1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc và cùng suy ngẫm! Có một tội ác giữa lòng Hà Nội

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi always_be_01, 30/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. always_be_01

    always_be_01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện bát mì
    Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì".Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
    o O o​
    Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
    Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
    - Xin mời ngồi!
    Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
    - Có thể... cho tôi một? bát mì được không?
    Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
    - Đương nhiên? đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
    Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
    - Cho một bát mì.
    Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. ?oNgon quá? - thằng anh nói.
    - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
    Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: ?oThật là ngon ! Cám ơn !? rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
    - Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
    Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
    - Có thể? cho tôi một? bát mì được không?
    - Đương nhiên? đương nhiên, mời ngồi!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
    - Cho một bát mì.
    Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
    - Vâng, một bát mì!
    Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
    - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
    - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
    Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: ?oTrông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!?
    Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
    - Thơm quá!
    - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
    - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
    Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
    Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
    Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là ?o200đ/bát mì? và thay vào đó giá của năm ngoái ?o150đ/bát mì?. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy ?oĐã đặt chỗ?. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
    - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
    Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
    - Làm ơn nấu cho chúng tôi?hai bát mì được không?
    - Được chứ, mời ngồi bên này!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy ?oĐã đặt chỗ? đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì?
    - Vâng, hai bát mì. Có ngay.
    Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
    Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
    - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
    - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
    - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
    - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
    Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
    - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
    - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
    - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
    - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
    - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
    - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
    - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
    - Có thật thế không? Sau đó ra sao?
    - Thầy giáo ra đề bài: ?oChí hướng và nguyện vọng của em là gì?? Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: ?oBa bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc?. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: ?oVào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn?. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: ?oCố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !?
    Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
    - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
    - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
    - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: ?oCám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được? Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.?
    Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
    - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
    Lại một năm nữa trôi qua.
    Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy ?oĐã đặt chỗ? nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
    Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
    ?oViệc này có ý nghĩa như thế nào ?? Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai ?ocũ? trở thành ?ocái bàn hạnh phúc?, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
    Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
    Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn? Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
    Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
    Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
    - Làm ơn? làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
    Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
    - Các vị? các vị là?
    Một trong hai thanh niên tiếp lời:
    -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
    Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
    - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
    Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
    - Ồ phải? Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
    Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
    - Có ngay. Ba bát mì.
    o O o​
    Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
    Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng : "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động
  2. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Dành cho các bác trai nhà ta
    Tuyết Trần
    Tôi là me Tây

    Nhân đọc bài ?zVăn hóa và hôn nhân?o của tác giả Nguyễn Thế Long trong mục Xã hội - Đời sống hiện đại đăng trên talawas ngày 19.2.2005 (theo nguồn báo Văn hoá tháng 10.2004) tôi thấy bài viết khá ?zhấp dẫn?o và tự đặt câu hỏi, có phải tác giả muốn ?zkhiêu khích?o người đọc để tạo ra một cuộc tranh luận văn hóa hay không. Nếu như thế thì Thế Long đã đạt được mục đích, bằng cớ là tôi đang có ý kiến về bài của ông.
    Tôi là me Tây từ hơn hai mươi lăm năm nay. Đó là vốn sống của tôi để viết bài này. Nhưng trước khi viết bài, và nhất là sau khi đọc bài của Thế Long, tôi đã chạy ra đứng trước tấm gương to trong phòng khách, ngắm thật kỹ dung nhan mùa thu của tôi trong gương, theo tiêu chuẩn, ?ztuổi đã ngoài 40, mà nhan sắc theo quan niệm thông thường ở ta thì chỉ xếp loại dưới trung bình, nếu cứ ở Việt Nam thì yên trí sống cô đơn cho đến hết đời, nhưng được cử sang đây học làm Tiến sĩ, học xong đều lấy được chồng Tây, sống rất sung sướng và không cần phải đi làm nữa (vì tiền thu nhập cũng chỉ xấp xỉ như thuế thu nhập của chồng, nếu chưa lấy vợ phải nộp)?z. Quả thật, tóc tôi đã lưa thưa trắng, hai má tôi đã hơi xệ xệ, mắt tôi nhăn có đuôi tôm, không phải đuôi ****, còn thân hình thì cũng đã phệ phệ và có những đường cong không đúng chỗ. May mà răng chưa sún! Bỗng dưng tôi nhớ lại lá thơ của một cô bạn học thời thơ ấu, Phương Dung hỏi tôi, này nhớ gửi tấm hình cho xem ?zbà tiên?o khi xưa bây giờ ra sao? Bạn tôi bảo tôi lúc trẻ thì đẹp như tiên, có thích không! Thế nhưng bây giờ thì lại lọt vào tiêu chuẩn của Thế Long, có tủi thân không!
    Tôi giễu thôi đấy. Tôi thấy tôi vẫn còn đẹp chán, đẹp kiếu sồn sồn, trai ba mươi còn chạy theo hỏi: ?zmẹ em đâu??o, và tài xế xe vận tải vẫn còn thắng gấp két két để vẫy tay chào khi tôi lái xe ngang qua!
    Giời ạ, đâu phải chỉ có đàn bà xấu xí mới lấy Tây, hoặc ngược lại Tây chỉ vớ phải đồ xấu xí thải ra của các ông nhà ta. Nói như thế là sai bét.
    Thời cha mẹ tôi, lúc Tây còn bảo hộ dân An-na-mít, các cụ đã phán rất độc rằng, chỉ có hai hạng đàn bà làm me Tây, đó là giới trí thức và giới làm đĩ! Đặt trí thức ngang hàng với đĩ là đủ biết các cụ rất coi trọng trí thức đàn bà như thế nào. Đó là cái thời mà khi ra đường vợ chồng không được nắm tay nhau dung dăng dung dẻ, mà ông đi trước bà ba bước, bà đi sau ông ba bước, và khi bà sanh con gái thì ông mắng ?z*** mẹ!?o vì ông chỉ muốn có con trai nối dõi tông đường, một trăm đứa con gái không bằng hòn dái thằng con trai.
    Nội cái chuyện răng trắng hay răng đen cũng đã làm khổ bao nhiêu thanh thiếu nữ Bắc Kỳ hồi ấy, cho tới tận đệ nhị thế chiến vẫn chưa bỏ. Các cụ bắt đàn bà con gái phải nhuộm răng đen, ăn trầu cho đúng truyền thống. Còn các ông thời ấy thì thích bọc răng vàng, nhe nguyên một hàm răng bọc vàng bóng loáng "cười lên đi cho răng dzàng sáng chói, hát lên đi để cho đời tươi rói...? (Bài hát «Khúc ca ngày mùa» được đổi lời để ca tụng răng dzàng của quý ông.)
    Con gái để răng trắng làm gì! Làm đĩ, lấy Tây à? Bắt đầu từ năm mười bốn trở lên, má tôi đã nhiều lần viện đủ mọi cớ hoãn binh để khỏi phải nhuộm răng. Đến năm má tôi mười tám thì ông ngoại, mà tôi chưa bao giờ biết mặt biết tên, truyền lịnh bắt má tôi phải nhuộm răng đen để sau đó đi lấy chồng, má tôi cương quyết không chịu nhuộm răng. Phải nhắc lại đây là các ông có quyền lấy chính thức bốn vợ, trong hôn thú có ghi rõ ràng thứ hạng của cô dâu (rang de femme), vợ một, vợ hai, vợ ba, vợ bốn. Ngoài chính thức thì khỏi phải nói.
    Thế là ông ngoại bắt má tôi ra sân, nằm sấp, cột tay chân vào bốn cọc cắm trên sân và dùng gậy đánh trên lưng, trên mông cho hả giận, bõ ghét, rồi bảo bà ngoại sát muối ớt vào vết thương. Sau trận đòn ấy, một đêm má tôi trốn khỏi nhà. Bà ngoại, biết không cản được con gái, nhưng sợ chồng không dám khóc, chỉ khóc thầm trong tim. Má tôi kể lại, trong tay nải, chỉ có mỗi một bộ quần áo thứ hai để thay đổi, bà ngoại cho vài xu, thì lận trong lưng quần. Đêm ấy má tôi đi bộ, băng đồng băng ruộng, đi cả mấy chục cây số, để lên cái tỉnh gần nhất. Người con gái ấy, đẹp hơn cô Ba xà bông, không lấy Tây mà cũng chẳng làm đĩ, sau này được cả thủ tướng Trần Văn Tâm thời ấy để ý, nhưng khổ gì thì khổ, má tôi chung thủy một dạ với ba tôi cho đến khi nhắm mắt, cũng được khoảng đâu năm mươi sáu năm hầu chồng.
    Tại sao phụ nữ Việt Nam có trình độ cử nhân tiến sĩ lại thích làm me Tây hơn là ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn? Tại sao học xong lại lấy ?zđược?o chồng Tây? Các ông trí thức Việt kiều ở đâu mất rồi? Tại sao không nói ngược lại rằng ông Tây phải có phước đức ba đời để lại mới lấy được người phụ nữ Việt Nam vừa có học thức vừa có công dung ngôn hạnh tam tòng tứ đức? Còn hơn là vớ phải mấy bà đầm xình thứ thiệt kiêu căng, hợm hĩnh, phách lối, dữ dằn?
    Đến đây tôi nghĩ đến cái quan niệm như thế nào là ?zđẹp?o chỉ được nêu ra vắn tắt và một chiều. Ông bà ta đã chẳng nói, cái nết đánh chết cái đẹp, hay sao? Các ông Mít nhà ta chỉ chạy theo và ưng ý với vẻ đẹp bên ngoài thôi hay sao? Khi mà người phụ nữ đi sửa sắc đẹp như đi chợ, sửa mắt, sửa mũi, sửa lông nheo, sửa vú, sửa mông, sửa bụng, sửa lung tung? Còn các ông? Có ai đi sửa ống bơm không?
    Tôi chỉ nêu lên trường hợp riêng lẻ của một anh trí thức Việt kiều có cô vợ trẻ, xinh đẹp đúng tiêu chuẩn, nhưng anh than là vợ anh lười chẩy thây, suốt ngày chỉ nằm dài coi ti-vi, và anh không hề có khi nào thảo luận được với vợ về vấn đề gì; hoặc là cô ta nói ngang, hoặc là sự hiểu biết của cô ta quá nông cạn, lâu dần anh phải im mồm và đâm chán. Nhưng nếu các ông Mít nhà ta chỉ lựa chọn các bà vừa trẻ, vừa đẹp, vừa ngoan, vừa đảm đang, vừa có học thức, vừa khéo léo, vừa biết hầu chồng chăn gối toàn diện (xin phép cho tôi bỏ qua vấn đề *** trong đời sống vợ chồng) thì những người phụ nữ không đủ tiêu chuẩn như vậy phải đem bỏ sọt rác hay sao? Thế thì đi lấy Tây là đúng rồi!
    Người ta cho Tây là hay lăng nhăng, không chung thủy, bạ đâu tán đó. Thế còn các ông Mít nhà ta, vợ... lớn ở một nơi, ba, bốn bà bé trẻ đẹp đem giấu ở nhiều nơi thì sao? Các ông đâu cần phải gia nhập đạo Hồi để lập harem!
    Đến đây tôi nhớ đến hai chuyện nhỏ về cung cách vợ chồng. Chuyện thứ nhất, chị vợ Mít muốn lấy cái chìa khóa xe của chồng Mít trong túi áo, chị bèn hỏi anh một cách rất là lễ phép và nhẹ nhàng ?zAnh cho phép em xin cái chìa khóa xe?z. Anh: ?zỪ?o! Thấy như thế tôi rất phục vợ chồng anh chị ấy và thú vị nghĩ rằng, trong trường hợp tôi, tôi không hỗn với ông Tây của tôi theo kiểu ?zÊ toa, quẳng cho moa cái chìa khóa?z, mà tôi lỏn lẻn thò tay vào túi quần tìm cái chìa khóa xe, không cần phải nói gì. Ông Tây sẽ nắm bàn tay tôi lại, nheo một mắt hỏi tinh nghịch ?ztoa có muốn cái chìa khóa của moa thật không??o (đây là một câu tiếng Tây dịch nôm na ra tiếng Việt). Vợ chồng Tây-Mít là như thế.
    Chuyện thứ hai, có một bạn gái hỏi tôi, tại sao khi tôi nói về chồng tôi thì tôi gọi ?zổng?o mà không gọi là ?zảnh?o theo kiểu vợ chồng Mít, và cứ toa với moa nhặng xị ngậu cả lên, không có gì âu yếm cả. Trong cung cách xưng hô của ông Tây bà Mít với nhau đâu phải chỉ gọi nhau toa, moa theo kiểu nói tiếng Tây bồi, mà thông thường vợ chồng gọi lẫn nhau ?zcục cưng?o (chéri/ chérie), chẳng lẽ trước mặt bạn người Việt lại nói là ?zcục cưng của tôi?z, cho nên chọn chữ ?zổng?o cho nó kín đáo. Tôi gọi ông Tây của tôi ?zcon heo của em?z thì ổng đáp lại bằng tiếng ụt ịt, gọi ?zcon chó của em?o thì ổng sủa gâu gâu. Vợ chồng Mít nếu có đù giỡn với nhau thư thế thì cũng vui!
    Còn nếu nói về mục đích kinh tế của ?zhôn nhân?o, bộ trong những cuộc hôn nhân ?zMít lấy Mít?z không có những bà vợ hoặc những ông chồng chỉ ăn không ngồi rồi như chim chờ được mớm mồi, ăn bám sống nhờ hay sao? Bộ không có những cặp chồng Mít-Mít, chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên cái con thằn lằn, hay sao? Bộ không có những câu chuyện tiền, tình, tù tội như cơm bữa hay sao?
    Các cuộc hôn nhân cúa những người Việt, nam và nữ, với người phương Tây, không phải chỉ là những cuộc hôn nhân văn hóa, mà là hôn nhân toàn diện, như mọi cuộc hôn nhân khác. Tây khác Mít trên tất cả mọi bình diện. Tây nặng một trăm kí lô, sao so với Mít, chỉ nặng sáu lăm kí lô được. Tây đi làm năm sáu chục tiếng một tuần, đem tiền giao hết cho vợ, sao so với Mít, đây tiền anh đây tiền em được. Tây nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, và cả chuyện chính chị chính em với vợ, sao so với Mít, chỉ thích bàn chuyện đại sự với các bậc hảo hán giang hồ cùng giới cùng tiêu chuẩn thôi. Ônh Tây của tôi, từ chuyện De Gaulle, Chirac, Blair, Busch, cho tới Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phan Văn Khải đều bình luận nghiêm chỉnh với tôi cả.
    Trong một chuyến máy bay về thăm nhà tôi chú ý đến một cặp vợ chồng ông Tây bà Mít và hai đứa con của họ. Bà vợ còn trẻ, đẹp, tay bồng con, tay dắt con, ông Tây đeo hai ba bị xách đựng đầy bình sữa, nước, tã lót quần áo lỉnh kà lình kỉnh. Hai đứa nhỏ bị đau tai trong chuyến bay, mệt lả, đâm ra mè nheo khó chịu, nhưng hai vợ chồng này vẫn tươi cười bình thản với nhau. Điểm đặc biệt là cô vợ nói tiếng Tây không thạo, cô nói một thứ tiếng trộn lẫn chữ Mít và chữ Tây, nghe rất buồn cười. Nhưng anh chồng Tây hiểu hết và không hề khó chịu hay mắc cỡ vì bà vợ kém ngoại ngữ. Sao so với vợ chồng Mít và Mít được, cùng một ngôn ngữ, mà mỗi ngày chỉ xài có vài ba câu, món này bà nấu không bằng cô Tâm, tháng này phải bớt tiền ăn, tôi đi ngủ đây, tắt đèn đi. Mọi người hãy thử đếm xem, mỗi ngày vợ chồng nói vời nhau được bao nhiêu câu? Và nói về đề tài nào?
    Còn nói về chuyện ăn uống theo nhận định của Thế Long lại càng sai bét. Tây nhà tôi không quen ăn bánh mì với súp, đồ hộp, sà lát, Tây nhà tôi phỉnh mũi ngửi mùi thơm khi vào nhà bếp, hay khi đi qua các tiệm ăn, Tây nhà tôi không hay uống coca, Tây nhà tôi ăn cơm với nhiều rau, Tây nhà tôi ăn tuốt luốt các thứ tim, gan, phèo, phổi... Tây nhà tôi không ăn mắm, cũng như tôi. Tây nhà tôi không ăn thịt chó, cũng như tôi. Tây nhà tôi không ăn tiết canh, cũng như tôi. Tây nhà tôi vào tiệm ăn Việt Nam biết đọc thực đơn, và gọi món ăn, thích nhất là món bò xào hành, phở, thịt kho tàu, tôm nướng bánh hỏi, cơm nếp... và cả chục món khác.
    Tây nhà tôi ăn tất cả những món tôi nấu, dù là tôi không khéo nấu ăn, và không chê bai than vãn một tiếng nào hết, dọn gì ăn nấy, có sướng không?
    Giời ơi, cái món ?zmì sợi Ý, spagettis, ta thì ăn với súp gần như ăn phở hay bún sườn, Tây thì ăn với thịt hộp hay cá hộp hoặc các thứ đồ khô??z, đọc mà muốn ói.
    Tây loại gì mà chỉ ăn đồ hộp hay đồ khô! Ấy chết, có nhiều loại đồ hộp và đồ khô rất cao cấp, rất đắt tiền, nhìn thấy là thèm nhỏ dãi, chứ đừng có tưởng bở. Tây nhà tôi không ăn đồ hộp cũng không ăn đồ khô mỗi ngày như các bác trai Mít phải ăn mì gói thường nhật đâu. Vợ chồng tôi thỉnh thoảng cũng bị sót ruột đấy, theo óc tưởng tượng của Thế Long, nhưng vì những lý do khác, chứ không phải tại ?zbị?o ăn cơm Tây. Giả thử nếu tin rằng Tây ăn theo kiểu ?zsáng rượu sâm banh tối sữa bò?o, thì xót ruột... vì tiêu tiền thật đấy.
    Giời ơi, lại còn nói đến chuyện vợ chồng bỏ nhau, cãi cọ xô xát trong nhà, mẹ chồng nàng dâu, bè bạn vân vân và vân vân, đôi khi Tây cũng phải thua Mít, khi Mít ?zông đánh cho bỏ mẹ!?o, hoặc Mít phải thua Tây ?ztao đánh cho mày gẫy mũi!?o. Cũng giống nhau cả thôi. Ở đâu cũng có người này người kia. Bao nhiêu cặp Mít-Mít cũng ?zanh đi đướng anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi?o? Đâu phải chỉ có Tây-Mít mới thế?
    Nếu tôi tiếp tục dông dài thì đến cả năm sau cũng không hết chuyện hai mươi lăm năm làm me Tây của tôi. Tôi xin kết luận rằng, có nhiều thành kiến, vì đã là thành kiến cho nên không phải là sự thật, thì không nên tuyên truyền thành kiến, tưởng đó là sự thật. Vợ chồng, dù mầu da tiếng nói nào đi nữa, đều có những vấn đề chung sống cơ bản và những loại khó khăn thường nhật giống nhau. Nồi tròn úp vung méo, có sao đâu? Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn, một khi đã cơm không lành canh không ngọt thì trái bí tròn cũng thành méo. Dù Mít-Mít hay Tây-Mít!

  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Từ KTX của Chalmers đến trường phải qua một cánh rừng nhỏ, có thể thấy sóc và gà rừng vào những ngày đẹp trời. Cậu bạn người Bungari cùng lớp kể đã nhìn thấy hươu. Đùa rằng nếu đây là Bungari thì dân đã mang súng ra săn rồi. Trông người lại nghĩ đến ta.
    *
    **​
    ******* VÀ SỰ TÀN ÁC TRONG XÃ HỘI QUANH TA
    Tiến Sĩ Võ Thanh Liêm​
    1. Lời Phật thuyết:
    Đức Thích Ca Mâu Ni thương xót tất cả chúng sanh. Dưới mắt Phật tuy muôn loài có hình dạng khác nhau nhưng có cùng nguyên thủy nguồn gốc và chịu chi phối bởi luật luân hồi nhân quả. Chúng sanh tùy theo tạo nghiệp ác hoặc duyên lành mà luân hồi kiếp này sang kiếp khác trong sáu cõi khổ. Cõi khổ thì vô cùng. Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu lên một cảnh khổ vì sự tàn ác không đáng phải có và cần phải chấm dứt ngay tức khắc vì sự vô nhân đạo cùng cực của nó.
    2. Mắt thấy tai nghe:
    [​IMG]
    Sau đây là lời kể của nhân chứng tên Youn Show Lee đăng trên World Journal ngày 15 Tháng Tư năm 1998 nguyên văn tiếng Tàu: ''Vài tháng trước tôi có dịp đến thăm cầu Tiên kiều dưới chân núi Trường Nhật, Trung Hoa. Chúng tôi ghé thăm một trang trại nuôi gấu. Trang trại có núi non bao phủ, phong cảnh tráng lệ hữu tình, không khác chi cảnh thiên đường hạ giới. Bất thình lình tôi nhìn thấy mấy chục cái chuồng sắt chứa gấu đen. Những chiếc chuồng chỉ vừa đủ cho con vật nằm ngang và không thể đứng dậy hay xoay trở gì được. Ông chủ nông trại nói cho tôi biết là trại gấu của ông nuôi để lấy mật từ trong túi mật của những con gấu này. Vì có nhiều nhu cầu nên cơ sở làm ăn của ông sanh ra rất nhiều lợi nhuận.
    Khi tôi đến những gấu trông hiền lành và mọi sự yên tĩnh. Bỗng nhiên xuất hiện bốn người to lớn, tất cả những con gấu kêu rống lên thảm thiết như trông thấy quỉ dữ. Người chủ trại cho tôi biết là mỗi ngày đúng 8 giờ sáng ông rút mật từ túi mật nằm sâu trong cơ thể của gấu. Tuy nhiên chỉ khoảng độ 7 giờ 45 là đàn gấu bắt đầu kêu khóc thảm thiết. Bốn người to lớn mặc áo trắng, gương mặt lầm lì không để lộ một xúc cảm nào. Họ tiến về phía chuồng gấu. Bốn người đàn ông bắt tay vào việc tóm cổ con vật bằng kềm sắt. Con vật nghiến răng kêu la thảm khóc, hai mắt lòi ra rồi ỉa vãi phân ra vì sợ hãi. Trong bụng con vật khốn khổ có một cái vòi sắt lúc nào cũng lòi ra ngoài nhểu nhảo mật tiết ra. Bốn người kéo bốn chân con vật ra xong đâm vào cái ống sắt một cây kim dài rồi rút mật ra bằng ống chích to lớn. Khi chất mật xanh xanh được rút ra con gấu mở to mồm ra như muốn toặc, hai mắt lòi ra và toàn thân run lên bần bật suốt thời gian bị tra tấn.
    Cuộc tra tấn kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Mấy chục con vật khốn nạn kêu gào vang động cả một khu núi rừng. Cảnh tượng kinh khủng quá làm tôi hốt hoảng, đầu óc quay cuồng và tim tôi như bị ai bóp chặt.
    Sau cuộc tra tấn đau đớn những con gấu co lại ôm bụng mình rên rỉ nho nhỏ. Chúng không thể co hơn được vì cái chuồng sắt quá hẹp chỉ có thể nhúc nhích một ít mà thôi. Tôi thấy nước mắt chúng bắt đầu tuôn ra ràn rụa chảy có dòng rơi xuống mặt đất.
    [​IMG]
    Lúc 10 giờ 30 sáng có người kêu lên ''chuồng số 5 có tai nạn !!''. Tôi chạy vội theo ông chủ đến chuồng số 5 và sửng sốt trước cảnh tượng kinh hoàng. Một con gấu màu nâu tự móc ruột nó ra. Tay cầm chùm ruột vướng theo bao tử lòng thòng trên tay đầy máu nó dơ lên kêu rống như để phản đối cách đối xử tàn ác của con người. Tôi nhìn cảnh tự sát của con vật khốn khổ toàn thân tôi tê tái. Trong cuộc đời tôi chưa hề chứng kiến cảnh đau thương tuyệt vọng đến như thế này. Rồi không biết từ đâu chạy lại những người đàn ông mang trên tay búa, kềm và dao to. Người chủ hạ lịnh: ''phải chặt ngay chân tay nó trước khi nó chết!. Chỉ có cách đó mới bán được chân tay tươi! Cửa chuồng mở ra và trong phút chốc tứ chi con vật bị chặt lìa. Những con gấu khác kêu gào thảm thiết tuyệt vọng. Người ta chích morphine cho chúng để chúng bình tĩnh lại.
    Sau khi trông thấy cảnh tượng kinh hoàng này tôi bị ám ảnh ngày đêm bởi gương mặt hốt hoảng nhưng vô tội của những con vật khốn khổ. Nỗi ám ảnh sẽ đeo theo tôi cho đến khi tôi lìa đời. Hãy giúp những con vật vô tội này bằng cách chấm dứt những hoạt động thương mại tàn nhẫn này''.
    3. ******* dùng để làm gì?
    Tại sao người ta dùng *******? Từ hàng ngàn năm người Trung Hoa coi ******* như một loại thuốc trị bệnh gan (liver disease), trĩ (haemorrhoid), và giải nhiệt (lower body temperature). Có nhiều người tin rằng ******* kích thích dâm dục, cường dương nhưng chuyện này hoàn toàn vô căn cứ. Dược chất chính của ******* là Ursodeoxycholic acid (UDCA). Từ năm 1954 Nhật Bản đã sản xuất UDCA từ xác gà chết và vẫn liên tục sản xuất tối đa để cung ứng cho thị trường. Dược tính của UDCA nhân tạo rất tốt không thua ******* chút nào. Thêm vào đó có tối thiểu 54 loại cây cỏ dược thảo có thể thay thế cho ******* trong đó có loại cỏ hoa vàng (Dandelion) mọc khắp nơi ở sân cỏ Australia và loại cỏ gai Milk Thistle hoa tím cũng có thể tìm thấy nhiều nơi trên thế giới. Giải nhiệt thì ta có thể dùng mía lau, rễ Tranh, củ năng v.v. Bịnh trĩ thì có nhiều loại thuốc, kem thoa rất hữu hiệu trên thị trường như là Rectinol chẳng hạn có bán khắp nơi và rất rẻ tiền. Thế nhưng tình trạng sinh tồn của giống gấu hôm nay có thể coi như vô cùng tuyệt vọng.
    Tại Trung Hoa hiện có 7002 con gấu bị giam cầm để lấy mật. Nhiều con gấu đã bị giam cầm và tra tấn dã man, chôn thân trong chiếc chuồng nhỏ hẹp như một cỗ quan tài suốt 21 năm trường. Đó là trường hợp con gấu tên Snoopy đã đui mù. Nó được giải thoát nhờ sự can thiệp của hội bảo vệ súc vật Animals Asia Foundation.
    [​IMG]
    Tại Việt Nam có khoảng 4900 con gấu bị chung thảm cảnh. Riêng Thủ Đô Hà Nội có 700 con gấu bị nhốt trong những cái chuồng nhỏ hẹp trong nhà tối âm u bẩn thỉu. Tỉnh Bình Dương miền nam có tối thiểu 4 trại nuôi gấu mà chủ nhân là những người giàu có. Những con gấu Việt nam đặc biệt hơn là đều bị chặt đứt một bàn tay để bán trước. Tiếng kêu gào đau thương của gấu vang đi rất xa, khu gia đình tôi ở gần đó vẫn nghe được. Mỗi bàn tay gấu có giá 800-1000 mỹ kim. Mỗi năm Trung Quốc sản xuất 7 tấn *******. Thị trường chỉ có thể tiêu thụ 3 tấn. ******* thặng dư người ta bỏ vào xà bông, dầu gội đầu, rượu kích dâm, trà ********, kem thoa môi, v.v. toàn là gian dối xảo trá vì ******* không có tác dụng gì trong xà bông hay trà rượu, kem thoa. Tất cả chỉ vì người ta muốn tiêu thụ số sản phẩm dư thừa mà thôi.
    Hiện nay tại Việt Nam còn khoảng 300 con gấu sót lại trong rừng và trên đà tuyệt chủng. Tại Trung Hoa còn lại khoảng 10,000 con gấu sót lại trong những khu rừng thưa và cơ hội sinh tồn của chúng rất bấp bênh.
    Tệ nạn đối xử tàn nhẫn với súc vật vẫn được xã hội Việt Nam và Trung Hoa chấp nhận. Người ta ăn thịt chó không phải vì thiếu thịt hay nghèo mà vì sở thích. Trước khi giết con chó, mèo, người ta tra tấn nó, lột da sống, đốt phỏng, đánh đập để rồi sau đó, họ tin rằng thịt con vật khốn nạn sẽ ngon hơn. Đã có lần tôi van xin kẻ tra tấn con vật và tình nguyện bồi thường tiền để người ấy ngưng hành động tàn ác nhưng không được. Tôi không thích nhưng không chống lại thói quen ăn thịt chó của người Việt Nam. Lý do là tôi không có một lý luận thích đáng mà tôi có thể đưa ra để biện minh tại sao chỉ nên ăn thịt gà, vịt, heo, bò mà lại không ăn thịt chó. Một lý do không mấy thuyết phục có thể đưa ra là khi ra khỏi nước bị người ngoại quốc cười chê là dân ăn thịt chó. Tuy nhiên lý luận này cũng không thuyết phục vì đa số người Việt - Hoa không có cơ hội xuất ngoại. Bị ăn thịt đã đành phận chó nhưng tra tấn trước khi giết thật vô cùng tàn nhẫn không hợp với đạo nhân từ của cả Ki Tô giáo và Phật Giáo.
    4. Mối liên quan giữa sự tàn ác với súc vật và bạo động sa đọa trong xã hội loài người.
    Những khi vì lòng trắc ẩn, tôi lên tiếng nêu lên vấn đề này với những bạn bè đồng hương thì câu trả lời thường gặp nhất là: ''Ở Á châu, con người còn không có chút tôn trọng nào huống chi là thú vật!'' Đành rằng vậy. Thế nhưng có nhiều bằng chứng do những công trình nghiên cứu khoa học của những nhà Phân Tâm Học (Psychologists) và Tội Phạm Học (Criminologists) cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa sự bạo động và quá khứ hành hạ súc vật của tội phạm. Công trình nghiên cứu năm 1997 của Đại Học Northeastern University Hoa Kỳ cho thấy 70% những người phạm tội tàn ác với súc vật khi thiếu niên đồng thời trở nên bạo động và phạm thêm tội nghiêm trọng hơn với con người sau này. Trong một cuộc nghiên cứu khác, 152 tội nhân bạo động có hơn 60% đã có hành vi tàn nhẫn với súc vật lúc nhỏ, 25 % khác lúc nào cũng tàn nhẫn với súc vật khi có cơ hội. Trong khi những tội nhân phạm tội nhẹ không liên quan đến bạo động chỉ có 6% đã từng có hành vi tàn nhẫn với súc vật lúc thiếu thời. (Kellert and Felthous "Childhood Cruelty Toward Animals Among Criminals and Non-Criminals", Human Relations Volume 38, No. 12, PP. 1113 - 1129).
    Từ những thành phần cá nhân có khuynh hướng tàn ác vô tâm có sở thích giết một hai con chó để thỏa mãn cá nhân đi đến một xã hội và chính quyền cấp giấy phép hành nghề cho những cá nhân này để biến sự tàn nhẫn cá nhân thành một kỹ nghệ tàn ác. Thế rồi sự tàn ác được hệ thống hóa đưa đến sự mặc nhiên chấp nhận của toàn xã hội. Một xã hội chấp nhận và bao dung tội ác cũng đồng thời coi rẻ nhân phẩm, coi rẻ sự đau đớn khổ đau của mọi sinh vật trong đó có chính loài người. Con người thường có những sự so sánh để biện minh cho hành động không hay của mình. Thí dụ như là nhà anh hàng xóm làm như thế kia, mình làm thế này cũng chẳng có chi là quá đáng!
    Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, lời của Đinh Sĩ Trang (trang 55, phần mở đầu) thì ''Những cơn sóng ngầm của xúc động và của tình cảm mà chúng ta không thấy được và thường không lưu ý đến, lại là những động cơ thúc đẩy để điều khiển Tâm, điều khiển tư tưởng và hành động của con người. Người ta không cần phải tìm đến địa ngục hoặc phải chờ đến kiếp sau mới gặp được quỉ dữ, mà chính cái Tâm của mình, nếu không được kềm chế, không được hướng dẫn theo con đường chánh đạo, thì nó sẽ trở thành quỉ dữ đồng lõa với ma vương vì nó rất dễ động, luôn luôn biến đổi, rất nhanh nhẹn, lại sẵn sàng chạy theo dục vọng và lòng tham của con người.'' Nếu như những hành động cá nhân, theo luật nhân quả của Phật giáo sẽ mang lại những hậu quả xấu hoặc tốt cho cá nhân ở cuộc sống hiện tại và nhiều kiếp sau thì xã hội cũng sẽ có những nhân quả chung của một xã hội. Cây phúc đức phải được vun trồng từ muôn thuở trước.
    5. Tia Hy vọng ở cuối đường hầm
    Tôi xin được giới thiệu một người bạn, một người chị mà tôi vẫn ngưỡng mộ. Người phụ nữ này được thế giới kính nể và Nữ Hoàng Elizabeth đệ Nhị đã vinh phong cho chị huân chương MBE (Member of the British Empire medal). Vào năm 1993 Jill Robinson đã mục kích cảnh thương tâm trong một trại nuôi gấu tại Trung Hoa. Từ đó đến nay bà đã tranh đấu không ngừng để chấm dứt sự tàn ác không cần thiết này. Năm 2000 Tổ chức Animals Asia Foundation của bà với sự ủng hộ của nhiều người Hoa và thế giới đã ký một bản văn với chính quyền Bắc Kinh đồng ý chấm dứt tình trạng lấy ******* tàn ác trong tương lai. Bắc Kinh đã cho phép tổ chức Animals Asia Foundation mua lại 500 con gấu đã tàn phế về nuôi dưỡng tử tế cho đến ngày chúng chết trong an lành. Tuy thế vẫn còn 6500 con khác mà tổ chức Animals Asia Foundation vẫn chưa có tài chánh cũng như khả năng mua lại. Một điều đáng buồn là tất cả những con gấu này đều bị chặt tay, bẻ răng, rút móng nên không thể trả về thiên nhiên được vì chúng không còn khả năng kiếm mồi.
    Như vậy chúng ta có thể làm gì? Chúng ta có thể viết thư cho tòa Đại Sứ Trung Hoa, tòa Đại sứ Việt Nam, Bí Thư Chủ Tịch địa phương quê hương của từng cá nhân yêu cầu thực thi nghiêm chỉnh luật chính phủ nêu ra cấm tàn hại sinh vật quí hiếm. Chúng ta có thể gửi tiền ủng hộ tổ chức Animals Asia Foundation và sponsor bảo trợ 1 sinh vật đau khổ. Chúng ta có thể khuyên nhủ bạn bè người thân nên nhân từ hơn với vạn vật biết đau đớn trong đó có cả con người cũng là một sinh vật. Cuộc đời vốn dĩ đã khổ, vậy đừng nên làm khổ ải tăng lên hơn. Những sự tàn nhẫn vô nhân đạo đó hoàn toàn không cần thiết và cần phải được hạn chế bằng luật pháp ngay tức khắc.
    Animals Asia Foundation:
    http://www.animalsasia.org
    HongKong: PO. Box 374, GPO Hong Kong
    Tel: (852) 2791 2225
    Australia: PO Box 1, Woodside
    SA 5244 Tel: 1800 666 004
    USA: 584 Castro Street San Francisco CA 94114-2594
    Tel: 1888 420 1610
    Chinese Embassy in Australia:
    15 Coronation Drive Yarralumla ACT 2600
    Tel 61 2 6273 4780
  4. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    TPHCM: Gấu nuôi "nổi điên" cắn chết chủ
    Thứ Bẩy, 08/10/2005 - 9:01 AM


    (Dân trí) - Khoảng 19h30 tối qua 7/10, trong lúc cho gấu ăn, ông Trương Thanh Lộc đã bị con gấu nặng trên 1 tạ do chính gia đình ông nuôi cắn chết tại chỗ và ăn mất một phần thân thể.
    [​IMG]
    Rất nhiều người hiếu kỳ đã tụ tập trước cửa nhà nạn nhân​
    Theo người nhà của nạn nhân, cũng như những ngày khác, vào giờ nói trên, ông Lộc (73 tuổi, ở 1A/47, Xa lộ Hà Nội, khu phố 6, Q. Thủ Đức) mở cửa chuồng và vứt thức ăn cho gấu. Tuy nhiên, có lẽ con gấu quá đói nên khi ông Lộc vừa mở chuồng, nó liền chồm ra tấn công ông.
    Do đã già yếu, ông Lộc không kịp phản ứng khi con gấu tấn công và ngay lập tức ông bị con gấu to gấp hai lần ông cắn chết.
    Tại hiện trường, thân thể ông Lộc bị gấu xé, mình mẩy dập nát. Trong lúc ông Lộc bị gấu tấn công, người cháu của ông là Quang nhảy vào cứu nhưng cũng bị gấu giật nát một cánh tay.
    Ngoài Quang ra, người thân của ông Lộc lúc đó cũng có nhiều ở nhà, song con gấu quá to và khỏe nên mọi người đã không thể kịp trở tay.
    Sau khi giết chết chủ, con gấu chạy ra ngoài vườn nhưng vì tường cao nên nó không thể chạy ra ngoài; lực lượng quân đội phải mất hơn nửa giờ và bắn hết 4 phát đạn gây mê mới hạ được con gấu nổi điên.
    Cơ quan chức năng đã có mặt kịp thời để bảo vệ hiện trường nhằm phục vụ công tác điều tra.
    Ca Hảo
    http://www4.dantri.com.vn/Sukien/2005/10/81836.vip
  5. willuwaitforme29s4

    willuwaitforme29s4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    [pre][pre]ừm ...công nhận là đọc xong bài này thấy tội nghiệp cho mấy chú khuyển, thấy mình nhiều khi cũng barbarous thật. Nhưng cái gì thái quá cũng kô hẳn là tốt. Bọn Tây em thấy nhiều khi chúng nó quý chó hơn cả người ... như vậy thì có nên kô !!!???
    Hôm nay homesick, tìm mãi chả được chú ********* nào nhà mình để tán chuyện, vào đây kể chuyện chó của em cho các bác nghe chơi.
    Chuyện hồi nhỏ: Hồi đó về quê lên được các bác ở nhà cho một chú chó nhỏ. Em quý lắm. Trẻ con vô tư và ham vui, nhiều khi đổ cả bát cơm đang ăn để đổi lấy một cái ngoáy tít đuôi của nó. Được take care cẩn thận vậy nên đương nhiên chó của em lớn rất nhanh, vàng óng, và trông cũng sáng sủa, điển trai- em nhớ là như vậy. Nhưng cái gì phải đến thì nó sẽ đến "châu về hợp phố, ******** cùng giềng"... lẽ đời khó tránh... khó tránh. Chú khuyển của em được đưa vào thực đơn làm cỗ theo sự rủ rỉ của mấy bác hàng xóm. Khi cỗ bàn bày biện xong xuôi, vì là trẻ con và lại có công nuôi chó lớn để các bác thịt nên được ưu tiên ngay vài miếng dồi. Nhưng em kiên quyết kô ăn bất kỳ miếng nào. Đến giờ vẫn tự hỏi, không hiểu cái good behavior đó nó đến từ đâu !!! từ "nhân chi sơ tính bản thiện" hay từ nguyên do trước đó em chưa từng ăn miếng dồi chó nào nên kô biết là nó tempting !!!. Chuyện này nhớ lại giờ vẫn thấy bùi ngùi. Đó cũng là con vật duy nhất em nuôi từ trước tới giờ.
    Lớn lên, những năm cuối đại học, tự nhiên có thông lệ cứ cuối năm khoảng từ 25 âm lịch đổ ra, mấy thằng chí cốt lại rủ nhau, chọn một ngày đẹp trời không mưa, mỗi thằng góp 50K làm bữa thịt chó. Những ngày này thì các quán thịt chó cứ gọi là thôi rồi... đông. Cháy hàng là chuyện thường ngày ở huyện. Em nhớ có một năm bọn em tụ tập muộn, hơn 12h trưa mới kéo nhau đi. Đi khắp các nẻo đường thịt chó, từ Yên Phụ kéo qua Láng, từ đại quán đến tiểu quán, đâu đâu cũng nhận được những cái lắc đầu quầy quậy của mấy thằng giữ xe: hết hàng anh ạ...!!! rồi chúng nó xua mình đi như xua gà, chả bù cho ngày thường thì săn săn đón đón, "miẹ chúng mày chứ ... lần sau anh em mình chuẩn bị sẵn một con, dắt chạy theo xe, thằng nào kêu hết hàng ném luôn vào cái mẹt vênh vênh của nó: Hàng đây ...!!! cho bõ tức..." !!!
    Những ngày cuối năm, tiết trời se lạnh, nhất là vào buổi chiều, ngồi quán thịt chó mà phóng tầm mắt ra ngoài...đường, khói từ những vỉ chó nướng quyện với sương chiều tạo cảm giác chả khác gì đang được ngồi ở cánh đồng quê chiều mùa gặt. Thậm chí còn thấy thú vị và nhiều thi hứng hơn nữa ấy chứ, vì khói chó nướng rõ ràng là dễ ngửi, dễ cảm (cảm ở đây là đồng cảm, cảm nhận, kô phải là cảm cúm hay cảm lạnh đâu) hơn hẳn so với khói rơm khô . Đĩa chó nướng vàng ươm, giòn cấc, cắn vào thì bùi bùi, ngầy ngậy, thoang thoảng mùi khói. Chai nếp để bên, cuời nói hỉ hả... thật không bút nào tả xiết.
    Chậc... chậc...chuyện này giờ nhớ lại vẫn cảm thấy bùi bùi trong sống mũi. Quay về với thực tại, món gà nướng nhạt thếch thôi... hic...hic...
    Được willuwaitforme29s4 sửa chữa / chuyển vào 07:14 ngày 10/10/2005
  6. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0

    Bạn thấy ở đâu người không được quí bằng chó vậy? Đưa vài ví dụ ccụ thể đê

  7. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội trong mắt tôi​
    Chuyện ở quảng trường

    TT - Khách du lịch là một cô gái Hong Kong. Mải săm soi, ngắm nghía cô bị lạc mất đoàn và phải nhờ một người lái xe ôm chở đi tìm hộ. Người hướng dẫn viên của công ty du lịch không vui mừng đón vị khách đi lạc (mà thật ra trách nhiệm để cô gái ấy đi lạc là của anh), cau mặt càu nhàu.
    Cô gái như biết lỗi của mình, lặng im nhưng vẻ mặt rất buồn. Người lái xe ôm níu người hướng dẫn viên đòi tiền công chở cô du khách.
    Trước cặp mắt ngỡ ngàng của những người chứng kiến, anh hướng dẫn viên du lịch quay lại tung ra một tràng chửi rủa tục tằn, rồi móc túi lấy tờ 10.000 đồng ném xuống đất: ?oLần sau mày đừng chở nó nữa nhé!?.
    Quá sức bàng hoàng, người lái xe ôm - mái tóc đã ngả màu muối tiêu, tuổi tác đáng bậc cha chú anh hướng dẫn viên du lịch - ngây người đứng sững, một bạn đồng nghiệp cùng chạy xe đứng gần đấy phải cúi xuống nhặt tiền hộ nhét vào túi áo cho ông. Nghẹn ngào mãi ông mới nói được một câu: ?oCảm ơn anh!? rồi lủi thủi dắt xe đi.
    Chuyện ở một vỉa hè
    Lang thang dạo các phố quanh khách sạn một vòng trong một buổi chiều chuẩn bị rời Hà Nội trở về TP.HCM, tôi bồi hồi nhìn ngắm sinh hoạt của đồng bào thủ đô, quê hương bố mẹ mình, mà phải đến năm thứ 30 sau hòa bình tôi mới có dịp ra thăm. Đến phố Trần Nhân Tông thì bất chợt một cơn mưa lớn ào xuống như trút, tôi chạy vội vào một mái hiên để trú. Đó là chỗ của một bà cụ với gánh bún đậu.
    Tôi áy náy thấy việc đứng trú mưa của mình cản trở việc buôn bán của bà, đang loay hoay định chạy trở ra tìm chỗ khác thì giọng bà cụ đã êm ái cất lên: ?oCứ đứng đó cháu, để bà dịch sát vào một tí là gọn!?. Tôi lí nhí cảm ơn bà, rồi không biết nghĩ sao tôi sà xuống gọi bún ăn.
    Bà cụ từ tốn thả đôi tay vào xô nước có ngâm một ít lá mùi già, rửa tay cẩn thận rồi mới bóc bún, gắp đậu, xếp rau cho tôi. Thấy tôi khen đậu ngon, bà khoe đó là đậu nhà làm lấy. Nghề bán bún này theo bà đã hơn nửa thế kỷ, nó giúp bà nuôi sáu người con ăn học. Có người là bác sĩ, có người là công nhân, đều đã trưởng thành...
    Thấy tôi nhìn có vẻ thắc mắc, bà cười móm mém: ?oẤy! Chúng nó cứ bắt bà nghỉ bán nhưng bà còn khỏe cháu ạ, ra bán thế này vui mà còn có dư chút ít giúp mấy đứa đông con và làm từ thiện...?.
    Mưa dứt hạt, tôi đứng lên kiếu từ và móc túi định lấy tiền trả bà thì mới hay ví tiền vẫn để ở khách sạn. Mặt tôi đỏ rần, vừa ngượng vừa sợ, không biết giải thích với bà cụ như thế nào để xin khất chạy về khách sạn lấy tiền. Bà cụ rất tinh ý nói ngay: ?oKhông, cháu không phải trả tiền. Để bà cụ thủ đô này đãi người miền Nam một bữa bún nhé!?. Bà còn cười rất tươi gửi lời thăm bố mẹ tôi, chúc tôi lên đường bằng an...
    Trời vẫn tối sầm báo hiệu sẽ còn những cơn mưa khác, nhưng từ lúc ấy trong mắt tôi, nỗi buồn ở quảng trường sáng nay như chạy đâu mất hết...
    27/09/2005
    MINH LÂM (Gò Vấp, TP.HCM)

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=100035&ChannelID=10
  8. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Tìm thấy 3 bộ hài cốt trong khuôn viên trường THCS Trưng Vương ​
    (HNMĐT) - Ngày 20-7-2003, khi tới trường Trưng Vương công tác, bằng khả năng đặc biệt của mình, Phan Bích Hằng - (từ lâu được coi là nhà ngoại cảm tài năng của Việt Nam) phát hiện ít nhất có chừng 7 - 8 hài cốt vẫn còn nằm dưới lòng đất trong khuôn viên trường, đồng thời xác định được cả tên và vị trí nằm của 3 bộ hài cốt nói trên. Chị đã đề nghị với trường, khi nào có điều kiện, sẽ được khai quật. Dịp may đó đến khi ngày 15-9-2004, dự án cải tạo, nâng cấp trường được chính thức phê duyệt và thi công. 3 bộ hài cốt được tìm thấy ở đúng vị trí chị đã xác định với những đặc điểm đúng như nhận định ban đầu của chị.
    [​IMG]
    Phan Bích Hằng - CTV của Trung tâm NC Tiềm năng đặc biệt con người​
    Ngay sau khi phát hiện ra hài cốt (mà Bích Hằng khẳng định là của các chiến sĩ cảm tử trong trận 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô mùa đông năm 1946), Bích Hằng đã báo cho Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng đặc biệt của con người, nơi chị đang là cộng tác viên, về vấn đề này. Giáo sư Đào Vọng Đức (Giám đốc Trung tâm) và Giáo sư - Thiếu tướng Chu Phác (Chủ nhiệm bộ môn) đã cử 3 nhà ngoại cảm khác lần lượt đến để kiểm tra chéo thông tin này và kết quả là cả 3 nhà ngoại cảm kia đều xác nhận thông tin này là chính xác, trong đó có 3 hài cốt là cho thông tin rõ nhất. Nhưng trớ trêu thay, theo bản vẽ sơ đồ của Bích Hằng và 3 nhà ngoại cảm kia thì vị trí của ba bộ hài cốt lại nằm ngay ở chân cầu thang dãy nhà C (còn gọi là dãy Côn Sơn - giáp đường Lý Thường Kiệt), không thể vì lý do đó mà khai quật được.
    Ngày 15-9-2004, Trường Trưng Vương chính thức bàn giao mặt bằng để khởi công. Theo hình thức xây cuốn chiếu nên dãy nhà Côn Sơn được phá dỡ trước. Ngay sau đó, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng đặc biệt của con người và Phan Bích Hằng đã có cuộc trao đổi với nhà trường và bên thi công đề nghị được tìm kiếm các hài cốt nói trên. Ngay trong hai ngày khai quật đầu tiên (23 và 24/9) đã tìm được hai bộ hài cốt và tối 25/9 là bộ hài cốt thứ 3 ở đúng vị trí trong sơ đồ của Bích Hằng với sự chứng kiến của đông đảo đại diện các cấp ngành như Sở Lao động Thương binh xã hội Hà Nội, Phòng LĐ-TBXH quận Hoàn Kiếm, Ban Chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm, các thầy cô giáo Trường THCS Trưng Vương...
    Điều đặc biệt là, mặc dù những bộ hài cốt xương đã khá mủn, nhưng những đặc điểm nhân dạng trên từng bộ hài cốt đều khớp với những tình tiết mô tả của Bích Hằng 1 năm trước đó như: ông Dư là người hy sinh đầu tiên. Hài cốt của ông Dư bị mất đầu khi ông vừa nhô người lên khỏi giao thông hào thì bị pháo địch phạt ngang, đồng đội thương ông nên trước khi chôn đã lấy chiếc bát (loại Bát Tràng thời đó có đáy bằng, thành đứng) úp lên cổ (hiện nay chiếc bát đó được đặt trong tiểu của hài cốt có tên là Dư)... Chị còn cho biết đã "nói chuyện" và biết được tên và chức danh của ba bộ hài cốt nói trên, đó là Phan Hào (còn gọi là Hào profeseur) - Trung đội trưởng, Nguyễn Văn Dư (còn gọi là Dư đen, Dư còi) là Trung đội phó, Chính trị viên và Nguyễn Văn Đẳng. Cả ba đều thuộc Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77, hy sinh trong ngày 21-12-1946.
    [​IMG]
    Ông Hàn Thuỵ Vũ PHó chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm lý​
    Ông Hàn Thụy Vũ - phó trưởng bộ môn Cận Tâm lý, nguyên cựu phóng viên báo QĐND, trước đây cũng là chiến sĩ Trung đoàn 48 - Trung đoàn Thăng Long (một trong hai trung đoàn của Hà Nội là Thủ Đô và Thăng Long) xác nhận: Về tiểu sử Trung đội trưởng Phan Hào đã được nhắc đến trong cuốn lịch sử 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến. Trung đội của ông Hào còn được gọi là Tiếp hồng quân, chọn lọc toàn những trí thức, giỏi tiếng Pháp. Đêm 19 rạng ngày 20, các lực lượng vũ trang, nhân dân thủ đô Hà Nội và các thành phố nổ súng chiến đấu. Toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cũng trong ngày 20-12-1946, bộ đội ta và quân Pháp giao tranh ở Tòa thị chính (tức UBND thành phố Hà Nội ngày nay), Bưu điện và Bắc Bộ Phủ. Các chiến sĩ của ta tuy lực mỏng nhưng đã dũng cảm ngăn cản được nhiều đợt tấn công của giặc Pháp, cầm cự được 1 ngày cho nhân dân và bộ đội chủ lực rút qua cầu Long Biên về chiến khu an toàn. Đến ngày 21-12, địch tăng cường lực lượng viện binh nên đã chiếm được một số chốt, trong đó có chốt ở Trường THCS Trưng Vương. Và 3 ông Hào, Dư, Đẳng có thể đã hy sinh trong ngày 21-12 đó.
    Ông Hàn Thụy Vũ cũng xác nhận loại bát tìm thấy ở khu vực khai quật đúng là loại mà thời đó bộ đội vẫn dùng. Ông còn cho biết nhiều vị lão thành cách mạng là chiến sĩ Trung đoàn Thăng Long trước đây cũng sẵn sàng cung cấp những thông tin chi tiết xung quanh trận chiến lịch sử ấy.
    Như vậy là đã khẳng định được khoảng 60 - 70% chi tiết 3 bộ hài cốt kia là liệt sĩ thời kỳ 1946. Vấn đề chỉ còn là chờ các nhà khoa học xác định danh tính những bộ hài cốt kia bằng kỹ thuật gene mà thôi. Theo Tiến sĩ Lê Quang Huấn - Trưởng phòng Công nghệ Tế bào Động vật (Viện Công nghệ Sinh học) thì không có trường hợp nào không phân tích được. Chỉ có những trường hợp khó phân tích, đó là những mẫu xương mục. Với mẫu xương này cần phải có quy trình thích hợp. Vừa làm sạch nhưng phải đảm bảo không bị gẫy gene. Hoặc có trường hợp khi phân tích, những gene chọn lại không nhân bản được. Theo TS Huấn, thời gian trung bình để hoàn thành một trường hợp xác định hài cốt phải mất gần một tháng. Nếu rơi vào ca khó thì lâu hơn rất nhiều.Thu Hằng
    15/11/2004 06:43
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/12/29463/
  9. willuwaitforme29s4

    willuwaitforme29s4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2004
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Bạn đọc truyện ngắn vui vui này... coi như là 1 ví dụ về một nơi như thế
    SÁT CẨU​
    [/b]
    Long Châu
    Năm ngoái, một hôm trời nắng ráo hiếm hoi của Oregon, ra sân tennis của một trường học chơi với mấy người bạn, tình cờ quen một anh bạn Bắc Cờ cũng khá đặc biệt. Gọi là anh cho thân mật, chứ ông thầy cũng tròm trèm gần 60 tuổi. Anh đang làm process engineer cho Intel ở New Mexico, được gởi sang training ở Intel Oregon khoảng một năm. Gặp vài lần trên sân tennis rồi cũng thành thân, anh bạn mời về nhà...ăn phở, tên anh là Phùng. Nhà đây thực ra là apartment được Intel mướn cho anh ở trong thời gian học. Mình là dân ghiền ăn phở thứ dữ, nhưng ông thầy mời ăn phở, trong bụng không tin tưởng tay nghề của ông thầy lắm, cũng ậm ừ cho qua chuyện, không ngờ đúng giờ hẹn, ông thầy lên tận nơi làm việc, áp tải về "ăn phở". thiệt không ngờ, phở ông thầy nấu quá ngon, cỡ cỡ phở Tàu Bay Sài Gòn chứ không thua, vừa bước vào căn phòng nhỏ của anh Phùng, mùi phở và bò thơm bốc ngào ngạt, chưa ăn, biết ngay là dân có nghề.
    Anh Phùng tâm sự, đời anh trải qua 9 lần "major surgery", thôi thì tim, gan, phèo, phổi, bộ đồ lòng, cái gì cũng được móc ra chùi giấy nhám, dán lại xài. Anh cởi áo cho coi, thẹo đầy người như vết thù trên lưng ngựa hoang. Nghĩ thấy phục ông thầy thiệt, tuổi 60, người thì mổ đầy thẹo, ra sân tennis vẫn chạy như ngựa, không bỏ sót một trái banh nào. Ăn phở xong, anh bạn móc cây đàn guitar gãi nhè nhẹ vài nốt nhạc.
    - Này nghe thử bài này xem sao?
    Tắng hắng vài cái, miệng còn loang loáng mỡ bò, anh cất giọng chơi luôn một mạch một bài tình ca, nghe cũng phê phê, có vài chữ Oregon, rồi mưa lạnh cô đơn gì gì trong đó.
    - wow, bài này lạ quá, nghe cũng hay, nhạc này ở đâu ra vậy anh Phùng?
    - Tôi mới sáng tác đó!
    - Hả, trời không ngờ anh Phùng đa tài dữ vậy ta, nấu phở một cây, còn sáng tác nhạc nữa!
    - Bài này, hồi mới sang Oregon, buổi tối đầu tiên, nhìn ngoài trời mưa buồn nhớ bà xã quá, tôi viết bài này tặng bả. Sáng tác xong cũng 1 giờ sáng, tôi gọi bả, bả làm swing shift vừa đi làm về, tôi hát luôn trong phone tặng bả, bả cảm động quá trời.
    - Thiệt tình nể anh quá, tuổi 60 mà còn tình còn lãng mạn quá hén?
    - Bữa nào tới chơi, tui hát bài "Bún Riêu Ốc" cho nghe, cũng phê lắm.
    - Hả, bài gì mà cái tựa nghe chảy nước miếng vậy cha?
    - Số là, mấy chục năm trời lấy nhau, từ VN sang tới Mỹ, tôi có bao giờ nấu ăn đâu, toàn là bả làm hết, tính bả mê món "bún riêu ốc" lắm, nhưng bả không trổ tài nấu thì cả nhà lấy đâu ra mà ăn, tuần lễ đó, bả bị đau, vẫn phải cố gắng đi làm. Tôi ở nhà, lục sách nấu ăn của bả ra, mày mò nấu món bún riêu ốc, đợi đúng một giờ đêm, bả đi làm mệt mỏi về, bưng tô bún nghi ngút khói thơm nồng lên cho bả ăn, bả xúc động nghẹn ngào đến ăn không vô, bả không ngờ tui nấu bún cũng ngon không thua gì bả, đó cũng là mốc khởi điểm bắt đầu cuộc đời nấu nướng của tui. Đêm đó bả vui, tui có thưởng..vui quá, nửa đêm tôi thức dậy, trông đèn, gãi đàn, sáng tác bài tình ca "bún riêu ốc".
    Đáng nể anh bạn Phùng này, Phạm Duy, ông tổ âm nhạc VN, nổi tiếng về sáng tác đủ loại nhạc, nào là đạo ca, dâm ca, tục ca, vậy mà vẫn còn thiếu "đồ ăn" ca, nhạc sĩ tài tử Phùng Bích lạng quạng dám đi vào lịch sử âm nhạc VN với bài tình ca "bún riêu ốc" chứ chẳng chơi.
    Câu chuyện tài nấu nướng của anh Phùng từ từ được bắt sang những món ăn đặc biệt của dân mình.
    - À mà này, ông bà cụ nhà là người Bắc hả?
    - Dạ, mẹ em người Bắc, ba em người Huế, em sinh trong Sài Gòn.
    - Thế có bao giờ ăn thịt chó chưa?
    - Dạ hồi ở VN có một lần duy nhất, thằng bạn dắt vào một quán thịt chó gần chùa Vĩnh Nghiêm, nhưng vừa chuẩn bị gọi đồ ăn, nhìn sang bên cạnh, một bợm nhậu vừa ngậm, vừa mút mút nữa cái đầu chó còn nguyên hình dạng, nhìn ớn da gà quá, nên em dzọt luôn...
    - Thế là một mất mát lớn của cuộc đời cậu đấy. Sang Mỹ này có được ăn thịt chó bao giờ chưa?
    - Hả, bên Mỹ, chó đào đâu ra mà ăn, anh giỡn mặt hoài!
    Anh Phùng cười hà hà.
    - Vậy mà tui ăn hơn chục lần rồi đấy.
    Tui quá ngạc nhiên hỏi tới.
    - Mà mà anh mua ở đâu, ở Little Saigon thì có thể có, chứ anh ở New Mexico làm sao ai bán chó cho anh ăn?
    - Tự tui làm, tui ăn, chứ đâu cần mua ai. Anh cười hiu hiu tự đắc.
    Rồi không chờ tui hỏi thêm, anh tường thuật lịch sử câu chuyện ăn thịt chó của đời anh.
    - Số là, không hiểu cha sinh mẹ đẻ ra làm sao, tui lại nghiền cái món thịt chó mới chết chứ. Hồi mới sang Mỹ, đi học community college, vào học một lớp ESL, hôm đó bà giáo ra đề luận văn "how to..." bạn có thể viết về bất cứ cách thức làm về một cái gì. Tự dưng cơn thèm thịt chó bùng phát, hứng quá, tui viết luôn một mạch bài văn "how to cook dog in seven dishes" - cách thức làm chó bẩy món, tui viết theo kinh nghiệm thực tế từ cách lột lông chó, đến cách làm các món rựa mận, chả chìa, dồi chó. Oh my God, khi bà giáo đọc bài tui, cả lớp như điên dại, bà cô giáo Mỹ, giận đến miệng sùi bọt mép, tay run run chỉ trỏ mắng mỏ tui gì đó, tui đâu hiểu, bài văn của tui hay và chi tiết như vậy, mà con mẹ cô giáo cho tui có điểm D. Từ đó, tui mới biết Mẽo, nó quý chó đến thế.
    - Trời anh giỡn mặt chính quyền thiệt, bà giáo đó không nghĩ hoàn cảnh tỵ nạn mới sang của anh, dám đưa anh ra tòa về tội hành hạ súc vật đó nhe. Hồi mới sang Mỹ, có thời gian em làm cashier cho một tiệm grocery store lớn ở Dallas kiểu Albertson. Một bà Mỹ to béo bệ vệ bước ra quầy em tính tiền, bả dùng tiền foot stamp trả cho những lon đồ hộp đồ ăn của chó (tiền phiếu trợ cấp của chính phủ Mỹ cho người nghèo, chỉ được dùng để mua thức ăn cho người). Điều này sai nguyên tắc, em dứt khoát không đồng ý bán cho bả. Bả sùng quá, đùng đùng trở vô chợ, đem ra mấy miếng thịt bò beef steak ngon lành, quát vào mặt thằng em.
    - OK, mày không cho chó tao ăn đồ của nó, tao cho nó ăn thịt bò ngày hôm nay, được không hả hả?
    Mình tức ói máu, nhưng cứng họng, bả chơi đúng luật, tiền foot stamp trả cho thịt bò, chuyện bả cho chó ăn thịt bò là quyền của bả, ai cấm được. Không có cái xứ nào trên thế giới, chó mèo sướng hơn cái xứ Mẽo này.
    Vẫn còn thắc mắc câu chuyện sực chó trên đất Mẽo của anh Phùng, tui gợi lại câu hỏi.
    - À mà nói lại chuyện sực chó, anh đào đâu ra chó để nằm thịt ở New Mexico? chẳng lẻ anh mua chó về nuôi rồi thịt như gà?
    - Đào đâu ra chó nuôi rồi ăn, vả lại cách đó tốt kém lắm, chú biết chó nuôi bên Mỹ này tốn kém lắm, nào là tiền thú y, tiền bảo hiểm, tui có cách khác độc chiêu hơn nhiều.
    Anh từ từ diễn tả kỹ thuật truy cẩu trên đất Mẽo.
    - Đầu tiên, tui xem báo, coi nhà Mỹ nào chó sinh nhiều quá đăng cho. Mỹ nó ngộ lắm, chó nó thương không bán, nhưng sinh sản nhiều quá, nuôi không xuể thì cho, đăng báo đàng hoàng, trao con chó cho mình, mà vợ chồng con cái nước mắt lưng tròng, bao nhiêu lời gởi gấm như trao tặng tri kỷ, người yêu của nó cho mình. Thế là a lê hấp, chó đem về nhà là tui cho vào nhà tắm, vặn cổ lột lông ngay, chỉ đến tối là các món rựa mận, chả chìa đã sẵn sàng nóng hổi dọn lên bàn. Đồ ăn ê hề mà đâu có dám mời ai, sợ chúng thưa thì bỏ bố, có con chó, mà vợ chồng, ba thằng con trai, ăn mấy ngày mới hết. Tang vật xương xẩu, đợi đêm xuống, đem ra vườn sau, chôn giấu sạch sẽ.
    - Thế mà có lần tưởng bị chúng bỏ tù đấy ông ạ, nó cho con chó đi rồi, lần đó bà xã tui quên cho nó số phone-địa chỉ thật, nó gọi lại hỏi "You know, Charlie is doing OK? we miss him so much" Charlie là tên con chó, anh Charline lúc đó tui đã cắt cổ, nằm quay lơ trong bồn tắm, nghe nó hỏi mà tui toát mồ hôi lạnh, tui trả lời run run trong điện thoại "Ơ, Charlie is doing just fine, don''''t too worry, OK?", ấy thế mà mươi phút sau, cả vợ chồng con cái nó chạy xộc tới nhà tui ông ạ, may mà thằng út tui nó báo động kịp thời, tui vác ngay anh Charlie đầu riêng một gói, thân một bọc đem dấu dưới basement, ra mở cửa tui bảo với vợ chồng con cái chúng, đang còn sụt xịt nước mắt nước mũi lòng thòng nhớ Charlie, rằng bà xã tui dắt Charlie đi khám bác sĩ, thế mà cả gia đình nó ngồi đợi đến nửa tiếng mới chịu về.
    - Phục anh thiệt, miếng ăn căng thẳng như thế mà anh cũng ráng hỉ?
    - Của đáng tội, cái gì úp úp lén lén như vậy, nó ngon lắm ông ạ. Để tôi tảo lùng thành phố Oregon này kiếm thể nào cũng ra một em cẩu, làm thịt, mời anh lại dùng thử tài nấu thịt cầy của tui.
    Tôi giật mình khiếp vía.
    - Thôi, thôi tui can anh. Tui không có ăn chó đâu, mà anh cũng đừng liều nữa, có miếng ăn mà ở tù không đáng.
    Anh Phùng nhìn tôi cười cười thương hại.
    - Tội nghiệp cậu này thiệt, cậu có nghe câu "sống trên đời không ăn được miếng dồi chó, chết xuống âm phủ lấy đâu ra mà ăn"?
    Bẵng đi một thời gian, anh Phùng học xong, rời Oregon trở về New Mexico, một bữa chiều nọ, đang làm, tui bổng nhận được cú điện thoại của anh.
    - Hà hà đang xơi cầy đây, bổng nhớ đến cậu, gọi hỏi thăm tí.
    Được boxwehn sửa chữa / chuyển vào 05:31 ngày 27/12/2005
  10. nokk

    nokk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Hic Tớ đọc truyện này thì chỉ thấy người Mỹ rất quí chó, chưa thấy đoạn nào viết quí chó hơn người. Am I right?

Chia sẻ trang này