1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độc và kháng độc.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 16/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Nhớ hồi trước tết có phát tán 1 bài thơ "các thứ kỵ nhau", làm cũng lùm xùm ai cũng phát sốt... Sau đó các bác sĩ, nhà khoa học đã chứng minh bài thơ đó là "nhảm" và "vô căn cứ" . Vì vậy các đồng chí cứ an tâm nhé. À trong các topic thấy topic này là "chất" nhất, có lẽ ít bị ném đá .
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Vỏ,Rễ cây chùm ruột cực độc, có người đã dùng để đầu độc người khác.
    Trong y văn có ghi là có gia đình đào giếng kế bên cây chùm ruột, thế là cả gia đình uống nước này bị tử ẹo.
    ----------
    http://www.baodatviet.vn/Home/doisong/Chua-benh-bang-qua-chum-ruot/20086/7562.datviet
    Lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn.
    Rượu ngâm bằng vỏ thân cây chữa thối tai, tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, chữa đau răng, họng. Cách làm, vỏ vây và quả chùm ruột phơi khô, tán thành bột mịn hòa cùng rượu trắng nồng độ cao. Cứ 200 gam bột ngâm với 1 lít rượu để trong 10 ngày là sử dụng được. Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, uống ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh.
    Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ và vỏ rễ cây này rất độc.
    Trong y học cổ truyền dân tộc, có một vài cách sử dụng chùm ruột làm vị thuốc chữa bệnh.
    Lá chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.
    Vỏ thân chùm ruột một phần, vỏ thân vông đồng 2 phần, sắc cô đặc, hòa vào rượu trắng uống ngày 2 muỗng cà phê, chia làm hai lần, chữa suy yếu tim.
    Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa để bôi vào vết thương, chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da.
    BS. Phạm Hồng Nga
    BV Y học Cổ truyền TP HCM
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    *** người đốt thành tro, xong chiêu với nước ấm trị bệnh ngộ độc nấm.
    Bài thuốc này có ghi trong Lời nói đầu của Những cây thuốc và vị thuốc VN, tái bản lần thứ 13 của GS Đỗ Tất Lợi.
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Tên mã tiền dùng để chỉ nhiều loài cây khác nhau thuộc chi Strychnos cho những hạt giống như chiếc khuy áo lớn, và có chứa những alkaloid là strycnin và brucin. Có cây là cây đứng, có cây là dây leo. Những dây leo gọi là Strychnos sp. Cùng một loài nhưng khi lấy hạt người ta gọi là mã tiền, khi lấy vỏ gọi là cây hoàng nàn.
    Tên Strchynos do chữ Hy lạp là cây có độc.
    nux là quả cứng.
    vomica là gây nôn mửa.
    Do vậy: Strychnos nux-vomica là cây có độc quả cứng gây nôn mửa.
    ......
    (Đỗ tất Lợi)
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Công dụng: Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon. Toàn cây được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiểu tiện, chữa thuỷ thũng, đau bụng. Dùng ngoài, lá Muống biển tươi giã nát dùng đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ và cũng dùng trị rắn cắn, có thể phơi khô tán nhỏ rắc lên những nơi bị bỏng.
    http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/muongbien.htm
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/muongbien.htm
    Công dụng: Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon. Toàn cây được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiểu tiện, chữa thuỷ thũng, đau bụng. Dùng ngoài, lá Muống biển tươi giã nát dùng đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ và cũng dùng trị rắn cắn, có thể phơi khô tán nhỏ rắc lên những nơi bị bỏng.
    [​IMG]
    Bữa hổm đi bãi biển Xuyên Mộc thấy rau muống biển mọc rất là xanh tốt ngay đường đi vào khách sạn...so với rau muống thường thì rau muống biển xanh hơn và cứng cáp hơn.
  7. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Khoảng đôi ba năm về trước đã từng xảy ra tai nạn gây chết người, lý do là trước đó nạn nhân đã ăn tàu hủ cùng với mật ong, kết quả khám nghiệm tử thi là hỗn hợp có trong bao tử đã kết tủa thành một khối cứng. (Tôi đã tra nét nhưng chưa tìm lại được bài bào này). Chúng ta hãy cũng tham khảo sự giải thích cho các trường hợp mất mạng từ từ hoặc đột ngột một cách oan uổng như trên :
    Thịt dê với nước trà : thịt dê rất giàu protein Sau khi ăn hai loại thịt này, nếu bạn dùng ngay một tách nước trà, chất a-xit tanin từ trà sẽ kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit. Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư.
    Thịt gà với rau kinh giới : rau kinh giới dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
    Gan động vật với rau cần, cà rốt Cellulose, acid oxalic xung khắc với sắt : các loại gan động vật, lòng đỏ trứng gà, đậu nành có chứa nhiều sắt, nên không được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt, khoai chứa nhiều cellulose, và cũng không nên ăn cùng các loại rau như rau chân vịt có chứa nhiều acid oxalic. Vì cellulose và acid oxalic đều sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể.
    Gan heo với giá đậu : có đến 2,5mg đồng (Cu) trong khoảng 100gr gan heo. Bên cạnh đó, giá lại chứa nhiều vitamin C. Nếu bạn xào giá cùng với gan heo, trong thời gian tiêu hóa, vitamin C sẽ bị ô-xy hoá. Giá sẽ biến thành chất bã, không còn giá trị dinh dưỡng nữa.
    Óc heo với trứng gà : dùng trứng chung với óc heo sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.
    Trứng gà với sữa đậu nành trong sữa đậu nành chứa men protidaza có tính ức chế các protein trong trứng gà, gây chứng khó tiêu, đầy bụng.
    Trứng gà với đường : protein và đường xung khắc với nhau. Lysine và đường có trong sữa bò sẽ có phản ứng ở nhiệt độ cao, làm cho các acid amin mất đi. Trứng gà và đường không nên nấu cùng nhau cũng vì lý do này. Nhưng bạn có thể đun nóng sữa, nấu chín trứng gà rồi để nguội sau đó cho đường vào thì sẽ không có vấn đề gì.
    Trứng vịt với tỏi : tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi kết hợp chung với trứng, đặc biệt là khi tỏi dùng để khử quá cháy sém.
    Hải sản với một số loại hoa quả : acid tannic xung khắc với protein. Nếu như bạn ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, đi tiêu chảy..Vì trong các loại trái cây này có chứa acid tannic, mà acid tannic mà gặp protein có trong các loại hải sản thì sẽ bị đông lại và trầm lắng, dễ tạo ra những chất khó tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn hải sản xong thì khoảng 4 tiếng sau bạn mới được ăn những trái cây giàu acid tannic như trên.
    Chú ý là ăn thịt xong cũng không nên uống trà ngay, nguyên nhân cũng giống y như ở trên.
    Các loại động vật có vỏ sống dưới nước (tôm, cua, ốc, hến..) với vitamin C : các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng... rau ngót..sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người.
    Dưa chuột với các món chứa nhiều vitamin C : trong dưa chuột chứa một loại men làm phân giải vitamin C. Khi ăn dưa chuột với các món có vị chua như cam, quít, cerise (cherry), bưởi.., chất men này sẽ làm mất lượng vitamin C vừa nạp vào cơ thể
    Sữa bò với các nước trái cây chua : sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin, bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong.
    Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho : ceton đồng có trong những loại trái này phản ứng với acid cianogen lưu huỳnh có trong củ cải khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
    Đậu hủ với rau chân vịt : acid oxalic và sắt, mangie xung khắc với nhau. Đậu hủ kỵ ăn cùng với rau chân vịt vì trong đậu hủ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calcium oxalate. Hai chất lắng đọng màu trắng này không được cơ thể hoan nghênh, không những ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi.
    Tàu hũ với mật ong : trong tàu hũ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu người đó có bệnh về tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong càng nhanh hơn.
    Sữa đậu nành với mật ong : mật ong chứa acid formic nên khi gặp đậu nành có nhiều protein sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến tình trạng khó tiêu.
    Sữa đậu nành với đường đen : trong đường đen có chất acid malic, khi hòa tan trong sữa đậu nành sẽ tạo ra chất lắng tủa, làm giảm chất bổ của sữa đậu nành. Mặt khác khi uống vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến hấp thu các chất khác cũng giảm.
    Khoai lang với trái hồng : trong trái hồng có chứa vị chát (tanin) và pectin. Khi ăn khoai lang cùng với hồng, tinh bột trong khoai lang sẽ tiết ra nhiều vị toan lẫn với chất tanin và pectin trong hồng, hình thành sỏi dạ dày. Nếu tình trạng nặng sẽ gây loét và chảy máu dạ dày. Những người bị đau dạ dày phải chú ý hơn để tránh ăn cùng lúc những món nâ?y.
    Cà rốt, rau câu, rau cải với dấm : carontine và acid acetic xung khắc với nhau. Xào cà rốt tuyệt đối không được cho giấm, vì acid acetic sẽ phá hoại hết lượng carontine. Cũng như vậy, rau câu, rau chân vịt, rau cải có chứa nhiều carontine cũng không nên cho giấm vào khi xào.
    Uống nhiều nước có gas khi ăn : ảnh hưởng đến tiêu hóa, làm loãng dịch vị, gây cản trở co bóp thức ăn dẫn đến viêm dạ dày.
    (Sưu Tầm)
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    [​IMG]
    Đồng tiền cứu người (Trích từ bài viết của Thạc sỹ Dược học Nguyễn Văn Quân)

    Trong kháng chiến chống Mỹ, những chiến sĩ của ta từ miền Nam trở ra đều mang theo những hạt Mã tiền và coi đó là vị thuốc không thể thiếu bên mình. Chiến sĩ ta thường ngâm Mã tiền vào nước vo gạo một ngày đêm cho mềm, lấy ra bóc vỏ, sao với cát cho vàng đậm, rồi ngâm với rượu làm thuốc xoa bóp do chấn thương, đau dây thần kinh. Đầu thế kỷ 20, mỗi năm nước ta xuất khẩu cả ngàn tấn hạt Mã Tiền. Mã tiền được nhân dân ta sử dụng từ ngàn xưa làm thuốc xoa bóp, chữa tê liệt nửa người, chó dại cắn và trị ghẻ rất có hiệu quả. Y học hiện đại tìm thấy chất Strycnin có trong Mã tiền và chiết nó ra làm thuốc tiêm. Chất này có tác dụng mạnh với các hệ như thần kinh, tim và tuần hoàn, dạ dày và bộ máy tiêu hóa v.v?
    Hiện nay, ống tiêm Strycnin được dùng phổ biến trong tất cả các cơ sở y tế để tiêm hay thủy châm làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng phản xạ chữa tê liệt cơ, viêm dây thần kinh v.v?
    Đặc biệt, bài thuốc có vị Mã tiền nổi tiếng được các thầy thuốc và người bệnh tin dùng chính là Phong tê thấp Bà Giằng. Bài thuốc này được Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi giới thiệu trong tập sách nổi tiếng ?o Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam? từ năm 1969 đến nay. Trải qua gần 100 năm thực tiễn lâm sàng, Phong tê thấp Bà Giằng cho hiệu quả chữa các bệnh như tê thấp, đau nhức xương, sưng khớp, viêm thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, teo cơ và thoái hóa xương khớp. Hiện nay có một số thuốc bán trên thị trường có nguồn gốc từ bài thuốc Phong tê thấp Bà Giằng. Tuy nhiên thuốc gia truyền Phong tê thấp Bà Giằng do chính cơ sở Bà Giằng sản xuất có hiệu quả cao hơn hẳn. Ưu điểm nổi bật của thuốc do cơ sở Bà Giằng sản xuất là: Thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả, dùng được cho cả người bị đau dạ dày đã ổn định, tiểu đường, gút và táo bón, giá thành hợp lý.
    Nhờ có Mã tiền của Việt Nam mà chúng ta có được bài thuốc quí mà hầu hết nhiều thuốc đông dược khác chữa phong thấp khó mà bì kịp. Cho đến nay Mã tiền chưa được trồng, mới khai thác cây mọc tự nhiên. Mong rằng ngành dược cần đầu tư nghiên cứu bảo tồn và phát triển vị dược liệu quí giá này.
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    [​IMG]
    Đồng tiền giết người (Theo Công An TP.HCM)

    Uống chén thuốc do vợ đưa, anh Nguyễn Văn Phúc (Cam Chính, Cam Lộ, Quảng Trị) thấy khó chịu, 5 phút sau chân tay co quắp lại... Láng giềng nghe tiếng kêu la tưởng anh Phúc bị trúng gió, tìm mọi cách cứu chữa nhưng vô hiệu.
    Anh tắt thở trên đường đi cấp cứu. Cái chết bất ngờ của anh Phúc khiến mọi người thắc mắc vì buổi chiều anh còn rất khỏe, uống xong chén thuốc bắc thì tử vong. Sự việc được trình báo lên chính quyền địa phương. Ngày 26/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị tiến hành điều tra.
    Khám nghiệm tử thi, Viện khoa học kỹ thuật hình sự kết luận, trong mẫu máu, gan và dịch dạ dày tìm thấy thành phần Ancoloit của hạt cây mã tiền. Trong khi đó, bã của siêu thuốc mà anh Phúc uống cũng như 4 thang thuốc bắc còn lại không có thành phần Ancoloit và các độc tố khác có thể gây chết người.
    Bà chủ tiệm thuốc bắc ở thị xã Đông Hà cho biết vợ anh Phúc (Trần Thị Ý) có đến mua 5 thang thuốc trị bệnh đau lưng cho chồng và một thang thuốc ngâm rượu xoa bóp cùng một gói mã tiền dạng đã qua sơ chế.
    Hướng điều tra tập trung vào vợ của nạn nhân. Lúc này, Trần Thị Ý thừa nhận hành vi đầu độc chồng.
    Ý và anh Phúc lấy nhau từ năm 1978, có 6 người con, lớn nhất 26 tuổi và nhỏ nhất 11 tuổi. Do ghen tuông vô cớ nên nhiều lần anh Phúc chửi mắng và đánh đập vợ. Trần Thị Ý cũng nhiều lần viết đơn đòi ly dị.
    Đầu tháng 12/2003, anh Phúc đi chợ Đông Hà mua men rượu và mang về một gói khoảng 20 hạt mã tiền giã nhỏ giao cho vợ ngâm rượu để xoa bóp trị chứng đau lưng. Biết mã tiền là chất độc có thể dẫn đến chết người, Ý bớt lại một ít với mục đích sẽ tự sát nếu còn bị chồng đánh đập...
    Nhiều lần mâu thuẫn vợ chồng, thay vì tính chuyện tự sát, Ý nảy sinh ý định giết anh Phúc. Tối 25/1, khi sắc thuốc cho chồng, người vợ dùng số mã tiền cất giữ trên lọc hòa lấy nước pha vào chén thuốc.
    Mới đây, vụ án được đưa ra xét xử. TAND tỉnh Quảng Trị tuyên Trần Thị Ý 14 năm tù về tội giết người.
  10. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ..........
    Hồi còn nhỏ, cơ thể yếu, nên bệnh liên miên, rồi ho cũng quá chừng ...... chỉ nhớ là hồi ấy ba hái bông ( hoa ) cây đu đủ đực trồng trước nhà rồi trộn với dây tơ hồng thêm một tí đường cát nữa >> tất cả đem nấu, lọc lấy nước cho uống . >>>>vậy là hết ho .... khoẻ liền .
    Không biết là hoa cây đu đủ đực hay là dây tơ hồng trị được bệnh ho nữa .... Huynh nào biết xi nói cho em nó hiểu với ạh
    Chúc mọi người vui khoẻ !

Chia sẻ trang này