1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc sách - Một thú vui sống

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi SIRSO, 20/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà ngắn và mỏng dính thế thì cuckoo up lên cho mọi người cùng đọc đi!
  2. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Nhầm tí...
    Ôi đàn ông! để dưới gối
    Tuổi thơ dữ dội đặt trên bàn
  3. cuckoo

    cuckoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    2
    Tớ hầu như ít sờ đến những truyện của VN ngoại trừ những truyện cổ tích dân gian, những tác phẩm phải học trong sách Văn và 3 cuốn đã đọc là: Hành trình ngày thơ ấu, Dế mèn phiêu lưu ký , Bác sĩ Vui tính (nhưng đây ko phải truyện)
    Quyển Bàn có 5 chỗ ngồi hồi xưa tớ nhớ mượn đc của đứa bạn rồi để dưới ngăn bàn đọc trộm trong giờ học, mà lại ngồi ngay bàn đầu chính giữa nên cô giáo trông thấy ngay, gọi tên mãi vẫn chẳng biết gì, đến khi đứa ngồi đằng sau nó lay vai gọi còn quay lại mắng nó,hihi, xong cô giáo bắt mang truyện lên nộp, cuối tiết cô gọi lên bảo để cô mượn nhé, ôi trời , đợi đến khi cô trả thì cũng là rất lâu sau chỉ để trả lại cho đứa bạn vì nó giục đòi ghê quá, rốt cuộc tớ vẫn chưa đc đọc cuốn này
  4. cuckoo

    cuckoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    2
    Bác sĩ Vui tính trả lời (sót)
  5. cuckoo

    cuckoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    2
    tớ lại nhầm tiếp: Misca và tôi (nhầm sang quyển Vôlôđia và các bạn
    MI-SCA VÀ TÔI
    Đây là tập truyện ngắn (dành cho thiếu nhi lứa tuổI từ 9 đến 12) được giảI thưởng mang tên A-léc-xan-đrơ Cô-pư-len-cô và Nhi-cô-lai Tơ-rúp-lai-nhi của nữ văn sĩ Liên Xô Vê-ra Ca-ra-xi-ô-va.
    Bằng những mẩu truyện ngắn, tác giả đã kể lạI cho chúng ta nghe một cách hết sức thú vị về tình bạn của hai em trai nhỏ: An-đriu-sa và Mi-sca. Các em đã cùng nhau học tập, vui chơi, đi thăm bạn bè, bênh vực bạn gái mà không hề tìm thấy ở đó một toan tính nhỏ nhặt nào. Tình bạn bè, tình thầy trò đã giúp các em vượt qua mọI khó khăn trong học tập và lao động, góp phần xác định cho các em mục đích và ý nghĩa cuộc sống. (Nhà xuất bản Kim Đồng ?" 1986)

    Trường học của chúng tôi
    Tròn bảy tuổi, tôi và Mi-sca, bạn tôi, bắt đầu đi học.
    Trường ở xa nhà, nên chúng tôi thèm được như các bạn gần trường.
    Đến khi chúng tôi lên lớp hai, người ta khởi công xây cất ngôi trường mới, kề bên nhà chúng tôi; gần đến nỗi chạy chỉ mất có nửa phút. Chúng tôi mừng rỡ vì sắp được học ở cạnh nhà.
    Chúng tôi vừa học xong lớp hai, thì ngôi trường cũng được xây xong. Quanh trường đã dọn dẹp gọn ghẽ và mọc lên những khóm hoa.
    Mùa hè, tôi và Mi-sca ra sống ở nhà nghỉ ngoạI ô. Một lần nhân có việc trở về thành phố, chúng tôi đâm bổ ngay đi thăm trường mới. Ngôi trường đứng đó, khang trang, đẹp đẽ. Những vuông cửa sổ sạch bong sáng lấp loáng, những bông hoa đua nở và bên trên cửa ra vào đã thấy câu khẩu hiệu: ?oNHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG!?
    Tôi bảo Mi-sca:
    - Học ở ngôi trường tuyệt vờI như thế này phảI được toàn điểm năm mớI xứng!
    - Hay ít ra cũng là điểm bốn. ?" Mi-sca tiếp lờI và chả hiểu sao lạI thở dài.
    Muốn được vào trường mớI, chúng tôi phảI nộp đơn xin chuyển trường cho cô hiệu trưởng trường cũ. Mẹ tôi nói rằng ngày mai, vào giờ nghỉ ăn trưa, mẹ sẽ tớI trường nộp đơn. Mẹ còn dặn chúng tôi đi chào từ biệt cô giáo chủ nhiệm Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na.
    Vừa tớI trường, chúng tôi đi thẳng về lớp. Còn những hai tuần nữa mớI đến ngày khai giảng, nhưng mọI thứ trong lớp đã gọn gàng đâu vào đấy có thể học được ngay. Ở cửa ra vào, chỗ trước có ghi ?oLỚP 2? nay đã được thay bằng biển mớI ?oLỚP 3?. Bàn học được quét sơn lạI như mớI, những cây hoa đặt trên bệ cửa sổ. Chúng tôi nhận ra chậu hoa của mình: chậu hoa của tôi có hình bánh ca-lát, còn chậu hoa của Mi-sca có hình ngọn lửa nhỏ.
    Chúng tôi đứa nào ngồI vào bàn đứa ấy, rồI ôn lạI những sự việc và biến cố năm học qua.
    Tôi nhớ lạI lần Va-lê-rơ-ca mang đến một phong bì tướng toàn tem đem chia cho cả lớp. Mi-sca nhớ tớI lần nó đã khóc vì điểm hai chính tả. Bạn Ma-sa Pê-tơ-rốp-va đã an ủI nó và bản thân cũng oà lên khóc - tự nhiên nó đâm thương thằng Mi-sca. Chúng tôi còn nhớ hôm cả lớp cùng đi xem xiếc, tôi đánh mất hai mươi cô-pếch mẹ cho để ăn kem. Tất cả các bạn đã nhường mỗI ngườI một nửa phần mình cho tôi, đến nỗI cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na phảI thốt lên: ?oThôi, đủ rồI, các em! Không khéo bạn ấy sắp thành cục băng mất?.
    Chúng tôi nhớ đến thằng Vốp-ca, lần nó ốm nằm ở bệnh viện và chúng tôi cùng cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na hầu như ngày nào cũng vào thăm. Ở đó có một bác sĩ tốt bụng, lần nào cũng cho chúng tôi vào. Chúng tôi đem cho Vôp-ca nào táo, nào kẹo và có lần giấu giếm mang vào cho nó khẩu súng lục phun nước mà nó ao ước mãi. Nó mừng không để đâu cho hết, và chẳng mấy chốc đã lành bệnh. Khi nó được ra viện, bác sĩ bảo rằng sở dĩ nó chóng khỏI bởI vì nó có những ngườI bạn tốt, rằng tình bạn chân chính giúp ích rất nhiều trong công tác chữa bệnh.
    NgồI hồI tưởng lạI chuyện cũ, tự dưng chúng tôi khao khát được gặp lạI các bạn cũ và cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na. RồI đột nhiên như có phép màu kỳ lạ, cánh cửa lớp bật mở và cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na bước vào. Trông thấy chúng tôi, cô vui sướng thốt lên:
    - Chào các em, Mi-sca, An-đơ-riu-sa! Ôi, các em lớn mau quá! Nom kìa, phơi nắng sạm cả ngườI lạI rồI! Thế nào, nhớ lớp quá hả? Cô cũng rất nhớ các em. Không sao, chúng ta sắp lạI gặp nhau trong suốt cả năm học.
    Sau đó, cco Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na đưa tay xoa đầu Mi-sca, còn tôi được cô ôm lấy hai vai, và cô bảo chờ cô đến phòng giáo vụ một lát, rồI cùng về.
    Chúng tôi tiễn cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na về tận nhà. Dọc đường, chúng tôi cùng cô giáo bàn đủ thứ chuyện hấp dẫn. Về việc sửa soạn chuyển sang trường mớI, chúng tôi chẳng hé nửa lời.
    Về gần tớI nhà tôi hỏI Mi-sca:
    - Bây giờ chúng mình sẽ sống và học hành ra sao, nếu thiếu cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na và các bạn?
    Mi-sca đáp:
    - Chúng ta sẽ có cô giáo mớI và bạn bè mớI, nhưng chả hiểu sao tớ không thích chuyển nữa. Thế ý cậu thế nào?
    BuổI tốI mẹ hỏI tôi:
    - Thế nào, hôm nay các con đã đến trường chưa? Mẹ bận quá, không đi được. Ngày mai, mẹ sẽ đi đưa đơn.
    Lúc ấy, tôi mớI bảo mẹ:
    - Mẹ ạ, chẳng cần phảI nộp đơn nữa đâu. Trường cũ của chúng con cũng không xa lắm. Hôm nay, khi đi đường, con vớI Mi-sca rất ngạc nhien vì trường lạI gần đến thế! Mà trường lớp lạI rất tuyệt? Còn cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na là một cô giáo tốt nhất.
    - Thôi được, các con quyết định thế nào, sẽ như thế, - mẹ nói.
    Sẽ như thế
    Vào hôm mùng một tháng chín ở trường tôi thật náo nhiệt. Các bạn đều tề tựu đông đủ, cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na rất vui vẻ ân cần. Trên mặt bàn cô mọc lên một núi hoa, căn phòng của lớp ba chúng tôi sạch sẽ sáng sủa hẳn ra. Tất cả chúng tôi đều thấy vui sướng khi được học trong một căn phòng như vậy.
    Chỉ riêng tôi tự dưng không có hứng học.
    NgồI ở bàn thứ ba tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và nghĩ bụng: ?oNóng quá. Giá mà được đi ra bãi tắm, nằm lăn ra cát, vùng vẫy dướI nước? Sao kỳ nghỉ hè ngắn vậy. Chỉ vẻn vẹn có ba tháng??
    Tôi ngồI thừ ngườI ra, rầu rĩ, chẳng buồn nghe cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na đang nói gì. Ngay cả tiết học tôi cũng quên, không biết đang giờ tập đọc hay giờ toán.
    Còn ở nhà dĩ nhiên chỉ có đá bóng. Qua mùa hè tất cả các bạn đều lớn lên trông thấy và khu nhà chúng tôi bây giờ đã có một độI bóng rất mạnh!?
    Sau ngày khai giảng độ hai tuần, vào hôm thứ bảy mẹ hỏI tôi:
    - Thế nào, con, sổ liên lạc của con ra sao rồI? Con định mừng mẹ bằng gì đấy?
    Vậy mà tôi vẫn chưa hề ngó ngàng tớI quyển sổ ấy và không biết lấy gì để làm mẹ vui lòng. Tôi rút quyển sổ ra khỏI cắp đưa cho mẹ. Mẹ mở sổ và đột nhiên không hiểu vì duyên cớ gì ngườI mẹ run lên, như thể vừa nom thấy một cái gì khủng khiếp trong đó. RồI bằng một giọng run run, thậm chí pha chút sợ hãi, mẹ nói:
    - Gì thế này hả con? Nhận xét của cô giáo: ?oKhông tập trung trong giờ học?! Tiếng Pháp ?" hai điểm, toán ?" hai, thêm một con hai toán nữa! Viết thư ?" hai điểm! Hai điểm tập đọc! Sao, con quên cách đọc bài rồI chắc?
    - Con chả quên gì hết, chỉ không thuộc bài ngụ ngôn thôi. Đôi lúc ngườI ta có thể quên cái gì đó chứ ạ?? - tôi hỏI lại.
    - Con thật là tồI! - mẹ nói, - Vừa lườI biếng, vừa lừa dối. Con chỉ biết có nô giỡn ngoài sân và xơi điểm hai thôi. Tránh ra, không được lạI gần mẹ nữa!
    Tôi rút về buồng mình, lăn ra đi văng và uất ức khóc nấc lên. Giá mà bố thân yêu còn ở nhà, nhất định bố sẽ bênh vực tôi. Nhưng bố đi thu hoạch khoai tây cả ngày thứ bảy và chủ nhật, nên tất nhiên bố không thể đoán ra tôi bị oan ức đến mức nào. Mẹ chẳng hề yêu tôi. Nếu yêu thương tôi thì mẹ đã không dùng những lờI nặng nề như thế. Hơn nữa, mẹ còn quên rằng tôi vẫn chưa ăn cơm.
    Đúng lúc ấy mẹ gọI tôi xuống bếp. Tôi chạy vụt đi rửa tay bởI vì đã quá đói rồi.
    Ăn xong, mẹ bảo tôi ngồI vào bàn làm các bài tập từ tuần trước. Mẹ cũng ngồI xuống bên cạnh, lấy kim ra đan.
    GiảI toán xong, mẹ con tôi dành hẳn một tiếng đồng hồ học tiếng Pháp, mẹ tập cho tôi cách phát âm các từ. Mãi đến bảy giờ tốI mẹ mớI bảo:
    - Ngày hôm nay thế là đủ. Con đi chơi đi, trước giấc ngủ nên hít thở không khí mát lành.
    Tôi liền lao ra sân, nơi các bạn đã đợI từ lâu.
    Ngày hôm sau là chủ nhật, mẹ con tôi đi xe ra tắm ở sông Đơ-nhi-ép. Lúc trở về nhà chúng tôi lạI ngồI vào bàn: tôi chép bài tập ngữ pháp, còn mẹ giảng giảI cho tôi các quy tắc. Sau đó tôi lấy bài ngụ ngôn ra học và làm toán tiếp.
    Ngày thứ hai trờI mưa. Nhìn ra cửa sổ chả có gì thú vị, nên tôi vừa theo dõi Va-lê-rơ-ca giảI bài tập trên bảng, vừa tự giảI ở vở.
    Vào giờ tiếng Pháp cả lớp đều phảI đọc. Cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na lắng nghe tôi đọc xong, rồI bảo: ?oĐược, được!?
    Ngoài sân đọng lạI những vũng nước, thành thử nghĩ tớI quả bóng đã thấy ngán. Tôi vớI Mi-sca đứng ở bậc thềm nhìn những bong bóng phập phồng trên vũng nước, nói chuyện về những con tem Ô-xtơ-rây-li-a. Về đến nhà chúng tôi chép lạI một bài thơ dài và hẹn gặp lạI vào buổI tối.
    Sau ba ngày mưa ròng rã, trờI lạI quang đãng, đẹp đẽ, nhưng tôi đã mất thói quen nhìn ra ngoài cửa sổ và trở nên chăm chú nghe bài. Ở nhà, cứ đúng giờ mẹ đi làm về là tôi ngồI ngay vào bàn lấy bài ra học.
    Chỉ mớI qua một tuần lễ, quyển sổ liên lạc của tôi nom đã thay đổI hẳn. Trong đó đã có điểm năm tập đọc, bốn toán, bốn tiếng Pháp, và một con ba tiếng Nga.
    - Chúng ta sẽ khắc phục nốt môn này, - mẹ ôm lấy tôi nói.
    - Thế mà con tưởng mẹ không yêu con tí nào, - tôi nói. - Mẹ có nhớ hôm con mang điểm hai về, mẹ đã tức giận quát con như thế nào không.
    - Thế con muốn mẹ vui mừng đón những con hai ấy à? - mẹ hỏI lại. - Nếu không yêu con thì con học ra sao, có những điểm gì mẹ cũng mặc. Nhưng mẹ yêu con, mẹ muốn con học giỏi. Chưa được như vậy thì mẹ thấy buồn. Con hiểu chưa?
    - Bây giờ con hiểu rồI ạ! ?" tôi đáp. Nghĩ một lát tôi bảo mẹ: - Được mẹ ạ, con sẽ cố gắng học tốt. Nhưng ngộ nhỡ có lúc bị điểm xấu, xin mẹ cứ giận, nhưng mẹ đừng thôi yêu con. Lúc nào cũng yêu, mẹ nhé! Bây giờ và cả mai sau khi con đã lớn. Dù thế nào đi nữa, mẹ cứ yêu con?
    - Sẽ như thế, con ạ, - mẹ tôi hứa.
  6. cuckoo

    cuckoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    2
    Tôi làm toán
    Tôi đã biết làm đủ mọI phép tính, nào là trừ, cộng, rồI nhân và cả phép chia nữa. Giờ thì tôi cũng biết giảI hẳn một bài toán đố. Trước đây tôi vẫn làm, chỉ tộI không đúng thôi. Cô giáo chúng tôi, cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na bảo rằng, giảI bài toán sai tức là chưa làm được tí nào. Do mỗI lần làm bài tập tôi cứ phảI vò đầu bứt tai, nên tôi đâm ghét các bài tính, đặt cho chúng cái tên ?okẻ hành tộI?.
    Có lần xảy ra một chuỵen thế này. Trong giờ toán cô Ma-ri-na đọc cho chúng tôi một bài toán mà cô nói là rất dễ, rằng nếu chúng tôi biết nghĩ thì sẽ ra ngay.
    Tôi cũng có cảm giac bài toán dễ ợt. Chả có gì phảI nghĩ ngợI, tôi chúi đầu giảI ngay. Bài toán như sau:
    ?oMột con gà mái trong một tháng ăn hết hai cân kê, hỏI trong sáu tháng nó ăn hết bao nhiêu?? Tôi bèn viết: ?o2 cân kê + 6 tháng = 8?? Nhưng 8 là gì? Kê hay là tháng. Đó là điều rất quan trọng, mà tôi lạI mù tịt.
    Tôi định nhìn vở của Lê-na giảI đáp thắc mắc này, nhưng cô Ma-ri-na nom thấy, nhắc liền:
    - Trê-rê-mu-sơ-kin! Hãy im lặng làm bài!
    Tôi đành ngồI yên, thì thào, dường như chỉ mấp máy môi hỏI Lê-na:
    - Lê-na, tám cái gì vậy? Kê hay tháng?
    Lê-na đáp:
    - Kê. Nhưng không phảI 8 mà là 12.
    Tôi nghĩ bụng: ?oSao lạI là 12 được, một khi 2+6=8?? Tôi cứ để nguyên lờI giảI như vậy, chỉ điền thêm cân kê.
    Vừa lúc ấy cô Ma-ri-na bước đến chỗ tôi, cầm vở xem, và bằng một giọng buồn bã cô bảo:
    - Em làm gì thế này? Chẳng lẽ có thể đem kê cộng vớI tháng được? Em thử nghĩ lạI xem.
    Có gì phảI nghĩ ngợI nhỉ? Chả nói tôi cũng hiểu nếu cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na đã nói như thế có nghĩa là không thể được. Và tôi nói luôn:
    - Thưa cô, không thể cộng kê vớI tháng được.
    Cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na hỏI tiếp:
    - Thế khi nào con gà ăn nhiều thóc hơn? Trong một tháng hay sáu tháng?
    Tôi trả lờI:
    - Thưa cô, tất nhiên là trong sáu tháng. Sáu tháng con gà ăn nhiều hơn sáu lần. Chà! Em đã tìm ra cách giảI rồi.
    Tôi đặt bút viết:
    ?o2 cân kê x 6 = 12 cân kê?
    - Đúng rồI, - cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na tán thành ?" Nghĩa là có dễ mấy cũng cần phảI suy nghĩ, em nhớ nhé!
    Ở nhà tôi gặp phảI bài toán khó hơn, khiến tôi phảI vất vả vớI nó mãi: Phê-đi-a có năm con thỏ, Mi-sa có mườI lăm con. HỏI Mi-sa hơn Phê-đi-a bao nhiêu con?
    Làm sao tôi biết được cơ chứ? Cứ như tôi chơi vớI cậu Mi-sa này không bằng? Hoặc giả nó ở cùng nhà vớI tôi, tôi có thể chạy sang nó hỏI: ?oMi-sa, cậu có nhiều hơn Phê-đi-a bao nhiêu thỏ?? Nhưng làm gì có Mi-sa nào như thế và Phê-đi-a cũng chẳng có nốt, còn lũ thỏ chỉ có trong quyển bài tập?
    Tôi đi lạI chỗ mẹ và nói rằng tôi không giảI được bài tập.
    - Con cứ nghĩ kỹ xem, thế nào cũng ra thôi mà. - mẹ tôi động viên.
    Đã thế thì thôi, tôi chẳng làm nữa. Tôi bỏ quyển bài tập đấy, lôi giấy ra vẽ. Thế thích hơn nhiều. Tôi vẽ tuốt cả năm con thỏ của Phê-đi-a vớI bộ lông tơ trắng tuyền, có những đôi tai hồng. Tôi muốn vẽ luôn thỏ của Mi-sa nhưng chúng nhiều quá, không thể vẽ trọn trong một tờ giấy. Những mườI lăm con cơ mà - tức là năm, năm nữa, rồI năm nữa. Nhiều hơn hai lần năm? Thế là lúc này tôi đã tìm ra Mi-sa nhiều hơn Phê-đi-a bao nhiêu thỏ. Tôi cực kỳ khoái trá viết:
    ?o15 con thỏ - 5 con thỏ = 10 con thỏ.
    Đáp số: Mi-sa có nhiều hơn Phê-đi-a mườI con thỏ.?
    Tôi khoe vớI mẹ:
    - Mẹ ơi, mẹ không phảI giúp con nữa. Con đã tự giảI được rồi.
    Mẹ tôi trả lờI:
    - Mẹ đã biết mà.
    Suốt mùa đông tôi chỉ có làm các bài toán: nào là đố về tem, nào là đồ chơi bằng gỗ thông, rồI lạI về những hạt kê, chỉ tộI không phảI gà ăn kê mà là ngỗng, bốn cân một tháng. Có bài toán một phép tính, có bài hai phép tính và thậm chí có bài tớI ba phép tính khiến tôi phảI hì hục làm mãi.
    Thoạt đầu, các bài toán đều khó, nên cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na cứ đến chỗ tôi giảng giảI luôn. Vậy mà ở nhà chẳng ai bảo giúp tôi cả. Mẹ tôi thì lúc nào cũng nói:
    - Con hãy tự làm lấy. Các bài toán rồI sẽ khó hơn.
    Tôi đâm giận mẹ và cho rằng những bà mẹ khác hiền hậu và tốt bụng hơn. Tôi loay hoay vớI các bài tập, tức phát điên lên, nhưng rồI tôi cũng giảI được hết.
    Hoá ra mẹ tôi nhầm. Các bài toán không những không khó hơn, mà ngược lạI dễ giảI hơn. Chẳng bao lâu tôi đã giảI trọn vẹn một bài tập và cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na không lui tớI bàn của tôi nữa.
    Một lần vào thứ bảy tôi nhận được liền hai điểm năm, một điểm tôi được khi giảI toán trên bảng, một điểm khác trong bài kiểm tra viết.
    Khi nghe tin này mẹ tôi mừng vô cùng. Mẹ đã mua vé xem xiếc vào chủ nhật.
    Xiếc chúng tôi xem hôm ấy hay tuyệt, suốt buổI tôi cứ băn khoăn không biết làm nghề gì thú hơn? ?" làm anh hề tóc vàng hay làm ngườI dạy thú? Hay là ngườI nhào lộn trên không?
    Vào giờ toán, tiết đầu tiên của ngày thứ hai, cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na nói vớI chúng tôi:
    - Các em mở vở ra, tự đặt lấy bài toán có hai phép tính và giảI luôn. Rõ chưa nào?
    Lê-na mau miệng:
    - Rõ ạ! Nhưng thưa cô, chúng em phảI đặt bài toán về gì ạ?
    - Về gì thì tuỳ các em, em nào thích thứ gì thì làm về thứ ấy. ?" cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na nói. ?" Bây giờ thì hãy yên lặng làm bài!
    Tôi hỏI Lê-na:
    - Cậu định đặt bài toán về gì?
    - Mình sẽ ra bài toán đố về vảI vóc và những chiếc váy. ?" Lê-na đáp.
    - Thế cậu, Va-lê-rơ-ca?
    - Mình làm về những con tem, còn cậu? ?" Va-lê-rơ-ca hỏI lạI tôi.
    - Mình ấy à? Bí mật!
    Tôi tự nhủ, hẳn là cả lớp đang nghĩ về những con ngỗng, những con thỏ, các loạI đồ chơi? Riêng tôi quyết định nêu bài toán về những con hổ, và tôi đặt bút ra đầu bài: ?oMột cậu bé có mườI hai con hổ, cậu bé khác có mườI tám con. Chúng đem gộp lai rồI chia đôi. HỏI mỗI cậu bé có bao nhiêu con?? Tôi ghi luôn lờI giảI:
    ?o12 con hổ + 18 con hổ = 30 con hổ
    30 con hổ : 2 = 15 con hổ
    Trả lờI: mỗI cậu bé có mườI lăm con hổ.?
    Cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na tiến đến chỗ tôi. Sau khi xem bài của tôi, cô bảo:
    - Em đặt bài toán đúng và giảI cũng đúng. Nhưng cô muốn hỏI: Những con hổ này là hổ sống à?
    - Thưa cô, dứt khoát là hổ sống chứ ạ, - tôi trả lời. ?" Ai lạI đặt bài toán hổ chết bao giờ!
    Cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na hỏI tiếp:
    - Thế các cậu bé sẽ làm gì vớI những con hổ?
    Tôi đáp:
    - Thưa cô, có thể các cậu bé sẽ dạy dỗ chúng, đưa đi trình diễn như trong rạp xiếc, mà có thể sẽ thả chúng vào rừng.
    - Cả ba mươi con ấy ư? Thả tự do trong rừng? Ôi, kinh khủng thật! ?" cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na lắc đầu nói. ?" Còn việc em đã học được cách giảI các bài toán là rất tốt, vô cùng tốt! - RồI cô cườI vang, chắc là do tôi đã biết cách giảI toán.
    Và tất cả chúng tôi cùng phá lên cườI theo cô giáo.
  7. cuckoo

    cuckoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    2
    Bạn Mi-sca của tôi
    Mi-sca, bạn tôi có tính ưa khoe khoang. Hễ nó nhận được điểm năm, thì mọI ngườI cần phảI biết điều đó. Nó khoe vớI bố mẹ nó, vớI tôi, vớI tất cả bọn trẻ trong khu nhà chúng tôi ở và thậm chí vớI con mèo Va-xca nữa. Chính tai tôi nghe thấy nó nói: ?oVa-xca! Tớ được năm toán đấy.?
    Nhưng nếu nó bị ba toán thì nó im bặt, chả kể vớI ai cả.
    Một lần tôi và nó cùng đi mua bánh mì ở cửa hiệu. NgườI bán hàng hỏI chúng tôi:
    - Thế nào các chàng ngự lâm, bữa nay không xơi điểm hai đấy chứ?
    Mi-sca trả lờI:
    - Bác ạ, những con hai ấy, mặt mũi ra sao chúng cháu thậm chí không hề biết.
    Hừ, không hè biết! Thế tuần mớI rồI ai đã nhận con hai chính tả?
    Trong cửa hiệu tôi im lặng. Ra tớI đường tôi vặn Mi-sca:
    - Cậu nói dốI để làm gì?
    Mi-sca phân bua:
    - Tớ có nói dốI đâu, tớ đùa đấy. Còn cậu chả biết nói đùa.
    Bông đùa tôi biết thừa đi chứ. VớI bác bán hàng có thể đùa được, vớI mẹ thì chớ. NgườI mẹ không bao giờ chấp nhận đùa giỡn vớI điểm hai.
    Đã có một trường hợp thế này: một lần tôi quên chép lạI từ tiếng Pháp, nên xơi điểm hai. Để khỏI bị day dứt lâu, vừa đặt chân về tớI nhà, tôi báo ngay cho mẹ. Mẹ buồn rầu nói rằng chả hiểu sao đánh trận giả tôi không quên, trong khi chép bài hay học thuộc lòg bài thơ thì tôi lạI quên. Mẹ quay sang hỏI Mi-sca hôm ấy cùng về nhà tôi:
    - Cháu Mi-sca, chắc cháu không làm mẹ buồn phiền chứ. Cháu học bài xong mớI đi chơi phảI không?
    Tôi nghĩ bụng thằng Mi-sca sắp sửa nói rằng nó thích học, và tình cảnh của tôi lúc đó sẽ tồI tệ hơn nhiều. Nhưng thế quái nào nó lạI im lặng. Còn mẹ tôi vẫn chưa yên lòng, lạI hỏI tiếp:
    - Mi-sca này, chắc là cháu không có những điểm hai mà điểm ba cũng không có nhỉ?
    Mẹ tôi hỏI Mi-sca, còn tôi đưa mắt quan sát nó và cảm thấy rằng tôi không yêu nó như trước nữa. Thật đau lòng cho tôi, vì mẹ tôi nói vớI nó nhẹ nhàng như thế nào, thì nhìn tôi giận dữ như thế. Tôi thầm nhủ: bây giờ nó sẽ nhớ tớI điểm năm toán và khoe ngay đấy. RồI mẹ sẽ ghét tôi hơn nữa.
    Nhưng bất tình lình thằng Mi-sca nói:
    - Không đâu bác ạ, cháu cũng có đủ thứ điểm. MớI rồI cháu quên quy tắc ngữ pháp nên bị điểm hai.
    Vậy mà mẹ tôi lắc đầu:
    - Bác không thể tin được! Đấy là cháu cố tình nói thế để bạn cháu khỏI lẻ loi.
    Nghe thấy thế thằng Mi-sca, bạn tôi, vớI tay lấy chiếc cặp, lôi ra quyển sổ liên lạc đưa cho mẹ tôi xem. Trong sổ có đủ loạI điểm, khá nhiều là đằng khác: cả điểm hai lẫn điểm ba và lờI nhận xét thái độ học tập hay cườI đùa và nói chuyện riêng trong giờ.
    - Đây bác xem này! ?" Mi-sca chìa quyển sổ cho mẹ.
    Mẹ xem sổ của Mi-sca, rồI thở dài. Tôi nhận thấy mẹ dịu đi được một chút.
    Mẹ trả quyển sổ cho Mi-sca và vớI giọng đã hết giận, mẹ bảo:
    - Thôi, nhắc thế là đủ rồi. Các con đi rửa tay ăn cơm.
    Chúng tôi đi sang buồng tắm. Tôi ngắm thàng Mi-sca, thầm nghĩ rằng nó là một đứa bạn tốt vô cùng, tôi thấy yêu nó quá.
    Chúng tôi chữa bệnh cho Vốp-ca
    Thứ tư, Vốp-ca bị ngã trẹo chân ở ngoài sân băng. Thứ năm, chúng tôi nhận được tin và thứ sáu thì kéo vào bệnh viện thăm nó.
    Cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na muốn đi cùng chúng tôi, nhưng do có cuộc họp hộI đồng giáo vụ, nên cô không thể đi được.
    Không thể để cả lớp tớI thăm Vôp-ca, cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na đã chọn ba chúng tôi: Mi-sca, tôi và bạn Ma-sa Co-ra-be-nhi-cốp-va. Tôi và Mi-sca là bạn thân của Vốp-ca, còn Cô-ra-be-nhi-cốp-va là học sinh ưu tú nhất lớp. Bạn ấy điều khiển công việc nào thì công việc ấy đều kết thúc tốt đẹp, tỷ dụ như làm đồ chơi mắc lên cây thông, dọn vệ sinh, thu giấy vụn hay bất cứ việc gì khác.
    Cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na căn dặn chúng tôi đừng mang thừa vào bệnh viện. Ở bệnh viện bao giờ cũng có danh sách những thứ được và không được phép mang vào. Sách vở được, hoa quả được, còn giò thì cấm bất kể loạI gì. Cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na còn nhắn chúng tôi chuyển tớI Vốp-ca lờI thăm hỏI của cô và của cả lớp. Chúng tôi hứa thực hiện những lờI cô dặn.
    Mẹ gói cho tôi một bọc táo to tướng, Mi-sca mang ba quả cam và cuốn sách ?oThuyền trưởng và đạI uý? cực kỳ hấp dẫn của nhà văn V. Ca-vê-rin, còn Cô-ra-be-nhi-cốp-va đem một gói kẹo ?oChiếc chìa khoá vàng? và phong bánh quy ?oMát-xcơ-va?.
    Chúng tôi hào hứng cất bước bởI trong lòng muốn gặp Vốp-ca, giúp nó chóng khỏi. Song vừa mớI đặt chân vào bệnh viện, tâm trạng phấn khởI của chúng tôi xẹp xuống. Một nhân viên y tế đã có tuổI khoác chiếc áo choàng trắng bảo chúng tôi rằng hai giờ nữa mớI đến giờ vào thăm bệnh nhân, do đó ông ta không thể nhận áo bành tô và phát cho chúng tôi áo khoác được.
    - Vích-to Pa-lức sẽ vặn cổ tôi, - bác ta giảI thích. ?" Các cháu hãy tạm ra vườn chơi vậy.
    - Bác ơi, bác có thể ưu tiên cho chúng cháu được không? Bác nói vớI bác Vích-to Pa-lức rằng bạn của chúng cháu rất mong chúng cháu vào.
    Bác nhân viên y tế lắc đầu, nói rằng không thể được.
    Mi-sca lúc này tiến lạI gần bác ta hỏI khéo:
    - Bác có cháu chứ ạ?
    - Có chứ! Hai đứa, Ác-tua và Va-xca.
    - Chúng chơi tem chứ hả bác?
    - Tất nhiên! Chỉ vì những con tem mà chúng cãi cọ, đánh nhau inh ỏI đến nỗI không ai chịu nổi.
    - Thế bác có muốn cháu tặng mấy con tem Ô-xtơ-rây-li-a làm quà cho chúng không? ?" Mi-sca gợI ý. - Mấy cái đẹp lắm, nom thấy, chúng sẽ phát điên lên ngay.
    Bất đồ ngườI nhân viên y tế trừng mắt, giơ ngón tay doạ Mi-sca:
    - Mày bảo gì hả ông nhóc? Muốn đưa ta ra toà chắc? Ta đang làm nhiệm vụ, mà mày dám chìa những con tem Ô-xtơ-rây-li-a của mày ra! Vich-to Pa-lức biết được thì sẽ làm gì mày có hiểu không? Vích-to Pa-lức? - bác ta không nói nốt Vích-to Pa-lức có thể hành động gì. Bỗng dưng bác đổI giọng, chuyển sang ôn tồn: - Thôi được, đưa mũ áo các cháu đây, hãy cầm lấy áo choàng và đi nhón chân thật nhẹ thôi, đừng gây tiếng động. Nếu không? - bác ta không nói hết nếu không cái gì, có lẽ chưa kịp nghĩ ra.
    Chúng tôi choàng áo khoác lên vai, thắt đai áo rồI thoắt biến lên tầng hai.
    CuốI cùng chúng tôi đã đứng trước cửa buồng tựa như ba cánh buồm trắng, ngắm Vốp-ca đang chơi cờ vua vớI một đứa bạn mớI (phút sau chúng tôi biết cậu ta tên là Xa-nhi-a).
    Xa-nhi-a nhìn thấy chúng tôi trước và lấy tay đập vào ngườI Vốp-ca.
    - A ?" a! - Vốp-ca gào lên và định bật dậy, nhưng nó không thể, bởI vì chân nó quấn đầy băng, đứng dậy chắc hẳn sẽ rất đau. Quân cờ bắn tung toé khỏI bàn cờ, lăn ra tứ phía. Thành thử chúng tôi phảI nhặt chúng, vì Xa-nhi-a cũng bị đau chân phảI, nên nó nhảy lò cò bằng chân trái.
    - Cậu ấy cũng bị thương trên sân băng của chúng mình đấy. Sự trùng hợp thú vị hả? - Vốp-ca hỏi.
    - Rất thú vị - Ma-sa đáp. ?" nhưng giá mà trường hợp trùng lặp như thế đừng xảy ra, và đôi chân vẫn lành lặn, khoẻ khoắn thì tốt hơn.
    Bạn Ma-sa của chúng tôi vốn thông minh, luôn luôn biết rõ thế nào là tốt hơn và thế nào là xấu hơn. Ma-sa bày ra bàn những thứ chúng tôi mang đến, bóc một quả cam thành từng múi và tất cả chúng tôi cùng ăn. Vốp-ca và Xa-nhi-a ăn ngon lành, sau đó Vốp-ca hỏI:
    - Thế các cậu có đem theo cái gì thú vị không?
    Lúc đó tôi rút trong túi ra khẩu súng lục phun nước.
    - Bạn mang gì thé? Bạn không đọc danh sách các thứ được phép mang vào treo ở phòng ngoài à? ?" Ma-sa vặn tôi.
    - Có chứ. Tớ có làm gì trái đâu? Món giò có được nhắc tớI, cấm không được mang vào, nhưng không một lờI động đến khẩu súng phun nước. Có thể cấm, mà cũng có thể không, - tôi trả lời. Mi-sca nói thêm là, nhìn chung, tôi có lý.
    Nó moi từ phong bì ra ba chiếc tem mớI cứng, bày từng chiếc trên lòng bàn tay chìa cho Vốp-ca.
    - Cho tớ à? - Vốp-ca ngạc nhiên và thậm chí ngượng ngùng. - Tớ không nhận đâu. ?" Nhưng Mi-sca đã thuyết phục được nó cầm lấy. Thằng Mi-sca bạn tôi thực tốt bụng.
    Nhưng bạn Cô-ra-be-nhi-cốp-va làm tôi ngạc nhiên hơn cả. Bạn ấy thở dài một tiếng, lắc đầu, sau đó lấy từ trong túi áo ra một phong kẹo cao su.
    - Cái này để dành về nhà mớI được nhai! - Bạn ấy nghiêm túc nói.
    - Ừ, để về nhà, - Vốp-ca bằng lòng.
    Tôi để ý thấy khuôn mặt buồn rầu của Xa-nhi-a khi chúng tôi trao quà cho Vốp-ca. Tôi bèn hỏI nó:
    - Sao nom cậu ủ rũ thế? Chân đau lắm hả?
    Nó lắc đầu:
    - TủI lắm cậu ạ. Đã bốn ngày nay tớ nằm ở đây, mà chẳng có đứa nào tớI thăm. Mẹ tớ lần nào cũng hứa sẽ báo cho tụI bạn nhưng cứ quên suốt?
    - Còn chúng tớ sẽ không quên đâu, - bạn Cô-ra-be-nhi-cốp-ve nói. - Nếu trường cậu không xa lắm, chúng tớ sẽ rẽ hẳn vào đó nhắn hộ.
    Trường nó không đến nỗI xa.
    Nom thấy cô y tá tiến vào, chúng tôi hoảng, sợ cô ấy đuổI ra. Nhưng cô ấy chỉ bảo rằng cô tên là Phlô-ra rồI lấy cặp nhiệt đô cặp cho Vốp-ca và Xa-nhi-a.
    Xem cặp nhiệt độ xong cô ấy nói:
    - Nhiệt độ bình thường. Bác Vích-to Pa-lức hẳn sẽ vui lòng!
    Dầu sao cô vẫn nhắc chúng tôi sửa soạn ra về, nếu không Vích-to Pa-lức bắt gặp thì sẽ lôi thôi to.
    Chủ nhật, chúng tôi lạI vào thăm Vốp-ca. Nó đã hoàn toàn khoẻ hẳn, nhảy chồm chồm như dế mèn. Cậu Xa-nhi-a cũng vui trôngthấy: hôm trước năm đứa lớp nó ghé vào thăm, mang cho nó một ít truyện hay và vài thứ đồ thú vị khác. Tôi thích nhất chiếc còi công an. Một ông bố tặng nó cho con trai mình, còn đứa con đã không tiếc đốI vớI đứa bạn đau ốm: Dĩ nhiên Xa-nhi-a không dám thổI trong bệnh viện.
    Chúng tôi đang ngồI trò chuyện, thì bỗng nhiên một ngườI dáng cao cao, có mái tóc hoa râm bước vào buồng. Chúng tôi nghĩ đó là ngườI khác mớI tớI thăm. Nhưng Vốp-ca và Xa-nhi-a bổ nhào ra đón ông ta, miệng hét vang:
    - Bác Vích-to Pa-lức! Chúng cháu đã khoẻ rồI đây này. Ngày mai chúng cháu được ra viện rồi.
    Trong lúc đó tôi và Mi-sca ngồI im thin thít, còn bạn Cô-ra-be-nhi-cốp-va thậm chí mặt tái hẳn đi. Bác ấy ôm cả ba đứa chúng tôi vào lòng và nói to bằng một giọng không có ý đe doạ tí nào:
    - Giỏi, giỏi! Kiến thức y học không có? Chưa thề lờI thề của Hi-pô-crát, vậy mà đã giúp đỡ các nhà trượt băng một cách xuất sắc. ?" bác vỗ nhẹ vào lưng tôi và lưng Mi-sca, còn Cô-ra-be-nhi-cốp-va được bác xoa đầu.
    Trên đường về tôi hỏI Mi-sca và Co-ra-be-nhi-cốp-va:
    - Thế các cậu nghĩ thế nào, tạI sao bác Vích-to Pa-lức nói rằng tụI mình đã tham gia chữa bệnh cho các cậu ấy? Hay là bác ấy cho rằng bọn mình cũng làm công tác y tế?
    Mi-sca chẳng đáp lờI, còn bạn Cô-ra-be-nhi-cốp-va nói:
    - Cậu chỉ nói vớ vẩn! Bọn mình làm y tế quái gì. Đơn giản là thấy bọn mình vào thăm, các cậu ấy phấn khởI hẳn lên. Mà khi ngườI ta vui vẻ thoảI mái thì bệnh dễ lành hơn.
    Tôi còn đưa ra thắc mắc về Hi-pô-crát: Ông ta là ai thế? Mi-sca trả lờI rằng: ngày xưa có một bác sĩ tên gọI như thế, và chắc rằng ông ta là một ngườI rất tốt bụng, nên lờI thề do ông nghĩ ra đến giờ vẫn được mọI ngườI dùng để thề nguyền.
    Bạn Mi-sca của tôi đã trả lờI tôi như vậy đấy.
  8. cuckoo

    cuckoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    2
    Xa-sca tiến bộ
    Bạn Xa-sca lớp tôi lườI kinh khủng. Ngữ pháp cậu ta không học, nên thường xơi điểm hai chính tả. Bài tập số học cậu ta cũng chẳng làm và cậu ta lạI xơi ?otái? con một.
    Cả lớp suy nghĩ, bàn đi tính lạI giúp cậu ta học tập và thuyết phục bạn Vi-chi-a Pac-khô-men-cô cùng học bài vớI cậu ta. Sổ điểm của Vi-chi-a toàn những điểm năm. Bạn ấy học xuất sắc, dĩ nhiên sẽ vực được cái tay lườI nhác ấy.
    Thế nhưng ước muốn của chúng tôi hoàn toàn không trùng hợp vớI những gì đã xảy ra.
    Một tuần trôi qua, Xa-sca vẫn chứng nào tật ấy, không thấy sửa chữa khuyết điểm và tiếp tục đón nhận những con hai. Nhưng đáng giận nhất là bạn Vi-chi-a học đâm kém đi, trong sổ liên lạc của bạn ấy đã xuất hiện điểm bốn. Vào giờ nghỉ giảI lao ba mươi phút hôm thứ bảy, Vi-chi-a đột nhiên tuyên bố:
    - Thế là đủ lắm rồI, các bạn ạ!
    - Bạn nói đủ cái gì mớI được chứ? - bạn trưởng lớp Su-ra Xô-cô-lô-va hỏi.
    - Từ nay tớ không nhận kèm cặp cậu Xa-sca nữa! Xin chịu!
    Lập tức bạn Su-ra đứng phắt dậy, giọng đầy phẫn nộ:
    - Xin chịu là thế nào, một khi cả lớp đã giao cậu ta cho bạn? Bạn có còn xứng đáng là độI viên hay không, nếu không còn lòng giúp đỡ bạn bè nữa?
    - Tớ thì tớ không giúp nữa, có thế thôi, - Vi-chi-a đốp lại. ?" Cái tên lườI biếng ấy chẳng hề thấy mặt ở nhà. Lúc thì nó nhảy đi chơi, lúc thì chuồn đi xem phim, khi thì đi dự sinh nhật. Còn tớ cứ đợI, đợI mãi. Thế thì tớ lấy đâu ra thì giờ chuẩn bị bài vở cho mình nữa. Thôi, xin chấm dứt!
    - Được rồI, - Su-ra nói. - Chúng mình sẽ nhớ lấy chuyện này.
    Cả lớp chúi đầu bàn bạc giao Xa-sca cho ai và quyết định chẳng còn ai hơn ngoài bạn Su-ra Xô-cô-lô-va. Bạn ấy học giỏI, tính tình cương quyết dứt khoát, lạI ở cùng nhà vớI Xa-sca, thậm chí còn chung cầu thang nữa.
    Su-ra nhận lờI vớI điều kiện: bạn ấy không tớI nhà Xa-sca, mà cậu ta phảI đến nhà bạn ấy. Xa-sca không có ý gì phản đối.
    Một tuần nữa trôi qua. Hôm thứ tư, Xa-sca nhận được điểm ba cộng bài tập ngữ pháp cho về nhà, đến thứ năm nó được bốn toán về bài tập. Chỉ tớI hôm làm bài kiểm tra nó mớI lạI bị điểm hai. Chỉ một con hai, điều đó chưa đáng sợ. Giờ thì ai cũng thấy rõ nhờ sự giúp đỡ của Su-ra Xô-cô-lô-va, Xa-sca đã bước đầu chuyển biến.
    Ai ngờ vào hôm thứ sáu bạn Su-ra than thở:
    - Tớ không thể chịu đựng hơn được nữa?
    - Bạn không thể gì thế? ?" chúng tôi hỏi.
    - Tớ không thể học bài cùng Xa-sca. Chả có kết quả gì hết. ?" Su-ra trả lời.
    Tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên:
    - Không có kết quả là thế nào? Cậu ta chả được cả điểm bốn rồI là gì.
    Bỗng dưng Su-ra hét toáng lên, nước mắt trào ra:
    - Chẳng có điểm bốn nào hết, mà là sự lừa dối. Tôi giảng mãi, giảng mãi, còn cậu ta tai cứ để đi đâu. Suốt buổI như vậy. TớI khi trờI sập tốI, đến giờ Xa-sca phảI ra về, lúc ấy tôi? cậu ấy? bèn chép nguyên vẹn bài giảI từ vở tôi sang. Còn bản thân cậu ta chẳng làm gì hết?
    RồI Su-ra khẽ nấc, ngừng nói. Va-li-a bạn thân của Su-ra lên tiếng:
    - Này các bạn, chả lẽ các bạn không thấy thương Su-ra sao? Các bạn thử nhìn xem bạn ấy gầy rộc đi như thế nào sau tuần vừa rồi. Bây giờ đến lượt ngườI khác gầy đi vì cái cậu ăn sẵn trây lườI ấy.
    Thế là cả lớp quá tam ba bận lạI ngồI bàn bạc đến lượt ai ?ogầy?? Khó thật? biết ép ai vào học vớI cậu ta. Hoá ra mặc dù lớp đông, nhưng nói chung không ai có thể học vớI cậu Xa-sca được.
    Va-nhi-a Pê-tơ-rốp học khá, nhưng cha mẹ cậu ta thường làm việc ca chiều, nên cậu ta phảI trông nom đứa em gái nhỏ, phảI cho ăn và ru ngủ. Nhi-na và Va-li-a cũng là những học sinh giỏI nhưng các bạn này còn tham gia học đàn ở trường nhạc, nên ghép cậu Xa-sca vào các bạn ấy thì chẳng ai đành lòng. I-u-rơ-ca thì ở cách xa nhà Xa-sca, còn bạn Ô-lê-sca? Không được Ô-lê-sca quá lành, bạn ấy không thể điều khiển được thằng Xa-sca cứng đầu cứng cổ.
    Các bạn còn lạI cũng vậy, hoặc rất bận, hoặc bản thân học chưa tốt để có thể giúp đỡ ngườI khác.
    Chúng tôi bí rì rì chẳng tìm ra được ai. Còn cậu Xa-sca không bị ai kèm cặp thì rất mãn nguyện trở về nhà, bờI vì từ nay cậu ta có thể hoàn toàn không phảI học, có thể chơi bờI suốt ngày ngoài sân.
    Hôm sau, khi chúng tôi tớI trường thì nhận được tin mớI mẻ: lớp có thêm học sinh mới. Tên cậu ta là An-đrây Xi-nhi-xưn. Gia đình cậu này dọn về phố chúng tôi, thành ra cậu ta rơi vào trường chúng tôi.
    Cô giáo chúng tôi, cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na kiểm tra nó về môn ngữ pháp và cậu ta nhận ngay được điểm năm. Mà ngay ngày đầu tiên. Cừ thât! Tất cả lớp quyết định trao Xa-sca cho cậu ta. Cậu lính mớI, chưa biết cái tính tai hạI của Xa-sca chắc hẳn sẽ gật đầu.
    Nhưng hoá ra An-đrây không đến nỗI thông minh như chúng tôi tưởng. Cậu ta không làm sao có thể hiểu được điều chúng tôi cần và đưa ra những câu hỏI hết sức ngô nghê:
    - Các bạn cột cậu ta vào tôi nhằm mục đích gì?
    Su-ra Xô-cô-lô-va bảo:
    - Để bạn giúp đỡ bạn ấy học.
    - Còn cậu ta thì sao, còn bé phỏng? ?" An-đrây hỏi.
    - Cậu ấy chẳng bé chút nào. Tầm vóc như cậu ấy, mà có khi còn lớn hơn. ?" Su-ra trả lờI cậu ta.
    - Thế nghĩa là cậu ta bị ốm? ?" An-đrây hỏI tiếp.
    - Ồ, không hề! Cậu ta khoẻ mạnh, chắc nịch, nhưng bài không chịu học, nên cần phảI kèm cậu ta. Cần phảI giảng giảI cho cậu ta?
    - Thế bài cô giáo chả giảng rồI còn gì!? Hãy buộc cậu ta phảI nghe giảng trong giờ. Cần gì phảI nói lạI cho cậu ta một lần nữa.
    Đến đây bạn Su-ra không kìm được nữa:
    - Hừ, An-đrây, cậu thật chậm hiểu! Cậu Xa-sca ấy lườI, cậu hiểu chưa! LườI ấy mà! Không thích học. Vì vậy cần phảI khuyên nhủ cậu ấy, săn sóc cậu ấy.
    Bỗng nhiên cậu lính mớI cườI phá lên, rồI vừa cườI vừa nói:
    - Thế ngộ nhỡ cậu ta không muốn đi học nữa thì sao? Các bạn sẽ bế cậu ta đi chắc? ?" Nói xong, cậu ta bỏ sách vào cặp và bỏ đi cùng vớI Vi-chi-a và Va-nhi-a.
    Chúng tôi chẳng yêu cầu cậu ta thêm nữa và cậu Xa-sca vẫn được sống hoàn toàn thoảI mái, buông thả. Sau đó cậu ta lạI xơi điểm hai, và cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na cho mờI bố cậu ấy đến trường. Hẳn là ông bố đã có câu chuyện rất nghiêm túc vớI cậu con trai, cho nên ngay hôm sau, khi tớI lớp cậu ta đã kêu ầm lên:
    - TạI sao các bạn lạI bỏ rơi tôi? TạI sao các bạn không cử ai kèm cặp tôi? Các bạn muốn tôi đúp lạI chắc?
    Su-ra Xô-cô-lô-va đáp lạI:
    - Tất nhiên chúng tôi mong như vậy. Nếu như cậu ở lạI lớp ba một năm nữa, thì sang lớp bốn chúng tôi sẽ không còn kẻ lườI nhác nữa.
    Một mình Xa-sca nán lạI ở lớp. Và, các bạn thử hình dung xem, cậu ta lẳng lặng bắt tay vào học. Có lẽ cậu ta đã nhìn thấy không còn trông cậy vào ai được nữa và sợ bị lưu ban sang năm thứ hai. Thoạt đầu, cậu ta phảI học cật lực lắm mớI được điểm ba. BởI vì cậu ta bỏ qua nhiều bài. Nhưng sau đó đã thấy xuất hiện điểm bốn.
    Giờ đây, nếu cậu ta chưa hiểu ngay một quy tắc khó hay chưa giảI được một bài tập dài - tắc ở chỗ nào đó ?" thì chúng tôi lúc nào cũng sẵn lòng giúp đỡ, giảng giải. BởI lẽ, một khi ngườI ta ham muốn học hỏI thì cần phảI giúp đỡ họ.
    Khi nào cần phảI đánh nhau
    Có lần tôi hỏI bố:
    - Bố ơi, đánh nhau là thế nào?
    Bố tôi trả lờI:
    - Đánh nhau là xấu, con ạ!
    - TạI sao?
    - BởI vì đánh nhau chẳng đem lạI điều gì tốt lành, mà chỉ làm đau nhau thôi. Tuy vậy có những lúc buộc phảI đánh nhau.
    - Trong chiến tranh ạ? ?" tôi hỏi.
    - Ừ, - bố tôi đáp. ?" Ngoài chiến trường cần phảI chiến đấu thật mãnh liệt, nếu không thì không thể giành thắng lợI được. Khi tự vệ cũng vậy, phảI đánh trả quyết liệt. Nếu có tên lưu manh xông vào con, bạn con hay cậu bé nào, thì chớ để cho nó mặc sức hành hung. Hãy nện lạI nó dữ dộI vào, để lần sau mớI thoáng thấy con nó đã vộI tránh sang bên đường rồi.
    - Con nghe ngườI ta nói phảI bênh vực cả con gái nữa.
    - Con gái ấy à, phảI bênh vực không một chút chần chừ! - Bố tôi khẳng đinh.
    Chắc chắn chúng tôi còn nghĩ ra tớI chục trường hợp đánh nhau là cần thiết, nếu không có ngườI khách đến tìm bố tôi. Thế là câu chuyện của chúng tôi đành chấm dứt.
    Hôm sau ở lớp xảy ra một chuyện. Trước tiết học cuốI cùng bạn Liu-đa Va-xi-li-ép-va đang lau bảng, còn I-go thì chạy vộI tớI chỗ cửa sổ - vì có ai gọI nó ở ngoài sân, - thế là nó đẩy Liu-đa một cái, mạnh đến nỗI Liu-đa ngã phịch xuống sàn.
    Giá mà nó biết nói: ?oLiu-đa, xin lỗI, bạn đừng giận nhé!? Đằng này không những nó chẳng thốt lên lờI nào mà thậm chí ngoái lạI nó cũng chẳng thèm. Còn Liu-đa ngốc nghếch thì khóc hu hu.
    Tôi bảo Mi-sca:
    - Cho nó một trận chứ? (Dĩ nhiên là cho thằng I-go bài học về tộI ẩy ngã Liu-đa).
    Mi-sca đồng tình ngay. Nhưng vừa lúc đó cô Ma-ri-na Vơ-la-đi-mi-rốp-na bước vào lớp và giờ học tiếp tục.
    - Không sao, - tôi nói vớI Mi-sca. - Bọn mình sẽ đón nó ở cổng.
    Vừa tan học, chúng tôi chạy băng qua sân và rình nó phía ngoài cổng. Chúng tôi bàn tính thế này: thằng I-go sẽ ra khỏI cổng trường, đi về và không hay biết gì, thế là chúng tôi xông tớI tóm cổ nó: Chừa này! Chừa thói xô đẩy này! Không được bắt nạt con gái này!
    Thế nhưng tính toán của chúng tôi sai toét. Không thấy thằng I-go xuất đầu lộ diện. Chắc nó đã đoán ra chúng tôi đang rình nên nó đã chuồn lốI khác: ở hàng rào có một lỗ thủng thông sang sân bên cạnh, học sinh lớp bảy chui không lọt, nhưng học sinh lớp ba thì cứ gọI là ngon ơ! RồI từ cái sân ấy nó băng ra đường. Mà có thể nó vẫn chưa ra? Chúng tôi bèn chạy tớI lỗ hổng ấy và nếu thằng I-go còn ở đấy thì choảng luôn.
    Đích thực! Nó đang đứng ở sân bên trước mặt một bà lạ mặt, đang bịa ra lý do khiến nó chui lốI này.
    Chúng tôi nán lạI đợI dướI một gốc cây. Bà kia nghe nó nói một lát, đoạn phủI tay đi khỏi.
    Chỉ còn lạI ba chúng tôi. Mi-sca giơ nắm đấm doạ thằng I-go. Thằng I-go cất tiếng:
    - Hai đánh một. Hay đấy!
    Tôi liền đáp lạI:
    - Thế bắt nạt con gái thì hay hả?
    - TạI nó mau nước mắt đấy chứ. Vừa khẽ đẩy đã bù lu bù loa ngay. - Thằng I-go thanh minh. Còn tôi chỉ nhăm nhe chơi cho nó một trận. Nhưng tôi nhận thấy trên mặt Mi-sca nhiệt tình chiến đấu đã nguộI: ông bạn Mi-sca của tôi là một ngườI quá cao thượng. Nó giống hệt các hiệp sĩ thờI xưa trong bộ giáp trụ, mà đã là hiệp sĩ thì nó không thể chấp nhận hai chọI một được.
    Chúng tôi tha cho thằng I-go: mặc nó muốn đi đâu thì đi. Nó co cẳng chạy trên đường và sau khi chạy được một quãng biết chắc bọn tôi không thể đuổI kịp nữa nó ngoái đầu lạI, mồm huýt sáo. RồI lạI lao nhanh hơn.
    - Được rôi, - Mi-sca bật giọng. - Cứ để nó lọt vào tay tớ một mình.
    Hôm sau thế nào mà chúng tôi đến trường sớm nhất. Trong trường còn rất yên ắng. Chúng tôi đang bước dọc hành lang về lớp thì bỗng nhiên nghe thấy giọng thằng I-go. Mi-sca bảo tôi:
    - Cậu đợI ở đây, để tớ vào lớp cho nó một trận.
    Tôi nói:
    - Hay để tớ vào, có lẽ tốt hơn. Tớ sẽ cho nó bài học, còn cậu, nhỡ đâu lạI nổI máu cao thượng.
    Nhưng Mi-sca không chịu:
    - Không đâu, giờ thì tớ dứt khoát. Nhưng trước tiên chúng ta hãy xem nó đang làm gì trong đó đã.
    Chúng tôi tiến lạI phía lớp, mở hé cửa, thấy bên trong vắng tanh. Chỉ có thằng I-go và Liu-đa đang đứng bên cửa sổ. Chúng nó quay lưng vè phía cửa, nên tất nhiên không trông thấy chúng tôi. Một quả cam to chín mọng được cắt ra từng miếng bày trên bậu cửa sổ.
    Thằng I-go mờI Liu-đa:
    - Liu-đa, mờI bạn! Không thì tớ ăn hết đấy. Đừng bắt tớ phảI ăn cả. Thôi, đừng làm bộ nữa!
    Liu-đa cầm một miếng đưa lên miệng. Thằng I-go cũng chẳng để phí thì giờ?
    Bọn tôi đưa mắt nhìn chúng, rồI bước lạI bàn mình. Chúng tôi mở cặp lấy sách vở chuẩn bị cho tiết đầu. Giờ đầu là môn toán.
  9. cuckoo

    cuckoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    2
    Hãy để chúng tự do ca hát
    Tôi và Mi-sca đang đứng trò chuyện bên cửa chính ngôi nhà của chúng tôi thì có một ngườI tiến lạI gần. Có lẽ chưa thể gọI là chú vì ngườI ấy nom còn trẻ lắm và đẹp trai nữa. Anh ta có bộ tóc màu sáng, mặc chiếc áo blu-dông màu xanh da trờI, còn cái mũ bịt tai thì đút trong túi áo. Anh ta chào chúng tôi xong, liền đọc ngay một bài diễn văn:
    - Anh tên là Ô-lếch. Học nghề làm phóng viên. Một tạp chí đã yêu cầu anh viết một bài về một cô bé ngoan ngoãn. Anh có ghé vào trường, nhưng ở đó ngườI ta nói rằng tất cả các cô bé chỗ họ đều ngoan và tốt, và bảo anh nên viết chung về họ. Nhưng anh chỉ được viết về một cô bé thôi. Anh gặp các em ở đât và nghĩ bụng: chắc chắn các cậu này có vô số bạn gái?
    Tôi đáp:
    - Bọn em quen biết ít con gái lắm.
    Còn Mi-sca đính chính:
    - LoạI con gái có thể chơi được, chả có đứa nào cả.
    Anh Ô-lếch ngạc nhiên:
    - Chắc các em nhầm lẫn gì đấy chứ? Báo ?oSự thật Thiếu niên? số nào cũng đăng về tình bạn giữa các cô bé và các cậu con trai, về việc chúng giúp đỡ nhau trong học tập mà.
    Mi-sca phẩy tay:
    - Chỗ chúng em ấy à, chẳng giúp được nhau điều gì đâu. Xin được Ma-sa Pê-tơ-rốp-na cho chép bài tập thì tức đến phát khóc lên. Nhưng bọn em chẳng gây xích mích, chọc tức chúng nó làm gì, chúng nó muốn ra sao thì kệ chúng nó.
    Ô-lếch tiếp lờI:
    - Có thờI anh cũng đã có suy nghĩ như các em. Nhưng lúc này, anh phảI lang thang khắp thành phố lùng cho được một cô bé để có thể viết một câu chuyện, lạI còn kịp cho đăng trong số ra ngày lễ tháng ba. Chả lẽ cả ngày hôm qua và ngày hôm nay các em chưa nói chuyện vớI bạn gái nào ư?
    Tôi khẳng định:
    - Đúng là cả ngày hôm qua và hôm nay bọn em không nói vớI chúng nó một lờI nào. Nhưng hôm chủ nhật tuần trước nữa, chúng em đã nói chuyện khá lâu vớI một đứa.
    Mi-sca giật mình:
    - Nói vớI đứa nào, tớ không nhớ.
    - VớI Lê-na Ga-vơ-ri-len-cô lớp bốn B, có thế mà cũng quên.
    - À, phảI rồI, - Mi-sca chợt nhớ ra, - Cái Lê-na ấy thực là buồn cười.
    Anh Ô-lếch mừng rỡ:
    - Cô bé ấy ngộ nghĩnh, nhưng nếu tốt bụng thì anh sẽ viết một câu chuyện vui về bạn ấy. nào, bây giờ chúng ta cùng ngồI xuống và các em kể cho anh nghe nhé.
    Chúng tôi ngồI xuống chiếc ghế dài dướI gốc cây liễu trơ trụI lá ?" tháng mườI một rồI còn gì! Tôi đề nghị Mi-sca:
    - Cậu kể nhé! Cậu nói hay hơn tớ mà.
    - Thôi được, - Mi-sca đồng ý, - Chủ nhật cách đây hai tuần, lúc bọn em dạo chơi trong vườn thực vật thì gặp Lê-na Ga-vơ-ri-len-cô.
    Chả biết từ đâu anh Ô-lếch lôi ra quyển sổ và cây bút chì bi và anh yêu cầu:
    - Em kể tỉ mỉ hơn xem nào, cô bé ăn mặc, đầu tóc, đi đứng ra sao?
    - Bạn ấy nom bình thường thôi, như mọI bạn gái khác. Hai nơ buộc tóc trên đầu như thể đôi cánh máy bay. Chiếc áo măng-tô chẳng ra màu đỏ, chẳng ra màu xanh lá cây?
    - Bạn ấy mặc chiếc áo măng-tô màu lam đính cúc trắng, - tôi bổ sung cho Mi-sca ?" Đi đôi giầy vàng.
    - Hình như là màu lam, - Mi-sca tán thành. ?" Em không để ý tớI cách ăn mặc của bạn ấy lắm.
    Anh Ô-lếch hỏI:
    - Thế tay bạn ấy xách cái gì? Chắc là chiếc cặp vớI những quyển sách?
    - Anh nhầm to rồI, - tôi trả lời. ?" Không nhẽ có ngườI đi chơi ngày chủ nhật lạI đem cặp sách theo? Tay bạn ấy cầm chiếc ***g chim.
    - ***g gì? ?" Ô-lếch ngạc nhiên đôi chút. Và Mi-sca đã giảI thích rất kỹ càng rằng cái ***g ấy to tướng, bằng sắt, bên trong là những chú chim.
    - Đựng chim à? ?" Anh Ô-lếch càng sửng sốt. ?" Cô bé ấy mang đến vườn làm gì? Để chơi chắc?
    TớI đây tôi không yên lặng được nữa, và tôi đã nói vớI cái anh Ô-lếch kém sáng ý rằng không ai đưa chim vào chơi trong vườn thực vật, rằng Lê-na mua những con chim này ở chợ Ku-rê-nhi-ốp-xki và mang chúng tớI đây để thả.
    Anh Ô-lếch thắc mắc:
    - Cô bé mua chim để làm gì, nếu như sau đó lạI thả chúng ra?
    Mi-sca đáp:
    - Nghĩa là bạn ấy muốn thế. Lần này bạn ấy có bốn con chim cả thảy. Bạn ấy mở cánh cửa ***g, bắt con chim hồng tước và giữ nó trong tay. Lông chim hồng đỏ như quả táo vậy! Lê-na bảo chim: ?oThanh lương trà đã chín nhiều rồI, ăn ở trên cành ngon hơn trong ***g. Thôi, chim hãy bay đi!? RồI bạn ấy thả chim ra. Tiếp đó, bạn ấy lấy con chim kim oanh. Ôi, nó mớI lộng lẫy làm sao! Em dám lấy tất cả mọI thứ trên đờI này để đánh đổI lấy nó. Bạn âý cũng lạI thả nó ra. Chúng em chỉ kịp thấy nó đập cánh vút bổng lên cao.
    - Hai con cuốI cùng bạn ấy thả là chim hoàng tước, - tôi nói chen vào. - Những chú chim thực nhí nhảnh! Chúng không bay đi xa, mà đậu lên cành phong và cất giọng hót. Những chiếc lá vàng đang rụng cùng vớI bầy chim ca hát? dường như lúc này mùa xuân đương ngự trị trong vườn, chứ không phảI mùa thu. Em bảo Lê-na: ?oTạI sao cậu lạI thả chúng ra? Cứ để chúng ở nhà và sáng sáng chúng hót cho cậu nghe, chả sướng hay sao??. Nhưng Lê-na trả lờI: ?oHãy để chúng tự do ca hát, tớ thích thế hơn?.
    - Cô bé ấy nói đúng lắm! ?" anh Ô-lếch kêu lên và thu cây bút vớI quyển sổ cất đi. ?" Anh sẽ đặt tên cho bài như thế: ?oHãy để chúng tự do ca hát?. Anh cảm ơn các em, cảm ơn các em đã giúp đỡ anh.
    Tôi phân bua:
    - Không, chúng em có giúp ích gì cho anh đâu. Hầu như chúng em chưa kể được gì cả. Ngày mai anh quay lạI đây. Bọn em sẽ tìm hiểu thêm Lê-na học hành ra sao, tham gia nhặt giấy vụn như thế nào?
    Anh Ô-lếch lắc đầu:
    - Không cần đâu các em. Anh đã biết hết về cô bé ấy rồi. Anh phảI chạy đi viết đây, tạm biệt. ?" Anh rút chiếc mũ từ trong túi áo ra, hoá ra không phảI chiếc mũ mà là chiếc khăn quàng cổ màu da cam sọc xanh, anh bước đi, giơ khăn vẫy rồI cắm cổ chạy.
    Lúc này, chúng tôi mớI sực nhớ rằng quên chưa hỏI anh ấy định đăng bài cho tạp chí nào. Mi-sca nói:
    - Không sao. TớI tháng ba, bọn mình sẽ xin phép bác phụ trách quầy bán báo giở xem một cách cẩn thận tất cả các tạp chí ra trong tháng. Dứt khoát sẽ tìm ra bài báo ấy.
    - Tất nhiên, chúng ta sẽ tìm thấy, - tôi đồng ý. Đầu bài bọn tôi đã biết: ?oHãy để chúng tự do ca hát!?
    Hết.
  10. yem_dao_lang_lo

    yem_dao_lang_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    3.499
    Đã được thích:
    0
    Maruxia đi học - Evghenhi Shvarts
    [​IMG]
    Lớp Một ơi lớp Một
    Đón em vào năm trước
    Nay giờ phút chia tay
    Gửi lời chào tiến bước
    Chào bảng đen cửa sổ
    Chào chỗ ngồi thân quen...
    Tất cả đều ở lại
    Đón các bạn nhỏ lên
    1. Maruxia lần đầu đến trường như thế nào?
    Tại trường nữ sinh số 156 - quận Stalin.
    Maruxia đứng đối diện với trường học, đó là một cô bé 7 tuổi, bé đang nhìn chăm chú về phía ngôi trường. Có thể nghĩ rằng cô bé đang đếm ở đó có bao nhiêu ô cửa sổ, bao nhiêu ống máng nước, bao nhiêu cái ban công, và biết bao nhiêu cái mái che. Cắp bên nách bé là một cái hộp rất to.
    Ngắm nghía một hồi, bé Maruxia ra vẻ dũng cảm tiến gần tới cổng trường, bé mở cửa nhưng vẫn không mở được. Bé giằng thật mạnh, nhưng cánh cửa vẫn im lìm không nhúc nhích. Sau đó bé níu tay nắm cánh cửa, mãi cái lò xo cần thuỷ mới chịu ngả theo, cuối cùng cánh cửa trường học đã mở ra trước Maruxia gan góc.
    Maruxia bước vào trường và dừng lại một cách ngỡ ngàng. Trước mắt bé là một hành lang lớn rộng như cái sân. Có nhiều những cây mắc áo trống không đứng đó. Không gian ở đây thật tĩnh lặng và trống trải. Chẳng lẽ nào trong tất cả các ngôi nhà to lớn đều không có những tâm hồn sống động sao.
    Bỗng nhiên Maruxia nghe thấy xa xa có tiếng hát của ai đó vọng lại.
    Bé xông lên cầu thang, chạy lên phía trên, lắng tai nghe. Một cái hành lang cao, và rộng thênh thang. Một bên là những cửa sổ sáng choang vừa mới được lau chùi, còn một bên là những cánh cửa ra vào tối sẫm. Và đây, chính tại sau cánh cửa này đã vang tiếng hát, bé gõ cửa.
    - Cứ mở cửa ra nhé, cửa không cài đâu ?" bé nghe thấy một tiếng đàn ông.
    Bé bước vào, và nhìn thấy?một căn phòng trống to lớn. Sàn nhà bị vấy bẩn bởi lớp vôi và sơn. Người thợ quét sơn đang đứng trên cái giàn cao và hát bài gì đó, chú đang sơn khung cửa sổ.
    - Cháu chào chú ạ - cô bé lễ phép chào.
    - Chào cháu ?" chú thợ sơn trả lời.
    Chú ơi, cho cháu hỏi, ngôi trường này vẫn chưa chuẩn bị xong hả chú ?
    - Cháu cần biết xong hay chưa xong để làm gì?
    - Vậy nhỡ mùng Một tháng Chín không khai trường được thì sao ạ?
    - Cái gì, cái gì ?" người thợ sơn kinh hãi ?" Đây là công việc của các chú, các chú hiểu ngày Mùng Một tháng Chín là ngày gì chứ.
    - Vâng ạ, - cô bé reo lên sung sướng - chú ơi, cho cháu biết vậy tại phòng nào có thể đăng ký học vào lớp Một ạ ?
    - Trong phòng số 38 - người thợ sơn trả lời
    - Phòng 38 nghĩa là thế nào ạ?
    - Thế nào nghĩa là sao?
    - Cái phòng 38 ấy ạ?
    - Biết nói với cháu thế nào ? Thì ba tám nghĩa là ba mươi tám ấy. À, chú hiểu rồi! Cháu vẫn chưa biết chữ số.
    - Cháu biết mà, cháu biết số 0 này, số 1 này. Cháu còn biết cả số 6 nữa nhé. Cháu nhớ cả số 9, nhưng số 38 thì cháu quên rồi.
    - Chú hiểu rồi - người thợ sơn trả lời. Thế này nhé, cháu cứ đi dọc theo hành lang và ngắm, nếu phòng nào có nhiều những em bé gái đi ra thì ở đó là nơi đăng ký học đấy, cháu hiểu chưa?
    - Cháu cảm ơn chú ?" Maruxia trả lời và một lần nữa bé chạy vào hành lang.
    Bé ngồi lên bệ của sổ. Bé nhẫn nại ngồi chờ. Bé lắng nghe. Và kìa, cuối cùng một trong những cánh cửa đã mở ra, một người phụ nữ trẻ bước ra hành lang. Người phụ nữ trẻ dắt theo tay một bé gái đội mũ trắng.
    - Con thấy không, Verotrka - người phụ nữ nói. Cô giáo mới phúc hậu làm sao, vậy mà con lại không muốn đến trường?
    Maruxia chạy nhanh vào phòng mà Verotrka vừa đi ra.
    Mắt cô bé hoa cả lên.
    Trước tiên, bé nhìn thấy bộ váy đồng phục màu nâu, vòng cổ viền trắng, yếm màu đen.
    Bộ váy được đính lên cái bảng gỗ dán, xung quanh tường dán giấy hoa. Bé thấy trong tủ kính trưng bày bộ sách giáo khoa lớp 1, bút mực, bút chì và những quyển vở - tất cả những gì cần thiết cho các bé đến trường trong buổi học đầu tiên.
    Sau cái bàn, đối diện với cánh cửa có hai người phụ nữ ngồi. Có lẽ là các cô giáo. Một cô trẻ hơn đang ghi chép gì đó trên tờ giấy lớn. Còn người phụ nữ kia già hơn, nhìn Maruxia qua cặp kính tròn. Đôi mắt đen của người phụ nữ qua cặp kính cảm giác to và khó đăm đăm.
    Người phụ nữ trẻ lên tiếng âu yếm:
    - Đừng sợ, cô bé ạ.
    - Cháu chào cô - Maruxia chào người phụ nữ.
    - Cô tên là Anna Ivanova
    - Cháu chào cô Anna Ivanova ?" Maruxia chỉnh lại
    - Còn cháu là gì? Cô giáo hỏi bé.
    - Cháu tên là Maruxia Orlova
    - Cháu đến đây làm gì vậy?
    - Cháu đi đăng ký học ạ.
    - Sao cháu lại đến đây một mình mà không có bố mẹ đi cùng ?
    - Bố cháu không có nhà, bố cháu là phi công, bố cháu vừa bay đến Zapaliare, còn mẹ cháu thì không thể đi. Hôm qua mẹ cháu hứa là hôm nay sẽ đi, còn hôm nay thì lại nói là đợi đến ngày mai.
    - Còn cháu thì lại không thích chờ đợi à? Cô giáo có mái tóc bạc hỏi bé.
    - Tất cả các bạn gái khu cháu đều đã đăng ký ?" Maruxia giải thích, mẹ cháu thì bận. Cháu tự đến và có đem theo cả giấy tờ đây ạ.
    - Giấy tờ gì? Cô Anna Ivanova hỏi
    - Giấy tờ ấy ạ.
    - Vậy cháu lấy nó ở đâu?
    - Ở ngăn tủ, trong một cái hộp nhỏ ạ. Tất cả đây ạ, cô cứ lấy những gì cô cần. Còn cái nào cô không cần thì cháu sẽ đem về nhà.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này