1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi bạn chân tình - Hermann Hesse

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi chewing_gum128, 01/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chewing_gum128

    chewing_gum128 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Đôi bạn chân tình - Hermann Hesse

    I.

    Lối vào tu viện Mariabronn phải qua một cái cửa cuốn, mỗi bên xây dựng hai cột trụ, trông thẳng ra một cây hạt dẻ gai lấy giống ở phương Nam, ngày xưa một người đi hành hương đã mang từ Rome về; bây giờ cây hạt dẻ là một cây cổ thụ rất lớn đứng sừng sững ở bên đường. Ngọn cây tròn như tán rộng che cả phía trên con đường như một bàn tay từ ái; gió thổi qua lá, cây cổ thụ như căng phồng ngực để thở. Về mùa xuân, cây cỏ quanh vùng đã đâm chồi xanh mơn mởn,cả những cây hồ đào trong nhà tu lá đã úa đỏ rồi mà lá cây hạt dẻ vẫn còn xanh tươi. Rồi đến những tháng đêm ngắn ngày dài, cây trổ những bông kỳ lạ, trắng hay xanh mờ tua tủa ra ngoài chòm lá. Ngửi mùi hoa hắc và nồng ấy, biết bao ký ức đã trỗi dậy, biết bao trái tim đã thắt lại. Đến tháng mười, khi trái cây và nho đã hái xong thì vòm lá vàng cây hạt dẻ dưới gió mùa thu để rụng hạt đầy gai nhọn. Con nít trong tu viện tranh nhau lượm, cha Gre''goire, phụ tá bề trên, quê ở xứ Latinh, đem hạt dẻ về nướng trong lò sưởi. Cây cổ thị đẹp đẽ kỳ lạ, lòng đầy từ ái, vươn những cành lá uốn lượn trên tu viện; người khách trọ ấy từ một thuỷ thổ xa lạ đến cho nên yếu chịu rét, người khách trọ ấy có những giây liên lạc bí hiểm với những hàng cột đá ong ở cửa ra vào, với nét trang hoàng ở cử tò vò, với phiến tường, hàng cột, dân miền ấy thấy cây cổ htụ lấy làm bỡ ngỡ, nhưng có được người Pháp và người xứ La Tinh yâu mến lắm.
    Biết bao thế hệ học sinh đã đi dưới bóng cây xứ lạ ấy đến tu viện, cặp sách trên tay, chúng cười nói, chơi đùa; tuỳ theo mùa nóng hay lạnh chúng đi đất hay đi giầy, miệng ngậm cái hoa, răng cắn hạt dẻ, hay tay cầm một nắm tuyết. Rồi lại thêm những đứa khác đến. Một vài năm sau chỉ còn lại những bộ mặt mới, phần nhiều giống nhau: những đứa trẻ tóc vàng và quăn. Có người ở lại nhà tu, tập sự rồi trở nên thầy dòng, xuống tóc, mang áo thầy tu, đọc sách, dạy học; có người trở về với cha mẹ ở nơi lầu các, cửa tiệm bán hàng hay nhà làm công nghệ, họ ra sống ngoài đời với nghề nghiệp, với thú vui của họ, đôi khi tình cờ trở lại tu viện chơi. Họ trở thành người lớn, đem con lại cho học nhà tu, họ vui vẻ ngước nhìn cây hạt dẻ với bao kỷ niệm xa xưa rồi lại đi biệt tích. Trong các phòng và các sảnh của nhà tu, giữa đường vòng cung các cửa sổ, giữa hàng cột đá ong màu hồng, người ta sinh sống, dạy dỗ con em, học hỏi, va điều hành mọi công việc. Ở đây, người ta trau dồi nhiều khoa học và nghệ thuật có tính cách tôn giáo hay thế phàm, mỗi thế hệ truyền lại cho thế hệ sau sáng kiến và tập tục của mình. Người ta viết sách, bình luận, tạo ra hệ thống tư tưởng, sưu tầm cổ thư, tô điểm thêm, báng bổ những mê tín bình dân và bảo tồn những tín ngưỡng bình dân. Tư tưởng uyên bác và tín ngưỡng tôn giáo, tính tình chất phác và tinh ranh giáo huấn Phúc Âm cũng có chỗ đứng, cũng đem lại kết quả. Ở đây có chỗ cho cuộc sống cô đơn và khổ hạnh, cũng như cho cách sống xã hội ăn ngon mặc ấm: mỗi một đều tuỳ thuộc sự thắng thế của khuynh hướng chính. Có những thời kỳ người ta chú trọng đến việc diệt trù mọi bóng dáng của ma quỷ, đó là thời kỳ tu viện có tiếng tăm, nhiều người đến thăm viếng; thời khác, tu viện lại nổi tiếng vì ban nhạc hay, cũng có khi vì các ông cha biết chữa bệnh và làm phép lạ, hay vì món cháo cá và ba tê gan nai; thời nào việc nấy. Và bất cứ thời gian nào, trong số thầy tu và học trò tin đạo mãnh liệt hay ôn hoà, trong số những thầy tu khổ hạnh hay ăn no phệ bụng, trong số những người đến sống và chết ở đấy, bao giờ cũng có một khuôn mặt độc đáo, mọi người yêu mến hay kinh sợ, một người vượt lên trên các bạn đồng viện, một khuôn mặt được người ta nhắc đến rất lâu, trong khi những người khác bị quên lãng. Thời kỳ chúng tôi chép truyện này cũng có hai nhân vật độc đáo: một cụ già và một thanh niên. Trong đám đông thầy dòng có mặt tại hoa viên, nhà nguyện, phòng học, hai người ấy ai ai cũng biết và phải quay mặt lại nhìn. Đó là viện trưởng Daniel, người già và giáo sinh Narziss, người thanh niên mới tu; trái với thường lệ, vì người thanh niên ưu tú hơn người nên đã được làm giảng sư, nhất là dạy chữ Hy Lạp. Trong viện, người ta chú trọng và kính nể cả hai người. Hai người khêu gợi lòng hiếu kỳ của họ, được họ khen ngợi và ghen tỵ và họ cũng nói xấu vụng trộm.
    Gần hết mọi người điều yêu mến viện trưởng. Ông không có kẻ thù. Ông là hiện thân của nhân từ, giản dị và khiêm tốn. Chỉ có những nhà bác học ở tu viện là có ý chê bai trong sự kính trọng. Vì tuy viện trưởng Daniel có thể là ông thánh nhưng ông không phải là nhà bác học. Tính tình giản dị của ông là tài đức của ông, nhưng ông kém chữ La Tinh và không biết một chữ Hy Lạp nào.
    Một số ít người có dịp mỉm cười về tính giản dị của viện trưởng thì lại thán phục Narziss, đưa trẻ thầnh đồng, gã thanh niên bảnh trai, tiếng Hy Lạp thật giỏi, phong cách hào hoa, hai mắt trầm tư yên lặng và sắc bén, hai môi mỏng dính nghiêm nghị. Các nhà bác học yêu mến chàng vì chàng hiểu biết tận tường tiếng Hy Lạp, gần như hết thẩy mọi người mến trọng chàng cao thượng và ý nhị, nhiều người lấy làm vui sướng được giao du với chàng. Nhiều người tỏ ra cay nghiệt với chàng vì chàng quả quyết tự tin và đối xử nhã nhặn.
    Vị viện trưởng và chàng giáo sinh mỗi người có phong cách riêng để tạo uy thế và được mọi người cảm phục, mỗi người có những ưu tư riêng. Họ cảm thấy họ gần nhau, thu hút lẫn nhau hơn đối với những người khác trong tu viện; tuy nhiên họ không tìm thấy đường đi sâu và tâm tình của nhau, trước mặt nhau trái tim họ không hề rung động. Đối với gã thanh niên, viện trưởng rất thận trọng, rất nể vì, gã cũng đem lại cho ông nhiều mối lo âu, ông phải đối phó với một tâm hồn tế nhị hiếm có, một linh hồn già dặn sớm, có lẽ là một linh hồn lâm nguy. Người thanh niên chấp nhận hết thẩy các huấn luyện, các lời khuyên bảo, các lời khen tặng của bviện trưởng, thái độ của y không ai chê trách được, y không phản đối bao giờ; và cũng không bao giờ bị ép buộc cái gì; viện trưởng phán đoán y rất đúng, khuyết điểm duy nhất của y chỉ là tính kiêu căng nhưng y biết giấu giếm tật xấu một cách tuyệt diệu. Người ta không thể chê trách y được điều gì, y là người hoàn toàn, y hơn tất cả mọi người. Nhưng y không có nhiều bạn thân thiết, phẩm chất lỗi lạc ngăn cách y với mọi người như một bầu không khí lạnh lùng.
    Nhân một bữa xưng tội, bề trên bảo y rằng:
    - Narziss này, tôi biết tôi có lỗi đã xét đoán anh nghiêm khắc quá. Tôi thường cho anh là người kiêu căng, có lẽ tôi xét đoán anh không được công bình. Anh sống cô độc, anh được người ta thán phục nhưng anh không có bạn thân. Đôi khi tôi cũng muốn có cớ để chê ttrách anh, nhưng tôi không tìm được cớ nào cả. Tôi muốn thỉnh thoảng anh cũng làm điều gì dại dột như những thanh nhiên khác cùng tuổi với anh, nhưng không bao giờ anh dại dột cả. Nhiều khi tôi lo lắng cho anh".
    Người thanh niên người hai mắt đen lên nhìn ông già:
    - Thưa cha, con rất mong mỏi không làm điều gì để cha phải phiền lòng. Rất có thể con có tính kiêu căng, xin cha trừng phạt; xin cha đưa con đến một nhà tu kín hay bắt con làm những việc nặng nhọc.
    Viên trưởng nói:
    - Con còn trẻ quá, công việc nào cũng không làm được, vả chăng con có nhiều khả năng về sinh ngữ và tư tưởng, bắt con làm những công việc tầm thường thì phí phạm những gì ưu tú của Trời cho. Chắc là con sẽ trở thành một giáo sư hay một nhà bác học. Con không mong mỏi như vậy sao?
    - Xin lỗi cha, con chưa biết rõ kỳ vọng của con. Con vẫn thích khoa học, sao con lại có thể thích cái gì khác được? Nhưng con không cho rằng chỉ có khoa học là môi trường hoạt động duy nhất của con. Chắc rằng không phải chỉ có sở thích khuôn định vận mệnh và sứ mạng của một nguời, còn có cái gì khác nữa, đó là bản chất thâm sâu dẫn dắt họ như cái gì tiền định.
    Viên trưởng ngồi nghe, vẻ trầm ngâm hiện lên mặt già nua của ông. Nhưng ông mỉm cười và nói:
    - Nếu quả thật tôi có thể xét mặt nguời, thì chúng ta ai cũng tưởng ý Trời là ý mình, nhất là khi ta còn trẻ. Nhưng con hãy nói cho cha biết, con cho rằng con biết trước sư mạng của con, vậy con cho con có sứ mạng gì?
    Narziss lim dim mắt, ngồi yên lặng, hai mắt sa sầm biến mất sau hàng lông mi đen dài.
    - Con cứ nói xem. Viên trường nhắc lại sau một lúc chờ đợi lâu.
    Narziss đưa mắt nhìn xuống, bắt đầu nói khẽ:
    - Thưa cha, con nghĩ rằng con dốc lòng sống cuộc đời trong tu viện. Con nghĩ rằng con sẽ trở thành tu sĩ, phụ tá bề trên và có lẽ viện trưởng. Con tin tưởng như thế không phải vì con muốn thế. Kỳ vọng của con đè nặng xuống người con, con phải chấp nhận chứ không được suy tính.
    Hai người yên lặng rất lâu.
    - Tại sao con lại tin tưởng như thế? Ông già ngập ngừng hỏi: - Ngoài khoa học ra, con còn thấy có năng khiếu nào để con biết được mà tin chắc như thế?
    - Đó là năng khiếu lý hội được bản chất thâm sâu và số mệnh của con người. Không phải con chỉ biết được riêng mình con mà cả người khác nữa. Có thiên tư đó con phải khắc phục người khác để phục vụ họ. Nếu con không sinh ra để sống trong tu viện thì con sẽ trở thành một vị thẩm phán hay một nhà cầm quyền.
    - Có thể lắm, con đã dùng năng khiếu của con để xét đoán người khác bao giờ chưa?
    - Con đã đem áp dụng rồi.
    - Có thể nói một htí dụ không?
    - Con sẵn sàng để đưa ra một tỉ dụ.
    - Được. Cha không có khiếu để hiểu thấu chỗ thầm kín của tâm hồn chúng bạn, con thử nói nghe con nhận thấy cha thế nào?
    Narziss nhướng hàng lông mi lên nhìn tận mắt vị viện trưởng.
    - Đó có phải là một mệnh lệnh không?
    - Cha ra lệnh đó.
    - Con nói ra cũng không khó.
    - Đối với cha thì bắt được con nói ra cũng khó lắm. Nhưng cha vẫn thử làm xem, con nói đi.
    Narziss cúi đầu xuống nói rất khẽ:
    - Thưa cha con biết rất ít về cha. Con biết rằng cha phụng sự Thượng đế, cha thích giữ đàn dê hay đánh chuông một nhà tu hay nghe lời xưng tội củ nông dân hơn là quản đốc một tu viện lớn. Con biết cha kính yêu đặc biệt đức Thánh mẫu và phần nhiều cha chỉ cầu nguyện Thánh mẫu. Có khi cha cầu nguyện cho chữ Hy Lạp và những khoa học khác trau dồi trong tu viện này không náo động và tác hại những linh hồn cha phải trông nom. Có khi cha cầu nguyện giữ được lòng nhẫn nại để đối phó với cha Gre''goire, phụ tá viện trưởng. Có khi cha cầu nguyện được chết êm ái. Con nghĩ rằng, cha sẽ được chết dịu dàng.
    Căn phòng nhỏ của cha viện trưởng tiếp người giáo sinh trở nên yên lặng. Sua cùng ông già nói tiếp:
    - Con là người mơ mộng và con có những ảo giác. Ông nói một giọng thân mật - Người ta có thể bị những ảo ảnh thành kính và vui tươi làm cho mình lầm lẫn. Con đừng có tin nó, chính cha cũng không thể tin cha được. Con mộng mơ trống rỗng con có thể biết được trong tâm cha, cha nghĩ về chuyện này không?
    - Con có thể biết cha có độ lượng đối với những chuyện ấy. Cha có thể tự nghĩ: người học trò trẻ dại này đi tới chỗ nguy hiểm nào đây. Nó có những ảo ảnh: có lẽ tại nó suy tư nhiều quá. Có lẽ cha phải làm cho nó sám hối, như thế sẽ có lợi cho nó. Nhưng sự trừng phạt của cha sẽ tự biết mình phải chịu đựng. Cha đang nghĩ như vậy đó.
    Việ trưởng đứng lên. Ông mỉm cười ra hiệu cho người giáo sinh đi về.
    - Được rồi, tốt lắm. Con đừng quá thắc mắc về những ảo ảnh của con. Thượng đế bắt buộc chúng ta phải làm cái gì khác hơn là có ảo ảnh. Hãy cho rằng con phỉnh nịnh một người cả khi hứa cho họ chết dễ dàng. Hãy cho rằng người già cả đó nghe lời hứa lấy làm thích thú. Bây giờ như thế là đủ rồi. Sau buổi lễ sáng mai con hãy đọc bài nguyện; không phải đọc ở ngoài môi mà phải thât khiêm tốn để hết tâm dạ vào đấy. Thôi con đi về, nói chuyên đã lâu rồi.


    (còn tiếp)
  2. chewing_gum128

    chewing_gum128 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Lần khác, viện trưởng phải làm trọng tài phân xử cuộc tranh luận giữa Narziss và một cha trẻ tuổi nhất phụ trách ngành giáo dục, họ không đồng ý về một điểm trong chương trình học. Narziss đòi hỏi một vài sự sửa đổi, anh có những bằng chứng chắc chắn để chứng minh, nhưng cha Lorenz vì ghen tị không muốn nghe theo, hai người bàn đi bàn lại hoài. Họ giận dỗi nhau, lặng thinh và khó chịu trong nhiều ngày cho đến khi Narziss tin chắc là mình có lý, lại đưa vấn đề lên thảm xanh. Sau cùng. Cha Lorenz tuyên bố, có vẻ hơi mích lòng:
    - Narziss, thôi bây giờ ta chấm dứt cuộc thảo luận. Hẳn anh biết rằng tôi quyết định việc này chứ không phải đồng sự của tôi, vậy anh phải theo ý tôi. Tuy tôi la thượng cấp của anh nhưng khoa học và tài năng của tôi không hơn anh, nếu anh tha thiết với việc sửa đổi thì toi không tự ý quyết định lấy. Chúng ta sẽ đệ trình cha viện trưởng xin quyết định.
    Thế là việc đưa lên cha Daniel. Cha Daniel tỏ vẻ hiền từ và nhẫn nại ngồi nghe hai nhà bác học trình bày những quan điểm khác nhau về vấn đề giảng dạy văn phạm. Khi đã trình bày tường tận và chứng minh lập trường của mình, ông già liếc mắt ranh mãnh nhìn hai người, lắc đầu mà rằng:" Các bạn, hẳn là không ai cho rằng tôi hiểu vấn đề bằng các ban. Narziss để tâm đến công việc nhà trường và và cố gắng tăng tiến chương trình học như thế là hay lắm. Nhưng nếu thượng cấp có ý khác thì Narziss cứ việc yên lặng mà vâng theo. Ngành giáo dục tăng tiến cũng không làm gì nếu vì thế mà trong viện mất trật tự, người dưới không biết vâng lời người trên, lợi bất cập hại. Tôi chê trách anh Narziss không chịu nhượng bộ. Tôi chúc cho cả hai nhà bác học trẻ tuổi không thiếu cơ hội gặp thượng cấp dốt nát hơn mình, không có sự thử thách nào hơn để sửa tính kieu căng. Viện trưởng khôi hài ngây thơ như thế rồi mời hai người ra; nhưng không quên để ý xem mấy hôm sau hai người có giữ được hoà khí với nhau không.
    Rồi một ngày kia, trong tu viện đã có biết bao khuôn mặt thế, bỗng xuất hiện một khuôn mặt mơi, một khuôn mặt không phải như những khuôn mặt khác, người ta không để ý tới hay người ta chóng quên đi. Đó là một đứa con trai được cha nó xin cho vào học, nó đến vào một ngày mùa xuân. Hai cha con cột ngựa gần cây dẻ, người gác cổng bước ra ngoài loói đi để dẫn vào. Đứa trẻ ngước mắt nhìn cây cổ thụ còn trụ lá vì tiết đông và nói:
    - Chưa bao giừo tôi trông thấy một cái cây như thế này, cây nomlạ quá, không biết tên gọi nó là cây gì?
    Cha nó là một người đã đứng tuổi, bộ mặt lo âu hơi lạnh lùng, ông ta không để ý đến lời nó nói. Nhưng người gác cửa có thiện cảm ngay với thằng bé, bèn cho nó biết. đứa bé vui vẻ cám ơn, giơ tay ra bắt tay và nói thêm:
    - Tên tôi là Goldmund, tôi đến theo học ở đây.
    Người ấy trả lời bằng một nụ cười yêu mến, y đi trước khi hai người mới đến, bước qua cổng và leo lên bực thềm đá lớn. Goldmund chẳng chút ngập ngừng bước vào tu viện yên trí rằng đã có ha nhân vật để bầu bạn: người gác cổng và cây hạt dẻ.
    Hai người mới đến được cha giám học đón tiếp, đến chièu thì tiếp kiến viện trưởng. Người cha là một vị đường quan, ông đưa con mình ra chào hai vị bề trên. Người ta mời ông ở lại chơi ít bữa, nhưng ông chỉ ở lại một đêm nói rằng sáng hôm sau phải trở về. Ông tặng tu viện con ngựa và tu viện nhận tặng phẩm. Câu chuyện với các thầy tu trịnh trọng và nhạt nhẽo, nhưng viện trưởng và cha giám học nhìn Goldmund với hai con mắt yêu mến, trong khi đứa bé giữ vẻ yên lặng tôn kính , Họ yêu mến ngay đứa trẻ dĩnh ngộ dễ thương. Ngày hôm sau họ để người cha ra về không lưu luyến lắm, giữ đứa trẻ lại cũng thoả dạ rồi. Người ta dẫn Goldmund đến với các thầy học và kiếm cho nó một cái giường tại phòng ngủ học sinh. Cậu bé, mặt buồn thiu, kính cẩn từ biệt cha, cha lên ngựa trở về, hai mắt cậu dõi theo cho đến lúc cha đi khuất sau vựa lúa và cối xay, dưới cửa hẹp ngoài tu viện. Khi cậu quay mặt lại thì đã có giọt nước mắt ở đàu lông mi hồng, nhưng người gác cổng đã đến vỗ vào vai cậu một cách thân mật và khuyên giải cậu:
    - Này cậu, đừng buồn. Mới đến cậu nào cũng nhớ nhà một chút, nhớ cha mẹ, anh chị em. Nhưng rồi cậu sẽ thấy sống ở đây cũng được và không đến nỗi buồn chán đâu.
    - Cám ơn bác, tôi không có anh chị nào cả, tôi cũng không có mẹ, tôi chỉ có ba tôi thôi.
    - Thế thì ở đây cậu đã có bạn bè, khoa học âm nhạc và những thú chơi khác mà cậu chưa biết có nhiều thứ lắm, rồi cậu sẽ biết. Và nếu cậu cần người yêu mến cậu, cậu cứ đến đây với tôi.
    Goldmund mỉm cười với bác.
    - Cám ơn bác lắm nếu bác chỉ cho tôi biết con ngựa cha tôi để lại đây chỗ nào thì thích quá. Tôi muốn đến thăm nó và xem nó " có được ở chỗ tử tế không?"
    Người canh cửa đưa ngay cậu bé đến chuồng ngựa ở gần vựa lúa. Ở đây ấm áp và hơi tối, mùi ngựa, mùi phân, mùi thóc xông lên, Goldmund trông thấy con ngựa mình cưỡi đến đây ở trong một chuồng. Cậu vòng tay ôm cổ con vật, con ngựa nhận biết chủ đưa đầu nó ra, cậu áp má vào cái trán khoang trắng, vuốt ve một cách thân yêu và nói vào tai nó;
    - Chào em Bless, em nhỏ ơi, mạnh giỏi chứ? Có yêu anh không? Bless em bé ngựa của anh, em bé cù lần, em được ở đây thì may quá. Anh sẽ đến đây thăm em luôn và trông nom cho em.
    Nó lấy trong lần lót tay áo ra một miếng bánh mì để dành trong bữa ăn sáng bẻ tiừng miếng nhỏ cho ngựa ăn. Rồi từ biệt ngựa theo người gác cửa đi qua mảnh sân rộng như một cái chợ tỉnh lớn, có chỗ trồng cây bồ đề. Đến cửa vào các nhà học cậu cám ơn và bắt tay bác, nhưng cậu quên mất lối vàolớp học hôm qua người ta đã chỉ cho cậu. Cậu mỉm cười hơi bẽn lẽn nhờ bác chỉ giùm lối đi, bác nhanh nhảu chỉ cho ngay.
    Bấy giờ cậu bước vào lớp học, ở đấy đã có độ mười hai trẻ em lẫn thiếu niên ngồi trên ghế dài. Giáo viên phụ là Narziss quay lại:
    - Tôi là Goldmund. Cậu nói - Mới vào học.
    Narziss mặt nghiêm trang khi trả lời và chỉ cho cậu đến ngồi bàn cuối, xong ông ta tiếp tục giảng bài ngay.
    Goldmund ngồi xuống ghế. Cậu ngạc nhiên khi thấy thầy giáo chỉ lớn hơn cậu vài tuổi, cậu cũng rất vui sướng có một thầy học trẻ măng, đẹp trai và phong nhã, vừa nghiêm trang lại vừa thân mật dễ thương. Bác gác cửa tốt với cậu, viện trưởng đón tiếp cậu đầy vẻ thương mến

Chia sẻ trang này