1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đợi chờ - Cáp Kim

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ivalus, 14/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Đợi chờ - Cáp Kim

    Mỗi mùa hè Khổng Lâm lại về làng Ngỗng để li dị vợ là Thục Ngọc. Họ cùng đi đến trụ sở tòa án huyện Ngô Gia nhiều lần, nhưng lần nào bà cũng đổi ý vào phút chót khi quan tòa hỏi bà có chấp nhận li dị hay không. Năm này qua năm khác, họ đến huyện Ngô Gia và trở về với cùng một mảnh giấy hôn thú phòng đăng ký tỉnh đã cấp cho họ hai mươi năm trước.
    Hè năm nay, Khổng Lâm về với lá thư đề nghị li dị mới, do quân y viện thành phố Mộc Cơ, nơi ông làm bác sĩ, cấp cho. Một lần nữa ông dự tính mang vợ ra tòa ly dị. Trước khi về nhà, ông đã hứa với Ngô Mạn Na, người bạn gái ở bệnh viện, rằng lần này ông sẽ cố hết sức thuyết phục Thục Ngọc giữ lời hứa sau khi bà đồng ý ly dị.
    Là sĩ quan, ông có mười hai ngày phép hàng năm. Đi đường mất nguyên một ngày ?" ông phải đổi xe lửa và xe đò ở hai huyện ?" do đó chỉ còn mười ngày ở quê, để dành ngày cuối cho lượt về. Trước khi đi phép năm nay, ông nghĩ một khi về đến nhà ông sẽ có đủ thời giờ thực hiện dự tính, nhưng đến lúc này cả tuần đã trôi qua mà ông vẫn chưa nhắc một lời nào với vợ về việc ly dị. Mỗi lần định nói, ông lại hoãn đến mai.
    Căn nhà vách đất của họ vẫn như hai mươi năm trước, bốn phòng lớn dưới mái rơm và ba vuông cửa sổ sơn màu xanh da trời nhìn về hướng nam. Lâm đứng trong sân quay ra bức tường phía trước lật hàng chục cuốn sách mốc meo ông để phơi nắng trên đống củi. Rõ rang Thục Ngọc không biết cách giữ gìn sách. Có lẽ nên đem cho mấy thằng cháu, những cuốn sách này mình chẳng còn dùng đến nữa.
    Bên cạnh ông, lũ gà khệnh khạng và bầy ngỗng đi lạch bạch. Vài con gà tơ len lỏi qua khe hàng cọc rào khu vườn rau nhỏ. Trong vườn những dây đậu và dưa chuột dài treo trên giàn mắt cáo, những quả cà tím cong như sừng trâu, và đám rau diếp tươi tốt đến nỗi phủ hết cả luống. Ngoài bầy gia cầm, vợ ông còn nuôi hai con lợn và một con dê để lấy sữa. Con lợn nái của họ đang ủn ỉn trong chuồng sát góc phía tây của vườn rau. Một đống phân dựa vách chuồng lợn để ủ nóng dưới hố hai tháng trước khi bón, đang đợi ngày chở ra mảnh ruộng nhà. Không khí nồng nặc mùi bã rượu trộn trong cám lợn. Lâm ghét mùi chua, cái thứ duy nhất làm ông khó chịu ở đây. Thục Ngọc đang nấu nướng trong bếp, tiếng ống bễ vọng ra khục khặc. Ở hướng nam, ngọn cây du và bạch dương che mát ống khói, mái rơm các nhà hàng xóm. Thỉnh thoảng có tiếng chó sủa vọng ra từ một trong những căn nhà đó.
    Sau khi lật xong các cuốn sách, Lâm bước ra ngoài bức tường phía trước, đầu tường cao một mét, bên trên phủ mấy cành táo gai. Một tay ông cầm cuốn từ điển tiếng Nga quăn góc dùng hồi còn trung học. Rảnh rang, ông ngồi trên cối xay, tay lật qua quyển từ điển cũ. Ông vẫn nhớ dăm chữ tiếng Nga, và thậm chí cố tạo vài câu ngắn trong trí. Nhưng ông không nhớ rõ luật văn phạm khi đổi cách, vì thế ông bỏ cuộc và để quyển sách trên đùi. Các trang sách hơi lất phất trong gió thoảng. Ông ngửng mắt nhìn dân làng đang cuốc khoai trên cánh đồng xa, đồng ruộng bao la tới nỗi họ cắm lá cờ đỏ ngay giữa làm mốc nghi mỗi khi cuốc đến đó. Lâm mê thích cảnh vật, nhưng biết rất ít về việc đồng áng. Ông đã rời làng đi học trung học ở huyện Ngô gia từ năm mười sáu tuổi.
    Chiếc xe bò nhô lên ở cuối đường, trên xe chất cao những bó kê lắc lư theo nhịp lăn. Con vật đi đầu chỉ là con bê cái, chân sau hơi khập khiễng. Lâm thấy đứa con gái tên Hoa của mình và một đứa nữa trên nóc đống kê, nửa người khuất trong đám bó kê mịn màng. Hai đứa đang hát hỏng cười đùa. Người đánh xe, một ông già đội mũ len xanh, răng cắn tẩu thuốc, nhịp cái roi ngắn trên mông con bò thiến kéo xe. Hai bánh xe viền sắt rít đều trên con đường gập ghềnh.
    Khi chiếc xe ngừng ở cổng trước, Hoa thả cái bao bì căng phồng xuống đất rồi nhảy xuống. Nó nói với người đánh xe:
    - Cám ơn bác Dương.
    Nó vẫy tay chào con bé bụ bẫm trên nóc đống kê:
    - Tối nay gặp nhé.
    Rồi nó phủi những cọng rơm trên áo quần. Cả ông già đánh xe và con bé bụ bẫm đều nhìn Lâm, mỉm cười chào ông mà ko nói. Lâm nhớ mang máng người đánh xe, nhưng chả rõ đứa bé là con cái nhà nào. Ông biết họ không chào ông như cách dân làng chào nhau. Ông ta ko la lớn: ?oBữa nay sao, ông bạn?? Và đứa bé không nói: ?oBác có khỏe không?? Ông nghĩ có lẽ vì mình mặc quân phục.
    Ông vừa đứng lên khỏi cối xay vừa hỏi con gái:
    - Cái gì trong bao thế?
    - Lá dâu.
    - Cho tằm à?
    - Dạ.
    Hoa hình như miễn cưỡng đáp chuyện ông. Nõ nuôi tằm trong ba nong cói lớn nơi lán sau nhà. Ông hỏi:
    - Nặng không?
    - Không
    - Ba giúp nhé?
    Lâm hi vọng nó nói vài tiếng với mình trước khi đi vào?
    - Không, con mang một mình được.
    Nó dùng tay xốc cái bao lớn lên vai. Cặp mắt tròn của nó nhìn đăm đăm vào mắt ông một thoáng, rồi nó hờ hững quay đi. Ông thấy cánh tay nó cháy nắng, có những chỗ da rộp lốm đốm trắng. Nó cao lớn khỏe mạnh làm sao, rõ rang là một thôn nữ thạo việc.
    Một lần nữa cái nhìn đăm đăm của nó làm ông bất an. Ông không rõ có phải nó dằn dỗi vì ông định li dị mẹ nó. Ông thấy có vẻ không phải, vì năm nay ông chưa mang chuyện đó ra nói. Ông buồn vì con gái ông bây giờ dường như hơi xa cách ông. Khi nó còn bé, ông và nó rất gần gũi, hai cha con quấn quýt bên nhau suốt mỗi khi ông về nhà. Lớn lên nó trở nên trầm lặng và xa xôi hơn. Bây giờ hiếm khi nó nói một lời không cần thiết với ông, cùng lắm là nó chỉ thoáng mỉm cười. Ông tự hỏi quả thật nó có ghét mình không? Nó đã lớn, vài năm nữa sẽ có gia đình riêng, chả cần một ông già như mình nữa.
    Thật ra Lâm rất trẻ so với tuổi. Ông gần năm mươi nhưng không có vẻ như một người trung niên. Dù mặc quân phục, ông trông giống như cán bộ hơn quân nhân. Khuôn mặt ông trắng treo, đẹp trai và không có nếp nhăn, với cặp kính gọng đen trên sống mũi thẳng. Ngược lại, bà Thục Ngọc vợ ông là người đàn bà nhỏ bé, khô héo và trông già hơn tuổi rất nhiều. Tay chân bà khẳng khiu bơi trong áo xống, lúc nào nom cũng lung nhùng. Thêm nữa, bà còn bó chân và đôi khi quấn xà cạp đen. Mái tóc đen búi chặt sau đầu làm mặt bà hơi hốc hác. Miệng bà móm, dù đôi mắt đen của bà trông không đến nỗi tệ, nhưng nom giống như hai con nòng nọc. Nhìn mọi mặt, hai người ko có chỗ nào xứng đôi.
    - Thục Ngọc, mình bàn chuyện ly dị được không?
    Lâm hỏi vợ sau bữa ăn tối. Hoa mới qua bên nhà bạn để chuẩn bị thi tuyển vào trường dậy nghề ở Cáp Nhĩ Tân. Vợ ông bình thản đáp:
    - Ừ.
    - Ngày mai mình lên huyện được không?
    - Ừ.
    - Bà luôn nói ?oừ?, nhưng rồi sau đó bà đổi ý. Lần này bà có giữ lời được không?
    Bà im lặng. Họ chẳng bao giờ cãi nhau, và bà sẽ đồng ý với bất cứ điều gì ông nói. Ông tiếp lời:
    - Thục Ngọc, bà biết tôi cần có gia đình trong quân ngũ. Ở đó khó sống một mình được. Tôi đâu còn trẻ trung gì nữa.
    Bà gật đầu không nói. Ông hỏi:
    - Lần này bà có trả lời thuận với ông tòa không?
    - Ừ.
    Căn phòng lại chìm trong im lặng. Ông tiếp tục đọc tờ báo Xây dựng hương thôn của địa phương trong lúc lặng lẽ gõ ngón tay trên mặt bàn. Thục Ngọc đang may áo khoác cho đứa con gái của họ, bà cắt tấm vải nhung sọc đen bằng cặp kéo và mẩu phấn tây. Hai con nắc nẻ vàng lượn quanh bóng đèn 25W treo thõng xuống từ trên trần nhà bồi giấy. Trên bức tường vôi trắng, bóng dây đèn cắt ngang bức ảnh một đứa bé trai bu bẫm trần truồng đang cưỡi cá chép giữa làn sóng cuồn cuộn. Trên chiếc giường gạch trải chiếu có hai cái chăn đã gấp và ba cái gối sẫm màu trông như những ổ bánh khổng lồ. Tiếng ếch nhái ồm ộp vọng vào từ cái ao ở phía nam cuối làng hòa cùng tiếng ve sầu gáy rỉ rả qua cửa sổ lưới. Tiếng kẻng từ văn phòng đội sản xuất vang lên gọi xã viên đi họp.
    Hai mươi mốt năm trước, năm 1962, Lâm là sinh viên quân y ở thành phố Thẩm Dương. Một ngày hè anh nhận thư cha báo tin mẹ ốm nặng và nhà cửa bị bỏ bê vì ông cụ phải làm cả ngày trên cánh đồng nông xã. Cha Lâm muốn anh lập gia đình gấp để có con dâu trông nom mẹ anh. Vì lòng hiếu thảo, Lâm đồng ý để cha mẹ tìm vợ cho mình.
    Sau một tháng qua lại với người mối già, họ ưng đứa con gái lớn của nhà họ Lưu mới từ huyện La Câu dọn về làng Ngỗng. Vì Lâm là sinh viên, và sắp thành sĩ quan bác sĩ, nên cha mẹ Thục Ngọc vui lòng gả nàng mà không đòi hỏi quà cáp hay tiền bạc gì. Cha mẹ Lâm gửi anh tấm ảnh đen trắng của Thục Ngọc, cảm thấy nàng là một thiếu nữ tạm được, bình thường, anh đồng ý đính hôn. Nàng hai mươi sáu tuổi, chỉ nhỏ hơn anh một tuổi.
    Nhưng mùa đông về nhà nhìn tận mặt cô vợ chưa cưới, anh thất vọng ?" nàng trông thật già, như thể vào tuổi bốn mươi, bộ mặt nhăn nheo và bàn tay sần sùi. Còn nữa, bàn chân nàng chỉ dài một tấc. Đây là Tân Trung Hoa; ai mà thích một thiếu nữ bó chân? Anh cố thuyết phục cha mẹ hồi hôn, nhưng ông bà cương quyết không nghe và nói anh vớ vẩn. Làm sao họ có thể hồi hôn mà không phải chứng minh rằng Thục Ngọc không thể là người vợ xứng đáng được? Làm thế cả làng sẽ chống lại họ.
    Cha anh sưng sỉa hỏi:
    - Đẹp có nuôi nổi gia đình không?
    Mẹ anh nói từ giường bệnh:
    - Con ơi, mặt đẹp vài năm rồi cũng tàn, chỉ có tính nết mới lâu dài. Thục Ngọc sẽ giúp con rất nhiều.
    Lâm hỏi:
    - Làm sao mẹ biết?
    - Mẹ biết từ trong tâm mẹ.
    Cha anh nói:
    - Con tìm đâu ra một đứa con gái tốt nết như thế?
    Mẹ anh van nài:
    - Con ơi, con cưới nó thì mẹ chết mới vui.
    Thế là Lâm nhượng bộ cha mẹ. Nhưng dù chấp nhận Thục Ngọc làm vợ, ông nghĩ rằng tuyệt đối không thể giới thiệu bà với ai ngoài làng quê được. Vì thế sau khi kết hôn vào mùa hè kế, trong suốt hai mươi năm ông chưa bao giờ cho vợ đến thăm mình ở quân y viện. Hơn nữa, trong mười bảy năm, từ khi đứa con duy nhất của họ ra đời, ông sống li thân với vợ. Mỗi khi về nhà, ông ngủ trong phòng riêng. Ông không yêu bà, và cũng chẳng ghét bà. Trong một cách nào đó, ông đối xử với bà như đối xử với cô em họ.
    Giờ đây cha mẹ ông mất đã lâu, và đứa con gái tên Hoa của họ đã tốt nghiệp cấp hai. Ông cảm thấy gia đình không còn cần ông nữa, và đã đến lúc ông sống cuộc sống của chính mình. Dù hay dù dở, ông nên thoát ra khỏi cuộc hôn nhân không tình yêu này.
  2. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    *
    Sáng sớm hôm sau hai người đi nhờ xe máy kéo lên huyện Ngô Gia. Xe đi lấy đầu máy điện cho nhà máy xay mới của làng. Cùng ngồi với họ trong toa móc là em trai của Thục Ngọc tên Bản Sinh, kế toán viên đội sản xuất. Anh ta đã nghe về chuyến đi tòa ly dị của họ. Hơn mười năm nay, mỗi mùa hè Bản Sinh cùng họ tới trụ sở tòa án, dù trong tòa anh chỉ giữ im lặng. Ngay từ đầu, Lâm tin rằng Bản Sinh là kẻ đã làm Thục Ngọc đổi ý vào phút chót. Nhưng hai người đàn ông ngồi dựa thành toa xe moóc không tỏ giấu hiện thù địch nào với nhau. Họ lặng lẽ hút thuốc lá hiệu Quang Vinh của Lâm.
    Phố huyện Ngô Gia cách làng Ngỗng mười tám dặm về phía tây. Nhiều cánh đồng hai bên đường đã gặt xong, những bó lúa mì và kê xếp đống giống như hàng ngàn ngôi mộ nhỏ. Các xã viên đang chất lúa lên mấy chiếc xe ngựa trong ruộng, ngọn hái của họ lấp lánh dưới ánh mặt trời. Chiếc xe máy kéo đi ngang một đồng cỏ nơi vài mươi con bò sữa đang thơ thẩn, dăm chí bê con chạy tung tăng. Ở phía bắc, dòng sông Tùng Hoa trải rộng như mặt hồ, trên sông một chiếc tàu hơi nước màu nâu nhạt chậm rãi đi về hướng đông để lại phía sau những dải khói đen. Một cặp bồ nông bay xa xa bên kia sông, nhấp nhô trên nền trời.
    Chiếc xe máy kéo lắc lư chậm rãi trên con đường gập ghềnh. Được nửa đoạn đường mười tám dặm, Lâm bắt đầu đau lưng, chứng đau những năm trước ông không có. Ông tự nhủ mình già rồi. Chuyện này không thể kéo lê mãi được. Mình phải gắng sức với ông tòa và làm cho xong lần này.
    Đường vào cổng huyện bị một dãy xe ngựa chở gạch chắn lại, chiếc xe máy kéo phải nhích theo từng bước. Bản Sinh và gã lái xe, tên tục là Chuồn chuồn, trở nên cáu kỉnh và cứ chửi bới liên hồi. Phải nửa giờ sau họ mới đến phố giữa. Hôm nay phiên chợ, vì thế bạn hàng chiếm đầy vỉa hè đường Trung Tâm. Họ bán gia cầm, rau trái, trứng, cá sống, lợn con, quần áo. Khắp nơi đầy rổ cói, ***g gà, vại dầu, chậu và xô cá. Một gã hói đầu thổi tu huýt đồng, món hàng mẫu của hắn, tiếng kêu xé không gian nhức tai mọi người. Vài thiếu nữ ở quầy dưa hấu vừa hút thuốc vấn vừa réo gọi khách hàng và phe phẩy quạt lông ngỗng để đuổi ruồi.
    Gã lái xe kéo thả hành khách ở trụ sở tòa án xây gạch đen chỗ cuối mạn tây đường Trung Tâm, đối diện với hiệu sách Tân TRung Hoa. Rồi hắn lái xe đi lấy đầu máy ở xưởng sửa máy.
    Ở nông thôn chuyện ly dị rất hiếm. Tòa xử độ mươi vụ mỗi năm, và chỉ có 2, 3 vụ dẫn đến ly dị. Phần nhiều tòa cố giúp hai bên giải quyết vấn đề hôn nhân và hòa giải họ.
    Quan tòa độ năm mươi tuổi, phốp pháp trong đồng phục cảnh sát. Vừa thấy Lâm và Thục Ngọc ông cau mày hỏi: ?oLại nữa??. Ông lắc đầu rồi vẫy cô cảnh sát trẻ ở cuối phòng xử ra trước để ghi chép. Sau khi mọi người ngồi xuống, Lâm bước tới quan tòa để đưa bức thư đề nghị. Theo thủ tục, quan tòa yêu cầu ông trình bày trước tòa. Vẫn ngồi trên ghế, Lâm nói:
    - Giữa hai chúng tôi không có tình yêu, vì thế chúng tôi nộp đơn xin ly dị. Xin đồng chí thẩm phán đừng xem tôi như một kẻ vô tâm. Vợ tôi và tôi đã ly thân mười bảy năm nay. Tôi luôn đối xử tốt với vợ và?
    Viên quan tòa cắt ngang lời ông:
    - Trước hết phải làm cho rõ đã. Anh nói ?ochúng tôi nộp đơn xin ly dị?, nhưng lá thư đề nghị chỉ nhắc tới tên của anh. Vợ anh có nộp đơn xin ly dị không?
    - Thưa không. Tôi xin lỗi. Tôi tự nộp đơn.
    Viên thẩm phán rõ vụ này, ông biết Lâm có liên quan đến một bà khác ở Mộc Cơ, vì thế ông chả bận tâm hỏi thêm. Ông quay sang Thục Ngọc và hỏi câu nói của người chồng đúng không.
    Bà gật đầu, tiếng ?ođúng? hầu như không nghe rõ. Tòa hỏi:
    - Hai người không ngủ với nhau từ mười bảy năm nay?
    Bà lắc đầu.
    - Có hay không?
    - Không.
    - Chị có đồng ý ly dị không?
    Bà không đáp, mắt bà dán chặt lên sàn gỗ rộng, nhiều chỗ bị vênh. Lâm nhìn bà đăm đăm, cầu khẩn ?oTrời ơi, nói có đi!?
    Trong khoảng một phút bà không nói tiếng nói. Trong khi đó, quan tòa kiên nhẫn chờ, phe phẩy cái quạt lớn vẽ con hổ vươn cổ gầm, miệng như chậu máu. Ông ta nói với bà:
    - Suy nghĩ cho kĩ, đừng quyết định vội.
    Người em trai của bà giơ tay. Quan tòa cho phép anh ta nói. Bản Sinh đứng lên nói:
    - Thưa thẩm phán Tôn, chị tôi là nội trợ mù chữ không biết nói cho rõ rang, nhưng tôi biết chị tôi nghĩ gì.
    - Vậy thì nói cho tòa biết.
    - Khổng Lâm làm thế này là bất công với chị tôi. Chị tôi sống với gia đình họ Khổng hơn hai mươi năm, phục vụ họ như con vật thồ câm nín. Chị chăm sóc bà mẹ đau yếu của anh ta đến khi cụ mất. Rồi cha anh ra ngã bệnh, trong ba năm chị chăm sóc ông cụ rất cẩn thận đến mức cụ chưa bao giờ bị loét lưng. Sau khi cha anh ta mất, chị một mình nuôi đứa con gái và làm việc trong nhà ngoài ngõ như bà góa, mặc dù chồng chị vẫn còn sống. Chị sống một đời cực nhọc, cả làng đều thấy và nói như vậy. Nhưng trong suốt thời gian này Khổng Lâm có bà khác, một nhân tình ở thành phố Mộc Cơ. Bất công. Anh ta không thể đối xử với một con người, vợ của anh ta, như cái áo khoác ?" một khi đã cũ, anh ta vứt nó đi.
    Bản Sinh ngồi xuống, mặt đỏ và hơi hổn hển. Trông hắn rơm rớm nước mắt. Lời hắn nói làm Lâm xấu hổ. Lâm không cãi, thấy vợ mình đang lau nước mắt. Ông giữ im lặng.
    Viên thẩm phán vẫy cái quạt con hổ gấp lại đập vào lòng bàn tay. Rồi ông đấm nắm tay xuống mặt bàn, bụi tung lên thành vệt vàng óng chập chờn dưới tia nắng mặt trời. Ông chỉ mặt Lâm:
    - Đồng chí Khổng Lâm, anh là sĩ quan cách mạng nên làm gương cho thường dân chúng tôi. Anh là thứ mẫu mực gì hả? Một kẻ không biết lo cho gia đình, có mới nới cũ, tâm địa thiếu chung thủy, lời nói và việc làm không trung thực. Vợ anh phục vụ gia đình anh như con lừa kéo cối xay. Sau bằng ấy năm, chuyện xay xát xong, anh muốn bỏ chị ta. Đây là việc trái luân lí và ô nhục, hoàn toàn không chấp nhận được. Nói tôi nghe, anh còn lương tâm hay không? Anh còn xứng đáng với bộ quân phục xanh và ngôi sao đỏ trên mũ không?
    - Tôi ?" tôi đã cố chăm sóc gia đình. Tôi đưa vợ bốn mươi nhân dân tệ một tháng. Ông không thể nói tôi?
    - Tòa từ chối yêu cầu của anh. Bác đơn.
    Trước khi Lâm có thể kháng nghị them, vị quan tòa lùn xoải bước ra lối hành lang bên hông, chỗ có phòng vệ sinh. Cặp mông ông núng nính lắc lư trong khi sàn gỗ kêu ọp ẹp dưới chân. Mũ ông vẫn nằm ngất ngưởng trên bàn. Cô cảnh sát ngắm mông quan tòa, môi cô thoáng mỉm cười.
    Trời đã trưa. Mặt trời bừng bừng bên ngoài . Nhiều người đã rời phiên chợ nên lúc này đường sá bớt đông đúc hơn. Chuông cổ súc vật leng keng vọng lại. Một nhóm nữ sinh nhảy dây trên vỉa hè, miệng hát điệu ru em. Con đường trải đá sỏi trắng lóa, lác đác vài vũng nước mưa dưới ánh mặt trời nóng bức. Gặp người thiếu phụ bán ruy băng, Lâm ngừng lại mua một cặp cho Hoa. Nhưng ông không rõ con gái mình muốn màu nào. Thục Ngọc bảo ông ?omàu hồng?. Ông trả nửa nhân dân tệ cho hai chiếc ruy băng bằng lụa.
    Họ cùng đi đến quán ăn Bình Minh, một quán ăn nhỏ chủ yếu bán thức ăn làm bằng bột mì ở góc đường. Họ ngồi xuống bàn cạnh cửa sổ. Mặt bàn gỗ sồi nhoáng mỡ, ở giữa có mấy vết tròn xam xám. Một con cánh cam đang bò vòng theo miệng lọ thủy tinh đựng đũa, đôi cánh lúc cọ vào nhau thong thả, lúc quay tròn như cặp lưỡi dao máy nhỏ. Cô hầu bàn đến, tươi tắn chào họ như đã quen biết:
    - Trưa nay ông bà muốn ăn gì? Chúng tôi có mì, bánh bao thịt bò, bánh xèo nhân hẹ, bánh bao ngọt, và dầu cháo quẩy.
    Lâm gọi một đĩa thức ăn nguội ?" tim và gan lợn luộc trong nước hồi - và bốn bát mì. Hai bát dành cho người em vợ. Thục Ngọc và ông mỗi người một bát.
    Đĩa đồ ăn nguội được mang ra trong chớp mắt rồi tới mấy tô mì bốc khói, trên rưới nước sốt thịt trộn thịt băm, đậu đũa, hành , ngò, và trứng đánh. Trong lúc dùng đũa trộn mì, Thục Ngọc làm vãi một giọt nước sốt lên cổ tay trái. Bà đưa tay lên liếm sạch.
    Họ lặng lẽ ăn. Lâm không muốn nói chuyện, lòng ông tê dại. Ông đã cố căm ghét gã em vợ lúc họ rời tòa án, nhưng không thể dồn được cảm xúc mãnh liệt nào.
    Ăn xong bát mì đầu, Bản Sinh phá vỡ sự im lặng bảo Lâm:
    - ANh, đừng để tâm những gì em nói trong tòa. Thục Ngọc là chị em, em phải nói.
    Cặp mắt ti hí của hắn lấp lánh khi hắn nhai miếng tim lợn. Lâm nói:
    - Tôi hiểu
    - Vậy là không giận?
    - Không.
    - Mình vẫn là một gia đình?
    - Ừ.
    Thục Ngọc mỉm cười hăng hái húp mì. Lâm lắc đầu thở hắt.
    Gã Chuồn chuồn lái xe máy kéo hứa đợi họ ở góc đường cạnh bưu điện, nhưng sau bữa ăn trưa họ đến đó mà chả thấy bóng chiếc xe kéo đâu. Rõ rang nó đã về, vì thế họ phải đi bộ một dặm đến bến xe đò trước khách sạn Thanh Các. Suốt dọc đường Bản Sinh nguyền rủa Chuồn Chuồn không ngừng
    *
  3. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Ngô Mạn Na yêu Lâm đã nhiều năm, nàng vẫn đợi chờ ông li dị vợ để họ được cưới nhau. Hè này sang hè khác ông về nhà cố thực hiện việc li dị, nhưng không bao giờ thành công. Năm này, Mạn Na cũng chẳng trông đợi kết quả mới mẻ gì. Theo luật của quân y viện, do Chính ủy Vương ban hành vào mùa đông năm 1958, chỉ sau mười tám năm li thân một sĩ quan mới được li dị mà không cần người vợ thỏa thuận. Ông chính ủy chết vì bệnh viêm gan mùa hè năm sau, nhưng hai mươi lăm năm qua bệnh viện vẫn thi hành chặt chẽ luật này.
    Đến năm 1983, Lâm và vợ đã ly thân được mười bảy năm, vì thế Thục Ngọc có đồng ý hay không, sang năm Lâm vẫn có thể li dị. Đó là lí do Mạn Na chắc chắn lần này ông sẽ không cố gắng nhiều. Nàng biết đầu óc ông làm việc ra sao: ông luôn chọn cách dễ.
    Hôm sau ngày Lâm từ quê lên, ông đến khu nhà ở tập thể của Mạn Na kể cho nàng về bác bỏ của tòa. Nàng trả lời lơ là:
    - Trước khi anh đi, em đã biết không xong.
    Ông vòng tay quanh gối và nói:
    - Đừng bực tức như thế. Quả thật anh đã cố hết sức.
    - Em không bực.
    - Thôi mà, sang năm anh sẽ li dị bà ấy, bất kể bà ấy có đồng ý hay không. Mình chỉ đợi thêm một năm nữa thôi nhé?
    - Một năm nữa thôi? Anh có bao nhiêu năm trong đời?
    Giọng nàng hơi rít lên. Ông im lặng một lát, cằm chống lên lòng bàn tay. Rồi ông nói:
    - Nói cho cùng, mình đã đợi bằng ấy năm. Chỉ còn một năm nữa thôi.
    Nàng ngửng mặt nhìn ông đăm đăm:
    - Trông em này, Lâm. Em chưa thành một bà già hay sao?
    - Không, em không già đâu cưng. Đừng có dỗi như thế.
    Thật ra nàng không già, chỉ mới hơn bốn mươi. Khuôn mặt nàng có vài nếp nhăn, nhưng đôi mắt, tuy hơi cách xa nhau, vẫn tươi sáng và sinh động. Mặc dù tóc đã có vài sợi bạc, nhưng thân hình nàng vẫn rất đẹp, cao và thon. Nhìn phía sau, người ta có thể dễ lầm tưởng nàng là một thiếu phụ khoảng ba mươi.
    Cửa mở, bạn cùng phòng của Mạn Na là cô y tá Hứa bước vào ngân nga bài Trên Đảo Thái Dương đang thịnh hành. Thấy Lâm ngồi trên mép giường mình, đối diện giường Mạn Na, y tá Hứa le lưỡi và làm mặt xin lỗi với hai người. Cô nói:
    - Xin lỗi làm phiền ông bà.
    Lâm nói:
    - Xin lỗi đã chiếm chỗ của chị trong này.
    - Không sao.
    Y tá Hứa đến tủ thức ăn đầu giường của mình lấy một quả cà chua to. Cô vội vã đi ra, tiếp tục ngân nga bài hát. Lâm đứng lên đóng cửa. Sau đó im lặng, như thể cả hai đều không muốn nói thêm gì nữa. Ông rửa tay trong chậu men vàng của Mạn Na để trên giá sắt ở góc phòng. Ông vã vài hớp nước lên mặt, rồi nói với nàng:
    - Anh phải đi làm. Tối nay gặp em nhé?
    Ông lau mặt bằng tấm khăn trắng của nàng. Nàng gật đầu không nói.
    Họ cùng làm việc trong Khoa Nội của bệnh viện, Lâm là bác sĩ, Mạn Na là y tá trưởng. Ai cũng biết họ cặp với nhau, nhưng họ vẫn không thể sống chung mà chỉ có thể ăn cùng bàn ở nhà ăn tập thể và đi chung trong khuôn viên nhà thương. Luật bệnh viện cấm nam nữ nhân viên đi chung nhau ngoài khuôn viên, trừ phi họ là vợ chồng hay đã đính hôn. Luật này áp dụng đã mười chín năm, từ hồi 1964, sau khi một nữ y tá mang bầu với người tình là phụ tá bác sĩ. Sau khi vụ có bầu bị khám phá, cả hai thú nhận họ đã gặp nhau vài lần trong rừng bạch dương ở phía đông bệnh viện. Cả hai bị đuổi khỏi quân đội ?" anh ta trở thành ông lang vườn ở quê nhà tại tỉnh Cát Lâm, trong khi cô nàng bị chuyển đi thành phố Dinh Khẩu làm nghề đóng hộp hải sản. Sau đó Chi bộ Đảng của bệnh viện đặt ra luật này: hai đồng chí khác phái, trừ phi đã là vợ chồng hay đã đính hôn, không được đi chung ngoài khuôn viên.
    Điều luật này hồi đó làm hại nhiều cô y tá, bởi vì sợ bị phạt, các sĩ quan chưa vợ trong bệnh viện quay mắt ngay sang mấy thiếu nữ trong thành phố và các làng lân cận. Hầu hết các nữ y tá đều phẫn uất, nhưng trong mười chín năm luật lệ được thi hành nghiêm ngặt. Mỗi khi có kẻ phạm luật, cấp lãnh đạo sẽ kiểm điểm họ. Vì Lâm đã có vợ và Mạn Na không thể là vợ chưa cưới của ông, nên họ không được phép đi chung bên ngoài khuôn viên bệnh viện. Đến nay, sau bao nhiêu năm bị hạn chế, họ đã trở nên quen dần với nó.
  4. ivalus

    ivalus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Phần thứ nhất
    1.
    Cuối năm 1963, Khổng Lâm tốt nghiệp trường quân y và đến làm bác sĩ tại Mộc Cơ. Hồi đó bệnh viện điều hành một trường y tá nhỏ với chương trình học mười sáu tháng, cung cấp y tá cho bộ đội trong vùng Mãn Châu và Nội Mông. Khi Ngô Mạn Na theo học vào mùa thu năm 1964, Lâm dạy lớp cơ thể học. Dạo đó nàng là một thiếu nữ năng động, chơi bóng chuyền cho đội bóng của bệnh viện. Ko như hầu hết các bạn cùng lớp vừa mới tốt nghiệp cấp II hoặc trung học, nàng đã phục vụ ba năm làm nhân viên tổng đài điện thoại cho một sư đoàn vùng ven biển và lớn tuổi hơn hầu hết bạn học. Vì trên 95% học viên trường y tá là nữ, nên nhiều sĩ quan trẻ từ các đơn vị đóng trong thành phố Mộc Cơ thường lai vãng đến bệnh viện vào dịp cuối tuần.
    Hầu hết các sĩ quan đều muốn tìm bạn gái hoặc vợ trong số các học viên, mặc dù các cô gái trẻ này còn là lính và không được phép có bạn trai. Họ thích các nữ học viên vì một lí do bí mật ít người muốn nói rõ ra, nhưng trong tâm khảm họ đều biết các cô ấy là ?ohảo cô nương?. Thành ngữ này có nghĩa là các cô này là trinh nữ, nếu ko họ đã ko được gia nhập bộ đội, vì mỗi cô được tuyển mộ phải qua một cuộc khám nghiệm loại bỏ những ai đã rách **********.
    Một chiều hè chủ nhật, Mạn Na giặt giũ một mình trong phòng giặt khu tập thể. Một tay thiếu úy đầu trần, dáng mảnh khảnh, chiều cao trung bình, mặt có vài dấu tàn nhang bước vào. Cổ áo hắn cởi, và cúc áo khoác trên cùng ko cài để lồi trái khế nơi yết hầu. Hắn đứng cạnh nàng, giơ chân lên đặt vào bồn rửa dài bằng đá mài. Nước bắn trên chiếc dép nhựa đen của hắn tỏa ra như cái quạt óng ánh. Xong chân trái, hắn đặt chân phải vào. Hắn rửa đi rửa lại đôi chân giữa sự ngạc nhiên của Mạn Na. Hơi thở hắn nồng nặc mùi rượu.
    Hắn quay sang nàng rồi nhe răng cười, và nàng cười lại. Dần dần họ nói chuyện. Hắn kể hắn là trưởng trạm truyền tin ở bộ tham mưu tiểu khu Mộc Cơ, và bạn với giảng viên Phan. Tay hắn hơi run khi chuyện trò. Hắn hỏi nàng từ đâu đến; nàng kể xuất thân ở tỉnh Đông Sơn, không nói nàng lớn lên như một đứa bé mồ côi không có quê hương ?" cha mẹ nàng chết trong một tai nạn xe cộ ở Tây Tạng năm nàng lên ba.
    Hắn hỏi:
    - Tên cô là gì?
    - Ngô Mạn Na
    - Tôi là Đổng Mai, người Thượng Hải.
    Thoáng yên lặng. Nàng cảm thấy mặt hơi ửng đỏ, vì thế nàng quay mặt vào giặt áo quần. Nhưng dường như hắn hăm hở muốn tiếp tục trò chuyện. Bất chợt hắn đưa tay ra và nói:
    - Hân hạnh gặp cô, đồng chí Ngô Mạn Na
    Nàng quơ cho thấy xà phòng trên lòng bàn tay, và nói với nụ cười tinh nghịch:
    - Xin lỗi.
    Hắn vừa lau đôi tay ướt vào hai bên sườn vừa hỏi:
    - À này, cô thấy Mộc Cơ thế nào?
    - Cũng được.
    - Vậy sao? Đến cả khí hậu ở đây cũng được à?
    - Vâng.
    - Mùa đông không lạnh quá à? ?" trước khi nàng kịp trả lời, hắn nói tiếp ?" Dĩ nhiên, mùa hè thì tốt. Còn?
    Nàng khúc khích:
    - Tại sao anh rửa chân tám chín lần?
    Hắn dường như ngơ ngác nhìn xuống chân:
    - Ồ, vậy sao?
    Nàng nói:
    - Đôi dép đẹp nhỉ.
    Hắn cười toe toét:
    - Em họ tôi ở Thượng hải gửi tới. À, cô bao nhiêu tuổi?
    Ngạc nhiên vì câu hỏi, nàng thoáng nhìn hắn rồi quay đi, đỏ bừng mặt. Hắn mỉm cười rất tự nhiên:
    - Tôi muốn nói cô có bạn trai không?
    Một lần nữa nàng quay mặt đi. Trước khi nàng có thể tìm câu trả lời, một nữ học viên bước vào mang theo chậu để lấy nước, vì thế cuộc trò chuyện của họ phải ngưng.
    Một tuần sau nàng nhận được thư của Đổng Mai. Hắn hết lời xin lỗi đã quấy rầy nàng trong phòng giặt, và dáng vẻ xộc xệch của hắn không thích hợp với một sĩ quan. Hắn đã hỏi nàng biết bao câu hỏi vô duyên, nàng chắc phải nghĩ hắn là đồ cả đẫn. Nhưng hôm đó hắn không như bình thường. Hắn xin nàng tha lỗi cho hắn. Nàng trả lời thư nói rằng nàng đã không thấy bị xúc phạm, thay vào đó còn rất lí thú. Nàng cám ơn sự thành thật và tính tự nhiên của hắn.
    Cả hai đều mới ngoài hai mươi và chưa từng có người yêu. Chẳng bao lâu sau họ khởi sự thư từ cho nhau vài lần mỗi tuần. Trong vòng hai tháng họ bắt đầu hẹn gặp nhau vào cuối tuần ở rạp chiếu bóng, công viên ở bờ sông. Đổng Mai ghét Mộc Cơ, một thành phố có dân số khoảng 250 ngàn. Hắn sợ mùa đông khắc nghiệt và gió bấc từ Tây Bá Lợi Á thổi vào mang theo tuyết bụi mịt mù. Khói sương che phủ bầu trời lúc thời tiết lạnh làm tăng thêm bệnh đau cổ kinh niên của hắn. Công việc viết và chuyển điện tín làm thị lực hắn suy yếu. Hắn không vui và than vãn rất nhiều.
    Mạn Na cố làm hắn khuây khỏa bằng những lời dịu dàng. Bản tính hắn yếu ớt và hiền lành. Đôi khi nàng cảm thấy hắn như đứa trẻ cần sự săn sóc của một người chị hay mẹ.
    Một chiều thu chủ nhật, họ gặp nhau ở công viên Thắng Lợi. Họ cùng ngồi dưới cành liễu rủ bên bờ hồ, ngắm trẻ con bên kia bờ đang thả cái diều giấy lớn hình con rết vươn lên chúi xuống trên bầu trời. Bên phải họ, cách độ ba mươi thước có con lừa buộc vào gốc cây thỉnh thoảng phe phẩy đuôi. Chủ nó nằm ngủ trên bãi cỏ, mũ xanh phủ mặt để lũ ruồi nhặng khỏi quấy rầy. Hạt cây phong rơi bồng bềnh quay trong gió thoảng. Đổng Mai dè dặt choàng tay nắm vai Mạn Na, kéo nàng gần hơn để hôn lên môi nàng.
    - Anh làm gì vậy? ?" Nàng la lên, đứng bật dậy.
    Cử động bất thần của nàng làm bầy vịt trời và ngỗng dưới nước sợ hãi dạt ra xa. Nàng không hiểu dự tính của hắn, và nghĩ hắn định làm gì xằng bậy, như một gã du côn. Nàng không nhớ có bao giờ được ai hôn chưa. Hắn có vẻ bối rối, rồi lắp bắp:
    - Tôi không định làm cô giận như vây.
    - Đừng bao giờ làm thế nữa.
    - ừ, tôi hứa. ?" hắn ngoảnh đi vẻ hờn giận, phun nước bọt xuống bãi cỏ.
    Từ đó, dù không trách hắn nữa, nàng cương quyết chống lại các lần làm tới của hắn, ý thức danh dự và đức hạnh ngăn nàng chiều theo lòng thèm muốn của hắn. Sự phản đối của nàng lại làm bừng lên lòng khát khao của hắn. Chả bao lâu sau hắn kể rằng hắn cứ luôn nghĩ đến nàng, như thể nàng trở thành cái bóng của hắn. ĐÔi khi ban đêm, hắn đi một mình trong khuôn viên bộ chỉ huy tiểu khu hàng giờ, với khẩu súng lục 1951 gắn bên hông. Có trời mà biết hắn nhớ nàng đến thế nào và bao nhiêu đêm hắn thức trăn trở nghĩ về nàng. Trong cơn tuyệt vọng, hắn hỏi cưới nàng hai tháng trước khi nàng tốt nghiệp. Hắn muốn cưới nàng ngay lập tức.
    Nàng ngỡ chắc hắn mất trí, dù lúc này nàng cũng không sao không nghĩ tới hắn một hai tiếng mỗi đêm. Đến sáng đầu nàng nhức, điểm học xuống, và nàng hay tự giận mình. Nàng vô cớ nổi nóng với người khác. Khi không có ai bên cạnh, nàng hay chảy nước mắt. Dù họ yêu nhau tha thiết, cưới ngay là chuyện không thực tế, không thể đặt ra. Nàng chưa chắc sẽ được phân đi đâu sau khi tốt nghiệp, có thể tới một đơn vị xa ở Mãn Châu hay Nội Mông. Ngoài ra, đám cưới vào lúc này cho thấy nàng đang dính líu tới chuyện yêu đương, sẽ bị trừng phạt. Hình phạt nhẹ nhất là nhà trường sẽ tách hai người càng xa càng tốt. Mấy năm gần đây cấp lãnh đạo đã cố tình bổ nhiệm các đôi uyên ương tới những chỗ khác nhau.
    Nàng không tiết lộ lời cầu hôn của Đổng Mai với ai ngoại trừ thầy giáo Khổng Lâm, người là ai cũng biết là tốt bụng và đã lập gia đình, và nhiều học viên xem như người anh lớn. Trong tình huống này nàng cần một ý kiến khách quan. Lâm đồng ý rằng đám cưới lúc này là thiếu khôn ngoan, và nàng nên đợi đến khi họ tốt nghiệp hãy quyết định sẽ làm gì. Ông hứa sẽ không cho ai biết về mối liên hệ của nàng. Ngoài ra ông nói sẽ cố gắng giúp nàng về việc bổ nhiệm nếu ông được tham dự vào việc quyết định đó.
    Nàng thuyết phục Đổng Mai đừng nghĩ tới việc làm đám cưới ngay và hứa rằng không sớm thì muộn nàng cũng sẽ là vợ hắn. Ngày tốt nghiệp đến gần, cả hai càng lúc càng nôn nóng, hi vọng nàng sẽ được ở lại thành phố Mộc Cơ. Hắn phiền muộn, mối u sầu của hắn càng làm nàng thêm yêu hắn hơn.
    Ngày tốt nghiệp nàng được giữ lại bệnh viện làm y tá trong khoa nội ?" sĩ quan cấp dưới thuộc hạng thứ hai mươi bốn. Tuy nhiên, tin mừng không làm Đổng Mai và Mạn Na vui lâu, vì một tuần sau hắn được biết trạm truyền tin của hắn sẽ bị chuyển đến một trung đoàn tân lập ở tỉnh Phúc Nguyên, cách Mộc Cơ gần tám mươi dặm về hướng đông bắc và rất gần biên giới Nga.
    Nàng bảo hắn:
    - Đừng hốt hoảng. Cứ công tác và học tập tốt ở tiền tuyến. Em sẽ đợi anh.
    Dù cũng đau lòng, nàng cảm thấy hắn là một kẻ rất tội nghiệp. Nàng ước gì hắn cương nghị hơn, một người đàn ông mà nàng có thể nương tựa những lúc gặp nghịch cảnh, vì cuộc sống luôn luôn có những bất trắc không ngờ.
    Hắn hỏi:
    - Khi nào mình cưới nhau?
    - Em hứa sẽ sớm thôi.
    Dù nói thế, nàng không chắc hắn có thể trở lại Mộc Cơ hay không. Nàng muốn đợi một thời gian.
    Càng gần đến ngày đi, Đổng Mai càng trở nên cay đắng. Vài lần hắn đề cập đến việc thà xuất ngũ trở về Thượng Hải còn hơn, nhưng nàng can hắn đừng nghĩ đến chuyện đó. Tấm giấy giải ngũ có thể đưa hắn đến một nơi xa xôi, như khu bãi dầu hay đội xây dựng đường sắt ở Trung Nguyên. Tốt hơn họ nên càng ở gần nhau càng hay.
    Khi đến từ giã hắn ở cổng bộ chỉ huy tiểu khu, nàng cứ phải hà hơi ấm các ngón tay vì quên mang găng. Nàng không nhận đôi găng tay lông thú hắn đưa; nàng nói hắn cần hơn. Hắn đứng ở cửa sau chiếc xe truyền tin, màu lục đã đổi sang xám phủ cứng băng tuyết. Dây ăng ten trên nóc xe ngả nghiêng trong gió, những ngọn gió rít từng hồi như cố giật gẫy nó. Tuyết càng lúc càng rơi nhiều, không gian lạnh buốt. Hơi thở Đổng Mai lờn vờn quanh mặt khi hắn hét ra lệnh cho đám lính trong xe đang bu quanh cửa sổ háo hức muốn xem Mạn Na ra sao. Bên ngoài, một anh chất vào thùng ở hông xe vài khúc gỗ lớn để leo các đoạn đường núi trơn trợt. Tài xế đá bánh sau để thử xích xe có cài chặt an toàn. Mũ lông của anh ta trắng toát như tổ bông tuyết.
    Khi xe lên đường, Đổng Mai vẫy tay chào từ biệt Mạn Na, bàn tay hắn vướn qua cửa sổ sau, như cố kéo nàng theo. Hắn muốn kêu: ?oĐợi anh, Mạn Na!? nhưng không dám thốt ra trước mắt lính. Nhìn mặt hắn méo xệch đau khổ, mắt Mạn Na mờ lệ. Nàng cắn môi để khỏi khóc.
    Mùa đông ở Mộc Cơ dài. Tuyết kéo tới đầu tháng Năm. Vào giữa tháng Tư khi sông Tùng Hoa bắt đầu tan băng, thiên hạ tụ tập bên bờ nhìn những tảng băng lớn nứt vỡ trôi trong dòng nước xanh thẫm. Lũ con trai, tay mang giỏ, giẫm nhảy lên các tảng băng nổi để nhặt cá lưỡi mác, cá bạch, cá chép, cá tầm con, và cá trê bị băng nghiến chết trôi giạt xuống theo nước lũ mùa xuân. Đoàn tàu hơi nước vẫn nằm trong ụ, thỉnh thoảng huýt còi. Rốt cuộc con kênh chính tan sạch băng đá, các con tàu luồn ra, chậm rãi giong buồm xuôi ngược dòng sông và chào khách thưởng ngoạn bằng những hồi còi dài. Lũ trẻ hoan hô, vẫy tay chào chúng.
    Rồi mùa xuân vụt đến. Hoa đuôi sóc trên cây dương bay dầy đặc không gian đến nỗi đi dưới đường bạn có thể hít vào mũi và phải quơ tay để chúng khỏi bay vào mặt. Mùi tử đinh hương hăng hắc và say say. Nhưng các cụ già vẫn quấn trong áo lông thú hay áo độn bong. Đất đen sẫm, bao la và xốp, điểm các đốm cỏ vàng đây đó đang bắt đầu bốc hơi ấm gờn gợn như làn khói xanh dưới ánh mặt trời. các cây mơ, cây lê trổ hoa cùng một lúc, và lũ ong cứ đến làm hoa càng căng mọng. Trong vòng hai tuần nữa mùa hè sẽ bắt đầu. Mùa xuân nơi đây ngắn tới mức người ta nói Mộc Cơ chỉ có ba mùa.
    Trong thư gửi cho Đổng Mai, Mạn Na tả cảnh sang mùa này như thể hắn chưa từng sống ở thành phố. Như mọi lần, hắn than trong thư về cuộc sống ở tiền phương. Lính ở đó bị quáng gà vì ăn không đủ rau. Tất cả đều có chấy rận trong quần áo lót vì họ không thể tắm trong doanh trại. Suốt mùa đông và mùa xuân hắn chỉ xem có hai phim. Hắn sút đi 7 kí, và bây giờ giống như bộ xương. Để an ủi hắn, mỗi tháng Mạn Na gửi bưu điện cho hắn một gói nhỏ kẹo đậu phụng.
    Một tối tháng Sáu, Mạn Na và hai y tá khác định ra sân bóng chuyền phía sau tòa nhà bệnh viện thì Bản Bằng, người lính phụ trách thư tín và báo chí, đến đưa nàng một lá thư. Thấy thư của Đổng Mai, đồng đội trêu nàng:
    - A ha, thư tình.
    Nàng mở thư sửng sốt trong lúc đọc suốt hai trang. Đổng Mai báo tin hắn không chịu nổi cuộc sống ở biên giới nữa, đã xin xuất ngũ và đã được chấp nhận. hắn sẽ trở về Thượng hải, nơi thời tiết dịu hơn và thức ăn khá hơn. Não lòng hơn nữa, hắn đã quyết đinh cưới cô em họ đang bán hàng cho một thương xá ở Thượng Hải. Không có đám cưới đó hắn ko thể xin được thẻ hộ khẩu rất cần để sống và tìm việc làm nơi thị tứ. Trên thực tế, hắn và cô ta đã đính hôn, thậm chí trước khi hắn nộp đơn xin xuất ngũ, nếu không hắn ko được phép về Thượng Hải, vì hắn ko xuất thân từ nội thành mà từ một trong những huyện ngoại ô. Hắn buồn cho Mạn Na, và xin nàng ghét bỏ và quên hắn đi.
    Phản ứng đầu tiên của nàng là nín lặng. Y tá Thẩm hỏi:
    - Chị có sao không?
    Mạn Na lắc đầu ko nói. Rồi cả 3 ra chơi bóng.
    Trên sân bóng chuyền Mạn Na vốn là người chơi trung bình, lần đầu tiên nàng đập bóng mãnh liệt đến nỗi các đồng chí hò reo ?ohoan hô? khen nàng. Mặt nàng đầm đìa mồ hôi và nước mắt. Khi phóng người cứu bóng, nàng ngã nhoài trên sân sỏi và trầy khuỷu tay phải. Khán giả hoan hô cú cứu bóng trong khi nàng từ từ đứng lên và thấy tay rỉ máu.
    Lúc nghỉ giải lao bạn đồng đội bảo nàng đi bệnh xá để băng vết thương, vì thế nàng rời sân, dự tính sẽ về chơi hiệp nhì. Nhưng trên đường đi nàng đổi ý và chạy về nhà tập thể. Nàng chỉ rửa khuỷu tay bằng nước lạnh và ko băng lại.
    Một mình trong phòng ngủ, nàng đọc lại lá thư và mắt trào lệ. Nàng ném tờ thư xuống bàn rồi nằm vật ra giường nức nở, lăn lộn, cắn lấy áo gối. Một con muỗi vo ve trên đầu, rồi đậu trên cổ nàng, nhưng nàng ko buồn đập nó. Nàng cảm thấy tim mình nhức nhối.
    Khi 3 cô bạn chung phòng trở về lúc chín giờ, nàng vẫn đang khóc. Họ nhặt lá thư lên liếc sơ qua, rồi cùng an ủi nàng bằng cách nguyền rủa gã đàn ông vô tâm. Nhưng lời họ nói càng khiến nàng thổn thức nhiều hơn và thậm chí không kìm nén được. Tối đó nàng ko đánh răng rửa mặt. nàng mặc nguyên quần áo đi ngủ, thỉnh thoảng thức giấc lặng lẽ khóc trong khi các bạn cùng phòng ngáy nhẹ hay chép môi hoặc nói mơ trong giấc ngủ. Nàng không thể nào ngưng khóc.
    Nàng ngã bệnh vài tuần. Nàng cảm thấy già đi, mệt mỏi, thờ ơ, rồi lặng người thất vọng, và tiếc rằng đã ko cưới Đổng Mai trước khi hắn ra tiền tuyến. Tứ chi nàng rã rời như thể lìa khỏi thân mình. Dù các đồng chí phản đối, nàng ra khỏi đội bóng chuyền, nói rằng yếu quá ko chơi được. Nàng sống một mình nhiều hơn, như bỗng nhiên thuộc vào một thế hệ già, nàng ko để ý đến dáng hình và y phục của mình nữa.
    Lúc này nàng đã gần hai mươi sáu, sắp thành gái già, theo tiêu chuẩn là hai mươi bảy trong suy nghĩ phần lớn mọi người. Bệnh viện đã có 3 cô gái già; số phận Mạn Na hình như sẽ nối gót họ.
    Nàng không xinh lắm, nhưng thon, cao và hồn nhiên; ngoài ra, nàng có giọng nói tươi vui. Trong tình huống bình thường, nàng tìm bạn trai không khó, nhưng bệnh viện luôn luôn có trên một trăm nữ y tá, hầu hết vào khoảng hai mươi, khỏe mạnh và bình thường, vì thế các sĩ quan trẻ dễ dàng tìm được bạn gái trong số họ. Kết quả là ít anh nào chú ý đến Mạn Na. Chỉ có một tay lính nghĩa vụ để mắt đến nàng. Anh ta là đầu bếp, béo phệ, ở Tứ Xuyên, và anh ta múc cho nàng phần ăn nhiều hơn mỗi khi nàng đến mua thức ăn. Nhưng nàng ko muốn có một anh lính nghĩa vụ làm bạn trai, như thế phạm luật, chỉ có sĩ quan mới có thể có bạn trai hay bạn gái. Và lại, anh ta trông xấu xí như con cú và ranh mãnh. Vì thế nàng tránh đứng xếp hàng dưới quầy của anh ta.
  5. thaovj

    thaovj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2013
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    bạn ơi truyện này ko có bản full ah?

Chia sẻ trang này