1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độc và kháng độc.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 16/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    Lá ngải cứu giã với ít muối rồi ngậm ---> chữa viêm họng kinh niên !
    chưa thử bao giờ .... anh em thử đi rồi báo cáo kết quả cho anh em biết với nhé !
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Hehê....Tơ hồng nó đắng bà cố luôn (nói theo ngôn ngữ dân gian)...
    vậy nên uống bài thuốc trên tí đường cát không đủ đâu ! Ít nhất là nửa ký đường cát.
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Lá ngải cứu nướng chung với hạt mã tiền, xong rồi lấy bột nhão đó ngâm rượu...là một bài thuốc trị tê thấp cực kỳ hiệu nghiệm.
    Bài thuốc này của ông dượng tui truyền lại. Và cũng chỉ có ổng mới mua được mã tiền. Cỡ tui mà ra tiệm thuốc bắc hỏi mã tiền, sau 5 phút có CA tới bắt.
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cúc trừ sâu. Còn gọi là cúc dại hoa vàng.
    http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/C/CucTruTrung.htm&key=&char=C
    Cúc trừ trùng
    Cúc trừ trùng - Chnysanthemum cinerariaefolium Vis. (Pyrethrum cinerariifolium Trevis.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.
    Mô tả: Cây thảo sống dai (6-12 năm), cao 50-60 cm, mọc thẳng, hoá gỗ ở phần dưới, tròn, có khía dọc, nhất là ở phần trên, có lông măng mềm trông như bông; thân phân cành đơn chủ yếu là ở phía dưới. Lá mọc so le; các lá phía dưới to, có thể dài tới 20cm, rộng 6cm, có cuống dài ôm thân; phiến lá chia ra thành 7-9 đoạn so le, thon hẹp về phía gốc, chia thuỳ sâu, các thuỳ tạo thành những răng to, nhọn và không đều; về phía trên thân, các lá đơn giản hoá về hình dạng, giảm số lượng và các phần phân chia của các đoạn. Cụm hoa là những đầu ở ngọn các nhánh, đơn độc, rộng 4-5cm. Lá bắc của bao chung màu nâu nâu, kết hợp, hình dải, dài dần từ ngoài vào trong, các lá bắc ngoài nhọn, các lá bắc trong tù hay cụt. Đế hoa trần, lồi, gần như hình bán cầu. Hoa cánh hợp; các hoa phía ngoài hình lưỡi, màu trắng; các hoa ở giữa hình ống, màu vàng. Quả bế, hơi cong, hình lăng trụ, với 5 cạnh và 5 mặt; quả mang một vòng nhỏ dạng màng nằm trên bầu, cao bằng 1/6 quả bế. Hạt không có nội nhũ, mầm thẳng.
    Bộ phận dùng: Các đầu hoa hoặc rễ - Capitulum seu Radix Chrysanthemi Cinerariaefolii.
    Nơi sống và thu hái: Gốc ở châu Âu được trồng ở nhiều nước châu Âu, ở Úc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ta cũng nhập trồng. Người ta trồng đến năm thứ ba mới thu hái cụm hoa, phơi khô. Có thể thu hoạch trong vòng 10-20 năm. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Tán thành bột, bảo quản nơi khô, càng kín càng tốt.
    Thành phần hoá học: Có sáp, paraffin, cholin, phytosterol, tinh dầu, dầu nguyên, pyrethrol. Hoạt chất chính là hỗn hợp este có tính chất diệt trùng là pyrethrin I và pyrethrin II, có hàm lượng từ 0,2-1,2%; tỷ lệ giữa pyrethrin I và II là 2/3. Còn có chrysanthin và chrysanthen.
    Tính vị, tác dụng: Cúc trừ sâu ít độc đối với người và động vật có máu nóng khi dùng uống trong hay hút hơi xông, nhưng có độc khi tiêm qua mạch máu, lại rất độc đối với động vật có máu lạnh, côn trùng và động vật không xương sống khác.
    Công dụng, chỉ định và phối hợp: 1. Dùng uống trong trị giun đũa, sán xơ mít, giun tóc, giun móc, giun kim. Thường dùng dưới dạng pyrethrin viên (1-2cg đối với người lớn, 5-6mg đối với trẻ em), uống lúc đói, 3-10 ngày liên tiếp; 2. Dùng ngoài diệt chấy rận ghẻ. Có thể dùng bột hoa hay rễ hoặc cồn chiết rễ (100g rễ trong 500g cồn 80o) làm thuốc đuổi muỗi (có thể phối hợp với bột và nhựa để làm hương), và bôi da để trừ chấy rận. Người ta thường dùng dưới dạng nhũ dịch để diệt sâu cho cây trồng: Hoà 1 phần bột hoa hoặc 2 phần bột rễ và hoa vào 8 phần nước xà phòng đem nấu, thêm ít dầu vừng thì tác dụng mạnh hơn. Phun lên những cây bị sâu bọ phá hoại. Đơn giản hơn thì pha 20g bột hoa, bột rễ Cúc trừ sâu vào 3 lít nước, đun cho hơi nóng rồi phun lên nơi có sâu.
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    *** sâu râu cọp loại thuốc độc thần tiên cũng bó tay (sưu tầm)
    Trong dân gian Việt Nam, thường nghe nói đến huyền thoại về chuyện *** sâu râu cọp làm chết người. Râu cọp cấy vào mụn măng non, khi măng già đi thì nơi cấy sẽ sinh sản ra một loại sâu.
    Sâu đó nuôi trong hũ kín, cho ăn bằng thịt gà, sâu ỉa ra hai loại *** đen và *** trắng.
    *** đen là một loại độc tố vô cùng lợi hại, chỉ cần lấy một tí phân bằng đầu cây tăm bỏ vô lu nước cũng đủ giết chết cả nhà người ta. Còn *** trắng là để hóa giải độc tố của *** đen nên phải tìm cho được đúng người đã hạ độc mà cầu xin, mới có hy vọng sống sót !
    Vì vậy, hễ mỗi khi vừa bắn hạ được một con cọp thì việc đầu tiên của người thợ săn có lương tâm phải dùng lửa thui hết các sợi râu quanh miệng con vật để kẻ gian ác không thể sử dụng làm thuốc độc để ám hại người khác.
    Người Mường ở Thanh Hóa cũng dùng râu mép cọp chế biến thuốc độc, tẩm vào các mũi tên để sát hạ thú rừng.
    Người Rạch Giá ?" Cà Mau nuôi râu cọp để giữ nhà. Nhà văn Sơn Nam kể rằng: ?osau khi nhổ râu cọp, người ta đem về cắm trong măng tre đang mọc, ít lâu sau, mỗi sợi râu biến thành một con sâu. Tục truyền, sâu ấy lớn bằng cườm tay, mặt đỏ hói, mình mẩy vằn vện, có đuôi dài ngoe nguẩy. Nhiều người nuôi có trong hũ kín mít giữ nhà. Khi có khách đến , sau cọp nhảy dựng lên trong hũ, nghe rỗn rãng, rồi la hét. *** của loài sâu này là 1 vị thuốc độc, giết người trong nháy mắt?.
    Râu cọp trở thành thuốc độc, đã được hai bác sĩ Nguyễn Minh Tâm và Huỳnh Trọng Nhi giải thích rằng : cọp là loài thú ăn thịt sống nên râu mép luôn dính lại một số thức ăn, lâu ngày biến thành độc tố Ptomaine.
  6. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ......
    Có lẽ do ít đường nên mỗi lần tới giờ uống thuốc Lam sợ lắm, vì nó khó uống và đắng cực kì luôn ...... hiiiii
    Ở nhà bác nào hay ăn khoai tây thì nên cẩn thận một chút nha .....hiiii >>>>> Khoai tây (Potatoes) là thực phẩm rất gần gũi với con người và cũng là thực phẩm nguy hiểm . Đây là loại cây có chứa nhiều độc tố như ở thân, lá và ngay cả trong củ, nhất là khi củ chuyển sang màu xanh.
    Sở dĩ có hiện tượng màu xanh là do nồng độ độc tố lycoalkaloid trong củ tăng lên.
    Hiện tượng ngộ độc khoai tây rất hiếm nhưng nếu xảy ra nó sẽ làm suy yếu cơ thể, gây lẫn lộn về trí nhớ và nếu nặng có thể gây tử vong.

  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Khoai tây chỉ độc khi nó nảy mầm thôi. Bởi vậy cứ vô tư mà ăn. Nhưng ăn cho hết đừng để dành nó lên mầm thì khốn.
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Lưu ý khi tắm biển - nhất là khu vực miền Trung !
    Mùa hè đi bơi ở biển dễ chạm phải sứa độc, gây cảm giác đau nhức, bỏng rát trong nhiều giờ. Phần lớn các trường hợp đều không nguy hiểm đến tính mạng.
    Khi chạm phải sứa độc thì việc đầu tiên bạn phải làm là lên bờ ngay lập tức để tránh chết đuối do hoảng loạn, dùng găng tay hay khăn vải gỡ gai sứa ra khỏi người, rửa nhẹ vết thương bằng chính nước biển, tránh dùng nước ngọt sẽ làm sưng thêm, đắp cát lên vết thương và để khô một lúc.
    Rửa lại một lần nữa để loại bỏ nốt gai độc và dùng thuốc diệt khuẩn rửa vết thương, sau đó bôi kem kháng viêm. Nếu đã làm thế mà vẫn đau, thì bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc giảm đau, kháng histamin hoặc corticoid kháng viêm.
    Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu chỗ bị thương sưng lớn, khó thở hay thay đổi giọng nói. Tuyệt đối không được gãi vết thương, dùng miệng hút nọc, rạch vết thương gây chảy máu hay dùng ga-rô buộc vào chân tay.
    (Theo Santé)
  9. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Tớ thấy bị sứa độc chỉ có đổ giấm lên là nó không bị sưng thêm thôi. Chất giấm làm các bọc chứa nọc không bể ra thêm (cái nào đã bể thì chịu thôi).
    Đừng đụng vào vết thương vì da tay bác dầy không nhằm nhòi gì hết. Nhưng tay bác rờ vô chỗ khác là lại dây độc ra thêm. Không những vậy mà bác rờ vô chỗ bị quật làm cho những gai này đâm vô thịt và bể ra thêm.
    Không biết ai tại VN nghĩ ra dùng giấm. Nhưng tại Úc thì họ mới "khám phá" ra hơn chục năm nay. Đa số cái bãi biển tại Úc có những cột nhựa chứa mấy chai giấm.
  10. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Mầm thì có thể có độc.
    Tớ thì cắt cái mầm bỏ đi, còn củ khoai tây vẫn ăn được không độc địa gì cả. Vỏ thì ăn tuốt, trừ khi nào để lâu nó có mầu xanh dưới vỏ thì lúc ấy tớ mới gọt vỏ dục đi.
    Bác muốn nó lâu mọc mầm/xanh dưới vỏ thì bỏ nó vô chỗ tối. Để nó ra nắng là hay bị xanh dưới vỏ lắm. Bởi vậy mấy bao khoai tây mầu nâu để bớt ánh sáng chiếu vào.
    Các bác nghe nói hay là đã thấy có người bị ngộ độc vì mầm khoai tây ???????

Chia sẻ trang này