1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độc và kháng độc.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 16/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cây Sui.
    Trên cây các bạn thấy đấy ! có một tổ ong rất khủng to như cái bao tải.
    [​IMG]
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Phụ tử, mao địa hoàng, rễ chùm ruột ...cũng là những thảo mộc độc.
    [​IMG]
    Hoa mao địa hoàng.
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Những chất độc gây nghiện và phá hủy thần kinh, cơ xương , khớp...
    Cây Anh túc.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BB%91c_phi%E1%BB%87n

    Thuốc phiện hay á phiện được chiết suất từ các hạt trong vỏ mầm cây Anh Túc hay cây cây thẩu (tên khoa học là Papaver somniferum L còn gọi là P. paeoniflorum thuộc họ Thuốc phiện - Papaveraceae.
    Hình ảnh của mầm hoa cây thuốc phiện (anh túc) từ xưa đã được chêm vào các hình tượng tôn thờ, rất lâu trước khi thuốc phiện được tìm ra trong các hạt cây này. Trong phòng triển lãm hình tượng từ nước Assyria tại viện Bảo tàng Thành Phố New York, trên hình điêu khắc nổi từ cung điện của Ashurnasirpal II ở Nimrud (870 TCN -879 TCN), có một vị thần có cánh tay ôm một bó hoa ... thuốc phiện thân dài.
    Trước khi khám phá ra cách đốt và hút (bắt chước từ người thổ dân châu Mỹ hút thuốc lá), người Âu Á thường nhai hoặc uống thuốc phiện. Trong thế kỷ 17 - 18 thuốc phiện xuất hiện với tên gọi madak, một loại thuốc pha trộn á phiện và thuốc lá. Đến thế kỷ 19, madak bị cấm ở Trung Quốc, thuốc phiện nguyên chất được người chơi hút nhiều hơn và bắt đầu lan tràn khắp nơi trên thế giới.
    Hình họa các tay nghiện á phiện trong những phòng hút phía Đông London năm 1874
    Trong thế kỷ 19, hoạt động buôn lậu thuốc phiện tới Trung Quốc xuất phát từ Ấn Độ, đặc biệt là hoạt động của người Anh, là nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến mang tên Chiến tranh thuốc phiện. Hậu quả của cuộc chiến này là Vương quốc Anh đã chiếm giữ Hồng Kông và thảo ra một thỏa ước mà người Trung Quốc gọi là "sự xỉ nhục thế kỷ". Buôn bán thuốc phiện đã trở thành một trong những nghề thu lời lớn nhất và được nhà nghiên cứu lịch sử thuộc Đại học Harvard, ông John K. Fairbank đánh giá là "tội ác kéo dài nhất và mang tính hệ thống quốc tế trong thời hiện đại."
    Không có hạn chế hợp pháp nào về việc nhập hay sử dụng may túy ở Mỹ cho đến khi sắc lệnh San Francisco, California ra đời cấm hút thuốc phiện trong những lều thuốc phiện vào năm 1875. Luật Ngăn Chặn Ma Túy (The Opium Exclusion Act) năm 1909 cấm nhập cảng thuốc phiện. Pháp chế quan trọng khác bao gồm Luật Thế Thuốc Gây Mê Harrison Narcotics Tax Act năm 1914. Trước thời gian này, các loại thuốc thường chứa thuốc phiện mà không có nhãn cảnh báo. Tổng thống Mỹ William Henry Harrison được chữa trị bằng thuốc phiện vào năm 1841. Ngày nay, có rất nhiều luật quốc gia và quốc tế quản lý việc sản xuất và phân phối chất gây mê. Cụ thể, Article 23 of the Single Convention on Narcotic Drugs yêu cầu các quốc gia sản xuất thuốc phiện chỉ định một cơ quan chính phủ chiếm giữ các vụ mùa thuốc phiện tự nhiên càng sớm càng tốt ngay sau khi thu hoạch chỉ đạo việc bán sỉ và xuất khẩu thông qua cơ quan đó. Việc sử dụng thuốc của thuốc phiện được kiểm soát chặt chẽ trên toàn thế giới và việc sử dụng không vì mục đích chữa bệnh nói chung bị cấm.
    Cây anh túc thuốc phiện là loại cây vườn phổ biến và thu hút. Hoa của chúng đa dạng về màu sắc, kích cỡ và hình dáng. Việc trong một lượng nhỏ trong vườn riêng thường không bị quản lý về mặt pháp luật. Vỏ hạt khô của chúng thường được dùng để trang trí và các hạt nhỏ có chứa một lượng không đáng kể chất alkaloids có chứa thuốc phiện được dùng làm lớp mặt phổ biến và có hương thơm của bánh mỳ và bánh ngọt.
    Ứng dụng y học
    Thuốc phiện đã là vật dụng chính để giao thương trong nhiều thế kỷ, và từ lâu đã được biết đến như là một loại thuốc giảm đau. Nó nổi tiếng với người Hi Lạp cổ, những người đã đặt tên cho nó là opion ("dầu anh túc"), và từ này được la tinh hóa thành từ tiếng Anh cho thuốc phiện (opium).
    Nhiều thuốc có bằng sáng chế của thế kỷ 19 dựa tên cồn thuốc phiện (được biết với tên cồn thuốc thuốc phiện, một dạng dung dịch của thuốc phiện trong rượu cồn etylic). Cồn thuốc phiện được kê đơn hiện nay với nhiều lý do, như tiêu chảy nặng, làm thông ruột hồi. Uống dung dịch 10% cồn thuốc phiện (10% thuốc phiện, 90% rượu etylic (rượu trắng) trước bữa ăn 30 phút sẽ làm giảm đáng kể tiêu chảy, cho phép ruột hấp thụ chất lưu khi đi ngoài tốt hơn.
    Thuốc phiện cổ truyền
    Việc chế biến thuốc phiện cổ truyền thì lấy nhựa cây thẩu phết lên trên một tấm giấy bản rồi đem hong khô. Đó là "thuốc sống". Lấy thuốc sống bóc bỏ giấy, đem dầm vào nước sôi, lọc sạch rồi đun cho đặc lại thì thành "thuốc chín". Đây là dạng thuốc dùng hút ở Đông Dương vào đầu thế ky 20.[1]
    [sửa] Morphine
    Bài chi tiết: Morphine
    Morphine là một alcaloid có hàm lượng cao nhất (10%) trong nhựa khô quả cây thuốc phiện được sử dụng trong y học như một thuốc giảm đau mạnh.
    [sửa] Heroin
    Bài chi tiết: Heroin
    Heroin là một dược chất thuộc dạng opioid nhân tạo được bào chế bằng cách ghép axetyl vào morphin, được sử dụng trong y học tương tự như morphine: chống đau nhức, với sự kiểm soát gắt gao của bệnh viện.
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cây anh túc. (thuốc phiện).
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Phân biệt nấm độc (Theo Tips)
    Có 3 phương pháp để phân biệt nấm độc: Phương pháp hóa học, phương pháp thử nghiệm trên động vật và phương pháp nhận biết hình thái.
    + Phương pháp hóa học thường phức tạp vì đòi hỏi máy móc và hóa chất để làm xét nghiệm.
    + Phương pháp thử nghiệm trên động vật không phải ở đâu và vào bất kỳ lúc nào cũng làm được.
    + Phương pháp đơn giản và được ứng dụng nhiều nhất trong thực tế là nhận biết hình thái, so sánh nấm độc và nấm không độc.
    Những nấm độc thường là nấm họ Amanita và Entoloma. Sau đây là cách nhận biết 2 loại nấm này.
    Thông thường cây nấm có 3 bộ phận: Mũ, thân và chân nấm. Các loại nấm khác nhau thì hình thái, kết cấu 3 bộ phận đó cũng khác nhau. Màu sắc, mùi vị của nấm cũng rất đa dạng. Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, mùi vị thối, đắng...
    + Đối với họ nấm Amanita: Chúng thường có nhiều màu, từ trắng, đến vàng, nâu, xanh, lục... Đặc tính cơ bản nhất để phân biệt Amanita với các loài khác là nấm Amanita có đài (bao) ở chân nấm;
    + Nấm Entoloma có bào tử màu hồng. Loại nấm Entoloma Lividum rất giống nấm rơm, chỉ khác là chân cuống không có đài nấm. Nấm Entoloma Lividum thường mọc trên bãi đất trong rừng, trên đất sét, hai ba cây một chỗ. Mũ nấm chất thịt, hình lồi rồi phẳng, đường kính 8-20cm; bờ cuốn vào trong, màu nâu nhạt hoặc xám; giữa có núm dày và rắn; có phấn, phiến nấm rời, màu xám vàng, bao tử màu hồng xám; cuống mập và to, lúc đầu đặc đặc, sau xốp, hình ống tròn hoặc có vảy ở chân cuống, mặt có dọc trắng, vảy vàng, thịt trắng. Khi đi hái nấm hoặc khi chế biến nấm cần lấy mẩu giấy trắng hứng bào tử nấm từ mũ nấm rơi xuống để giúp chúng ta có thể phân biệt với nấm độc.

    Cần phải biết rằng nấm là môi trường dinh dưỡng lý tưởng cho nhiều loại vi sinh vật. Bởi vậy, đối với những loại nấm không độc, nhưng hái về để lâu mới ăn, hay nấm đã hỏng, bị nhiễm bẩn mới sử dụng cũng dễ gây ngộ độc. Trong khi đó có một số loài nấm có chứa chất độc, nhưng chất độc đó không tan trong dịch vị dạ dày, nên cũng không gây ngộ độc. Tuy nhiên, những chất độc này lại tan trong rượu, nên nếu khi ăn nấm mà lại uống rượu thì cũng dễ bị ngộ độc.
  6. tvietthanh

    tvietthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Món này bố mẹ ông bà em đều nói thế, nhưng hồi nhỏ em không tin, vì rằng thịt vịt ăn với tỏi ko chết thì sao trứng vịt ăn lại chết
    Và một hôm bố mẹ đi vắng em đã quyết định thử
    Mười mấy năm rồi, chất độc chưa phát tác
  7. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Nghe nói sương sáo ăn với mật ong là chết ! hồi nhỏ anh cũng thử và phải công nhận ăn xong là ... chết thèm, có khi nào mật ong nhà mình là giả không ta !?
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    @AcommeAmuor: khu vực chứa cái ô 10.000 mét vuông của bạn hiền trước đây là một vùng hoang, cấm người lạ lai vãng, nơi đó có nhiều thứ từ lợn, hoãng, mèo, rái cá ... đến cả trăn rắn ... bla bla nên tôi tặng tiếp bạn hiền bài sưu tầm này.
    Cách phân biệt rắn độc và các cách cấp cứu khi bị rắn cắn
    Cấp cứu người bị rắn cắn
    Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ? nhiều khi không cứu nổi. Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối? Do vậy, khi không may bị rắn cắn, nạn nhân phải thật bình tĩnh, nhanh chóng làm các việc dưới đây:
    Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc. Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.
    Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay?) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.
    Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9?, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.
    Điều cần lưu ý
    Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.
    Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.
    Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.
    Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia?) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.
    Đề phòng rắn cắn
    Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:
    Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc. Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp.
    (Tác giả : BS. Nguyễn Thị Thu Hà)
    Những sai lầm trong việc sơ cứu rắn cắn
    - Thắt băng garrot quá chặt gây đau, sưng nề, tắc nghẽn gây hoại tử.
    - Đổ dầu vào đường hô hấp dẫn đến viêm phổi do xâm nhập, co thắt phế quản, vỡ màng nhĩ.
    - Cắt rạch, dùng bàn là nóng chà lên vết thương, ngâm trong dịch lỏng sôi, hơ trên ngọn lửa làm tổn thương, hủy hoại toàn bộ phần cơ thể.
    Có thể áp dụng biện pháp cố định chi bị cắn bằng băng ép đủ chặt cho bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn, nhưng không áp dụng cho rắn lục vì làm tăng thêm nguy hiểm, do nọc gây hoại tử tại chỗ. Bệnh nhân cần được vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất thật nhanh. Chi bị cắn phải được tránh cử động tuyệt đối để không làm tăng sự hấp thụ nọc. Bất kỳ sự co cơ nào cũng làm tăng lan tỏa nọc.
    Xử trí ngay khi bị rắn độc cắn
    Vài phút sau khi bị rắn độc cắn, vết thương đau nhức, sưng tấy, bầm tím; sau đó phù nề và chảy máu dưới da. Tình trạng này lan ra xung quanh vết cắn; nạn nhân bị nổi hạch khu vực.
    Vài giờ sau, nạn nhân cảm thấy bồn chồn, mạch nhanh và không đều, khó thở, đồng tử co nhỏ, vã mồ hôi lạnh, nôn ra mật và máu, tê bại chân tay, mê man, có thể tử vong rất nhanh.
    Khi bị rắn độc cắn, phải tiến hành cấp cứu ngay bằng cách buộc ga-rô tĩnh mạch phía trên vết cắn khoảng 3-4 cm. Chú ý ga-rô sao cho ngăn được máu tĩnh mạch chảy về tim nhưng không cản trở lưu thông máu động mạch, tức là vẫn bắt mạch được ở đoạn chi phía dưới. Nạn nhân cần được ủ ấm toàn thân, chườm lạnh chi bị rắn cắn, cho uống nhiều nước chè đường hoặc nước chanh, nước râu ngô. Cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được xử trí.
    Có thể áp dụng một trong các bài thuốc y học cổ truyền sau để cấp cứu bước đầu:
    - Nhai một nhúm nhỏ thuốc lào (khoảng 4-5 điếu), nuốt nước, lấy bã đắp vào vết rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đã mê man, dùng 5-10 g thuốc lào hòa với nước rồi vắt lấy nước đổ từng thìa vào miệng.
    - Lấy 1-2 rễ đu đủ đực, 2 lá trầu không và 1 thìa to giấm thanh. Cho tất cả vào miệng nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.
    - Lấy 2 lá trầu không, 2 g tỏi, 2 g gừng, 2 g vỏ quế và 1 g phèn chua nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.
    - Lấy lá sắn dây, lá rau ngót, lá phèn đen (mỗi thứ một nắm nhỏ) nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. Có thể thay 3 loại lá trên bằng lá bồ cu vẽ.
    ( Theo BS Hoàng Đức Hạnh, Sức Khoẻ & Đời Sống)
    Phân biệt rắn độc - rắn lành
    Các loại rắn hổ mang, rắn ráo... (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, tối loạn cơ tròn... Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.
    Rắn lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30'' đến 1h: nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất.
    Nếu bị rắn cắn sau 15-30'' mà vết cắn không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.
    Phân biệt căn bản nhất giữa hai nhóm rắn độc và không độc là ở chỗ có răng độc hay không. Răng độc khi cắn sẽ để lại vết trên da.
    Răng độc gồm hai loại. Một loại là răng độc hình móc câu, trên có một cái rãnh thông với nọc độc. Loại rãnh này mọc ở phần trước xương hàm trên của rắn, vạch miệng nó ra có thể trông thấy.
    Một loại răng độc khác là răng ống, cũng mọc ở phía trước xương hàm trên của con rắn. Đây là một đôi răng nhọn hơi cong và dài, ở giữa có một cái lỗ. Khi rắn độc cắn người, cơ thịt trên tuyến độc co lại làm cho dịch độc ở trong đó ép vào đường ống của răng độc, tiêm vào thân thể người.
    Khi bị rắn cắn có thể căn cứ vào vết răng để phân biệt độc hay không. Nếu là rắn độc, nhất định phải có một đôi vết của răng độc, trên lớp da bị thương có thể thấy hai cái lỗ rất nhỏ. Còn khi bị rắn không độc cắn thì trên da chỉ có vết hai hàng răng giống nhau.
    (Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao)
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    1) Khoảng gần 30 năm về trước ở xóm tôi có người bị rắn độc cắn chết, sau lần đó ba tôi bắt vài ba chục con rệp mộng phơi khô rồi bỏ vào hủ đựng vôi ăn trầu, rất mai không có dịp sử dụng nên hiệu quả như thế nào cũng không biết luôn !? ngày nay thì cả rệp và rắn đều hiếm ngang nhau.
    2) Như bài viết trên thì cách nhận biết rắn độc không khó là mấy, người độc thì mới sợ ! có ACe nào biết cách phân biệt giữa người độc và người lành ? cách kháng người độc ra sao ?
  10. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Thôi đi!
    Lại bắt đầu làm trò hả?
    Mod mới cha miếc như cục kứt, đề nghị Admin khoá con mịa nick này vào đê!
    Ông cũng tự phạt bằng cách 3 ngày ko vào diễn đàn làm trò đi!
    Vớ vẩn!
    Fan mới chả fiếc!

Chia sẻ trang này