1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đọc xong muốn khóc...

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi nuocnonngandam, 29/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nuocnonngandam

    nuocnonngandam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    2
    Đọc xong muốn khóc...

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=120543&ChannelID=11

    Có ai giúp tớ hiểu tại sao một người trơ trẽn và dốt nát đến thế này mà được làm Thứ Trưởng bộ Tài Chính nhỉ . Và có ai hiểu tại sao chúng nó lại cho đăng một bài phỏng vấn thế này vào ngày tết không

    1. -Lãi suất 10 năm của trái phiếu VND trong nước Việt Nam khoản 7-9%/năm, lạm phát trung bình 6-8.5%/năm.
    - Lãi suất trái phiếu USD do Việt Nam phát hành tại thị trường NY là 7.125%, lạm phát trung bình của Hoa Kỳ khoảng 1.5-3.5%/năm (3.5% là hy hữu, do giá dầu tăng quá nhanh trong năm 2005)
    - Lãi suất 10 năm của trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ vào lúc này (theo ý bà Thứ trưởng là đã tăng rất nhiều trong thời gian gần đây...) là 4.45%/năm.
    - Theo một số thông kê và dự báo thì lợi tức trung bình của cổ phiếu (rất rủi ro hơn trái phiếu) trên thị trường Hoa Kỳ là 15% trong 50 năm qua và được dự đóan không thể trên 10% trong vòng 10 năm tới.

    Bà rất mừng "Rất mừng là đến bây giờ lãi suất này còn thấp hơn lãi vay trong nước"

    Và rất tự hào "Chủ tịch một quỹ đầu tư ở London đã gặp riêng tôi để ngỏ lời muốn mua cả 750 triệu USD mà VN phát hành lần này."

    Riêng tớ, tớ cũng rất tự hào vì mình với ông chủ tịch qũy đầu tư ở London "chí lớn gặp nhau" . Nếu có thể mua được trái phiếu USD nào có lãi suất từ 7% trở lên thì tớ sẽ bán 70% giá trị mutual funds, stocks mà tớ đang có để bỏ vào chỗ trái phiếu này. Rồi tớ về nhà ngủ yên, 10 năm sau 99% chắc chắn lấy lại 200% số đầu tư ban đầu. Chưa hết đâu nhá, nếu lãi suất cơ bản của Hoa Kỳ mà xuống đến 1-2% như trong mấy năm vừa rồi thì cứ là thiên đường.

    2. Để chứng tỏ ta đây tài năng xuất chúng, bà chẳng ngại ngùng vạch áo của Đ và CP cho người xem lưng:

    "Thực tế cho thấy, đã có nhiều dự án được cấp vốn ODA rồi thực hiện không tốt, không có khả năng trả nợ và ngân sách cuối cùng lại phải âm thầm?xóa!"
    (à, thế ra lâu nay CP ta vẫn báo cáo láo à?)

    "Thật không dễ để giải thích cho mọi người (cả các chuyên gia, các nhà lãnh đạo?) thấy ngay được rằng, lãi suất không phải là mục tiêu duy nhất mà chúng ta cần nhắm đến"
    (à, thế mới biết các chuyên gia và các nhà lãnh đạo cao cấp của chúng ta toàn bọn đầu đất, bà phải "giảng" 10 năm mới chịu thông)

    Rồi bà còn tuyên bố rất hùng hồn "Mọi người nói với nhau rằng, như được sống lại thời khắc khi được tin miền Nam giải phóng?"
    té ra 30 năm sau ngày vinh quang ấy chúng ta đã có một ngày như thế này để xem là vinh quang đây, hay ý bà là bà đã "giải phóng" được thị trường tài chính Hoa Kỳ

    Đọc bài trên xong muốn khóc luôn . Tớ muốn về nước chơi và kinh doanh lắm lắm. Tớ còn muốn xin cái giấy chứng nhận "gốc Việt" nữa cơ. Vì vậy bà con nào thông tuệ về finance, eco và tình hình kinh tế - xã hội, chính sách bổ nhiệm nhân sự, chính sách tài chính... của Việt Nam thì giải thích cho tớ yên tâm với nhá. Tớ cảm ơn trước, cảm ơn nhiều nhiều .

    Chúc mừng năm mới

    Được nuocnonngandam sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 29/01/2006
  2. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Ở nước nào cũng vậy bạn ơi, trong hàng ngũ lãnh đạo, không phải ai cũng là kẻ giỏi mà cũng không ai là tránh đi đuoc chuyện .. "xúc cảm" rồi đâm ra khôn 3 năm dại đi 1 giờ , phát biểu tầm bậy truoc khi tham khảo với các cố vấn chuyên nghiệp của mình .
    Hình như ở VN thì tình trạnh đó không đuợc phang phui và "thảo luận" một cách tự do như bên Mỹ . Vì vậy, rất dễ thấy các ngành bên VN, cứ 3 thứ truong thì có khoảng 2 thứ truong được đưa lên là nhờ vây cánh, biết luồn lót (thứ truong Mai Văn Dậu) , biết .. "make $" qua ngõ tắt rồi đấm mõm các bậc trên . "đấm mõ X amount" mà lâu lâu bị công an truy ra đánh cá độ gấp cả trăm lần số X amount thì sẽ bị nằm khám để tra kứu làm sao mà kiếm ra đuoc bạc nhiều như vậy (hihih vụ Bùi Tiến Dũng và Nguyen Viet Bac, các tổng giám đốc các công ty của chính phủ VN hiện nay) .
    Bạn nonnuocngandam, viết như vậy, Thuyền không phải chỉ có ý chê bai chính phủ VN . Vì thật tình mà nói, tuy bên VN báo chí khôing đuoc tự do cho mấy so với báo chí bên Mỹ này nếu nói về chuyện chỉ trích các ngài thứ truong (như bạn thấy báo đang nịnh bà thứ truong đó nên lật đật đăng ngay, có biết sai cũng đố mấy tay nhà báo mà dám lạnh quạng phê bình) .
    Dạ, tiếp tục, tuy bên VN báo chí không tư do bằng bên Mỹ này, nhưng cũng không phải các quan chức của Mỹ đều toàn là .. nguoi thông minh của chuyên ngành họ cả ! Thật vậy, mấy tay cầm quyền Mỹ, tay nào cũng thủ riêng các tay .... cố vấn advisor chuyên ngành . Thậm chí các bài viết, bài nói chuyện của họ cũng là những ý tuong và những lời đuoc mớm đòn từ các advisor, các thinktank họ bỏ $$$ ra muon cả . Các tay lãnh đạo Mỹ, đa số có tài ... "truyền lệnh" và có tài ra ứng cử, có tài về ... politics . Lên nắm quyền rồi thì sẽ có ... advisors . Tuy là vậy, lãnh đạo của Mỹ nếu ngu thì họ cũng sẽ đuoc các advisors của họ nhắc nhở sau cánh gà là ... "ngu thì đừng có phát biểu lạng quạng với báo chí, cái chi cũng đợi ... bọn tui bàn bạc rồi hãy nói" .
    Bạn cứ xem kìa, gì chứ Thuyền tôi thấy cha Rumsfield thì ok con cáo già chứ cái ông phó tổng thống của Mỹ hiện giờ, ông ta mỗi lần phát biểu là thấy ngu ngu sao đó . Ấy là chưa noi đến cái lố bịch của những lời phát biểU của phó tổng thống AlGore thời Clinton .
    Ở VN cũng vậy . Thú thật, tôi có cảm tuong, cứ từng team bên VN, thật ra chỉ có vài mạng là giỏi và kéo cả team lên mà thôi . CÒn những nguoi còn lại là ... ăn theo hay giữ chức cho oai . Hiện trạng này, nói rộng ra, không chỉ ở trong chính phủ đâu . Mà còn ở ngay chính trong các hãng lớn như những hãng tôi có làm việc qua trong chuyên ngành kỹ sư của tôi đây . Cứ trăm tên làm một cái project, thật ra chỉ vài mạng là có thực tài mà thôi . Còn tất cả chỉ là đánh theo . Mà cũng hay, oái ăm là những nguoi lãnh đạo project thuong không phảI là nguoi giỏi về chuyên ngành hay về project mà là .. những kẻ biết dùng nguoi và biết lắng nghe, open minded .
    Biết đâu, bà thứ truong này là một trong những kẻ lãnh đạo biết dùng nguoi và biết lắng nghe ? hihihi
    Biết đâu bà ta sau khi nghe bạn khóc, bà ta sẽ lắng nghe và vời bạn ra làm ...... advisor cho bà ta ? hihih (chọc bạn 1 tí cho vui hén) Vậy bạn phải khóc to lên hihi
    Thôi, đầu năm viet vui vui chọc bạn NonNuoc vậy, xin đừng giận , ok ?

    Được thuyenxaxu sửa chữa / chuyển vào 04:48 ngày 31/01/2006
  3. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Bài viết này chỉ nhằm cung cấp một số dữ liệu về tài chánh trong lãnh vực phát hành bonds.
    Các năm gần đây, ngân sách nhà nước VN thiếu hụt trên dưới 2 tỉ USD / năm và cán cân mậu dịch thâm thủng 5 đến 8 tỉ USD/năm (nguồn world bank)
    Vào cuối năm 2003, tổng số nợ nước ngoài VN phải trả dần là 13.9 tỉ USD (gần 38% GDP). Mỗi năm VN phải trả tiền lời cho các chủ nợ chiếm 0.7% GDP. Trung bình tiền lời và tiền vốn VN phải trả khoảng gần 1 tỉ USD mỗi năm.
    Các năm về trước khi nền kinh tế VN còn thấp, các nước và các tổ chức tài chánh quốc tế viện trợ hoặc cho vay ưu đãi tương đối nhiều. Dần dần các nguồn này sẽ giảm khi nền kinh tế tăng trưởng.
    Do đó phát hành trái phiếu (để cân bằng ngân sách và đầu tư vào các công trình lâu dài v.v. ) là con đường bắt buộc và cũng là việc bình thường tất cả các nước trên thế giới đều làm. Ngay cả chính phủ Mỹ.
    Trái phiếu phát hành bằng VND trong nước có lãi suất do Ngân hàng TƯVN ấn định (nên không bằng lãi suất ngoài thị trường )nên thường kèm theo một số lợi ích để thu hút người mua:
    - miễn thuế lợi tức trên tiền lời
    - được tính vào quỹ dự trữ bắt buộc ở các NH thương mại v.v.
    - trái phiếu có thể dùng thế chấp để vay tiền của Ngân hàng TƯ
    Người mua trái phiếu VND do chính phủ VN phát hành đa số là các ngân hàng thương mại trong nước. Số cá nhân mua trái phiếu rất ít. Các ngân hàng và cty tài chánh nước ngoài hầu như không tham dự. Lý do: không có thị trường trái phiếu ở VN. Mua trái phiếu xong gần như cất vào tủ, lấy tiền lời theo định kỳ và chờ đến khi đáo hạn mới lấy lại vốn. Do đó từ năm 1991 cho đến 2005, tổng giá trị trái phiếu phát hành chỉ trên 3 tỉ USD. Nguồn tài chánh có thể huy động được trong nước như vậy không thấm vào đâu so với nhu cầu.
    VN cũng đã phát hành trái phiếu USD trong nước qua Ngân hàng TƯ nhưng cũng không thu hút giới đầu tư. Con đường còn lại và bắt buộc là các thị trường tài chánh tư bản.
    Việt nam đã nhắm vào việc phát hành trái phiếu USD ở các thị trường tài chánh quốc tế từ lâu nhưng không thể làm được. Cuối những năm 1990s, Việt nam không có tiền trả các nợ vay đáo hạn. Năm 1998, Việt nam được đồng ý không phải thanh toán một phần nợ nhưng phải phát hành Brady bonds cho các chủ nợ cho phần còn lại. Trị giá của số Brady bonds này là 553 triệu USD. Lúc ấy cre*** ratings của trái phiếu phát hành bởi chính phủ VN ra nước ngoài (nếu có) sẽ vô cùng thấp i.e. lãi suất sẽ cao chót vót và chưa chắc đã có người mua.
    Phát hành hay mua bán trái phiếu ở các thị trường trái phiếu quốc tế đều dựa trên thị trường (market-based). Mỗi trái phiếu phải do một cty môi giới underwrite, phải được các cty crea*** rating đánh giá, v.v. Từ đó lãi suất của trái phiếu sẽ được định và các nhà đầu tư sẽ đấu thầu: mua số lượng bao nhiêu với lãi suất đòi bao nhiêu.
    Lãi suất tiêu chuẩn để tính là lãi suất trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành (treasury yield curve). Tất cả các trái phiếu khác đều tính từ lãi suất của treasury bills/notes có cùng thời gian đáo hạn. Trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành được tính là có rủi ro thấp nhất. Các trái phiếu khác đều có rủi co cao hơn. High risk high reward. Rủi ro càng cao (cre*** rating grades càng thấp) chênh lệch về lãi suất (spread) so với trái phiếu cp Mỹ phải càng nhiều
    (lãi suất càng cao).
    Có nhiều cty cre*** rating nhưng Moody và S&P là được dùng nhiều nhất. Các cre*** grades từ cao xuống thấp:
    ----------------------------------- Moody ---------- S&P
    Investment Grade:
    ------------------------------------ Aaa ------------ AAA
    ---------------------------- Aa1, Aa2, Aa3 ------- AA+, AA, AA-
    ---------------------------- -----A1, A2, A3 ------ A+, A, A-
    ---------------------- Baa1, Baa2, Baa3 ------ BBB+, BBB, BBB-
    Below investment grade (junk bonds)
    ------------------------------ Ba1, Ba2, Ba3 ----- BB+, BB, BB-
    ----------------------------------- B1, B2, B3 ------ B+, B, B-
    ------------------------ Caa1, Caa2, Caa3 ------ CCC+, CCC, CCC-
    ---------------------------------------- Ca ------------ CC
    ---------------------------------------- C -------------- C
    ---------------------------------------- D -------------- D (default)
    (mỗi grade thấp hơn thì spread cộng thêm 0.15% -> 0.25%; tuy nhiên tử Baa3 xuống Ba1 spread có thể 0.50% hoặc hơn)
    Tháng 6/2005, chính phủ VN đã bắt đầu thăm dò để phát hành 500 triệu USD trái phiếu ở các thị trường trái phiếu các nước. Cre*** Suisse First Boston là underwriter của trái phiếu này. Sau khi thăm dò ở các thị trường Hongkong, Singapore, và London, chính phủ VN tăng tổng trị giá của đợt phát hành lên 750 triệu USD với lãi suất chào là 7.25% với đáo hạn là 10 năm. Moody đã định giá trái phiếu này là Ba3 (mặc dù là junk bond nhưng được xếp cao hơn trái phiếu của cp Philippines 1 grade và cao hơn của Indonesia 2 grades). Ngày 18/10/2005, S&P cũng đồng ý nâng lên 1 grade cho trái phiếu VN thành BB-.
    ( Chú thích của S&P về BB- bonds: These bonds face exposure to adverse business or economic con***ions which could lead to an issuer''s inadequate capacity to meet its financial commitment).
    Nhờ vậy mà VN đã bán được các trái phiếu với lãi suất người mua đấu thầu là 7.125% vào ngày 27/10/2005 ở thị trường trái phiếu New York và Boston. Tính ra spread của trái phiếu VN phát hành lần này trên trái phiếu 10 năm của chính phủ Mỹ chừng hơn 2.5%. Dưới mức bình thường chút ít.
    (ngoài lề một chút: lãi suất tiền mua nhà 30 năm fixed ở Mỹ cũng được tính từ lãi suất trái phiếu 10 năm của cp Mỹ :
    mortgage 30 năm fixed ~ ls trp 10 năm + 1% ->1.5% vì mortgage thường đước đánh giá cre*** rating AA)
    7.125% là lãi suất thường niên VN phải trả cho nhà đâu tư, VN còn phải trả nhiều khoản khác như : underwriting fees, LC fees, v.v. Tổng cộng cũng ngót ngét 10% (hoặc hơn).
    Lãi suất bonds USD, euro, v.v. hoàn toàn do thị trường ấn định, cp VN phải theo thôi. Chỉ làm sao mà trả tiền lời đều đặn, trả vốn đúng hạn, kinh tế ổn định và tăng trưởng để nâng cre*** rating grades lên vài bậc thì lãi suất mới thấp hơn. Không có cách gì khác.
    Bonds với lãi suất hiện nay 10% hay hơn cũng có nhưng cre*** rating grades cở C thôi.

Chia sẻ trang này