1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc Tiếu ngạo và cười

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Thieu_iot, 02/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Bộ Tiếu Ngạo mà Nhậm Hiền Tề đóng LHX là bộ 2000, không phải 96 (96 đúng là Lữ Tụng Hiền). Nhưng tôi quả thật là thích Nhậm Hiền Tề hơn bởi cái mặt hắn gian xảo và cái nốt ruồi điêu ngoa hợp với cái từ mà cha Điền Bá Quang gọi LHX trong phim: Lệnh Hồ Điểu. Lý Á Bằng thì trông lại thật thà quá. Thêm nữa, cái bài hát đầu phim thì hay quá. (Cơ mà Nhậm Hiền Tề đóng Sở Lưu Hương - Bí Mật Hổ Phách Quan Âm trông lại giống Sở Khanh hơn. Không thích).
    Còn dàn diễn viên thì em chỉ nhớ có một ít, bác nào biết thì bổ xung nhá:
    Nhậm Hiền Tề vai Lệnh Hồ Xung,
    Khương Đại Vệ vai Khúc Dương,
    Từ Thiếu Cường vai Hướng Vấn Thiên,
    Lưu Tuyết Hoa vai Đông Phuơng Bất Bại,
    Nhạc Diệu Lợi vai Nhạc Bất Quần,
    Viên Vịnh Nghi vai Nhậm Doanh Doanh,
    Trần Đức Dung vai Nhạc Linh San,
    và hết rồi... không nhớ nổi, đây là cái đoạn nó đọc ngay đầu phim, xem cũng lâu rồi, tại thích bài hát lúc đầu nên nhớ luôn cả đoạn thuyết minh.
    ..."Theo như Kim Dung, Lệnh Hồ Xung là người đàn ông buồn rầu nhất trong các tiểu thuyết của ông. Lý tưởng sống của Lệnh Hồ Xung rất đơn giản. Chỉ cần có ruợu uống, được cùng tiểu sư muội Nhạc Linh San ngồi đếm sao là đã mãn nguyện. Nhưng ông lại ép Lệnh Hồ Xung bị thất tình, bị cuốn vào vòng xoáy của võ lâm và Lệnh Hồ Xung trượt dài trong u sầu, sống không mục đích. Ông đã tạo một nhân vật có tính cách anh hùng, hào hiệp nhưng chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Nhiều người cho rằng ông ví mình là Lệnh Hồ Xung, nhưng trong một cuộc đàm đạo gần đây trên truyền hình, Kim Dung tiết lộ: Lệnh Hồ Xung chỉ là ông trước khi biết yêu. Sau khi biết yêu, ông chính là Dương Khang (trong ?oAnh Hùng Xạ Điêu?). Đây là một cú sốc lớn gây ngạc nhiên cho đọc giả trung thành của Kim Dung."... (Đoạn này là em copy về).
    Có bác nào nhớ tên của cha đóng Điền Bá Quang không, cha này em quên mất tiêu rồi (hắn đóng Vô Danh trong Phong Vân -1 và Hùng Bá trong phong vân 2).
  2. alway_says_love

    alway_says_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Cũng không rõ, nhưng nhớ là ông này còn đóng vai...Táo Quân trong Hoa Mộc Lan (đem lòng yêu Hoa Mộc Lan mới chết chứ!).
    Công nhận cậu tinh mắt ghê!
  3. The_Matrix_Neo_new

    The_Matrix_Neo_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Em thì lại khoái bản năm 96 nhất, vì nó gần với nguyên tác. Lữ Tụng Hiền đóng cũng tếu, lột tả được tính cách nhân vật. Xem bản năm 96 cười chảy nước mắt, he he em cứ nhìn thấy cái mẹt bác Lữ Tụng Hiền là đã thấy bùn cười roài. Em cũng khoái Lương Bội Linh đóng Nhậm Doanh Doanh nữa, xinh dã man
  4. NhamDoanhDoanh

    NhamDoanhDoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2002
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    1
    BÀN CHUYỆN ... LỆNH HỒ XUNG ! - 23 August 2004 - 13:46
    Lâm Uyển Nhi
    ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? là tác phẩm võ hiệp Kim Dung đã được dàn dựng đưa lên màn ảnh 8 lần trong hơn 20 năm qua, trong đó bản phim được xem là kinh điển nhất là ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? do Châu Nhuận Phát đóng vai Lệnh Hồ Xung năm 1984 của TVB dàn dựng. Sau đó, như một cơn sốt, ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? thường xuyên trở thành ?otiểu thuyết võ hiệp truyền hình và điện ảnh?. Rất nhiều ngôi sao đã thể hiện vai Lệnh Hồ Xung- nhân vật chính của ?oTiếu Ngạo Giang Hồ?. Tuy nhiên, thành công hay thất bại, những bản phim dựa theo cuốn tiểu thuyết này đều bị khán giả ?oghiền? truyện Kim Dung đưa lên bàn mổ để khen chê đủ điều!
    Lâm Uyển Nhi xin mạn phép được điểm qua 8 bộ phim ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? cũng như 8 Lệnh Hồ Xung trong 20 năm qua. Ngoài ra, xin được giới thiệu về chuyện tình của nhà văn Kim Dung về một khía cạnh chưa được bàn đến: mọi người đều cho rằng nhân vật Lệnh Hồ Xung của ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? là Kim Dung viết riêng cho mình, nhưng thực tế, ông thú nhận Dương Khang của ?oAnh Hùng Xạ Điêu? mới là mặt trái của bản thân ông!!!
    VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN KIM DUNG
    Kim Dung là một cái tên quá quen thuộc với người Việt Nam từ những thập niên 60- 70. Hồi đó, mỗi khi giở tờ báo ra, nhiều người thường coi ngay trang trong để đọc phần kiếm hiệp đăng tải hàng ngày theo bản dịch từ báo Tàu.
    Ảnh hưởng của Kim Dung không chỉ ở một lớp người nào. Nhiều bình luận gia, nhiều văn sĩ đã mượn tên những nhân vật của kiếm hiệp như Hồng Thất Công, Hư Trúc, Vương Trùng Dương, Nhiệm Ngã Hành ... làm bút hiệu. Cũng chính vì ảnh hưởng từ tiểu thuyết mà chủ yếu là những truyện của Kim Dung, những phong trào võ thuật, thiền đạo tu tập, châm cứu, đông y ... đã khởi sắc một thời. Phim ảnh trình chiếu tại các rạp hát miền Nam một dạo cũng toàn là phim kiếm hiệp. Có thể nói Kim Dung đã ảnh hưởng sâu đậm cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nam.
    Trước năm 75, bài tóm tắt bằng tiếng Việt đầy đủ nhất về tác phẩm và cuộc đời Kim Dung nằm trong bài tựa bản dịch Lộc Đỉnh Ký của Hàn Giang Nhạn.
    Kim Dung, tên thật là Trà Lương Dung, sinh năm 1924 tại tỉnh Triết Giang bên Trung Quốc. Bắt đầu viết truyện kiếm hiệp từ năm 1955 với bộ Ân Cừu Lục. Tiếp tục viết đến 1972 mới gác bút với bộ Lộc Đỉnh Ký. Sau năm 1972, ông tham gia chính trị của Hồng Kông. Ngoài ra đã trở thành Phật tử tại gia. Gần đây ông đã từ bỏ mọi hoạt động chính trị và đi thuyết trình về những tác phẩm của mình tại các trường đại học
    Đa số truyện Kim Dung đã được ra dịch ra tiếng Việt ( trừ 2 cuốn Bạch Mã Tiếu Tây Phong và Uyên Ương Đao). Tiếc là phần lớn những bản dịch được dựa theo những bài đăng trên bảo, nên đôi khi rườm rà, lủng củng. Sau năm 1972, Kim Dung đã sửa chữa truyện của mình. Nhưng tiếc là chưa có ai dịch lại.
    Một số các bộ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đã được dịch ra tiếng Anh hoặc Pháp. Chẳng hạn bộ Tuyết Sơn Phi Hồ đã được dịch ra tiếng Anh, với tựa đề là Fox Volant of the Snowy Mountain (Hong Kong University Press, 1993). Một phần bộ Lộc Đỉnh Ký cũng đã được dịch sang tiếng Anh.
    Dĩ nhiên là người Trung Quốc đã viết nhiều sách về Kim Dung. Các tác phẩm nghiên cứu về Kim Dung bằng tiếng Việt tương đối ít. Ở hải ngoại đã xuất hiện cuốn "Những ẩn số chính trị trong truyện Kim Dung" của cố luật sư Nguyễn Ngọc Huy. Tác giả có đưa vài ý kiến ngộ nghĩnh như sau : đảo Đào Hoa tượng trưng cho nước Nhật. Cái bang tượng trưng cho Liên Bang Sô Viết, còn Hoàng Dung tượng trưng cho Stalin !
    Bên trời Âu Mỹ, vì hàng rào ngôn ngữ (và sự thiếu cảm thông tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc), chưa thấy có tác phẩm nào nghiên cứu về Kim Dung. Hình như đã có một cuốn sách khảo cứu bằng tiềng Đức về Tuyết Sơn Phi Hồ. Đây là một hiện tương tương đối mớị Bắt đầu từ giữa thập niên 80, toàn bộ tác phẩm Kim Dung đã được đưa lên videọ Có nhiều truyện đã được quay ít nhất là 3 lần.
    Gần đây hơn, có phong trào quay phim về những nhân vật phụ của Kim Dung : Cửu Âm Chân Kinh, Vương Trùng Dương, Kim Mao Sư Vương, Nam Đế Bắc Cáị Nhưng những phim này không thành công, vì đã tách khá xa với truyện Kim Dung. Năm 1994, bộ Anh Hùng Xạ Điêu đã được TVB quay lại và sau đó là Bộ Thần Điêu Hiệp Lữ 95 . Và sau đó là Tiếu Ngạo Giang Hồ õ được quay lại năm 1996 và mở màn cho hàng loạt những bản phim ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? khác nhau với những Lệnh Hồ Xung khác nhau về tính cách và diễn xuất.
    Có người cho rằng Kim Dung sáng tác tiểu thuyết võ hiệp của mình dựa theo hai bài thơ và dùng những chữ đâàu của mỗi câu để đặt tựa cho tiểu thuyết của mình.
    Những chữ đầu đó là
    ?oPHI TUYẾT LIÊN THIÊN XÀ BẠCH LỘC TIẾU THƯ THẦN HIỆP Ỷ BÍCH UYÊN? (mời xem nguyên tác bằng chữ Hán được in bên cạnh)
    SO SÁNH HAI BẢN PHIM ?oTIẾU NGẠO GIANG HỒ? GẦN ĐÂY NHẤT DO ĐÀI LOAN (1999) VÀ TRUNG QUỐC (2000) SẢN XUẤT
    Về bối cảnh
    Bộ phim ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? do Đài Loan sản xuất năm 1999 lấy ngoại cảnh núi non, thác nước, rừng cây do kỹ xảo truyền hình dàn dựng khiến khán giả bị hoa mắt, tưởng như là rất rộng lớn nhưng thực sự các cảnh ấy chỉ được gói gọn trong phim trường. Vi bối cảnh không thuyết phục nên người xem mất đi cảm hứng về sự hùng vĩ của phim.
    Trong khi đó ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? của Trung Quốc được lợi thế hơn là có được cảnh trí thiên nhiên sống động và hoành tráng. Người xem có thể thưởng thức cảnh giang sơn cẩm tú của Trung Hoa chân thật, hùng vỉ. Mặc dù phim quay không đẹp nhưng người xem có thể du di.
    Võ thuật
    Nhà chế tác Dương Bội Bội (Đài Loan) đã yêu cầu các đạo diễn chỉ đạo võ thuật phải tạo cho Lệnh Hồ Xung những chiêu kiếm lãng mạn, nhẹ như gió thoảng và nhanh như tên bắn. Vì chính sự đòi hỏi quá khắt khe của bà mà giờ đây khán giả xem phim có thể chứng kiến xuýt xoa theo từng chiêu kiếm của Lệnh Hồ Xung. Nhiều người đã ngạc nhiên khi thấy Nhậm Doanh Doanh sử dụng vũ khí bằng roi, theo như nguyên tác của Kim Dung thì Nhậm Doanh Doanh chỉ dùng độc tà là chính hoặc đôi khi dùng chưởng hay kiếm pháp. Nhưng Nhậm Doanh Doanh do Viên Vịnh Nghi đóng lại sử dụng roi rất tài tình, tạo nên một cái nhìn mới đối với người xem.
    ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? của Trung Quốc thì rất thất bại về mặt võ thuật. Những cảnh sử dụng kiếm của Lệnh Hồ Xung hoặc Nhậm Doanh Doanh, Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi đều không có sự lả lướt. Nếu đánh kiếm đã khô khan thì chiêu thức sử dụng ám khí độc châm của Đông Phương Bất Bại lại càng không thể làm khán giả hài lòng. Khi xem phim kiếm hiệp, điều hấp dẫn khán giả không phải là chuyện tình cảm lăng nhăng của hai nhân vật chính mà là các chiêu thế của võ công. Nếu chiêu thức không đẹp, không bay bổng thì cầm chắc bộ phim đi đong 50%!
    Diễn viên
    ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? do Đài Loan sản xuất đã qui tụ một dàn diễn viên cứng cựa chuyên đóng phim cổ trang như Khuơng Đại Vệ (Hong Kong) vai Khúc Dương, Từ Thiếu Cuồng vai Hướng Vấn Thiên, Lưu Tuyết Hoa vai Đông Phuơng Bất Bại, Nhạc Diệu Lợi vai Nhạc Bất Quần, Viên Vịnh Nghi (Hong Kong) vai Nhậm Doanh Doanh, Trần Đức Dung vai Nhạc Linh San. Diễn xuất của họ rất đồng đều, mạch lạc của dàn diễn viên đã tạo nên thành công của bộ phim. Tuy rằng có nhiều người chê diễn xuất của Nhậm Hiền Tề, cho rằng cách diễn của anh không trưởng thành, còn ngây thơ và được miêu tả như ?ochàng mãi võ bán thuốc cao đơn hoàn tán?. Nhưng nếu ai là dân ghiền tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung sẽ chấp nhận được lối diễn có vẻ cợt đùa, vô tư của Nhậm Hiền Tề. Đồng thời sẽ châm chước cho cách diễn còn non nớt tay nghề của anh. Vì vào thời điểm ấy, Lệnh Hồ Xung chỉ là vai diễn thứ hai của Nhậm Hiền Tề trên màn ảnh truyền hình. Anh chưa có đủ bề dày diễn xuất để tạo một Lệnh Hồ Xung lão luyện, đa tình và phức tạp như Châu Nhuận Phát hay Lữ Tụng Hiền.
    ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? của Trung Quốc cũng qui tụ dàn diễn viên nổi danh như Hứa Tịnh vai Nhậm Doanh Doanh, Lý Á Bằng vai Lệnh Hồ Xung, Miêu Aát Aát vai Nhạc Linh San, Lý Giải vai Lâm Bình chi, Ngụy Tử vai Nhạc Bất Quần, Mao Uy Đào vai Đông Phương Bất Bại, Trần Lệ Phong vai Nghi Lâm. Tất cả diễn viên của Trung Quốc đều cố gắng diễn cái thần cái khí của nhân vật nhưng đa số các vai diễn đều bị chê đến sát đất. Có rất nhiều nguyên nhân mà điểm chính yếu là đạo diễn và biên kịch đã cố tình phóng tác nhân vật theo một chiều hướng khác xa hoàn toàn những điều hấp dẫn của nguyên tác. Vô hình chung điều ấy đã tạo nên một áp lực nặng nề không đáng có đối với những diễn viên lần đầu tiên được đảm nhận các vai quá quan trọng trong một tác phẩm được dàn dựng trước đó đến 7 lần và người xem đã thuộc nằm lòng từng chi tiết của cốt truyện. Nhân vật Lệnh Hồ Xung của Lý Á Bằng đã bị chê trách cân đo, đong đếm rất nhiều chỉ vì diễn không đúng theo nguyên tác mà lại theo ý của đạo diễn. Theo như kịch bản, Lý Á Bằng phải thể hiện một Lệnh Hồ Xung thiếu hẳn vẻ hoạt náo, cợt đùa, lười biếng, thay vào đó là sự giận dữ không cần thiết, nét mặt thì luôn lộ vẻ u sầu, buồn bã làm cho người xem khó hiểu. Đây có phải là sự bất công đối với Lý Á Bằng khi bị chê là diễn không đạt? Trong lúc anh luôn trần tình là mình đã diễn rất tròn vai, dốc hết sức cho nhân vật theo đúng kịch bản.
    Nội Dung phim
    CẢ hai tác phẩm đều có phần chỉnh lý khác với nguyên tác. Phim do Đài Loan sản xuất tuy có thay đổi một vài chi tiết hoặc ?othêm mắm thêm muối? song họ vẫn tôn trọng bộ khung của cốt truyện, vẫn tạo nên sự thân quen để người xem dễ theo dõi. Phim do Trung Quốc sản xuất thay đổi hầu hết tình tiết và nội dung của phim. Ví dụ: Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh có mối bất hòa từ pho võ công Tử Hà Bí Kíp của Nhạc Bất Quần. Cả hai gặp nhau ở đâu cũng đọ kiếm, đánh đến kẻ sống người chết. Đây là một điều bất hợp lý tạo nên sự khó chịu cho người xem vì từ xưa đến nay người xem vẫn luôn muốn biết (dù đã thuộc nằm lòng) đến mối tình của Nhậm Doanh Doanh dành cho Lệnh Hồ Xung là bất diệt, ngay khi chưa biết mặt, cô cũng đã cho thuộc hạ theo dõi, săn sóc, lo lắng cho anh thì cớ gì lại chuyển đổi cho họ là kẻ thù tàn sát nhau trước khi yêu nhau???? Vẫn biết sự thay đổi ấy là sự cố tình của nhà biên kịch và đạo diễn, vì họ muốn mối tình của hai nhân vật chính có thêm khúc mắc, đau khổ để tạo kịch tính. Song chính điều táo bạo ấy đã đưa đến chuyện khán giả không chấp nhận được kết cấu ?ophi lý? của phim và bỏ ngang nửa chừng không thèm theo dõi tiếp vì ?otức ngang hông?. Đây là sai lầm lớn nhất của nhà chế tác và biên kịch. Tuy nhiên, những nhà làm phim Trung Quốc ít khi nào chịu nhận lỗi về mình và vẫn tiếp tục sửa đổi kịch bản nguyên tác của Kim Dung khi thực hiện ?oAnh Hùng Xạ Điêu? khiến Kim Dung thất vọng tràn trề, vì trước đó, Kỷ Hiểu Trung đã thề sống thề chết sẽ giữ lại 100% nguyên tác của truyện Kim Dung nhưng khi dàn dựng, ông lại múa rìu qua mắt thợ và nuốt trộng lời hứa của mình.
  5. NhamDoanhDoanh

    NhamDoanhDoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2002
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    1
    LỆNH HỒ XUNG NÀO NỔI BẬT NHẤT?
    Trong số các tác phẩm của nhà văn Kim Dung, ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? là tác phẩm được chuyển thể nhiều lần nhất. Các diễn viên thủ vai Lệnh Hồ Xung dù đã nổi tiếng hay chưa, trước khi đóng ?oTiếu ngạo giang hồ? đều nhờ vào vai diễn này để được nhiều người chú ý (dù khen hay chê cũng được).
    Châu Nhuận Phát-Lệnh Hồ Xung điển trai (1984)
    Năm 1984, TVB thương lượng mua bản quyền tiểu thuyết ?oTiếu ngạo giang hồ? của nhà văn Kim Dung dàn dựng lần đầu tiên trên màn ảnh truyền hình. Nhân vật Lệnh Hồ Xung được giao cho Châu Nhuận Phát. Theo như đánh giá của các nhà phê bình thì Lệnh Hồ Xung của Châu Nhuận Phát có phong cách đại hiệp nhất, lại điển trai (dù hơi móm một chút) nhất!
    Điểm bình chọn: 8 điểm- điểm cao nhất từ trước đến nay dành cho diễn viên thủ vai Lệnh Hồ Xung.
    Hứa Quán Kiệt- Lệnh Hồ Xung đôn hậu (1990- phim điện ảnh)
    Đây là lần đầu tiên ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh, do đạo diễn Hồ Kim Thuyên dàn dựng. Theo nhận xét của chính nhà văn Kim Dung và đọc giả ghiền tiểu thuyết của ông, Lệnh Hồ Xung của Hứa Quán Kiệt gần với nguyên tác nhất. Ngoài ra, còn có phong cách đôn hậu dễ thương của một đại hiệp dù Hứa Quán Kiệt không điển trai như Châu Nhuận Phát.
    Điểm bình chọn: 7 điểm.
    Lý Liên Kiệt- Lệnh Hồ Xung võ nghệ cao cường (1992- phim điện ảnh)
    Lý Liên Kiệt là ngôi sao phim võ thuật kung fu. Bản thân anh là một võ sư. Đạo diễn Trình Hiểu Đông là bậc thầy của đạo diễn võ thuật. Sự kết hợp giữa hai ?ocao thủ võ lâm? trên màn ảnh Hong Kong đã đưa Lệnh Hồ Xung của Lý Liên Kiệt trở thành Lệnh Hồ Xung có võ nghệ cao cường nhất làm đọc giả của Kim Dung rất khoái! Bộ phim có tên ?oĐông Phuơng Bất Bại? chủ yếu khai thác các cuộc ác chiến giữa Lệnh Hồ Xung và Đông Phuơng Bất Bại (do Lâm Thanh Hà đóng). Tuy nhiên, Lý Liên Kiệt không được điển trai như Châu Nhuận Phát và không thể hiện được nét đa tình của Lệnh Hồ Xung.
    Điểm bình chọn: 7,5 điểm.
    Lữ Tụng Hiền- Lệnh Hồ Xung si tình lãng tử (1996)
    Năm 1996, TVB lần thứ hai dàn dựng lại ?oTiếu Ngạo Giang Hồ? (Lâm Uyển Nhi lúc đó đã sang Úc và ngày nào cũng ?oréo? shop thuê phim xem đã có cuộn tiếp theo không để về cùng gia đình ?oluyện? cho đã). Lệnh Hồ Xung lần này được giao cho Lữ Tụng Hiền, một gương mặt mới của TVB. Tuy nhiên, vì bị cái bóng của Châu Nhuận Phát che khuất, đánh đấm lại không bì Lý Liên Kiệt . Tuy nhiên, vì dàn dựng theo sát nguyên tác, Nhậm Doanh Doanh lại do Lương Bội Linh đóng cùng vai Nghi Lâm do nữ diễn viên trẻ dễ thương của Trung Quốc Hà Mỹ Điền đảm nhận tạo nên một Lệnh Hồ Xung si tình lãng tử nhưng theo kiểu đời thường, không phải si tình kiểu đại hiệp. Đây là nét lớn nhất khác biệt giữa Lệnh Hồ Xung của Châu Nhuận Phát và Lệnh Hồ Xung của Lữ Tụng Hiền.
    Điểm bình chọn: 6 điểm.
    Luơng Gia Nhân- Lệnh Hồ Xung ?olợn cợn thịt ba rọi? (phim do Đài Thị- Đài Loan sản xuất)
    Lương Gia Nhân hoàn toàn không làm toát lên được cái hồn của nhân vật Lệnh Hồ Xung khiến bộ phim này bị biệt danh là ?olợn cợn thịt ba rọi?. Nói chung là thất bại hoàn toàn.
    Điểm bình chọn: 3 điểm.
    Nhậm Hiền Tề- Lệnh Hồ Xung mãi võ ( 1999)
    Năm 1999, nhà sản xuất phim tư nhân Đài Loan Dương Bội Bội đã hợp tác với đài truyền hình Trung Thị ?" Đài Loan để làm phim ?oTiếu ngạo giang hồ?. Nhân vật Lệnh Hồ Xung được giao cho Nhậm Hiền Tề vì lúc ấy anh đang là một nam ca sĩ rất nổi tiếng tại Đài Loan. Vai Lệnh Hồ Xung của anh bị chê là đánh đấm chẳng ra hồn, chỉ được vài kỹ xảo vả tài uống ruợu. Vì diễn xuất của nhân vật chính quá kém cỏi, lại bị đạo diễn cho cua gái thường xuyên nên Lệnh Hồ Xung của Nhậm Hiền Tề chẳng khác nào anh chàng bán cao đơn hoàn tán, bán vài miếng võ cuội để nuôi thân. Hơn nữa, Nhậm Hiền Tề lại không điển trai nên bị chê là ?oLệnh Hồ Xung xấu xí nhất từ trước đến nay?. Nhưng cũng như Lữ Tụng Hiền, Nhậm Hiền Tề nhờ ?ohồng nhan tri kỷ? trong phim là Nhậm Doanh Doanh- do Viên Vịnh Nghi đóng- quá kinh nghiệm và lão luyện trong diễn xuất, đã vớt vát lại được phần nào sự ?oláo lếu? của nhân vật do anh thủ diễn.
    Điểm bình chọn: 5 điểm.
    Mã Cảnh Đào- Lệnh Hồ Xung ?osến? (Tân Thị hợp tác với Singapore 2000)
    Năm 2000, đài Tân Thị Đài Loan và đài TCS Singapore hợp tác sản xuất bộ phim này. Rút kinh nghiệm Nhậm Hiền Tề không có kinh nghiệm diễn xuất, họ đã mời một ngôi sao trong làng phim truyền hình Đài Loan là Mã Cảnh Đào thủ vai Lệnh Hồ Xung. Không ngờ, Mã Cảnh Đào được ?oluyện? ra từ lò phim Quỳnh Dao thuộc tuýp tiểu thuyết ủy mị nên Lệnh Hồ Xung của anh bị gọi đùa là ?oLệnh Hồ Xung sến?. Vai diễn này tệ nhất từ trước đến nay đến độ khán giả nửa coi nửa ngủ từ đầu đến cuối phim vì Mã Cảnh Đào đóng ?onhựa? quá đáng.
    Điểm bình chọn: 2,5 điểm. Đứng hạng chót bẹt trong các Lệnh Hồ Xung.
    Lý Á Bằng- Lệnh Hồ Xung không gặp thời (2000)
    Vì phim đuợc quảng cáo quá kỹ nên khi chiếu bị chú ý nhiều hơn hết. Tuy nhiên, vào thời điểm đó đang có cơn sốt ?oHoàn Châu Cát Cát? nên không ai mặn mà với bộ phim này khiến Lý Á Bằng chẳng khác nào Lệnh Hồ Xung không gặp thời. So trên thì thiếu mà so dưới thì thừa. Vai diễn của anh ai thích thì cho là hay còn trung thành với nguyên tác của Kim Dung thì tức đến muốn ?ochưởi? cho hả dạ!
    Điểm bình chọn: tùy ý khán giả thích hay không thích.
    Kim Dung và Lệnh Hồ Xung: Lệnh Hồ Xung u sầu!
    Theo như Kim Dung, Lệnh Hồ Xung là người đàn ông buồn rầu nhất trong các tiểu thuyết của ông. Lý tưởng sống của Lệnh Hồ Xung rất đơn giản. Chỉ cần có ruợu uống, được cùng tiểu sư muội Nhạc Linh San ngồi đếm sao là đã mãn nguyện. Nhưng ông lại ép Lệnh Hồ Xung bị thất tình, bị cuốn vào vòng xoáy của võ lâm và Lệnh Hồ Xung trượt dài trong u sầu, sống không mục đích. Ông đã tạo một nhân vật có tính cách anh hùng, hào hiệp nhưng chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Nhiều người cho rằng ông ví mình là Lệnh Hồ Xung, nhưng trong một cuộc đàm đạo gần đây trên truyền hình, Kim Dung tiết lộ: Lệnh Hồ Xung chỉ là ông trước khi biết yêu. Sau khi biết yêu, ông chính là Dương Khang (trong ?oAnh Hùng Xạ Điêu?). Đây là một cú sốc lớn gây ngạc nhiên cho đọc giả trung thành của Kim Dung.
    CHUYỆN TÌNH CỦA KIM DUNG
    Kim Dung mỗi khi ngâm thơ, viết sách thường có câu: ?oMỹ nhân như ngọc, kiến như xương? (người con gái đẹp như ngọc, trông như cành liễu). Ông trân trọng cái đẹp và thường ví mình như chàng Vô Kỵ đa tình hay đại hiệp Lệnh Hồ Xung nhiều hồng nhan tri kỷ. Cũng chính vì điều ấy mà chuyện tình duyên của ông cứ như những đoản khúc buồn tha thiết.
    Kim Dung đã ba lần kết hôn, người vợ đâu tiên tên Đỗ Trị Phần, lấy nhau được hai năm, vợ ông ngoại tình vì chê chồng mình nghèo, không sự nghiệp.
    Người vợ thứ hai tên Chu Mai, bà là người chia ngọt sẻ bùi với Kim Dung trong khoảng thời gian nghèo khó. Hai người đã có với nhau một đứa con trai. Kim Dung đặt tên cho con là Tra Truyền Hiệp, những tưởng ông và Chu Mai sẽ là đôi giai ngẫu, sống bên nhau trọng đời. Nhưng khi sự nghiệp của ông bắt đầu khởi sắc thì họ lại nói lời chia tay và Chu Mai qua đời vào năm 1998 tại Hong Kong, hưởng thọ 63 tuổi, phút cuối của bà không có người thân đưa tiễn. Kim Dung đã không đến để đưa tiễn người vợ cũ và vào thời điểm đó, bản thân ông lẫn dư luận đều ví ông tệ bạc như Dương Khang trong nhân vật của bộ ?oAnh Hùng Xạ Điêu?T.
    Người phụ nữ cuối cùng của Kim Dung là Lâm Lạc Di cũng là người vợ hiện tại đang chung sống với ông. Kim Dung và Lâm Lạc Di quen nhau khi nàng vừa tròn 16 tuăi, kém ông 20 tuổi, hai người gặp nhau trong một quán ruợu, khi đó cô Lâm còn làm nghề bồi bàn. Sau những trận cãi vã với Chu Mai, Kim Dung đến quán để giải khuây. Với dáng dấp dễ thương cùng giọng nói ngọt ngào, Lâm Lạc Di đã làm trí tim chàng nhà văn xao động từ lúc nào chẳng biết. Ông đưa Lâm Lạc Di sang Châu Aâu du học và vì cô gái này ông đã chia tay với Chu Mai, người đã hy sinh cho ông suốt quảng đời son trẻ.
    Đây là những mối tình được Kim Dung chính thức thừa nhận, nhưng thật ra trong quãng đời tuổi trẻ của ông, người ta cũng không thể tính hết được là Kim Dung đã cótrong tay bao nhiêu mối tình và tình nào mới là tình khắc cốt ghi tâm của ông?
    Trong một lần tiếp xúc với phóng viên của đài truyền hình Hồ Nam , Kim Dung đã tâm sự: ?oNhiều người cho tôi là người đa tình không chung thủy. Dư luận lắm khi gán cho tôi những biệt danh tệ hại, dù rằng ai cũng biết tình yêu là điều khó nắm bắt nhất trong đời. Trong cuộc đời tình ái của tôi, người đàn bà làm tôi đau khổ nhất là diễn viên Hạ Mông- người phụ nữ được mệnh danh là đẹp nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Hoa ở thập niên 50. Thời ấy tôi còn là một chàng ký giả nghèo với cái tên Lâm Hoan. Nàng lúc đó là một đại mỹ nhân trên ảnh đàn. Tôi và nàng vương vấn nhau qua mối tình nghề thuật, đó là một mối tình khó nắm bắt nhưng lại khắc cốt ghi tâm. Năm 1954, Hạ Mộng lấy chồng nơi xứ lạ, sang Canada sinh sống, chấm dứt mối tình nghệ thuật với tôi. Khi nàng ra đi, tôi đã viết tặng nàng một tác phẩm có tên là ?oXuân Mộng của Hạ Mộng?. Còn người đàn bà đau khổ vì tôi nhất là Chu Mai, người mà cho đến bây giờ tôi luôn có cảm giác mình là kẻ tội đồ trước mặt cô, chẳng khác gì Dương Khang trong ?oAnh Hùng Xạ Điêu?.
    Đứa con trai lớn của Kim Dung- Tra Truyền Hiệp tự tử chết năm 19 tuổi. Đó là nỗi đau lớn nhất trong đời của ông. Từ nhỏ, Tra Truyền Hiệp đã có tài viết văn giống như cha. Năm 11 tuổi, cậu đã có bài luận văn nói về sự khổ ải của đời sống. Cậu cho rằng cuộc đời là sự đau khổ va vô vị, nếu như sống trên dời mà không có hỷ nộ ái ố thì đời sẽ thanh tịnh và vui vẻ hơn. Nhiều người đã khuyên Kim Dung nên ngăn chặn cách nghĩ của con trai mình vì đó là tư tưởng tiêu cực không tốt cho cuộc sống cuủ một đứa trẻ song ngược lại ông lại ủng hộ cách nghĩ của con trai mình và ông còn cho rằng đó là sự suy nghĩ đúng đắn. Nhưng chính vì tư tưởng chán sự phức tạp của đời sống đã gián tiếp đẩy Tra Truyền Hiệp đến cái chết. Cậu ra đi khi tuổi thanh xuân vừa đến, cả một tương lai xán lạn đang chờ đợi và bỏ lại sau lưng những giọt nước mắt đau đớn của cha mình. Kim Dung đã đem nỗi đau ấy viết lên câu chuyện ?oCách Lâm Đồng Thọai? để tự an ủi bản thân. Sau khi con trai mất, năm 1991, Kim Dung đã bán lại tạp chí Minh Báo cho thương gia Vu Phẩm Haả và lý do để ông bán tờ báo cho vị thương gia trẻ tuổi ấy vì cậu ta có khuôn mặt giống y như đứa con trai của ông.
    Hiện nay, Kim Dung sống rất bình dị, thời gian của ông chủ yếu là để biên tập lại những bộ sách cũ, soạn bài để thuyết giảng tại các trường đại học, đôi khi ông được các đài truyền hình mời lên phỏng vấn và có khi hàng mấy tháng trời ông phải nói đi nói lại một chuyên mục là bình phẩm các tác phẩm của mình trên màn ảnh.
    LÂM UYỂN NHI
  6. alway_says_love

    alway_says_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Cái này tại hạ chỉ phục có 50%. Nói Nhậm Hiền Tề chỉ nhờ cái bóng của Viên Vịnh Nghi là quá đáng. Diễn xuất của họ Nhậm cũng khá "ngon"đấy chứ. Theo tại hạ, anh này cũng phải 7,5 điểm mới khách quan. Nhớ đoạn song tấu khúc tiếu ngạo mà đứt ruột...
    Còn về Kim Dung, miễn bàn, quá chính xác rồi!
  7. alway_says_love

    alway_says_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    ặC, SAY QUÁ!
    Tại hạ khoái LHX vì anh chàng này khoái... rượu!
    Uống một chén xong cũng đủ tiếu ngạo giang hồ rồi.
    Ha ha ha, tại hạ cũng thích tiếu ngạo những thằng giang hồ lắm. Ngẫm ra "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt", ặc, hảo hán gì đâu hảo hán quèn...
    Làm thêm chén nữa.... ực.
    Giá mà có Nhậm Doanh Doanh ở đây nhỉ, cùng huynh tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ muội ơi!
  8. NhamDoanhDoanh

    NhamDoanhDoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2002
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    1
    Tội nghiệp cho Lệnh Hồ Xung,
  9. alway_says_love

    alway_says_love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Ta thì cầm chẳng thông,kỳ cũng tệ, thi chút ít, hoạ không ăn thua... Nhưng ta có một tấm tình!
    .........
    Kể từ ngày ấy, cau mày
    Ai mà yêu được ta bày lòng ta
  10. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    ...
    Bán một tặng một chẳng ai mua
    Qua sòng đem đánh chẳng ăn thua
    Cố nhân còn giữ làm gì nữa
    Nhất bôi tiếu ngạo tấm tình xưa....

Chia sẻ trang này