1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độc và kháng độc.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 16/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    .......
    Lam nghe người ta nói nếu đã ăn thanh long rồi thì đừng ăn trái bình bát nữa ... vì như thế sẽ chết ... không biết như thế có đúng không ?? AC nào biết xin nói rõ cho Lam nó được hiểu đi ạh...
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Những thứ trên đúng là chất độc thực sự khi ăn chung với nhau.
    Giải thích :
    Cay Mặn Ngọt : Dương
    Đắng Chua Chát: Âm.
    Một Âm phải đi với một Dương.
    Thí dụ: Xoài chua phải ăn với nước mắm đường. nếu ăn với Chanh thì rõ ràng loét bao tử.
  3. jumanji7

    jumanji7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2007
    Bài viết:
    3.966
    Đã được thích:
    3
    Đoạn trường thảo ở ngoài này rất nổi tiếng với cái tên "cây lá ngón", có nhiều ở vùng núi phía bắc, được coi là loại cây độc nhất nước ta. Chỉ cần 3 lá cũng đủ chết người.
    Có 1 vài cây rất độc khác như mã tiền, trúc đào,... Củ đậu vốn ăn được, nhưng ngoài củ ra thì cả thân, cành, lá, hoa, quả đều độc.
    Trong danh sách bác ở trên đưa lên em thấy phần lớn là đúng, tuy nhiên không đến mức kịch độc mà có thể chỉ là đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài... Ví dụ như vitamin C với protein trong sữa, vitamin C với hải sản, hàn ăn với hàn,...
    Đúng là rất cần than hoạt tính trong tủ thuốc gia đình để đề phòng ngộ độc. Chỉ đơn giản là củi đốt cháy rồi nghiền nhỏ than ra là có thể dùng được.
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cà độc dược còn gọi là mạn đà la, tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Cà (Solanaceae).
    Thân thảo, cao 1-2 m, sống quanh năm. Phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông to. Lá đơn, mọc so le, phiến lá nguyên hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều nhau. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Cánh hoa màu trắng hay vàng, dính liền nhau thành hình phễu, dài 16-18 cm. Quả hình cầu, đường kính khoảng 3 cm, mặt ngoài có nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt màu vàng.
    [sửa] Dược học
    Trong cây (ở lá và hột có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu là scopolamin, còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin... với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi.
    Star of life2.svg

    Trong y học cổ truyền Trung Hoa, nó là một trong 50 vị thuốc cơ bản, với tên gọi dương kim hoa (<?'S).
    Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị thuốc ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu thuốc để hút (chữa ho, hen suyễn), dùng lá hơ nóng đắp điều trị đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn.
    Vì cây có độc tính cao nên chỉ dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Khi bị ngộ độc, có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê.
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cà độc dược.
    Thứ chất độc được sử dụng trong vụ đầu độc thế kỷ.
    Vụ Hà Thành đầu độc là vụ binh biến, trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội, nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, có sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch khởi nghĩa, diễn ra ngày 27 tháng 6 năm 1908.
    Lực lượng làm binh biến là các bồi bếp và binh lính người Việt (lính khố đỏ) thuộc trung đội công nhân pháo thủ Hà Nội nằm trong trung đoàn pháo binh bảo vệ thành Hà Nội của Pháp. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên, còn gọi là Hai Hiên, cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân tức "đội Nhân" (chức cai đội), Nguyễn Trí Bình, Dương Bé,... tất cả có trên 10 người. Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội. Tuy vậy mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên. Trong bữa tối ngày 27 tháng 6 năm 1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam. Ngày hôm sau Pháp đem ra xử và khép tội tử hình đối với 13 binh lính và bồi bếp người Việt. Số lính Pháp thì không có ai thiệt mạng vì độc dược.
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Những người bị bắt trong vụ án Hà thành đầu độc
    [​IMG]
    Được AcommeAmour sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 19/03/2010
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thủ cấp của Dương Bé, Tư Bình và Đội Nhân bị xử trảm ngày 8 tháng Bảy năm 1908 trong vụ "Hà Thành đầu độc".
  8. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0

    http://www.nguyenkynam.com/dacbiet/voivoi.htm
    CÂY VÒI VOI
    Cây vòi voi ở Việt Nam được xác định tên khoa học là Heliotropium indicum L. hoặc Heliotropium anisophyllum P de B. Họ vòi voi. Cách đây 19 năm, năm 1985, Bộ Y tế đã có công văn thông báo cho Sở Y tế các tỉnh thành về độc tính của cây vòi voi:
    ?oTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Từ năm 1969, các nhà khoa học đã phát hiện trong một số loài Heliotropium như Heliotropium lasiocarpum Fish et Mey có một số alkaloid độc tính cao với gan, gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư. Độc tính này không xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc mà kéo dài âm ỉ, khó phát hiện. Do đó không nên dùng cây vòi voi làm thuốc?.
    Trên thế giới, nhiều nước có nhiều cây vòi voi mọc hoang cùng chi Heliotropium nhưng lại có nhiều loài. Cây vòi voi ở Việt Nam chưa ai nghiên cứu xác định độc tố nói trên. Vì vậy tốt nhất ta không dùng cây vòi voi làm thuốc uống và thận trọng khi dùng cây vòi voi làm thuốc đắp chữa các bệnh ngoài da như: nhọt giai đoạn chưa có mủ, viêm tấy, tụ huyết, sưng khớp.
    Mặt khác, ở nước ta từ năm 1965-1990, ngành y tế đã phát động phong trào sử dụng thuốc Nam, châm cứu chữa 7 bệnh chứng thông thường ở tuyến y tế cơ sở; Xuất bản sách hướng dẫn dùng thuốc, trong đó có cây vòi voi làm thuốc chữa phong thấp, đinh nhọt độc như:
    - ?oThuốc Nam châm cứu? phần dược, Viện Đông y biên soạn 1967, có đề cập đến cây vòi voi ở trang 68.
    - ?oHướng dẫn thuốc Nam châm cứu? Bộ Y tế in năm 1977, có đề cập đến vị vòi voi ở trang 125.
    - ?oHướng dẫn trồng và sử dụng thuốc Nam châm cứu? Vụ Dược chính in năm 1983, có đề cập đến cây vòi voi ở trang 218 và 234. Số lượng in 3 cuốn sách trên hàng mấy chục ngàn bản, được cấp phát đến y tế tuyến xã cả nước.
    Sau năm 1985, tuy Bộ Y tế đã có thông báo nhưng nhiều tác giả chưa quan tâm đến cây vòi voi có độc nên vẫn tiếp tục viết sách, báo phổ biến các bài thuốc uống chữa phong thấp mụn nhọt có cây vòi voi.
    Vì vậy chúng tôi xin đề nghị: Những ai có trong tay các sách báo viết về cây vòi voi, bài thuốc uống có vị vòi voi xin sửa lại ngay là: Có độc không dùng làm thuốc uống và mách cho bạn bè cùng sửa để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Cây vòi voi còn có tên là Thiên giới thảo, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng; Vì vậy nếu bạn có tài liệu nào đề cập đến vị thuốc uống có tên này cũng cần sửa để đảm bảo an toàn.
    Còn việc chế biến cây vòi voi bằng cách sao vàng hạ thổ, đất sẽ hút độc đi! Đó là ý tưởng cần được nghiên cứu thử nghiệm một cách khoa học, trước tiên là trên súc vật thí nghiệm. Xin chớ đem bản thân mình hoặc người bệnh ra thử nghiệm.
    DS. Trần Xuân Thuyết
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cây vòi voi.
    [​IMG]
  10. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cây Sui.
    http://www.vncreatures.net/forum/viewtopic.php?p=3141&sid=4af727ca2f3afe17b327cc211346f7a3
    "Thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng"
    Cây Nổ Tiển Tử (Antiris toxicaria Lesch). Thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn gọi là cây Sui, để tẩm vào mũi tên.
    Là một loại cây cao lớn (khoảng 30m), cây Sui mọc hoang nhiều ở rừng núi Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Indonêxia, Malaixia?
    Người ta lấy nhựa bằng cách băm vỏ cây cho nhựa chảy ra. Những người đi lấy nhựa phải là người khoẻ mạnh, không bị các vết sây sát, trầy sướt? vì nếu để nhựa Sui dính vào những nơi đó có thể vong mạng.
    Những con vật bị trúng tên tẩm nhựa Sui, gần như bị chết ngay tức thì, dù có chạy cũng không xa. Tuy nhiên, thịt các con vật nầy vẫn mềm mại và ăn được.

Chia sẻ trang này