1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc thơ ( mọi người có thể cùng nhau nói về bài thơ mà bạn yêu mến của các tác giả )

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi vutuananh_, 09/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dau_tran_chan_dat

    dau_tran_chan_dat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Ứ phải vào đây đọc bình thơ của cụ tuấn-anh-gạch-đít đâu! Chủ yếu hỏi cô Lá Rụng tí!
    - Cô còn ở SG không?
    - Tiến độ của "GMLTD" thế nào?
    - Tại sao diễn đàn 3M bây giờ không vào được?
  2. duong_chieu_la_rung

    duong_chieu_la_rung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Anh đaf nói thế thi? em cufng ứ tra? lơ?i anh trên na?y đâu. Đê? em mail cho anh vậy. Chuyện hơi rắc rối va? hơi private 1 chút !
  3. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng cô Lá rụng đã có hai bài thơ đăng trên báo Thơ ( phụ trương báo Văn Nghệ )
    Chúc mừng!
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đường Chiều Lá Rụng:
    Tên thật: Bùi Khương Hà
    Tự: Đồng Nai đệ nhất khùng
    Bố: nhạc sĩ Thế Thông
    Tam đẳng karate.
    hee.
    SN:1/10
    size=4]Chúc mừng sinh nhật Khương Hà nhé. Chờ đợi cuối năm nay ra tập thơ của cậu.
  5. dienxoaychieu

    dienxoaychieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    MẮT -Nguoi_thuong
    Em đừng nói về nỗi cô đơn
    Không ai nói hay hơn đôi mắt
    Vén màn đêm bí mật
    Mắt kể chuyện những cơn mơ, đêm khuya cứ giật mình.
    Dù em muốn lặng thinh
    Thì những giấc mơ vẫn đều có cánh
    Kể về anh những đêm buồn lạnh
    Ngón em gầy víu lại vị tình xưa
    Em có tin gió mưa
    Chỉ toàn điều chân thật
    Trong đôi mắt là những điều sâu nhất
    Mà khát khao cất dấu không thể khoá vào đâu.
    Hãy đi lại từ đầu
    Để cho nỗi cô đơn từ mắt em bay nhảy
    Cho màn đêm bốc cháy
    Những thức giấc cô đơn.
    Đôi mắt yêu thương là đôi mắt trong hơn...

    Tôi ngỡ trong đến chẳng gì trong Mắt yêu thương mà NT gọi tên lên .
    Thật đến như đếm lòng NT không hoa lá cành như những vần thơ người khác , nó nhói buốt và cắn cấu tâm hồn quá đỗi , tôi thèm đọc và vô tình như bất chợt chạm vào Mắt của NT , thẫm đẫm những tâm sự lòng , ngiến ngấu những trải từng yêu dấu , và thế đấy: Yêu cho đôi mắt trong hơn ? Vậy thì tất thảy thế giới đục ngầu nếu không biết yêu thương , tôi bắt đầu hồ nghi cho cái yêu thương của NT , nó lớn hơn tình yêu đôi lứa chăng ? hẳn là như thế .
    Đêm giật mình chợt lạnh , chợt hiểu nỗi cô đơn nó cũng thi vị đến nhường nào .Cho tôi đọc lại trong mắt nhau , những đôi mắt nhuốm màu yêu , nhuốm những khắc khoải đến thơ ngây tâm hồn .....
    Được dienxoaychieu sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 01/10/2004
  6. vuhon

    vuhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    0
    Gió Mùa với Uất Kim Hương
    Trời trở lạnh
    Quán không người
    Lẻ loi
    Ta...
    thèm lắm một hơi ấm
    một bờ vai
    một vòng tay xiết chặt
    một ánh mắt ai nhìn
    Ta cố nén trái tim
    đang từng ngày khao khát
    miên man
    những ảo tưởng
    về người...

    Uất trách ai , như thể tự trách mình , hiểu từ Uất là Hiểu cả một tấm lòng luôn trừu mến với cuộc sống này , lo cho ai đấy Bắc miền gió mùa trở lạnh , thương cho ai đấy luôn khắc khoải với trái tim từng ngày khao khát sống ,trong Uất những ảo tưởng luôn chẳng bao giờ thành hiện thực , Uất như muốn víu cả thế giới nhìn của Uất trong tầm tay mình , nhưng Uất cũng không hiểu được vì sao cuộc sống lại có những phép màu đến lạ , cái gam màu lạ đó luôn quyến con người ta , bắt người ta phải trẫm mình trong đó , đọc Uất mới thấy nhiều cái nhìn sáng , và thanh tịnh về cuộc sống , hỏi thử có ngơ ngác với cuộc sống này không ? Ồ tất nhiên không , Uất cũng trải mình , cũng là một giản dị trước đời luôn mong những gì từ bạn bè muốn đều được toại nguyện và trọn vẹn .Với gió mùa , Uất luôn mong muốn tất cả những cảm tính trong con người , những kiếp sống cô đơn được đặn đầy , và chính vì thế T.A cảm ơn Uất vì điều đó , chẳng phải cho riêng ai , phải không em gái nhỏ của anh ?
    Được vuhon sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 03/10/2004
  7. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận từ hình đất nước như người đàn bà hơi khuỵ chân , ngửa mặt của Vi Thuỳ Linh
    Tôi không đọc thơ Linh nhiều , nhưng có lẽ cái ấn tượng nhất là cách so sánh không ai giống được của Linh về hình đất nước . Hiểu theo nhiều chiều thì có lẽ cái hình người đàn bà hơi khuỵ chân ngửa mặt đó đúng là theo hình đất nước Việt Nam . Tôi không có hàm ý tôn vinh dòng thơ của Linh , nhưng với cách thể hiện độc đáo mà tôi thấy từ câu thơ này thì có gì đó thể hiện Linh ở một tâm hồn đầy cá tính và tinh tế .
    Người đàn bà khuỵ chân , cam cầm , chịu đựng trước những vất vả khốn khó , người đàn bà luôn biết vị thế trong một xã hội còn đậm nét châu á nam quyền . Vậy mà vẫn kiên cường sống , ngửa mặt đối trọi với đời , đôi lúc đối mặt cả với những hiểm nguy thời chiến . Một câu thơ đầy hàm ý , dung dị trong ngôn từ thể hiện , nhưng rất sâu sắc trong ẩn ý .
    Tôi khoái nhất cái từ Hơi của Linh , nó chỉ hơi thôi chứ không khuỵ hẳn , rất biết người biết ta , nhưng qua đó thấy sự bạo liệt trong suy nghĩ của Linh . Hơi khuỵ rồi ngửa mặt lên , tài tình và thâm thuý đến không ngờ .
    Đọc thơ Linh gặp không ít những câu thơ chất lượng thế này , ngoài ra , tôi không có bình luận gì thêm . Chẹp....chẹp... cứ cái gì hay ta đọc các bạn nhỉ ? còn quên nó đi cho đời nó tươi .
    Được _vutuananh_ sửa chữa / chuyển vào 19:42 ngày 14/10/2004
  8. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Tĩnh Vật
    [​IMG]
    Ngày xưa học văn học chắc chẳng ai quên được tứ thơ:
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu


    Nếu quan sát bằng con mắt của một người hoạ sĩ hay nghệ sĩ nhiếp ảnh sẽ dễ dàng thấy một bức tĩnh vật chỉ gồm hai màu cơ bản, đỏ của giấy lễ và đen của mực nho. Chỉ gồm hai hình: một tròn nghiên mực, và hình chữ nhật của giấy đỏ. Cái hình tròn ấy như một mặt trời chết đen không còn toả ra những tia nắng chữ, khiến cho cái nền chữ nhật bợt bạt một màu hoàng hôn cuối ngày. Người ta sẽ có cảm giác như cả bài thơ bị cô lại, đặt vào trong hình tròn đen hun hút của nghiên mực kia... ngoại cảnh: lá vàng rơi vào đấy, "mưa bụi" bay vào đấy", "phượng múa rồng bay" khuất dạng trong đấy.. và "ông đồ xưa", cũng như theo khung cửa đen ấy mà biến mất... thực thì bài thơ là hoạ chứ nào phải là thơ, một thứ tranh mà ở thời hiện đại này người vẽ không vờn đường nét mà đắp hình khối.
    Có một bức tranh tĩnh vật khác lại vẽ theo lối biếm hoạ, nét vẽ này nghịch ngợm hơn...
    Lần kể xuân thu biết mấy mươi
    Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi
    Đêm thanh nguyệt dãi màng trông nguyệt
    Ngày vắng ruồi bâu biếng ngáp ruồi
    Cắn kẻ tiểu nhân nào đoái miệng
    Chào người quân tử chẳng phe đuôi
    Phỏng trong sức có ngàn cân nặng
    Dẫu nhẫn ai lay cũng chẳng rời

    Con chó đá cứng đầu này cũng đã bị bút lực của hội hoạ hài hước bóp méo đến thành lập thể. Cái miệng biếng lao động kiếm ăn và cái đuôi lười biểu cảm, một thứ bất lực và vô cảm như vậy mà cứ ì ra chiếm dụng một chỗ mặt tiền thoáng đãng nhất.
    Cùng lần tìm, cùng khám phá sẽ thấy nối tiếp nét bút người xưa, sang thế kỷ XX nhà thơ Trần Mạnh Hảo cũng rất giỏi trong cách vẽ này. Nhưng ông vẽ cái lọ mực đứng ngay trên bàn viết của mình:
    Trang thơ của mọi thời sau đọc
    Có trong lọ mực ngủ trên bàn
    Máu xanh mà bật bao người khóc
    Bụng lọ còn nguyên cả thế gian
    Cái lọ mực có cả bầu tâm sự thế kia, muốn vẽ cho ra chiều sâu cũng chẳng mấy khó. Cái trơ nhất, " trơ mặt thớt", "lì mặt thớt" " nông choèn choẹt mặt thớt ấy mà nhà thơ cũng vẽ cho ra sâu sắc.
    Số phận cho ta làm mặt thớt
    Kể gì thịt cá nát đời nhau
    Sinh ra là để người ta chặt
    Ta chỉ ăn toàn những vết dao

    Tĩnh vật ấy không đơn thuần là vẽ bằng bút mà là vẽ bằng những nét dao, kểthấy mới đoạn trường đến mức nào, mới đau đến mức nào. Nhưng có lẽ nó lại chuyển thành lĩnh vực điêu khắc mất rồi
  9. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Lại bàn về tĩnh vật ​
    Cuộc say đâu cần có bạn hiền. Có một thứ tĩnh vật không thể thiếu trong những cuộc say ấy mà các ông thi sĩ thường hay nói đến trong thơ của mình đó là cái chai rượu. Quanh cái chai ấy, mỗi người đứng trong thời của mình, tựa vào tâm thế mình, dõi nhìn từ góc nhìn riêng của mình mà tạo dáng mới cho cái chai ấy. Có người đã từng viết rằng:
    Tìm bóng nơi quán rượu
    Nghiêng nửa chai chân bàn
    Người ấy vừa đi khuất
    Rượu hết chén còn thơm


    Đi tìm người lại chỉ thấy chai rượu. Cảm tưởng như nhà thi sĩ kia đang nhìn cái chai ấy từ một chỗ khuất nào đó, mà chắc phải cúi xuống mà nhìn nên cái bàn nhậu kia cũng chỉ còn là một nét ngang mảnh mai. Chiếc chén và cái chai ấy đã hiện lên trên bức tường của quán rượu đã tạo nên một khung cảnh lạ, khiến cho cái chai ấy từ vật dụng tầm thừơng được nhà hàng kia đặt xuống, nay được nhà thơ treo lên. Nét thơ ấy quá thanh như chiếc bút vẽ bức tranh mỗi ngày nhẹ màu đi, để mảng tường kia chỉ còn nổi bật cái chai. Chén rượu nghiêng cho cạn cuộc buồn vui, đến ngay cả cái vật sành sứ kia cũng có men say vì tình vậy.
    Nhưng cũng có khi ta lại bắt gặp cái chai lại trở thành như một dấu chấm - loại dấu chấm than độc đáo cho một tình ái:
    Chia cho em một đời tôi
    Một cay đắng, một niềm vui, một buồn
    Tôi còn cái xác không hồn
    Cái chai không rượu, tôi còn vỏ chai.
    ( Chia - Nguyễn Trọng Tạo)

    Cái dấu chấm than thuỷ tinh kia đã đẹp về dáng lại được chau chuốt với cái đẹp, dám rút ruột, dám chia hết mình chỉ để còn thanh sạch một bình cộng hưởng giúp nhà thi sĩ chỉ khẽ đặt nó xuống nơi câu thơ vừa kết , nhưng ta lại thấy nhạc của những giọt rượu lại bắt đầu trường ngân.
    Cũng còn đọc được một bài, cái chai lại cũng được đặt ở cuối câu nhưng lại ở một góc nhìn thật khác lạ
    Một cộng với một thành đôi
    Anh cộng cô đơn thành biển
    Nắng tắt mà người không đến
    Anh ngồi rót biển vào chai
    (Biển vắng - Trịnh Thanh Sơn)

    Thật là tuyệt vời khi bắt gặp bài thơ này vì ở đây, cái chai đã được thổi lớn hơn, cao hơn cả biển đằng sau nó. Qua lần thuỷ tinh , biển đã thành một cái chai rượu khổng lồ. Mà cái chai ấy đã có lần bị Chiêu Lý Phạm Thái đã cắp nách trong một bài thơ yết hậu khá nổi tiếng:
    Sống ở dương gian đánh chén nhè
    Thác về âm phủ cắp kè kè
    Diêm Vương phản hồi mang gì đó
    Be!

    Dồn cả câu thất ngôn vào chỉ một chữ "Be" thì câu thơ ấy quả là rượu thật rồi. Rượu được chính cái be sứ cổ thắt eo tạo dáng đứng hội hoạ.
  10. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Chiều rượu Hồ Tây ​
    Các con chữ in trên trang giấy cái xác phàm văn bản của thơ. Còn hồn thơ chất thơ riêng của từng bài lại được giấu ở những chỗ khác . Giấu trong tấm gương soi muốn thấy phải cùng ông vua Tự Đức " đập cổ kính ra tìm lấy bóng" giấu giữa " bãi cát dài, lại bãi cát dài" vào lúc Cao Bá Quát " đi một bước lại như lùi một bước" Hay như giấu trong nghiên mực buồn của ông đồ già Vũ Đình Liên...
    Nhưng không giấu trong tấm gương, bãi cát hay nghiên mực Phùng Quán giấu thơ mình trong một cái chai
    Mời bác Ba Vì xích lại đây
    Ta cùng tuý luý ngắm sóng say
    Tôi đùa bác đấy đừng tưởng thật
    Bác xích lại gần tôi cũng gay
    Bác là Ba Vì tôi Phùng Quán
    Bác đông khách tôi càng lắm bạn
    Toàn bợm rượu coi trời bằng chai
    Họ nhầm lung tung bác với tôi...
    Bác đẹp ngang tàng tóc còn xanh
    Gái Đông Đô sướt mướt thư tình
    Gửi nhầm địa chỉ tôi chết dở
    Bà vợ tôi sẽ nổi cơn ghen
    Thôi, bác cứ ngồi yên ở đó
    Còn tôi cứ tĩnh toạ ở đây
    Tôi thì làm thơ bác làm núi
    Nhớ nhau tưới rượu xuống Hồ Tây
    ( Phùng Quán - mời rượu)

    Con người đã từng say đắm trong tình yêu "Trời đã sinh ra em - Ðể mà xinh mà đẹp - Trời đã sinh ra anh - Ðể yêu em tha thiết" ấy lại là người rất thích ở riêng một cõi đàm đạo với nàng rượu. Đọc sách được biết, Phùng Quán có cất bên hồ Tây một căn gác gỗ gọi là chòi ngắm sóng, từ chòi nhìn về phía Tây, sóng hồ sẽ đẩy tầm mắt của người nhìn tới núi Ba Vì. Lúc ấy mặt hồ xanh đã thành cái chiếu rượu bồng bềnh để người và núi đối ẩm. Để thiên nhiên và con người như hai cái bình thông nhau, hoà chất, con người được hùng vĩ như thiên nhiên, lớn như thiên nhiên và thiên nhiên thì được như người thông minh, tình tứ và tinh nghịch.
    Tinh nghịch như ngay tuần rượu thứ hai của cuộc rượu này, ông trời đã không còn là cái vung ( coi trời bằng vung- theo cách nói thành ngữ) nữa, mà ông trời là cái chai cắp nách của người uống rượu. Và tình tứ hơn, sau tuần rượu thứ ba thì núi( Tản Viên) không đỏ mặt mà xanh tóc như thành một gã đẹp trai, sống lẫn với người đời để rồi gây ra những say men tình ái tạo nên sóng ghen. Tình tứ và nghịch ngợm ấy là nét đặc trưng của con người làm thơ tự tin xưng danh Phùng Quán ấy.
    Đọc thơ về rượu thấy hay, những câu thơ vững như núi. Ghê thật! Phàm đó cũng chỉ là thú vui tao nhã khi vui, khi buồn. Nhưng đừng muốn cố làm thơ mà say tuý luý nhé
    Deny_me say với vẻ đẹp thơ có bài góp vui với các tửu đồ

Chia sẻ trang này