1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độc và kháng độc.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 16/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Sau lần đó ba tôi bắt vài ba chục con rệp mộng phơi khô rồi bỏ vào hủ đựng vôi ăn trầu,"
    -----------
    Bài thuốc trị rắn này đã nổi danh trên giang hồ nhờ có những tác phẩm của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Một nhà Nam bộ học có phần nhỉnh hơn Sơn Nam.
  2. nongtracu

    nongtracu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0

    Lại bắt đầu làm trò hả?
    Mod mới cha miếc như cục kứt, đề nghị Admin khoá con mịa nick này vào đê!
    Ông cũng tự phạt bằng cách 3 ngày ko vào diễn đàn làm trò đi!
    Vớ vẩn!
    Fan mới chả fiếc!
    He He
    Thằng này của Bác gọi là FAN CUỒNG.
    Dạo này bắt đầu phát tiết.
    Phọt ra toàn những thứ cặn bã của óc, người đời hay gọi là ***.
    Em chào Bác !
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Hôm qua ngồi bàn lai rai với mấy ông anh, tự dưng đâu chủ đề này cũng được nhắc đến, có một ông nói là ở dưới miềm tây họ không bao giờ dùng cây chùm ruột để xiên cá lóc vì cá lóc nướng xiên bằng cây chùm ruột ăn vào sẽ chết, chẳng biết có đúng không !?
  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    1) Hiền nhưng không lành (Coppyright Highlife) đó là phần thưởng mà tạo hóa đã dành cho những sinh vật có thiện tính nhưng cực kỳ sát thủ với kẻ rấp tâm giết hại nó, con so con sứa con nưa ... nếu đừng bắt giết nó thì nó chẳng bao giờ hại một ai !?
    2) Các bạn không muốn trao đổi về đòn hiểm, thế độc trong võ thuật thì thôi vậy tôi sẽ ngưng.
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Rắn biển - con đẻn đã nổ thì chỉ có chết
    Có khoảng 50 loài rắn biển , tất cả đều mang nọc cực độc - thuộc họ Hydrophiidae, chủ yếu sống ở các vùng biển phía tây Thái Bình Dương và ở Ấn Độ Dương. Cũng có vài loài rắn ở đông Thái Bình Dương, ngoài khơi vùng Trung Mỹ và phía bắc Nam Mỹ.
    Rắn biển có hình dạng như con lươn nhưng đuôi của nó tựa mái chèo với sức đẩy tới rất mạnh. Là một tay bơi lặn cừ khôi dưới nước, rắn biển trở nên lờ đờ khi ở trên cạn. Thường chúng sống và săn mồi ở độ sâu trung bình 1,5m nhưng cũng có lúc xuống sâu hơn 3m. Một số loài rắn biển có lớp da màu sắc rực rỡ, chẳng hạn loài rắn biển bụng vàng, da lưng màu nâu hay đen, cổ và ức lại màu vàng chanh.
    Rắn biển dân chài Việt Nam gọi là con Đẻn hay đẹn ... có bốn loại chính : đẻn cơm, đẻn rồng, đẻn xanh, đẻn cò. Cả bốn đều có những độc tố rất mạnh :
    + Đẻn cơm mình ngắn, da phớt vàng, hễ chạm nọc của nó là chết.
    + Đẻn rồng có đầu giống hệt đầu rồng, mình dài, vằn vện đen trông rất ghê. Con nhỏ khoảng 800g, con lớn nặng đến 4kg. Khi gặp đẻn rồng phải hết sức cẩn thận bởi nó là loại đẻn rất nhanh và khỏe, có thể bơi như xé sóng để phóng độc.
    + Đẻn xanh đầu vừa ngắn, vừa khô, da mái xanh.
    + Đẻn cò nặng nhất cũng chỉ đạt 1,2kg. Loại này có ngoại hình rất lạ: đầu và cổ dài độ 20cm bé như chiếc đũa con nhưng toàn thân lại có thể phình to như bắp chuối. Đây là loại đẻn độc nhất, nếu đã ?onổ? thì đừng mong cứu sống nếu chậm.
    (Nguồn : Vũ Toàn & Việt Báo)
  6. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Các thông tin về cách kháng nộc độc rắn biển
    Người đầu tiên thoát chết
    Anh Đỗ Thanh Tùng ở Cù Lao Xanh - người từng đi săn rắn độc dưới đáy đại dương cho biết: "Dân gian ta xưa nay thấy người rủi bị đẻn cắn thì họ quen với cách lấy thùng nhôm, nhựa, chày đập dưới đất, dùng xoong nồi gõ thật mạnh hòng gây tiếng động ở bên tai người bị nạn".

    Làm vậy giúp cho người gặp nạn không bị chìm vào hôn mê sâu để níu lại sự sống mà tìm cách cứu... Nói thật, bị đẻn cắn khó mà thoát khỏi lưỡi hái tử thần! Nhưng ở vùng đảo Nhơn Châu này, đã có mấy người bị đẻn cắn rồi nhưng may mắn vẫn còn sống sót đấy...". Ba mươi năm trước, ông Nguyễn Thời đi săn rắn biển ở gần vùng sông Cầu, Phú Yên không may bị đẻn cắn, chìm vào hôn mê. Bạn săn phát hiện kịp thời vội đưa ông về nhà ở đảo Nhơn Châu.
    Trong lúc vợ con ông khóc la ầm ĩ, người người trong xóm kẻ xoong người chảo khua vỗ tá lả để "gọi hồn" cho ông... Trong lúc tưởng chừng như tuyệt vọng thì không ngờ có một người đàn ông đi ngang qua thấy người bị đẻn cắn sắp chết liền mách nước chỉ có cây rau sữa biển mới cứu được.
    Và người đó đã tự ra các bãi cát trên đảo, phía sau doanh trại của Đại đội hỗn hợp Đ30 (thuộcTỉnh đội Bình Định) tìm cây thuốc ấy. Ông giã cây thuốc ra, rồi vắt lấy nước cho nạn nhân uống, còn xác thuốc thì đắp vào vết thương. Ban đầu, ông Thời nôn thốc, nôn tháo. Sau đó ông dần tỉnh lại và trở thành người đầu tiên bị đẻn cắn mà thoát chết.
    Năm 2000, một ngư dân khác là Nguyễn Văn Kha (thôn Đông, xã đảo Nhơn Châu) bị rắn độc cắn. Theo cách trước đây mình đã được cứu, ông Thời đã tìm cây sữa biển giúp anh Kha giành lại mạng sống.
    Cây sữa biển - loại dược liệu quý
    Một điều đáng chú ý, cây sữa biển dường như chỉ mọc ở khoảng đất phía sau Đại đội hỗn hợp 30 trên đảo Nhơn Châu. Vào tháng 9 - 10 hàng năm là mùa sinh trưởng của cây sữa biển. Người dân địa phương không phải ai cũng biết về loại cây này. Ông Thời nay cũng đã khuất. "Truyền nhân" hiện nay là bà Lê Thị Kim Anh (69 tuổi, thôn Tây, đảo Nhơn Châu) mới có thể tìm và dùng cây sữa biển.

    Sáng sớm, bà Kim Anh, tôi và thượng úy Nguyễn Văn Hoàng - chính trị viên và Đại úy quân y Phan Văn A của Đại đội hỗn hợp Đ30 ra tận những bãi cát trắng ở phía sau doanh trại tìm cây sữa biển.
    Nóng lòng muốn biết về loại dược liệu quý, tôi rảo chân theo sát bà Kim Anh. Bất ngờ, thượng úy Nguyễn Văn Hoàn cầm tay tôi giật ngược lại. Con chó Tô Tô sủa lên inh ỏi và phóng tới phía trước. Trong đám cây thuốc ấy có một bóng rắn xanh lè trườn đi rất nhanh. Tôi giật mình kinh hãi.
    Ngồi xuống bên một đám sữa biển um tùm, bà Kim Anh nhớ lại: "Tui biết đến loại thuốc này cũng bởi khi xưa ông già tui là người đi biển lâu năm, biết rõ nó có thể chữa đẻn cắn. Ông dùng nó để chữa cho người ta và giờ truyền đến tui. Khi bị đẻn cắn phải nhanh chóng tìm loại cây này kịp thời mới cứu kịp mạng sống".
    Theo bà Kim Anh, "dược chất" linh hiệu nhất của sữa biển chính là mủ. Chất này gây nôn mửa. Khi uống vào, các độc chất của đẻn biển theo đó mà tuôn ra hết. Khi hái cây thuốc về, phải giã nát rồi cho vào ít nước lọc mà vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Còn xác lá dùng đắp lên miệng vết thương giúp nhanh lành hơn.

    Anh Kha, người may mắn thoát chết nhờ cây sữa biển và vợ.
    Không hiểu vì sao, các loại rắn trên cạn lại thích ẩn mình sau đám cây từ bi và sữa biển. Bà Kim Anh nói rằng, nếu bị các loại rắn khác cắn thì dùng sữa biển uống cũng sẽ hiệu nghiệm.
    Còn thượng úy Nguyễn Văn Hoàng hồ hởi nói với phóng viên: "Có cây sữa biển thì bọn mình cũng đỡ lo. Ở đảo này do có núi, rừng bao phủ nên rắn độc nhiều lắm".
    Tôi đã mang một số mẫu cây sữa biển tìm đến Bệnh viện y học cổ truyền Bình Định. Dược sĩ Võ Hưng Mạnh, Trưởng khoa Dược cho biết: "Lâu nay, chúng tôi chưa hề nghiên cứu về cây thuốc này và cũng không biết nó.
    Nhưng tôi tin chắc những cây thuốc nào dân gian ta dùng để chữa bệnh và lưu truyền thì có thể cứu được người. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu thêm về cây thuốc này để có thể cứu trị được cho nhiều người bị rắn biển cắn hơn...".
    Khi bị rắn độc cắn, tốt nhất là thực hiện sơ cứu nhanh và chuyển gấp đến các bệnh viện chuyên khoa hoặc trung tâm chống độc để được truyền huyết thanh giải độc.
    Ngoài biện pháp này, trong dân gian vẫn còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa rắn cắn, trong đó có cây sữa biển. Để đánh giá về tác dụng thực sự của nó và phổ biến rộng, sẽ cần có nhiều khảo cứu đầy đủ của các nhà khoa học.
  7. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Các thông tin về cách kháng nộc độc rắn biển (tiếp theo)
    Năm 1998 anh Lê Văn Huy đi săn lùng đẻn biển, khi vào bờ đang lúc cầm cân để bán thì bị con đẻn cò rướn người lên để đớp. Vợ con đưa lên trạm xá, Huy chưa ngồi đã gục đổ xuống, cả nhà khóc lóc, cáng Huy chạy về nhà ông Nguyễn Duy Khai ở ven vùng biển Thiên Cầm. Ông Khai đem một loại thuốc đặc biệt bôi vào vết thương, chỉ sau 5 phút Huy tỉnh lại.
    Ông Khai kể: ?oLúc đầu tôi không nghĩ mình sẽ chế được thuốc chữa nọc đẻn vì có người chỉ sau 5- 10 phút gặp họa đã chết?. Tình cờ năm 1985, trong chuyến buôn đẻn đầu tiên sang Trung Quốc, ông Khai được một người Hoa chuyên buôn đẻn biển tặng mười viên biệt dược và dặn: ?oNgười bị đẻn cắn nếu hoa mắt, gục xuống thì cho uống liền hai viên. Người chưa hoa mắt uống một viên là khỏi?. Như được bảo bối, ông Khai về làng cho những chủ thuyền thân tín nhất mỗi nguời một viên để phòng thân ngoài biển xa.
    Đến lúc chỉ còn một viên, ông nghiền nhỏ đem ra Hà Nội nhờ một số đồng nghiệp cũ ở một số bệnh viện xét nghiệm và bào chế. Sau nhiều lần thử nghiệm thuốc rất công hiệu. Từ năm 1990 đến nay ông Khai đã chữa khỏi cho hàng chục người bị đẻn cắn, trong đó có những trường hợp rất đặc biệt. Mới đây anh Quy, chủ hảng hải sản ở thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa), bị đẻn cắn được bệnh viện tỉnh trổ động mạch cho máu độc ra, đồng thời tiếp máu vào vẫn không xong, đã được ông Khai chữa lành.
    Theo ông, viên thuốc này đủ chữa khỏi cho khoảng 2.000 người và cũng chưa một lần ông Khai thất bại, ngoại trừ những trường hợp cấp cứu chậm để nọc độc nhập tim.
    (Nguồn Vũ Toàn & Việt Báo)
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Bạn làm tôi nhớ đến một bà già gần nhà, nếu còn sống chắc cũng gần 100 tuổi, gia đình bà là dân sông nước thứ thiệt. Tối hôm đó bà thấy bọn xóm tôi nhậu mà mồi miếc gì nhìn thấy phát hẻo nên bà thẩy cho một sâu khô cá, có đứa biết hỏi : khô cá nóc ăn chết sao bà tám. Bà trả lời tỉnh khô rằng thằng nào cứng hàm thì bây lấy *** người chét vào miệng nó không sống thì bỏ ... bữa tối đó thằng nào nhát chết thì ngồi nhìn bạn nhậu mà mồm nhỏ đầy giải.
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Lyhl chờ lâu quá mà không thấy bạn hiền chấp bút tiếp về hạt của cây mã tiền. Dân chơi võ thuộc dòng ngạnh công xoa thuốc chắc không xa lạ với loại hạt này, nhưng thiết nghĩ cũng cần hiểu cụ thể hơn về mặt lợi và mặt hại trong các toa thuốc xoa đông y có vị chứa hạt mã tiền .
  10. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Nhớ ngay xưa có đọc truyện Gươm thiêng, (không nhớ tên tác giả, năm xuất bản...) trong đó có kể chuyện một người bị đẻn cắn, cánh tay đã thâm đen, bị ném xuống biển, trong lúc mê man đã ăn rau muống biển (????!!!!!) nhờ đó mà thoát chết!!!!
    Không biết là cái rau muống biển này với cái rau của lão Lý có cùng loài???

Chia sẻ trang này