết những người đàn ông khác thì chắc câu tiếp theo của chị sẽ là một sự lạnh lùng thật kiểu như anh vào đi, tôi đang bận, tôi hơi nhức đầu, tôi muốn ở một mình... nhưng không, chàng tiến sĩ vẫn chỉ im lặng, dõi cái nhìn ra xa phía mặt sông, làm như không hề có chị bên cạnh, không hề có chuyện anh ta cố tình theo chị ra đây. Quái quỷ, chị ngước mắt nhìn lên. Bất ngờ chạm phải đôi mắt anh đang nhìn xuống. Vẫn cái nhìn chờm ngợp, nồng nàn, thu hút. Như bị điện giật, dù cố cưỡng nhưng chị vẫn không tài nào đánh mắt thoát khỏi được cái nhìn đầy vẻ bao vây, phong toả và chân thành đến ai oán ấy. Trăng lu hơn, gió vẫn vỗ về, trời đêm vẫn se lạnh, tán vú sữa trên đầu sao dường như cũng đang sà xuống thấp thế, như đồng loã, như chở che, khẽ gọi... Bị chói, đôi mắt chị bất giác nhắm hờ lại, khuôn cằm hơi ngểnh lên. Và chỉ cần thế thôi, khuôn mặt rất đàn ông của chàng trai đã từ từ cúi xuống, cúi xuống gần hơn nữa và, đôi môi khô ráp của anh đã áp nhẹ lên bờ môi đang hé mở của chị từ lúc nào.
    Choáng người, chị vội đẩy anh ra, đẩy rất mạnh nhưng không kịp nữa rồi. Hai cánh tay đàn ông đã như hai gọng thép siết cứng chị lại. Ngạt thở, chị gần như lả đi... Đã lâu lắm rồi, phải kể từ cái ngày còn chưa lấy chồng, chị mới có được một nụ hôn say cuồng, đam mê, nóng rãy như thiêu đốt, như rút ruột rút gan như thế này. Đúng vào cái lúc toàn thân như tan chảy, như mụ mị không còn biết gì nữa, như sẵn sàng thả trôi cả hai mươi năm không tai tiếng, hai mươi năm nhịn miệng giữ gìn, hai mươi năm không có một ngày hạnh phúc cho nó muốn đi đâu thì đi thi một chút lí trí mỏng manh còn sót lại ở đâu đó khuất nẻo lắm trong tâm hồn đã khiến chị chợt tỉnh. Quằn mình ra khỏi vòng tay và đôi môi khô khát của anh, chị nói như nghẹn:
    - Trời!... Sao lại thế này?... Sao có thể thế này được?...
    Thay vì trả lời, tấm thân gần như trinh trắng của chị lại bị siết chặt trở lại và hơi thở nóng ran của chị lại bị một hơi thở khác nóng hơn phủ chụp lên. Chị lại quằn người ra, lần này thì nói như van như khóc:
    - Đừng... đừng? Tôi xin anh... Thôi, vào đi anh... Vào đi!
    Nhưng cánh tay của anh vẫn không nới rộng vòng ôm. Không nới rộng nhưng không siết ghì vào lòng nữa và bây giờ mới nói, một tiếng nói như vỡ ra tử một ***g ngực rớm máu:
    - Xin lỗi... ở chị có một cái gì đó khiến tôi không thể nào cưỡng lại được. Có thể tôi là một thằng rất tồi tệ, một thằng chả ra sao nhưng giây phút này tôi biết là tôi đang sống thực với lòng mình, rất thực, thực như cái điều tôi sắp nói ra đây: Tôi đã đi khắp mọi nơi trên Trái Đất này nhưng chỉ đến đây, trước chị, trước tất cả những gì có ở chị, tôi mới hiểu ra rằng, người đàn bà, cái mảnh thứ hai của cuộc đời tôi có lẽ giờ mới tìm được.
    Câu nói ấy một lần nữa lại khiến toàn thân chị muốn tan ra. Một câu nói không mới, hình như đã từng hơn một lần chị đã được nghe những từ đại loại như vậy rồi nhưng lần này nghe từ chính miệng anh sao lại khiến chị rung động mạnh đến thế. Như đưa như ru, như đưa lên rồi lại chìm xuống, chết lặng. Giây phút bồng bềnh, giằng xé và khổ đau ấy, chị biết người ấy đang nói thật. Nói sau khi đã được chị, có chị, dù chỉ là một nụ hôn khoảnh khắc và bất trắc thì không thể là một lời giả dối nhằm tìm đường tíếp cận khi chưa có gì. Và cả đôi mắt như đang cháy sáng lên kia nữa, tuyệt nhiên không thể là một đôi mắt giả nhân. Nước mắt chị bỗng chảy ra. Cả tuổi thiếu nữ lặn lội trong rừng chiến tranh, hoà bình đi học, học xong lấy chồng, rồi từ đó chỉ còn biết vùi đầu vào công vìệc và công vìệc, đã có khi nào tĩnh lặng được một chút để suy nghĩ mọi khía cạnh sâu xa về hạnh phúc, về thân phận, về cái lẽ cuối cùng của đời một người đàn bà đâu. Để rồi cùng với khối lượng công vìệc bộn bề, với triền miên thăng trầm lỗ lãi, với vinh quang và lòng tôn vinh đã được định vị mỗi lúc một chắc chắn trên thương trường, giữa lòng xã hội, cái phần mềm trái tim đàn bà trong chị cũng dần dà vô cảm, lạnh cứng theo cho đến tới nay, lúc này...
    - Tôi... tôi phải vào đây. Anh... anh cũng vào đi, kẻo người ta...
    Cũng đã lâu lắm rồi từ cái miệng chỉ quen với những âm vực quản lí, điều hành khô khan, chính xác của chị mới bật thốt ra những âm tiết đầy nữ tính e ấp như thế và rời nhanh ra khỏi anh, bước đi như chạy trốn. Anh vẫn đứng lại. Một mình châm thuốc hút, không ra vui cũng không ra buồn, lặng lẽ thay chị làm chiếc bóng tựa vào lan can.
    Sáng hôm sau, đoàn khách được mời đi thăm khu thuỷ sản nổi tiếng cả nước của chị trước khi có buổi làm vìệc chính thức để ngày sau đó đoàn còn phải lên xe chuyển đến một địa bàn khác theo kế hoạch. Chiếc canô màu trắng bay như đệm từ trường trên những con sóng xanh biếc. Nắng miền Tây mới chói chang làm sao. Nắng soi tỏ vào mọi ngóc ngách cảnh vật đêm hôm qua còn bí ẩn, mờ nhoà. Nắng rọi vào tận đáy mắt phủ phê sau một giấc ngủ đẫy của những vị khách sang trọng đến từ phố phường bụi bặm.
    Và nghiệt ngã thay, cái nắng quái ác ấy cũng làm hiện rõ trên khuôn mặt chị những nếp nhăn nho nhỏ, những dấu vết tàn phai, thoáng có chiều mệt mỏi không tránh khỏi của cái tuổi gần năm mươi. Những dấu vết mà tối qua dưới ánh đèn lung linh, trong cái lênh loang của men rượu không ai có thể nhận ra được, kể cả anh. Để giờ đây anh đang ngồi trước chị, chỉ cách nhau một cái đầu gối, đôi mắt vẫn mở to, hun hút, chỉ khác là đôi mắt ấy không đắm nhìn vào chị như tối qua nữa mà nó bối rối lảng đi phía khác, phía mặt sông rồi dừng hẳn ở đó như tối qua giữa hai người chưa hề có một chuyện gì xảy ra cả. Còn cái nhìn của chị, một cái nhìn ẩn sau đôi mắt trũng sâu cũng ngược hoàn toàn lại với với tối hôm qua, chốc chốc lại kín đáo săn tìm ánh mắt anh. Nhưng không một lần nào tìm được. Đủ cảm nhận ra điều ấy, đôi mắt chị hơi tối lại, trên đôi môi không thoa son thoáng một nét cười cay cay và nhẫn chịu.
    Nhưng chị vẫn không thể không nhìn vào khuôn mặt anh. Dưới ánh sáng trời, khuôn mặt ấy càng tôn rõ vẻ trẻ trung, sắc nét và đẹp đẽ hơn cả khi đêm. Một khuôn mặt giờ đây sao thật vô cảm, hững hờ. Chao ôi! Chị khẽ cúi xuống nhìn vào bàn tay có những ngón đã bắt đầu có chiều khô héo của mình. Bóng đêm giữ gìn tất cả nhưng bóng đêm cũng đã xé rách tất cả.
    Đôi mắt kia vẫn buông thả đi đâu. Biết là không thể săn tìm được nữa. Càng biết là cái nồng nàn, thiêu đốt trong đôi mắt kia đã hoàn toàn nguội lạnh, vẻ như không chịu đựng nổi cái ngột ngạt ấy, chị đứng dậy, bước ra đầu boong làm như cuộc hành trình sắp đến đích. Nhưng phía trước dòng sông vẫn trải dài xa ngái và theo lịch trình đã được thông báo, ít nhất cũng phải nửa tiếng nữa canô mới cập bến. Đến lúc ấy anh mới đuổi cái nhìn theo chị. Người đàn bà vẫn đứng đó, mỏng manh, dong dỏng, mái tóc dài vẫn bay về sau, vẫn lặng thầm mà sao vẻ quyến rũ ma mị đêm qua đã biến đi đâu tất cả! Một chút ân hận và xa xót nhen lên, anh cũng lặng lẽ đứng dậy đi đến cạnh chị trước những con mắt vô tâm không hề đoán nhận ra điều gì của các chuyên viên kinh tế cấp cao còn đang mải phóng cái nhìn háo hức ra hai bên bờ sông ràn rạt gió nắng.
    Giống như tối qua, cũng đã nhận ra anh, cũng đã biết cái thân hình trẻ trung tráng kiện kia đang ở ngay sát ngay cạnh mình nhưng ở chị không còn một cái rùng mình nào xuất hiện nữa. Và rồi chính anh lại là người buộc phải lên tiếng trước:
    - Xin... xin lỗi chị về chuyện hôm qua. Tôi... tôi chỉ...
    Không biết có nghe được những âm tiết khổ sở trái ngược hẳn với cách nói tự tin vốn có của anh hay không mà chị vẫn không hề quay lại, chỉ đưa tay chỉ về phía trước, nói to một câu như để cho tất cả mọi người cùng nghe:
    - Vâng, thành phố đã có dự án đến năm 2005 sẽ cải tạo toàn bộ khu vực hai bên sông này thành một khu tổng hợp du lịch và kinh tế, vốn sẽ vay ngắn hạn của ODA...
    Anh khẽ lặng người đi, chưng hửng và dù muốn cũng không thể nói thêm được điều gì nữa, đành trở lại vẻ im lặng nhọc nhằn. Chính lúc đó, tiếng chị lại vang lên bên tai anh, vừa đủ độ cho một người nghe:
    - Không sao đâu... Chỉ có điều hôm qua tôi đã... đã mất ngủ suốt đêm.
    Nói rồi, chị quay người bước trở lại khoang, vẫn cái cười lịch lãm với người này kẻ khác như câu nói vừa rồi chỉ là lời của gió vọng về chứ không phải là của chị. Chỉ còn người đàn ông cao lớn là đứng lại trên boong, bất giác thả cái nhìn xuống nước. Dưới đó, muôn ngàn hoa nắng vẫn không thôi nhảy nhót trên những lưng sóng nhấp nhô, miệt mài.

Chia sẻ trang này