1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc thì biết !( cứ thế nhé )

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi amateur20, 02/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Đọc thì biết !( cứ thế nhé )

    Số là amateur mỗ có một thằng bạn thời còn ở Hắc Mộc Nhai (tầng 4-B5 KTX Đại học TH), hồi đó thằng này được cái chữ tốt nhưng văn không hay, ngược lại với bạn đấy nhé : nhưng sau thời đó, hận đời hắn bế quan ở nhà vài năm, công phu tăng lên bội phần đã đạt 10 phần hỏa hầu!

    Lần tái xuất giang hồ này của nó ở trên Cõi 4rum http://vhn.com làm cho mọi người đều kinh ngạc và phục sát đất!

    Bạn không tin hãy đọc thử vả cho ý kiến ?



    Bạn thân mến,
    Thực tình lá thư tôi viết cho bạn đây là một phần của lá thư mà tôi định viết cho một cô bạn, nhưng chiều nay đã có một chuyện tình cờ đã làm thay đổi ý định của tôi. Tôi đã định viết ngay vào buổi chiều, nhưng lại có việc riêng phải làm ngay vì vậy lúc này đây gần nửa đêm tôi mới có điều kiện viết cho bạn. Tuy nhiên, như thế lại thành hay vì tôi có thêm thời gian suy nghĩ chọn lựa các dữ kiện để viết, đồng thời cũng nghĩ cách sắp xếp sao cho bài viết thật xuôi tai. Tôi quyết định viết thư này mong được cùng bạn chia sẻ một điều gì đó.

    Bạn thân mến đã bao giờ bạn tự hỏi chúng ta sinh ra từ đâu, chúng ta sống, làm việc vì cái gì? Và chúng ta nên sống như thế nào? Chúng ta sống phấn đấu và làm việc vì cái gì là những điều mà tôi luôn băn khoăn tự hỏi. Và cho đến bây giờ vẫn chưa hoàn toàn tìm được câu trả lời thực sự, nhưng ít nhất cho đến bây giờ thì tôi cũng đã trả lời được phần nào. Mỗi người có suy nghĩ quan điểm riêng của mình - tất nhiên rồi, vì mỗi chúng ta là một cá thể độc lập mà! - nên xin được không bàn đến điều đó ở đây. Có rất nhiều lý do kiến tôi luôn băn khoăn tìm câu trả lời, một vài trong số chúng là như sau:

    Đầu tiên có lẽ là những suy nghĩ bắt nguồn từ một vài vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. Xin được mạn phép bạn nói lại một vài điều nghe thì có vẻ như mang lĩnh vực chuyên môn nhưng thực ra gần như ai cũng biết, tuy nhiên tôi vẫn cứ xin phép nhắc lại cho bài viết được theo một trật tự. Theo những nghiên cứu vật lý vũ trụ của khoảng 30 chục năm trở lại đây thì toàn bộ các thiên hà, hành tinh - hay nói tóm lại là vạn vật - được cấu tạo từ các hạt vô cùng nhỏ, vô tri vô giác. Các hạt này kết dính với nhau theo năm loại tương: như tương tác hấp dẫn, tương tác tĩnh điện, tương tác từ, tương tác mạnh và tương tác yếu. Từ những hạt nhỏ bé vô tri vô giác đó hình thành lên tôi, lên bạn và cả thế giới muôn màu sắc này? Tại sao từ những hạt nhỏ bé như vậy lại tạo ra tôi biết suy nghĩ và viết những dòng này, hay cho bạn đọc và suy xét tôi viết nó là hay hay dở. Bạn có ngạc nhiên không ?

    Về mặt không gian thì trái đất chỉ là hạt cát nếu mặt trời là quả bóng rổ và chả là gì so với toàn bộ vũ trụ bao la kia. Bản thân chúng ta lại quá bé nhỏ so với trái đất. Thế nhưng những con người nhỏ bé như chúng ta lại có thể tồn tại, suy nghĩ về toàn bộ vũ trụ, về sự hình thành và phát triển của nó. Tại sao lại có thể như thế, tại sao một cá thể -một bộ phận của vũ trụ-như chúng ta lại có suy nghĩ về sự tồn tại của cái toàn bộ?

    Về mặt thời gian, theo các nhà khoa học, vũ trụ của chúng ta mới chỉ hình thành cách đây khoảng 15 tỉ năm. Nhưng sự sống mới chỉ bắt đầu tồn tại khoảng vài trăm triệu năm. Nếu làm một phép so sánh: Giả sử tuổi của vũ trụ như một ngày 24 giờ, thì mãi tới 5h Mặt trời và Trái đất mới xuất hiện. Con sứa bước ra sân khấu lúc 23h2, cá xuất hiện lúc 23h22, chim và bò sát lúc 23h 41. Những con khủng long đi qua lúc 23h45 và rời sân khấu 9 phút sau đó. Khỉ xuất kiện lúc 23h58 và con người chỉ bước ra chỉ trước nửa đêm có 11,5 giây. Còn con người văn minh và công nghệ của bốn ngàn năm trở lại đây chỉ chiếm vài phần trăm của giây cuối cùng trong ngày, chừng một chớp sáng của đèn flash. Cũng từ các dữ kiện cho thấy rằng mặt trời của chúng ta sẽ "chết" sau 9 tỉ năm nữa. Nếu không có áng sáng mặt trời trái đất sẽ lạnh âm hơn 200 độ, mọi vật sẽ trở lên vô cùng lạnh giá đến nỗi không thể tồn tại được, liệu khi ấy con người chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta sẽ sống và tồn tại như thế nào khi vũ trụ vẫn tiếp tục nở mãi, càng ngày càng lạnh đi và ngày càng trỗng rỗng, các ngôi sao cũng lần lượt tắt dần? Còn tuổi đời của tôi và bạn chắc gì đã vượt quá được 100 năm ?

    Bạn thấy không ? Về không gian và thời gian con người thật quá bé nhỏ. Về mặt cấu tạo chúng ta khác các loài khác ở chỗ nào? tại sao lại có sự khác biệt đó, ỹ nghĩa của sự khác biệt là gì? Cái gì đã làm cho con người biết suy nghĩ, biết cảm thông ? và đặc biệt là biết yêu ? Thật khó hiểu phải không bạn ?

    Tạm xa cái môn vật lý không lấy gì làm thi vị đó hãy xem lại chính cuộc sống của chính chúng ta nhé. Bạn có bao giờ đế ý xem bạn làm được bao việc có ích trong một ngày không ? Tôi chỉ làm được thường thì không qua năm việc có ích trong một ngày thôi: như đi dạy, làm một bài TOEFL, viết thư trao đổi với bạn bè hoặc đồng nghiệp, hoặc làm một phần công việc ở cơ quan. Nhằng cái là hết một buổi sáng, rồi buổi chiều, rồi lại đi ngủ và lại một ngày mới bắt đầu. Vừa đầu tuần lại đã nghỉ cuối tuần. Nếu điểm qua một tháng thì cũng chẳng thấy có khá hơn gì. Ví dụ như công việc vài tháng vừa rồi của tôi: tháng hai thì thi xong một vòng của VEF là quan trọng, định là xem trước Form nhập học của các trường, viết cái Statement of Purpose, tìm hiểu về các giáo sư để sau này apply cho khỏi cập rập rồi cũng không làm được. Tháng ba thì thi xong TOEFL và đang đợi kết quả, cũng đã viết xong mấy cái Statement of Purpose đâu? Còn nếu bạn để ý một chút bạn sẽ thấy là bạn còn nhớ như in tết năm ngoái bạn đi những đâu, gặp ai làm những gì từng ngày một, thậm chí là bạn có thế nhớ sáng mùng một tết VTV3 chiếu phim gì, đúng không? Chẳng hạn như sáng mùng một năm 2003 VTV3 chiếu ?oTết này ai đến xông nhà?. Tôi đã để ý khoảng 8 năm trở lại đây năm nào ngày mùng một cũng có một chút mưa xuân. Xa hơn nữa, tôi còn nhớ như in cái ngày đầu tiên tôi vào lớp 10, hình ảnh cậu bạn tên Tuấn lúc ấy đang lúng túng bước vào lớp, tình cờ nó ngồi đúng bàn của tôi. Rồi hai đứa chơi thân với nhau, cũng có khi giận nhau nữa. Tôi vẫn còn buồn cười khi nhớ lại một lần trong giờ Anh văn, thằng Tuấn đang ngủ ngục trên bàn thì bị cô giáo gọi đứng giậy đọc bài. Tôi chêm ngay một câu rõ to trước lớp: "Thưa cô bạn Tuấn đang ngủ ạ". Thế rồi "anh Thu" ngồi ngay cạnh gọi nó dậy. Đứng lên thì lúng ba lúng búng. Cả lớp hôm đấy được trận cười thôi rồi luôn. Nó giận tôi cả tuần liền! Tôi cũng còn nhớ những ngày tôi với nó là cặp bài trùng đá cầu sau mỗi buổi học, hay những buổi hai đứa trốn học chính khóa về nhà ? ngủ. Chúng tôi hay trốn đến nỗi, bác chủ nhà của tôi nhớ nó ở mỗi cái tính tốt là dễ ngủ. Tám năm đã trôi qua rồi bạn ạ. Một phần mười cuộc đời người đã trôi qua. Năm nay tôi 23, bạn cũng vậy, nghĩa là 2 phần bảy cuộc đời đã trôi qua mà chúng ta chưa làm được gì nhiều. Sao thời gian trôi nhanh thế không biết? Thế mà có phải ai cũng có thể sống được hết quãng thời gian ít ỏi đó đâu?

    Chiều nay khi vừa đi làm về tôi tranh thủ vào công viên Lê-nin chạy bộ, gần hết vòng hồ tôi thấy một đám đông lớn xung quanh một xe cấp cứu. Kẻ đứng, người ngồi đang bàn luận râm ran. Tôi thấy một ông tài xế đang ngồi trong xe, phía trước một nữ bác sĩ đang chống một chân vào đầu xe vặn mình và đang nói chuyện với một vài người tập thể dục vây quanh. Tôi đoán là có người cấp cứu trong công viên nên người ta mới phóng cả xe vào khu vực cấm như vậy. Tuy vậy tôi cũng không ham nhìn, nhưng một cậu trạc tuổi tôi chạy ngay trước nhảy lên ngó vào trong thùng xe xem chuyện gì xảy ra? Khi chẳng thấy bác sĩ lẫn bệnh nhân trong xe anh ta quay sang hỏi một người gần đó: "Chuyện gì thế?". Tôi nghe có người nói có người bị đau tim, rồi lại có tiếng của ai đó nói ?oNó chết rồi nằm gốc cây kia kia?. Ôi trời ơi, tôi gật bắn. Vừa chạy vừa liếc qua, tôi thấy người ta phủ lên mặt cho một câu thanh niên có lẽ ít tuổi hơn tôi một cái áo phông vẫn còn ướt mồ hôi của một ai đó tốt bụng đã cởi ra cho. Hai tay cậu ta vắt lên ngực, chân chụm lại co qoắp. Da chân tay hơi đen, và trắng bệch ở các bụng chân và tay. Cậu ta được đặt lên thàm cỏ cuối xuân xanh non, đầu gối vào gốc cây. Tôi sợ đến nỗi không dám lán lại lâu. Cả tiếng đồng hồ sau tôi vẫn thấy người ta xúm quanh đó vì không ai biết anh ta ở đâu mà báo cho người nhà. Tôi nghe nói anh ta đang chạy tự dưng lại ngã vật xuống, người xung quanh không biết mà cấp cứu. Qua bộ dạng tôi đoán có thể anh ta là sinh viên tỉnh về Hà Nội học đại học Bách khoa hoặc Xây dựng gần đó. Nếu mà dân ta ai cũng đủ điều kiện khám bệnh toàn bộ định kì 6 tháng một lần như lời khuyên của ngành y thì có lẽ anh chàng xấu số kia đã phát hiện ra mình bị bệnh tim, và có lẽ cũng không chết oan uổng như vậy. Thật đúng là con nông dân muốn khá lên bằng trí tuệ và nghị lực thôi cũng chưa đủ! Anh ta mới chí hai mươi thôi mà? Còn bao khát vọng của tuổi trẻ, bao hoài bão vậy mà không bao giờ còn thực hiện được nữa. Chính hình ảnh về chàng thanh niên ban chiều đã thôi thúc tôi viết những dòng này, viết một điều gì đó về ý nghĩa cuộc sống.

    Tôi luôn tự nhủ rằng vậy con người tồn tại để làm gì? Phải sống như thế nào cho có ý nghĩ khi cuộc sống ngắn ngủi quá. À, lại xin kể thêm với bạn một chuyện trên thời sự VTV1 mà tôi mới nghe được. Nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Nguyễn Hoài Linh người thành phố, người được xếp vào hàng 25 nghệ sĩ xuất sắc nhất thế giới thuộc thể loại đen trắng khi được phỏng vấn có nói: Tôi thích chụp ảnh các cồn cát vì nó ẩn chứa vẻ đẹp của hoang sơ, và vắng lặng, thích chụp ảnh trẻ em vì sự trong sáng đến tinh khiết trong ánh mắt và nụ cười của con trẻ, thích chụp ảnh về các cụ già vì trong cái nhìn của người già có cái nhìn của sự xa xăm, của sự chiêm nghiệm lại cuộc đời mà họ đã trải qua. Ông muốn chụp lại những bức ảnh đó là vì ai cũng có tuổi già, và muốn giửi gắm lời nhắn nhủ tới người thưởng thức các tác phẩm của mình: Hãy sống có ích để sao cho khi bạn về già bạn không phải hối tiếc vì những điều mình làm, con cháu có quyền tự hào, và để lại một cái gì đáng giá cho đời. Sống thật lòng mình, và sống có ích.

    Phải sống thế nào cho có ý nghĩ là một câu hỏi lớn tôi chưa trả lời được. Cũng có rất nhiều người đã thử đi tìm câu trả lời như tôi. Có lẽ trước đây Xuân Diệu cũng có một lúc nào đó suy nghĩ về điều này chăng? khi trong bài thơ "Vội vàng" ông phải than lên rằng,

    " Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; "

    rồi lại,

    " Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa...
    Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm, "

    Xuân Diệu không có vợ, nhưng sống rất khẩn trương, sống vội vàng, nhưng có ý nghĩa. Không ít người trí thức, kể cả những người bình thường vì không tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời đã tự đi tìm tới cái chết. Một nhà Vật lý rất tài năng người Ý (phụ tá tuyệt vời của Enrico Fermi người đã để lại một hình ảnh không phai mờ trong bức tranh của ngành vật lý cơ bản những năm 1930) Ettore Majorana là một người trong số họ, ông đã tự vẫn vì không tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời khi cảm thấy chán ngán với cuộc sống. Tôi thì không như vậy, tôi yêu cuộc sống này, yêu gia đình, yêu bạn bè người thân. Tôi cũng luôn hát. Ở khu tập thể tôi sống tôi nổi tiếng vì lúc nào cũng mở Trọng Tấn và hát ông ổng khi đi học hoặc đi làm về đấy.

    Tôi mới chỉ trả lời được một phần câu hỏi cuộc sống là gì, và tôi vẫn đang trên đường đi tìm thêm lời giải đáp. Bạn đã tìm thây chân lý sống cho mình chưa? Xin dành quyền trả lời cho bạn. Và để thay cho lời kết có lẽ tôi không lên đưa cả Xuân Diệu vào đây vì tôi chưa bao giờ là người giỏi văn. Vì vậy để bạn đọc không cảm thấy ức chế vì những gì tôi quan niệm về thơ và đời của Xuân Diệu tôi xin được trích nguyên bài thơ "Vội vàng" của ông dưới đây. Mong rằng nó cũng đem lại cho bạn ít nhiều một xúc cảm đẹp nào đấy.

    Chào thân ái,

    Kiên.

    Vội vàng
    Xuân Diệu
    Tôi muốn tắt nắng đi
    Cho màu đừng nhạt mất.
    Tôi muốn buộc gió lại
    Cho hương đừng bay đi.


    Của ong **** này đây tuần tháng mật;
    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
    Này đây lá của cành tơ phơ phất;
    Của yến anh này đây khúc tình si;
    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
    Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
    Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
    Mùi tháng, năm đều ươm vị chia phôi,
    Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.
    Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
    Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
    Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa...
    Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm,
    Ta muốn ôm

    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
    Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
    Ta muốn say cánh **** với tình yêu,
    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
    Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
    Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
    Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
    - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
  2. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Lại 1 bài viết nữa được thằng bạn tôi cho ra lò !
    Các cậu thưởng thức coi .
    Khiếp thật !
    Hà Nội: Những cái ?oCúp thế giới? giữa lòng Hà Nội
    Sau khi kiên nhẫn viết bài "Mail ngỏ" tôi đã nhận được nhiều ý kiến của các bạn. Kẻ thì khen, người thì chê, nhưng nói chung "cãi nhau? là chủ yếu. Tuy vậy tôi lại định viết một bài viết khác, xin được cam đoan với các bạn là bài viết này liên quan đến một chủ đề mà ai cũng biết, ai cũng thấy duy có nói ra chỉ là tếu táo với nhau mà thôi. Vâng! chủ đề của bài này là những cái Cúp thế giới giữa lòng thủ đô.
    Hà Nội hôm nay, Hà nội của thời hiện đại với những con @ lượn lờ trên phố. Khi xe đạp bắt đầu trở thành thiểu số, khi mà xe máy ô tô nườm nượp suốt từ mờ sáng tới tận nửa đêm, khi mà số lượng những nhà cao tầng không còn phải đếm bằng đầu ngón tay mà phải đếm bằng đốt ngón tay, thậm chí là thêm cả các đốt ngón chân cũng không đủ. Vậy mà cái chuyện tế nhị ít ai để ý hay nói đúng hơn là người ta cố tình lờ đi, đó là chuyện về các nhà vệ sinh công cộng lại đang trở lên bức xúc hơn bao giờ hết. Theo như ủy ban thống kê dân số của thành phố Hà Nội đến tháng 10 năm 2004 thì dân số Hà nội là 3.029.203 người, ấy là chưa kể đến hàng vạn khách vãng lai không hộ khẩu như bản thân tôi. Vậy mà theo tôi thấy không có qua 100 nơi có treo biển "Vệ sinh công cộng". Chỉ cần một phép tính nhẩm đơn giản cũng có thể thấy rằng mỗi cái nhà vệ sinh công cộng phải phục vụ khoảng 3 vạn người. Tất nhiên không phải ai trong cái Hà Nội đông đúc này cũng có nhu cầu được hệ thống các cái WC này phục vụ hàng ngày, nhưng dù sao, tỷ lệ 1/30.000 cũng cho thấy sự qua tải, sự thiếu thốn, sự không hiện đại, sự bất ổn? của vệ sinh ở Hà Nội. Nhu cầu đi vệ sinh thì ai cũng cần cơ mà?
    Khi mà số lượng các nhà hàng ăn uống mọc lên ở mọi nơi, người dân mọi tầng lớp từ sinh viên, cán bộ tới các cụ bây giờ cứ họp nhau lại là đi ăn nhậu thì nhu cầu cần vế sinh cũng phải tăng lên, ấy là chuyện thường tình. Một tầng lớp không thể thiếu được đó là những người chạy xe ôm, những người đi chợ, những ngươi bán hàng rong tất cả bọn họ đều kiếm ăn trên các phố của Hà Nội thì nhu cầu vệ sinh càng không thể tránh khỏi. Sự tiện lợi của hình thức vận chuyển bằng xe ôm, hay sự tiện lợi của việc "mua bán tới tận nhà" cho thấy số lượng đông đảo những người làm trong hình thức dich vụ này. Chắc bạn cũng ít nhất một lần phải khổ sở tìm không đâu ra một cái WC khi buối sáng nhỡ ăn một món lạ miệng. Với số lượng ít ỏi những cái WC như vậy thì xuất hiện những cánh mày râu thư giãn tại những góc phố của Hà Nội là điều dễ gặp.
    Có lẽ ngạc nhiên nhất phải kể đến các vị khách du lịch khi đến Hà Nội. Người ta phải kinh ngạc vì thường xuyên chứng kiến cái cảnh nhiều cánh mày râu đứng cạnh gốc cây câu cá, hay những mảnh tường loang lổ màu vàng mà từ xa tới ai cũng có cảm nhận được cái hương vị rất đặc trưng của nó. Có thể nói số lượng các nhà vệ sinh lộ thiên như vây thì đâu đâu cũng có thể bắt gặp miễn là nó không phải là nơi người ta thường xuyên đi lại qua. Mà thập chí kể cả nơi người ta thường xuyên đi lại qua cũng có thể biến thành nơi thư giãn của một số người. Ngay cái "lều" vệ sinh nhỏ cạnh quán kem Thủy Tạ ở trên Bờ Hồ chứ đâu. Thay vì vào hẳn trong nhà, đóng cửa lại để thư giãn mà không phải che cho kín đáo, thì người ta lại xả ngay vào sau tường của nó. Bạn chắc cũng tự hỏi tại sao người ta lại không vao trong ư? Xin thưa với bạn là nếu bạn mà vào đó vào một buổi trưa hè thì e là người ta không thấy bạn quay ra nữa. Vì mùi của nó thật khủng kiếp. Hình như mùi là đặc trưng của hầu hết của các nhà vệ sinh tại Hà Nội. Không những thế nếu như vào bên trong các nhà vẹ sinh này bạn sẽ thấy rất khó để tránh những vũng nước màu vàng để đi vào bên trong, rồi phải thật cẩn thận để không chạm quần áo vào tường nhà, ai cũng muốn đi cho mau cho chóng rồi mà ra. Ấy vậy mà những sản phẩm khó ưa này chúng ta lại đem dành "để đãi" Đại sứ quán Pháp. Vâng! tôi không nói bậy đâu ạ. Nếu bạn chịu khó đi bộ dọc đường Bà Triệu để lên Thư viện Hà Nội thì bạn sẽ có cơ hội được thấy một góc của bức tường màu vàng ngay gần ngã tư. Đây là nơi thư giãn ưa thích của những người chạy xe ôm. Còn nếu bạn chịu bỏ chút thời gian lán lại để qua sát thì bạn sẽ thấy chốc chốc lại có một anh chàng từ phía bên kia đèn xanh đỏ tấp vào, leo lên vỉa hè, thư giãn chốc lát, rồi tất tả phóng xe đi. Tôi thật không hiểu tại sao tại ngay giữa thử đô yên bình của chúng ta mà ngài Đại sứ còn lo việc bảo vệ cổng chính, sao không cho dịch chạm gác một tẹo về phía ngã tư, cõ lẽ nếu có một chạm gác gần đó thì các cánh mày râu sẽ phải tự trọng mà tìm một vị trí khác để thư giãn chăng? Chắc nhiều trong số các bạn cũng không ít lần ước ao Hà Nội có nhiều khu WC để khỏi phải thường xuyên phải tặc lưỡi khi tình cờ chứng kiến những cảnh như vậy. Những người khó chịu nhất có phải là chị em?
    Xem xét nguồn gốc tiếng gọi cho cái việc thư giãn bắt buộc này ở xứ ta chúng ta thấy có rất nhiều thú vị. Từ nhưng tiếng gợi hình gợi thanh như đi ị, đi đồng chỉ hành động tới tên của cái nơi giải quyết như cầu tõm, nhà xí, nhà tiêu. Nhắc đến cầu tõm là người ta hình dung tới một túp lều- thường là hai hoặc ba cây tre làm thành một cái cầu bao quanh bởi một cái bao xi măng-nằm gần bờ ao hoặc dệ mương. Từ xưa cái nhà vệ sinh thường không được coi trọng. Chỉ mới gần đây chúng ta mới bắt đầu quen với từ nhà vệ sinh, khi nó được đưa vào trong nhà. Còn khi nó gắn với cả không gian của các hoạt động hàng ngày như tắm giặt, nấu ăn thì tất cả chúng đều được gọi chung là công trình phụ. Dẫu vậy cái tên ?ocông trình phụ? vẫn còn cho thấy rằng nó không được xem trọng như mặt tiền của ngôi nhà, phòng khách, hay phòng ngủ. Nhưng chí ít người ta cũng đã bắt đầu quan tâm tới nó để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân trong gia đình. Điều này thật khác hẳn với truyền thống phương tây. Trước đây người ta gọi nhà vệ sinh ngoài nhà là outhouse, trong nhà như water closet-thường được viết tắt là WC mà nhiều người tếu là World Cup, hay toilet. Các cái tên này bây giờ đã được thay thế bằng cái tên rest-room lịch sự hơn nhiều. Nhớ lại lần trước vào khách sạn Hilton tôi tìm không đâu ra cái nhà vệ sinh vì cái tên qúa lạ. Ngay cả khi được nhân viên khách sạn chỉ cho, đi vào trong tôi vẫn không khỏi bất ngời vì người ta trang trí nó quá đẹp, tranh treo trên tường, xung quang sạch bóng, đương nhiên là không có một chút mùi rồi. Thế mới thấy họ coi trọng cái "công trình phụ này như thế nào". Thật may là khi kinh tế phát triển, nhận thức về công trình phụ ở ta đã tăng lên rất nhiều. Cứ nhìn những cửa hàng thiết bị vệ sinh trên phố Cát Linh bày toàn đồ sáng choang, tấp lập khách ra vào là ta có thể thấy người dân đã quan tâm đáng kể đến vấn đề vệ sinh và nhà vệ sinh. Tuy nhiên, ở những nơi công cộng, tình hình lại không biến chuyển nhanh như trong mỗi gia đình, vì hình như ở Việt Nam ta cứ cái gì gắn tới công cộng, tới tập thể là không ai quan tâm, không ai chịu trách nhiệm.
    Sự vô trách nhiệm này thể hiện ở chỗ khi đi vệ sinh công cộng xong rồi rất nhiều người không chịu dội nước. Vậy bảo sao cái nhà vệ sinh không bốc mùi, không bẩn. Nhiều chỗ nước thải còn tràn cả ra ngoài. Thật đúng là Hà Nội! Khi một cái nhà vệ sinh công cộng được trang bị hiện đại thì lại trở thành đối tượng của một vài cá nhân thiếu ý thức. Không ít nhà vệ sinh đã bị lấy cắp lắp của bồn cầu, lắp của bồn rửa để mang về thay cho cái ở nhà bị vỡ hay chúng bị vỡ do người ta cố ý dẫm lên ?. Nhà vệ sinh công công trong Tràng Tiền Plaza, nơi phục vụ khách đi mua sắm, là một ví dụ như vậy.
    Người ta vô trách nhiệm cũng có nhiều kiểu. Xin được kể ra hai ví dụ khá hài hước. Tại góc goặt của đường Trần Nhân Tông sang phố Quang Trung trên bờ hồ Hale người ta đã dựng ở đây một cái nhà vệ sinh công cộng nhân kỉ niệm 50 năm giải phóng thủ đô. Nhà vệ sinh thì rất đẹp nhưng cũng không đủ hấp dẫn để lôi kéo được nhiều người. Thay vì vậy, họ lại tấp ngay vào sau cái cây to hay sau tấm biển để dán áp phích của nhà văn hóa sinh viên Hà Nội. Còn bên kia đường, một bên tường cổng của công viên Thống Nhất thì loang lổ một màu vàng, nước chảy cả ra đường. Chỉ tại người ta đã lỡ thiết kế cái thềm lên bờ hồ hơi cao để có thể tiện cho những quý ông quá bận rộn này. Còn ví dụ kia là một lần sau khi mất năm trăm đồng giải quyết ở nhà vệ sinh trên Hồ Gươm, bước ra tôi thấy một đồng chí đang cò cưa với người thu phí đi vệ sinh, anh ta không không chịu trả vì lí luận rằng có vệ sinh công cộng nào mà lại thu tiền. Thế là anh ta ra ngay gốc cây gần đó để giải quyết. Thật cũng chẳng biết bàn thế nào. Hai ví dụ trên chỉ là hai trong vô vàn ví dụ màu sắc của cái chủ đề về vệ sinh nơi công cộng. Thật đáng tiếc Hà Nội là thủ đô của một nuớc mà có những chuyện oái oăm như vậy. Trong khi chúng ta ra sức cổ vũ, tuyên truyền cho một Việt Nam điểm đến của thiên niên kỉ mới, cho một Hà Nội xanh sạch đẹp mà Hà Nội vẫn còn những vấn đề như vậy ta không giải quyết được.
    Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt tình trạng trên Vậy giải pháp là gì ạ? Một khi cung không đủ cầu thì có muốn lịch sự người ta cũng khó tránh. Trước hết chúng ta phải thấy rõ vấn đề nhà vệ sinh công cộng là một phần tất yếu của Hà Nội. Số lượng các khu vệ sing công cộng cần phải tăng lên để cung đáp ứng đủ cầu. Đi kèm theo đó cần áp dụng hình phạt đối với các cá nhân cố tình vi phạm. Theo tôi được biết thì tại các nước phát triển thì người ta phạt rất nặng các trường hợp vi phạm trật tự nơi công cộng. Vậy mà ở ta thì những quy định nơi công cộng thì hình như không có điều luật nào nói đến vệ sinh, đến quy định nơi hút thuốc, hay một khung hình phạt cho vứt rác nơi công cộng. Một phương pháp nữa là áp dụng phương pháp tuyên truyền, hãy xem thành quả của phương pháp này đối với phong trào mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con. Khi ý thức của đa số tăng lên, khi người ta cảm thấy khó chịu mỗi khi chứng kiến những cảnh như vậy, khi dễ dàng tìm được nơi sạch sẽ để thư giãn thì hiện tượng vệ sinh tự do hẳn là sẽ không còn nữa.
    Chuyện về nhà vệ sinh công cộng chỉ là một trong nhiều vẻ ít đẹp của thủ đô chúng ta. Tôi xin được mạn phép nói lên một tiếng nói nho nhỏ mong đóng góp phần nào sức mình vào làm cho Hà Nội ngày càng văn minh sạch đẹp. Xin được dừng ở đây, hẹn gặp lại các bạn sớm với các chủ đề nóng hơn vào thời gian tới.
    Kiên.


Chia sẻ trang này