1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc Tin MÔI TRƯỜNG cùng bạn!!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi motchutDALAT, 22/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Đọc Tin MÔI TRƯỜNG cùng bạn!!

    Bai viet cua mot bac si bao tuoi tre so ra ngay moi nhat :
    Uống nước sông, kênh rạch?


    TTCN - Hiện nay, ở các vùng nông thôn của đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng người dân dùng nước sông, nước ở các kênh rạch để uống vẫn còn rất phổ biến. Điều này hết sức nguy hiểm bởi hầu như tất cả những kênh rạch đều bị ô nhiễm rất nặng bởi rác, phân người và thuốc trừ sâu. Mối nguy hiểm này càng được nhân lên trong tình hình gà, vịt chết hàng loạt bị quăng xuống các kênh rạch.

    Bao nhiêu người uống nước sông?

    Khảo sát ngẫu nhiên 100 hộ gia đình trong một ấp thuộc tỉnh Long An có thể ghi nhận được các nguồn nước uống của người dân như sau, xem bảng 1:

    ]untitled2.bmp
    Bảng 1



    Hơn 50% hộ gia đình uống nước sông/ kênh rạch trong mùa nắng. Trong mùa mưa, tỉ lệ này giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao hơn 30%.

    url="/forum/pop_download.asp?mode=E***&dir=motchutDALAT&file=33675069"]untitled.bmp[/url]
    Bảng 2

    Còn ở bảng 2 là kết quả khảo sát ngẫu nhiên 100 hộ gia đình tại một ấp của tỉnh Vĩnh Long:

    Vào mùa nắng có gần 60% hộ gia đình sử dụng nước sông để uống. Vào mùa mưa, tỉ lệ thấp hơn nhưng vẫn ở mức trên 10%.

    Vấn đề đáng quan tâm hơn là hầu như nước lấy lên từ sông/rạch chỉ được xử lý qua loa trước khi uống.

    Ghi nhận từ cuộc điều tra về hiểu biết - thái độ - thực hành (điều tra KAP **) nói trên ở Long An như sau ?ođa số người sử dụng nước sông, mưa hoặc giếng đều nói là họ có xử lý nước trước khi uống.

    Tuy nhiên, khái niệm xử lý của những người được phỏng vấn có thể không hoàn toàn giống nhau. Đối với 85,2% người dùng nước sông, kênh có xử lý trong mùa mưa và 98,8% có xử lý trong mùa nắng, cách xử lý phổ biến nhất là cho lóng trong bằng phèn và để lóng trong tự nhiên?.

    Chưa có một khảo sát qui mô về tình hình ô nhiễm của các dòng sông và kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên trên thực tế dễ dàng thấy sự ô nhiễm trầm trọng của các con sông, kênh rạch bởi phân người từ những cầu tiêu trên sông, từ thói quen vứt tất cả rác thải xuống kênh rạchcủa người dân. Khuynh hướng sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng tăng dẫn đến một dư lượng thuốc trừ sâu tích lũy ngày càng nhiều trong nước sông. Trong tình hình dịch cúm gia cầm đang hoành hành như hiện nay, mức độ ô nhiễm càng lớn bởi xác gia cầm, bởi phân và chất thải của các loài thủy cầm bị bệnh.

    Lắng phèn và lắng trong tự nhiên không thể tách các độc chất như thuốc trừ sâu, các mầm gây bệnh nguy hiểm ra khỏi nước uống. Hằng ngày, người dân đang tự đầu độc cơ thể họ thông qua uống nước sông, kênh rạch.

    Tại sao người dân uống nước sông?

    Các nguyên do khách quan

    Khan hiếm nước ngọt, nhất là trong mùa nắng (không còn nguồn nước mưa ?otrời cho?). Chỉ có những hộ khá giả mới có lu chứa đủ nước để uống trong mùa khô, những hộ trung bình và nghèo không có khả năng trữ nước mưa để uống, trong khi đó các giếng đào thì lại cạn kiệt.

    Một số địa phương như Đồng Tháp Mười có sáu tháng mùa nước nổi, người dân có khuynh hướng không sắm nhiều lu chứa nước mưa để khỏi mất công di chuyển chúng theo con nước và cớ sao họ lại phải lo trữ nước khi xung quanh họ bốn bề là nước?

    Ngày nay người dân có thể dễ dàng mua các loại kháng sinh để uống, do vậy các dịch bệnh liên quan đến nước không còn xảy ra hàng loạt như ở các thế kỷ trước. Các độc chất khác trong nước như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc cá có khuynh hướng tích lũy nồng độ dần dần trong cơ thể, do vậy sẽ làm hao mòn sức khỏe từ từ chứ không xảy ra tức thì. Tất cả đã tạo cho người dân tâm lý phớt lờ, mặc kệ, thậm chí họ không tin uống nước như vậy có hại cho sức khỏe. Khi được hỏi, câu trả lời của họ thường là ?oUống vậy từ đời nào tới giờ có ai bị bệnh gì đâu?.

    Nguyên nhân chủ quan

    Người dân hiểu và tin rằng nước sạch là nước trong. Trong đợt khảo sát trên 500 người ở năm tỉnh đồng bằng vào tháng 10-2003 của dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đến 400 (chiếm tỉ lệ 80%) người trả lời nước sạch là nước trong. Chính vì tin như vậy nên người dân chỉ cần lấy nước sông lên lắng phèn hoặc để lắng bùn cho nước trong là uống.

    Giải pháp nào cho tương lai?

    Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về nước sạch cho người dân nông thôn nhằm từng bước thay đổi hành vi uống nước của người dân. Cụ thể như sau:

    Truyền thông cần giúp người dân hiểu rõ tác hại của uống nước không sạch lên sức khỏe của họ. Cần làm cho họ hiểu thế nào là nước sạch.

    Kênh truyền thông nên phối hợp các kênh truyền thông đại chúng với kênh truyền thông trực tiếp. Truyền thông đại chúng nên sử dụng ở giai đoạn đầu để làm tăng kiến thức của người dân, truyền thông trực tiếp mới là kênh chủ yếu giúp người dân thay đổi.

    Khuyến khích người dân nấu nước chín trước khi uống, song song cung cấp các hóa chất xử lý nước cho những vùng lũ, những vùng khó khăn về chất đốt.

    Xã hội hóa cấp nước nông thôn, đầu tư xây dựng các mô hình cấp nước sạch phù hợp cho từng địa phương.

    BS TRẦN HOÀI NHƠN
    ( Điều phối viên thông tin ?" giáo dục - truyền thông,
    Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn
    các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long)

    ________________________________

    (**) Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là dự án hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Úc, thời gian hoạt động của dự án từ 2002 ?" 2006. Văn phòng ban quản lý dự án ở 44 Hoàng Thái Hiếu, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

    [
  2. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Q.Tân Phú: xuất hiện mưa bụi

    Bụi rơi đầy trên sân thượng một hộ dân trong khu phố 2
    TT - Lúc 7g sáng 21-2-2004, một cơn mưa bụi với mật độ dày đặc đã rơi liên tục gần một giờ tại khu vực khu phố 1-2, P.Hòa Thạnh và các khu phố lân cận thuộc P.Phú Trung (Q.Tân Phú, TP.HCM) gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Có mặt tại chỗ, chúng tôi ghi nhận hạt bụi rất lớn, màu đen và nhờn.
    Bụi nổi trên mặt nước, rơi đầy các con hẻm, vào tận ngóc ngách từng căn hộ. Ông Lê Tân, tổ trưởng tổ 14 khu phố 2, P.Hòa Thạnh, cho biết hiện tượng này không lạ vì từ nhiều năm qua hàng chục cơ sở nhuộm trong khu vực thường xuyên xả khói bụi ra khu dân cư. Trước đây bụi cứ rơi đều hằng đêm nhưng ít và thưa hơn.
    Riêng đợt này rơi vào buổi sáng và khá dày khiến nhiều hàng quán bị thiệt hại, nhà cửa bà con rất dơ bẩn và nhất là đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
  3. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Dạo này các báo rất là chăm chỉ dăng các bài về tình trạng mội trường ở các TP lớn, hôm nay trên báo vnexpress lại có bài về tình trạng ô nhiễm kênh rạch ở TP HCM (hiện trạng nhức nhối từ rất lâu lâu)

    Những con sông ở TP HCM đang giãy chết


    Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ, Tham Lương - Vàm Thuật, Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã thành những dòng sông chết từ lâu với màu đen và mùi hôi thối, vì hàng triệu cư dân TP HCM đối xử quá tệ với chúng.
    Đi dọc đường xuyên Á (đoạn khu vực chân cầu An Hạ), bất kể ai cũng có thể cảm nhận được mùi hôi thối và một màu nước đen đặc trưng chảy cuồn cuộn liên tục suốt ngày đêm. Những dòng nước đen này tống thẳng ra chân cầu kênh An Hạ. Anh Nguyễn Văn Út - đội trưởng đội bảo vệ công trình Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi TP HCM - nói trong nỗi thất vọng: ?oMàu nước đen này không phải chỉ mới đây mà đã có từ lâu lắm rồi, từ ngày mấy ông nhà máy đóng quân trên đây, đâm thẳng ống xả nước thải vào kênh".
    Cứ chạy vài trăm mét anh Út lại dừng xe, rồi lội xuống bờ kênh, vạch từng đám cỏ và chỉ cho mọi người coi các mánh khóe xả nước của các cơ sở sản xuất thải ra môi trường. Có nhà máy sản xuất chứa chất thải vào bể để khi vắng vẻ rồi xả ồ ạt; có cơ sở chôn ống thật sâu trong lòng đất rồi dẫn chất thải ra gần giữa dòng kênh... Có nơi nước thải sản xuất cứ trào bựng bựng từ đáy kênh, có nơi nước thải nhuộm vải chảy cuồn cuộn từ các ống ngầm, có nơi nước thải từ tái chế giấy chảy lênh láng ra các ruộng hoang rồi từ từ đổ vào kênh rạch...
    Bà Nguyễn Thị Khiêm (ấp 5, xã Xuân Thới Sơn, Hóc Môn) cho biết con kênh nhỏ trước nhà bà cách đây mấy năm còn câu cá được, nhưng bây giờ đã bị lấp hẳn, chất thải muốn bằng mặt bờ kênh. Bà bức xúc nói: ?oCứ sống với hôi thối, khói bụi mãi thế này làm sao dân chúng tôi chịu cho nổi?. Còn anh Bùi Quang Hải, sống cạnh nhà bà Khiêm, nói hồi trước môi trường sống ở vùng ven này rất trong lành, nhưng từ hồi mấy ?oông? sản xuất cồn, giấy tái sinh... đến đây làm ăn thì phát ra mùi hôi thối không sao chịu được, mùa mưa còn ác chiến hơn nữa!
    Chính Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi cũng ?okêu? suốt mấy năm nay. Từ giữa tháng 1/2002, công ty báo động tình hình ô nhiễm nguồn nước kênh Thầy Cai, An Hạ. Đến tháng 8/2003 công ty lại tiếp tục báo động đỏ tình hình ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước đầu nguồn sông Sài Gòn...
    Mới đây, Nông trường Lê Minh Xuân ?okêu cứu? vì nguồn nước ô nhiễm, ảnh hưởng hoạt động sản xuất của hàng nghìn hecta đất. Nông trường này cho biết nguồn nước tưới tiêu trên các dòng kênh chính như kênh B và kênh C đang bị ô nhiễm nặng, nước có màu đen đậm và bốc mùi hôi thối. Hiện nông trường chưa biết cách xử lý ra sao.
    Lật tấm bản đồ quản lý hệ thống các tuyến kênh thủy lợi, ông Nguyễn Văn Đam - Phó giám đốc Công ty Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi TP.HCM - khoanh từng điểm nóng và cho rằng thủ phạm chính là: Khu công nghiệp Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, các cơ sở sản xuất nhỏ thuộc địa bàn huyện Hóc Môn...
    Tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung tập trung khoảng 45 cơ sở sản xuất công nghiệp, chủ yếu hoạt động những ngành nghề mà UBND TP HCM xếp vào diện gây ô nhiễm, hạn chế cấp phép, thậm chí không cấp phép ở một số nơi. Trong số này có đến 31 cơ sở sản xuất được coi là gây ô nhiễm nghiêm trọng.
    Hầu hết cơ sở sản xuất tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xả thẳng nước thải chưa qua xử lý vào các tuyến kênh thủy lợi TC18A, TC18, TC17, kênh Thầy Cai.
    Tương tự, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân có xây dựng hệ thống xử lý nước thải hẳn hoi nhưng không hiểu sao nước đổ ra vẫn còn màu đen thui và hôi thối. Hiện ở khu công nghiệp này có khoảng 100 cơ sở sản xuất hoạt động, nguồn nước thải chủ yếu xả ra các kênh C16, C14 rồi đổ ra kênh C và kênh B.
    Các nhà quản lý cho rằng hoặc nhà máy xử lý nước thải không hoạt động, hoặc có hoạt động nhưng việc xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn nên mới có hiện tượng ô nhiễm nặng các tuyến kênh chung quanh khu công nghiệp này.
    Ông Nguyễn Văn Đam cho rằng từ khi thành phố có chủ trương di dời các cơ sở ô nhiễm ở quận nội thành vào khu công nghiệp tập trung và vùng phụ cận, nhiều cơ sở sản xuất gây ô nhiễm dạt lên phía đầu nguồn này để tiếp tục hoạt động. Rõ ràng chẳng khác nào di chuyển ô nhiễm từ nơi này đi nơi khác, nhưng trớ trêu hơn là di dời ô nhiễm lên đầu nguồn sông Sài Gòn.
  4. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Đồng bằng sông Cửu Long:
    Giữa gọng kềm kiệt nước và nhập mặn​
    Nước phục vụ cho sản xuất ở nhiều vùng nông thôn ĐBSCL đang lâm vào tình trạng khô kiệt. Và đúng như quy luật tranh chấp mặn ngọt, hễ ngọt yếu thì mặn lấn sâu. Tình hình kiệt nước hiện nay không chỉ làm ảnh hưởng đến mùa vụ trước mắt, mà còn dẫn đến thảm trạng xâm nhập mặn, dậy phèn đe dọa lâu dài đến đồng ruộng. Chúng tôi đã có mặt ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau... ghi nhận ban đầu về diễn biến khô kiệt trên đồng ruộng...
    Nhập mặn, xì phèn vì thiếu nước


    Tại An Giang, hiện nay đã có 66 công trình kênh bị kiệt nước, hơn 11.530ha lúa-rau màu đang thiếu nước tưới nghiêm trọng. Số kênh bị kiệt sẽ còn gia tăng lên vào giữa mùa khô năm nay. Còn ở Đồng Tháp Mười, mới bước qua trung tuần tháng 2, nhưng mực nước hầu hết kinh rạch ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đều đã xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 1m.
    Nhiều nông dân cho biết, năm trước phải tới cuối tháng 4, đầu tháng 5 mực nước mới xuống thấp như hiện nay. Bà Nguyễn Thị Tuyết ở xã Thường Phước I của huyện đầu nguồn vùng Đồng Tháp Mười này nói như than: "Năm nay nước kém quá! Mấy công lúa đông xuân của tui phải bơm chuyền mới đủ nước tưới".
    Ngay thời điểm này, nhiều khu vực ở 2 huyện Hồng Ngự, Tân Hồng nông dân làm ruộng ở những khu vực cuối nguồn các kênh, rạch đã phải chờ nước lên theo triều mới có thể bơm nước cho ruộng. Nhưng vẫn theo bà Tuyết, phải bơm nhiều lần mới đủ nước nên chi phí sản xuất vụ đông xuân này chắc chắn tăng.
    Cùng với khô hạn thì mặn cũng đã bắt đầu xâm nhập sâu vào nội đồng Sóc Trăng. Tại cống Cái Quanh (huyện Long Phú), độ mặn đã ở ngưỡng trên 10/00; các cống thuộc hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp đã đóng bít ngay từ đầu năm nên nước mặn càng có cơ vào sâu hơn. Trong khi người nuôi tôm ở các huyện Long Phú, Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên hớn hở ra mặt vì mặn về sớm thì người trồng lúa... méo mặt. Chỉ có vùng trũng Kế Sách là còn an toàn cho lúa xuân hè, các địa phương khác nước ngọt cho lúa đang "cực thiếu".

    Anh Trần Kim Họn, một "chuyên gia" làm lúa xuân hè ở ấp Phúc Đức (xã Long Phú) năm nay làm 20ha, nếu cộng luôn diện tích của các con thì tới 60ha được bao kín. Một năm anh chỉ làm 2 vụ xuân hè và đông xuân chứ không làm hè thu. Mặc dù đầy đủ máy bơm và vốn nhưng tới giờ này cũng đã oải. Anh cho biết: "Cứ phải bơm nước lên cho đầy rồi sau 2-3 ngày lại phải xả bỏ để tránh xì phèn... tới chừng mặt ruộng hơi ráo lại phải bơm tiếp. Quá tốn, nhưng không lẽ bỏ?". Còn những người không đủ lực, dù dưới mương còn nước cũng không dám bơm vì sợ xì phèn.
    Theo nhận định của tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm (Đại học Cần Thơ): "Nếu trời không mưa và tình trạng này kéo dài thì nước ngọt sẽ thiếu và mặn sẽ vào khúc sông thuộc TP.Mỹ Tho; Trà Vinh sẽ bị nhiễm mặn toàn bộ, thậm chí lấn sang một phần của tỉnh Vĩnh Long; Sóc Trăng và một phần của tỉnh Hậu Giang coi chừng "lưỡi mặn" sẽ vào sâu vùng ngọt. Thực tế đòi hỏi phải có những biện pháp để bảo vệ nguồn nước".
    Tận dụng lợi thế vùng trũng
    Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi An Giang Trần Quang Viễn cho biết, năm nay kinh phí chống hạn không dưới 9,34 tỉ đồng, trong đó phải nạo vét 66 kênh và xây mới 5 trạm bơm điện. Từ 2001-2003, ở An Giang vốn làm kênh cấp I do T.Ư đầu tư 90,440 tỉ đồng, tỉnh 47,600 tỉ đồng, huyện 62 tỉ đồng; tỉnh đầu tư 27,164 tỉ đồng làm kênh cấp II, III, huyện lo 7,349 tỉ đồng, dân góp 7,768 tỉ đồng, vốn khác 2,244 tỉ đồng. So với các tỉnh khác ở ĐBSCL thì An Giang có kênh nội đồng khá hoàn chỉnh, 2.056 kênh, tổng chiều dài 5.606km, với hy vọng phục vụ khoảng 260.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó có một số công trình kênh cấp I như kênh Vĩnh Tế dài 46km; kênh Bảy xã dài 22,5km; kênh Tha La-Tra Sư -Tri Tôn dài 61,6km tạo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cư dân...nhưng hiện nay, nhiều nơi đã kêu thiếu nước.
    Có thể thấy, ngoài diễn biến phức tạp của thời tiết, khó khăn do khô hạn gây ra đối với sản xuất ở ĐBSCL còn xuất phát từ những bất cập do hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh hoặc bị bồi lắng nhưng nạo vét không kịp thời. Thời gian qua, BQL Dự án 419 đã triển khai thi công, nạo vét nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng, phần lớn thuộc khu vực Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Tuy tới nay giá trị thực hiện đã lên đến trên 600 tỉ đồng, song hiện vẫn còn trên 10 công trình dang dở, dẫn tới hệ quả mùa khô việc điều tiết nước gặp khó khăn và mặn xâm nhập sâu vào đất liền...


    Trong bối cảnh đó, mùa khô ở ĐBSCL thường lại kéo dài 4 - 5 tháng và lượng mưa chỉ chiếm khoảng 5%/tổng lượng mưa cả năm. Vì vậy, vùng Đồng Tháp Mười đang đối mặt với một mùa khô hạn dự báo nhiều khó khăn gay gắt, nhất là vụ lúa hè thu năm 2004.
    TS Chiếm lạc quan khi nói: Chính phủ vừa ban hành văn bản bảo tồn gìn giữ những vùng đất ngập nước. Đây là cơ sở pháp lý để các địa phương đề ra các phương án khả thi trong việc giữ lại đất ngập nước, xây dựng những khu bảo tồn đa dạng sinh học. Nếu mỗi xã, mỗi huyện ở ĐBSCL có nhiều khu bảo tồn nhỏ trên những đoạn sông rạch ít giao thông, tập hợp lại thì cả vùng sẽ có cả hệ thống khu bảo tồn lớn. Cái lợi của những hồ chứa là sẽ điều hòa lại lượng nước ngầm trong khu vực, không sợ mực nước ngầm "tụt áp" để bị mặn uy hiếp. Ơ các vùng có địa hình hơi cao, nếu có ao như ao Bà Om ở Trà Vinh thì sẽ mở ra chân trời mới, vừa giữ được nguồn thực vật và động vật mà còn có thể kết hợp du lịch sinh thái.
    Có thể xem đây là ý tưởng thực tế, bởi trong nhiều năm qua, nước trên sông Mê Kông không còn cung cấp đủ nhu cầu cho vùng hạ lưu do tình trạng phá rừng làm ruộng, cháy rừng hoặc đắp đập giữ nước ở dòng chính sông Mê Kông. Quế Phương - Hồng Giang - Cao Long
  5. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Cây lạ đe doạ rừng đặc dụng Nam Hải Vân

    Người dân địa phương gọi loại cây lạ này là lan rừng.

    Theo Phó trưởng ban quản lý dự án rừng đặc dụng Nam Hải Vân Hồ Ngọc Lượng, gần đây tại các tiểu khu 4A, 11 và 16 của rừng (thuộc quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) xuất hiện một loại cây thuộc họ dây leo thân thảo đe dọa nghiêm trọng hơn 200 ha rừng trồng tại khu vực này.
    Loại dây leo này có sức phát tán và lan tỏa rất mạnh mẽ. Với thân dây to, lá lớn, khi phát triển loại cây này sẽ bò phủ trùm lên tất cả ngọn của các khu rừng trồng, khiến cây rừng không thể phát triển được.
    Theo ông Lượng, từ năm 2000 đến nay đã có hàng chục hecta rừng bị chết rụi vì sự tàn phá của loài cây leo chưa xác định được tên khoa học này.
  6. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Sau bài báo "Những con sông ở TP HCM đang giãy chết" trên vnexpress hôm nay 24/2) có bài
    Kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm kênh Thầy Cai - An Hạ
    Từ nay đến tháng tư, một đoàn gồm 21 thành viên sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất xả nước thải gây ô nhiễm kênh Thầy Cai - An Hạ (TP HCM). Đoàn trực tiếp xuống hiện trường để lấy mẫu nước thải sản xuất, lấy mẫu nước kênh.
    Ngoài ra, các cán bộ cũng kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường và đề xuất những biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm.
    Các đơn vị sản xuất bị kiểm tra trong đợt này thuộc các ngành sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao như tái sinh giấy, nhuộm, cán rửa cao su, nệm mút cao su, sản xuất cồn và chưng cất CO2, chăn nuôi lợn.
  7. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    hello box MT, mình pót nhiều tin quá bà con đọc chắc phát chán (vì mình đọc ở đâu có thì mình cứ post qua cho mọi người đọc) (nhưng nếu bà con cảm thấy kô thích thông báo để mình hạn chế vì những thông tin này xuất hiện hầu hết trên các báo)
    Qua mấy ngày đọc báo hình như phía NAM chất lượng môi trường rất xấu so với miền Trung và phía Bắc.
    còn sau đây là tin nướv ngoài theo báo lao động:
    (AP) Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu hải dương học của Đại học Tổng hợp bang Queensland ngày 23.2 cho hay, nếu tình hình không thay đổi, thì đến năm 2005, phần lớn các rặng san hô ngầm dài khoảng 1.800km dọc theo bờ biển bang này sẽ bị chết. Đây là địa chỉ thu hút khách du lịch nhất của Queensland. Chính quyền của Thủ tướng Howard đang nỗ lực giảm thiểu thiệt hại đối với rặng san hô này, tuy nhiên cùng với Mỹ và Nga, Australia không chịu ký công ước Kyoto về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. A.S
  8. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Trong một tuần qua một loạt bài nói về tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở các kênh rạch tại TP HCM. Đây là bài viết của PV bào Lao Động (24/2):
    Kênh Thầy Cai - An Hạ tại TP.Hồ Chí Minh ô nhiễm trầm trọng:
    Nguồn nước tưới đang bị đe doạ​
    Thẩm Hồng Thụy
    Khoảng ba năm về trước dòng kênh nước còn trong xanh, giờ nước đã đổi sang màu đen và bốc mùi hôi thối khiến mới đây Sở NN & PTNT TPHCM đã phải có văn bản "cầu cứu" kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất (CSSX) làm kênh Thầy Cai-An Hạ ô nhiễm trầm trọng.
    Gần 200 CSSX đặt cống xả nước thải xuống kênh

    Cư dân dọc kênh Thầy Cai cho biết:
    Nước kênh hiện rất hôi thối, cá càng
    ngày càng ít đi.

    Tuyến kênh Thầy Cai - An Hạ đi qua địa bàn các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và là công trình thủy lợi quan trọng cung cấp nước tưới tiêu cho các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, vấn đề đang được báo động là kênh đang bị những nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề.
    Tại cuộc họp liên ngành triển khai công tác thanh tra môi trường ngày 16.2 do Sở Tài nguyên & Môi trường (TNMT) chủ trì, bà Nguyễn Thị Hồng (Phòng TNMT huyện Củ Chi) bức xúc: "Nước càng ngày càng đen không thể chịu được nữa".
    Theo ông Nguyễn Văn Đam - Phó GĐ Cty quản lý kinh doanh dịch vụ thủy lợi (Cty QLKDDVTL), đơn vị trực tiếp quản lý tuyến kênh - hiện có gần 200 CSSX công nghiệp đóng dọc tuyến kênh đã đào rãnh đặt cống xả nước thải ra kênh. "Trước Tết chúng tôi đi kiểm tra và thấy nước đen và thối khủng khiếp".
    Cũng theo lời ông Đam, KCN Tân Phú Trung (Củ Chi) hiện có 46 đơn vị sản xuất trong đó có nhiều nhà máy thải ra nước đầy màu hoá chất hôi nồng nặc. KCN Vĩnh Lộc (Bình Chánh) nước thải cũng đổ ra kênh C bốc mùi khó chịu. Trước tình hình đó, Cty QLKD DVTL đã phải bỏ cả chục triệu đồng mỗi lần để thuê các đơn vị chuyên về môi trường lấy mẫu nước phân tích. "Cách đây vài ngày chúng tôi lấy 10 mẫu ở các điểm khác nhau và không có mẫu nào nước không đen", ông Đam cho biết.
    Có hệ thống xử lý nước thải, nhưng... không vận hành?
    Cảnh hàng trăm cống xả nước thải sản xuất công nghiệp ra kênh nhưng không hề có ý kiến cho phép của cơ quan quản lý môi trường ở địa phương đã tồn tại nhiều năm nay. Dư luận đặt vấn đề, trong một thời gian dài chính Cty QLKDDVTL đã thiết kế cống xả và cho phép một số CSSX xả nước thải ra kênh, thậm chí có thu tiền xả nước thải. Ông Đam phản bác: "Chúng tôi không cho phép! Nếu chúng tôi có thiết kế cống cho đơn vị nào để xả nước thải không đạt tiêu chuẩn về môi trường ra kênh thì chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chúng tôi không hề thu phí nước thải, mà thu phí những CSSX đã bơm nước kênh để sử dụng".
    Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay là việc xử lý các cống xả nước thải như thế nào? Bà Hồng đề nghị: "Không thể tiếp tục nương nhẹ. Nếu đơn vị nào tiếp tục vi phạm cần phải lấp cống". Ông Đam thốt lên: "Chừng ấy cống xả thì làm sao lấp nổi. Làm không khéo họ còn đánh chúng tôi".
    Theo thống kê của Sở TNMT, hiện có 120 CSSX công nghiệp đóng dọc tuyến kênh Thầy Cai-An Hạ thuộc địa bàn ba huyện, với 43 CS không gây ô nhiễm nước hoặc đã ngưng hoạt động; 20 CS chưa và 41 CS đã có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT), trong đó có 28 CS nằm trong KCN Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh); số CS còn lại đang xây dựng hoặc đang làm thủ tục vay vốn xây dựng HTXLNT, có nghĩa là vẫn đang xả nước thải gây ô nhiễm. Số CS chưa có HTXLNT tập trung vào các ngành sản xuất chế biến caosu, gas, hoá chất, dệt nhuộm... có mức độ gây ô nhiễm cao. Nhiều trường hợp, các CSSX đã có HTXLNT nhưng lại không vận hành, nhằm tiết kiệm chi phí.
    Ông Đam nói: "Nếu họ có xử lý và xử lý tốt thì nước thải ra không thể đen và hôi thối như thế. Trong số đó có đơn vị sản xuất thuốc trừ sâu, nếu không làm mạnh sẽ có lúc người cũng chết vì nguồn nước ô nhiễm đó".
    Phản ánh từ các huyện, có những CSSX đối phó bằng cách xây hầm chứa nước thải, chờ đến đêm mới xả ra kênh, hoặc lợi dụng chế độ bán nhật triều một ngày hai lần xả nước thải ra kênh để triều cuốn rút đi. Đó là lý do tại sao số CSSX chưa có HTXLNT không nhiều hơn số CS đã có, nhưng nước kênh Thầy Cai-An Hạ lại suy giảm chất lượng nhanh đến
    (Ngày 19.2 vừa qua, Đoàn thanh tra liên ngành tại TPHCM đã ra quân thanh tra khoảng 80 CSSX gây ô nhiễm tuyến kênh Thầy Cai-An Hạ. Bà Đoàn Thị Tới-Trưởng phòng Quản lý môi trường thuộc Sở TNMT- nói: "Đối với những đơn vị nhiều lần vi phạm phải đình chỉ hoạt động. Việc mỗi CSSX giải quyết việc làm cho 50 hay 100 lao động không thể bù đắp được việc cả một hệ thống kênh đang bị hủy diệt)
  9. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0

    Hà Nội: nước hồ Gươm ô nhiễm ở mức trung bình​
    TT (Hà Nội) - Kết luận này được Trung tâm Nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững (ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội) đưa ra tại buổi họp đánh giá một năm thực hiện đề án nghiên cứu, bảo tồn rùa hồ Hoàn Kiếm, diễn ra ngày 24-2.
    Kết quả phân tích những mẫu nước trong hồ cho thấy nước hồ chưa tới mức ô nhiễm nghiêm trọng. Đối với loài rùa ở hồ Gươm, đề án nghiên cứu khẳng định chưa thật sự ảnh hưởng do ô nhiễm nước hồ, nhưng lại bị ảnh hưởng đến quá trình di chuyển do lòng hồ có nhiều loại phế thải. Đề án đã đưa ra kiến nghị cần có biện pháp xử lý, nạo vét bùn ở lòng hồ để đảm bảo môi trường sống cho các sinh vật, đồng thời nâng cao thành cống tràn ở phía đường Hàng Khay để bổ sung lượng nước cho hồ
  10. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Một đám mây ô nhiễm đe dọa châu Á
    TTO - Theo Veerabhadran Ramanathan, nhà khoa học hàng đầu về môi trường tại Viện Đại dương học Scripps thuộc Đại học California, một đám mây ô nhiễm phía trên bầu trời châu Á đang đe dọa bao trùm Trung Đông và làm cho trái đất khô hạn hơn.
    Veerabhadran Ramanathan, người hướng dẫn cuộc nghiên cứu năm 1999 được đặt tên là ?oĐám mây xám châu Á? cho biết có bằng chứng cho thấy Vùng Vịnh đang bị hút vào một cái vòng ô nhiễm toàn cầu di động trải dài nhiều cây số phía trên trái đất.
    Được Chương trình Môi trường Hoa Kỳ (UNEP) hậu thuẫn, nhóm của Ramanathan lần đầu tiên xác định một bức màn hóa chất và bụi bặm phát xuất từ các xe hơi, thuốc trừ sâu, chất thải nông nghiệp và công nghiệp khắp phần lớn vùng Nam Á năm 1999.
    Ramanathan nói :?Chúng tôi đã nghiên cứu xem trái đất sẽ ấm hơn và ẩm ướt hơn hoặc ấm hơn và khô hơn. Cuộc nghiên cứu của tôi cho thấy có một ảnh hưởng khô hạn rộng lớn hơn, nhất là tại miền nhiệt đới?, ám chỉ khu vực trải dài từ Nam Á đến châu Phi. Ramanathan khẳng định:?Đám mây khói bụi đang ngăn cản ánh nắng mặt trời chiếu xuống các đại dương và một trong những điều ánh nắng mặt trời thực hiện là làm nước đại dương bốc hơi lên tạo ra mưa trong chu kỳ nước?.
    Tuy nhiên, Ramanathan cho biết cuộc nghiên cứu do nhóm của ông thực hiện gần đây tại một đồng bằng nông nghiệp phía bắc Ấn Độ gần dãy Himalaya cho thấy từ 10-17% ánh nắng mặt trời không xuống được tới mặt đất.

Chia sẻ trang này