1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đôi chút về Gauss

Chủ đề trong 'Toán học' bởi h_online, 27/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. h_online

    h_online Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Đôi chút về Gauss

    Hì hì thực ra ko có gì quan trọng đâu . Hôm nay tớ có đọc một phụ đề trong sgk toán 6 nói về Gauss . Muốn hỏi đôi chút .
    Cuộc đời và sự nghiệp của ông chắc bác nào cũng biết rồi . chỉ xin kể vè tiết học mà người ta phát hiện ra thiên tài toán học Gauss . Thầy giáo ông ra một đề toán cho cả lớp là : Hãy tính tổng sau :
    1 + 2 + 3 + 4 + ... + 100 = ?

    Ông là người tìm ra đáp số một cách nhanh nhất và có cách giải rất sáng tạo đó là lấy số đầu cộng với số cuối ( 1 + 100 = 101) rồi cứ thế lấy số tiếp theo bên phải cộng với số tiép theo bên trái đều có tổng bằng 101, sau đó lấy 101 . 50 = 5050 . Không muốn nói nhiều về cách giải , câu hỏi tớ muốn đặt ra ở đây là , phụ đề kết thúc bài toán bằng cách giải của Gauss mà ko nói đến cách giải của thầy giáo ông điều này rất ko chặt chẽ . Vậy thầy giáo ông có cách giải như thế nào ? Cần phải đặt ra cho học sinh so sánh thì mới thấy nhà bác học của chúng ta ... sáng tạo thật sự chứ .




    h_online
  2. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Chỉ bằng này chưa đủ để ai hiểu về sự vĩ đại của bác ta đâu.
  3. h_online

    h_online Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Hì hì bác nào vào đây biết về Gauss thì bổ sung tiếp nhá .
    Tớ thì chỉ muốn hỏi các bác là ông thầy của chú bé Gauss giải bài toán thế nào thui . Mong các bác cho kiến .
    h_online
  4. King_of_god_new

    King_of_god_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    1.744
    Đã được thích:
    1
    HI, Gauss là nhà toán học vĩ đại và để trình bày các công trình của ông ở đây không phải là đơn giản, không có đủ điều kiện , nhưng chúng ta cố gắng sẽ sưu tầm mà
    Thân
    Không tình yêu nào rộng lớn bằng tình yêu của người đem cuộc đời mình hiến dâng cho bạn
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Phải công nhận rằng toán lớp 6, khi đưa những bài toán như thế này ra giới thiệu với học sinh là điều vô cùng mới mẻ và lí thú,có nhièu cải tiến trong phương pháp dạy học sinh ở Vn
    Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé yên nằm
    Bờ môi dường thầm hỏi
    Có thiên đàng hay không??
    Luôn khóc thương cho những số phận!!
  6. h_online

    h_online Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có bác nào bàn luận cùng với tôi cả . Buồn quá đi
    h_online
  7. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ cách của ông thầy là: ông ta lần lượt lấy 1 tờ 1 đô, rồi 2, 3, 4, ..., 100 tờ 1 đô đem xếp vào chồng, cuối cùng đem xấp tiền đó cho vào máy đếm tiền là biết ngay. Mình nghĩ cách này hay hơn cách của Gauss vì nó tổng quát hơn, ví dụ đề bài không phải cho là tổng các số liên tiếp mà là một tổng các số lung tung thì Gauss cũng phải hóc xương trâu mất. Trong bất cứ việc gì thì vấn đề làm được/không làm được quan trọng hơn là việc làm nhanh/làm chậm.
  8. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Hic, Guass thực sự là một nhà toán học, vật lý học... rất rất lớn. Các công trình của Guass trong toán và lý rất rộng, và có ảnh hưởng lớn ( ko phải tự nhiên mà tờ 10DM của Đức in hình Guass). Định lý của Guass và Ostrogratky trong lý thuyết trường là một định lý rất lơn và tổng quát, hiểu được trọn vẹn được ĐL này mới thấy được cái nhìn tinh tuý của Guass.
  9. h_online

    h_online Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    He he bác suy luận thế này là ko logic rùi . Thời đó thì làm gì có máy đếm tiền Với lại bác cũng hiểu nhầm ý của tớ , tớ ko có ý hỏi việc làm được ko làm được hoặc vấn đề nhanh chậm mà ý tớ muốn nói đến phụ đề có nôi dung ko chặt chẽ , ko làm bật lên được tính sáng tạo trong cách giải cuả Gauss . Còn bác, bác đã đọc Gauss chưa mà phát ngôn báng bổ vậy . Mà tự nhiên bác lại phang cái ý nếu là tổng các số lung tung , hì hì cái này thì có máy tính các bác ạ , chả cần máy đếm tiền Thôi bác đừng đùa nữa , bác nào biết thì bảo giùm đi , chẳng lẽ TG của Gauss lại đi cộng từng số một á ?! Ông ta cũng phải có cách giải khả thi một chút chứ
    h_online
  10. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Hừm, thôi nghiêm túc nhé, thực ra cũng có 1 cách khác khả thi:
    1+...+100
    =(1+2+...+9)+(10+...+19)+...+(90+...+99)+100
    =(1+2+...+9)+(10*10+1+...+9)+...+(10*90+1+...+99)+100
    =10*(1+2+...+9)+10*(10+20+...+90)+100
    =10*(1+2+...+9)+100*(1+2+...+9)+100
    =110*(1+2+...+9)+100
    Đến đây khả thi chưa?

Chia sẻ trang này