1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độc và kháng độc.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 16/03/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0

    Ủa , khách vào nhà mà bảo chủ nhà "lượn "đi là thế nào ?
  2. wuwudao

    wuwudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0

    Là kế “phản khách vi chủ” (tức kế thứ 37 trong tam thập lục kế) ấy mà. Có thế mà cũng hỏi ! Thật là lẩm cẩm quá rồi đó nghen ! [:P]
  3. soimaquy

    soimaquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2009
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Nhầm rồi kế này là kế : Chủ phản vi khách, kế thứ 38 trong tam thập lục kế! kakaka! còn kế thứ 37 Wuwudao nói thì vốn dĩ tên thật của nó là :" phản khách vi tặc" =)) sau này đổi cho nó cái tên mĩ miều để che đi âm mưu mà thôi! hớ hớ hớ!
  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    Cá bống vân mây ăn vào là ngửi khói !

    SGTT.VN - Thông tin 16 người ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) ngộ độc do ăn cá bống ngày 21.4, làm không ít người lo lắng. Trước đó, tại xã Phú An, huyện Phú Vang của tỉnh này cũng đã từng xảy ra một vụ tử vong do ăn cá bống. Cá bống xưa nay vốn là món ăn phổ biến với nhiều người, tại sao giờ lại có thể gây độc như thế?

    Cá bống vân mây khác cá bống hoa
    Trả lời báo chí ngày 24.4, bác sĩ Nguyễn Đình Lập, giám đốc trung tâm y tế huyện Phú Lộc cho biết 16 bệnh nhân trong vụ ngộ độc tập thể ở thị trấn Lăng Cô đã qua cơn nguy kịch. Nguyên nhân ngộ độc được xác định do các bệnh nhân đã ăn cá bống vân mây. Đây cũng là thủ phạm đã gây ra vụ tử vong trước đó ở xã Phú An.
    Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Văn Thế, nguyên cán bộ viện nghiên cứu hải sản thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, có một nhầm lẫn chết người khi một số báo, không biết do người phát ngôn nói nhầm hay tự hiểu sai đã có những chú giải đi kèm: cá bống vân mây còn gọi là cá bống hoa, “cá bống vân mây và cá bống hoa, về phương diện khoa học là hai loài khác nhau. Có thể do bề ngoài đều có các đốm trên da nên đã dẫn đến hiểu nhầm hai loài là một”, ông Thế nói.
    Chi tiết hơn, ông Thế cho biết, cá bống hoa có tên khoa học là Acanthogobius flavimanus (Temminck & Schlegel, 1845), tên tiếng Anh là Spotted goby, được xếp vào loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam, thường chế biến tươi, làm khô, chả cá.
    Trong khi đó, cá bống vân mây lại có tên khoa học là Yongeichthys criniger (Valenciennes, 1837), tên tiếng Anh là Horny goby, là loài thuỷ sản có độc tố, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người ăn. Độc tố trong cá bống vân mây chủ yếu là tetrodotoxin, vốn cũng có trong một số loài thuỷ sản độc hại khác như cá nóc, con so...
    Độc tố này tập trung hầu hết ở da cá bống vân mây, “Tốt nhất khi ăn, người dân cần loại trừ những con cá có hình dáng nghi ngờ giống cá bống vân mây. Ngoài đường thức ăn, cũng phải cảnh giác nguy cơ ngộ độc qua phản ứng tự vệ do vô tình hoặc cố ý đụng chạm, sờ mó phải cá, bị cá làm tổn thương.
    Các chất độc trong tuyến nước bọt của cá có thể chuyển vào cơ thể người thông qua vết thương...”, ông Thế lưu ý.


    Vài dấu hiệu nhận diện

    [​IMG]

    Cá bống hoa: đầu cá lớn, thân dài, phần trước hình trụ tròn, phần sau hơi dẹp, phủ vảy đến sau mắt. Trên da có nhiều hoa văn lốm đốm nhỏ.

    [​IMG]

    Cá bống vân mây: thân cá ngắn và tròn, trên da có hoa văn rất đậm như những vân mây, mỗi bên có vài vệt đen lớn hình đám mây.


    Ngộ độc tetrodotoxin rất nguy hiểm
    Theo TS.BS Bùi Quốc Anh, giảng viên bộ môn hồi sức, cấp cứu và chống độc, đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, chất độc tetrodotoxin có độc tính chủ yếu với hệ thần kinh, tim mạch.
    Đây là một trong các chất có độc tính mạnh nhất được con người biết đến, độc gấp 275 lần so với xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố tetrodotoxin không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.
    Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì độc tố vẫn không mất đi. Thịt cá để lâu cũng vẫn chứa chất độc chứ không tan biến, ngay cả khi đã phơi hay sấy khô.
    Biểu hiện ngộ độc tetrodotoxin xảy ra rất nhanh, có thể sau khi ăn 5 – 15 phút, thường là tê môi, lưỡi, chân tay, đau bụng, nôn, yếu mệt, liệt các cơ, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đàm nhớt, co giật…
    Hậu quả tử vong có thể xảy ra trong vòng 30 – 60 phút, do suy hô hấp kết hợp loạn nhịp tim, tụt huyết áp. Hiện thế giới chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc tetrodotoxin.
    “Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm nói chung và ngộ độc tetrodotoxin nói riêng, việc xử trí ban đầu ảnh hưởng rất nhiều tới những biến chứng sau này, thậm chí còn cứu được nạn nhân trước lưỡi hái tử thần."
    "Vì vậy, nếu thấy có dấu hiệu ngộ độc, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng."
    "Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và không gây nôn nếu là trẻ em, vì dễ sặc. Sau khi gây nôn nên uống một tuýp than hoạt, uống oresol bù điện giải. Nếu co giật và ngừng thở, ngừng tim phải cấp cứu khẩn bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim."
    "Nếu hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn sặc vào phổi. Sau khi sơ cứu, khẩn trương đưa đến bệnh viện để xử lý tiếp. Cần mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhanh hơn”, bác sĩ Quốc Anh khuyến cáo.

    Lê Hương – Tín Di
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Ngộ độc măng có thể tử vong
    [​IMG]Bởi EVA.VN | EVA – 22 giờ trước

    Măng là loại thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam ở cả nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt trong các bữa cỗ hay dịp lễ Tết. Tuy nhiên, việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, có thể tử vong.




    Tại sao măng tươi lại gây ngộ độc?
    Cyanide là gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể.
    Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.

    Biều hiện của ngộ độc măng tươi
    Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 - 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…

    Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.





    [​IMG]

    Cần ngâm măng đủ thời gian, luộc măng thật kỹ trước khi sử dụng để phòng tránh ngộ độc. Ảnh: Thanh Hoa




    Xử trí ngộ độc măng
    Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu trên, cần ngay lập tức giúp nạn nhân nôn, có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Làm hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, đưa ngay nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

    Đề phòng ngộ độc măng
    Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg Cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng Cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi kg. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.
    Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
    Những quan niệm sai lầm như uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn… sẽ là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc măng.
  6. sachvang

    sachvang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2012
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    8
    sao font chữ chẳng đọc được gì thế nhỉ.
  7. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Đông y - thuốc cũng chẳng hiền



    SGTT.VN - Hiện nay trong nhân dân có quan niệm phổ biến cho rằng thuốc đông y (bao gồm thuốc bắc và thuốc y học cổ truyền) không độc hoặc ít độc hơn thuốc tây y. Từ quan niệm này, nhiều người đi đến chỗ lạm dụng thuốc đông y, uống bừa theo đồn đại về một loại thuốc nào đó vì tin “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”!


    Cây độc tưởng sâm bổ

    Cách nay vài năm, báo chí đăng tin nhiều người dân ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) nhận lầm cây thương lục là một loại sâm và đổ xô xin cây giống về trồng, ngâm rượu rễ củ để uống. Sau đó, người viết đã nhận được mẫu cây cũng được cho là “cây sâm” gởi đến từ một người bạn ở Đức Hoà (Long An). Người bạn cho biết nhiều người Đức Hoà trồng “cây sâm” này lấy rễ ngâm rượu uống cho bổ. Người viết đã nhờ các đồng nghiệp bộ môn dược liệu, khoa dược, đại học Y dược TP.HCM định danh “cây sâm” và tức tốc thông báo: “Đây là cây thương lục chứ không phải sâm. Trong cây nhìn cứ tưởng là sâm này có chứa chất độc!”


    [​IMG]
    Rằng đây mới thực là sâm. Ảnh: Lê Kiên​



    Ngày 4.11.2011, bệnh viện Nhi trung ương cho biết có bốn trẻ dưới một tuổi bị ngộ độc nặng suýt nguy đến tính mạng, do cha mẹ dùng thuốc bôi ngoài da gọi là “thuốc cam” bôi chữa các nốt viêm nhiệt ở miệng của trẻ. Thuốc cam được xem là một loại thuốc đông y, nhưng xét nghiệm cho thấy chứa hàm lượng chì đến 10%!

    Quan niệm đông y lành hơn tây y có lý do của nó: phần lớn thuốc tây y đi từ con đường tổng hợp hoá học, tức là những hoá chất ít nhiều chứa độc tính, trong khi phần lớn thuốc đông y xuất phát từ cây cỏ là sinh chất thiên nhiên. Nhưng cần biết rằng, thuốc đông y không chỉ bào chế từ cây cỏ hiền hoà, mà còn có cả những vị thuốc rất độc làm từ khoáng chất. Chưa kể người ta có thể dùng nhầm thực vật độc để làm thuốc, như cây lá ngón. Về khoáng chất, có một số vị thuốc đông y rất độc, phải xem là độc chất như thần sa, chu sa (chứa thuỷ ngân), thạch tín, khinh phấn… Một đề tài nghiên cứu của trung tâm Cấp cứu TP.HCM (nay là bệnh viện Sài Gòn) từng cho thấy đã có hàng trăm ca ngộ độc thuốc đông y trong một thời gian ngắn bởi bài thuốc bổ dân gian “thần sa tán nhỏ cho vào tim heo hấp chín”.


    Thuốc đông y cũng có những độc chất như trong thuốc tây; vì vậy, phải thật cẩn trọng khi sử dụng, không nên nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó rồi tự tiện sử dụng lâu dài.
    Một số độc dược chính hiệu

    Về thực vật có độc tính, có thể kể:

    – Á phiện là nhựa lấy từ trái của cây thuốc phiện (Papaver somniferum L., họ Papaveraceae) dùng để chữa ho, giảm đau, chữa đau bụng, tả lỵ. Dùng quá liều rất nguy hiểm do ức chế trung tâm hô hấp ở hành tuỷ. Cần chú ý, trước đây một số thuốc y học cổ truyền (như lục thần thuỷ) hoặc thuốc tây y (như élixir parégorique) trị tiêu chảy có chứa vị thuốc này.

    – Phụ tử là vị thuốc lấy từ rễ củ của cây ô đầu Việt Nam (Aconitum fortunei Hemsl., họ Ranuculaceae) hay của nhiều loại Aconitum khác, trong đông y được dùng làm thuốc hồi dương, khử phong hàn, chữa một số bệnh truỵ tim mạch, ra nhiều mồ hôi, tay chân lạnh. Trong vị thuốc này có chứa aconitin là một chất cực độc: chỉ cần 2 – 3mg aconitin có thể gây chết người. Một số thuốc đông y như trấn kinh hoàn, bát vị hoàn có chứa vị thuốc này.

    – Mã tiền là vị thuốc bào chế từ hạt cây mã tiền (Strychnos nux vomica L., họ Loganiaceae). Mã tiền sử dụng trong đông y cũng giống như strychnin trong tây y. Đó là vị thuốc kích thích tiêu hoá, chữa nhức mỏi tay chân, chữa đau dây thần kinh và thiếu máu. Độc tính của mã tiền là do chất strychnin. Nếu dùng quá liều sẽ gây co giật kiểu uốn ván và nạn nhân chết vì ngạt thở.

    – Cà độc dược (Datura metel L., họ Solanaceae). Dùng cà độc dược trong đông y giống như dùng atropin, hyoscin, scopolamin trong tây y. Được dùng chữa hen suyễn, giảm đau chống co thắt trong bệnh loét dạ dày và ruột, chữa chóng mặt, nôn mửa khi đi máy bay, tàu xe. Có thể gây ngộ độc nếu dùng quá liều do chất atropin làm tê liệt hệ đối giao cảm: giãn đồng tử, mạch nhanh, giảm tiết dịch, tê liệt. Nạn nhân chết do hôn mê.

    Riêng về cây thương lục, ở Việt Nam có ba loại, đơn cử một loài có tên khoa học Phytrolacca esculenta, họ Phytolaccaceae. Dược thảo này không được dùng làm thuốc bổ mà được phối hợp với các thuốc khác chữa cổ trướng, bệnh thận. Đặc biệt, rễ thương lục có chất độc là các phytolaccatoxin. Dùng ở người lâu dài và quá liều có thể bị ngộ độc; ngộ độc nhẹ: thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, đau bụng, nôn mửa; liều lớn gây ngộ độc nặng: liệt thần kinh, hôn mê, hạ huyết áp, tim ngừng đập gây tử vong (theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập hai, NXB Khoa học & kỹ thuật, Hà Nội, 2003).

    Cuối cùng, cần phải đặc biệt ghi nhận là các loại dược liệu, dược thảo trong quá trình chế biến bảo quản dùng làm thuốc có thể chứa các độc chất nguy hiểm, như thuốc cam chứa chì đã đề cập.

    Tóm lại, thuốc đông y cũng có những độc chất như trong thuốc tây; vì vậy, phải thật cẩn trọng khi sử dụng, không nên nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó rồi tự tiện sử dụng lâu dài. Cũng đừng quá tin vào cái nhãn hiệu “gia truyền” mà giao phó sức khoẻ cho những người không được đào tạo chuyên môn hay hành nghề không theo sự quản lý của ngành y tế.

    PGS.TS.DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC
    GIẢNG VIÊN CHÍNH BỘ MÔN DƯỢC,
    ĐH Y DƯỢC TPHCM.
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    3 trẻ tử vong vì ăn bánh làm từ bột mốc



    Sáng ngày 25/4/2012, (sau khi ăn bánh từ đêm hôm trước), cháu Dình 6 tuổi và cháu Lử có hiện tượng đau bụng, hoa mắt, chóng mặt và nôn ra thức ăn kèm theo máu. Đến khoảng 8-9 giờ cùng ngày, cả 2 đã tử vong. Khi đó, chị Ly, 28 tuổi, mẹ các bé và cô con gái 18 tháng tuổi cũng có hiện tượng bị ngộ độc thực phẩm.

    Ngay lập tức, hai me con chị Ly được đưa đến trạm y tế xã cấp cứu, sau đó chuyển tiếp lên bệnh viện đa khoa huyện. Tuy nhiên, đến sáng ngày 26/4 thì bé Vừ cũng không qua khỏi. Trong khi đó, chị Ly đang trong tình trạng rất nặng và được chuyển tiếp lên bệnh viện tuyến trên điều trị.

    Nguyên nhân của vụ ngộ độc được xác định là do ăn bánh trôi làm bằng bột ngô mốc.
    Tại Hà Giang, việc ngộ độc do ăn bột ngô đã mốc không phải là mới. Bánh làm từ bột ngô là món ăn phổ biến của các đồng bào vùng cao. Tuy nhiên do không có nhiều thời gian nên mỗi lần xay ngô làm bánh người dân thường xay nhiều để ăn dần. Vì để lâu nên bột ngô hay bánh ngô bị nấm mốc. Đây là nguyên nhân khiến người ăn bị ngộ độc, nhẹ thì nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng… nặng thì dẫn tới tử vong.

    (Theo Báo Hà Giang)
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Ngộ độc... trái cây!

    SGTT.VN - Tháng 7.2011, có ba trẻ em ở Dăk Lăk vì ăn quả rừng mà tử vong. Báo chí cũng từng thông tin có du khách lên núi khám phá rừng nguyên sinh đã thử nhấm nháp trái mã tiền vì ngỡ là cam rừng dẫn đến ngộ độc suýt chết.



    [​IMG]

    Cam thảo dây.


    Ở nhiều địa phương nhất là các vùng rừng núi rẻo cao, người dân thường sử dụng một số cây thuốc theo kinh nghiệm riêng, đôi khi không qua kiểm nghiệm hoặc thử độc tính. Có những cây cỏ được xếp vào danh mục thuốc độc, đã bị loại bỏ nhưng chính quyền địa phương không nhắc nhở hoặc cấm sử dụng, để xảy ra những trường hợp tử vong do ăn nhầm cây hoặc trái có độc tính. Ngoài ra, còn một số cây, trái phổ biến khác, vẫn còn được dùng trong các bài thuốc dân gian và đã gây ra những vụ ngộ độc thực phẩm chết người mà không phải ai cũng biết để cảnh giác. Chúng chính là:

    Cây vòi voi (Heliotropium indicum L hoặc Heliotripium anisophyllum P de B.), có chứa alcaloid pyrrolizidin trước đây vẫn dùng điều trị phong thấp, đau nhức, mụn nhọt. Người ta tình cờ phát hiện độc tính của chúng khi theo dõi tình trạng cừu chết hàng loạt ở Úc sau khi ăn loại lá cây này. Alcaloid huỷ hoại tế bào gan, có thể gây ung thư gan. Cây không được đưa vào danh mục cây thuốc nhưng ở nhiều vùng nông dân vẫn dùng vòi voi chữa đau khớp.

    Cây sóng rắn (Albizia myriophylla Benth), hoạt chất của nó có thể ức chế hệ thần kinh vị giác và gây tê liệt. Vỏ cây có mùi thơm của cam thảo nên rất dễ nhầm với cam thảo bắc (thường dùng để làm lớp áo cho các loại ô mai).
    Hạt thầu dầu (Ricinus communis, họ thầu dầu), dân gian hay dùng làm thuốc tẩy xổ, trong hạt có kèm độc tố ricin rất độc: chỉ cần 5 – 6 hạt là có thể khiến một bé nhỏ tử vong, 9 – 10 hạt đủ giết một người lớn! Cây lại được trồng nhiều ở nơi công cộng, vệ đường, rất vừa tầm tay trẻ con nên cần chú ý quan tâm.

    Cam thảo dây (Abrus precatorius, họ đậu), dây lá như lá me, quả giống quả đậu nhưng bên trong mang những hạt có màu đỏ – đen rất đẹp, dễ thu hút trẻ con, có chứa abrin cũng là độc tố gây chết người dù chỉ nhai vài hạt!


    [​IMG]

    Lá ngón.


    Mã tiền (Strychnos nux vomica) có trái trông giống trái cam nhưng trong hạt chứa nhiều alcaloid độc, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.

    Trúc đào (Nerium oleander), hay được trồng làm cảnh, rất đẹp nhưng trong lá lại chứa một hoạt chất có tác động trên tim. Chất nhựa trong lá trúc đào có thể làm loét giác mạc, kích ứng da, ăn vào sẽ gây nôn mửa, yếu cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly và tử vong.

    Móc gai hay móc hùm (thuộc nhiều loài gồm Capparis versicolor, Capparis tomentosa, Capparis moonnii, họ màn màn), quả hình trứng như quả dâu da, ruột quả cũng có một lớp cơm nhầy bao bọc như quả dâu, trong chứa glycosid có thể gây ức chế thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.

    Lá ngón còn gọi là cây rút ruột (Gelsemium elegans), nếu nhầm với dây đau xương (được dùng làm thuốc bổ gân cốt) thì có thể khiến người bệnh mất mạng.

    Nên nhớ không có ranh giới giữa thức ăn, thuốc và chất độc. Sự khác biệt giữa chúng chỉ ở liều lượng và cách dùng. Vì vậy cần cảnh giác người dân địa phương nhắc nhở con em mình không ăn những loại quả lạ để tránh hậu quả đáng tiếc. Trong trường hợp ngộ độc, khi thấy những triệu chứng khó chịu có thể cho uống sữa hoặc nước sắc cam thảo bắc, hoặc những loại nước sắc từ các cây cỏ có nhiều chất chát (tannin) để làm kết tủa chất độc, không cho ngấm vào máu, sau đó tìm cách cho nạn nhân nôn ra để loại độc chất.

    [​IMG][​IMG]Cây vòi voi.


    Trúc đào.


    [​IMG][​IMG]Hạt thầu dầu.


    Cây sóng rắn


    [​IMG][​IMG]Móc gai.


    Mã tiền.



    DS Lê Kim Phụng
    Nguyên giảng viên đại học Y dược TP.HCM.
    ảnh: Trung Phùng, Như Quỳnh, K.A.N.

Chia sẻ trang này