1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độc và kháng độc.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 16/03/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ........
    Biết nó độc và hại .... vậy mà người ta vẫn hút ấy chứ .Cây thuốc này trồng cũng dễ lắm, chỉ sợ khi gặp mưa bão, gió nhiều thì cây sẽ trổ bông sớm .....>>> như thế người trồng sẽ không bội thu ( vì trồng chủ yếu là lấy lá , lá càng to càng dày là được ). Nếu có dịp để thấy nó thì mời bác và mọi người vào khoảng tháng 1 , 2 dương lịch đi đường tỉnh Lộ 15 ngược về hướng Củ Chi .... nhìn thoả thích luôn....hiiii
    Hiiii , cây này hồi đó nhà Lam có trồng, mà giờ thì không trồng nữa .
  2. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ........

    [​IMG]
    Hoa Thông Thiên cùng họ với Trúc Đào , tên khoa học APOCYNACEAE , mủ rất độc , có dược tính trị suy tim, dùng quá liều sẽ tăng nhịp tim và làm cường tim, gây tử vong. Ở VN đã từng có trường hợp lá cây này rụng vô lu nước làm cả nhà chết vì ngộ độc ..... còn chi tiết cụ thể hơn .... chắc nhờ bác AA quá àh ...

  3. rotdalat

    rotdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Định nghĩa: độc chất là chất gây nên ảnh hưởng có hại khi được đưa vào trong cơ thể sống.
    (Nếu ha?i hước theo định nghifa na?y thi? đa?n ông mới la? loa?i vật chứa độc chất gây nên a?nh hươ?ng xấu đối với đa?n ba? con gái )
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Qua miền độc dược (Nguô?n: tuoitre.com)
    Người Cơ Tu sống ở những miền đất nơi đầu nguồn con nước. Giữa chốn núi rừng thâm u đơn độc, ngàn đời nay họ khéo léo biến nguồn độc dược trong thiên nhiên thành phương kế tìm miếng ăn, bảo vệ bản làng và chống lại kẻ thù xâm lược...
    Kỳ 1: Những chiến binh của đại ngàn
    Chiến binh Clâu Nâm
    Tôi vào làng Pơning lúc trời chập choạng tối. Già làng Clâu Nâm đãi khách bằng món thịt heo xông khói. Hũ rượu sâm Ba Kích màu tím có mùi đắng chát vơi dần bên bếp lửa. Ngoài trời sương đêm bắt đầu lộp độp trên tàn cây.
    Clâu Nâm tuổi đã ngoài 80, người đàn ông trải qua hai cuộc trường chinh nhưng so với trai tráng trong làng bây giờ ông vẫn là tay ?ocự phách?. Bởi chỉ mình ông mới có khả năng chế nhựa độc từ Ch?Tpơơr thành kịch độc. Ngày xưa, người làng Pơning sống bằng việc săn bắn thú rừng thì ông là thợ săn giỏi nhất.
    Già Nâm kể: ?oHồi đó, những con heo rừng nặng hơn 1 tạ trúng tên độc chạy chưa đầy 100m bị khô máu, đứng tim mà chết. Bây giờ thì không còn săn con hổ nữa, nhưng ngày xưa khi săn hổ dùng tên độc thì êm lắm, hổ trúng tên chạy chưa quá 20 sải tay thì gục ngã?.
    Rút mũi tên treo trên ống tre lồ ô màu nâu cũ kỹ, già Nâm căn dặn: ?oCẩn thận đấy! Không được để độc ở đầu mũi tên làm trầy da. Không có bác sĩ hay một thứ lá rừng nào có thể cứu được cháu đâu!?. Nói xong ông vội vã cho các mũi tên vào lại ống tre, đậy nắp cẩn thận rồi đặt vào vị trí cũ.
    Nhiều người dân làng Pơning kể rằng tố chất một thủ lĩnh núi rừng lừng lẫy của già Nâm đã bộc lộ từ ngày còn bé. 13 tuổi, cậu bé Clâu Nâm đã biết sử dụng giáo mác và cung tên thuần thục. 15 tuổi, Clâu Nâm có thể chế thuốc độc Ch?Tpơơr rồi cùng cha hạ một con gấu phải nhờ đến chín người khiêng về làng.
    Ch?Tpơơr giết thù
    Già Nâm kể giờ ở nơi thượng nguồn con sông Lăng, chỉ còn một cây Ch?Tpơơr. Độc tố của nó mạnh nhất khi lấy nhựa vào đầu mùa thu. Lấy nhựa độc phải lấy phần thân dưới, cách 3m tính từ mặt đất thì độc mới phát huy hết tác dụng.
    Nhựa độc Ch?Tpơơr có màu trắng đục như mủ cao su. Người Cơ Tu lấy nhựa độc này bỏ vào ống nứa, khi cần đem ra chế biến và sử dụng. Để có được một mũi tên độc, nhựa Ch?Tpơơr phải nấu trong hai ngày đêm đến khi chuyển thành một chất sền sệt màu đen, sau đó cho thêm bồ hóng từ khói bếp và răng rắn độc xay nhuyễn rồi trộn đều.
    Muốn biết độc mạnh hay yếu, chỉ cần mang một con chuột nhỏ hoặc con ếch dùng que tăm nhọn rạch dưới da bôi hợp chất này vào, nếu con vật chết ngay lập tức thì việc nấu độc đã thành công.
    ?oNăm đó tôi đánh đồn A Tép có tốn viên đạn nào đâu, chỉ dùng toàn Ch?Tpơơr? - già Nâm cười nói.
    Rít một hơi thuốc lào thật sâu rồi phì phèo nhả khói, già Nâm kể tiếp: ?oHồi đó sáu tên lính ở đồn này đi càn, chúng ra rẫy giết người dân đang trồng sắn rồi đốt tất cả các kho chứa lương thực. Chúng bắt thêm hai con heo lớn về đồn. Đó là một ngày của tháng 10-1961, tôi cùng hai du kích khác ở làng Pơning là Alăng Rơi và Zơrâm Brah bàn cách đánh đồn. Tôi chuẩn bị hơn 120 mũi tên độc Ch?Tpơơr cực mạnh. Đứng trưa nhưng ngoài trời mưa dầm, sương mù đặc quánh núi rừng. Tôi bò vào cổng đồn theo hướng bếp. Hai du kích còn lại theo hướng cổng chính và từ sau lưng. Một tên đang đi tiểu bị tôi bắn phập một mũi tên ngay tim không kịp la một tiếng đã ngã nhào xuống vực. Tiến vào bên trong, một tên khác đang ôm súng loay hoay thì dính tiếp hai mũi tên trước ngực mà không kịp rên. Lần lượt bảy tên lính bị ba chúng tôi hạ trước tên Hoang, trưởng đồn, bị dính tên khi nó phát hiện chúng tôi mà chưa kịp bóp cò?.
    Sau trận đánh kinh hoàng của ba thanh niên người Cơ Tu, hai ngày sau đồn A Tép được trực thăng thu dọn và rút quân vĩnh viễn khỏi khu vực này.
    Huyền thoại về ?odịch P?Trong?
    Không sợ ma như người Khùa, không sợ máu gà như người Ve, người Cơ Tu ở vùng cao Quảng Nam sợ nhất là dịch P?Trong. Một loại dịch bệnh bắt nguồn từ khói một loài cây bí ẩn mọc giữa đại ngàn Trường Sơn. Người Cơ Tu ở làng A Rui chưa ai từng nhớ rõ khu vườn mình ở thuở thiếu thời, bởi họ thường xuyên dịch chuyển làng nếu nghi ngờ có dịch P?Trong.
    ?oTôi không biết mình bao nhiêu tuổi. Chỉ biết đã ăn mừng gần 100 mùa lúa mới. Bảy lần chuyển làng vì dịch bệnh P?Trong. Khu làng mới này được chuyển đến đã gần 20 năm? - già Acho tiết lộ.
    Theo già Acho, lúc đầu khu làng của ông ở một thảo nguyên mênh mông cây cỏ xanh tốt rất nhiều cá suối và thú rừng. Cuộc sống đang bình yên bỗng dưng qua một đêm rất nhiều người già và trẻ con lăn ra chết. Người Cơ Tu cho rằng những cây P?Trong bị đốt cháy và khói của chúng mang đến thảm họa cho làng.
    Khi biết làng bị trúng độc P?Trong, người ta lặng lẽ chạy theo chiều gió đến vùng núi khác. Già Acho quả quyết ở thượng nguồn con sông Lăng vẫn còn ba cây P?Trong cao thẳng, cành lá xanh tốt, nhiều nhánh, vỏ cây màu trắng.
    Truyền thuyết kể rằng làng Patíih bị giặc mùa tấn công, cả làng bị giết sạch chỉ còn một thanh niên sống sót tên là Bh?Triu Pr?Tti tăng. Trước lúc ngất đi, chàng trai nghe tiếng nói: ?oHãy đến thượng nguồn con sông Lăng tìm cây mà trả thù?. Nghe vậy chàng trai thôi khóc, mang lương thực ngược sông Lăng để tìm cây.
    Một hôm chàng đi đến cánh rừng rậm, nơi có bốn cây cao đứng thẳng tắp, cành lá sum sê. Một cây lên tiếng: ?oNgươi hãy lấy thân ta làm cung tên, lấy vỏ của ta làm thuốc đốt, lấy mủ của ta làm nhựa độc mà trả thù cho làng?. Bh?Triu Pr?Tti tăng nhìn xuống đất thấy rất nhiều xương chim thú chết quanh thân cây. Chàng theo lời dặn của P?Trong và đã trả thù cho dân làng bằng cách đốt vỏ P?Trong ở đầu ngôi làng của kẻ địch.
    Già làng cho biết thời phong kiến vẫn còn nhiều người Cơ Tu dùng P?Trong để trả thù trong các cuộc chiến tranh giành lãnh địa hoặc nạn giặc mùa. Nhiều ngôi làng bị xóa sạch bởi P?Trong.
    Nỗi ám ảnh về độc P?Trong còn dai dẳng tới tận ngày nay. Trong cuốn sách viết về văn hóa người Cơ Tu của tác giả Briu Liếc, hiện là chủ tịch huyện Tây Giang, có nói đến dịch bệnh P?Trong và loài cây bí ẩn này. Ông cho biết: ?oKhi xây theo quy hoạch, chúng tôi đều hỏi kỹ dân khu vực đó có ở được không bởi họ mà lắc đầu thì có vận động cũng không ai đến ở?.
    TẤN VŨ
  6. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Qua miền độc dược (tt)
    Kỳ cuối: Món độc ở đồn A Pal
    Người Cơ Tu gọi lá ngón là loài cây ma hoặc ?oma ngón?, một loài cây tử thần. Lá ngón kèm theo nó là nỗi ám ảnh về sự chết. Tuy nhiên, từ trong chiến tranh, những thế hệ trước đã biết cách dùng lá ngón như một loại vũ khí chống lại kẻ thù.
    Giải phóng đồn A Pal
    Trời vừa chập choạng tối Tr?Thy đã im phăng phắc như lúc nửa đêm. Ánh lửa trong nhà Gươl giữa thôn bập bùng chiếu sáng, biết có khách lạ đến thăm, nhiều người dân trong làng kéo nhau về đây quây quần. Nhấp hơi rượu cần bên bếp lửa, già A Lăng Zeng bắt đầu những hồi ức: ?oNgười Cơ Tu trên vùng biên ải này biến cái lá, cành cây thành vũ khí đánh giặc. Đừng nghĩ cây ngón sinh ra là để cho con người tự tử. Độc lợi hay hại là do người dùng?. Chiến công huy hoàng nhất của đồng bào Cơ Tu là san bằng đồn A Pal (thuộc xã A Ting ngày nay) bằng lá ngón.
    A Lăng Zeng kể lại: ?oĐó là một sáng mùa hè tháng 8-1960, thằng Dũng đồn trưởng có biệt danh Dũng ?osáu ngón? xua quân giết hại dân lành một cách dã man. Được cấp trên giao nhiệm vụ, sáu du kích trong bản gồm tôi, A Lăng Úa, A Lăng Hú, A Lăng Pó, A On và Bnước Nai quyết định đánh đồn.
    Chiều trước đó một ngày, tôi huy động anh em trong làng chia nhau tìm lá ngón. Đêm tối trời, sáu anh em chia nhau giã nhỏ lá ngón, suốt đêm vận chuyển đến con suối đầu đồn mai phục. Tờ mờ sáng, đợi khi thằng đầu bếp đi lấy nước về nấu cơm, anh em quyết định ngâm tất cả lá ngón hái từ hôm trước đã giã nhuyễn xuống suối. Một màu xanh lơ hòa theo dòng nước chảy về xuôi. Bữa cơm sáng hôm đó trở thành một trận ngộ độc tập thể kinh hoàng của đám lính. Cả đồn nháo nhào, một giờ sau, kết quả có hơn 30 tên địch bị ngộ độc thức ăn mà chết.
    Ngay trong ngày hôm đó, địch điều động nhiều chuyến trực thăng chở tất cả quân binh đi cấp cứu. Chúng còn chở cả lương thực, thực phẩm về miền xuôi vì nghi có người đầu độc trong gạo. Nhưng đến khi chúng phát hiện lá ngón ngâm ở con suối thượng nguồn thì chuyện đã rồi. Từ ngày đó địch không còn dám dùng nước suối để sinh hoạt mà chở từng phuy nước bằng máy bay để dùng. Đồn A Pal bị cô lập, ít lâu sau thì giải phóng?.
    Già A Lăng Zeng còn kể người Cơ Tu nhiều đời trước đã biết dùng lá ngón và độc dược để đánh Pháp. Già Zeng nhớ lại: ?oKhi đó tôi mới 13 -14 tuổi, chưa đánh trận được nhưng thấy ghét chúng. Tôi còn nhớ, làng của tôi đã giết nhiều quân Pháp bằng lá cây này. Họ thu được bốn khẩu súng về bảo tôi đem giấu trong núi?.
    ?oMa ngón? ở Tr?Thy
    Gần 9 giờ sáng nhưng đường vào xã vùng cao Tr?Thy của huyện Tây Giang vẫn chìm trong sương núi. Màn sương đặc quánh bám lấy chân người chợt tan nhanh khi mặt trời xuất hiện. Nửa giờ sau, nắng rót đều cả cánh rừng. Rừng già vàng óng như ai rót mật. Con đường vào làng xuyên qua những cánh đồng hoang, cỏ tranh dại lúp xúp vai người. Từng đàn ong cần mẫn hút mật bên những rừng hoa vàng rực rỡ. Làng Tr?Thy nằm ở lưng chừng đồi với những dãy nhà đan xen nhìn xuống thung lũng xanh thẳm bạt ngàn trước mặt.
    Già làng Coor Tic lui cui gọt tỉa những bức tượng nhà mồ tuyệt đẹp dành cho người chết. Gần chục bức tượng to bằng bắp tay, dài hơn gang tay với những hình thù kỳ quái, trong đó có một bức tượng người phụ nữ mang bầu ngồi khóc thảm thiết. Ngừng tay rựa, Coor Tic thở dài: ?oBức tượng này mình làm cho con Tía ở làng bên cạnh. Em gái nó, con Tài, mới chết cách đây ba ngày, nó khóc dài ngoài rẫy, mình làm tượng để ngoài mồ cho con Tài biết nỗi lòng của chị?.
    Chỉ vì xấu hổ với nhà chồng mà Tài tìm đến cái chết bằng lá ngón. Trước đó, nhà chồng có đám cưới, Tài có mời cha ruột của mình băng rừng từ A Lưới (Thừa Thiên - Huế) vào dự. Trong men rượu chếnh choáng, cha ruột của Tài có ý xin cha chồng một cái ché làm kỷ niệm. Ý định này không được chấp thuận, xấu hổ với nhà chồng, Tài ra rẫy nhai lá ngón kết liễu đời mình.
    Tiếc thương người chết, khắc tượng để ở nhà mồ cho linh hồn người chết siêu thoát, nhưng về phần mình Coor Tíc vẫn đinh ninh cái chết của Tài là do ?oma ngón? dẫn lối. Theo già Tíc, trước đây việc lá ngón lần đầu tiên được phát hiện tại làng Tr?Thy là nỗi hãi hùng cho người dân bản địa. Cây ngón mọc sâu trong rừng già và ít khi thấy nó. Thế nhưng từ ngày một người dân phát hiện lá ngón, loài cây này cứ tràn về sinh sôi nảy nở nhanh chóng một cách lạ thường khắp bản làng. Nơi nào có phên dậu, có giàn leo là có lá ngón. Những cánh rẫy cũ, cây cỏ mọc ngang vai người là thiên đường cho loài cây này bộc phát. ?oCó lần tôi phát hiện cây ngón leo ngay vườn rào nhà mình. Vợ tôi ngửa mặt lên trời than: ?oMa ngón đã đến nhà mình!?. Hoảng quá, tôi đào gốc chặt cây băm nát, đốt và xúc tro đi đổ ngoài suối. Nhưng ít lâu sau nơi đó một cây ngón con lại đâm chồi nảy lộc? - Coor Tic than vãn.
    Dẫn chúng tôi ra cánh rừng đầu thôn, bứt một cành lá xanh, Coor Tic nhăn trán: ?oĐó! Ngón chính là hắn đó. Nó mọc nhanh hơn lúa, lớn mau hơn bắp. Đọt lá ngón có màu xanh non mơn mởn và dịch chuyển theo hướng mặt trời như hoa hướng dương. Người Cơ Tu cho rằng thời khắc đứng trưa, lúc đọt cây ngón thẳng đứng là độc tố của nó phát huy hết tác dụng, cực kỳ nguy hiểm. Người lớn chỉ cần nhai nuốt ba lá ngón là hết phương cứu chữa. Lá to nhất của cây ngón chỉ bằng hai ngón tay. Như để che giấu sự tàn độc của mình, cây ngón nở hoa đẹp rạng ngời, hoa ngón nổi bật giữa rừng già trong nắng trưa. Hoa có năm cánh vàng rực rỡ và nhụy li ti quyến rũ lạ thường. Người Cơ Tu cho rằng con ong không hút mật cây ngón vì khả năng nhận biết của loài vật này, nhưng con dê, con mang núi vẫn ăn lá ngón một cách bình thường mà không chết vẫn còn là điều bí ẩn của rừng xanh.
    Kết thúc về câu chuyện lá ngón, già làng A Lăng Zeng trầm ngâm: ?oKhông có con ma ngón nào hiện hữu cả. Muốn diệt trừ ma ngón phải diệt trừ trong sâu thẳm ý thức của người dân. Phải lý giải cho người dân hiểu rằng có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn hơn là tìm đến cái chết bằng lá ngón. Có như vậy mới bị diệt trừ tận gốc ?oma ngón? và mang lại cuộc sống yên bình cho người dân khốn khó ở chốn xa xôi này?.
    Bắt đầu từ ý thức của già làng, hẳn những nỗi sợ hãi về ma ngón sẽ bớt đi nỗi ám ảnh cho vùng biên ải này...
    TẤN VŨ
  7. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ...........
    [​IMG]
    Theo BS Nguyễn thị Kim Thoa ( BV Nhi Đồng 1 TPHCM ) thì cây lá ngón có tên khoa học là Gelsemium sempervirens, thuộc họ Mã tiền. Cây lá ngón còn có các tên gọi khác nhau: co ngón, đoạn trường thảo (cây đứt ruột), cỏ ngón, hồ mạn trường, hoàng đằng, câu vẫn. Tên dân gian khác là thuốc rút ruột vì cho là uống vào đứt ruột mà chết, hay thất bộ đoạn trường thảo là ăn phải chỉ đi được 7 bước là chết do đứt ruột.
    Cây lá ngón thuộc loại cây bụi leo, có nhiều cành leo dựa vào cây khác. Lá mọc đối, màu xanh bóng, hình tròn, đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng, hình ống nhỏ, xòe 5 cánh. Mùa hoa từ tháng 6 - 10. Quả nang thon dài, màu nâu, chứa nhiều hạt. Hạt nhỏ, hình hạt đậu, màu nâu nhạt, có cánh mỏng phát tán theo gió rất xa. Cây lá ngón mọc hoang khắp nơi trong nước ta, phổ biến ở vùng rừng núi.
    Ngộ độc xảy ra thường do người dân địa phương dùng trong mục đích tự tử, đầu độc. Tuy nhiên lá ngón không những rất giống mà còn mọc gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên dễ gây nhầm lẫn chết người khi hái nhầm lá ngón.
    Đặc điểm quan trọng để phân biệt là cây lá ngón có hoa màu vàng, còn hầu hết cây thuốc và rau ăn trông giống cây lá ngón đều ra hoa màu trắng.
    Ngộ độc lá ngón gây tử vong nhanh
    Lá ngón là loại cây rất độc. Theo kinh nghiệm dân gian, một người lớn chỉ ăn vài lá ngón đã có thể bị ngộ độc chết. Tuy nhiên, không chỉ lá mà tất cả các bộ phận của cây lá ngón như rễ, thân, cành, lá, hoa, quả và hạt đều chứa các chất độc nguy hiểm. Độc chất là gelsemin, gelseminin, và gelsemiodin, có hoạt tính giống atropin hoặc tương tự solanin, tùy vào độ trưởng thành của cây. Tác dụng độc chủ yếu ức chế và làm liệt đầu tận thần kinh vận động. Ức chế các tế bào thần kinh vận động của não và cột sống gây nhức đầu, khó nói và khó nuốt, sụp mi, vã mồ hôi, yếu liệt cơ, liệt cơ hô hấp, co gồng, co giật, suy hô hấp và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Ngộ độc do lá ngón diễn tiến rất nhanh, rất độc, nhưng lại không có thuốc giải độc do vậy tử vong là điều khó tránh.
    Một số người đi hái lá Chè Vằng ( chè đắng ) ở Hà Giang cho biết cây lá ngón có khi bám vào cây Chè Vằng để leo lên, mà lá ngón lại hao hao lá Chè Vằng do vậy có khi hái nhầm .Một số người xui xẻo uống Chè Vằng cả năm để chữa bệnh bỗng nhiên lăn quay ra ...vô phương cứu chữa . Do vậy khi mua Chè Vằng nên mua ở nơi sản xuất có uy tín , hàng trôi nổi ở chợ khó tin được .
    ( Bài này của cô QuyDaLat , đăng mấy hôm rồi .... mà sao mạng bị gì gì đó..hok có cho viết bài ..)
    Chúc mọi người vui ạh !

    Được Lamtieungao sửa chữa / chuyển vào 02:52 ngày 21/06/2010
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Nữ hoàng Cleopatra có thể chết vì ma túy
    Bà hoàng Cleopatra nổi tiếng của Ai Cập có lẽ mất mạng bởi một hỗn hợp ma túy, chứ không phải vết cắn của rắn độc.
    Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bà qua đời vào năm 30 trước Công nguyên và các sử gia luôn cho rằng vết cắn của một con rắn hổ mang Ai Cập đã giết chết bà.
    Nhưng giờ đây giáo sư Christoph Schaefer, một nhà sử học của Đại học Trier tại Đức, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy Cleopatra chết vì ma túy, chứ không phải nọc độc của rắn.
    ?oNữ hoàng Cleopatra nổi tiếng bởi nhan sắc lộng lẫy. Vì thế người ta không muốn nói rằng cái chết của bà đến từ từ và khuôn mặt của bà biến dạng khi sang thế giới bên kia?, Telegraph dẫn lời Schaefer.
    Schaefer và nhiều nhà sử học khác tới thành phố Alexandria, Ai Cập để tìm hiểu cái chết của Cleopatra. Tại đây họ nghiên cứu tài liệu về các bài thuốc cổ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về rắn.
    Năm 30 trước công nguyên, khi người tình thất trận và tự sát, Cleopatra cũng tự kết liễu đời mình. Các sử liệu ghi rằng bà chết bằng nọc rắn - thứ có thể gây đau đớn kéo dài và biến dạng vẻ ngoài.
    Nhưng Schaefer tin rằng nữ hoàng đã sử dụng chất độc khác để đi đến cái chết.
    ?oCleopatra muốn giữ gìn nhan sắc tới tận khi chết để duy trì những câu chuyện thần thoại xung quanh vẻ đẹp của bà. Vì thế có lẽ bà đã sử dụng hỗn hợp thuốc phiện, chất trong cây độc cần và aconitum (một chất cực độc có nguồn gốc từ những cây ô đầu).
    Vào thời đó người ta đã biết hỗn hợp này gây nên cái chết không đau đớn trong vòng vài giờ?, Schaefer phát biểu.
    Nữ hoàng Cleopatra cai trị từ năm 51 tới năm 30 trước Công nguyên và là vị pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Sau khi bà chết, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
    Trong thời gian cầm quyền Cleopatra quan hệ tình cảm với ****** Caesar, nhà lãnh đạo của Đế chế La Mã. Sau khi Caesar bị ám sát, bà yêu tướng Marcus Antonius, một thành viên trong nhóm Tam đầu chế cai trị La Mã. Hai người có ba đứa con và có nhiều lá thư còn sót lại cho thấy họ đã tổ chức đám cưới mặc dù Antonius có vợ ở Rome.
    Mối quan hệ của Cleopatra và tướng Antonius khiến Augustus ?" cháu trai của ****** Caesar và một thành viên trong Tam đầu chế - tức giận. Một cuộc nội chiến tại La Mã nổ ra bởi mâu thuẫn giữa Antonius và Augustus.
    Sau khi bị quân đội của Augustus đánh bại trong trận thủy chiến Actium vào năm 30 trước Công nguyên, Antonius tự sát. Cleopatra cũng tự kết liễu mạng sống vào ngày 12/8 cùng năm để không rơi vào tay Augustus. Khi chết bà mới 39 tuổi.
    Minh Long
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Phòng ngừa tai nạn do khí độc tại giếng nước và hầm lò

    Gần đây, tai nạn chết người khi đào và súc rửa giếng nước (nhất là đối với những giếng khơi sâu, hoặc những giếng đã cạn từ lâu ngày) hoặc bị nhiễm khí độc từ những bếp than tổ ong, các vụ nổ hầm lò... vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều địa phương.
    Sự thật những cái chết ấy không có gì bí hiểm. Thủ phạm giết người chính là các khí cacbon không màu, không mùi, không duy trì hô hấp, có nhiều ở những nơi có sự phân hủy các chất hữu cơ. Các nạn nhân chết vì thiếu oxy và hít phải các khí độc (CO, CO2, CH4, H2S...) tích tụ lại trong lớp nước dưới đáy hồ do những hoạt động chuyển hóa âm thầm, thoái hóa các sản phẩm hữu cơ (thân và lá cây, rác thải, phân và thức ăn thừa trong chăn nuôi... hay nước ở các suối khoáng nóng) làm bốc lên những luồng hơi chứa khí cacbonic và các hợp chất lưu huỳnh. Những khí này đều nặng hơn không khí nên tích tụ lại ở chỗ thấp và hòa tan trong lớp nước bề mặt. Những giếng khơi sâu cũng dễ là nơi tích tụ nhiều khí CO2.
    Đối với những giếng nước và hầm lò sâu chúng ta cần phải luôn cảnh giác. Trước khi để người xuống giếng phải thăm dò xem không khí dưới đáy giếng có thở được không. Muốn vậy, có thể dùng cách thử đơn giản: Thắp một ngọn nến, hay đèn, dòng dây thả dần xuống sát mặt nước trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí đáy giếng vẫn đủ oxy, người có thể xuống được. Nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì phía dưới thiếu oxy và nhiều khí CO2, sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cũng có thể nhốt một con gà hay chim vào trong *****g, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước giếng, nếu con vật bị chết ngạt là dưới giếng có nhiều khí CO2, người không xuống được. Chúng ta cũng phải áp dụng như trên đối với những giếng cạn bỏ hoang lâu ngày, nay muốn vét lại để dùng. Kinh nghiệm dân gian của bà con ta từ lâu đời là trước khi có việc phải xuống giếng thì cắt một cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống đáy, rồi rút lên thả xuống như vậy nhiều lần trước khi cho người xuống.
    Không nên đào giếng ở vùng có nhiều mùn cây, rác thải, chuồng chăn nuôi súc vật... vì nước vốn bị ô nhiễm và nhiều khí độc có nguy cơ gây chết người bất cứ lúc nào. Người xuống cấp cứu nạn nhân phải đeo mặt nạ phòng độc và có bình dưỡng khí đi kèm.
    Đối với các hầm lò, mỏ than, khai thác các loại quặng cũng vậy. Phòng chống lún sụt hầm lò là việc cần làm thường xuyên nhưng cũng phải thường xuyên thông khí tốt và tuyệt đối tránh các vật gây cháy, phát ra tia lửa điện... vì chúng sẽ kích hoạt các vụ nổ khí metan thường tích tụ trong các hầm lò.
    Chúng ta có thể tham khảo những quy định về bảo vệ môi trường sinh thái trong các hầm lò than và diệp thạch do Bộ Công nghiệp ban hành năm 2000 về bảo vệ môi trường sinh thái.
    Hiện nay ở Việt Nam, Viện Điện tử, tin học và công nghệ hóa đã chế tạo được các thiết bị đo cảnh báo cầm tay KC.03.DA04 phục vụ cho khai thác hầm lò, đảm bảo an toàn cho người lao động. Máy có thể đo được nhiều thông số như CH4, CO hoặc CO2 (gọi chung là COx), nhiệt độ,... Theo quy định, khi có nồng độ methane 1% đã phải dừng sản xuất. Tuy nhiên nhiều cơ sở không đo hoặc đã cố tình phớt lờ điều này. Ở nước ta hiện nay việc khoan, đào và sử dụng nước giếng trong dân cư vẫn còn nhiều do chưa có hệ thống nước máy hoặc do các lý do kinh tế khác. Vì vậy cần coi chừng nước giếng bị nhiễm bẩn từ vùng đất ô nhiễm tự nhiên hay chất thải công nghiệp, từ dầu mỏ, từ các mầm bệnh (SARS, dịch cúm gia cầm) và đặc biệt là sau các vụ lũ lụt (xác súc vật chết, chất thải...), việc bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng vẫn là một điều vô cùng cần thiết.
    TS Bùi Mạnh Hà
  10. soimaquy

    soimaquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2009
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    hà hà! lâu lắm không mò vào đây! xem ra người cũ thưa nhiều, kẻ mới dồn dập! Lời chào đầu tiên dành cho toàn bộ anh em nói chung và dành cho lão bờ zồ Linh nói riêng! lâu ngàu ko gặp, nhớ lão phết, gần 1 năm zoài còn giề! Ti ếp theo là xin phàn nàn về cái font chữ, lỗi lung tung, oánh mệt bỏ xừ. kế đến nữa là xin đóng góp 1 chút vào kho độc nhà ta nói chung, chắc hẳn dân võ cũng ko ít kẻ thuốc lào trà đặc nhể, các bạn nên biết trà cũng là 1 thứ độc dược tự nhiên. Ngoài chất tonin dùng để ngăn ngừa nọc rắn, còn có 1 vài chất khác dài dòng ko tiện nói ra, gặp điều kiện sẽ biến đổi thành chất độc. Chiêu " trà độc" này thường được dùng trong kĩ thuật ám sát của ninja, lấy trà pha thật đặc, cho vào ống tre, phong ấn và hạ thổ nơi thuộc tính âm. Sau 90 ngày hoặc 100 ngày, đào lên, chúng ta có ngay 1 bình chất độc . E hèm, về cách sử dụng thì quả thật là khó nói, he he, nhưng lỡ thưởng thức cái này rồi thì đừng nói là võ công, đến mạng cũng lay lắt như đèn trước gió, tuy ko có tính nhanh như 1 số độc dược khác nhưng cái này thường sử dụng nhiều trong giới ninja cổ do tính chất rẻ, dễ bào chế, và dễ đầu độc nhằm cướp đi sức chiến đấu của 1 nhóm hoặc 1 cá nhân. Đã từng thử nghiệm và nó... quả là rất độc! :P ..! Còn rất nhiều loại chất độc có xung quanh cuộc sống hàng ngày, dễ tìm, dễ bào chế, nhưng dễ đầu độc hay ko tuỳ vào trình độ của người hạ độc. Hôm nay trình bày đến đây thôi. Ngày khác lại trình bày thêm 1 vàì thứ khác nữa. Kiến thức thô thiển, mong anh em bỏ quá cho! Ai muốn học chuyên sâu về độc mời liên lạc với Âu Dương Phong trong Anh Hùng Xạ Điêu! kakka!

Chia sẻ trang này