1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc thơ chơi

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nhathuyen, 06/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhathuyen

    nhathuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Đọc thơ chơi

    tự nhiên buồn buồn post tặng mọi người bài thơ(thẩn ) của Đỗ Minh Tuấn
    Nếu có lời ru nào
    Nếu có lời ru nào
    Chỉ ru cho một mắt
    Chỉ một mắt ngủ thôi
    Còn mắt kia vẫn thức
    Thì chao ôi giấc mơ
    Giấc mơ trong một mắt
    Sẽ đùng đục trong đêm
    Như sữa chưa tan hết
    Chưa tan hết ánh ngày
    Bóng đêm đi cà nhắc
    Trái tim ngủ thiu thiu
    Lò cò trong ***g ngực
    Những ảnh hình giấc mơ
    Sẽ nửa hư nửa thực
    **** bay một cánh thôi
    Một cánh đi đâu mất
    Người chỉ có nửa thân
    Áo chỉ gài nửa cúc
    Vua ngồi nửa ngai vàng
    Dân ăn cơm nửa bát
    Gió mát nửa giường thôi
    Mồ hơi rơi nửa hạt
    Nói chỉ hé nửa lời
    Nhìn chỉ nheo nửa mắt
    tháng chỉ có hai đầu
    Vì vầng trăng luôn khuyết
    Thế giới vẫn còn nguyên
    trong lời ru một mắt
    Mất đi nửa thân mình
    Tất cả còn sống sót
    Chỉ riêng lẽ phải kia
    Đã biến đi đâu mất

    Nếu có lời ru nào
    Chỉ ru cho một mắt
    Chỉ một mắt ngủ thôi
    Còn mắt kia vẫn thức
    Thì chao ôi, giấc mơ ....

    thơ Đỗ Minh Tuấn tớ chỉ đọc vài bài cũng chỉ nhớ bài này và một bài thơ được giải nữa năm 85 86 gì đó(xa nhỉ?) là bài Nửa đêm tỉnh giấc . nhưng đọc thấy lòng lặng lại, giống như một lời thầm thì vế cách sống,như một phút trầm mặc cho những giấc mwo của chính mình.

    một bài thơkhác nhé ,của Raymond Queneau( Pháp, 1903-76)

    về một nghệ thuật thơ

    hãy lấy một từ hay vài từ
    luộc chúng lên như luộc trứng
    lấy một mẩu *** bé tí
    rồi thêm một mảnh ngây thơ to (Nghĩ đến VTL,một cái bánh *** lớn và một thúng ngây thơ )
    đun bằng lửa nhỏ
    lửa nhỏ kĩ thuật
    rưới sốt bí hiểm
    rắc vài ngôi sao
    bỏ thêm tiêu rồi chuồn
    Thế anh muốn đi tới đâu?
    Đến chỗ viết lách
    Thật à? Viết ư?

    Bài này có lẽ cũng nhại nhại một tẹo cụ Boileau nhỉ? Nhưng làm thơ như thế nào nhỉ ,chẳng ai đến được chỗ khá luận" của sáng tạo cả .Cứ để cho họ(các thi sĩ) phô diễn thôi .

    " làm thế nào để giữ được sự chân thực ,tính phóng khoáng vẻ linh hoạt ,sắc thái bột phát của ngôn ngữ nói và trong khi đó làm thế nào để cho ngôn ngữ nói tính chất dày dặc và tổ chức nội tại mà việc ghi ra trên giấy đòi hỏi ? Làm thế nào để mở ra cho nàng thơ con đường hoa ? Làm thế nào để nàng say sưa ko bao giờ chán vì một âm nhạc vừa có sự thú vị của tìm tòi vừa có sự dịu ngọt của quyền uy ? làm thế nào giữ được chiêm bao mà gạt đi được giấc ngủ ?làm thế nào để nâng đỡ bước chân nàg bằng một nhịp điệu vừa khó tìm ra như trái tim và dẹp bỏ hẳn cho ta cái máy đếm nhịp khả ố mà tiếng đập như tiếng dụng cụ quay xiên nướng thịt át cả diễn tấu của chúng ta và dẹp bỏ hẳn tiếng bà giáo già dạy dương cầm ko ngừng hét lên với khuỷu tay ta :1-2-3-4-5-6"
    (Paul Claudel)

    nghe có vẻ hôm nay thích lí thuyết....
  2. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Bạn về tìm Americant pie xem lại rồi link nó với
    "hãy lấy một từ hay vài từ
    luộc chúng lên như luộc trứng
    lấy một mẩu *** bé tí
    rồi thêm một mảnh ngây thơ to (Nghĩ đến VTL,một cái bánh *** lớn và một thúng ngây thơ )
    đun bằng lửa nhỏ
    lửa nhỏ kĩ thuật
    rưới sốt bí hiểm
    rắc vài ngôi sao
    bỏ thêm tiêu rồi chuồn
    Thế anh muốn đi tới đâu?"
    Sau đấy ,nếu bạn rỗi rãi hơn thử kiếm một cuốn sử châu Âu lật lại , xem qua chân dung một vài chính trị gia cùng thời, tìm hiểu một chút về đời sống nhà thơ... . Nếu thích nữa bạn tìm một số tranh và tra cứu nó xem rơi vào thời kỳ nào của lịch sử mỹ thuật. Sau khi làm hết những công việc đấy bạn quay lại đọc lại bài thơ một lần nữa. Xác định lại bố cục và chủ đích của bài viết. Lên kế hoạch là sẽ nói những điều như thế này, thế kia với những ai và để làm gì...
    Đừng để những bài viết dạng chất liệu như thế này được post lên thì sẽ bị quên đi nhanh chóng, chất xám , công sức thậm chí khả năng của bạn sẽ luôn dừng ở mức "tiềm năng".Người khơi mào một topic nếu không là người cho thấy được mình hứng thú với chủ đề của mình thế nào thì sao tlàm người khác hứng thú cho được.
    Quay lại topic của bạn nhédường như không có sự liên hệ nào giữa thơ của Đỗ Minh Tuấn và Raymond Queneau. Có gì đan xen giữa cảm xúc của chính bạn và những cảm nhận về văn thơ của Raymond Queneau không vậy. Tớ chưa thấy gì cả.
    Ta sẽ dẫn hướng bài viết này đến đâu... Vấn đề bạn nêu ra là gì...Lí luận của bạn đang bắt đầu từ đâu ...
    Tớ sẽ chờ đợi một bài viết khác của bạn vì hơn ai hết trong DD văn học tớ thèm lý luận đến điên người và cảm thấy đôi khi mình chỉ viết những dòng vớ vẩn vì thiếu một cái gì đó...
    bạn bắt đầu lại nhé, được không bạn hiền...
  3. nhathuyen

    nhathuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    hi,Dom !
    Cảm ơn bạn (vì chẳng biết nói gì hơn cả). Mình đã ngứa tay thì đúng hơn ,lập ra một chủ đề không dụng ý. Chuyện lí luận tớ rất lười và nói chung là lười nhưng tiện đây cũng trao đổi chút với bạn lành,vậy nhé. Thực ra tự nhiên thích nói gì đó về VTL nhưng nghĩ cái chủ đề về VTL nên chấm rồi bạn ạ .Chuyện này cũng ko phải chuyện lí luận ,mà là lí sự .nói tuỳ hứng ko lo gic nhé .
    chúng ta nên bắt đầu nói từ đâu?tự nhiên nghĩ đến thơ VTL thì lại nghĩ đến một câu của Cụ Khổng trong luận ngữ" Chất thắng văn tất dã, văn thắng chất tất hư" . Thơ VTl có lẽ rơi vào trường hợp Văn thắng chất nên dẫn đến cảm giác hư rỗng ảo tưởng không tránh khỏi. Lại nhớ một câu của Lưu Hiệp rằng nếu có ý tưởng mà không phong cốt khác nào con gà rừng, có phong cốt mà ko ý tưởng thì chỉ như con diều hâu ,khi phông cốt và ý tưởng hoà hơp mới có cái thế của Đại bàng .(Ko nhớ lắm). Nói một nữ sĩ tiên phong mà viện lời cổ nhân e lạc lõng . Nhưng nôm na thì tớ nghĩ một tác phẩm đứng lại được tất sẽ không đơn thuần là sự tìm kiếm thể hiện cái tôi_đôi khi loè loẹt sắc sỡ. Cái đó thì cũng hay,như khi chúng ta xem hài kịch và được xem những người ăn mặc lạ lùng nhiều màu(To ko thich VTL nhưng đừng hiểu ý này là sự phản ứng,tớ chỉ đang nói về một thái độ phô trương ngôn từ sặc sỡ của cô ấy khiến tớ ko ưa thôi. Nếu cứ đi một lối như thế e cũng chán.
    Vậy thì cái mới cái hay của VTL? 2910 có nói với tớ có rất nhiều người ảnh hưởng lối trữ tình của VTL. Tớ nghĩ trữ tình của cô ấy vừa nối dài thơ Mới nhưng cũng rất khác và cố đột ngột về chất (liệu) chủ yếu bởi một tâm thức riêng và sự khao khát đến tột cùng loã thể khát vọng của chính mình.Chính ở chỗ"loã thể khát vọng " này VTl tìm được niềm đồng cảm của một bộ phận giới trẻ cũng như hân hạnh nhận được phản ứng của họ . thực ra thì không biết có ai trong đời tôn thờ tình yêu được như cô tin ty như côtin mình như cô, nhưng cô ấy làm tớ thấy rằng thực ra đó là ảo tưởng . niềm sùng tín yêu đương này phải chăng cũng đồng thời là giới hạn khiến VTl không thật hiện diện với một cái tôi mang tâm thức hiện đại với nỗi bất an "bản thể hơn"và tỉnh táo hơn. VTL là một thi sĩ vì cô rất biết ngạc nhiên.(Tớ sẽ có lúc nói một chút về những hiện tượng 8X tớ thích như Truơng Quế Chi ,Hoàng thuỳ linh.)
    vấn đề ******** trong thơ L nên nói thế nào nhỉ ? có người nói rằng cô tây quá ,phi truyền thống và phương đông. xin mở ngoạc nói rằng Tây quá ở đay rất tiếc đã không đống nghĩa được với cái gọi là Hiện đại . Vì bản thân dục tính không làm thành hiện đại ,nó là vấn đề muon thuở từ thần thoai ...Trịnh Thanh Sơn có nói một ý rằng cuộc CM ******** đến VN đã chết yểu từ lâu rồi. Cái câu "khoả thân trong chăn thèm chồng..." ấy tớ thấy thua chán vạn cái hài hước bi đát và cũng rất bạo liệt từ ca dao" đêm nằm vuốt bụng thở dài,Nhớ chồng thì ít nhớ trai thì nhiều",thơ hơn nhiều và dễ nhớ hơn nữa(cười). Văn học VN luôn ở tình trạng nối đuôi theo PT nhưng đó là con đường tất yếu để hiện đại hoá văn học(song song với quá trình PT hoá là quá trình dân tộc hoá,tốt nhất là phương tây hoá kĩ thuật và dân tộc hoá,thời đại hoá cảm thức)(cái lí thuyết hiện đại hoá phi PT hoá cũng đã được các học giả tư sản PT đưa ra ,cực kì quyến rũ nhưng hãy tỉnh táo trước lập luận của họ ). Tớ đưa ra khái niệm như thế, để cùng cảm hiểu lại về tính hiện đại trong thơ VTl,chẳng hạn thế ,được ko ? Cái quan trọng khônng phải là đề tài ,điều này ai cũng nói.
    Có lẽ VTL đã thwục hiện được một điều quý giá :đó là cách đặt vấn đề cho những mảng đề tài còn kín đáo nép mình trong chiếc áo nữ tu.(Bây giờ thì thêm Bóng đè vời những tham vọng khác nữa).Nhưng cái tớ ko thích ở VTL là đặt vấn đề xong rồi,giẩi quyết tư tưởng cũng ổn ổn rồi nhưng hình thức thơ thì thế nào ,chán vì cũ .Cái lối trữ tình dài dòng là một kiểu thơ không thể thịnh được nữa,tất nhiên chẳng ai cấm nó sống.Có điều, chỉ cần hiểu rằng,VTL như thế liệu đã xứng danh tiên phong chăng ? Đó là việc rất khách quan. tớ ko thích những xưng tụng ồn ào vì cái cuối cùng chinhgs là tác phẩm của họ sẽ ở lại như thế nào với người đọc.Những bài của VTL mà 2910 cóp pết đều hay cả nhưng để nói rằng nó mới lạ và hiện đại thật sự thì chưa. Cái mới cảu VTL chỉ là vì tính cách bạo liệt hơn mà thôi . Vấn đề cũng ko phải hcỗ khen hay chê,vì mỗi nhầ thơ có độc giả của họ, chỉ muốn mọi người ko ồn ào thôi.
    Ngắm hoa cúc vàng để chữa
    cái mệt và lo
    khi buồn bâng quơ
    phải chữa ngay bằng rượu
    còn khi anh mềm yếu
    chỉ bằng thơ "
    Đây là một bài xitgiôcủa Triều tiên,một thể thơ truyền thống của họ ,nội dung chủ yếu là ca tụng thiên nhiên, thoât tục...một cách phản ứng với cuộc sống phàm tục. Đọc cũng nhẹ lòng .
  4. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn về những nhận định tương đối sắc bén về thơ Linh.
    Quả thật chị Linh cũng hơi hơi ...liều khi khát vọng tìm được sự ủng hộ từ những tai thơ...khó tính như bạn. Sự thông tuệ trong lí luận của bạn có thế khiến một bài thơ trở nên đáng đọc hoặc không
    Trở lại với thơ Linh, bạn đưa ra với tôi khái niệm hiện đại và truyền thống. Tôi xin đưa khái niệm của tôi : đương đại. Tại sao tôi đưa ra khái niệm này và bỏ qua cơ sở lí luận của bạn. Thứ nhất, nếu chúng ta có hiện đại thì sẽ có hậu hiện đại, có truyền thống tất sẽ xuất hiện phương tây. Chúng ta ngon lành xếp VTL thành một nhà thơ tiên phong, hiện đại để phân biệt với cổ điển hay dân tộc rồi ngon lành phán chưa thành công để làm cái gì vậy bạn hiền.? Bạn có thể để tôi nói thẳng rằng chính những cái nhìn thiển cận và sách vở như bạn có thể bế quan toả cảng toàn bộ nền văn học nghệ thuật Việt nam, để nó ngất đi trước sự chuyển động thần kì của thế giới mà sau này con cháu chúng ta có tát chục cái nó cũng không tỉnh nổi.
    Bạn luôn có một ánh nhìn tách biệt và bảo vệ mình ( thơ của các tác giả nước mình) tránh khỏi phương tây nhưng chính bạn lại nhìn nhận một bài thơ theo hướng "tây hoá", "mới lạ" và bạn đặt VTL ở mức thang điểm "chưa đạt".
    Quay lại khái niệm của tôi, tôi không chấp nhận xếp Linh vào nhà thơ hiện đại. Tôi cùng ý như bạn, để hiện đại thì hãy như Tượng Trưng của Pháp hãy hiện đại, khoác vỏ bọc trẻ, táo bạo hay *** đi chăng nữa cũng không phải là hiện đại hay có gì mới mẻ. Nhưng tôi chấp nhận Linh ở một nhà thơ tiên phong, một nữ nhà thơ tiên phong thực sự....
    (còn tiếp...)
  5. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc thơ cũng như là " Đọc thơ chơi" mà thôi
    Nên cái gọi là những ánh nhìn sắc sảo về thơ tớ hoàn toàn không có,
    Tớ đọc theo cảm nhận, và chỉ thích thơ tình, đặc biệt là thơ thất tình.
    Theo tớ thì nàng Dom có cái nhìn thân thiện và hiện đại
    Nhưng bạn nhathuyen cũng có nhiều lý lẽ, và rất có lý.
    Tớ nhớ có một nhà thơ đã từng nói về thơ siêu thực rồi, và ông cũng lấy ví dụ 2 câu ca dao " gió đưa cây cải về trời,
    Rau răm ở lại chịu lời đắng cay..."để phân biệt với thơ siêu hình, siêu vẹo của các nhà thơ bây giờ.
    kể ra thì chúng ta có bàn luận nhiều nữa nhiều nữa, có lẽ chắc chẳng anh nào chịu anh nào, anh thì bảo, tao không thích vì nó không sáng tạo, không mới theo cái kiểu tao thích, anh thì bảo tao thích vì nó sáng tạo, ít nhất là sáng tạo trong cái thời bây giờ, nó dám nói những cái mà ối đứa không dám nói, hoặc không đủ tài để nói!
    rút cục là thế nào?
    có 1 câu:
    " Cái mới không hay, còn cái hay, than ôi lại không mới"
    thực ra cả câu này cũng là câu sáo rỗng và cũ rích lắm rồi...
  6. caunem

    caunem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    nói chung ... toàn cái cũ . Viết lên cho đỡ ngứa tay chứ chả nhẽ không viết , không bàn tán gì
    cũ đấy ... nhưng vẫn đọc . Đọc cho biết là vẫn muốn đọc , chứ chả nhẽ thấy chữ lại không đọc
    bạn nhathuyen post bài thơ của Đoàn Minh Tuấn thú vị phết .
  7. nhathuyen

    nhathuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    "
    thực ra với tớ cái mới có thể ko hay nhưng cái hay thì luôn mới .và nhất là vì chúng ta luôn có thể đề xuất góc nhìn mới.
    VTL tớ cũng nghĩ là một nhà tiên phong thực thụ như bạn nói .Có điều ko cần phải ồn ào về vai trò tiên phong như thế.
    Tớ cũng chỉ thích đọc thơ chơi thôi,ngại lí luận lắm. Quan trọng là yêu và yêu một cách tỉnh táo (còn say thì có thể mê theo quan niệm cá nhân).vậy thôi.
    Một điều nữa là sự phân biệt hiện đại và Tính hiện đại .Cái tớ muốn nói là tính hiện đại . Còn khái niệm đương đại là một khái niệm thời gian.Với tớ ca dao,thơ thiền ,thơ Nguyễn trãi nguyễn du .... rất hiện đại. Cái đạt đến tính hiện đại nghĩa là có khả năng sống cùng thời với chúng ta ,nghĩa là nó tiệm cận cái vĩnh viễn(nó chưa chắc là cái vĩnh viễn). Tớ quan tâm đến Đuơng đại , rất thân thiện với nó và cởi mở nữa,nhưng cũng rất muốn khắt khe .Thấu hiểu trước khi phán xét(và có thể ko cần phán xét) là cách nghĩ của tớ. Còn việc tớ có làm được không thì có lẽ thuộc về trí tuệ thôi. okie?
  8. nhathuyen

    nhathuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Text
    Thu nhà em
    anh đến mùa thu nhà em
    Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
    Mà cho đấy rửa lông mày
    Nông nỗi heo may từ đó
    Mưa đêm tuổi nổi ao chìm
    Đồi cốm đường thon ngõ cỏ
    **** lượn bay hoa ngày
    Tin phấn vàng hay tình gió
    Tóc hong mùi ca dao
    Thu rất em
    và xanh rất cao.
    Lê Đạt
  9. nhathuyen

    nhathuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Thử bình nhắng nhít một tẹo các bạn nhé!
    Nén đọng tình yêu trong một thứ ngôn ngữ thanh sạch kín đáo đầy sức gợi với một âm vực cao trong,quyến rũ , Thu nhà em là một sự lạ giữa mùa quen,ngân ngất trong niềm vọng chữ.
    Ấn tượng trước hết là một mùa thu được lạ hoá.Không khó nhận ra những tín hiệu thu quen xao xuyến lên từ những giao hợp chữ lạ, tự phát nghĩa và tạo sinh ý nghĩa:nắng cúc, nông nỗi heo may, đồi cốm ,thuở gió,tin phấn vàng,xanh rất cao...Là nắng màu cúc, nắng trên hoa cúc ,nắng sót lại từ "mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái" ,nắng xoe tròn bông cúc nở haynắng như đơm cúc lên chiếc áo thu ?Đồi thơm bay hương cốm , xanh non màu cốm hay đồi tơ cốm?( Từ Cốm ngoài nghĩa danh từ- có bác nào ko thích ăn cốm ko ?- còn có cái nghía tính từ rất khoái ,kiểu ếch cốm nên có thể nói đồi cốm , thu cốm em cốm .thơ cốm...)Heo may là gió, là tình người đổ tại trời thu, nông nỗi heo may thực ra là nông nỗi của ta ,của tôi với em , trướcem..Cứ mở dần các lớp nghĩa như bóc một lá cốm sen tơ ,e phải có cả trường từ vựng thơ LĐ( các bác ạ, điều Mr Trần Mạnh Hảo mỉa trong Thơ- phản thơ, em lại thấy thú).. Nói như LĐ, đây là "tin thu hay thuở chữ",là thu gặp chữ (còn chữ gặp em hoặc cái gì đó) sinh thành ko gian thơ ,không tĩnh sâu đau xót như thơ thu N Khuyến,dan díu như thơ thu XD,ở đây có cái non xanh thơ thu Nguyẽn Bính nhưng cơ hồ đã bay hết màu ,chỉ còn lại hương,lên men và toả ngát.
    Trong kgian ấy cả tín hiệu Em cũng ẩn giấu , lạ lùng, một cách hoạ chân dung kín đáo theo cách thơ xưa,đằng sau là một cái nhìn ngưỡng vọng của một ty cẩn trọng. Ty ấy bọc ánh mắt em bằng nắng"Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ". Con mắt lá răm.! Để nắng cúc rung rinh xao động nước.Mắt thu ba nắng gợn sóng tình. Để sóng nắng bỗng ảo ảnh như nước( chắc chỗ này có thể giải thích bằng Vật lí ?) còn em- trong cái nhìn của anh lại thực hoá cái ảo, đi " rửa lông mày".Mấy chữ Mà cho giản gị mà đưa duyên,một chữ " đấy " vừa xa gần vừa tình tứ nâng niu. LĐ ( giỏi tán gái ) ko cầu em đừng rửa lông mày làm tội cá bởi ở đây chỉ là vũng nhỏ chứ ko phải hồ bán nguyệt, là nắng cúc chứ ko phải nước hồ, bởi ko chết cá mà chết anh, dù điều này cũng được nói kín đáo/kín kẽ" nông nỗi heo may từ đó"
    Câu thơ lơi ra như một hơi sương. hay nhất với tôi chính là từ nông nỗi.Đó là một ngỡ ngàng về chính mình, trong tình yêu( chính mình như một người khác).Ko thể/cần biết đây là ty của một người trẻ hay già. Ty với ai cũng sẽ là một nông nỗi. Bồn chồn, day dứt,nông nổi, nồng nàn ,nồng nã...
    Tín hiệu em còn uốn nép dáng hình trong "đồi cốm đg thon ngõ cỏ",chữ nào cũng đầy ắp ko gian ,gọi hình gọi đường cong,gọi màu gọi hươnggọi tươi xanh son trẻ gọi cỏ thanh minh một thuở Kim Kiều. Em hong tóc ca dao và khi hương tóc/hương ca dao đã tràn khắp ko gian thì mùa thu được Em hoá, Yêu hoá, được cố định về tính chất:" Thu rất em
    và xanh rất cao"
    Sau mấy chữ "thu rất em"-ngỡ ngàng một phát hiện thu ,câu thơ ngưng lặng để bổng bay một ngỡ ngàng phát hiện sắc màu(kogian)"xanh rất cao"''.Đem tính từ định nghĩa tính từ, lấy ko gian để hoạ sắc màu, LĐ khiến ta nhớ mùi hương xanh như đồng cỏ dưới cái nhìn tương ứng của cụ Bô. Nhưng Xanh rất cao còn là một ko gian ngưỡng vọng, một tâm thức thiền khó diễn thành lời( tưởng tượng ánh mắt của chàng thi sĩ này )
    LĐ ko "cuốn quýt trong lòng một nỗi em em " như Lưu QV. LĐ" đăm chiêu tự vị " trọn kiếp một chữ Em." Chữ em thôi một đời chưa đi trọn hành trình" , có lúc mê lú "chín kiếp truyền đời ú ớ một tên em",mãi mãi hồi hộp"tóc hoa đèn tim lần giở trang em". Chữ em ko phải chỉ là một tiếng gọi yêu, chữ em còn mở đến vô tận nghĩa( tuỳ theo độ dài và sâu của ty của các bậc quân tử ).Như khát vọng của Blôk" Hãy mở cho ta khoảng vô cùng của em; Làm sao khóc, làm sao sống nổi thiếu em"
    Và trên hết là tình anh, một thứ tình say mê ko tuổi với những nâng niu tinh tế ,cả nỗi buồn cũng giấu diếm trong lời thơ sang trọng.Ty đã thành một ngưỡng vọng vĩnh hằng,song hành cùng niềm ngưỡng vọng cái đẹp, trong "ẩn dụ" " thu nhà em ". Thơ LĐ ko lí trí, ko thiếu rung động nhưng là rung động đã lắng đằm, để bay bổng ,thanh thoát và cao vọng.
    Bài thơ,câu nào cũng là " giai cú chỉ lan hương". Có những câu thơ còn gợi đến cái tình tứ ý nhị trong thơ cụ Nguyễn nhà ta. Như câu " **** lượn bay hoa ngày Tin phấn vàng hay thuở gió" làm nhớ Đào hoa" Một đoá đào hoa khéo tốt tươi Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười Đông phong ắt có tình chăng nữa Kín tiễn mùi hương dễ động người". ( cụ Nguyễn trẻ nhỉ? và tán rất hiện đại ). Chữ " hay " (kiểu như Biết, quen biết) nay ít dùng ,mang phong vị cổ mà lạ ,kiểu như " non cao non thấp mây thuộc Cây cứng cây mềm gió hay "(NT)." Hay" cũng là thuộc , là gặp gỡ và duyên phận .( Hai câu này của LĐ, tớ rất thích mà cảm thấy bất lực,ko biết bình thế nào cho ra cả.các bạn giúp với nhé)
    Mỗi con chữ tự mang trong nó cả một lịch sử đầy vang vọng.Bình thơ lẽ ra cấm nói nhiều , tớ cũng đã tự swear như vậy nhưng cứ say trong chữ là dài lời.Lê Đạt dã dẫn lời Edmond Fabex " Chữ bầu lên nhà thơ ". quan trọng là những đường vân chữ trong bài thơ này đâu có xa lạ kín mít mà như những vân gỗ ,nó cho ta biết những vòng tình,cho biết tuổi của chữ,những kí ức thơ. Hãy nghe lời rao của thi sĩ " Bạn đọc trước khi bước vào bài thơ,xin tạm để lại cách đọc tuyến tính thuần tuý duy lí ở ngưỡng cửa như một người khách bỏ giầy trước khi vào trà thất Nhật Bản ".Tớ bị quyến rũ bời thanh âm,mê mẩn bởi những cái nháy của mắt chữ, đánh liều đi tìm thu nhà em(ko biết tìm thấy em hay thu chưa).cũng ko biết đã nhẹ nhàng bỏ giầy chưa nữa nhưng quả thật như thấy mang một nông nỗi heo may(!)
    Các bác nghĩ gì về ty như thế này, sang trọng,kín đáo mà vẫn say mê, hay đấy chứ?
    Mở ngoặc thêm: Thực ra TMH đã đánh Bóng chữ .Nhung một xu hướng kiểu LĐ, DT ... làm tớ rất thích. Tất nhiên Thu nhà em cũng thuộc loại dễ đọc và nhuần nhuỵ lí tình trong Bóng chữ, còn nhiều bài chịu chẳng biết phải tìm kiếm nó thế nào. Nhưng Bóng chữ là một tập rất thích.
  10. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của nhathuyen xúc động thật. Lâu lắm rồi mới được sống trọn vẹn trong không khí một bài thơ thế này. Tớ xin phép sửa lại một số chữ cho chỉnh chỉnh một tí rồi ngồi đọc lại sướng âm ỉ. Hihi. Thanh kiuuuu
    THU NHÀ EM
    Lê Đạt
    Anh đến mùa thu nhà em
    Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
    Mà cho đấy rửa lông mày
    Nông nỗi heo may từ đó
    Mưa đêm tuổi nổi ao đầy
    Đồi cốm đường thon ngõ cỏ
    **** lượn bay hoa ngày
    Tin phấn vàng hay tình gió
    Tóc hong mùi ca dao
    Thu rất em
    và xanh rất cao.
    Cảm nhận của @nhathuyen:
    Nén đọng tình yêu trong một thứ ngôn ngữ thanh sạch kín đáo đầy sức gợi với một âm vực cao trong, quyến rũ, ?oThu nhà em? là một sự lạ giữa mùa quen, ngân ngất trong niềm vọng chữ.
    Ấn tượng trước hết là một mùa thu được lạ hoá. Không khó nhận ra những tín hiệu thu quen xao xuyến lên từ những giao hợp chữ lạ, tự phát nghĩa và tạo sinh ý nghĩa: nắng cúc, nông nỗi heo may, đồi cốm, thuở gió, tin phấn vàng, xanh rất cao...
    ?oNắng cúc lăm răm vũng nhỏ? là nắng màu cúc, nắng trên hoa cúc, nắng sót lại từ "mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái", nắng xoe tròn bông cúc nở hay nắng như đơm cúc lên chiếc áo thu?
    ?oĐồi cốm đường thon ngõ cỏ? Đồi thơm bay hương cốm, xanh non màu cốm hay đồi tơ cốm? (Từ Cốm ngoài là danh từ- còn là tính từ, kiểu ếch cốm nên có thể nói đồi cốm, thu cốm, em cốm, thơ cốm...) Heo may là gió, là tình người đổ tại trời thu, nông nỗi heo may thực ra là nông nỗi của ta, của tôi với em, trước em? Cứ mở dần các lớp nghĩa như bóc một lá cốm sen tơ, e phải có cả trường từ vựng thơ Lê Đạt? Nói như Lê Đạt (L.Đ.), đây là "tin thu hay thuở chữ", là thu gặp chữ (còn chữ gặp em hoặc cái gì đó) sinh thành ko gian thơ, không tĩnh sâu đau xót như thơ thu Ng.Khuyến, dan díu như thơ thu Xuân Diệu, ở đây có cái non xanh thơ thu Nguyễn Bính nhưng cơ hồ đã bay hết màu, chỉ còn lại hương, lên men và toả ngát.
    Trong kgian ấy cả tín hiệu Em cũng ẩn giấu, lạ lùng, một cách hoạ chân dung kín đáo theo cách thơ xưa, đằng sau là một cái nhìn ngưỡng vọng của một ty cẩn trọng. Ty ấy bọc ánh mắt em bằng nắng "Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ". Con mắt lá răm! Để nắng cúc rung rinh xao động nước. Mắt thu ba nắng gợn sóng tình. Để sóng nắng bỗng ảo ảnh như nước (chắc chỗ này có thể giải thích bằng Vật lí?) còn em- trong cái nhìn của anh lại thực hoá cái ảo, đi " rửa lông mày". Mấy chữ Mà cho giản dị mà đưa duyên, một chữ "đấy" vừa xa gần vừa tình tứ nâng niu. L.Đ. (giỏi tán gái) ko cầu em đừng rửa lông mày làm tội cá bởi ở đây chỉ là vũng nhỏ chứ ko phải hồ bán nguyệt, là nắng cúc chứ ko phải nước hồ, bởi ko chết cá mà chết anh, dù điều này cũng được nói kín đáo/kín kẽ "nông nỗi heo may từ đó"
    Câu thơ lơi ra như một hơi sương. hay nhất với tôi chính là từ nông nỗi. Đó là một ngỡ ngàng về chính mình, trong tình yêu (chính mình như một người khác). Ko thể/cần biết đây là ty của một người trẻ hay già. Ty với ai cũng sẽ là một nông nỗi. Bồn chồn, day dứt, nông nổi, nồng nàn, nồng nã...
    Tín hiệu em còn uốn nép dáng hình trong "đồi cốm đường thon ngõ cỏ", chữ nào cũng đầy ắp ko gian gọi hình gọi đường cong, gọi màu gọi hương gọi tươi xanh son trẻ gọi cỏ thanh minh một thuở Kim Kiều. Em hong tóc ca dao và khi hương tóc/hương ca dao đã tràn khắp ko gian thì mùa thu được Em hoá, Yêu hoá, được cố định về tính chất:" Thu rất em /và xanh rất cao"
    Sau mấy chữ "thu rất em"- ngỡ ngàng một phát hiện thu, câu thơ ngưng lặng để bổng bay một ngỡ ngàng phát hiện sắc màu (không gian) "xanh rất cao". Đem tính từ định nghĩa tính từ, lấy ko gian để hoạ sắc màu, LĐ khiến ta nhớ mùi hương xanh như đồng cỏ dưới cái nhìn tương ứng của cụ Baudelaire. Nhưng Xanh rất cao còn là một ko gian ngưỡng vọng, một tâm thức thiền khó diễn thành lời (tưởng tượng ánh mắt của chàng thi sĩ này)
    LĐ ko "cuống quýt trong lòng một nỗi em " như Lưu Quang Vũ. L.Đ. "đăm chiêu tự vị" trọn kiếp một chữ Em. "Chữ em thôi một đời chưa đi trọn hành trình", có lúc mê lú "chín kiếp truyền đời ú ớ một tên Em", mãi mãi hồi hộp "tóc hoa đèn tim lần giở trang em". Chữ em ko phải chỉ là một tiếng gọi yêu, chữ em còn mở đến vô tận nghĩa (tuỳ theo độ dài và sâu ty của các bậc quân tử). Như khát vọng của Blôk ?oHãy mở cho ta khoảng vô cùng của em; Làm sao khóc, làm sao sống nổi thiếu em"
    Và trên hết là tình anh, một thứ tình say mê ko tuổi với những nâng niu tinh tế, cả nỗi buồn cũng giấu trong lời thơ sang trọng. Ty đã thành một ngưỡng vọng vĩnh hằng, song hành cùng niềm ngưỡng vọng cái đẹp, trong "ẩn dụ" "thu nhà em". Thơ L.Đ. ko lí trí, ko thiếu rung động nhưng là rung động đã lắng đằm, để bay bổng, thanh thoát và cao vọng.
    Bài thơ, câu nào cũng là "giai cú chỉ lan hương". Có những câu thơ còn gợi đến cái tình tứ ý nhị trong thơ cụ Nguyễn Khuyến nhà ta. Như câu "**** lượn bay hoa ngày/ Tin phấn vàng hay thuở gió" làm nhớ Đào hoa:
    "Một đoá đào hoa khéo tốt tươi
    Cách xuân mơn mởn thấy xuân cười
    Đông phong ắt có tình chăng nữa
    Kín tiễn mùi hương dễ động người".
    (cụ Nguyễn trẻ nhỉ? và tán rất hiện đại ). Chữ "hay" (kiểu như Biết, quen biết) nay ít dùng, mang phong vị cổ mà lạ, kiểu như " non cao non thấp mây thuộc/ Cây cứng cây mềm gió hay" (Nguyễn Trãi)."Hay" cũng là thuộc, là gặp gỡ và duyên phận. (Hai câu này của L.Đ., tớ rất thích mà cảm thấy bất lực, ko biết bình thế nào cho ra cả. Các bạn giúp với nhé)
    Mỗi con chữ tự mang trong nó cả một lịch sử đầy vang vọng. Bình thơ lẽ ra cấm nói nhiều, tớ cũng đã tự swear như vậy nhưng cứ say trong chữ là dài lời. Lê Đạt dã dẫn lời Edmond Fabex "Chữ bầu lên nhà thơ". Quan trọng là những đường vân chữ trong bài thơ này đâu có xa lạ kín mít mà như những vân gỗ, nó cho ta biết những vòng tình, cho biết tuổi của chữ, những kí ức thơ. Hãy nghe lời rao của thi sĩ "Bạn đọc trước khi bước vào bài thơ, xin tạm để lại cách đọc tuyến tính thuần tuý duy lí ở ngưỡng cửa như một người khách bỏ giầy trước khi vào trà thất Nhật Bản". Tớ bị quyến rũ bời thanh âm, mê mẩn bởi những cái nháy của mắt chữ, đánh liều đi tìm thu nhà em (ko biết tìm thấy em hay thu chưa). Cũng ko biết đã nhẹ nhàng bỏ giầy chưa nữa nhưng quả thật như thấy mang một nông nỗi heo may(!)
    Các bác nghĩ gì về ty như thế này, sang trọng, kín đáo mà vẫn say mê, hay đấy chứ?
    Mở ngoặc thêm: Thực ra TMH đã đánh Bóng chữ .Nhung một xu hướng kiểu Lê Đạt, Dương Tường ... làm tớ rất thích. Tất nhiên Thu nhà em cũng thuộc loại dễ đọc và nhuần nhuỵ lí tình trong Bóng chữ, còn nhiều bài chịu chẳng biết phải tìm kiếm nó thế nào. Nhưng Bóng chữ là một tập rất thích.
    -@nhathuyen-
    Hai câu thơ
    "**** lượn bay hoa ngày
    Tin phấn vàng hay tình gió"
    cũng bình thường thôi, hình ảnh hoa thơm **** lượn thì gặp nhiều trong dân ca dao rồi mà hình ảnh "tin phấn vàng" lại gợi nhắc nhiều về các trang viết cũ. Thơ Lê Đạt theo Thuỵ Khuê là thơ tạo sinh, là một phát kiến chính xác vì trong thơ ông, từ gọi từ, chữ gọi lại văn cảnh và thơ thì mang đủ hơi thở của thơ cổ trong một giọng nói sang trọng, hiện đại. Những câu thơ dù rất bình thường, nhưng cũng có thể đọc ra được cái phong cách của tác giả. Đó là cái thích thú khi đọc một nhà thơ vậy. Bạn nhận ra mắt chữ "nông nỗi" cực hay. Xin nghiêng người bái phục cô nương.
    Mà ngay câu "Mưa đêm tuổi nổi ao đầy" cũng liệu sáng nghĩa được không khi tớ cũng chỉ đủ sức cảm mà không thể nào diễn giải được?
    Cảm ơn nhathuyen nhiều vì một bài viết hay.
    Còn về bác Trần Mạnh Hảo thì lại là một chuyện khác, nhỉ
    Được 2910 sửa chữa / chuyển vào 17:13 ngày 24/11/2005

Chia sẻ trang này