1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc Tin MÔI TRƯỜNG cùng bạn!!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi motchutDALAT, 22/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    TP.HCM: Kiểm tra chất thải rắn của 2.500 cơ sở công nghiệp ​
    (VietNamNet) - Trong năm 2004, Sở Tài Nguyên - Môi trường (TN-MT) TP.HCM sẽ kiểm tra toàn bộ 14 đơn vị thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tái sinh chất thải rắn. Sở cũng sẽ kiểm tra, giám sát thực trạng thải chất thải rắn của khoảng 2.500 cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố.
    Việc kiểm tra các đơn vị thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tái sinh chất thải rắn sẽ tiến hành theo định kỳ và sẽ được thông báo trước, tối thiểu là 2 lần/năm. Sở TN-MT đã cho biết như trên vào ngày 26/2.
    Bên cạnh đó, Sở sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát thực trạng của việc thải chất thải rắn từ 5-10% trên tổng số 25.000 cơ sở công nghiệp (tức khoảng 1.250-2.500 cơ sở).
    Đối với các chất thải công nghiệp không nguy hại, Sở TN-MT sẽ kiểm tra giám sát quy trình công nghệ tái sinh tái chế, có các biện pháp hỗ trợ trong việc tái tạo hợp lý các loại chất thải này.
    Hiện nay, TP HCM chưa có khu xử lý liên hiệp do Nhà nước đầu tư một cách quy mô hiện đại. Quá trình thu hồi và tái chế phế liệu chủ yếu được thu mua qua những người thu mua ve chai rồi bán lại cho các cơ sở tái chế phế liệu. Trang thiết bị ở những nơi này khá lạc hậu, công nghệ xử lý đơn giản, nước thải ra quá trình tái chế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nhất là đối với môi trường nước

  2. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Trong hai ngày qua báo VNN đưa hai bài về "VẤN ĐỀ Ở NHA TRANG", mình đưa vào đây (ai chưa biết thì đọc, còn ai biết rồi đọc lại):
    Ngày 6/6/2004:
    Vịnh Nha Trang thế kỷ XXI: Một "vùng tai họa sinh thái"?

    (VietNamNet) - Cần ngăn ngừa vịnh Nha Trang rơi vào "vùng tai họa sinh thái" của thế kỷ XXI. Một chuyên gia Nga, sau khi nghiên cứu về hệ sinh thái vịnh này, đã cảnh báo như vậy.
    Để sử dụng có hiệu quả bền vững các nguồn lợi thiên nhiên từ các hệ sinh thái ven biển, cần hiểu biết về chúng. Thế nhưng cho đến nay, việc nghiên cứu vùng ven biển Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ. Rất cần những nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống, và dười đây chỉ là một nghiên cứu về đa dạng sinh học của hệ sinh thái Vịnh Nha Trang, do Phòng Thí nghiệm Thủy sinh - chi nhánh ven biển của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga thực hiện, dẫn tới sự cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm:
    Quần xã phiêu sinh vật
    Phiêu sinh thực vật: Vịnh Nha Trang có trên 300 loài rong tảo. Trong đó, có 48% là loài nhiệt đới, 28% là loài phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Nhóm phổ biến nhất là khuê tảo có 159 loài, và tảo vỏ cuống bào tử có 121 loài. Có đến hơn một nửa loại tảo là loài phiêu sinh thực vật (có kích thước tế bào nhỏ). Mật độ nền quanh năm của tảo là 100.000 tế bào/lít. Các tầng nước phía dưới (10-15m) có quá trình sinh sản thuận lợi hơn các tầng nước bề mặt.

    Phiêu sinh động vật: Vịnh Nha Trang có 100 loài và nhóm loài phiêu sinh động vật. Loại chủ yếu trong số này là tôm ăn thực vật, vào những mùa riêng biệt lại có sự tăng đột ngột về ấu trùng giun nhiều tơ, bọ chân chèo, hải tiêu có cuống. Càng xa bờ, càng có sự xuất hiện các phiêu sinh động vật dạng nước sâu. Phần lớn phiêu sinh động vật ở độ sâu trên 5m, lượng phiêu sinh động vật trung bình đạt khoảng 2mg/m3.
    Quần xã động vật tự bơi
    Ở vịnh Nha Trang, đã ghi nhận trên 240 loài cá. Trong các mẻ lưới, thường gặp nhất và có số lượng nhiều hơn cả là đại diện các họ: Engraulidae, Carangidae, Scombridae. Trứng cá, cá bột của Vịnh Nha Trang có hơn 60 dãy phát triển cá thể có quan hệ với 30 họ. Có thể giả thiết rằng trong Vịnh không có nơi đẻ trứng cho đa số những loài cá kích thước lớn và có giá trị về kinh tế. Những loài cá chất lượng thường có nơi cư trú là vùng nước nông ven bờ (dưới 50m) và ở rạn san hô.
    TextQuần xã sinh vật đáy
    Nghiên cứu quần xã sinh vật đáy đã cho thấy đáy vịnh có rất nhiều bùn. Ở các quần xã đáy biển, thực tế sau năm 1982 đã không còn cỏ biển. Những san hô tạo rạn ở những vùng không bùn chủ yếu là những tập đoàn trẻ. Trầm tích ở đáy tầng 0-10cm đã kìm hãm hoạt động quang hợp của các thủy sinh vật. Những phân tích trầm tích đáy và vải lọc các thủy sinh vật đáy (ở những điểm khác nhau trong vịnh Nha Trang) cho thấy hàm lượng dioxin đã chiếm đáng kể trong mẫu.
    Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài cũng phát hiện ra rằng: Loài chỉ thị tốt nhất đối với vịnh nước nông Nha Trang là cá rạn san hô. Loài cá này có ở khắp vịnh và sống định cư trong suốt quá trình phát triển cá thể (13-15 năm). Cuộc sống của hải quỳ - chủ thể của cá rạn san hô có thể sống đến hàng chục năm. Các dãy kích thước - độ tuổi của cá rạn san hô cho phép nhận định được các dạng tác động của con người lên các giai đoạn phát triển khác nhau của cá trong một giai đoạn cụ thể. Xem xét phản ứng của hải quỳ, có thể đánh giá mức độ ô nhiễm lên san hô.
    Sẽ là một "vùng tai họa sinh thái"?

    Vịnh Nha Trang là một trong những nơi có hệ sinh thái điển hình của vùng ven biển Việt Nam. Phần nước nông ven biển được bao bọc bởi rất nhiều mũi và đảo, với những chất nền cát đá cuội và những quần hợp san hô nhỏ. Từ đất liền, có một số con sông đổ ra biển, trong đó lớn nhất là sông Cái. Bãi cát chiếm phần lớn ven bờ vịnh có giá trị về mặt du lịch.
    Trong những năm gần đây, hệ sinh thái này phải chịu những tác động rất lớn do con người gây ra. Tác động trước hết là do hoạt động công nghiệp, do sự vất bỏ các chất thải và quá trình đô thị hóa ngày càng tăng. Những dòng chảy từ đất liền ra biển, trước hết là những dòng sông đã mang đến cho vùng ven biển không chỉ những phần tử sống mà còn rất nhiều chất ô nhiễm khác nhau (hóa chất dùng trong nông nghiệp, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,...).
    Chuyên gia Nga V. K. Nhezdôli, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: Tác động của con người lên hệ sinh thái đã cho thấy những dấu hiệu rõ ràng của suy thoái sinh thái học, đặc biệt là ở quần xã sinh vật đáy. Điều này đã lý giải sự suy giảm nguồn lợi đánh bắt và du lịch ở vịnh Nha Trang.
    "Để ngăn ngừa vịnh Nha Trang rơi vào "vùng tai họa sinh thái" của thế kỷ XXI, nhất thiết phải có một chương trình tổng hợp thống nhất với sự phối hợp liên kết của các nhà chuyên môn để giữ được giá trị sinh thái - xã hội của một trong những vùng biển đẹp nhất của Việt Nam." - ông Nhezdôli đề nghị.
    Thế còn nhận thức và vai trò của chính quyền tỉnh Khánh Hoà, thành phố Nha Trang và của người dân Nha Trang, của khách du lịch đến Nha Trang,...? Bởi vịnh Nha Trang không chỉ là của... Nha Trang hay Khánh Hoà mà cũng là tài sản quốc gia, và của cả các thế hệ mai sau nữa.
    Làm sao biến hiểu biết khoa học về hiểm hoạ đối với đa dạng sinh học có giá trị của vịnh Nha Trang thành các chủ trương, quy định pháp lý để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm, khai thác cạn kiệt và huỷ hoại môi trường biển... và nâng cao nhận thức, tình cảm để biến thành hành động bảo vệ biển chính là vấn đề mà nhóm nghiên cứu không đề cập trực tiếp, đầy đủ.
    Ai sẽ tiếp tay cho họ?
    Thu Thảo

  3. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ngày 7/7:
    Ô nhiễm biển: Khánh Hoà, Phú Yên tựa cặp "song sinh"

    (VietNamNet) - Từ tỉnh Phú Khánh tách ra, nay cả hai tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên lại "gặp" nhau trong cùng một vấn nạn: Quản lý môi trường bất cập, nên những hiện tượng ô nhiễm vùng biển ở hai địa phương là khá giống nhau. Liệu còn những tỉnh ven biển miền Trung nào cũng đang chịu cảnh ô nhiễm tương tự?
    Theo các kết quả khảo sát gần đây của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Khánh Hoà, các khu dân cư sống ven biển đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng về môi trường. Mức độ nhiễm bẩn cao nhất là vào lúc thuỷ triều thấp. Nước giếng ở khu vực này bị nhiễm mặn và có "độ cứng" cao do thiếu oxy hoà tan. Ngoài ra, nguồn nước giếng còn bị nhiễm bẩn bởi các vật lơ lửng như chất hữu cơ, nitrit, nitrat, phosphat, hydro cacbon, coliform.
    Với diện tích khoảng 250km2, TP Nha Trang có dân số hơn 300.000 người. Số lượng dân cư sống ở các khu vực ven biển khá đông song điều kiện về vệ sinh công cộng lại khá kém. Phần lớn các gia đình sống ven biển không có hố xí tự hoại. Rác thải cũng ném bừa thẳng ra biển. Các mực nước ven bờ của các khu đông dân cư thường có độ nhiễm bẩn rất cao. Kết quả khảo sát tại một số khu dân cư tập trung đông là Tây Hải, Cửa Bé và Cồn Giữa đã cho thấy hàm lượng nitơ trong nước biển khá cao. Hàm lượng muối phosphat (yếu tố dinh dưỡng giới hạn trong khu vực nước) rất cao. Hiện tượng nở hoa của tảo gây hại thỉnh thoảng lại được ghi nhận (dù chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn).
    Bên cạnh đó, hàm lượng các kim loại nặng như sắt (Fe) và Mangan (Mn) cao rõ rệt vào mùa mưa, trong khi đó lượng kẽm (Zn) và lượng ac-sen (As) cao hơn vào mùa khô (vượt mức quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam). Ngoài ra, việc rửa sàn các thuyền đánh cá tại nơi neo đậu với số lượng tàu, thuyền lớn như hiện nay cũng đưa vào biển nhiều chất hữu cơ và hydro cacbon.
    Trao đổi với VietNamNet, ông Mai Văn Thắng - trưởng Phòng Môi trường Sở KHCN& MT Khánh Hoà cho biết: Vịnh Nha Trang cũng chịu áp lực ngày càng tăng của các chất thải qua con sông Cái đổ ra biển. Lưu vực sông Cái có đến nửa triệu dân sinh sống, một phần lớn chất thải sinh hoạt của người dân được đưa trực tiếp vào môi trường nước. Cùng với sự phát triển của xã hội, lượng chất thải ngày càng gia tăng. Nhiều nguồn nước thải sinh hoạt có chứa các yếu tố nhiễm bẩn vượt tiêu chuẩn cho phép. Chẳng hạn, nước thải sinh hoạt tại khu dân cư Cửa Bé có lượng BOD là 156 mg/l, COD 253 mg/l, hydro cacbon 52,15mg/l.
    Không chỉ có rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp vào các lưu vực những con sông vào Vịnh cũng bắt đầu phát triển. Mặc dù chỉ mới bắt đầu trong mấy năm gần đây nhưng do các xí nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải nên cũng gây ra tình trạng nhiễm bẩn cục bộ, làm suy thoái môi trường nước sông, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường biển Nha Trang.
    Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tuy diễn ra sôi động nhưng đa phần vẫn còn mang tính tự phát. Các khu vực nuôi không được quy hoạch, quy mô nuôi vượt quá sức tải của nước. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng nước liền kề.
    Bên cạnh đó, nạn phá rừng hiện đang là nguyên nhân chính làm tăng sự xói mòn đất đai. Đất rửa trôi sẽ đưa vào môi trường nước nhiều yếu tố liên quan đến lớp phong hoá như vật lơ lửng, sắt (Fe), Mangan (Mn) và một số kim loại khác.
    Từ thực tế của kết quả điều tra trên, Sở KHCN&MT Khánh Hoà đã đề xuất sáu kiến nghị để ngăn ngừa sự suy thoái của môi trường biển. Đó là:
    Quy hoạch phát triển kinh tế phù hợp với sức tải của sông Cái và Vịnh Nha Trang. Xem xét thận trọng các dự án có chất thải đổ vào sông, biển.
    Quản lý việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt chuột, cũng như các thuốc có chứa nhiều kim loại nặng. (Các kết quả quan trắc mới nhất cho thấy: Hễ vào thời gian chuột xuất hiện nhiều thì hàm lượng kẽm (Zn) trong nước sông Cái và Vịnh Nha Trang lại tăng cao rõ rệt! Hiện tượng này cho thấy người dân đã sử dụng thuốc diệt chuột có chứa nhiều Zn.)

    Giám sát chặt chẽ việc đổ rác đúng nơi quy định, tuyên truyền giáo dục và ngăn ngừa việc vứt rác thải, phân... xuống biển. Khuyến khích và hỗ trợ nhân dân dùng hố xí tự hoại. Tăng cường cấp nước sạch cho các khu đông dân cư.
    Nghiên cứu các quy trình nuôi thuỷ sản có hiệu quả và ít chất thải. Quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm trong thời gian xảy ra thuỷ triều đỏ, tránh cung cấp giống tôm trong thời gian xảy ra triều đỏ để tránh phát tán các giống tảo gây hại.
    Có kế hoạch giám sát chặt chẽ về xử lý chất thải của các nhà máy, xử lý nghiêm khắc những đơn vị vi phạm, tập trung nước thải sinh hoạt để xử lý.
    Tin, ảnh: Phan Thu Thảo

    Vùng biển Phú Yên: Ô nhiễm nặng!
    Với chiều dài bờ biển khoảng 189km và hàng chục khu dân cư nhưng trong số 18.000 hộ sinh sống ở đây thì chỉ khoảng 10% số hộ có nhà vệ sinh.
    Từ khi xây dựng cảng Vũng Rô, nơi có mặt nước rộng 1.650ha , tỉnh Phú Yên đã di dân ra vùng tái định cư ở Bãi Ngà. 630 người định cư đã phóng uế bừa bãi, thải nước sinh hoạt ra biển. Tháng 4/2004, khu vực này đã xảy ra tình trạng tôm hùm chết. Vũng Rô hiện có khoảng 700 ***g nuôi thì ***g nào cũng có tôm chết, có ngày có ***g chết đến ba con, mỗi con (10-12 tháng tuổi) nặng khoảng 0,3 kg, tính ra mỗi ngày người nuôi phải chịu mất 1,2 triệu đồng (1kg tôm hùm khoảng 420.000-440.000 đồng); còn cá mú thì bị bệnh loét da rồi chết...
    Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi mỗi năm đổ ra biển khoảng 12 tỷ mét khối nước với cả các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải sinh hoạt hoặc các hóa chất độc hại khác trong quá trình khai thác khoáng sản, góp phần làm gia tăng sự ô nhiễm. Ngành công nghiệp tỉnh Phú Yên tập trung ở vùng ven biển và hiện có khoảng 100 nhà máy, xí nghiệp cùng 259 cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng ít nhất 90% trong số này chưa xử lý chất thải đủ tiêu chuẩn. Thêm vào đó, trên 2.500ha nuôi tôm sú cùng hàng chục nghìn
    ***g nuôi các loài thủy sản khác như tôm hùm, cá mú, ốc hương, ghẹ lột,... cũng gây ô nhiễm cho biển.
    Khu du lịch Long Thuỷ, một trong những khu du lịch lý tưởng của Phú Yên, hiện trở thành một... bãi rác trải dài do nạn xả rác xuống cầu Đồng Nai - nơi có duy nhất một con suối chảy ra biển và tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp cho Long Thủy.
    Dọc bờ biển Phú Yên có bảy cửa sông, lạch - nơi neo đậu và thải nhớt, dầu cùng các chất thải khác của hơn 3.680 tàu, thuyền.
    Một thống kê của Sở Thủy sản Phú Yên cho thấy môi trường sống ở vùng biển Phú Yên đã và đang bị suy kiệt, cụ thể lượng khai thác cua Huỳnh Đế giảm 70%; sò huyết đầm Ô Loan là một món ăn đặc sản nổi tiếng cả nước nhưng lượng khai thác cũng giảm đến 95%, cá mối vạch giảm 60%; giảm ít nhất 50% lượng tôm hùm, cá đối nục giảm 70%, và nhiều loại cá nổi, cá đáy cũng bị suy giảm mạnh...
    (Theo TTXVN)

Chia sẻ trang này