1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc... suy ngẫm... và sống đẹp hơn

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi thienansongtra, 05/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. scorpion66

    scorpion66 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Bài "Hãy buộc một dải ruy băng lên cây sồi già" chị Vic post lên làm em nhớ ra bài này, lâu quá không nghe lại. Và nhớ đến một người bạn nữa...
    TIE A YELLOW RIBBON ''ROUND THE OLD OAK TREE
    Dawn
    I''m coming home, I''ve done my time
    Now I got to know what is and isn''t mine
    If you receive my letters telling you I''ll soon be free
    Then you''ll know just what to do, if you still want me
    If you still want me
    Oh, tie a yellow ribbon round the old oak tree
    It''s been three long years, do you still want me
    If I don''t see a ribbon round the old oak tree,
    I''ll stay on the bus, forget about us, put the blame on me
    If I don''t see a yellow ribbon round the old oak tree
    Bus driver please look for me
    ''Cause I couldn''t bare to see what I might see
    I''m really still in prison and my love she holds the key
    A simple yellow ribbon is what I need to set me free
    I wrote and told her "please!"
    Oh tie a yellow ribbon round the old oak tree
    It''s been three long years, do you still want me
    If I don''t see a ribbon round the old oak tree,
    I''ll stay on the bus, forget about us, put the blame on me
    If I don''t see a yellow ribbon round the old oak tree
    Now the whole them bus are cheering
    And I can''t believe I see
    A hundred yellow ribbons round the old oak tree
    I''m coming home
    Và một trang web để tham khảo về biểu tượng Yellow Ribbon.
    http://www.endtimepilgrim.org/yellowrib.htm
  2. HoaPhan

    HoaPhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    ''''Xóm không chồng'''' ​
    Tôi lại về làng "đỏ" Gia hội, xã Bình Thanh Đông, huyện Bình Sơn như đã hẹn với bà con nơi đây. Làng "đỏ" gồm 51 mái nhà nhưng có đến 52 liệt sĩ, 8 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Từ ngày hoà bình lặp lại, 66 phụ nữ rơi vào cảnh goá bụa hoặc lỡ thì. Do vậy, nhiều người gọi làng đỏ là ?oxóm không chồng?. Mấy chục năm trôi qua, mái đầu của nhiều người giờ đã bạc nhưng vết thương lòng, họ vẫn còn nặng mang.

    Làng của "đội quân tóc dài"

    Buổi chiều. Ngồi thu mình trong ngôi nhà nhỏ, bà Phạm Thị Cúc đọc cho tôi nghe những câu thơ dân gian được lưu truyền ở "xóm không chồng":

    Hẹn hò kìa đã bao chừ
    Kẻ trông bể nọ, người chờ non kia...
    ...
    Đêm khuya con khóc hu hu
    Vì chưng không thể nên mẹ ru lấy chừng
    Đừng có cười duyên người len líu
    Mối tơ se một phía vì chăng...

    Cuộc đời của những phụ nữ không chồng ở làng "đỏ" Gia Hội, xã Bình Thanh Đông, huyện Bình Sơn như những con thuyền lênh đênh trên sóng nước. Nhà không có đàn ông nên mọi khó khăn đều trút lên đôi vai của họ. Quanh năm, họ lam lũ với ruộng đồng, vượt qua nỗi đau để sống.

    Làng đỏ Gia hội xã Bình Thanh Đông, huyện Bình Sơn nằm lọt thỏm giữa bốn bề ruộng lúa, dưới núi đá Hưng Hùm, cách trụ sở UBND xã chừng 1 cây số theo đường chim bay. Hiện tại, đang thời điểm xuống giống nên khắp làng ngai ngái mùi phân bò, mùi bùn non lẫn mùi mạ mới. Các cụ già nơi đây kể rằng, sau ngày giải phóng, từ đầu đến cuối làng, cỏ tranh mọc um tùm, những tán tre đằng ngà dày đặc, bít hết lối đi. Những cây to trong làng cứ lần lượt bị đốn để đóng quan tài cho bà con trong xóm. Bởi lẽ, nhiều nhát cuốc bổ xuống để trồng hoa màu va phải những quả bom còn sót lại. Máu và nước mắt lại tiếp tục đổ trên mảnh đất làng. Cả làng chỉ còn vài người đàn ông nên bà con vui miệng gọi tên làng là "làng của đội quân tóc dài". Thiếu đàn ông, "đội quân tóc dài" giúp nhau gánh đất, đốn tre, chẻ lạt trét lại nhà cửa. Mỗi mùa gieo sạ, chị em lại vần công, giúp nhau gặt hái. Cứ thế, họ nương tựa vào nhau để sống.

    Đau đáu vết thương lòng...

    Bây giờ, làng đã khác trước. Cứ mỗi năm lại có thêm vài ngôi nhà ngói mọc lên. Song, chị em vẫn còn âm ỉ nỗi đau goá bụa. Chúng tôi có mặt tại nhà cô Phạm Thị Cúc khi cô đang cọ rửa mớ xoong nồi cũ kĩ chuẩn bị cho ngày giỗ của người con trai. Cô bùi ngùi kể lại, năm 20 tuổi, tui cũng có một gia đình có đủ chồng con như bao người phụ nữ khác. Khi đứa con ra đời cũng là lúc chồng tui tập kết ra miền Bắc, rồi từ đó mãi mãi không về. Tui một mình thân cò lặn lội nuôi con nên người. Ác thay, gần đến ngày giải phóng, một trái bom đã vĩnh viễn cướp đi thằng con trai duy nhất của tui. Lúc đó, nó mới ngoài 20 tuổi chứ mấy.

    Khi ấy, ngôi nhà của cô bị địch niêm phong. Chúng còn nhẫn tâm bắt heo, lừa bò, tịch thu cả quần áo, chén, dĩa. Cô dựng lều ở tạm giữa đồng. Để có gạo nuôi con, cô phải chặt tre, cắt tranh rồi gánh xuống chợ Bờ ở xã Bình Châu bán lấy tiền. Làng vắng bóng đàn ông nên đi đâu cũng gặp phụ nữ và con nít,...

    Mấy chục năm sau ngày giải phóng, phụ nữ goá bụa, lỡ thì ở thôn Gia hội cứ nhiều thêm. Bởi lẽ, những người con gái được sinh ra trong chiến tranh, do ảnh hưởng của lửa đạn nên sức khoẻ bị suy sụp, bệnh tật liên miên. Do vậy, họ không thể lập gia đình như bao phụ nữ khác. Gia đình cô Lê Thị Phê là một ví dụ. Cô Phê có 3 người con gái thì 2 người phải chịu cảnh lỡ thì. Chị Nguyễn Thị Công, con gái cô Phê nghẹn ngào: mấy chục năm nay, tui bị bệnh tai biến vùng đầu hành hạ. Tui đã chạy chữa ở khắp các bệnh viện trong Nam, ngoài Bắc nhưng ở đâu bác sĩ cũng "chê". Bây giờ, tui như thứ bỏ đi rồi. Có những lúc đi ra đường thấy vợ chồng người ta hạnh phúc bên nhau, tui cũng thèm muốn có được một người chồng để chia sẻ buồn vui. Tôi muốn được làm vợ, làm mẹ lắm chứ. Nhưng, mình bệnh tật thế này, có lấy ai cũng chỉ làm khổ người ta. Thôi thì, đành "ở vậy".....

    Bệnh tật làm chị gầy còm, khô đét, đôi mắt thẳm buồn.

    Cũng với suy nghĩ ấy nên chị ruột của chị Công là chị Nguyễn Thị Thảo, giờ đã lỡ thì. Hiện tại, 3 mẹ con đang nương tựa nhau để sống trong ngôi nhà không có đàn ông.

    Đứa con mang họ mẹ...

    Lang thang trong "xóm không chồng", tôi còn gặp những đứa trẻ mang họ của mẹ. Cháu Đỗ Thanh Sơn cho biết, từ nhỏ đến giờ, cháu chưa một lần được gặp cha. Nghe nói, cha cháu có gia đình ở Đắc Lắc hay Kon Tum gì đấy. Dứt lời, Sơn đưa mắt ngó ra cánh đồng làng. Chị Đỗ Thị Thân, mẹ của Sơn nhắc lại mối tình "chắp vá" ngắn ngủi của mình: Khi tui và anh ấy quen nhau được 1 năm, biết tui có thai, anh ấy đã lẩn tránh. Nhiều lần, tui định tự tử cho xong nhưng mỗi lần chạm tay vào bụng thì lại không còn can đảm. 23 năm qua, tui lầm lũi nuôi Sơn khôn lớn. Chị đưa mắt nhìn con, cái thằng không cha vậy nhưng ngoan lắm, nó tốt nghiệp ngành Trung cấp bưu điện tháng 9 năm rồi, bây giờ đang xin việc làm.....

    Tôi rời khỏi "xóm không chồng" khi mặt trời khuất dần sau núi đá Hưng Hùm, chỉ còn vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi...

  3. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa giao thông
    Hãy đọc và nghe để sống ngày càng ý nghĩa và tốt hơn ....

    Tổng kết tai nạn giao thông đường bộ trong năm 2006 cho biết, đã có hơn 12.600 người chết, 11.253 người bị thương. Như thế là số người bị tai nạn giao thông nhiều gấp... 100 lần số người bị tai nạn bão số 9!
    Chỉ khác nhau là bão đến và gây tai nạn trong một lúc, còn tai nạn giao thông "rải đều" suốt trong năm. Đã có những ý kiến lo âu, nếu "căn bệnh" tai nạn giao thông nghiêm trọng như thế này không thuyên giảm, thì khả năng hội nhập của Việt Nam vào thế giới sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trong bài thơ mới đây nhất của mình viết về nỗi đau khi vị giáo sư toán học người Mỹ bị chấn thương nặng sau một tai nạn giao thông tại Hà Nội, và sau cái chết đau đớn, cũng vì tai nạn giao thông, của GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, anh Điềm đã gọi tên "thủ phạm" gây ra những tai nạn thương tâm kia là "sự hung bạo". Mạnh ai nấy đi, bất chấp luật lệ, bất chấp người đồng hành. Đất nước ta đang bắt đầu phát triển, những phương tiện lưu thông trên đường ngày càng nhiều hơn, ngày càng hiện đại hơn, nhưng cái "văn hóa giành đường lấn đất, mạnh ai nấy chạy" gần như vẫn còn nguyên, rất ít thay đổi. Đường sá đã trở nên chật chội hơn nhiều, xe máy phóng với tốc độ cao gấp nhiều lần xe đạp hay ba gác, xích lô, nhưng "văn hóa giao thông" thì tiến rất chậm. Hay nói cho đúng, chúng ta chưa bao giờ quan tâm gì tới "văn hóa giao thông", cứ như loại văn hóa ấy không hề có trên đời, và ai nói ra thì chỉ là những kẻ "gàn". Nhưng văn hóa giao thông là có thật. Nó hòa nhập trong các ứng xử văn hóa khác của con người, nhất là con người đô thị, nhất là ở những đô thị hiện đại. Nếu có dịp ra nước ngoài, ta sẽ thấy, người ở các nước phát triển điều khiển phương tiện giao thông như thế nào ? Và họ đối xử với nhau, những người cùng lưu thông trên đường với mình, ra sao ? Tôi đã có hơn một lần chứng kiến cách chạy xe từ tốn, những hành xử nhường đường, nhường chỗ rất văn hóa của những người chạy xe ở các nước phát triển. Cái cách họ nói với nhau khi nhỡ có va quệt cũng khiến tôi thấy nhẹ lòng: họ luôn cư xử như những người tử tế. Cũng vì họ biết, phía trên họ là pháp luật, với những quy định nghiêm minh, rõ ràng, và cũng "phía trên" họ theo nghĩa đen, là những camera tự động trên các xa lộ thường xuyên quan sát nhất cử nhất động của họ. Người ở các nước phát triển hiểu sâu sắc một điều: mình quý mạng sống của mình bao nhiêu thì cũng phải biết quý mạng sống của người khác bấy nhiêu. Chỉ khi thấu hiểu điều ấy, và cũng hiểu, pháp luật không dung tha cho bất cứ ai dù ở bất cứ cương vị nào, được "ưu tiên vi phạm pháp luật", trong đó có luật giao thông, thì người ta sẽ biết điều chỉnh, với mình, và với người khác, để những sự lưu thông trên đường đúng nghĩa là "lưu thông". Văn hóa giao thông, làm sao để có ? Điều này tôi nghĩ không thể ngày một ngày hai. Nhưng nếu không nghĩ tới, và không khiến người giao thông trên đường có được văn hóa này, thì tai nạn giao thông sẽ còn rất lâu mới có thể giảm thiểu.
    Thanh Thảo
    Thanhnien online
  4. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0


    "Tính kiên trì và sức chịu đựng là những đức tính cần thiết để đánh đổ những thói xấu cũ". Singapore ngày nay. Ảnh: www.asianinfo.org
    Vận động chống khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
    Trong chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến UBND TP. Bắc Kinh năm 1976, trong phòng khách nơi họ tiếp đón chúng tôi có rất nhiều ống nhổ. Một vài nhà lãnh đạo TQ đã thực sự sử dụng chúng. Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình tới thăm Singapore, chúng tôi đã chuẩn bị một ống nhổ màu trắng xanh đời nhà Minh. Mặc dù chúng tôi đã đặt nó sát bên ghế của ông ta trong phòng hop, nhưng ông ta không sử dụng nó. Dường như ông ta biết rằng, người Singapore gốc Trung Quốc không nhổ.
    Trong những năm 60, tôi đã khởi xướng một cuộc vận động chống khạc nhổ. Nhưng thậm chí trong những năm 80, một vài tài xế tắc xi vẫn khạc nhổ ra khỏi cửa sổ và một vài người vẫn khạc nhổ trong chợ cũng như trung tâm ăn uống. Tôi vẫn bền lòng và tiếp tục phổ biến thông báo vào các trường học và trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng rằng khạc nhổ sẽ làm lây lan dịch bệnh, như ho lao chẳng hạn. Ngày nay, chúng tôi nhận thấy rất ít người khạc nhổ nơi công cộng?.
    Nỗ lực xoá bỏ những thói xấu khác
    Cơ sở hạ tầng cơ bản dễ cải tiến hơn cung cách cộc cằn của người dân. Nhiều người trong số họ đã rời khỏi những nhà xí tạm bợ chỉ với một cái lỗ dưới đất và một cái gầu để đến những căn hộ cao tầng, với điều kiện vệ sinh hiện đại. Nhưng cách cư xử của họ thì vẫn như cũ. Chúng tôi đã phải làm việc cật lực để xoá bỏ việc vứt rác bừa bãi, những âm thanh ồn ào, thái độ thô lỗ và hướng dẫn người dân trở nên ý tứ và lịch sự hơn.
    Tính kiên trì và sức chịu đựng là những đức tính cần thiết để đánh đổ những thói xấu cũ? Để khắc phục thái độ dửng dưng nơi công cộng, chúng tôi giáo dục trẻ em trong trường bằng cách dạy chúng trồng cây, chăm sóc cây và trồng vườn. Chúng mang thông điệp học được về nhà cho cha mẹ chúng.
    Nếu chúng tôi không nỗ lực thuyết phục dân chúng thay đổi cách sống thì hẳn là chúng tôi có một xã hội thô lỗ hơn, khiếm nhã hơn, tục tĩu hơn. Chúng tôi không được coi là một xã hội có học thức, có văn hoá nếu không tự xấu hổ để bắt đầu cố gắng trở thành một xã hội có học thức, có văn hoá trong thời gian ngắn nhất có thể. Đầu tiên, chúng tôi giáo dục và hô hào dân chúng. Sau đó, khi đã thuyết phục và lôi kéo được số đông, chúng tôi lập pháp để trừng phạt những thiểu số ngoan cố. Điều này đã khiến Singapore trở thành một môi trường sống thú vị hơn.
    vietnamnet online
  5. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Nơi đặt niềm tin
    TTO - Một buổi trưa đã khá lâu rồi, đang đi ngon trớn thì bánh sau xe tôi bị xẹp, không phải hết hơi thông thường vì tính đuểnh đoảng của tôi, có thể là cán đinh hay đá dăm gì đấy...
    Nhìn quanh, tôi chỉ thấy một góc sửa xe nhỏ bên vệ đường nơi giao lộ Võ Văn Tần ?" Trương Định.
    Vội vã đẩy xe đến và leo lên lề thì chợt nhận thấy những người xung quanh đó đang ra sức xua tay chừng như không muốn cho tôi tiếp cận người thợ. Chưa hết ngạc nhiên thì người thợ từ nãy đang lúi húi tìm cái gì trong hộp đồ nghề bỗng quay lại.
    Không phải khuôn mặt khắc khổ, da đen nhẻm và nhăn nheo những ?ohọa tiết? của cực nhọc thời gian, mà hơn thế nữa. Nó mang nét đau đớn, căng thẳng của những sợi thần kinh điều khiển hoạt động cơ mặt, cái môi to trề ra, từ đó nước dãi nhỏ ra như sợ sự nhăn nhúm trên chưa đủ minh chứng! Và ánh mắt thì? không chỉ buồn phiền mà còn mang thêm ánh giận dữ. Giận dữ vì điều gì? Sự tật nguyền của cơ thể? Cảnh khổ cực phải phơi mình ngoài trời? Hay điều gì khác nữa?...
    Tôi không biết, nhưng ngay lúc đó tôi bỗng cảm thấy sợ khiến ngần ngừ một lúc. Những người xung quanh lúc này đã thay những cử chỉ ra dấu lịch sự bằng: lời xì xầm ?oXì ke đấy. Đem xe vào nó phá hết?, ?oĐi lên kia một chút kìa, góc Lê Quý Đôn có chỗ sửa. Sáng giờ nó phá 3 chiếc rồi đấy?.
    Nhưng nếu thế thì những dụng cụ sửa xe đó để làm gì, vẻ mặt đau đớn ấy nữa và tôi quyết định vẫn dắt xe lên cho ông ta sửa. Quả thật lời cảnh báo có vẻ không phải thừa khi bàn tay ông ta chậm chạp lần từng dụng cụ để lấy cái mỏ vịt dùng nạy ruột xe. Trong quá trình nạy, không ít lần ông ta phải dừng lại lấy ống tay cáu bẩn quẹt nước miếng, thậm chí cả dừng lại để thở dốc! Lôi được cái ruột ra ông lại nặng nhọc dùng bơm hơi bơm lên và lần từng chút để tìm lỗ xì?
    Tổng cộng thời gian tôi mất để vá cái lỗ mọt thông thường là 45 phút! Tuy vậy, nào đã hết khi cho ruột xe vô lại không biết vì lý do gì mà vòi bơm không thể nhét vào, mặc người đàn ông khốn khổ này hì hụi lau nước bọt và hì hụi thở. Rồi ông ta lại vặn vặn đầu bơm, vỗ vỗ vỏ xe bên này bên kia để tìm tâm điểm nhằm nhét cái ruột vào lại. Phải thêm 20 phút nữa để công ?" phu ?" vá ?" bánh được gọi là hoàn tất!
    Tiền công tôi phải trả là sáu ngàn, không đắt so với công sức nãy giờ người đàn ông này phải bỏ ra. Duy một điều khi nhận tiền, mắt ông đã không còn ánh giận dữ, mà thay vào là vẻ hài lòng song cũng mệt nhọc. Lên xe rồi, ngoái nhìn lại vẻ chậm chạp, khổ sở đang thu những dụng cụ để ?ophá? xe tôi trước đó tôi hiểu mình đã hành động đúng.
    Có thể ông xì ke (nhưng đây là điều tôi tin chắc rằng không phải), ông bệnh hoạn, có thể ông cũng từng ?ophá? xe người khác trước đó (do hư hỏng quá phức tạp chẳng hạn) như những người xe ôm, bán hàng quanh đó đã cảnh báo, song ông vẫn mong muốn được tiếp tục hòa nhập cuộc sống, kiếm từng đồng lẻ một bằng sức lao động, bằng những khả năng mà ông có - trong khi một cái ca hay cái nón sẽ có thể khiến ông ?onhàn? hơn.
    Đôi khi vì sự cầu toàn mà chúng ta vô tình dập tắt khát khao chính đáng của những người kém may mắn khi họ đang nỗ lực chứng minh bản thân mình...
    BÙI NGUYỄN QUÝ ANH
  6. tast

    tast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Lụm bài này tặng chị em nhà mình nhân dịp 8/3
    Sức mạnh của phụ nữ
    Ai bảo phụ nữ thường hay yếu đuối và dễ mềm lòng? Hoàn toàn sai! Nếu như đàn ông thể hiện sức mạnh của mình ở cái vẻ bên ngoài thì ngược lại, phụ nữ có một sức mạnh ngầm rất lớn ở trong tim.
    Mỗi phụ nữ tuy khác nhau về chiều cao, sắc đẹp, cân nặng... nhưng lại rất giống ở lòng vị tha, nhẫn nhịn, hy sinh và một tình yêu vô điều kiện dành cho người mình yêu.
    Phụ nữ dịu dàng, mảnh mai nhưng không thiếu lòng dũng cảm. Họ sẵn sàng chiến đấu vì những gì họ tin tưởng và không bao giờ trả lời ?okhông? khi họ tin rằng vẫn có thể.
    Phụ nữ mỉm cười khi lòng mình tan nát, hát lên khi tâm hồn tràn ngập nỗi buồn đau, nhưng họ lại khóc vì hạnh phúc.
    Phụ nữ có trái tim nhạy cảm với từng chút nỗi buồn và niềm vui, nhạy cảm đến mức ngỡ như là yếu đuối. Nhưng tâm hồn của họ vẫn chứa chan niềm tin và nghị lực, cho họ đủ sức mạnh để đứng vững một mình nếu cần. Nhưng phụ nữ cũng biết rằng một nụ hôn dịu dàng và một cái ôm thật chặt có thể chữa lành một trái tim tan vỡ...
    Phụ nữ là người yêu, người vợ, người mẹ nhưng cũng là người bạn, người thầy...
    Phụ nữ khiến cho thế giới này, cuộc sống này tồn tại và chuyển động. Quả thật, sức mạnh ngầm của phụ nữ đáng để cho nhân loại kính phục.
    (Sưu tầm)
  7. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Một đất nước đang từng bước chuyển mình và bay lên :

    ?oNăm mới quyết làm cho nước mới
    Non sông Hồng Lạc gấm thêm hoa?.
    [
    img]http://www9.ttvnol.com/uploaded2/vic_ptn/652120.jpg[/img]
    Bay lên Việt Nam​
  8. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
  9. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Giả sử có người tặng bạn một cây bút, một cây bút còn phong kín. Bạn không thể thấy được có bao nhiêu mực trong đó. Nó có thể hết mực sau vài dòng viết thử đầu tiên nhưng cũng có thể còn thật nhiều mực đủ để viết nên một kiệt tác để đời.
    Bạn không hề biết điều đó trước khi đặt bút. Với luật chơi như vậy. Bạn phải nắm lấy cơ hội! Thay vì nắm chiếc bút trong tay. Bạn có thể đặt nó vào giá hoặc trong ngăn kéo và rồi nó cũng sẽ khô mực mà chưa hề được sử dụng. Nhưng nếu bạn quyết định sử dụng nó, bạn sẽ làm gì với nó?
    - Bạn sẽ trù tính và lên kế hoạch trước khi viết? Những kế hoạch này có mênh mông quá đến nỗi bạn không thể nào đặt bút chăng?
    - Bạn sẽ viết ngay, để rồi vật lộn với những dòng chữ tuôn tràn cuồn cuộn muôn hướng cuốn hút bạn đi theo?
    - Bạn sẽ viết một cách cẩn trọng, như thể cây bút có thể hết mực ngay, hay bạn tin rằng cây bút đó sẽ mãi mãi còn mực?
    - Bạn sẽ viết về tình yêu hay lòng thù hận? Hạnh phúc hay khổ đau? Cuộc sống hay chết chóc? Viết tất cả mọi điều hay chỉ viết vớ vẩn?
    - Bạn sẽ viết để làm vui cho mình hay làm đẹp lòng người khác? Hay làm vui cho chính mình bằng cách viết cho người khác?
    - Bạn sẽ viết những dòng run rẩy yếu ớt hay đậm nét rực rỡ? Viết giản dị hay hoa mỹ?
    - Bạn sẽ viết ngay ngắn hay viết không theo hàng lối nào cả?
    Có thật nhiều điều để cân nhắc phải không? Bây giờ, giả sử có người tặng bạn một cuộc sống?
    Theo Internet
  10. vibot_telematic_bk3_qn

    vibot_telematic_bk3_qn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Năm Đinh Hợi, thông điệp đầu Xuân
    (VietNamNet) - Bính Tuất đã khép lại với câu chuyện về một đất nước của chiến tranh và đói nghèo đã hội nhập cùng năm châu trong một vị thế mới. Đinh Hợi đang đến gần với thử thách bản lĩnh thế hệ lãnh đạo và toàn dân tộc tự vượt qua chính mình để chung tay đưa VN thoát nghèo, để tự tin ngẩng cao đầu đứng chung với thế giới trên một sân chơi bình đẳng.

    Những sự kiện chính trị nổi bật năm 2006
    Nghe ca khúc: Bay lên Việt Nam
    http://nhacviet.vietnamnet.vn/vn/nha...241/index.aspx
    Đến giờ phút này, không cần phải nói nhiều thêm nữa về năm 2006! Một năm đặc biệt. Năm diễn ra liên tiếp nhiều sự kiện có ý nghĩa trọng đại với vận mệnh dân tộc. Một thế hệ lãnh đạo mới được chuyển giao đang tràn đầy sức trẻ, nhiệt huyết và quyết tâm hành động. Một nền kinh tế đang phát triển đã bước vào đường đua toàn cầu trong vị thế đua tranh sòng phẳng và toàn diện với 149 nền kinh tế khác. Một tầm vóc Việt Nam tự tin khi đảm đương vai trò chủ nhà của Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, nơi quy tụ những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, để bắt đầu một vị thế sòng phẳng khi bước vào "biển cả" kinh tế toàn cầu.
    Trò chuyện cuối năm với VietNamNet, Thủ tướng *************** kể, khi tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos vừa qua, ông không đăng ký gặp ai cả mà chính lãnh đạo nhiều nước lớn, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chủ động đăng ký gặp Thủ tướng Việt Nam. Trong khi, chỉ dăm năm trước đây, chính ông muốn đăng ký gặp mà "chưa chắc họ đã tiếp".
    Bởi, chẳng ai mặn mà tiếp đón đại diện một nước còn đang lo "chạy ăn từng bữa". "Không có thành quả của 20 năm Đổi Mới, không có sức hấp dẫn của một thị trường đang nổi với hơn 80 triệu dân, chúng ta không có tư thế này để nói chuyện với họ", người đứng đầu Chính phủ kết luận.
    Một Bính Tuất đã khép lại với những sự kiện lớn tạo nên tầm vóc mới, vị thế mới Việt Nam. Nhìn lại một năm cũ với nhiều thành tựu để tự hào, để bước vào một năm mới với niềm tin cùng quyết tâm vượt lên những thách thức của thời đại và của chính bản thân mình.
    Cũng trong cuộc trò chuyện cởi mở với VietNamNet nhân dịp cuối năm, người đứng đầu Chính phủ đã tâm sự rất thật lòng rằng điều ông lo ngại nhất là "tâm lý tự mãn với những thành tựu đã đạt được sẽ ngăn cản bước tiến của đất nước vào tương lai".
    Khi đó, chúng ta sẽ không làm gì nhiều để nâng cao chính mình mà thay vào đó lại tỏ ra đầy tự hào với những thành tựu hiện có và trở nên một chủ thể khó có thể chấp nhận được của một thế giới toàn cầu hoá.
    Mối quan ngại của Thủ tướng là có cơ sở khi quan điểm tự thoả mãn này trước đây đã từng tồn tại vào giữa những năm 1990, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đã khiến Việt Nam phải cân nhắc lại các chính sách FDI và chính sách kinh tế vĩ mô trong nước.
    Những thành tựu của 20 năm Đổi mới là không thể phủ nhận, nhưng nói như Thủ tướng ***************: "Chúng ta còn thua kém người quá xa".
    "Trên thế giới, Việt Nam vẫn xếp trong nhóm 40 nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam vẫn đứng thứ 7". Một dân tộc hơn 80 triệu người nhưng GDP hàng năm chỉ là 60 tỷ USD.
    Còn, phía sau những lộng lẫy của các đô thị mới nổi, "dân mình vẫn còn khổ, còn nghèo"
    Chỉ cần không đầy 1 ngày "vi hành" về Hà Giang, người đứng đầu Chính phủ đã thấy "trên 40% dân số thuộc diện nghèo đói". Con số đó có thể chỉ là con số báo cáo, nhưng một đối cảnh so sánh vẫn khiến bất cứ ai chạnh lòng. Chính Thủ tướng, đã không ít lần chứng kiến những quan chức thuộc cấp của mình, những giám đốc doanh nghiệp "miệng kêu lỗ nhưng mâm cỗ xa hoa, toàn sơn hào hải vị, rượu ngoại chảy tràn".
    Làm gì để 80 triệu dân đều được thụ hưởng những thành quả của tăng trưởng kinh tế? Làm gì để mỗi cán bộ, mỗi người dân thấm thía sự nghèo mà quyết chí vươn lên?
    Câu hỏi đó, một mình Thủ tướng không thể trả lời!!!
    Cần nhiều hơn thế, là sự dũng cảm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội: Dám nhìn thẳng vào những khuyết tật đang hiện hữu, tự đổi mới chính mình để vượt qua thách thức và đi lên một cách vững chắc.
    Đó là một hành trình đầy nhọc nhằn nhưng hành trang mang theo là sự đồng thuận của toàn dân tộc. Nói như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, "một sự đồng thuận có thể so sánh được với thời kỳ Cách mạng tháng Tám, khi toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
    Trong cuộc đua tranh sòng phẳng và toàn diện với những người mạnh hơn, lớn hơn, không thể chỉ biết dựa vào sự phong phú của tài nguyên, vào đồng vốn ít ỏi có được hay đi vay mượn bên ngoài mà phải biết dựa vào tri thức, trí tuệ của toàn xã hội, đó là nguồn lực và tiềm năng lớn nhất.
    Đứng trước đòi hỏi ấy, bất cứ người lãnh đạo có trọng trách cũng đều phải có trách nhiệm huy động và phát huy cao nhất, chăm lo hơn lúc nào hết công tác đào tạo nguồn lực không thể thay thế ?" nguồn lực con người.
    Trách nhiệm lãnh đạo đất nước này hiện nay cũng không thể chỉ thấy năng lực và trí tuệ của riêng mình, của Đảng mà còn trên 80 triệu đồng bào trong nước và hàng triệu người Việt ở nước ngoài. Nhất thiết phải huy động, trọng dụng nhân tài, phát huy trí tuệ của toàn dân tộc vì sự nghiệp xây dựng Việt Nam cường thịnh.
    Xin được trích lại lời của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người luôn tha thiết với sự nghiệp đoàn kết, hoà hợp toàn dân tộc như một bức thông điệp đầu năm:
    "Vì độc lập tự chủ, chúng ta đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, không phân biệt người Việt trong hay ngoài nước, không phân biệt chính kiến, quá khứ. Chúng ta đã khép lại quá khứ với cả những quốc gia thù nghịch cũ (Pháp, Mỹ, Trung Quốc) thì không có lý do gì không thể khép lại quá khứ giữa những người Việt Nam chúng ta với nhau.
    Đã đến lúc mọi người Việt Nam gạt bỏ những phân biệt, chia rẽ do quá khứ để lại. Về phần mình, Đảng cần thể hiện trách nhiệm của mình trước lịch sử, nắm lấy cơ hội để gắn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc và sức mạnh thời đại vào chính thời điểm có một không hai này".
    Sự ưu tư của 1 vị Thủ tướng đương nhiệm, và 1 vị Thủ tướng tướng tiền nhiệm, vẫn còn nguyên góc nhìn: "Mỗi người Việt cần phải làm gì, để Việt Nam vươn mình, trước những cơ hội lớn đang mở ra"?
    Khi đó, dù không có những sự kiện lớn, Việt Nam của năm Đinh Hợi vẫn sẽ là câu chuyện đầy hấp dẫn để kể với thế giới và để Việt Nam cất cánh bay lên.
    VietNamNet

Chia sẻ trang này