1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đời có công bằng với tất cả mọi người không? B-)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi mrking_hoang, 12/01/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tadiepthu

    tadiepthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi này làm tôi nhớ đến một câu truyện của andesen (hình như gõ sai chính tả mọi người thông cảm ). Câu chuyện về một ông lão đem bò đi đổi nó có tên là " ông lão làm j cũng đúng ". Xin tóm tắt lại như sau :

    Ở căn lều nhỏ ven rừng có hai ông bà lão sống với nhau cuộc sống của họ hạnh phúc và vui vẻ, bà lão luôn tin rằng ông lão làm j cũng đúng cả (nói nhỏ các bác em có hai bà vợ mà ôi jời kinh khủng em nói câu được nghe cãi lại mười câu ).

    Một lần đến dịp chợ phiên bà lão bảo ông lão đem con bò cái non đi bán ở chợ, ông lão đem bò đi trên đường ông gặp một người cũng dắt ngựa đi bán, con ngựa gày còm và ốm yếu. ông lão thấy con ngựa bèn gạ đổi lấy con bò và tất nhiên người dắt ngựa đồng ý ngay (có ngu mới ko đồng ý ).

    Trên đường ông lại gặp một người đem ngỗng đi bán ông lại đổi ngỗng lấy ngựa, sau đó ông còn đổi ngỗng lấy gà, và cuối cùng là một bịch táo với lý do vợ ông thích ăn táo ông đổi táo về cho vợ ông ăn.

    Lúc tan chợ ra về ông có gặp hai người lái buôn ông đem chuyện đổi trác thành công của mình ra khoe. Họ rất buồn cười và tin chắc rằng khi về ông lão sẽ bị vợ cho ăn đòn. Họ còn đánh cá rằng nếu mọi việc bình thường họ sẽ biếu ông bà lão một bát đầy vàng.

    Khi về đến nhà ông lão lại đem chuyện đổi trác kể cho bà lão, nhưng bà lão lại ko mắng ông lão mà còn khen ông nữa. Thế là hai người lái buôn phải biếu họ một bát đầy vàng

    Lúc trước còn nhỏ đọc xong chuyện này cứ lẩm bẩm chửi tác giả là thằng điên làm quái j có chuyện như thế. Sau này lớn lên đọc lại mới cảm thấy được sự công bằng của việc đổi trác đó.
    (ngòai ra còn răn rằng hai bà vợ học tập bà lão ấy phải yêu chồng nghe chưa )
    Được tadiepthu sửa chữa / chuyển vào 11:22 ngày 13/01/2008
  2. hathanhlong

    hathanhlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Ôi đời mà công bằng thì làm gì có cảnh người ăn không hết người lần chẳng ra, các bác mà tin đời có công bằng thì như tin vào chủ nghĩa không tưởng
  3. tadiepthu

    tadiepthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã phải hứng chịu nỗi bất công ở đời sao. Kẻ ăn ko hết vì sao thế nhỉ ko làm mà được ăn à ? Người lần chẳng ra vì sao thế ?

    Năm nay tuổi mấy rồi đã được học triết Ấn Độ chưa ?
  4. hathanhlong

    hathanhlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Nếu ai chưa trải qua sự bất công nào trên đời hẳn là người ấy không thuộc về thế giới này. " Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra" là chỉ một tình trạng chung trong thế giới này. Hàng tỷ người đang làm việc vất vả nhưng vẫn phải sống trong nghèo đói là sự thực không thể chối cãi, vậy thì có lý gì phải đi đọc lại triết Ấn Độ để tin rằng " Đời làm gì có công bằng"
  5. kohieusao

    kohieusao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    0
    đời chả bất công ,cũng chả công bằng với ai cả ,ai thích nghi được với nó thì thấy nó công bằng ,ai ko vừa lòng với nó thì thấy nó bất công
  6. tadiepthu

    tadiepthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Triết học nói chung sẽ jải thích cho bạn câu hỏi về tình trạng chung trong thế jới. Có phải những người nghèo sẽ nghèo mãi còn người giàu sẽ jàu mãi sao ?? Nếu nhận đình như bạn thì cuộc đời là bất công với người này và thiên vị với người kia sao. Câu hỏi đó biết trả lời thế nào .
    Tôi nhớ có một bài ca dao như sau :
    Con vua thì lại làm vua
    Con sãi ở chùa thì quét lá đa
    Bao jờ dân nổi can qua
    Con vua thất thế lại ra quét chùa
  7. hathanhlong

    hathanhlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Câu ca dao của bạn càng khẳng định thêm rằng trong lịch sử con người đã dùng chiên tranh để lập lại công bằng xã hội.Còn ngày nay ai chắng sợ chiến tranh, tuy biết rằng làm gì có công bằng nhưng đại đa số đều cho rằng thích nghi với nó là điều tốt nhất
  8. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    hay quá, voite 5* cho bạn
    1. đời là cơn gió, ta là cánh chim. khi mục đích của ta ngược chiều gió thì ta thiệt.
    cũng giống như bắn hafllife, một thằng bắn kém, nhưng biết cách thủ dâm, móc lốp , ăn hôi, đánh hội đồng cũng có thể thắng những pro. là việc dễ hiểu, đâu phải "kẻ mạnh là kẻ thắng, nhưng kẻ thắng là kẻ mạnh" thường ng ta ko quan tâm anh đã làm gì mà họ chỉ để ý đến kết quả của anh.
    giữa o và 1. đc mất, thành bại . âm dương. cố gắng chia mọi vật thành 2 thái cực, thành một ranh giới bên này sông bên kia sông.
    ta và người.
    và khoảng trống đó đã sinh ra những điều mà ta ko thể hiểu, ko thể giải thích. khi ko thể hiểu, ko thể giải thích thì ta gắn nó là bất công bất cập, hoặc khi mất mát quá nhiều.
    2. đời là một hàm số biên thiên từ âm vô cùng >>dương vô cùng
    các giá trị của nó thay đổi liên tục,
    mà tư tưởng đám đông luôn phản ánh nó chậm hơn, luôn lạc hậu so với nó. ng ta dùng phép toán cũ để cân đong giá trị mới thì việc chênh lệch cũng là đương nhiên.
    3. cây trưởng thành thì to hơn mầm mon
    cây đa to hơn cây ổi
    cá nước lợ thì sống gân biển
    cá nước mặn thì ở biển
    cá nước ngọt thì ko sống ở biển
    đất cằn cỗi thì khó sống hơn đất màu mỡ
    và chúng đều ko thắc mắc về điều đó
    phật dạy
    chúng sinh bình đẳng, nhưng bình đẳng đó là bình đẳng với chính mình thôi, với bên trong mình thôi.
    con người như những hạt lúa, hạt trắc hạt mẩy hạt lép hạt mong/
    chứ mọi ng như nhau, bình đẳng như nhau thì chẳng lẽ chúng ta đc chúa trời sản xuất công nghiệp sao
    cuộc đời đã đc lập trình , an bài cho chúng ta như nhau tất cả sao
    thế thì có mà cây ko lá cá ko bơi chơi ko sướng sướng ko song !
  9. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Không vừa lòng - bất công... hay
    Bất công - không vừa lòng
    Những người thành đạt, phải chăng họ thấy cuộc sống rất công bằng
    Nhưng thành công hay thất bại cũng có lúc, ai biết tai họa ập đến lúc nào
    Người lạc quan thì thấy đời công bằng, kẻ bi quan luôn cảm thấy tai ương luôn rình rập, vận rủi chờ họ ở cửa
    Khi thất bại, hãy hỏi người xem đời có công bằng không
    Và sau đó khi họ đang trên đỉnh vinh quang, hỏi lại câu này
    Liệu câu trả lời có giống nhau?
  10. asahi611

    asahi611 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2007
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    Nói chung, trong cuộc sống nhiều lúc cứ phải lên voi xuống chó, sóng gió một tí nó mới là cuộc sống. Chứ nếu cứ lúc nào cũng yên bình, phẳng lặng thì làm sao mà hiểu nổi đời.
    Những người thành công không phải lúc nào cũng thành công mà thực ra họ đã thất bại rất nhiều trước đó rồi (đa số). Vấn đề là sau mỗi thất bại, người đó biết nhìn nhận, phân tích rút kinh nghiệm và coi đó là bài học, là cơ hội để rèn luyện ý chí... Còn mấy cái thằng vừa mới thất bại có vài lần mà đã ngồi chỉ biết kêu, than thở....thì thất bại suốt đời cũng phải thoai. Đừng có bảo là đời không công bằng
    Được asahi611 sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 14/01/2008

Chia sẻ trang này