1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Độc và kháng độc.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi AcommeAmour, 16/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tieutuytien

    tieutuytien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội.
    Địa chỉ giải độc uy tín cho bà con xa gần, các bác cứ vào sẽ thấy đông vui thế nào .... hễ .... hễ .....
    Riêng em thì...., xin lỗi các bác chứ em cứ vào bệnh viện cho lành, dùng thuốc mà không hiểu biết chắc chắn thì quá bằng tự dùng độc, nhất là các bài thuốc dạng ...bí truyền...
    @lão Pu: cái vụ ngải cứu đấy em thấy nhiều, từ bé đến lớn rồi. Trong thì ăn được, ngoài thì dùng đắp/chườm được. Hiệu quả tốt, có thể ăn sống hoặc nấu nướng các kiểu với các loại thực phẩm khác. Nhưng em cũng không chơi vì nó đắng quá
  2. dhlv

    dhlv Guest

    Cuối cùng xin anh AA cho một vài ví dụ sinh động về cách dùng các loại chất độc trong thực chiến, đánh nhau, sinh tồn trong một tình huống cụ thể?
    Trong sự hiểu biết của tôi đã từng có một phụ nữ (ở miền Tây) đầu độc chồng bằng cách cho "ăn cháo cá nóc" nhưng bất thành vì chắc loại cá nóc này chưa đủ độc để giết người!? Vì cũng có loại cá nóc lành, không độc.
    Một cán bộ Công an PCCC, đã từng nói có thể dùng bình xịt cứu hoả ngoài việc phòng chống cháy nổ, còn có thể dùng xịt đuổi trộm ra khỏi nhà.
    (Nhưng theo Tôi nếu đã có ý thức dùng bình cứu hoả để tự vệ thì việc dùng búa, dao, ghế...có sẵn trong nhanh còn nhanh và tiện hơn)
    ....
    ...Vụ diễu hành của sinh viên chống Tàu Khựa , còn có xuất hiện cả xe cứu hoả của CA.
    Và những thể loại dùng âm thanh, ánh sáng cường độ cao, mùi thối, điện (vd: dùi cui điện)... để triệt hạ khả năng tấn công của đối phương thì theo anh AA xếp vào thể loại nào đây?
    =======================================================
    Nhân tiện nói về cái chuyện "MÓC HỌNG" :
    Chắc nhiều bạn cũng đã từng thực hành theo bản năng vụ này:
    Khi ăn cơm, ăn cỗ nếu bị hóc xương gà, xương cá thì móc họng theo Tôi là hiệu quả và nhanh nhất.
    Nhiều lúc uống rượu say quá độ nếu cảm thấy trước sau cũng phải "cho chó ăn chè" cũng nên làm trước đừng để phun lung tung tại trận mất vui.
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Rồng già hứơng đông đừng no. Hết phần thảo mộc sẽ tới phần Vô cơ rắn lỏng khí...
  4. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Giấm là acid axetic. Do vậy nếu giấm hữu dụng thì các acid hữu cơ khác cũng hiệu quả.
    Thí dụ như chanh : acid nitric, dưa hấu : acid formid.
    Qua đó kết luận : chất độc của sứa ở dạng kiềm (các gốc OH hữu cơ.)
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    1) Dụng võ cũng như dụng độc, khó ai có thể chỉ bảo ai ! trong dụng võ thì cần người có tư duy võ thuật, trong dụng độc thì cần người có ác tâm thủ đoạn.
    2) Không có cá nóc lành và độc tố của cá nóc không bị nhiệt hóa. Trong trường hợp cụ thể này có thể giải thích hoặc thịt cá dùng để nấu cháo đã được loại bỏ phần chứa độc tố như gan, mật, buồng trứng ...hoặc trường hợp rất đặc biệt trong cơ thể người bị xử độc đã có một cơ chế sinh học kháng độc tố của cá nóc. Đúng là trời bất dung gian !
    3) Dùng bình chữa cháy (loại khí nén CO2 hóa lỏng) để chống đuổi trộm thì trong có vẻ mang tính chất phòng vệ, không chuẩn bị trước hơn các loại dụng cụ sắc bén khác, đơn giản vì loại phương tiện này pháp luật cho phép người dân được bố trí, sử dụng trong nhà, cơ quan, kho bãi, phương tiện vận tải ... Tiếng rít phát ra từ loại phương tiện này sẽ tạo tâm lý tốt về sự trấn áp, nhiệt của nó có thể gây phỏng lạnh khó chữa hơn loại phỏng nhiệt và khí thoát ra dễ gây ngạt khi sử dụng trong phòng kín, nhỏ hẹp. ACe khi sử dụng nó nên lưu ý thên vài điểm như trên.
    4) Xe cứu hỏa dùng để phòng các trường hợp quá khích của người tham gia bạo động gây cháy nổ cho khu vực công cộng, nước từ vòi rồng làm mát những người đang bực dọc và hừng hực khí tiết, áp lực từ vòi rồng nếu chỉnh đúng mức khi tia vào người có thể gây té ngã rồi chấn thương, dập cơ quan nội tạng, hỏng mắt ...Tùy tình hình mà sử dụng.
    5) Chất độc khác với các loại trên vũ khí được kể như trên như vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, vũ khí điện - điện tử, vũ khí tin học ...bla ...bla. Chất độc có thể là nguyên liệu để chế tạo vũ sinh hóa học.
    6) Tự móc họng hay nhờ người khác móc họng chỉ hiệu quả khi bị ngộ độc nhẹ hoặc người bị ngộ độc còn tỉnh táo, phản xạ nôn ói của cơ thể còn hoạt động.
  6. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Tùy theo chất độc mà móc họng ói ra.
    Những chất có kiềm hoặc acid cao thì không nên ói ra vì nó sẽ làm hư cuống họng.
    Những chất độc làm từ dầu hoả cũng không nên ói ra vì hơi độc vô phổi.
    Đọc thêm link dưới, tớ không có link tiếng VN.
    http://life.familyeducation.com/first-aid/poisons/48282.html
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thuốc lá và những điều cần biết
    NC News - Trong số 365,599 người Việt cư ngụ tại California, trên 60,000 người đang còn hút thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mà có thể tránh được tại Hoa Kỳ, và cũng là một trong những tác nhân độc hại nhất gây ra ung thư.
    Việc dùng thuốc lá đã được khoa học chứng minh có liên quan đến các căn bệnh trầm trọng như bệnh tim mạch và ung thư. Các trẻ em hít khói thuốc lá dễ mắc các bệnh cảm, suyễn, viêm tai, và bệnh về đường hô hấp. Trong hình, một điếu thuốc trong tay người đàn ông ở San Francisco, California.
    Cây thuốc lá
    Tên khoa học là Nicotiana tabacum, loài cây thân thảo, họ Cà (Solanaceae). Nguồn gốc của cây thuốc lá là loại cây mọc hoang dại ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, được thuần hóa và gieo trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Thời gian sinh trưởng khoảng 60 ngày ở vùng nhiệt đới và hơn 100 ngày ở vùng ôn đới. Cây thuốc lá được trồng để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc lá và được chọn giống theo yêu cầu chế biến và thị hiếu người tiêu dùng. Giống được ưa chuộng nhất là thuốc lá vàng Virginia. Trong thuốc lá có chứa nicotin là một trong những chất độc hại, gây ung thư. Thế giới đã có những cuộc vận động không hút thuốc lá.
    Thành phần hóa học
    Trong lá có nhiều acid hữu cơ, quan trọng nhất là acid L-malic, và một acid riêng là acid nicotinic. Còn có asparagin, betain, isoamylamin, một pectin, một tanin, một chất gôm, caroten, các chất nhựa, một hỗn hợp parafin, tinh dầu, các chất thơm. Tro của lá khô giàu K và Ca. Alcaloid chính trong thuốc lá là nicotin. Hạt thuốc lá chứa nhiều nước; protin nguyên, cellulose; có các acid hữu cơ chủ yếu là acid citric, các acid malic và fumaric. Trong dầu hạt có các acid palmitic, oleic, linoleic và stearic. Còn có các vitamin A, B, E.
    Cơ chế nghiện thuốc lá
    Thói quen ham thích hút thuốc lá đến mức độ trở thành một nhu cầu cần thiết. Y học gọi nghiện hút thuốc lá là nhiễm độc thuốc lá hay nhiễm độc nicotin. Khi hút thuốc, nicotin nhanh chóng chuyển vào máu và di chuyển đến não, làm hoạt hóa cơ quan thần kinh. Có nhiều cách hút khác nhau: hút thuốc lá điếu (phổ biến nhất trên thế giới), hút xì gà, hút pip, tẩu, hút điếu bát, hút điếu cày... những cách hút này đều theo một quy trình chung là đốt cháy lá thuốc với một nhiệt độ khoảng 800 độ C thành khói qua một quá trình nhiệt phân, nhiệt tổng hợp và chưng cất, rồi hít khói này vào phổi.
    Tại sao người hút thuốc không thể bỏ được thói quen tai hại này? Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu vai trò di truyền đối với việc nghiện thuốc lá. Gần đây, họ đã đưa ra một vài công trình nghiên cứu về cơ chế di truyền, khiến người hút thuốc không thể bỏ được thói quen tai hại này. Các nhà khoa học tập trung chú ý tới gene trong cơ thể có thể là nguyên nhân của hiện tượng trên.
    Gene phát hiện có chứa thông tin quyết định cho việc tổng hợp các enzyme có chức năng phân hủy một số chất có hoạt tính sinh học trong cơ thể, kể cả chất nicotin.
    Mức độ hoạt động của gene này sẽ ảnh hưởng tới việc phân hủy nicotin và khả năng nghiện thuốc.
    Nghiên cứu này cho rằng nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi ở những người hút thuốc lá không phụ thuộc vào số lượng thuốc lá hút nhiều hay ít mà do khả năng chuyển hóa nicotine của họ nhanh hay chậm.
    Tuy nhiên, những người mới hút thuốc cũng như những người nghiện thuốc lá nặng không nên hy vọng rằng những quy luật mang tính di truyền hoàn toàn có thể bảo vệ họ tránh được những hậu quả nghiêm trọng của việc hút thuốc.
    Những sản phẩm cần biết từ khói thuốc
    Khói thuốc cấu tạo từ một hỗn hợp khí và bụi. Trong khói thuốc lá điếu có rất nhiều hợp chất thải ra và được chia thành 4 nhóm sau:
    Nhóm thứ nhất bao gồm các alcaloit, trong số đó nicotin là chất chủ yếu gây nghiện. Nicotin xâm nhập vào cơ thể qua khói hút vào, đến phế nang và chuyển vào máu tuần hoàn và chỉ sau 7-8 giây kịp đến não. Ở não nồng độ nicotin cao hơn ở các bộ phận khác của cơ thể (xt. Nicotin). Nhóm thứ hai là cacbon monooxit (CO), chất này kết hợp với hemoglobin của máu thành một phức chất bền vững (cacboxihemoglobin) làm giảm chức năng chuyển oxi đến các mô của cơ thể và về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch; ở phụ nữ có thai, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra CO cũng gây xơ vữa động mạch. Nhóm thứ ba thuộc các chất kích thích (phenol, anđehit, acrolein), có độc tính đối với thảm lông chuyển niêm mạc, khiến cho thảm này không hoạt động có hiệu quả và tạo điều kiện gây viêm phế quản mạn tính tỏa lan, gây ứ đọng các chất tạo ung thư.
    Nhóm cuối thuộc các chất gây ung thư: Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization - WHO), trong khói thuốc có 40 chất hóa học được xếp vào loại gây ung thư. Gồm những chất như nicotin, formaldehyde, oxide carbon, arsenic, hắc ín (tar) và benzene, ammonia, acetone, hydrogen cyanide ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Khói thuốc đã bị Cơ Quan Quốc Tế Nghiên Cứu Về Ung Thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) xếp vào các chất gây ung thư bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Trong khói thuốc lá còn có các chất phóng xạ.
    Chất Carbon monoxide (CO) trong thuốc lá rất độc hại đối với tim, phổi và mạch máu.
    Carbon monoxide (CO) là một chất khí độc sinh ra từ sự đốt cháy chất hữu cơ như là điếu thuốc lá. Ðó là một trong những chất độc có trong khói thuốc, và rất độc hại đối với tim, phổi và mạch máu. Ở phụ nữ có thai, carbon monoxide đi qua máu để vào thai nhi, khiến sự cung cấp oxy bị giảm đi.
    Carbon monoxide cũng hiện diện trong không khí bị ô nhiễm, được thải ra do sự đốt cháy xăng dầu, do đó mà người dân ở thành thị phải hít thở thứ không khí này. Thậm chí những người không hút thuốc sống ở thành phố, trong máu của họ cũng có một số carbon monoxide, vì cơ thể con người chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ carbon monoxide.
    Ảnh hưởng của Carbon Monoxide trên cơ thể con người
    Khi người ta hít khói thuốc lá vào phổi, carbon monoxide đi qua thành phổi vào máu, nó bắt đầu tấn công haemoglobin, một chất có trong hồng cầu. Hồng cầu có nhiệm vụ chở oxy đến khắp cơ thể. Tuy nhiên hồng cầu lại nhạy với carbon monoxide hơn oxy, vì thế nếu có bất cứ một carbon monoxide nào trong máu, nó lập tức tấn công haemoglobin thay vì oxy.
    Việc này khiến cơ thể phải gắng sức thêm do đó tim phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể. Trong khi tim làm việc nhiều hơn thì oxy cung cấp cho nó lại ít đi.
    Tim bị căng thẳng cộng thêm tác động của những chất độc trong khói thuốc sẽ dẫn đến bệnh tim. Ở những xã hội công nghiệp, bệnh tim và mạch máu do hút thuốc lá là nguyên nhân lớn nhất đưa đến cái chết sớm, làm nhiều người chết hơn cả ung thư phổi.
    Hít thở khói thuốc dù ít hay nhiều đều không an toàn
    Dự Luật 13 (AB13) của tiểu bang California cấm hút thuốc tại những nơi làm việc bị vây kín. Luật này nhắm vào các nơi làm việc trong nhà, hầu có thể xác định một cách rộng rãi bất cứ nơi làm việc nào bao gồm các văn phòng và tiệm ăn là những nơi có các bức tường và trần nhà.
    Khói thuốc lá có các hóa chất độc hại. Có ít nhất 43 chất độc hại trong số đó được biết là gây ra ung thư. Hít thở khói thuốc vào sẽ có hại. Khi khói thuốc bay phả ra ngoài không khí, những người gần đó bị buộc phải hít vào. Hít khói thuốc của người khác phả ra khiến quý vị gặp nhiều nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe. Các chất độc trong khói thuốc phả ra vẫn tồn tại gây nguy hiểm cho sức khỏe rất lâu sau khi đã hút thuốc xong.
    Các chất độc trong khói thuốc ra bay dính vào tất cả mọi thứ gần người hút thuốc. Chúng bám dính vào da, tóc, và quần áo của những người chung quanh. Các hóa chất này dính vào thảm, bàn ghế, và các bề mặt khác. Các nguy cơ có hại cho sức khỏe, gồm cả bị suyễn, do hít thở khói thuốc.
    Một cuộc nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia cho thấy là hàng năm có đến 26,000 trẻ em bị suyễn vì ở quanh nơi có khói thuốc phả ra.
    Thuốc lá chuyển gene có hàm lượng nicotine thấp
    Công ty Vector Tobacco, đang chào bán một loại thuốc lá mới được làm từ cây thuốc lá biến đổi gene. Loại thuốc này được sản xuất để cho phép người hút giảm mức nicotine - chất gây nghiện trong thuốc lá.
    Mặc dù công ty cho biết loại thuốc Quest chỉ chứa một lượng nicotine nhỏ song không khẳng định loại thuốc lá này giảm CO hoặc các hóa chất khác tăng nguy cơ ung thư.
    Mức nicotine trong Quest 1 thấp hơn 17% so với một loại thuốc lá trung bình nhẹ. Quest 2 là 58% và Quest 3 hoàn toàn không có nicotine. 7 bang nơi thuốc lá Quest đang được bán là New York, New Jersey, Pennsylvania, Ohio, Indiana, Illinois và Michigan.
    Cây thuốc lá không còn chứa nicotine
    Các nhà khoa học thuộc Ðại Học Kyoto (Nhật Bổn) nghiên cứu tạo ra loại thuốc lá không chứa độc tố nicotine trong khi phát hiện ra một loại gene kiểm soát việc chuyển nicotine từ rễ cây thuốc lá lên các lá.
    Nghiên cứu cho biết đã xác định được loại gene có tác dụng chuyển nicotine lên lá cây thuốc lá. Khi ức chế gene này có thể ngăn ngừa tiến trình chuyển nicotine và tích lũy loại chất độc này ở lá. Theo cơ chế này có thể giúp chúng ta tạo ra loại cây thuốc lá hoàn toàn không có nicotine.
    Phát hiện này giúp những người nghiện thuốc lá họ có thể hút thuốc mà không sợ nguy cơ mắc ung thư phổi!!!
    Nguồn: Hiển Mai tổng hợp, nguoi-viet.com, March 07, 2009.
  8. rotdalat

    rotdalat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2003
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    mẹ của TRương Vô Kỵ trước khi chết đã dặn "con không được tin đàn bà ,đàn bà càng đẹp càng độc" ,Vô Kỵ ỷ học được nhiều bí kíp tưởng là "bất khả xâm phạm" cuối cùng độc ngấm ko chữa nổi phải ở nhà vẽ lông mày cho Triệu Minh...
    Ngày nay việc nghiên cứu độc và kháng độc vẫn được mọi tầng lớp quan tâm nghiên cứu mạnh mẽ(xã hội hóa?) ,người ta vẫn tiếp tục rinh đàn bà về nhà để nghiên cứu độc và...vẫn tiếp tục thất bại....,nhiều trường hợp cố tình tạo thể lai để lấy sắc tố miễn dịch nhưng vẫn thất bại,thế hệ F vẫn tiếp tục nhiễm độc (??)
    Cũng may là gen quy định "khuynh hướng nghiên cứu độc" cũng thường duy truyền sang thế hệ F nên chúng ta vẫn còn hi vọng
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Du?ng cái đẹp đê? truy ti?m thông tin hoặc xoay chuyê?n cục diện cu?a một trận chiến thi? tư? thơ?i cô? đại con ngươ?i đaf biết cách du?ng. Trong Đệ Nhị Thế Chiến thi? ti?nh báo, pha?n gián Nga Xô đaf phát triê?n thêm một bước mới được gọi la? Nam nhân kế, vi? thế nên nga?y nay Myf nhân kế câ?n được hiê?u rộng hơn la? kế du?ng ngươ?i đẹp (ca? nam lâfn nưf) thay vi? chi? gói gọn la? kế du?ng nưf nhân đẹp.
    Chi? được gọi la? độc khi đa phâ?n ai cufng có thê? bị hạ gục khi "chạm" pha?i, co?n chi? hạ được ngươ?i na?y nhưng không hạ được ngươ?i kia thi? có được gọi la? độc chăng ?!
  10. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Cây Xứ kiê?ng Thái Lan cufng la? một loa?i cây độc, hôm na?o rôfi rafnh Lyhl sef đưa đâ?y đu? vê? thông tin mới na?y.

Chia sẻ trang này